Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các giải pháp kinh tế tài chính chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.53 KB, 13 trang )

CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG
3.1 Một số nhận xét về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và
hạ giá thành sản phẩm của công ty
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh đều có mục đích không chỉ lấy thu bù chi mà còn phải đạt được một tỷ
suất lợi nhuận mong muốn. Do đó, ngoài vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu
bán hàng thì vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng là một trong
những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất. Làm thế nào để vừa giảm
tiêu hao chi phí sản xuất, vừa đảm bảo tăng năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành sản phẩm là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình đã luôn quán triệt những vấn đề trên. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong
những năm qua, Công ty đã có những cố gắng trong tổ chức và quản lý sản xuất; tổ
chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm… để
không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường thuốc Bảo vệ thực vật.
Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty về cơ bản đã thực
hiện theo đúng các quy định của chế độ hiện hành và được sự chỉ đạo thường
xuyên của các cấp lãnh đạo. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình
thức tập trung có phân công cấp quản lý rõ ràng, do đó đảm bảo sự chính xác cao
về thông tin thu được, cung cấp cho lãnh đạo Công ty những thông tin về chi phí
sản xuất và giá thành từng sản phẩm để từ đó có biện pháp quản lý chi phí, tiết
kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
3.1.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
và hạ giá thành sản phẩm tại PSC1.
Sau khi cơ cấu lại Công ty, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty


cổ phần, lại phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Công ty đã gặp
không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên , với sự cố gắng, nỗ lực
của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã không ngừng
phấn đấu tìm biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Vì vậy, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác quản lý chi
phí và hạ giá thành sản phẩm.
Việc Công ty tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí là rất phù hợp với đặc
điểm sản xuất của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý , tạo điều kiện cho
công tác tính giá thành được nhanh chóng, dễ dàng và việc quản lý chi phí theo
khoản mục cũng thuận lợi hơn. Dựa vào đó, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp
có thể phân tích được sự ảnh hưởng của từng khoản mục tới giá thành sản phẩm,
thông qua đó đưa ra các biện pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm.
Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại thuốc Bảo vệ thực vật,
từng dung lượng thuốc khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối
tượng tính giá thành. Điều đó rất phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất và đặc
điểm của sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật, vì chủng loại sản phẩm của đơn vị rất đa
dạng, các loại thuốc Bảo vệ thực vật có thành phần hóa học và công dụng khác
nhau nên thành phần nguyên vật liệu rất khác nhau; và một loại thuốc lại được
sang chai đóng gói ra các dung tích, khối lượng khác nhau nên giá thành rất khác
nhau.
Công ty tính giá thành theo công thức giản đơn, không tính chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ , toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với đặc
điểm quy trình sản xuất giản đơn, bán công nghiệp, chủ yếu là gia công sang
chai đóng gói từ nguyên vật liệu nhập khẩu. Cách tính giá thành như vậy sẽ đảm
bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mặt khác, chu kỳ
sản xuất ngắn, nên kỳ tính giá thành là một tháng vừa đảm bảo cung cấp thông
tin một cách kịp thời cho nhu cầu quản lý của Công ty, vừa phù hợp với kỳ báo
cáo.

Công ty đã rất chú trọng đầu tư về mặt trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho
sản xuất và cho quản lý. Từ sản xuất thủ công bán công nghiệp chuyển sang quy
trình sản xuất bán công nghiệp với các loại máy móc khá hiện đại như máy trộn,
máy sang chai thuốc trừ sâu bán tự động, máy dán túi, máy in date tự động… từ
đó giúp nâng cao năng suất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, hạ
được giá thành sản phẩm, nâng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường.
Công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty phần lớn là công nhân hợp đồng
ngắn hạn. Công ty tính chi phí nhân công trực tiếp theo lương khoán sản phẩm,
không tiến hành trích các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trên
lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc thuê lao động như vậy là phù hợp với
đặc điểm sản xuất mang tính thời vụ của Công ty, giúp tiết kiệm chi phí nhân công
trong những tháng không phải thời vụ. Hơn nũa, cách tính lương khoán sản phẩm
“làm bao nhiêu, ăn bấy nhiêu” sẽ nâng cao năng suất lao động, nâng cao ý thức
trách nhiệm của công nhân viên, tránh tình trạng đi làm lấy lệ, đi làm chỉ để chấm
công mà không cố gắng, tập trung làm việc.
Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm hoàn thành
trong kỳ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với đặc
điểm của sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật và quy trình sản xuất thuốc đơn giản, từ
khâu gia công đến khâu sang chai, đóng gói thành nhiều loại chai, lọ dung tích,
khối lượng khác nhau.
3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất
kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại PSC1.
Bên cạnh những ưu điểm và thành tích đã đạt được trong công tác quản lý
chi phí và hạ giá thành sản phẩm, PSC1 vẫn tồn tại những hạn chế cần được
khắc phục:
- Trong các khoản mục chi phí thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn
nhất, ảnh hưởng quyết định đến việc sản xuất sản phẩm của Công ty. Tuy vậy, tất
cả nguyên vật liệu để sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật Công ty đều phải nhập khẩu
từ nước ngoài do trong nước chưa thể đáp ứng được. Do đó khi có sự biến động tỷ

