Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TUYẾN TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.98 KB, 20 trang )

Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC TUYẾN TỈNH
(PHẦN 1)

1.Sự cần thiết của việc lựa chọn ưu tiên:
Trong phần giới thiệu của khóa tập huấn chúng ta đã nói về tầm quan trọng của lập kế
hoạch chiến lược và mối quan hệ giữa các kế hoạch chiến lược cấp tỉnh và các kế
hoạch chiến lược cấp quốc gia. Chúng ta đã xem xét các nguyên tắc cơ bản về lây
truyền HIV tại các nước và lãnh thổ châu Á, và thảo luận về tầm quan trọng của
những thay đổi về kiến thức đối với nguy cơ và động lực của dịch HIV trong các khu
vực địa lý khác nhau tại các thời điểm khác nhau.
Mục tiêu học tập
 Xem xét tầm quan trọng của việc lựa chọn ưu tiên theo các mục tiêu của lập kế


hoạch chiến lược
Xây dựng các khái niệm về sự góp phần tương đối của các nhóm khác nhau đối



với sự lan truyền của dịch HIV.
Hiểu về tầm quan trọng của tiềm năng/nguy cơ dịch



Mô tả các các ước tính về số người nhiễm HIV và AIDS được thực hiện như thế




nào
Xác định vấn đề làm thế nào cân đối các nguồn lực giữa nhu cầu dự phịng, chăm
sóc và giảm nhẹ tác động.

Các Mục tiêu của Lập Kế hoạch Chiến lược
Khả năng xây dựng các kế hoạch chiến lược có “tác động lớn” phụ thuộc vào khả
năng đưa ra các quyết định phù hợp dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả số liệu của địa
phương để hiểu về các điều kiện dịch tại địa phương. Khi thực hiện lập kế hoạch

1


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

chiến lược, mục đích cơ bản của chúng ta là làm thế nào tổ chức các nguồn lực (nhân
lực, tài chính) mà cho phép dự phịng được nhiều nhất các ca nhiễm HIV mới, và
cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc cho tối đa những người nhiễm và ảnh hưởng
bởi HIV. Để làm được việc này, đầu tiên chúng ta phải xác định nhóm đối tượng quan
trọng nào cần tập trung vào, ưu tiên cho các khu vực địa lý nào và những can thiệp
nào cần triển khai để đáp ứng tốt nhất những thách thức này.
Tại sao đưa ra vấn đề lựa chọn: đóng góp tương đối của các nhóm khác nhau và
sự lan truyền của dịch
Để thực hiện việc này một cách hiệu quả, điều quan trọng phải biết được có những sự
lựa chọn nào liên quan. Nếu chỉ huy động nguồn lực cho cuộc chiến chống lại HIV thì
sẽ khơng đủ. Các nguồn lực đó phải được phân bổ sao cho có thể phát huy tối đa các
tác động của nó.

Để minh họa cho luận điểm này, chúng ta hãy xem xét một tình huống giả định
sau: 5.000.000 đồng là khoản ngân sách để triển khai chương trình tại một tỉnh nào
đó. Kết quả sẽ như thế nào nếu đầu tư nguồn ngân sách đó cho một chương trình can
thiệp trên thanh niên thay vì triển khai chương trình can thiệp trên người bán dâm?
Tất nhiên điều đó cịn phụ thuộc và tình hình dịch tại tỉnh đó. Nhưng nếu bạn triển
khai dự án trong một điều kiện đặc thù của khu vực châu Á, hãy sử dụng những hiểu
biết về thực trạng dịch HIV, các hình thái hành vi, bạn có thể nhìn thấy một số điểm
giống như dưới đây:
Hãy giả đinh rằng các bạn đang triển khai can thiệp với nhóm người bán dâm với các
kết quả dưới đây:
Can thiệp trong nhóm người bán dâm và khách hàng của họ trong một giai đoạn 3
năm
 Sử dụng bao cao su tăng từ 30% lên 85% trong nhóm người bán dâm và khách


làng chơi
Tỷ lệ nhiễm STI trong nhóm người bán dâm và khách làng chơi giảm xuống



Tỷ lệ khách hàng nam giới của người bán dâm giảm từ 10% xuống 5%

Bây giờ chúng ta hãy giả định rằng thay vì chương trình can thiệp với người bán dâm,
bạn lựa chọn can thiệp với nhóm thanh niên và bạn đạt được các kết quả sau đây:
Can thiệp với thanh niên:

2


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS


Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011



Tỷ lệ sử dụng bao cao su tăng từ 30% lên 80%



Tỷ lệ thanh niên có quan hệ tình dục bất chợt giảm xuống

Đối với hai cách can thiệp này, bạn nghĩ loại hình can thiệp nào sẽ ngăn ngừa lây
nhiễm HIV nhiều hơn? Can thiệp ở nhóm người bán dâm? Hoặc can thiệp trong thanh
niên?
Hãy nhìn vào biểu đồ 1, đường mầu xanh thể hiện tình trạng trong 10 năm tới
kể từ bây giờ nếu như khơng có sự can thiệp nào. Đường màu hồng thể hiện trạng thái
nếu như chỉ có sự can thiệp trong nhóm thanh niên được thực hiện, và đường màu đỏ
thể hiện trạng thái nếu như chỉ có chương trình can thiệp trong nhóm người bán
dâm/khách làng chơi được thực hiện. Như vậy các bạn có thể thấy rằng nếu như triển
khai chương trình can thiệp ở người bán dâm, hy vọng tổng số nhiễm HIV trong
nhóm người trưởng thành trong tỉnh sẽ nằm trong khoảng 3.600 người sau giai đoạn
10 năm. Nhưng nếu triển khai chương trình can thiệp ở thanh niên thay vì chương
trình can thiệp ở nhóm người bán dâm, thì tổng số nhiễm HIV trong nhóm người
trưởng thành trong tỉnh sẽ nằm trong khoảng 17.000 người. Và nếu như không triển
khai bất kỳ can thiệp nào, số lượng nhiễm HIV sẽ nằm trong khoảng 20.000 người.
Như vậy số lượng nhiễm HIV được ngăn ngừa trong khoảng 16.400 người nếu như
triển khai chương trình can thiệp trong nhóm người bán dâm. Tuy nhiên, số lượng
nhiễm HIV được ngăn ngừa do chương trình can thiệp trong nhóm thanh niên sẽ chỉ là
3.000 người.
Hình 1: So sánh chương trình can thiệp trong nhóm bán dâm và chương

