Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 39 trang )

Ngày soạn:03/10/2015
Ngày dạy:09/10/2015
CHỦ ĐỀ 1 - TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học: Hệ thống lại các kiến thức về:
- Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất và cách thể
hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ.
- Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả.
- Cấu tạo của Trái Đất.
- Khí áp và gió trên Trái Đất.
II. Chuẩn bị của GV - HS
- GV: Bài soạn
- HS: sgk địa lí 6
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra: khơng
2. Bài mới:
GV: hệ thống ND kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh trong phần đại cương khoa học
Trái Đất.
1. Vị trí của TĐ trong hệ mặt trời .
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số các hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời .
- 5 hành tinh ( Thủy , Kim , Hỏa , Mộc , Thổ ) được quan sát bằng mắt thường thời cổ
đại.
- Năm 1181 bắt đầu có kính thiên văn phát hiện sao Thiên Vương .
- Năm 1846 phát hiện sao Hải Vương .
- Năm 1950 phát hiện sao Diêm Vương .
2. Ý nghĩa của vị trí thứ 3 : Vị trí thứ 3 của TĐ là 1 trong những điều kiện rất quan
trọng để góp phần nên TĐ là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.
1. Hình dạng , kích thước của TĐ và hệ thống kinh , vĩ tuyến .
TĐ có hình cầu, kích thước của TĐ rất lớn. Diện tích tổng cộng của TĐ là:510triệu km2.
3. Hệ thống kinh vĩ tuyến :
- Các đường kinh tuyến nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam , có độ dài bằng nhau.
- Các đường vĩ tuyến vng góc với các đường kinh tuyến có độ dài nhỏ dần từ xích


đạo về cực ( Các đường vĩ tuyến song song với nhau ).
- Từ vĩ tuyến gốc(xích đạo)lên cực B là nửa cầu B, có 90 vĩ tuyến B(1độ vẽ 1vĩ tuyến )
- Từ vĩ tuyến gốc ( xích đạo ) xuống cực Nam là nửa cầu Nam , có 90 vĩ tuyến Nam
- Kinh tuyến Đơng bên phải kinh tuyến gốc , thuộc nửa cầu Đông.
- Kinh tuyến Tây bên trái kinh tuyến gốc , thuộc nửa cầu Tây .
4. Công dụng: Các đường kinh tuyến , vĩ tuyến dùng để xác định vị trí của mọi địa
điểm trên bề mặt TĐ .
5. Khí áp và gió trên TĐ .
a . Khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất .

1


* Khí áp : Là sức ép rất lớn của khơng khí lên bề mặt đất.
- Dụng cụ đo khí áp: khí áp kế.
- Khí áp trung bình chuẩn là 760 mm thủy ngân.
Cứ lên cao 10m thì khí áp giảm 1mm.
* Các đai khí áp : Các đai khí áp cao và thấp phân bố xen kẻ và đối xứng qua đai áp thấp
xích đạo.
b. Ngun nhân hình thành các đai khí áp trên TĐ.
- Do sự phân bố bức xạ Mặt Trời theo vành đai dẫn đến sự phân bố nhiệt theo vành đai khác
nhau ( khí áp phụ thuộc vào nhiệt độ).
- Vùng XĐ quanh năm nóng, khơng khí nở ra, bốc lên cao, sinh ra vành đai khí áp thấp XĐ
(do nhiệt).
- Khơng khí nóng ở XĐ bốc lên cao tỏa sang 2 bên đến vĩ tuyến 30 o B và N , khơng khí lạnh
bị chìm xuống sinh ra 2 vành đai khí áp cao ở khoảng 30oB - N(do động lực).
- Ở 2 vùng c/B và N, tO thấp quanh năm, ko khí co lại, sinh ra 2 khu áp cao ở cực (do nhiệt)
- Luồng khơng khí ở cực về và luồng khơng khí từ đai áp cao sau khi gặp nhau ở khoảng
60o B - N thì bốc lên cao sinh ra 2 vành đai áp thấp.
c. Gió và các hồn lưu khí quyển.


2


- Gió : Sự chuyển động của khơng khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
- Trên bề mặt TĐ sự chuyển động của không khí từ các đai khí áp cao về các đai khí
áp thấp tạo thành hệ thống gió thổi vịng trịn gọi là hồn lưu khí quyển .
Do sự vận động tự quay của TĐ nửa cầu Bắc lệch về phía tay phải , nửa cầu Nam lệch
về phía tay trái (nhìn xi theo chiều gió thổi).
- Gió tín phong và gió tây ơn đới là hai hồn lưu khí quyển quan trọng nhất .
- Khơng khí có trọng lượng ->khí áp .
- Gió tín phong, gió tây ơn đới lại thổi tầm 30 0 B và 300 N vì do khơng khí nóng bốc lên
cao nén chặt xuống mặt đất và toả sang 2 bên tạo ra các khu khí áp trong đó có gió tín
phong và gió tây ơn đới.
6. Hơi nước trong khơng khí và mưa :

->Nhiệt độ càng tăng thì khơng khí cũng tăng .
Thành phần: Khơng khí
Nitơ:78%.
Oxi:21%.
Các loại khác : 1%
( cacbonnic, bụi, hơi nước )
o
- Khơng khí có hơi nước : do sự bốc hơi. K khí chứa một lượng lớn hơi nước nhất định, k o
khí càng nóng thì càng chứa nhiều hơi nước, kokhí bão hồ thì chứa một lượng hơi nước
nhất định .
- Khi khơng khí bão hồ mà vẫn được cung cấp thêm nước hoặc bị hố lạnh thì lượng hơi
nước có trong khơng khí sẽ ngưng tụ và đơng lại thành các hạt nước tạo ra mây, mưa,
sương.
3



- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố khá đồng đều từ xích đạo về cực .
- Các loại sương :
+ Hơi sương lơ lửng trong khơng khí là sương mù.
+ Sương mong manh trên mặt hồ là sương bụi .
+ Hơi sương đọng lại trên mặt băng nhỏ là sương muối.
* Cách tính lượng mưa :
- Lượng mưa trong ngày = tổng cộng của các đợt mưa trong ngày.
- Lượng mưa trong tháng = tổng lượng mưa các ngày trong tháng.
Lượng mưa trong năm = tổng lượng mưa các tháng trong năm.
Lượng mưa TB năm = tổng lượng mưa nhiều năm cộng lại chia cho số năm.

7. Các đới khí hậu trên Trái Đất
* Các chí tuyến và vịng cực .
- Chí tuyến B là đường vĩ tuyến 23o27’B.
- Chí tuyến N là đường vĩ tuyến 23o27’ N
- Vịng cực B là đường vĩ tuyến 66o33’B.
- Vòng cực N là đường vĩ tuyến 66o33’N.

