Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Cơ sở lý luận về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.63 KB, 31 trang )

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU
CÔNG NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
Ngày nay, xu thế hội nhập đang là một xu thế tất yếu. Xu thế này như
một làn gió lan rộng khắp thế giới làm cho quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Tất nhiên xu thế này đã
tạo rất nhiều các cơ hội to lớn nhưng cũng không ít thách thức cho mỗi
doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Vì vậy lựa chọn giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu là một trong những lựa chọn hàng đầu của các quốc gia nhất là các
quốc gia đang phát triển để tiến nhanh trên con đường hội nhập.
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Ngay từ thế kỷ XVI, các nhà kinh tế học đã đề cao vai trò của
thương mại đặc biệt là ngoại thương đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc gia. Các nhà kinh tế học thuộc trường phái trọng thương cho rằng,
một quốc gia muốn phồn thịnh thì phải phát triển thương nghiệp, phát
triển thương nghiệp nếu chỉ chú ý đến nội thương thì quốc gia đó không
mạnh, quốc gia mạnh phải phát triển ngoại thương. Nhưng các nhà kinh tế
thuộc trường phái trọng thương coi hoạt động thương mại giữa các quốc
gia không khác một cuộc chiến có kẻ thắng kẻ bại. Chỉ đến đầu thế kỷ
XIX, với việc xuất hiện lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã
khiến cho hoạt động kinh doanh thương mại bùng nổ trên toàn thế giới.
Theo Ricardo, thương mại quốc tế là sân chơi chung của tất cả các quốc
gia, trong thương mại quốc tế không có kẻ thắng người thua, ngay cả khi
một quốc gia không có lợi thế trong sản xuất bất kỳ một loại hàng hoá nào
thì vẫn thu được lợi ích khi có quan hệ mậu dịch với nước có khả năng
sản xuất hiệu quả hơn ở tất cả các loại hàng hoá, thương mại quốc tế là
hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Sau David
Ricardo, các nhà kinh tế học sau này như Haberler, Heckscher… cũng đều
khẳng định tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với sự phát triển


bền vững của một quốc gia. Và xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của
hoạt động thương mại quốc tế.
Xuất khẩu được xem xét và định nghĩa dưới nhiều góc độ khác
nhau. Xét dưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là hoạt động bán các
hàng hoá và dịch vụ hoặc vượt qua biên giới các quốc gia hoặc cho các tổ
chức (cá nhân) có quốc tịch khác với bên bán, trên cơ sở dùng tiền làm
phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị
tương đương. Xét dưới góc độ phi kinh doanh thì xuất khẩu là việc lưu
chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia không nhằm mục đích
lợi nhuận như quà tặng, viện trợ không hoàn lại…
Ở Việt Nam, khái niệm hoạt động xuất khẩu cũng có khá nhiều định
nghĩa khác nhau. Theo điều 2 của Nghị định 57/1998 NĐ-CP thì “hoạt
động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với
thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm
cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá”. Còn theo
khoản 1 điều 28 của Luật thương mại năm 2005 thì “xuất khẩu hàng hoá
là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định pháp luật”.
Như vậy, xuất khẩu là hoạt động của các doanh nghiệp, các thương nhân
nước bán nhằm đưa hàng hoá trong nước đến tay người sử dụng có quốc
tịch khác nước bán.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu
Là hoạt động xuất hiện rất sớm trong thương mại quốc tế, nên xuất
khẩu được hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu căn cứ vào mối
quan hệ giữa người bán và người mua thì ta có thể thấy xuất khẩu có hai
hình thức chính là xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp.
1.1.2.1. Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ ra thị trường
nước ngoài thông qua trung gian (người thứ ba). Như vậy việc kiến lập