trình can thiệp trong nhóm thanh niên

3


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

Bạn nghĩ gì để giải thích cho sự khác biệt lớn giữa hai chương trình can thiệp này?
Nếu như xem xét số liệu về số lượng các bạn tình khác nhau của người bán dâm và
các khách hàng của họ trong khoảng thời gian một năm, bạn có thể thấy rằng trung
bình một người bán dâm có khoảng 1-2 khách hàng trên ngày (300 khách hàng hoặc
nhiều hơn/năm), và các khách hàng có thể có trung bình một bạn tình là người bán
dâm trên tháng. Mặc dù số lượng người bán dâm có thể tương đối nhỏ, nhưng nếu tỉ lệ
hiện nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm đạt đến 10% hoặc cao hơn nữa, đó cũng
sẽ đủ để lây lan thành lượng lớn các ca nhiễm HIV mới trong nhóm khách làng chơi
là nhóm có số lượng quần thể lớn hơn nhiều, những người này sẽ lần lượt lây truyền
virút HIV sang cho vợ/bạn tình của họ. Do đó về tổng thể, sẽ có một số lượng rất lớn
các trường hợp nhiễm HIV mới. Ngược lại, với chương trình can thiệp trong thanh
niên, kể cả khi có một tỷ lệ đáng kể thanh niên có quan hệ tình dục với bạn tình bất
chợt, số lượng bạn tình mới mà họ sẽ có trong khoảng thời gian một năm vẫn sẽ thấp
hơn rất nhiều so với trường hợp của người bán dâm và khách hàng của họ. Điều quan
trọng hơn nữa là khả năng những người mà họ có quan hệ tình dục bất chợt mà bị
nhiễm HIV cũng sẽ thấp hơn rất nhiều. Vì vậy số lượng bị lây truyền HIV trong nhóm
thanh niên thấp hơn nhiều so với nhóm người bán dâm và các khách hàng của họ.
Điều cốt yếu là khả năng lây truyền HIV trong thanh niên là rất thấp, điều đó cũng lý
giải tại sao số lượng nhiễm HIV được ngăn ngừa cũng sẽ thấp.
Trên thực tế tình trạng này cũng tương tự như các nhóm nguy cơ cao khác (như những
người tiêm chích ma túy và nam tình dục đồng giới). Khái niệm về các nhóm nguy cơ

cao (MARP) có số lượng nhỏ làm thế nào góp phần vào một dịch HIV lan rộng trong
tồn bộ dân cư được mơ tả bằng các thuật ngữ các nhóm “chính” và “bắc cầu”. Các
nhóm Chính thường có kích thước quần thể nhỏ, nhưng có nguy cơ tương đối cao, cả
nguy cơ bị nhiễm HIV và nguy cơ truyền HIV cho những người khác. Bởi vì họ có số
lượng bạn tình lớn và/hoặc hành vi sử dụng chung dụng cụ tiêm chích và tiếp theo là
khả năng lây truyền cao nếu như một hoặc nhiều người trong mạng lưới đó đã bị
nhiễm HIV.
Hy vọng rằng từ ví dụ trên các bạn có thể thấy được các lựa chọn để tạo ra một sự
khác biệt. Và nếu như bạn lựa chọn can thiệp ở trong nhóm thanh niên thì tác động
đem lại từ các nguồn lực của bạn sẽ thấp hơn rất nhiều so với khi bạn lựa chọn can
thiệp trong nhóm người bán dâm/khách làng chơi. Hình số 2 cho thấy sự phân bổ cụ
thể các nguồn ngân sách tại một quốc gia ở châu Á. Từ biểu đồ này cho thấy rõ ràng

4


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

rằng tỷ lệ phần trăm các nguồn ngân sách được phân bổ cho các can thiệp với nhóm
người tiêm chích ma túy (IDU) và tình dục đồng giới nam (MSM) không tương xứng
với tỷ lệ các ca nhiễm mới xảy ra trong các nhóm đích này. Đây là một ví dụ điển
hình tại nhiều quốc gia, do áp lực phải triển khai các chương trình can thiệp với các
nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp hơn.
Hình số 2: Mơ hình phân bổ nguồn lực thường gặp

Nguồn: Hướng dẫn A2 FHI, EWC, RTI, TFGI, USAID, 2010
“Hiểu về dịch HIV của chúng ta”: Hiểu về nguy cơ bùng phát dịch tại các địa
phuơng khác nhau

Để tránh tình trạng phân bổ nguồn lực khơng đem lại lợi ích tối đa, điều quan trọng
cần phải xác định tiềm năng bùng phát dịch tại địa phương của các bạn. Đối với dự
phòng, các ưu tiên can thiệp phải phản ánh nguy cơ bùng phát dịch, ví dụ: ở đâu, và
trong nhóm đối tượng nào mà phần lớn các ca nhiễm mới có khả năng xảy ra, cả ở
hiện tại và trong tương lai. Đối với các bối cảnh dịch thấp và tập trung, tiềm năng
bùng phát dịch có liên quan mạnh mẽ đến sự hiện diện của các nhóm nguy cơ cao, và
thay đổi phụ thuộc vào kích thước và các hành vi nguy cơ của những nhóm đích đó.
Thơng tin về các yếu tố này phải định hướng cho việc đưa ra các quyết định về can
thiệp gì? ở đâu? và tập trung vào nhóm đối tượng nào? Bởi vì các nguồn lực đều có
giới hạn, nên điều quan trọng là phải đưa ra những lựa chọn và xác định các ưu tiên
dựa trên bằng chứng.
Quá trình xác định tiềm năng dịch tại các địa phương khác nhau, có sự tham gia của
cả các đặc điểm khu vực địa lý về:

5


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011



Mức độ lây truyền HIV và các đường lây truyền phổ biến nhất trong các ca nhiễm



HIV tại các khu vực khác nhau (như nguồn của đa phần các trường hợp nhiễm
HIV mới)
Đặc điểm hố các nhóm nguy cơ cao ở từng khu vực về

o Kích thước quần thể của các nhóm đích đó
o Các mức độ hành vi nguy cơ trong các nhóm đích này
o Các tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm đích này

Lý tưởng nhất là có tất cả các thơng tin này để mơ tả chính xác nguy cơ bùng phát
dịch. Ví dụ: nếu một nhóm có nguy cơ có góp phần lớn vào số lượng trường hợp
nhiễm mới tại một khu vực dịch thì kích thước quần thể của nhóm đó phải đủ lớn, có
thực hành các hành vi nguy cơ cao, và phải là nguồn hiện phơi nhiễm với HIV ở thời
điểm hiện tại trong khu vực (như số lượng người bị nhiễm HIV đủ lớn và có tham gia
vào hành vi nguy cơ). Ngược lại, thậm chí khi một nhóm cụ thể nào đó có tỷ lệ hiện
nhiễm HIV rất cao, nhưng kích thước quần thể của nhóm đó là q nhỏ, thì tác động
của nhóm đích đó đối với tình hình dịch HIV tại địa phương có khả năng sẽ nhỏ.
“Hiểu về tình hình dịch HIV của chúng ta”: Hiểu về người nào hiện đã nhiễm và
cần được điều trị
Đối với điều trị, các ưu tiên về chương trình phải phản ánh được ở những khu vực mà
sự lây nhiễm HIV đã xảy ra. Bởi vì HIV khơng phân bố một cách đồng đều, có nghĩa
là một số tỉnh (hoặc quận/huyện) sẽ chịu tổn thương nặng nề hơn các địa phương
khác, và các địa phương này có thể nhận được sự ưu tiên cao hơn, nơi mà năng lực về
tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị cần được bố trí phù hợp. Thách thức đối với
việc lựa chọn ưu tiên trên cơ sở số người bị lây nhiễm là do chúng ta không nắm được
ai là người nhiễm HIV, nên chúng ta phải ước tính số lượng đó. Nói đơn giản hơn,
trong một bối cảnh nơi mà có một bộ phận lớn thuộc những người đã nhiễm HIV chưa
được chẩn đốn, hoặc thậm chí nếu họ đã được chẩn đốn thì họ đã chọn cách khơng
tiết lộ tình trạng HIV của họ.
Phần lớn các nguồn thơng tin hiện có về số người nhiễm HIV tại các tỉnh/thành phố là
từ hệ thống báo cáo ca nhiễm HIV. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng những người trọng
hệ thống đó chỉ là các trường hợp đã được xét nghiệm và chẩn đoán. Đa phần số
trường hợp nhiễm HIV là vơ danh, có xu hướng xảy ra sau khi đã bị nhiễm một