8. Bản đồ :
* Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ
bề mặt Trái Đất
* Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương
pháp chiếu đồ.
- Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng so với thực tế . Càng về 2 cực sự
sai lệch càng lớn .
* Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ :
- Thu thập thong tin về đối tượng địa lý.
- Tính tỷ lệ , lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.

* Tầm quan trọng của bản đồ trong việc dạy và học địa lý.
Bản đồ cung cấp cho ta khái niệm chính xác về vị trí , về sự phân bố các đại lượng , hiện
tượng địa lý tự nhiên, kinh tế, XH ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.
4


9. Tỉ lệ bản đồ :
* Tỉ lệ bản đồ : là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên
thực tế .
* Ý nghĩa :Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
* Có hai dạng thể hiện tỉ lệ bản đồ là tỉ lệ số và tỉ lệ thước:
- Tỉ lệ số là một phân số có tử số ln bằng 1.
VD: 1:100000 có nghĩa là cứ 1cm trên bản đồ bằng 100 000 (1Km) trên thực tế.
- Tỉ lệ thước: được thể hiện như một thước đo được tính sẵn, mỗi đoạn trên thước được ghi
độ dài tương ứng trên thực tế .
Dạng 1: Tính tỉ lệ bản đồ.
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách các địa điểm ngồi thực tế.
- Dựa vào khoảng cách các địa điểm ngoài thực tế để tính tỉ lệ bản đồ.
Dạng 2: Cách xác định phương hướng trên bản đồ(16 phương hướng).
- Dựa vào đường kinh tuyến và vĩ tuyến
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc.
- Lưu ý: Đối với việc xác định phương hướng trên bản đồ: Ta dựa vào điểm mà đề bài cho
rồi vẽ một đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó, rồi ta dựa vào đó mà xác định
phương hướng.
Dạng 3: Các loại bài tốn về tính giờ.
- Vẽ trục giờ ra và cho học sinh biết sự khác nhau về ngày giữa phía Đơng và phía Tây.
+ Nếu đi từ Đơng sang Tây thì trừ đi 1 ngày.
+ Nếu đi từ Tây Sang Đông thì cộng thêm 1 ngày.
- Hướng dẫn cho học sinh thêm về cách tính từ kinh độ ra múi giờ khi đề bài không cho
múi giờ.

Cộng thêm 1 ngày
Trừ đi một ngày

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ít hơn phía Đơng 1 ngày
Sớm hơn phía Tây 1 ngày
- Lập cơng thức tổng qt cho dạng bài tập tính giờ.
Ví Dụ:
A
B
Tính
Cho
Cho
Tính
+ Tìm A = B – số múi giờ chênh lệnh giữa A và B.
+ Tìm B = A + số múi giờ chênh lệch giữa A và B.
Lưu ý: Chỉ cần cho học sinh biết được sự chênh lệnh về số múi giờ trên trục
múi giờ, rồi ta cộng vào hoặc trừ ra theo trục múi giờ.
Ví dụ 1: Một bức điện đánh từ An Giang đến Paris vào lúc 14h,1/1/2010.Hai
giờ sau Paris nhận được điện. Hỏi lúc đó ở Paris là mấy giờ,ngày tháng năm nào?(giờ
Paris, biết Parí có múi giờ số1).
Ví dụ 2: Một bà mẹ ở Việt Nam gọi điện chúc tết cho con gái đêm giao thừa ở
New york vào ngày 1/1/2008. Hỏi khi đó ở Việt Nam là mấy giờ,ngày tháng năm
nào? (biết New york có múi giờ số 19)
Dạng 4: Bài toán về hệ quả Trái Đất quay quanh Mặt Trời và quay quanh trục.
5


Sự lệch hướng của các vật thể:
- Ở bán cầu Bắc vật lệch về bên phải so với hướng chuyển động

- Ở bán cầu Nam vật lệch về bên trái so với hướng chuyển động
10. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ ,vĩ độ và toạ độ địa lí
a. Phương hướng trên bản đồ.
* Xác định dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến.
- Đầu trên của kinh tuyến là hướng Bắc, đầu dưới là hướng Nam.
- Bên phải kinh tuyến là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
Chú ý : Một số bản đồ, lược đồ không thể hiện các đường kinh tuyến ,vĩ tuyến thì dựa
vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng cịn lại .
*. Xác định dựa vào mũi tên chỉ hướng.
B
TB
ĐB
T

Đ
TN

ĐN
N

Bắc
Hãy xác định các hướng cịn lại trong
hình vẽ bên :

b. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí. Kinh độ, vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng
số độ, từ kinh tuyến, vĩ tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
* Toạ độ địa lý gồm: K/độ và vĩ độ của điểm đó.(Viết kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới).
11. Kí hiệu bản đồ . Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ .
a. Các loại lí hiệu bản đồ
- Kí hiệu bản đồ thể hiện các đối tượng địa lí.

- Các kí hiệu rất đa dạng và có tính quy ước.
Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu .
- Có 3 loại kí hiệu: Kí hiệu điểm ; Kí hiệu đường ; Kí hiệu diện tích.
- Ba dạng kí hiệu : Hình học ; chữ ; tượng hình .
b. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
6


- Trên bản đồ tự nhiên : Địa hình được thể hiện bằng màu sắc .
Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam:
+ Từ 0 - 200m : màu xanh lá cây .
+ Từ 200 - 500m : màu vàng hay hồng nhạt .
+ Từ 500 – 1000m : màu đỏ .
- Trên bản đồ địa hình: Địa hình được thể hiện bằng các đường đơng mức (Đường đồng
mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao ).
+ Khoảng cách giữa hai đường đồng mức cạnh nhau càng gần địa hình càng dốc.
+ Khoảng cách giữa hai đường đồng mức cạnh nhau càng xa địa hình càng thoải.
12. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
a. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Trái Đất quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực trục Trái Đất và nghiêng 66 o33'
trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng tự quay: Từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay 24h/vòng. (1 ngày đêm)
Vận tốc chuyển động của Trái đất ở trên bề mặt khác nhau ở mọi nơi .
Các địa điểm nằm trên đường xích đạo có tốc độ lớn nhất (gần 1600 km/h). Càng đi về
phía hai cực, tốc độ đó càng giảm dần. Ở hai cực, tốc độ đó bằng 0, vì hai điểm đó chỉ quay
tại chỗ mà khơng thay đổi vị trí .
- Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng thống
nhất gọi là giờ khu vực.
- Khu vực kinh tuyến gốc đi qua chính giữa gọi là khu vực giờ gốc và đánh số O cịn gọi là

khu vực giờ gốc (GMT).
(Giờ tính theo khu vực giờ gốc có đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở
ngoại ô thành phố Luân Đôn ) . Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7 .
- Giờ phía Đơng sớm hơn giờ phía Tây.
* Cách tính giờ khu gốc ra giờ hiện tại và ngược lại:
+ Trường hợp 1: Khi GMT + KVgiờ cần xác định ≥ 24
Giờ KV cần xác định = (GMT+ KV giờ cần xác định) - 24
+ Trường hợp 2: Khi (GMT + KVgiờ cần xác định ) ≤ 24
Giờ KVgiờ cần xác định = 24- (Giờ KV + KV giờ cần xác định)
- Kinh tuyến 180o là đường đổi ngày quốc tế .
b. Hệ quả sự vân động tự quay quanh trục của Trái Đất .
* Hiện tượng ngày và đêm .
Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa,
đó là hiện tượng ngày đêm.
( Ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất).
Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm .
* Vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.

