Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đánh giá thực trạng bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.98 KB, 6 trang )

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
THUỐC LÁ THĂNG LONG
3.1. Đánh giá thực trạng bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty
Thuốc lá Thăng Long.
Trong suốt 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Thuốc lá Thăng Long
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, là cánh chim đầu đàn của ngành sản xuất thuốc
lá điếu XHCN. Để đạt được những thành tích ấy không thể không nhắc đến vai trò
của bộ phận kế toán và những đóng góp to lớn của nó trong sự phát triển chung của
toàn Công ty.
Tuy nhiên, bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty Thuốc lá Thăng
Long cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Thông qua việc tìm hiểu
thực trạng của bộc máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty, em xin đưa ra một
số đánh giá sau:
3.1.1. Ưu điểm của bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Thuốc lá
Thăng Long.
 Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí gọn nhẹ, phân công công việc
tương đối hợp lí. Nhiệm vụ, trách nhiệm của từng người được quy định rõ ràng và
được thực hiện nghiêm túc. Tính chuyên môn hoá cao giúp cho công tác kế toán
diễn ra hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, bỏ sót công việc. Các thành viên
trong phòng luôn duy trì mối liên hệ công việc chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng trong
quá trình làm việc.
Đội ngũ cán bộ kế toán có năng lực, kinh nghiệm sâu rộng, nắm vững những
quy định, chuẩn mực kế toán, có khả năng xử lý linh hoạt, nhạy bén trước thực tế
phát sinh tại Công ty, nhiệt tình với công việc, có ý thức trau rồi, nâng cao kiến
thức bản thân và được tập huấn định kì về nghiệp vụ kế toán.
 Về công tác kế toán
Công ty Thuốc lá Thăng Long luôn tuân thủ Luật kế toán Việt Nam, các
chuẩn mực kế toán hiện hành, quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và đảm bảo tính
nhất quán trong việc áp dụng các chính sách kế toán trong công tác hạch toán.


Một ưu điểm không thể không kể đến của Công ty là sự áp dụng hết sức linh
hoạt, sáng tạo các chuẩn mực, quy định kế toán nói chung và Quyết định
15/2006/QĐ-BTC nói riêng trong công tác kế toán tại Công ty. Căn cứ vào các quy
định, chuẩn mực đó, Công ty đã có những điều chỉnh nhất định cho hệ thống chứng
từ, tài khoản và sổ sách để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác
hạch toán thực tế tại Công ty, theo đó:
- Các chứng từ kế toán của Công ty một mặt tuân thủ những yếu tố bắt buộc
của mẫu chứng từ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC nhưng chi tiết
thêm một số chi tiết để tiện cho công tác theo dõi, quản lý.
- Trên nền tảng là hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC, Công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản chi tiết đến các tài
khoản cấp 3, giúp các nhà quản lý và các kế toán viên theo dõi chặt chẽ sự biến
động của từng đối tượng kế toán.
- Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty về cơ bản vẫn tuân thủ theo mẫu sổ
của hình thức Nhật kí chứng từ. Một số sổ được thiết kế lại theo hướng kết hợp các
sổ sách liên quan đến quá trình vận động của một đối tượng kế toán, giúp giảm
thiều số lượng sổ sách và sự phức tạp trong công tác hạch toán.
- Các báo cáo tài chính tuân thủ theo biểu mẫu của Bộ Tài chính và được lập
theo tháng, quý, năm giúp ban lãnh đạo theo dõi sát tình hình hoạt động của Công
ty.
Bên cạnh đó, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã trang bị cho mình một mạng
thông tin nội bộ hữu hiệu, liên kết chặt chẽ các phòng ban liên quan. Đặc biệt,
Công ty cũng tự thiết kế phần mềm kế toán dựa trên các yêu cầu bắt buộc của một
phần mềm kế toán và những yêu cầu phát sinh thực tế trong công tác hạch toán tại
Công ty. Phần mềm này đã giúp giảm thiểu khối lượng công việc hạch toán hàng
ngày cho các kế toán viên, hệ thống hoá các thông tin, tự động thực hiện kiểm tra
đối chiếu thông tin kế toán, vì vậy giúp hạn chế sai sót có thể xảy ra.
Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức các phần hành kế toán,
vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá cao vừa duy trì sự liên hệ chặt chẽ giữa các
phần hành kế toán.