6



Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

khoảng thời gian dài (ví dụ: khi bắt đầu bị ốm). Ở thời điểm đó nhiều cơ hội dự phịng
và chăm sóc sớm đã bị bỏ lỡ, do đó điều quan trọng là cần cố gắng cải thiện tình trạng
này.
Cũng như vậy, các số liệu xét nghiệm ln có xu hướng ước tính thấp hơn số
người nhiễm HIV, do vậy đó là lý do chúng ta sử dụng các cơng cụ mơ hình hóa để
giúp cho cơng việc ước tính. Có một số các cơng cụ mơ hình hóa hiện có (như Bộ
Cơng cụ Ước tính và Dự báo của UNAIDS (EPP), mơ hình SPECTRUM, và Mơ hình
Dịch tễ châu Á (AEM), một số cơng cụ thì đơn giản và một số cơng cụ thì phức tạp
hơn. Các cơng cụ mơ hình hóa này thường tính tốn thơng qua sử dụng các số liệu
hiện có (ví dụ: số lượng người trong quần thể nguy cơ cao, mức độ hành vi nguy cơ
và tỷ lệ hiện nhiễm HIV), được kết hợp với sự hiểu biết về cách thức lây truyền của
HIV, để dự báo số lượng người có khả năng nhiễm HIV. Các số liệu cần cho các mơ
hình dự báo này khá tương đồng với các số liệu cần để lựa chọn ưu tiên các can thiệp
về dự phòng (đã được bàn luận trong chương mục trên).
Tại Việt Nam, hiện tại các ước tính tại cấp tỉnh/thành phố về số lượng người
nhiễm HIV thường được thực hiện tại tuyến trung ương, là một phần trong quy trình
ước tính số lượng các ca nhiễm HIV trên tồn quốc. Các ước tính riêng lẻ của tỉnh,
thành phố khơng sẵn có. Phụ thuộc vào số lượng của các số liệu sẵn có, đơi khi các
ước tính được thực hiện cho các nhóm tỉnh/thành phố. Cách ước tính này chỉ phù hợp
với các tỉnh/thành phố có ít số liệu. Đối với các tỉnh, thành phố có các ước tính riêng
lẻ, nên so sánh số liệu ước tính này với số liệu các trường hợp nhiễm HIV được báo
cáo để hiểu được một cách khái quát số liệu báo cáo các trường hợp nhiễm HIV có thể
chính xác đến đâu. Điều này có thể giúp cho mục đích xác định kích thước, mà khá
hữu ích khi các số liệu báo cáo về trường hợp ca nhiễm HIV thường dễ lấy hơn và sẵn

có hơn các phương pháp ước tính theo mơ hình. Tuy nhiên kể cả khi có sẵn các ước
tính ở cấp tỉnh/thành phố, các số liệu này cũng chỉ có giá trị hạn chế trong việc giúp
lựa chọn ưu tiên tại tuyến quận/huyện.
Trong trường hợp thiếu các số liệu ở tuyến quận/huyện, thì số liệu các trường hợp
nhiễm HIV được báo cáo dường như là số liệu tốt nhất hiện có. Các bạn cần quan tâm
đến nơi mà các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, và nếu như địa chỉ thường chú
khác với địa điểm phát hiện nhiễm, thì cố gắng tìm hiểu nơi mà các phân nhóm của
các ca nhiễm HIV có thể hình thành (tại cấp quận/huyện hoặc phường/xã). Các thơng
tin này có thể được sử dụng để hướng dẫn lập kế hoạch cho những khu vực có đặt các
7


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

trung tâm xét nghiệm và điều trị. Điểm quan trọng là các dịch vụ chẩn đốn, chăm sóc
và điều trị cần cải thiện để tăng cường sức thu hút đối với khách hàng. Nhận thức rằng
các nguồn lực có thể hạn chế, nên quan trọng là tối ưu hoá sử dụng các số liệu hiện có
để xây dựng các quy định khi quyết định về nơi nào cần đặt các dịch vụ xét nghiệm,
chăm sóc và điều trị. Bên cạnh đó, nếu như bạn có bất kỳ một số liệu thơ về tỷ lệ
nhiễm HIV mới, bạn có thể ước tính sơ bộ các nhu cầu chăm sóc trong tương lai (ví
dụ: trung bình thì nhu cầu điều trị sẽ xuất hiện sau khoảng 8 năm tính từ thời điểm
nhiễm HIV).
Giảm tác động – Biết rằng HIV có xu hướng tác động đến những người trong
độ tuổi sinh sản (15-44 tuổi), sự tác động tổng hợp của dịch HIV làm ảnh hưởng đến
khả năng mưu sinh và chăm sóc cho những người thân của những người bị nhiễm
HIV phải được quan tâm và đầu tư nguồn lực. Các gia đình có những người bị bệnh
nặng hoặc chết có thể bị tác động với nhiều vấn đề, như mất việc làm, trẻ em trong gia
đình phải thơi học để kiếm thêm thu nhập, và trong một số trường hợp mất sự trợ giúp

của gia đình (ví dụ: những người phụ nữ bị đuổi ra khỏi gia đình họ sau khi chồng của
họ chết vì HIV).
Câm bằng giữa các nhu cầu dự phòng điều trị
Các quốc gia phải đưa ra các lựa chọn quyết đinh về phân bổ các nguồn lực
như thế nào giữa dự phòng lây nhiễm HIV mới, cung cấp các dịch vụ chăm sóc và
điều trị thích hợp cho những người đã bị nhiễm HIV, và giảm thiểu tác động của các
bệnh liên quan đến AIDS và tử vong đối với các gia đình và khả năng ứng phó của
cộng đồng đối với HIV. Một ví dụ minh họa cho vấn đề này: giống như hồn cảnh khó
xử của thuyền trưởng của một con tàu phải đối mặt khi đang lênh đênh giữa đại
dương và con tàu đó bắt đầu rệu rã và xuất hiện các lỗ thủng. Bởi vì khơng có cách
nào thốt ra khỏi con tàu, vị tàu trưởng phải suy nghĩ đồng thời về cách gia cố con tàu
(ngăn chặn các lỗ thủng mới), vá lại các lỗ thủng đã có trong con tàu (để ngăn nước
chảy vào), và bơm nước trong con tàu ra ngoài (để con tàu khơng bị chìm).
Nếu có q nhiều lỗ thủng thì sẽ phải quyết định lỗ thủng nào cần được sửa chữa
trước, và nếu như phân công nhiều người trong thủy thủ đồn sửa chữa con tàu, thì số
người bơm nước ra khỏi con tàu sẽ ít đi. Mặt khác, nếu tồn bộ thủy thủ đồn được
phân cơng bơm nước khỏi tàu thì con tàu sẽ tiếp tục xuất hiện các lỗ thủng mới, và
các lỗ thủng đã có sẽ vỡ rộng và nước tràn vào trong tầu nhiều hơn. Nếu như các lỗ