7


13. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .
a. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .
- TĐ c/động quanh MT theo hướng từ T sang Đ. Trên quỹ đạo có hình elip gần trịn.
- Thời gian TĐ chuyển động trọn một vòng trên q/đạo là 365ngày 6giờ(Năm thiên văn )
- Năm lịch là 365 ngày. Cứ bốn năm có một năm nhuận.
b. Hiện tượng các mùa :
- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục TĐ bao giờ cũng có một độ nghiêng k o đổi và
hướng về một phía.
- Hai nửa cầu luân phiên nhau ngã gần và chếch xa Mặt Trời sinh ra các mùa.

- Sự phân bố lượng nhiệt, ánh sáng và cách tính mùa ở hai nửa cầu hồn tồn trái ngược
nhau.

- Cách tính mùa theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thời gian.
Ngoài hiện tượng các mùa, sự chuyển động của TĐ quanh MT còn sinh ra hiện tượng
ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau và hiện tượng số ngày có ngày , đêm dài suốt 24 h
ở các miền cực thay đổi theo mùa .

8


14. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
1. Hiện tượng ngày, đêm dài gắn trên các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
- Do trục TĐ nghiêng nên trục nghiêng của TĐ và đường phân chia sáng tối k o trùng
nhau các địa điểm trên bề nặt TĐ có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
+ Mọi địa điểm trên dường xích đạo có ngày và đêm như nhau.
+ Từ xích đao về hai cực thời gian chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn.
2. Ở miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 h thay đổi theo mùa.
- Vào ngày 22-6 và 22-12 các địa điểm ở:
+Vĩ tuyến 66033’B
+ Vĩ tuyến 66033’N Có một ngày hoặc một đêm dài suốt 24 h.
- Từ vòng cực đến cực ở hai bán cầu số ngày hoặc đêm dài suốt 24 h tăng lên.
- Ở hai cực có ngày đêm dài suốt 6 tháng.
Vào ngày 22-6 ánh sáng MT chiếu vng góc với vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó được
gọi là đường gì ?
(Vào ngày 22-6 ánh sáng MT chiếu v/góc với vĩ tuyến 23 027’B. Đây là giới hạn cuối cùng
ánh sáng MT tạo được một góc vng xuống nửa cầu B vĩ tuyến này được gọi là CTB)
? Vào ngày 22-12 (Đơng chí ) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vi tuyến bao nhiêu
? Vĩ tuyến đó có tên gọi là gì ?
(giới hạn cuối cùng mà ánh sáng Mặt Trời tạo được một góc vng xng nửa cầu Nam

là vĩ tun 23027’N đường đó được gọi là chí tuyến Nam ) .
* Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 ở các vĩ độ 66 033’ Bắc và Nam có hiện tượng ngày
đêm dài suốt 24 h
- Vĩ tuyến 66033’B là giới hạn cuối cùng mà ánh snág mặt trời chiếu được xuông mặt đất
của nửa cầu Bắc vào ngày 22-12 và đường này gọi là vòng cực Bắc .
- Vĩ tuyến 66033’N là giới hạn cuối cùng mà ánh sáng MT có thể chiếu xuông được bề
mặt Trái Đất vào ngày 22-6 và vĩ tuyến đó gọi là vịng cực Nam .

9


10


Ngày soạn: 25/1/2015
Ngày dạy: 28/1/2015

Địa lí Châu á
Chuyên đề 1: TỰ NHIÊN CHÂU Á
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
- Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
- Giáp 3 đại dương Phía bắc: Bắc Băng Dương, Phía nam: ấn độ dương, Phía đơng:TBD
- Giáp 2 châu lục: Châu á, Châu phi
2. LÃNH THỔ:
- Là một bộ phận của lục địa á- âu, ngăn cách với châu âu qua dãy U-ran, với châu Phi qua
kênh đào Xuy- ê.
- Kích thước khổng lồ, rộng bậc nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41 triệu km2, kể ca
các đảo thì rộng tới 44,4 triệu km2
- Trải dài trên 76 độ vĩ tuyến . Chiều rộng nơi lãnh thổ rộng nhất: 8500km
Câu hỏi:

Vị trí, kích thước châu á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?
Vị trí và kích thước lãnh thổ làm cho khí hậu châu á phân hố rất đa dạng và mang
tính lục địa cao.
- Vị trí: trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu á có đầy đủ các đới khí
hậu trên trái đất. Từ bắc xuống nam lần lượt là: Cực và cận cực.Ơn đới.Cận nhiệt .Nhiệt
đới. Xích đạo
- Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hố theo chiều Đơng – Tây, tạo ra nhiều
kiểu khí hậu. Vd đới khí hậu ơn đới phân hố thành: ơn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn
đới gió mùa.
- Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khơ hạn, mùa hè rất
nóng, mùa đơng rất lạnh.
2. ĐỊA HÌNH CHÂU Á: Gồm 3 đặc điểm
- Châu á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế
giới
- Núi chạy theo 2 hướng chính: B-N hoặc gần B-N, Đ-T hoặc gần Đ-T làm cho địa hình bị
chia cắt phức tạp
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm, trên các núi cao có băng tuyết bao
phủ quanh năm.
Câu hỏi :
1. Địa hình Châu á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sơng ngịi
*Địa hình làm cho khí hậu châu á phân hố đa dạng
- Núi, sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền, làm cho khí hậu
phân hố theo chiều đơng tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd ơn đới phân hố thành ơn đới
lục địa, ơn đới hải dương, ơn đới gió mùa.
- Ngồi ra, trên núi và sơn ngun cao khí hậu cịn phân hố theo độ cao
*Địa hình có ảnh hưởng đến sơng ngịi:
- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính, địa hình bị chia cắt phức tạp nên sơng ngịi
châu Á có mạng lưới khá phát triển.
11