Trong phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công
ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản và sổ sách thống nhất, chi tiết, đầy đủ. Kì
tính giá thành của Công ty được xác định theo tháng, giúp cho các nhà quản lý theo
dõi chính xác giá thành sản phẩm và có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
3.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty
Thuốc lá Thăng Long vẫn còn có một số hạn chế, cần nhanh chóng khắc phục và
hoàn thiện.
 Về bộ máy kế toán.
Với một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn như Công ty, số lượng nhân
viên trong phòng kế toán như hiện nay vẫn còn khiêm tốn. Dù công việc kế toán đã
được phân chia khá rõ ràng và có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm kế toán, nhưng
trong điều kiện nhân sự có hạn, khối lượng công việc lớn thì khả năng xảy ra sai
sót do công việc quá tải, sự bất cẩn, mệt mỏi là không thể tránh khỏi.
Thêm vào đó, gần đây tình hình nhân sự trong phòng kế toán có sự thay đổi
lớn, phó phòng chuyên trách về tập hợp chi phí, tính giá thành và kê toán TSCĐ
được thuyên chuyển sang các phòng ban khác. Hiện tại hai phần hành này do các
kế toán viên khác đảm nhiệm. Sự mới mẻ trong công việc và sự hạn chế trong kinh
nghiệm thực tiễn là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hạch toán kế
toán của Công ty.
 Về công tác kế toán và tổ chức các phần hành kế toán.
Về hệ thống chứng từ kế toán, tại các kho nguyên vật liệu, Công ty vẫn sử
dụng thẻ kho theo mẫu số 06 - VT ban hành theo Quyết định 1141-TC/CĐKT ngày
1/11/1995 của Bộ Tài chính. Mặc dù điều này không ảnh hưởng lớn đến công tác
kế toán nhưng cũng gây thiếu đồng bộ trong hệ thống chứng từ sổ sách.
Về công tác đối chiếu sổ sách đôi khi còn xem nhẹ do các kế toán viên quá tin
tưởng vào sự tiện dụng của phần mềm kế toán.
Về phần hành hàng tồn kho, Công ty hiện nay đang sử dụng phương trong tính
toán nhưng lại có nhược điểm lớn là kế toán viên chỉ có thể theo dõi hàng tồn kho
theo số lượng và việc tính toán giá trị hàng xuất trong tháng cũng không chính xác,

gây khó khăn trong công tác hạch toán hãng tồn kho và tập hợp chi phí, tính giá
thành sản phẩm.
Về phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo em,
tiêu thức phân bổ CPNCTT cho sản phẩm sản xuất trong kì là chưa hợp lý. Theo
Công ty, CPNCTT được phân bổ dựa trên sản lượng sản phẩm cần tính giá thành
và tổng sản lượng sản xuất trong tháng của PX sản xuất trực tiếp ra sản phẩm; nói
cách khác khi phân bổ chi phí, Công ty chỉ chú trọng đến sản lượng sản xuất của
sản phẩm.Nghĩa là, khi phân bổ theo tiêu thức này, sản phẩm đòi hỏi những yêu
cầu về mặt kĩ thuật cao hơn từ phía người lao động, do đó chi phí nhân công để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm đó cũng cao hơn chỉ được xếp ngang hàng với sản
phẩm khác có cùng sản lượng nhưng chi phí nhân công thực tế cho một sản phẩm
lại thấp hơn. Thực tế này dẫn tới việc tính giá thành, lợi nhuận của từng sản phẩm
chưa chính xác và có thể làm thay đổi các quyết định của nhà quản lý đối với từng
sản phẩm.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán và công tác kế toán tại
công ty Thuốc lá Thăng Long.
Cùng với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường, Công ty
Thuốc lá Thăng Long cũng ngày càng phát triển, đòi hỏi công tác quản lý nói
chung và công tác kế toán tài chính nói riêng phải phải hoàn thiện và nâng cao hơn
nữa. Sau quá trình kiến tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị
với mong muốn hoàn thiện bộ máy kế toán cũng như công tác tại Công ty.
Thứ nhất, Công ty nên tăng cường nhân viên cho phòng kế toán và nâng cao
kiến thức cho đội ngũ kế toán viên của phòng.
Như đã giới thiệu ở phần trên, tình hình nhân sự trong Công ty còn hạn chế.
Đứng trên góc độ so sánh giữa chi phí lương cho một nhân viên kế toán với hiệu
quả công việc có thể đạt được cũng như việc giảm thiểu tối đa sai sót có thể phát
sinh do sự quá tải công việc thì chi phí đó là hoàn toàn hợp lý.
Công ty cũng nên mở những đợt tập huấn cho nhân viên phòng kế toán. Tập
huấn không nên chỉ gói gọn trong việc bổ sung kiến thức chuyên môn mà có thể
đưa nhân viên đi tham khảo các đơn vị khác để tích luỹ thêm kiến thức thực tế

nhằm tạo sự linh hoạt sáng tạo trong công việc.
Thứ hai, Công ty nên thống nhất lại hệ thống chứng từ kế toán, tạo tính đồng
bộ, thống nhất trong toàn Công ty.
Thứ ba, Công ty và phòng kế toán nên quy định rõ và chặt chẽ hơn về công
tác đối chiếu sổ sách, yêu cầu các kế toán viên tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục
kiểm soát nội bộ của Công ty.
Thứ tư, về phần hành hàng tồn kho, theo em, Công ty nên sử dụng phương
pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này, kế toán viên có thể tính
được giá xuất thực tế của mỗi đơn vị hàng tồn kho sau mỗi lần nhập kho.
Giá thực tế của vật liệu tồn kho
sau mỗi lần nhập
Giá bình quân sau mỗi lần nhập =
Số lượng vật liệu tồn kho
sau mỗi lần nhập
Phương pháp này sẽ giúp Công ty có thể theo dõi hàng tồn kho về cả số
lượng và giá trị ngay trong tháng, đồng thời có thể phản ánh sự biến động của giá
cả hàng hoá trong tháng.
Cuối cùng, về phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, theo em, Công ty nên phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo tiêu thức chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo đó:
CPNVLTT của SP i
CPNCTT phân bổ cho
SP i
= CPNCTT phát sinh
trong tháng
*
Tổng CPNVLTT

×