8


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

thủng trở nên, nước biển có thể tràn vào nhanh hơn lượng nước được thủy thủ đoàn tát
ra ngoài, và kết cục là con tàu có thể bị đắm chìm.
Các bạn có nghĩ là tình huống này giống với hồn cảnh mà các Trung tâm phòng
chống AIDS tỉnh/thành phố (PACS) và các nhà Quản lý chương trình phịng, chống

HIV/AIDS đang gặp phải? Hãy xem các suy luận của bạn thế nào so với các suy luận
được sắp xếp trong Bảng số 1.
Bảng số 1: Các suy luận về con tàu
Con tàu và Tàu trưởng

Trung tâm AIDS tỉnh/thành phố và
Nhà Quản lý chương trình phịng
chống AIDS tuyến tỉnh/thành phố
Cần xác định ra các tỉnh/thành phố có
các khu vực/các nhóm nguy cơ cao/dễ
tổn thương và các tỉnh, TP này cần nhận
được các dịch vụ dự phòng trước khi
bắt đầu xuất hiện các ca nhiễm HIV

Cần phát hiện và gia cố các phần yếu
của con tàu trước khi chúng xuất hiện
các lỗ rò rỉ
Một số phần suy yếu của con tàu xuất
hiện các lỗ thủng nhỏ và cần phải được
vá lại để chúng không trở thành các lỗ
thủng lớn hơn

Ở những khu vực, nơi mà HIV bắt đầu
có ảnh hưởng đến các nhóm có nguy cơ
cao/dễ tổn thương, cần phải được ưu
tiên triển khai các biện pháp dự phòng
khẩn cấp nhất

Khi các lỗ thủng trên con tàu trở nên
lớn hơn, nước bắt đầu tràn vào trong

tàu, và vị thuyền trưởng phải dành
nhiều sự quan tâm hơn cho việc bơm
nước ra khỏi tàu
Khu vực sàn tàu sẽ bị ngập trước tiên.
Những người phải làm việc trong khu
vực đó của con tàu khơng có được điều
kiện sức khỏe tốt do họ phải sống và
làm việc trong bóng tối, trong các điều
kiện kém thơng khí. Cộng thêm với
gánh nặng của sự ngập lụt, nhiều khả
năng họ sẽ bị mất sức, ốm, sẽ khơng có
khả năng giúp cho việc bơm nước ra
khỏi tàu, và họ cần được những người
cịn lại trong đồn thủy thủ chăm sóc
nhiều hơn.

Khi các ca nhiễm HIV lan truyền quá
nhanh, gánh nặng bệnh tật tăng lên và
khi đó các dịch vụ chăm sóc và điều trị
cần được cung cấp
Giảm tác động là thực sự cần thiết để hỗ
trợ cho các gia đình chịu tác động nặng
nề nhất bởi vì họ đang sống dưới mức
nghèo khổ

9


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS


Hiệu quả nhất là phòng/sửa chữa các lỗ
thủng trong con tàu, không nên đợi cho
đến khi nước tràn vào trong con tàu qua
các lỗ thủng và phải bơm nước ra ngoài

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

Dự phịng sớm sẽ tốn ít chi phí hơn là
điều trị. Các nhà Quản lý chương trình
AIDS cấp tỉnh/thành phố nên sắp xếp
đủ nguồn lực cho cơng tác dự phịng,
qua đó họ sẽ có thể sẽ tránh được các
chi phí cho điều trị sau này

Ưu tiên gia cố cột buồm của con tàu sẽ
không giữ cho con tàu khỏi ngập nước
nếu như sàn tàu đã tràn ngập nước. Việc
thiết yấu là phải tập trung vào cơng tác
dự phịng để sàn tàu khơng bị ngập
nước.

Tập trung các chương trình can thiệp
cho các quần thể có nguy cơ thấp như
thanh thiếu niên trong trường học không
phải là cách sử dụng ngân sách có hiệu
quả. Các nguồn lực nên được tập trung
vào những khu vực mà phần lớn các ca
nhiễm HIV có thể xảy ra

Những người trong hầm tầu sẽ cần có

áo phao để giữ họ khơng bị chìm, như
vậy họ có thế tiếp tục bơm nước ra khỏi
con tàu.

Những người đã bị nhiễm HIV cần
được điều trị để họ có thể trở thành
những thành viên hữu ích trong xã hội

Thơng qua sự suy luận này, cân đối nhu cầu giữa dự phòng, điều trị và giảm thiểu tác
động trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta biết rằng điều quan trọng là trợ giúp những
người nhiễm HIV khơng chỉ bởi vì đó là quyền của họ được tiếp cận đến với điều trị
mà cịn bởi vì họ vẫn có thể tiếp tục là những thành viên hữu ích của xã hội. Tuy
nhiên, nếu khơng có dự phịng thì điều trị kháng vi rút (ART) sẽ không thể bền vững,
do vậy chúng ta cần cố gắng cân đối thích hợp giữa cung cấp dịch vụ điều trị và dự
phịng lây nhiễm HIV, qua đó nhu cầu cho điều trị được giảm xuống.
Tóm tắt lại các thơng điệp chính trong chương mục này
 Xây dựng kế hoạch chiến lược “tác động lớn” phụ thuộc vào khả năng sử dụng các


số liệu địa phương để có sự hiểu về tình trạng dịch tại địa phương.
Các khía cạnh quan trọng nhất cần phải hiểu là “tiềm năng dịch”, và “gánh nặng



của lây nhiễm”
Lập kế hoạch Chiến lược cho cơng tác dự phịng cần bao gồm xác định các khu



vực và các nhóm nào khả năng có số lượng các trường hợp nhiễm mới nhiều nhất.

Các thông tin về các nhóm có nguy cơ cao, kích thước quần thể của các nhóm đó,
các hành vi nguy cơ của họ, và tỷ lệ lây nhiễm trong các nhóm đó, trong tất cả các
10


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011



khu vực của tỉnh/thành phố, cần được xác định. Các thơng tin đó khơng phải lúc
nào cũng có sẵn, tuy nhiên, quan trọng là cần có sự hiểu biết về sự lựa chọn như
nhóm nào là nhóm đích, những loại hình can thiệp nào cần ưu tiên, sẽ có một tác
động đáng kể đến số lượng các trường hợp nhiễm HIV trong tương lai của một
quốc gia .
Kinh nghiệm đối với các quốc gia có tình hình dịch HIV thấp và tập trung đã cho



thấy cần tập trung ưu tiên vào các nhóm đích có nguy cơ cao là chiến lược hiệu
quả nhất để ngăn chặn số lượng các ca nhiễm HIV ở mức cao nhất.
Nhu cầu cung cấp các dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho những người nhiễm
HIV, cần phải cân bằng với với nhu cầu thiết yếu về dự phịng lây nhiễm mới. Nếu
khơng sẽ có mối nguy hiểm khi sự lây truyền HIV tiếp tục đi nhanh hơn khả năng
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kể trên.