Khí hậu châu Á

- Địa hình nhiều núi, sơn ngun cao, sơng có độ dốc lớn nên có giá trị thuỷ điện và
mùa lũ gây thiệt hại lớn.
3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Gồm 2 đặc điểm chính:
- Khí hậu châu á phân hoá rất đa dạng: + Phân thành nhiều đới (....)
+ Phân thành nhiều kiểu (vd …)
- Phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:
+ Nhiệt đới gió mùa: Đơng nam á, nam á
+ Ơn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa: Đơng á
+ Các kiểu khí hậu lục địa: Tây nam á, Trung á

Cận và cận cực
Đới
khí
hậu

Ơn đới
Cận nhiệt đới

Lục địaGió
mùaHải
dươngĐịa trung
hảiGió mùaLục
địaNúi
caoKhơGió mùa

Nhiệt đới

Xích đạo
Ngày soạn: 1/2/2015
Ngày dạy: 4/2/2015
Câu hỏi:
Câu 1. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các miền khí hậu của châu á. Giải thích vì sao
châu á có nhiều loại khí hậu?
Miền khí hậu lạnh: ( ở phía bắc): gồm tồn bộ miền xibia của Nga. Về mùa đơng rất
lạnh, nhiệt độ trung bình từ -2 đến -500c
Miền khí hậu gió mùa ẩm:( ở Đơng á, Đơng Nam á, Nam á). Mùa đơng gió từ lục địa
thổi ra, lạnh, khơ. Mùa hè có gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm
Miền khí hậu lục địa:( ở trong vùng nội địa): mùa đông lạnh, khô. Mùa hạ nóng khơ.
Miền khí hậu cận nhiệt Địa trung hải:( ở phía tây): mùa đơng mưa nhiều, mùa hạ
nóng khơ.
Giải thích:
Châu á có kích thước khổng lồ.
Vị trí trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
Địa hình nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao ngăn chăn ảnh hưởng của biển vào đất
liền và làm cho khí hậu phân hố theo chiều cao.
Câu 2. Vì sao nói châu á có khí hậu phân hố đa dạng? Hãy giải thích.

12


- Khí hậu châu á phân hố thành nhiều đới từ bắc xuống nam. Gồm đới cực và cận cực, ơn
đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. Vì lãnh thổ châu á trải dài từ vùng cực đến vùng xích
đạo
- Phân thành nhiều kiểu theo chiều đông tây (vd:Đới cận nhiệt có: cận nhiệt gió mùa, cận
nhiệt Địa Trung Hải, Cận nhiệt lục đia). Nguyên nhân do kích thước lãnh thổ rộng lớn, các
núi sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển.
- Ngoài ra ở vùng núi, sơn nguyên cao khí hâu cịn phân hố theo độ cao.

Câu 3. Khí hậu gió mùa ẩm ở Đơng á, nam á, đơng nam á có đặc điểm chung gì?
- Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết nóng ẩm,
mưa nhiều
- Mùa đơng: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khơ và lạnh
Câu 4. Châu á có mấy loại khí hậu phổ biến, nêu đặc điểm và vùng phân bố của chúng?
- Có 2 loại khí hậu phổ biến|
+ Khí hậu gió mùa: Ơn đới gió mùa và cận nhệt gió mùa ở Đơng á, nhiệt đới gió
mùa ở Đơng Nam á, Nam á.
Đặc điểm: Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho
thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.Mùa đơng: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khơ và lạnh
+ Khí hậu lục địa: gồm cận nhiệt lục địa, ôn đới lục địa, nhiệt đới khô. Phân bố ở
Tây Nam á, Vùng nội địa
Đặc điểm: mùa hạ nóng khơ, mùa đơng lạnh khơ. Lượng mưa chỉ khoảng
200- 500mm, lượng bốc hơi rất lớn nên độ ẩm khơng khí rất thấp.
Câu 5. Gió mùa là gì? Nguồn gốc hình thành gió mùa châu á? Trình bày sự đổi hướng
gió theo mùa ở Châu á.
- Gió mùa là gió thổi theo từng mùa, có cùng phương nhưng ngược hướng và tính chất trái
ngược nhau.
- Nguồn gốc hình thành: Sự chênh lệch khí áp theo mùa giữa lục địa Châu á với 2 đại
dương và Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, làm phát sinh gió thổi thường xuyên và đổi
hướng theo mùa.
- Sự đổi hướng gió theo mùa ở Châu á:
Mùa đơng: Gió từ áp cao xibia thổi về hạ áp xích đạo và nam TBD, tính chất lạnh khơ.
Mùa hạ gió từ áp cao nam AĐD, nam TBD về hạ áp Iran, tính chất nóng ẩm mưa nhiều
Câu 6. Nêu đặc điểm gió mùa ở Đơng Nam á, Nam á. Vì sao chúng có đặc điểm khác
nhau như vậy?
- Đặc điểm: Mùa hạ gió từ áp cao Nam AĐD về hạ áp Iran: nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng
gió từ áp cao Xibia về hạ áp XĐ: lạnh khơ.
- Ng nhân: Mùa hạ gió xuất phát từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước
Mùa đơng gió xuất phát từ lục địa lạnh phía Bắc thổi về

Câu 7. Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở
I-an-gun.:
a)
Nêu nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa. Cho biết biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào?
b)
Giải thích vì sao I-an-gun lại mưa rất nhiều vào mùa hạ?
HD: a, nhận xét:
Nhiệt độ cao quanh năm. nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 25 0c(tháng 1). Nhiệt độ
cao nhất khoảng 320c (tháng 4, 5). Có 2 lần nhiệt độ cực đại (tháng 4,5 và tháng 10,11).
Mưa: lượng mưa lớn, mưa phân bố theo mùa, mùa hạ mưa nhiều (tháng 5-10). Mùa
đơng mưa ít.
13


Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
b. GiảI thích: Do mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào mang nhiều hơi nước.
E- ri- at:
- Nhiệt độ: chênh lệch nhiệt độ lớn (biên độ nhiệt năm lớn). Tháng có nhiệt độ cao nhất
khoảng 380C (tháng 7). Tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 130C (tháng 1).
- Lượng mưa: mưa rất ít, mưa chỉ xuất hiện vào các tháng mùa đông, tháng mưa cao nhất
cũng chỉ khoảng 200 mm (tháng 2). Một số tháng khơng có mưa (tháng 7,8,9).
=> kết luận: Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới khô.
U- lan-ba-to:
- Nhiệt độ: chênh lệch nhiệt độ chênh lệch rất lớn trong năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất
khoảng 240C (tháng 6). Tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng – 120C (tháng 1).
- Lượng mưa: Rất ít. Mưa tập trung vào các tháng mùa hạ. Tháng mưa nhiều nhất khoảng
500 mm (tháng 6). Một số tháng hầu như không có mưa (tháng 10,11,12)
=> kết luận: ơn đới lục địa.
Câu 8: Dựa vào bảng : Nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng tại Thượng
Hải (Trung Quốc)