mối quan hệ giữa người bán và người mua hay việc quy định các điều
kiện mua bán đều phải thông qua một người trung gian. Người trung gian
mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: đại lý, công ty quản lý
xuất khẩu, công ty kinh doanh xuất khẩu.
 Đại lý: Là cá nhân hoặc thể nhân đại diện cho nhà xuất khẩu thực
hiện một hoặc một số hoạt động của việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường
nước ngoài. Như vậy đại lý không phải là một chi nhánh của nhà xuất
khẩu mà chỉ là người đại diện thực hiện một hoặc một vài hoạt động nhất
định chẳng hạn như: nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm…cho
người xuất khẩu và nhận thù lao hoặc hoa hồng.
 Công ty quản lý xuất khẩu: Là các công ty nhận uỷ thác và quản lý
công tác xuất khẩu hàng hoá. Hoạt động của công ty là cung ứng các dịch
vụ xuất khẩu như làm thủ tục xuất khẩu và thu được một khảo thù lao
nhất định từ hoạt động đó.
 Công ty kinh doanh xuất khẩu: Là công ty hoạt động như một nhà
phân phối độc lập, có chức năng kết nối khách hàng nước ngoài với
doanh nghiệp trong nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ. Do có
kinh nghiệm trong việc xuất khẩu hàng hoá, am hiểu sâu về thị trường
nước ngoài, có vốn và cơ sở vật chất tốt nên ngoài việc thực hiện các hoạt
động trực tiếp liên quan đến xuất khẩu, các công ty kinh doanh xuất khẩu
còn có thể cung ứng các dịch vụ bổ trợ cho xuất khẩu; thiết lập và mở
rộng kênh phân phối; tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư; thậm chí
các công ty này còn trực tiếp sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó
cho sản phẩm xuất khẩu như: bao gón, in ấn…
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp:
Với việc sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp các doanh nghiệp
không cần phải thành lập một bộ phận xuất khẩu riêng, một lực lượng bán
hàng ở nước ngoài đồng thời các doanh nghiệp cũng không cần phải thực
hiện một loạt các giao dịch, tiếp xúc với khách nước ngoài nên ưu điểm
đầu tiên của hình thức này là giảm một phần công việc cho doanh nghiệp

sản xuất và giúp cho bộ máy doanh nghiệp đỡ cồng kềnh hơn.
Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp:
Các trung gian khi tham gia vào xuất khẩu đều thu được thù lao hoặc
hoa hồng nhất định, chính vì vậy mà doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt một
phần lợi nhuận khi sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp. Ngoài ra, do
không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc nắm bắt thông tin của
doanh nghiệp sẽ bị hạn chế và không phản ứng kịp thời được với sự biến
đổi của nhu cầu thị trường.
1.1.2.2. Xuất khẩu trực tiếp
Hình thức xuất khẩu gián tiếp rất thuận lợi cho giai đoạn đầu của
một doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu do lúc này doanh
nghiệp có ít kinh nghiệm và mức đầu tư cũng thấp. Tuy nhiên, về lâu dài
thì hình thức này sẽ cản trở việc quản lý thị trường của doanh nghiệp. Khi
các doanh nghiệp phát triển có thể thành lập các tổ chức bán hàng riêng
để kiểm soát thị trường của mình thì họ dùng hình thức xuất khẩu trực
tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là việc một doanh nghiệp bán hàng hoá hay dịch
vụ của mình cho khác hàng nước ngoài mà không qua bất kỳ một trung
gian nào. Doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp qua các hình
thức chủ yếu sau:
 Bộ phận xuất khẩu: Là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công
ty chuyên trách thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra thị
trường nước ngoài. Như vậy, tất cả các hoạt động liên quan đến việc cung
ứng sản phẩm ra thị trường nước ngoài từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng, giao dịch và thực hiện việc xuất khẩu sẽ đều do một bộ phận
đảm nhiệm. Nếu hoạt động xuất khẩu của công ty phát triển thì bộ phận
này có thể trở thành một phòng ban độc lập hay một công ty con ở nước
ngoài.
 Đại diện bán hàng: Là hình thức công ty cử đại diện của mình bán
hàng hoá hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Người đại diện hoạt
động như một nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài,