2. Các nguồn số liệu sử dụng cho việc lựa chọn ưu tiên các chương trình
Tiếp tục với phần suy luận về con tàu thủng, thuyền trưởng của con tàu sẽ cần các
thơng tin chính xác để có thể đưa ra các quyết định. Cần những thơng tin gì? Nếu như

bạn là thuyền trưởng con tàu và bạn nghĩ rằng con tàu của bạn đã bị rệu rã và xuất
hiện các lỗ thủng, bạn cần biết vị trí nào của con tàu đã bị suy yếu, và bạn cần biết ở
đó đã có các lỗ thủng gây rị rỉ nước chưa. Nếu như đã có các lỗ thủng, bạn cần biết lỗ
thủng lớn cỡ nào và mức nước tràn vào qua những lỗ thủng đó nhanh như thế nào, qua
đó bạn có thể phân cơng cho các thuỷ thủ bơm nước ra ngoài để tránh cho con tàu
khỏi bị chìm.
Bạn có thể sử dụng phần suy luận này giống như là các loại thông tin mà các nhà quản
lý chương trình cần để lựa chọn ưu tiên các chương trình dự phịng trong tỉnh/thành
phố của họ. Như chúng ta đã biết ở chương trước, điểm cần phải cân nhắc nhất trong
việc lựa chọn ưu tiên cho các nỗ lực dự phịng đó là tiềm năng bùng phát dịch, ví dụ
như các ca nhiễm mới có thể xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào và trong những nhóm
nào, bởi vì đó chính là những nơi mà các nỗ lực dự phòng cần được tập trung. Hiểu
biết về nguy cơ bùng phát dịch gồm có xác định những nhóm nguy cơ cao nào có
trong tỉnh/thành phố, biết được những nơi nào mà họ hay tụ tập, số lượng của họ như
thế nào, lây nhiễm HIV đã xuất hiện trong nhóm đích đó chưa, và các mức độ hành vi
nguy cơ của họ đã đủ lớn để dịch HIV có khả năng lan truyền nhanh chóng hay chưa.
Các Mục tiêu học tập
11


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

-

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

Xác định các nguồn số liệu có thể cần sử dụng trong quá trình lựa chọn ưu tiên
giữa nhu cầu dự phòng và điều trị.
Xem xét các điểm mạnh và các điểm hạn chế trong việc thu nhận và sử dụng các
nguồn số liệu khác nhau, bao gồm các vấn đề về chất lượng và các vấn đề về phiên

giải.

Sử dụng các nguồn số liệu hiện có
Có nhiều nguồn số liệu có thể sử dụng để cố gắng thu thập một số trong các loại
thông tin này. Đánh giá nguy cơ bùng phát dịch không phải lúc nào cũng cần số liệu
mới hoặc nhiều số liệu khác nhau. Các nhà quản lý chương trình phải sử dụng hiệu
quả nhất các số liệu hiện có. Một số nguồn số liệu thơng thường có thể được sử dụng
để đánh giá tiềm năng dịch, và sau nữa cũng để đánh giá gánh nặng của sự lây nhiễm
gồm có:
 Các ước tính kích thước quần thể của các nhóm nguy cơ cao (từ việc lập bàn đồ và


các loại nghiên cứu khác)
Các thông tin lưu trữ của chương trình về việc sử dụng dịch vụ ở các nhóm nguy



cơ cao
Số trường hợp bệnh nhân AIDS được báo cáo



Số trường hợp nhiễm HIV được báo cáo



Số liệu xét nghiệm HIV (bao gồm số trường hợp xét nghiệm và số trường hợp




dương tính với HIV)
Số trường hợp nhiễm STI được báo cáo



Các điều tra về tỷ lệ hiện nhiễm HIV và/hoặc các hành vi nguy cơ trong các nhóm



nguy cơ cao.
Các đánh giá nhanh về các nhóm nguy cơ cao (các nghiên cứu này có thể được



thực hiện bởi nhiều đối tác liên quan khác nhau bao gồm các nhà cung cấp dịch
vụ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cơ quan/tổ chức quốc tế, hoặc các đối
tác chính phủ)
Đặc điểm xã hội và nhân khẩu học hoặc các đặc điểm khác được xem như “yếu tố

dẫn dắt” đến khả năng xuất phát một vụ dịch HIV.
Các số liệu này nên được thu thập từ các nguồn số liệu cơng khai hiện có hoặc từ các
đối tác liên quan có tham gia vào việc thu thập thông tin và/hoặc sở hữu nguồn số liệu
này. Điều quan trọng là cần có sự tham gia hoặc hỗ trợ từ các đối tác liên quan này
12


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011


khi cần thu thập thêm các thông tin bổ sung để phiên giải số liệu cho phù hợp hoặc để
có được các số liệu chi tiết, cụ thể khác nhau. Nhiều bảng biểu số liệu có thể có sẵn
dưới dạng biểu mẫu báo cáo chuẩn, tuy nhiên các biểu mẫu điện tử của các số liệu này
có thể cho phép các số liệu được tập hợp hoặc phân nhóm theo các yêu cầu khác nhau.
Đa phần các số liệu sẽ được sử dụng hiệu quả nhất khi được phân theo năm và/hoặc
theo khu vực địa lý.
Do cách thức lây truyền dịch HIV, nên các đặc điểm của một vụ dịch mang tính địa
phương rõ rệt. Đơn vị địa lý được chọn lựa để đánh giá tiềm năng bùng phát dịch
trong tỉnh/thành phố nên đủ nhỏ để có ý nghĩa (như đại diện cho một khu vực có
nguy cơ dịch tương đồng). Đồng thời, nếu quy mô dịch thấp (hoặc chưa xuất hiện
dịch) ở các khu vực khác nhau trong tỉnh/thành phố, có thể có khó khăn trong việc thu
thập số liệu đơn vị cụ thể hoặc thậm chí cả khi có sẵn thì con số này có thể q nhỏ để
phân tích. Tại mọi thời điểm, sẽ dễ dàng và thuận tiện nhất khi sử dụng các đơn vị
hành chính (ví dụ: thành phố, thị xã, quận/huyện), vì các thơng tin này có khả năng có
sẵn theo các tuyến của các đơn vị hành chính đó, và dễ dàng thực hiện hơn bởi vì các
nguồn lực thường được phân bổ hoặc quản lý theo những đơn vị này. Khi sử dụng các
đơn vị/địa giới hành chính tiêu chuẩn này thì một việc quan trọng là cần để ý đến các
điểm nóng bất thường, khi chúng thể hiện chỉ là các ổ dịch nhỏ trong một đơn vị hành
chính, hoặc lan rộng ra nhiều đơn vị hành chính trong một tỉnh/thành phố (hoặc thậm
chí vượt ra nhiều tỉnh/thành phố).
Khi bạn tiến hành sắp xếp số liệu, các số liệu có thể được sắp xếp theo các đơn vị
hành chính này, mặc dù cách này có thể khơng hồn tồn phù hợp và có thể thiếu hụt
các loại số liệu khác nhau. Việc tạo ra một trang tính tốn liệt kê các đơn vị địa lý theo
hàng và các loại số liệu khác sắp xếp theo các cột, là một biểu mẫu hữu dụng để kiểm
tra, phân loại và xếp loại ưu tiên theo các tiêu chí về tiềm năng dịch. Sắp xếp số liệu
trong một bảng tính excel cũng giúp cho việc thực hiện việc tính tốn và đưa ra các đồ
thị một cách dễ dàng.
Sử dụng các nguồn số liệu khác nhau
Mỗi nguồn số liệu đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế và khơng có nguồn số
liệu cho thấy một bức tranh tổng thể về nguy cơ bùng phát dịch. Các nhà quản lý

chương trình cần quan tâm và xem xét cẩn thận các bằng chứng về nguy cơ bùng phát
dịch sử dụng các nguồn số liệu khác nhau.