Tháng
Yếu
Tố
Nhiệt độ
(0C)
Lượng
mưa
(mm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

3,2

4,1

8,0

13,5

18,8

23,1

27,1

27,0

22,8

17,4

11,3

5,8

59

59


83

93

93

76

145

142

127

71

52

37

Hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?
4. SƠNG NGỊI CHÂU Á: 3 đặc điểm chính
- Sơng ngịi châu á khá phát triển và có nhiều hệ thống sơng lớn.
vd sơng Tigơrơ, Ơphrat, S ấn, s Hằng, s Mê Cơng, S Hồng Hà, Trường Giang.
- Các sông ở châu á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
- Các sơng Bắc á có giá trị chủ yếu về giao thơng và thuỷ điện, cịn sơng ở các khu vực
khác có giá trị về cung cấp nước cho sx và đời sống, thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh
bắt nuôi trồng thuỷ sản.
Đặc điểm

Khu vực

BẮC Á

ĐÔNG NAM Á
NAM Á
ĐÔNG Á

Mạng lưới sơng

Hướng chảy

Có mạng lưới
Nam lên
sơng ngịi dày đặc Bắc
với nhiều sơng lớn:
sơng Ơ bi, sơng Inê-nit-xây, sơng Lê
Na…
Có mạng lưới - Đơng - Tây
sơng ngịi dày đặc - Bắc - Nam
với nhiều sông lớn:

Chế độ nước
+ Mùa đông: sông bị
đóng băng kéo dài.
+ Mùa xn: nước sơng
lên nhanh (do băng tuyết
tan ) gây ra lũ băng lớn.
Chế độ nước phụ thuộc
chế độ mưa.

+ Mùa mưa: sơng có
14


TÂY NAM Á
TRUNG Á

sơng A-mua,
Hồng Hà,
Trường Giang,
Mê Kơng,
Hằng….
Sơng ngịi
phát triển

sơng
sơng
sơng
sơng

nước lớn.
+ Mùa khô: nước sông
cạn.

kém Gần Đông - + Mùa khô: nước sông
Tây
cạn hoặc kiệt.
+ Mùa mưa: nước không
lớn (do mưa, tuyết và
băng tan từ các núi cao).


Câu hỏi:
Câu 1. Vì sao nói sơng ngịi châu á phân bố khơng đều và có chế độ nước khá phức
tạp?
- Sơng Bắc á:
+ Khá phát triển.
+ Chảy theo hướng Nam lên Bắc
+ Mùa đơng sơng đóng băng, lũ lớn vào mùa xn
+ Nguồn cung cấp: Băng tuyết tan
- Sông Đông á, Đông Nam á, Nam á:
+ Rất phát triển
+ lũ cuối hạ đầu thu, cạn vào cuối đông đầu xuân
+ Nguồn cung cấp: phụ thuộc vào chế độ mưa mùa
- Sông Tây Nam á, Trrung á:
+ Kém phát triển
+ Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm, có một số sơng “chết”
giữa hoang mạc
+ Nguồn cung cấp: Băng tuyết tan
Câu 2. Cho biết giá trị và những bất lợi của sông ngịi châu á?
Các sơng Bắc á có giá trị chủ yếu về giao thơng và thuỷ điện, cịn sơng ở các khu vực
khác có giá trị về cung cấp nước cho sx và đời sống, thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh
bắt nuôi trồng thuỷ sản.
Bất lợi: Lũ lụt gây thiệt hại lớn về người và của
5. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA THIÊN NHIÊN CHÂU Á:
- Thuận lợi:
+ Nhiều khống sản có trữ lượng rất lớn ( Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc...)
+ Các tài nguyên Đất, nước, khí hậu, rừng, biển rất đa dạng, các nguồn năng lượng ( địa
nhiệt, mặt trời, gió, nước) rất dồi dào. Tíh đa dạng của tài nguyên là cơ sở đẻ tạo ra tính đa
dạng của sản phẩm.
Khó khăn:

+ Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn, các vùng lạnh giá chiếm diện tích lớn
gây trở ngại cho giao thơng, mở rộng diện tích trồng trọt, chăn ni của các dân tộc
+ Các thiên tai ( động đất, núi lửa, bão, lũ...) gây thiệt hại lớn về người và của
Ngày soạn: 08/2/2015
15


Ngày dạy: 11/2/2015
Chuyên đề 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI CHÂU Á
1. CHÂU Á LÀ MỘT CHÂU LỤC ĐƠNG DÂN
Giải thích vì sao Châu á có dân số đông nhất thế giới?
- Dân số châu á chiếm trên 60% dân số thế giới ( năm 2002)
- Gấp 5 lần dân số châu âu, gấp 117 lần dân châu đại dương, gấp 4 lần châu mĩ và
châu phi
- Có các nước đơng dân nhất, nhì thế giới là Trung Quốc và ấn Độ
* Nguyên nhân Châu á đông dân:
- ĐK tự nhiên: thuận lợi cho sinh sống và sản xuất:
+ Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều chiếm diện tích lớn
+ Nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
+ Nguồn nước dồi dào
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản phong phú
- ĐK kinh tế – xh:
+ Tập quán trồng lúa nước cần nhiều lao động
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nhiều nền văn minh
+ Hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển, cần nhiều lao động
+ Quan niệm con trai con gái còn nặng nề
2, Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: Mơngơlơit, Ơrơpêơit, Ơxtralơit, người lai
3, Nơi ra đời của các tôn giáo lớn:
-An độ giáo: ra đời thế kỉ đầu, thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên. ở ấn Độ
- Phật giáo: thé kỉ 6, tr CN ở ấn Độ

- Kitô giáo: Đầu CN tại Palestin
- Hồi giáo: Thế kỉ 7 sau CN, tại arâpxêut
* ý nghĩa của tôn giáo đối với đời sống, xã hội Châu á;
- Tạo ra sự đa dạng, độc đáo trong văn hoá, kiến trúc, phong tục tập quán,
- Các giáo lí tốt đẹp góp phần giáo dục con ngưịi hướng thiện
- Tuy nhiên tục ăn kiêng, các giáo lí khắt khe, sự đa dạng tơn giáo sẽ gây khó khăn cho sx,
dễ xảy ra mâu thuẫn tranh chấp lẫn nhau
4. PHÂN BỐ DÂN CƯ:
Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư châu á
Không đồng đều
- Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển thuộc Đông á, Đông Nam á, Nam á. (Một số
nơi mật độ dân số trên 100ng/ km2 như phía đơng Trung Quốc, đồng bằng ven biển Việt
Nam, án Độ..... )Do ở đây địa hình bằng phẳng, giao thơng thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí
hậu nóng ẩm mưa nhiều.
- Thưa thớt: vùng núi, cao nguyên thuộc Tây Nam á, vùng trung tâm nội địa (vd phía tây
Trung Quốc,Irac,Arâpxêut.. chưa đến 1ng/km2) Vùng lạnh giá phía bắc. Do ở đây đi lại khó
khăn, khí hậu khơ hạn, lạnh giá.
Ngày soạn:22/2/2015
Ngày dạy: 25/2/2015
5. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CHÂU Á:
16