được nhận lương và một phần hoa hồng từ giá trị sản phẩm bán được, còn
công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng nước ngoài.
 Đại lý phân phối: đây là hình thức mà doanh nghiệp có các nhà phân
phối hoặc các đại lý bán hàng ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ bán hàng
hoá cho các nhà phân phối để họ bán theo kênh tiêu thụ mà công ty đã
phân định. Đại lý phân phối sẽ bán hàng và thu lợi nhuận qua chênh lệch
giữa giá mua và giá bán, đồng thời họ phải chịu mọi rủi ro trong quá trình
bán hàng hoá ở thị trường đã phân định.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp: việc xuất khẩu trực tiếp
đem lại các ưu điểm sau:
Một là, doanh nghiệp sẽ không phải mất một khoản lợi nhuận cho
trung gian, lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra thị
trường nước ngoài sẽ cao hơn
Hai là, doanh nghiệp có thể phát triển quan hệ chặt chẽ với khách
hàng, chủ động hơn khi có sự biến động trên thị trường nước ngoài.
Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:
Để có thể xuất khẩu trực tiếp thành công sản phẩm của mình ra thị
trường nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải đâu tư nhiều thời gian và
tiền bạc. Đây là hình thức có nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp kinh
doanh sản phẩm mới.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra trường thế giới luôn chịu
sự tác động trái ngược nhau của nhiều yếu tố. Ta có thể chia các yếu tố
này thành hai nhóm chính: nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và
nhóm các yếu tố thuộc môi trường vi mô.
1.1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
 Quan hệ chính trị ngoại giao
Trong điều kiện mới của quan hệ kinh tế quốc tế, xu hướng hội nhập
liên kết là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi quốc gia. Việc là thành viên của

các tổ chức liên kết kinh tế sẽ là đem lại cơ hội cho quốc gia phát triển
thương mại và đầu tư. Mục đích của các liên kết kinh tế hay các hiệp định
song phương giữa các quốc gia là đem lại những điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy thương mại quốc tế. Các điều kiện thuận lợi đó có thể là các cam
kết cắt giảm thuế quan, cam kết áp dụng các ưu đãi đặc biệt, cam kết hỗ
trợ đầu tư… Như vậy, hoạt động trong một quốc gia có quan hệ ngoại
giao cởi mở sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong hoạt động
xuất khẩu và tìm kiếm thị trường đối tác.
 Thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu
Để thích ứng nhu cầu của hội nhập, các quốc gia trên thế giới đều
theo đuổi chính sách tăng cường tự do hóa thương mại và giảm dần bảo
hộ mậu dịch. Tuy nhiên, độ mở cửa của mỗi một quốc gia là không giống
nhau do họ khác nhau ở các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và
biện pháp về hoạt động thương mại quốc tế. Thuế quan và hạn ngạch xuất
khẩu là hai công cụ điển hình ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của
một quốc gia.
Thuế quan xuất khẩu là khoản tiền mà chính phủ đánh vào hàng hóa
xuất khẩu. Thuế quan xuất khẩu được coi như một khoản chi phí và nó
làm tăng giá của hàng hóa, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế về
giá trong xuất khẩu. Nếu thuế đánh vào một mặt hàng nào đó cao thì sẽ
hạn chế việc xuất khẩu mặt hàng đó ra thị trường nước ngoài, và ngược
lại. Các nước thường áp dụng thuế xuất khẩu khi cho rằng giá xuất khẩu
của mặt hàng nào đó thấp hơn so với mức giá thực tế trên thị trường thế
giới. Các nước đang phát triển thì cho rằng sử dụng thuế quan với hàng
hóa xuất khẩu để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.
Hạn ngạch xuất khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất
của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy
phép. Khác với thuế quan, những hàng hóa phải chịu mức hạn ngạch thì
chỉ được xuất khẩu trong một giới hạn nhất định. Chính phủ các nước

thường quy định hạn ngạch xuất khẩu khi muốn duy trì một mức cung
thích hợp đối với thị trường trong nước, hoặc muốn giảm lượng cung trên
thị trường thế giới để tăng mức giá bán qua đó thu được lợi nhuận lớn
hơn.
 Hỗ trợ xúc tiến thương mại
Theo luật Thương mại Việt Nam 2005: “ Xúc tiến thương mại là hoạt
động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ,
bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triểu lãm thương mại.”
1
Thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với sự phát triển bền
vững của nền kinh tế, nên chính phủ của phần lớn các quốc gia trên thế
giới đều đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật để hỗ trợ các doanh
nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu. Chính phủ thường xuyên tổ chức
các chuyến khảo sát thị trường nước ngoài, thiết lập các văn phòng
thương mại ở nước ngoài để giới thiệu các doanh nghiệp trong nước với
các bạn hàng tiền năng ở nước ngoài, cung cấp cho doanh nghiệp xuất
khẩu những thông tin cần thiết về thị trường, về chính sách thương mại
của các nước khác… Những hoạt động này của chính phủ đã có tác dụng
1 Điều 3 Luật Thương mại 2005; Những văn bản pháp luật kinh tế, Tr 227.
rất lớn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cung ứng hàng
hóa và dịch vụ ra thị trường thế giới.
 Hỗ trợ tài chính trong xuất khẩu
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Chính phủ các nước thường hỗ trợ
các doanh nghiệp về mặt tài chính nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra
một các thuận lợi.
Có 2 hình thức chủ yếu hay được sử dụng trong thương mại quốc tế.
Một là tín dụng xuất khẩu và đảm bảo tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu là việc nhà nước hoặc tư nhân dành cho khách
hàng nước ngoài một khoản tín dụng để mua hàng của mình. Tín dụng