13


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

Ước tính kích thước quần thể
Ước tính kích thước quần thể của các nhóm nguy cơ cao cần thiết để lượng hóa
mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và sự lây nhiễm. Sự có mặt của một số lượng lớn
những người thuộc các nhóm dễ tổn thương và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như
phụ nữ mại dâm (FSW) và khách làng chơi, người tiêm chích ma túy (IDU) và nam
tình dục đồng giới (MSM) tại nhiều khu vực khác nhau là một trong các chỉ số quan
trọng nhất để đánh giá tiềm năng bùng phát dịch. Ngay cả khi tỷ lệ hiện nhiễm trong 1
nhóm quần thể khơng cao, nếu nhóm đó có kích thước quần thể lớn tham gia vào các
hành vi có nguy cơ cao có thể tạo ra các điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của
dịch, một khi nhiễm HIV xâm nhập vào trong mạng lưới. Các nhóm đích tại các khu
vực này cần được ưu tiên triển khai các chương trình can thiệp dự phịng, từ đó dự
phịng lây truyền HIV ngay từ khi có trường hợp nhiễm đầu tiên.
Số liệu lập bản đồ là một nguồn quan trọng trong các số liệu ước tính kích thước quần
thể của các nhóm nguy cơ cao (MARPs). Lập bản đồ được thực hiện với nhiều lý do
khác nhau, sử dụng nhiều phương thức tiếp cận, phụ thuộc vào mục đích cơ bản của
yêu cầu cơng việc (ví dụ: lập kế hoạch chương trình, xây dựng khung chọn mẫu, hoặc
ước tính kích thước quần thể). Mục đích cơ bản này có thể ảnh hưởng đến việc sử
dụng số liệu như thế nào. Ví dụ: thực hành lập bản đồ chỉ bao phủ duy nhất một nhóm
đích nào đó trong cả quần thể (ví dụ như nhóm người bán dâm đường phố hoặc người
bán dâm là nam giới), hoặc chỉ ở một khu vực địa lý nào đó (ví dụ khu vực bao phủ

của một chương trình dự phịng). Bằng những hiểu biết về hạn chế của số liệu lập bản
đồ hiện có, đơi khi có thể điều chỉnh các số liệu này để phản ảnh cho nhóm lớn hơn
cho các mục tiêu ưu tiên.
Các nguồn số liệu ước tính kích thước quần thể khác được dựa trên điều tra khảo sát,
và sử dụng các phương thức tiếp cận khác nhau như phương pháp bội số (multiplier
method), hoặc một kỹ thuật được gọi là bắt-thả-bắt lại (capture-recapture) để ước tính
kích thước quần thể. Loại hình điều tra được sử dụng nhiều gần đây bao gồm cả việc
chọn mẫu từ quần thể chính và sử dụng các phương pháp thống kê để phiên giải các
báo cáo của những người tham gia nghiên cứu là thành viên mạng lưới xã hội của
nhóm nguy cơ cao, để ước tính kích thước quần thể nhóm nguy cơ cao trong tồn bộ
dân số
Các vấn đề chất lượng/phiên giải số liệu: Tất cả các phương pháp ước tính kích thước
quần thể đều có các hạn chế, do vậy điều quan trọng là cần thu thập càng nhiều càng

14


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

tốt các thông tin về thiết kế và triển khai nguồn số liệu mà bạn đang sử dụng để giải
thích những hạn chế này trong quá trình phiên giải số liệu. Một số vấn đề về chất
lượng cần lưu ý dưới đây:
 Chiều hướng của các số liệu từ lập bản đồ chỉ thể hiện những thành viên của các



nhóm nguy cơ cao thường xuyên xuất hiện ở các khu vực lập bản đồ. Phương thức
tiếp cận này sẽ bỏ qua một số các thành viên ít lộ diện hơn của nhóm này và do đó

có khả năng sẽ dấn đến ước tính kích thước quần thể thấp hơn thực tế (và tiềm ẩn
của nguy cơ).
Các khó khăn trong việc xác định các thành viên của các nhóm nguy cơ cao tại các



địa bàn được lập bản đồ (như thiếu đặc điểm riêng biệt hoặc sự nhạy cảm để nhận
dạng), có thể đơi khi dẫn đến ước tính cao hơn hoặc thấp hơn kích thước thật của
quần thể.
Khi sử dụng phương pháp multiplier method với các phương pháp dựa vào điều

tra, cũng có thể có xu hướng ước tính thấp hơn kích thước thật của quần thể nếu
như điều tra không độc lập với các số liệu được sử dụng cho multiplier. Tình trạng
này có thể dễ dàng xảy ra nếu như các số liệu theo dõi chương trình được sử dụng
cho multiplier.
Nếu có thể, kiểm tra chéo nhiều nguồn số liệu có thể giúp đưa ra các ước tính kích
thước quần thể đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng trong bối cảnh đánh giá
tiềm năng dịch tại một khu vực, thì sự đo lường sơ bộ/khái quát về kích thước quần
thể thường cũng đã đủ. Ví dụ, tại một khu vực địa lý, sự đo lường này có thể cho biết
kích thước quần thể của một nhóm nguy cơ cao có thể nhỏ hơn 100, nhiều hơn 500
hoặc nhiều hơn 1.000, để phục vụ cho hình thành các ngưỡng. Khái niệm này còn
được bàn luận tiếp theo tại chương 4.