Các nước Châu á có q trình phát triển sớm và trải qua nhiều giai đoạn:
- Thời cổ, trung đại kinh tế - xh châu á phát triển đạt trình độ cao so với thế giới:
+ Có nhiều nền văn minh nổ tiếng, nhiều dân tộc đạt trình độ phát triển cao của thế giới
+ Người dân biết khai thác, chế biến khống sản, nghề thủ cơng, trồng trọt, chăn nuôi, nghề
rừng.
+ Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được phương Tây ưa chuộng (như Gốm,sứ,tơ lụa
của TQ, đồ thuỷ tinh, trang sức vàng, bạc của Ân Độ, Thảm len, đồ da, vũ khí của Tây Nam

á, ...) và nhờ đó thương nghiệp phát triển, đã xuất hiện con đường tơ lụa từ TQ sang các
nước phương Tây, các con đường trên biển, cũng nhờ việc tìm đường sang bn bán với ấn
Độ mà Cơlơmbơ đã tìm ra Châu Mĩ
- Thế kỉ 16-19:
+ Hầu hết các nước châu á bị thực dân xâm chiếm và phong kiến kìm hãm, nền kinh tế rơi
vào tình trạng chậm phát triển kéo dài, tụt hậu so với thế giới.
+ Riêng Nhật Bản nhở cải cách Minh Trị nên phát triển nhanh chóng.
- Sau chiến tranh TG thứ 2 đến nay:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước đều kiệt quệ, người dân cực khổ
+ Nhưng từ nữa cuối thế kỉ XX đến nay, kinh tế các nước châu á vươn lên mạnh mẽ nhưng
phát triển không đều.
Câu hỏi:
Câu 1. Vì sao nói sau chiến tranh thế giới 2, kinh tế các nước châu á vươn lên mạnh
mẽ nhưng phát triển không đồng đều? ( BT về nhà)
Sau thế chiến II, kinh tế các nước châu á rơi vào kiệt quệ,, người dân vô cùng cực
khổ. Đến nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu á vươn lên mạng mẽ nhưng phát triển khơng
đều, có thể chia ra các nhóm nước như sau:
Nước phát triển: Nhật Bản. Kinh tế xã hội phát triển toàn diện, là cường quốc công
nghiệp đứng thứ 2 TG
Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NICS): Có trình độ cơng nghiệp hố cao và
nhanh. Như Xingapo, Đài loan, Hàn Quốc, Hồng Kông
Các nước Công – nông nghiệp: Công nghiệp phát triển nhanh nhưng nơng nghiệp
cịn đóng vai trị quan trọng. (Trung quốc, ấn độ, Thái Lan, Malaixia, Việt nam)
Các nước Nông nghiệp: Mianma, lào, Campuchia
Các nước giàu lên nhờ dầu mỏ nhưng kinh tế xã hội phát triển chưa cao như :
Brunây, arâpxêut, Cơoet
Hiện nay, ở châu á, Các nước có thu nhập thấp, đời sơng người dân nghèo khổ cịn
chiếm tỉ lệ cao.
6. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÂU Á:
a, Nơng nghiêp

* Thành tựucủa nền nông nghiệp châu á?
- Chiếm 93% sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì của thế giới
- Trung Quốc, ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới đã cung cấp đủ lương thực cho
người dân và còn thừa để xk
- Thái Lan, Việt Nam từ chỗ là nước phải nhập khẩu lương thực, thì nay xuất khẩu gạo
đứng nhất nhì thế giới
17


- Các vật ni rất đa dạng: Vùng kh gió mùa ni trâu bị, lợn, gà, vịt. Vùng kh khơ hạn
ni dê, bị, ngựa cừu. Vùng kh lạnh ni tuần lộc
- Châu á nổi tếng với các loại cây công nghiệp như bông, chè, cao su , cà phê, dừa, cọ dầu...
* Nhờ những đk nào giúp châu á sx lúa gạo nhiều nhất thế giới?
- Đk tự nhiên:
+ Nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ ( ấn hằng, Đb lưỡng hà, đb sơng cửu long...)
+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đặc biệt là ở vùng kh gió mùa thuộc đơng á, nam á, đơng
nam á. thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa nước
+ Sơng ngịi phát triển, nguồn nước dồi dào vừa bồi đắp phù sa màu mỡ vừa cung cấp nước
cho tưới tiêu.
- Đk Kinh tế – xh:
+ Lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước
+ Dân số đông thị trường tiêu thụ rộng lớn,
+ Người dân có tập quán ăn nhiều lương thực, đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm
b, Cơng nghiệp
* Vì sao nói cơng nghiệp của châu á đa dạng nhưng phát triển chưa đều?
- Cơ cấu CN của châu á đa dạng gồm: CN khai khoáng, CN luyện kim, Cơ khí chế tạo,
Điện tử, sx hàng tiêu dùng...
- CN khai khoáng phát triên ở hầu hết các nước
- CN luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử: phát triển ở các nước có trình độ KHKT như Nhật ,
Trung Quốc, ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan

- CN sx hàng tiêu dùng: phát triển ở hầu hết các nước
* Vì sao các nước châu á phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ?
- Các ngành công nghiệp nhẹ (công nghiệp sx hàng tiêu dung), phát triển ở hầu hết các
nước châu á. Với rất nhiều ngành khác nhau như: dệt may, giày da, chế biến lương thực
tp ...
- Sở dĩ các nước châu á ưu tiên phát triển nhóm ngành này vì:
+ Có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ là
các ngành cần nhiều lao động, vừa phát triển sx vừa tạo được nhiều việc làm cho người dân
+ Châu á có nguồn nguyên liệu từ trồng trọt, chăn nuôi, từ rừng, biển rất dồi dào
thuận lợi cho cn chế biến lttp
+ Phần lớn các nước Châu á ở trình độ đang phát triển, vốn ít cần quay vịng vốn
nhanh, trình độ KHKT chưa cao nên chủ yếu họ đầu tư cho CN nhẹ.
-------------------------------------------------------------Ngày soạn: 01/3/2015
Ngày dạy: 04/3/2015
Chuyên đề 3- ĐỊA LÍ CÁC KHU VỰC CHÂU Á
A. TÂY NAM Á
Câu hỏi
1. Đặc điểm vị trí địa lí Tây Nam á? ý nghĩa đối với sự phát triển kt-xh?
- Vị trí: Nằm giữa các vỹ tuyến: khoảng từ 120B - 420B
Giáp nhiều biển, vịnh biển: Vịnh pec-xich, biển Arap, biển đen, biển Đỏ, biển Caxpi, Địa
Trung Hải. Giáp Nam á, Trung á, ngăn cách với châu Phi qua kênh đào xuy- ê.
18


