Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.52 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.
Để thực hiện việc quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp
khác nhau sẽ sử dụng các công cụ quản lý phù hợp với đặc điểm tình hình công ty mình nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất. Một trong những công cụ quản lý hữu hiệu góp phần vào sự thành công
chung của doanh nghiệp chính là bộ máy kế toán. Doanh nghiệp có bộ máy kế toán hoạt động có
hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được tình hình tài chính của công ty, được cung cấp thông
tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn và sự biến động của tài sản , nguồn
vốn cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước những yêu cầu về quản lý, để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả
công tác nói riêng, bộ máy kế toán của công ty CP xi măng Sài Sơn được tổ chức theo hình thức
tập trung. Toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, xử lý luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán,
lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính
của công ty. Các phân xưởng, các bộ phận khác không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có một số
thành viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra, tổng hợp, phân loại chứng
từ phát sinh tại đó. Sau đó gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán đơn vị chính.
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
1
Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, là
người có trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán, có nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kế
toán, hạch toán kế toán tổng hợp hàng tháng như kế toán thu chi tổng hợp chi phí vật tư, phân tích
những ảnh hưởng tới chi phí trong tháng so với định mức và đề xuất phương án giải quyết, thực
hiện kế hoạch vay ngân hàng, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, quản lý hồ sơ tài liệu kế
toán.
Kế toán tiền mặt, tiền lương và nợ phải trả: có nhiệm vụ phân tích và trích tiền lương của
toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, trích nộp các khoản theo lương theo quy định.
Viết hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, theo dõi chi tiết các khoản thu chi mua bán hàng hóa
phát sinh bằng tiền mặt.Phát hiện xử lý công nợ chiếm dụng vốn, lập báo cáo công nơ. Theo định
kỳ kế toán chuyển số liệu này sang kế toán tổng hợp để lập báo cáo tổng hợp.


Kế toán tài sản cố định, thuế VAT đầu ra, công nợ phải thu: là người theo dõi các quỹ,
phản ánh tình hình tăng tài sản cố định, trích khấu hao, phân bổ khấu hao, và tính giá trị còn lại, sửa
chữa lớn và đầu tư, phụ trách các khoản chi phí trả trước, theo dõi công nợ với người mua, theo dõi
thuế VAT đầu ra và lập báo cáo thống kê.
Kế toán vật tư, kế toán thuế VAT đầu vào, tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ tập hợp các
chứng từ có liên quan đến xuất, nhập nguyên vật liệu, dụng cụ, đối chiếu với thủ kho qua thẻ kho,
quyết toán vật tư với các tổ sản xuất, hạch toán chi phí về nguyên vật liệu, hạch toán các nghiệp vụ
tiền vay, tiền gửi các khoản vay định kỳ, vay dài hạn theo quy định của ngân hàng.
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
Kế toán tiền
lương,tiền
mặt,nợ phải trả
Kế toán TSCĐ,
thuế VAT đầu ra,
nợ phải thu
Kế toán vật tư, kế
toán thuế VAT
đầu vào, tiền gửi
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
2
Thủ quỹ: là người thực hiện công tác thu chi tiền mặt và tiền lĩnh nộp ngân hàng và kho
bạc, phát tiền, đồng thời lập báo cáo thu chi tiền mặt hàng ngày.
Có thể nói, công ty cổ phần xi măng Sài Sơn vói quy mô vừa đã xây dựng được bộ máy
kế toán tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm về chi phí nhân viên nhưng vẫn đáp ứng được công tác kế toán,
khai thác tối đa năng lực của nhân viên.
2.2 Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.
2.2.1 Nguyên tắc kế toán chung
Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Các nguyên tắc kế toán áp dụng tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản
hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo
đúng từng quy định của Chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành đang áp dụng.
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với kỳ kế toán đơn vị sử dụng bắt đầu từ
01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. công ty sử dụng phần mềm kế toán Acsoft được thiết kế
phù hợp với việc ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền Việt Nam đồng(VND)
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền có
gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch thực tế tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các
khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính
trong năm tài chính.
Các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền và
không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm
báo cáo
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho.
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
3
Hàng tồn kho ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm
chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho
tại địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá thành thành phẩm công ty áp dụng là phương pháp phân bước có
tính giá thành bán thành phẩm.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa
giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đượccuar chúng.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá
trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao
mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị
hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (không bao gồm GTGT) và các chi phí thực tế
phát sinh ban đầu liên quan tới tài sản cố định thuê tài chính. Trong quá trình sử dụng, TSCD thuê
tài chính được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng: căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và
thời gian sử dụng của tài sản để xác định mức khấu hao hàng năm, từ đó tính mức khấu hao hàng
tháng.
Nguyên tắc ghi nhận các khoàn đầu tư tài chính.
Hoạt động liên doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng
kiểm soát được công ty áp dụng nguyên tắc kế toán chung như với hoạt động kinh doanh thông
thường khác.
Công ty theo dõi riêng các khoản thu nhập và chi phí liên quan tới hoạt động liên doanh và
thực hiện phân bổ cho các bên trong liên doanh theo hợp đồng liên doanh.
Công ty theo dõi riêng các tài sản góp vốn liên doanh, phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm
soát và các khoản công nợ chung, công nợ riêng phát sinh từ hoạt động liên doanh.
Các khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo nếu:
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
4
Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn dưới 3 tháng kể từ thời điểm mua khoản đầu tư đó được
coi là “ tương đương tiền”
Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài
sản ngắn hạn.
Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sản
dài hạn.

Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay.
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ
chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính
vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 16 “chi phí đi vay”.
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp tới việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang
được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản
triết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá
trình làm thủ tục vay.
Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước
Các chi phí trả trước chỉ liên quan tới chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại
được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh năm tài
chính
Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi phí trả
trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm: chi phí thành
lập; Chi phí trước hoạt động/ Chi phí chuẩn bị sản xuất (bao gồm cả chi phí đào tạo); Chi phí
chuyển địa điểm, chi phí tồ chức lại doanh nghiệp; Chi phí chạy thử , sản xuất thử phát sinh lớn;
Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn; Lỗ chênh lệch tỷ giá giai đoạn đẩu tư xây dựng cơ bản;
Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn.
Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch
toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân
bổ hợp lý. Công ty phân bổ chi phí trả trước theo phương pháp đường thẳng.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
5
Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ để đảm bảo chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh
doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát
sinh, nếu có chên lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ xung hoặc ghi giảm chi phí tương
ứng với phần chênh lệch.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tình hợp lý nhất
về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kế thúc kỳ kế toán năm hoặc
tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.
Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được
bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
Khoản chênh lệch giữa số dự phòng phải trả đã lập ở kì kế toán trước chưa sử dụng hết lớn
hơn số dự phòng phải lập ở kỳ báo cáo được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ trừ khoản chênh lệch lớn hơn của khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây
lắp được hoàn nhập vào thu nhập khác trong kỳ.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo sơ chênh lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn giữa giá
thực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái
phát hành cổ phiếu quỹ.
Vốn khác của chủ sở hữu được ghi theo giá trị còn lại giữa giá trị hợp lý của tài sản mà
doanh nghiệp được các tổ chức, các cá nhân khác tặng, biếu sau khi trừ (-) các khoản thuế phải nộp
liên quan tới tài sản được tặng, biếu này; và khoản bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh.
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và sau đó mua lại. Cổ phiếu quỹ được ghi
nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên Bảng cân đối kế toán,là một tài khoản ghi giảm vốn chủ
sở hữu.
Cổ tức phải trả cho cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong Bảng cân đối kế toán
của công ty sau khi có thông báo chí cổ tức của Hội đồng quản trị công ty.
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
6
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau
khi trừ đi các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố
sai sót trọng yếu của các năm trước.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau :Phần lớn rủi
ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người
mua; Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc
quyền kiểm soát hàng hóa; Doanh thu được xác minh tương đối chắc chắn; Công ty đã thu được
hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định được chi phí liên quan đến giao
dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định
một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan tới nhiều kỳ thì doanh thu
được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế
toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện
sau:
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản
doanh thu hoạt đông tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
-Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ tức hoặc
quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:
- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài
chính;
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
7
- Chi phí cho vay và đi vay vốn;
- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh
liên quan tới ngoại tệ;