15


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011


Số trường hợp bệnh nhân AIDS được báo cáo
Các báo cáo về các trường hợp bệnh nhân AIDS là nguồn số liệu thơng thường để xác
định các khu vực có khả năng bùng phát thành dịch HIV lớn, và để mơ tả các nhóm bị
ảnh hưởng nhiều nhất từ các vụ dịch đó. Đa phần các quốc gia đều có một số hệ thống
báo cáo trường hợp bệnh nhân AIDS. Đặc biệt là tại các khu vực có mức độ dịch thấp
thì có thể có ít các nguồn thơng tin khác về HIV/AIDS. Đối với dịch HIV ở mức độ
thấp, mà có báo cáo về các trường hợp bệnh nhân mắc AIDS tại một khu vực địa lý
nhỏ có thể là sự bất thường, bởi vậy, thậm chí chỉ với một số ít các trường hợp được
báo cáo có thể khởi đầu cho một cuộc điều tra sâu hơn để kiểm tra xem ở khu vực này
số người nhiễm HIV có nhiều hơn khơng, và đường lây truyền nào có thể có trong các
ca nhiễm HIV này. Các hệ thống báo cáo về các trường hợp bệnh nhân AIDS thường
bao gồm một vài biến số xã hội-nhân khẩu học như giới, độ tuổi, và đôi khi là yếu tố
nguy cơ hoặc đường lây nhiễm. Nếu như bạn may mắn có đủ số liệu về nơi cư trú,
điều này có thể giúp làm rõ sự khác biệt giữa địa điểm phát hiện nhiễm HIV và địa
điểm lây nhiễm HIV. Một số hệ thống báo cáo các trường hợp bệnh nhân AIDS cũng
bao gồm thông tin về giai đoạn tiến triến bệnh. Thật sự hữu ích khi xem xét hình thái
của các trường hợp bệnh nhân AIDS qua thời gian, hơn là chỉ quan tâm đến số lũy
tích của các trường hợp này, bởi vì hình thái này có thể thay đổi theo thời gian, và
khái niệm về nguy cơ bùng phát dịch có liên quan đến các yếu tố kết hợp với sự lây
truyền HIV hiện tại và trong tương lại gần.
Các vấn đề về chất lượng/phiên giải số liệu: Một số các hạn chế về số liệu báo cáo
các trường hợp bệnh nhân AIDS có liên quan đến cách mà các trường hợp bệnh nhân
AIDS được báo cáo. Đối với dịch mức độ thấp và tập trung, nơi mà số lượng các
trường hợp nhiễm HIV và số lượng trưòng hợp được xét nghiệm tương đối thấp, thì số
lượng các trường hợp bệnh nhân AIDS được báo cáo có thể rất nhỏ so với tổng số
trường hợp bệnh nhân AIDS của cả khu vực. Có thể có sai số về loại khách hàng
mong muốn hoặc tiếp cận với dịch vụ, ở những nơi họ có thể được chẩn đốn và báo
cáo là AIDS. Tình trạng này có thể cịn tệ hơn khi mà sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối
với những người nhiễm HIV vẫn còn phổ biến hoặc khi đa phần người nhiễm HIV
thuộc các nhóm nguy cơ cao, những người thường miễn cưỡng khi tìm kiếm các dịch

vụ tại các cơ sở y tế công lập. Như đã định nghĩa, các trường hợp bệnh nhân AIDS đại
diện cho các ca nhiễm HIV đã xảy ra trong quá khứ, và số lượng, kích thước quần thể
và các đường lây truyền của những trường hợp được báo cáo đó có thể khác với các

16


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

hình thái nguy cơ hiện tại. Cũng có thể thật sự khó khăn có thể thu thập được các
thơng tin chính xác về các đường lây truyền, đặc biệt là lây truyền giữa nam giới với
nam giới hay qua mua bán dâm (nếu như các hành vi đó bị kỳ thị nặng nề). Hiểu biết
về các vấn đề này và về bối cảnh chính của những người được miêu tả trong hệ thống
báo cáo các trường hợp bệnh nhân AIDS có tính quyết định trong việc đưa ra các kết
luận chính xác về nguy cơ bùng phát dịch từ các loại số liệu này.
Các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo
Bên cạnh hệ thống báo cáo về các trường hợp bệnh nhân AIDS, nhiều quốc gia
cũng có một hệ thống báo cáo về các ca nhiễm HIV được kết nối với các điểm cung
cấp các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. Bởi vì dịch vụ Tư vấn và Xét nghiệm HIV
tự nguyện trở nên phổ biến và các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện sớm hơn,
nên hệ thống báo cáo các trường hợp nhiễm HIV sẽ trở thành một nguồn số liệu hữu
ích cho việc mơ tả dịch HIV, nói một cách khác, báo cáo các trường hợp nhiễm HIV là
một sự cải tiến hơn hệ thống báo cáo trường hợp bệnh nhân AIDS, bởi vì các số liệu
này phản ánh tốt hơn nhiều hình thái lây nhiễm HIV gần đây. Do vậy loại số liệu này
rất hữu ích để đưa ra các ưu tiên cho nhu cầu dự phòng.
Các vấn đề chât lượng/phiên giải số liệu: Như đối với các trường hợp số liệu về bệnh
nhân AIDS, khó khăn chính trong việc phiên giải số liệu về số trường hợp nhiễm HIV
được báo cáo là vì hình thái lây nhiễm được quan sát phụ thuộc nhiều vào số trường

hợp được xét nghiệm. Ở một số nơi thì ít gặp phải vấn đề đối với số lượng các trường
hợp bệnh nhân AIDS, bởi vì trường hợp bệnh nhân AIDS có xu hướng được phát hiện
khi những người này bị đau ốm, bệnh tật và tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán
và điều trị. Ngược lại những người nhiễm HIV được chẩn đoán nhiễm HIV trước khi
họ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, có thể thuộc một nhóm dân mà cần được lưu tâm
đặc biệt để làm xét nghiệm HIV do hành vi nguy cơ của họ. Ví dụ: trong một khu vực
dịch tập trung, nếu một chương trình có độ bao phủ cao đối với nhóm người tiêm
chích ma túy (IDU), nhưng độ bao phủ thấp đối với nhóm phụ nữ bán dâm (FSW), và
nếu như xét nghiệm HIV là một phần của gói dịch vụ được cung cấp thì khả năng đa
phần các trường hợp nhiễm HIV sẽ được phát hiện trong nhóm người tiêm chích ma
túy (IDU). Trong tình huống này, có thể có sự sai lầm khi cho rằng số lượng người
tiêm chích ma túy (IDU) lớn hơn số lượng phụ nữ bán dâm trong toàn bộ quần thể.
Tương tự như vậy, nếu xét nghiệm HIV tại một khu vực địa lý được mở rộng theo thời

17


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

gian, thì số lượng các ca nhiễm HIV được phát hiện sẽ tăng lên, ngay cả khi tỷ lệ hiện
nhiễm HIV tại quần thể đó khơng thay đổi. Vì những lý do này mà việc phiên giải số
liệu các trường hợp nhiễm HIV cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng: ai được xét nghiệm, xét
nghiệm ở đâu và loại hình xét nghiệm có thể được thay đổi theo thời gian như thế nào.
Nói một cách cụ thể, dù báo cáo khơng có trường hợp nhiễm HIV trong một nhóm
dân hoặc khu vực nào đó cũng khơng thể kết luận có bằng chứng rằng chưa hề có
người nhiễm HIV trong nhóm đó, nếu như chỉ có một số ít thành viên trong nhóm đó
được làm xét nghiệm HIV.
Các ca nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI) được báo cáo

Bởi vì có sự giống nhau về các yếu tố nguy cơ, sự xuất hiện số lượng lớn các trường
hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI) trong một khu vực có thể được
phiên giải như một dấu hiệu chỉ điểm cho nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình
dục. Số liệu về các ca nhiễm STI đặc biệt hữu ích tại những nơi có quy mơ dịch ở
mức độ thấp, nơi mà các trường hợp nhiễm HIV nằm rải rác và/hoặc các dịch vụ về
xét nghiệm và chẩn đốn HIV chưa được phổ biến. Sự mơ tả đặc điểm của những
người đến điều trị STI có thể có ích cho việc xác định các nhóm nào dễ tổn thương
nhất đối với cả việc lây truyền HIV và STI. Điều quan trọng cần nhớ rằng phần lớn
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục có tỷ lệ lây nhiễm/lần tiếp xúc cao
hơn so với HIV và vì vậy tỷ lệ nhiễm khuẩn qua đường tình dục cao cũng không đồng
nghĩa với tỷ lệ lây nhiễm HIV cao.
Các vấn đề chât lượng/phiên giải số liệu: Phương pháp xác định và báo cáo các
trường hợp nhiễm STI cũng có thể có ảnh hưởng lớn đến việc phiên giải các số liệu
này. Ví dụ: một số hệ thống báo cáo trường hợp nhiễm STI dựa trên cơ sở bệnh nhân
được điều trị tại các phịng khám thuộc khu vực cơng lập. Những cá nhân này khơng
đại diện cho quần thể có người bị lây nhiễm với STI do phần lớn là các bệnh khơng có
triệu chứng, bệnh nhân tự điều trị hoặc sử dụng các cơ sở y tế tư nhân. Các phương
pháp chẩn đốn STIs có thể có độ nhạy cảm và đặc hiệu biến thiên, nên nhiều chương
trình phịng chống Nhiễm khuẩn Lây truyền qua đường Tình dục đều dựa trên hướng
tiếp cận hội chứng hoặc bệnh nhân tự mô tả các triệu chứng hơn là các thăm khám
lâm sàng và được hỗ trợ bởi các xét nghiệm chẩn đoán. Đối với những bệnh nhân nữ
mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể khó khăn khi phân biệt các nhiễm
khuẩn đó là do lây truyền qua đường tình dục hay là các nhiễm khuẩn đường sinh sản.