xuất khẩu còn được hiểu là khoản hỗ trợ của tài chính giúp cho nhà xuất
khẩu thực hiện được hợp đồng xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu đã tạo điều
kiện cho khách hàng nước ngoài mua được hàng hóa qua đó đẩy mạnh
được khả năng xuất khẩu của các công ty trong nước.
Người cung ứng tín dụng xuất khẩu rất đa dạng có thể là chính phủ,
các cơ quan tín dụng, hay trực tiếp người xuất khẩu/người nhập khẩu.
Tình trạng sử dụng tín dụng xuất khẩu ngày càng phổ biến. Tín dụng
xuất khẩu có thể cấp cho các nước đang phát triển không đủ khả năng tài
chính cho việc nhập máy móc, thiết bị có giá trị lớn. Tín dụng xuất khẩu
có thể được cấp cho các đối tác chiến lược hoặc quen thuộc…
Để tín dụng xuất khẩu phát huy được hiệu quả, nhà nước đã thực hiện
biện pháp đảm bảo tín dụng xuất khẩu đảm bảo cho nhà xuất khẩu không
gặp rủi ro ở các khoản tín dụng xuất khẩu đã cấp. Đảm bảo tín dụng xuất
khẩu là việc nhà nước đảm bảo sẽ gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với
khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho các nhà nhập khẩu
nước ngoài. Nhờ đó đảm bảo tín dụng xuất khẩu giúp cho nhà xuất khẩu
yên tâm và mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình.
Hai là trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi về mặt tài chính mà nhà nước dành
cho các nhà xuất khẩu khi họ thực hiện hoạt động đưa hàng hóa ra thị
trường nước ngoài.
Trợ cấp xuất khẩu có thể được thực hiện một các trực tiếp hoặc gián
tiếp. Nhà nước có thể trực tiếp cấp cho doanh nghiệp các khoản như tiền
thưởng xuất khẩu, áp dụng tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được
do xuất khẩu. Nhà nước có thể gián tiếp thực hiện bằng cách dùng ngân
sách nhà nước đi tuyên truyền quảng cáo, giúp đỡ doanh nghiệp về kỹ
thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ xuất khẩu. Tùy thuộc vào
chính sách của nhà nước mà mặt hàng nào sẽ được hưởng trợ cấp xuất
khẩu và ở mức độ nào. Hiện nay, trợ cấp xuất khẩu chủ yếu dành cho sản
phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu có thể cản trở những cam
kết thực hiện theo các hiệp định song phương, đa phương của các quốc
gia nên cần phải có sự cân nhắc khi lựa chọn.
 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là mức tỷ giá theo đó một đồng tiền được trao đổi với
một đồng tiền khác.
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho
phép chúng ta so sanh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên
các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo
giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai
nước. Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra
rằng, giá hàng cuất khẩu của nước này sẽ rẻ đi, và người dân trong nước
nhận thấy rằng hàng nhập khẩu từ nước ngoài sẽ đắt lên. Sự lên giá có
hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho sản
phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít tiền hơn cho hàng
hóa của nước ngoài. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng
để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa
của một nước
Khi kinh doanh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp không thể
không tính tới tác động của tỷ giá hối đoái. Đây là một yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến giá cả hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái
tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu vì lúc này hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn,
dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời tỷ giá hối đoái tăng sẽ là
động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn vì cùng
một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu doanh nghiệp có thể đổi được
nhiều hơn đồng nội tệ.
 Cơ sở hạ tầng

×