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu
hoạt động tài chính.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế
và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm
thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.2 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán tại công ty.
Công ty áp dụng chế độ chứng từ theo Quyết định 15, Các chứng từ được lập tại công ty
tuân thủ theo đúng những quy định trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, được ghi chép đầy
đủ, kịp thời , chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp , hợp lý và hợp lệ
của chứng từ, làm cơ sở ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý. Các chứng từ sau khi được ghi sổ
và luân chuyển sẽ được lưu và bảo quản theo quy định hiện hành.
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán : Tất cả các chứng từ kế toán do
doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh
nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh
tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý
chứng từ kế toán; Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi
sổ kế toán; Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
8
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
2.2.3 Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản tại công ty.
Thực hiện quyết định số 15/2006/QD-BTC Công ty cổ phần xi măng Sài
Sơn căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh
nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán
phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty mình.Một
số tài khoản đã được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý. Để theo dõi quá trình hạch
toán kế toán, công ty dã sử dụng 84 tài khoản cấp 1; 213 tài khoản cấp 2. Nhìn
chung công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản một cách hợp lý, đáp ứng được yêu
cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
thuận lợi cho việc quản lý các đối tượng.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
9
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
Cn c trờn nhng c im c thự ca cụng ty v c im sn xut kinh
doanh, yờu cu qun lý, trỡnh ca cỏc k toỏn viờn cựng trang thit b phũng k
toỏn, cụng ty ó ỏp dng hỡnh thc s k toỏn Nht ký chung vi s h tr ca
phn mm k toỏn Acsoft. c im ca phn mm ny l t ng gn nh ton b
trong vic x lý cỏc thụng tin k toỏn, in trc tip chng t k toỏn, t ng lu tr
d liu k toỏn. Theo hỡnh thc ny, ti cụng ty s dng cỏc loi s k toỏn: s

Nht ký chung, S cỏi cỏc ti khon, cỏc s th k toỏn chi tit. Cỏc mu s, th k
toỏn chi tit c vn dng mt cỏch linh hot phự hp vi yờu cu v c im
qun lý ca cụng ty.
Hỡnh 4:Quy trỡnh x lý nghip v k toỏn ca phn mm k toỏn ACSOFT
Hàng ngày khi nhận đợc chứng từ gốc kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu sau đó nhập số liệu
từ chứng từ gốc này vào máy và tự động máy tính sẽ tính toán đa ra kết quả vào cuối tháng theo các
phân xởng và tổng các phân xởng.
Cn c ghi s k toỏn chi tit, s Nht ký c bit l cỏc chng t gc.
Nhng chng t gc ny cng l cn c ghi s nht ký chung. Cn c vo Nht
ký chung v Nht ký c bit k toỏn vo s Cỏi. Cui thỏng, k toỏn khúa s,
Kiu Bch Tuyt Lp kim toỏn 48B
Cỏc nghip v PS hng ngy Cỏc nghip v PS cui k
Chng t gc,
Phiu thu, chi,
nhp xut
Cỏc phn
hnh k toỏn
khỏc
Kho d liu k toỏn
chi tit
Cỏc phn vic k toỏn
tng hp, phõn b chi
phớ, tng hp giỏ
thnh, kt chuyn lói
l
Kho d liu
tng hp
Bỏo cỏo tng hp
khỏc
S k

toỏn
Bỏo cỏo chi
tit
Bỏo cỏo tng
hp
10
tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, tính tổng phát
sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái
lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ Cái và
Bảng tổng hợp (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo.
Việc tiến hành lập các báo cáo kế toán của công ty do kế toán tổng hợp tiến
hành lập, kiểm tra và báo cáo lên cấp trên.Các báo cáo tài chính được lập vào cuối
mỗi quý bao gồm các loại báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vu tốt hơn công tác quản lý và quá trình ra các quyết định
quản trị công ty còn lập các báo cáo quản trị như: báo cáo chi phí, tình hình thanh
toán với ngân sách nhà nước...
2.3 Đặc điểm tổ chức kế toán các phần hành cụ thể tại công ty cổ phần xi măng Sài
Sơn.
2.3.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi
măng Sài Sơn.
Với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất xi măng, trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu để sản xuất
ra sản phẩm của giai đoạn sau. Do đó chi phí sản xuất được chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất
theo các bước công nghệ.