giá hối đoái thường sẽ ảnh hưởng lớn đến giá nguyên vật liệu đầu vào của Công ty.
Hơn nữa, nguồn nguyên liệu sử dụng cho ngành thuốc bảo vệ thực vật đều có
nguồn gốc từ dầu mỏ, do đó khi giá dầu mỏ trên thế giới tăng thì nguồn nguyên vật
liệu, nhất là nguồn dung môi, vật tư, bao bì, nhựa đều tăng giá làm tăng chi phí sản
xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
Đối với các loại vật tư, bao bì, nhãn mác dùng trong quá trình sản xuất,
Công ty phải nhập từ các nhà cung ứng trong nước. Phần lớn họ cũng lại phải nhập
vật liệu từ nước ngoài (hạt nhựa PET, HDPE, giấy nhôm, giấy in…) do đó giá cả
cũng thường xuyên biến động theo thị trường thế giới. Điều này sẽ tác động đáng
kể đến doanh số và lợi nhuận của công ty.
Có thể thấy quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là vấn đề còn tồn tại lớn
nhất trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm của
Công ty. Công ty chưa tìm được nguồn nguyên liệu với giá ổn định, chưa có các
biện pháp thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường để tìm kiếm nguồn nguyên liệu
thay thế; không tiếp cận nhiều với thông tin nên không nắm rõ được tình hình phát
triển của nguồn nguyên liệu trên thế giới.
- Việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất chung của Công ty chưa thật sự
phản ánh chính xác chi phí sản xuất chung phát sinh. Phần chi phí nhân viên phân
xưởng, Công ty chỉ tính những chi phí chung không có trong giá thành sản xuất sản
phẩm như chi phí tiêu hao, chi phí ngoài định mức của nhân viên phân xưởng, còn
chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên
phân xưởng, đội sản xuất thì hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Do đó, trên
báo cáo tổng hợp, chi phí này một năm rất thấp, không phản ánh chính xác được
lượng chi phí đã chi ra. Công ty cần có sự tách bạch rõ ràng trong việc tổng hợp
khoản chi phí này, để có thể dễ dàng quản lý và đánh giá đúng thực trạng chi phí
sản xuất chung của Công ty.
- Chi phí mua vật tư bao bì để đóng gói sản phẩm còn cao, Công ty nên tìm
nhà cung cấp hoặc các loại bao bì đóng gói thay thế nhằm hạ giá thành sản xuất
sản phẩm. Chi phí vật tư hỏng trong năm 2008 cũng tăng đáng kể, đây là tồn tại
của Công ty trong việc quản lý vật tư từ khâu kiểm tra chất lượng khi nhập kho đến

khâu bảo quản vật tư trong kho trước khi đưa ra sử dụng.
- Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở một số chi
nhánh còn cao.Việc quản lý những khoản chi phí này còn gặp nhiều khó khăn do
một số khoản chi thiếu những bằng chứng cụ thể. Công ty nên thay đổi lại phương
pháp quản lý hai khoản mục chi phí này nhằm sử dụng chi phí đúng mục đích hơn,
hiệu quả hơn và cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
- Công tác lập kế hoạch chi phí và giá thành của Công ty còn sơ sài, do đó
việc đánh giá, phân tích và xác định trọng tâm của công tác quản lý nhằm tiết kiệm
chi phí và hạ giá thành còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân có thể là do phòng kế
hoạch chưa quan tâm đúng mức đến công tác hạ giá thành. Công tác lập dự toán

×