- ý nghĩa: Vị trí chiến lược quan trọng. Nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế, ngả 3
châu lục Âu- á- Phi. Nằm trên túi dầu mỏ của thế giới (65% trử lượng dầu mỏ TG). Vừa
thuận lợi để phát triển cơng nghiệp hố dầu, giao lưu kinh tế với thế giới nhưng cũng là địa
bàn nhạy cảm, dễ xảy ra tranh chấp.
2. Sự phân bố các miền địa hình của Tây nam á?
- Địa hình tây nam a chủ yếu là núi và sơn nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

- phía Đơng Bắc có các dãy núi cao, chạy từ bờ Địa Trung hải, nối hệ An-pi với hệ hi-malay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn ngun I-ran.
- Phía tây nam là sơn nguyên A-rap rộng lớn
- ở giữa là đồng bằng lưỡng hà
3. Khí hậu:
Tây Nam A nằm trong đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, gồm các kiểu nhiệt đới khơ, cận
nhiệt lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải. Khí hậu rất khơ hạn, mưa rất ít, độ bốc hơi rất lớn,
độ ẩm khơng khí thấp vì vậy cảnh quan ở đây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc.
4. Sơng ngịi: kém phát triển, 2 sơng lớn nhất khu vực là Ti-gơ-rơ và ơphrat. Chế độ nước
của sơng ngịi phụ thuộc rất lớn vào chế độ nước do băng tuyết tan từ các đỉnh núi cao.
5. Tài nguyên:
Giàu tài nguyên dầu mỏ bậc nhất thế giới, nơi đây chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ, 25% trữ
lượng khí đốt của thế giới. Dầu mỏ và khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng
Lưỡng Hà, ven vịnh Pec-xich. Các nước giàu dầu mỏ như Cô-oét, A-rập-xê-út, I-rắc.
6. Dân cư.
- Điều kiện tự nhiên khó khăn nên Tây Nam á là khu vực ít dân của châu á, dân só khoảng
286 triệu người.
- Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, đồng bằng,vùng có nhiều mưa là những nơi có
thể đào giếng lấy nước ngầm cho sinh hoạt và sx.
- Phần lớn người dân theo đạo Hồi
7. Kinh tế.
Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch giữa các nước trong khu vực. Những nước giàu
dầu mỏ là những nước có thu nhập rất cao. Dựa vào điều kiện tự nhiên, trước đây người
dân chủ yếu làm nơng nghiệp, trồng lùa mì, chà là, chăn ni du mục và dệt thảm. Ngày
nay,nhiều nước đã phát triển công nghiệp va thương nghiệp, đặc biệt là cộng khiệp khai
thác và chế biến dầu khí. Mỗi năm khai thác được 1,1 tỉ tấn dầu, bằng 1/3 sản lượng dầu mỏ
hằng năm của thế giới. Các nước có sản lượng dầu mỏ lớn là A-rập-xê-ut, Cơ-oet, I-rắc.
8. Chính trị
Tây Nam á có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở ngả 3 châu lục Au-á-Phi, nằm trên đường
giao thông hàng hải quốc tế, có kênh đào Xuy-ê chạy qua nối biển Địa Trung Hái và biến
Đỏ, thông Đại Tây Dương và Ân Độ Dương. Lại có nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có nên

đây là địa bàn thường xuyên xảy ra các cuộc tranh chấp, xung đột giữa các bộ tộc, đân tộc,
trong và ngồi khu vực. Tình hình chính trị xã hơi bất ổn định.
*. Giải thích vì sao Tây Nam á có nhiều biển bao quanh nhưng khí hậu lại khô hạn, cảnh
quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến?
- Nằm trên đường chí tuyến nam, là vùng áp cao động lực, nóng và khơ
- Địa hình nhiều núi và sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch từ trung tâm lục địa á-âu thổi ra.
* Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nam á?
* Thuận lợi:
19


+ Tây Nam á là khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt của thế giới. Nơi đây chiếm
65% lượng dầu mỏ và 25% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới, cho phép khai thác hằng
năm trên 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu mỏ thế giới. Dỗu mỏ tập trung chủ yếu ở các
nước vùng đồng bằng Lưỡng Hà và quanh vịnh pec-xich: I-rắc, I-ran, Cơ-t, A-rập-xê-ut...
+ Vị trí chiến lược quan trọng, ngả 3 châu lục âu -á - phi. Nằm trên đường giao thơng
đường biển quốc tế, có kênh đào xuy-ê nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ, thông Ân Độ
Dương với Đại Tây dương.
* Khó khăn
- Vị trí chiến lược quan trọng nên đây là địa bàn nhạy cảm, dễ xảy ra xung đột, tranh chấp,
kinh tế- xh bất ổn định
- Địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp, ít đất canh tác nơng nghiệp
- Khí hậu khơ hạn, sơng ngịi thưa thớt, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm
diện tích lớn.
Vì vây sx nơng nghiệp rất khó khăn, nơi đây thường xuyên phải nhập khẩu lương thực.
Bài tập:
4. Dựa vào ĐK tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây nam á có thể phát triển các ngành
kinh tế nào? vì sao lại phát triển các ngành đó?
5. Vì sao tình hình chính trị-xh tây nam á lại phức tạp và thiếu ổn định?