2.3.1.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất tại công ty.
Đối tượng tập hợp chi phí tại công ty là các phân xưởng sản xuất sản phẩm trong quy trình
sản xuất đó là các phân xưởng: phân xưởng vật liệu; phân xưởng lò; phân xưởng xi măng và phân
xưởng vỏ bao. Xuất phát từ quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty gồm có 2 bước nối tiếp nhau,
bước đầu là tạo ra bán thành phẩm Clanhker – Clanhker là nguyên liệu để chế biến ở bước tiếp để
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
11
tạo ra thành phẩm xi măng. Do vậy đối tượng tính giá tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn là bán
thành phẩm Clanhker và thành phẩm xi măng.
Phưong pháp tập hợp chi phí: Đối với chi phí liên quan trực tiếp đến tùng công đoạn sản
xuất phát sinh trong các phân xưỏng sản xuất chính sẽ được tập hợp riêng cho từng công đoạn sản
xuất. Đối với những chi phí phát sinh tại các phân xưỏng phụ trợ sẽ được tập hợp lại và phân bổ
theo các tiêu thức phù hợp.
Căn cứ vào các chứng từ kế toán phần hành tiến hành ghi sổ chi tiết cho từng khoản mục
tương ứng, sau đó được dùng ghi vào sổ Cái. Cuối tháng, kế toán tổng hợpchi phí phát sinh trong
kỳ và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái.
Sơ đồ: quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
12
Sổ chi tiết TK 621,
622,627
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ gốc
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

SỔ CÁI TK 627,622,627
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
2.3.1.2 Kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu
phụ, nhiên liêu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ. Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp thưòng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính: bao gồm đá vôi, đất sét, than, thạch cao…
Nguyên vật liệu phụ: bao gồm quặng sắt, cát non, xỉ lò cao, đá xanh, vỏ bao… Ngoài ra còn sử dụng
các loại nhiên liệu phục vụ sản xuất trực tiếp.
Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp tại công ty được hạch toán vào tài khoản 621- “
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” theo phương pháp bình quân gia quyền. Tài khoản này được chi
tiết thành tài khoản cấp 2: TK 6211- “chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp” ; TK 6212- “chi phí
nguyên vật liệu phụ trực tiếp”.
Quá trình sản xuất xi măng trải qua 4 phân xưởng, các phân xưởng được gắn các mã đối
tượng:
Phân xưởng Liệu: PX01
Phân xưởng Lò: PX02
Phân xưởng xi măng: PX03
Phân xưởng vỏ bao: PX04
Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu
xuất kho kèm theo giấy yêu cầu lĩnh vật tư.
Hàng ngày theo nhu cầu sử dụng của từng phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng viết
phiếu yêu cầu lĩnh vật tư có sự phê duyệt của quản lý phân xưởng. Căn cứ vào Phiếu yêu cầu lĩnh
vật tư , Phòng vật tư viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho bao gồm 3 liên: 1 liên lưu ở phòng vật tư, 1
liên lưu ở phân xưởng, 1 liên lưu ở phòng kế toán là chứng từ gốc làm căn cứ ghi sổ kế toán. Kế toán
vật tư sau khi nhận được phiếu xuất kho sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, tính toán đơn

giá và tính tiền trên các phiếu xuất kho.
Đơn giá nguyên vật liệu xuất kho tại công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền:
Giá thực tế xuất dùng = Số xuất dùng trong tháng * Đơn giá thực tế bình quân cuối kỳ
Đơn giá thực tế Giá thực tế tồn đầu tháng + giá thực tế nhập trong tháng
bình quân =
cuối kỳ Số lượng tồn đầu tháng + Số lượng nhập trong tháng
Kiều Bạch Tuyết Lớp kiểm toán 48B
13

×