18


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011


Vì các lý do này mà số liệu về các trường hợp nhiễm STI có thể hữu ích để gợi mở
cho các điều tra sâu hơn hơn hoặc cung cấp bổ sung bằng chứng cho các số liệu khác
có tính thuyết phục cao hơn, hơn là được sử dụng độc lập như là cơ sở để đánh giá về
tiềm năng dịch.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm đích khác nhau (ví dụ: người bán dâm, tình dục
đồng giới nam (MSM), người tiêm chích ma túy (IDU) hoặc phụ nữ đang mang thai)
có thể đến từ nhiều nguồn số liệu khác nhau. Giám sát trọng điểm là một phương pháp
chọn mẫu từ một điểm cố định, đa phần tại một loại hình cơ sở y tế, cung cấp dịch vụ
cho bộ phận dân chúng. Xét nghiệm có thể được thực hiện dưới hình thức vơ danh,
các mẫu máu thu thập độc lập để sử dụng cho các mục đích khác (như sàng lọc giang
mai) hoặc các mẫu máu được lấy sau khi các cá nhân nào đồng ý tham gia. Giám sát
trọng điểm là một phương pháp hiệu quả để đo lường tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong
nhóm đối tượng đích tìm kiếm các dịch vụ khi các cá thể được lựa chọn vào mẫu
nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu liên tục (sequential sampling), và khi chỉ có
rất ít hoặc khơng có trường hợp nào từ chối làm xét nghiệm. Những khách hàng tiếp
cận đến các dịch vụ không phải lúc nào cũng đại diện cho quần thể lớn và điều này
cần được xem xét khi sử dụng phương pháp đo tỷ lệ hiện nhiễm này để đánh giá tiềm
năng dịch trong khu vực.
Nguồn số liệu phổ biến thứ hai về tỷ lệ hiện nhiễm HIV là từ các cuộc điều tra theo
xác suất hoặc các cuộc điều tra dân số đối với các nhóm nguy cơ cao (MARPs). Các
cuộc điều tra này cần có các kỹ thuật chọn mẫu đặc biệt phù hợp với đặc tính ẩn giấu
và lưu động của những nhóm này. Tương tự như các cuộc điều tra giám sát trọng
điểm, độ tin cậy/tính hữu dụng của tỷ lệ hiện nhiễm HIV từ các cuộc điều tra theo
chọn mẫu xác suất phụ thuộc nhiều vào tính đại diện của mẫu nghiên cứu
Các vấn đề chât lượng/phiên giải số liệu: Cỡ mẫu nghiên cứu thường là một vấn đề
đối với cả điều tra giám sát trọng điểm và các điều tra chọn mẫu theo xác suất. Cần
lấy đủ cỡ mẫu nghiên cứu để đạt được khả năng thống kê cần thiết thì các ước tính

mới có đủ độ tin cậy về tỷ lệ hiện nhiễm. Nếu như đơn vị địa lý được chọn q nhỏ thì
cỡ mẫu nghiên cứu có thể gần đạt đến kích thước của tồn bộ quần thể. Trên thực tế,
vấn đề này thường gặp đối với số liệu của giám sát trọng điểm. Yêu cầu cần có đủ cỡ

19


Dự án Phòng, chống HIV/AIDS

Bản tin HIV/AIDS KVMT số quý I/2011

mẫu mục tiêu có thể tạo ra áp lực đối với nhóm triển khai làm khơng đúng so với kế
hoạch chọn mẫu đã được xây dựng, do vậy có khả năng dẫn đến sai số lớn cho sự đo
lường tỷ lệ hiện nhiễm HIV. Cần rất thận trọng khi đánh giá số liệu về tỷ lệ hiện
nhiễm HIV mà bạn đang sử dụng có hay khơng một vấn đề.

Số liệu về hành vi
Mặc dù khơng thường xun sẵn có, số liệu hành vi là một nguồn số liệu khác có thể
hỗ trợ cho sự đánh giá nguy cơ bùng phát dịch. Các số liệu này thường được thu thập
thông qua các cuộc giám sát hành vi hoặc giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh
học (IBBS). Lợi thế của các số liệu về hành vi so với các số liệu sinh học là các số
liệu về hành vi phản ánh thực trạng của dịch HIV nhiều hơn, (ví dụ như nó phản ánh
kịp thời về các hình thái dịch hiện tại hơn là về các xu hướng tỷ lệ hiện nhiễm HIV).
Các tham biến cơ sở của hành vi nguy cơ qua đường tình dục có thể được sử dụng
trong bối cảnh này bao gồm tần suất hoạt động tình dục, số lượng các bạn tình mại
dâm và bạn tình bất chợt, và sử dụng bao cao su thường xuyên. Đối với hành vi nguy
cơ qua đường tiêm chích, các tham biến chính là tần suất của việc tiêm chích, sử dụng
chung dụng cụ tiêm chích vơ trùng. Các hình thái của việc sử dụng chung dụng cụ
tiêm chích, như số lượng những người cùng sử dụng chung và hồn cảnh sử dụng
chung cũng giúp mơ tả mức độ nguy cơ trong một nhóm cụ thể.

Để mơ tả đặc điểm mức độ nguy cơ, không nhất thiết cần đến các số liệu hành vi có
tính chính xác cao. Các Đánh giá Nhanh Thực trạng (RSA) thường cho các thơng tin
có thể giúp phân loại mức độ nguy cơ. Một đánh giá nhanh thực trạng được triển khai
tốt có thể cung cấp bằng chứng gợi ý rằng các hành vi nguy cơ (như hành vi tiêm
chích khơng vơ trùng và các hành vi tình dục khơng bảo vệ) xảy ra thường xuyên ở
phần lớn các thành viên của một nhóm đích như đã được mơ tả.
Các vấn đề chất lượng/phiên giải số liệu: Một trong các “hạn chế” chính của số liệu
hành vi là do các số liệu này mang tính “tự mơ tả” và do đó đơi khi có vấn đề về độ
tin cậy. Đó là lý do mà người ta thường nói về lâu về dài cần có các số liệu về sinh
học để bổ sung cho các hành vi được báo cáo.
(còn tiếp...)

20



×