B. NAM Á:
Gồm các nước: Ân Độ, Xi-ri-lan-ka, Man-đi-vơ, Băng-la-đét, Bu-tan, Nê-pan, Pa-kix-tan
- Vị trí nằm về phía Nam châu á, có 3 mặt giáp biển: Biển A-rap, vịnh Ben-gan, Ân độ
dương.
I. Địa hình Nam á: Nam á có 3 miền đìa hình khác nhau:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ, hướng TB-ĐN, dài gần 2600km, rộng trung
bình 320-400km
+ Phía Nam: cao nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng, hai rìa phía Tây và phía
Đơng là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Nằm giữa chân núi Hy-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng ấn-Hằng rộng và
bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben-gan hơn 3000km, rộng từ 250-350km.
II. Khí hậu, sơng ngịi và cảnh quan tự nhiên:
- Đại bộ phận Nam á nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng
và sơn ngun thấp, mùa đơng có gió mùa đơng Bắc với thời tiết lạnh khô, mùa hạ từ tháng
4 đến tháng 9, gió mùa Tây Nam nóng ẩm.
- Trên các vùng núi cao, đặc biệt ở Hy-ma-lay-a, khí hậu phân hố theo độ cao và hướng
sườn. Trên các sườn phía Nam, dưới thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gío mùa ẩm, mưa nhiều,
càng lên cao khí hậu mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. ở sườn
phía Bắc, có khí hậu lạnh và khơ, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc ấn độ và Pa-kixtan thuộc khí hậu nhiệt đới khơ, lượng mưa hằng năm từ 200-500mm
- lượng mưa phân bố không đồng đều trên lãnh thổ> nơi có mưa nhiều là phía Đơng Nam
và phía Tây dãy Gát tây, nơi đây có những địa điểm lượng mưa dến 11000mm/năm như Sêra-phun-ri. Nơi mưa ít ở Tây Bắc, có nơi chỉ khoảng 183mm/năm.
- Nam á có nhiều hệ thống sơng lớn như sơng Ân, sông Hằng, sông Bramaput.
- Nam á nhiều kiếu cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, và cảnh quan núi cao.
20


* Địa hình tác động như thế nào đến khí hậu Nam á?
Địa hình Nam á phân làm 3 miền rõ rệt, địa hình có tác động lớn đến sự phân hố lượng
mưa Nam á:
- Phía Bác là hệ thống núi Hymalaya hùng vỹ, chạy theo hướng TB-ĐN, dài gần 2600km,

rộng từ 320-400km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung á và Nam á. Về mùa
đông, Hymalaya có tác dụng như một bức tường thành chắn khối khơng khí lạnh từ Trung á
tràn xuống, làm cho Nam á ấm hơn miền Bắc việt Namlà nơi có cùng vỹ độ. Đồng thời nó
đón gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa TB 20003000mm/năm.
- Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đơng và phía
tây của sơn ngun là hai dãy Gát Đơng và Gát Tây, 2 dãy núi này có tác dụng ngăn cản
ảnh hưởng của biển vào đất liền nên sơn nguyên Đê-can là khu vực ít mưa
- Nằm giữa chân núi Hymalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ân-Hằng, rộng và
bằng phẳng, là hành lang hứng mưa từ gió mùa Tây Nam mang đến.
- Trên các vùng núi cao, nhất là Hymalaya, khí hậu thay đổi theo chiều cao và phân hố rất
phức tạp. Các sườn phía Nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều.
Càng lên cao khí hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu.
Sườn phía Bắc có khí hậu lạnh và khơ, lượng mưa dưới 100mm.
- Vùng Tây Bắc ấn Độ và Pakistan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khơ, lượng mưa từ 200500mm.
III. Dân cư.
- Nam A là khu vực tập trung dân cư đông đúc của châu á, mật độ dân số cao.
- Ân Độ là nước đông dân nhất trong khu vực, xếp thứ 2 trên thế giới về dân số sau Trung
Quốc, năm 2000 dân số Ân Độ đạt hơn 1 tỉ người.
- Phân bố dân cư không đều, các vùng đồng bằng và các vùng có mưa nhiều dân cư tập
trung đông (đồng bằng Ân-Hăng, đồng bằng ven biển nằm dưới chân núi Gát Tây, Gát
đông, khu vực sườn nam núi Hymalaya.
- Dân cư chủ yếu theo, An Đô giáo, hồi giáo, phật giáo ... Các tơn giáo có ảnh hưởng lớn
đến tình hình kinh tế-xã hội ở Nam á.
IV. Kinh tế-xã hội
- Nam á là cái nôi của nền văn minh thế giới
- Trước 1947, toàn bộ Nam á là thuộc địa của đế quốc Anh, nơi cung cấp nguyên liệu, nông
sản nhiệt đới và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cho các công ty tư bản Anh.
- Năm 1947, các nước Nam á giành được độc lập và xây dụng nền kinh tế tự chủ.
- Ân Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực
+ Sản lượn công nghiệp của Ân Độ đứng hàng thứ 10 thế giới, có nhiều ngành đạt

trình độ cao: luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử ...
+ Nơng nghiệp đạt nhiều thành tựu to lón, nhờ 2 cuộc cách mạng xanh và cách mạng
trắng Ân Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
3. Cách mạng xanh là gì? cm trắng là gì? trình bày những thành tựu của nông nghiệp
ấn Độ?
- Cách mạng xanh là cuộc cách mạng trong nghành trồng trọt, được tiến hành bằng các
biện pháp cải tạo, lai tạo, nhập khẩu giống cây trồng, ứng dụng KHKT và trồng trọt, hố
học hố, điện khí hố ... nơng nghiệp, vì vậy đã cho sản lượng lương thực dồi dào.
- Cách mạng trắng là cách mạng trong ngành chăn nuôi, được tiến hành bằng các biện
pháp cải tạo giống vật nuôi cho năng suất thit, trứng, sữa cao nhất, đặc biệt là giống trâu và
21


dê khoẻ, cho sản lượng sữa có chất lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dân Ân
Độ, đặc biệt là những người ăn kiêng.
Trước đây ấn độ thường xuyên thiếu lương thực, Nhờ 2 cuộc cách mạng trong nơng nghiệp,
Ân Độ đã có sản lượng lúa gạo nhiều thứ 2 châu á, cung cấp dủ nhu cầu lương thực thực,
thực thực phẩm cho số dân đông thứ 2 thề giới và cịn thừa để xuất khẩu.
4. Vì sao nói ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam á?
5. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư nam á?
Ngày soạn:08/3/2015
Ngày dạy: 11/3/2015
C. ĐÔNG Á
1. Vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông A- Lãnh thổ Đông á gồm 2 bộ phận khác nhau:
phần đất liền và phần hải đảo. Phần đất liền bao gồm Trung Quốc và bán đảO Triều Tiên.
Phần hải đảo gồm quần đảo Nhật Bản, Đảo Đài Loan và đảo Hải nam.
- Đông á giáp với Trung á, Nam á, Đông Nam á, phia s đông mở ra Thái Bình Dương rộng
lớn.
2. Đặc điểm tự nhiên:
* Phần đất liền:

+ Gồm Trung Quốc va bán đảo triều Tiên, chiếm đại bộ phận diện tích lãnh thổ Đơng á
(83,7% diện tích lãnh thổ)
+ Có điều kiện tự nhiên đa dạng, phân thành 2 miền rõ rệt:
Đk tự
nhiên
Địa hình

Nửa phía Tây

Nửa phía Đơng

Là miền núi và sơn ngun cao hiểm
trở, xen với các bồn địa rộng.
- Núi cao: Thiên Sơn, Côn Luân,
Hymalaya
- Sơn nguyên Tây Tạng, Thanh hải
- Bồn địa: Duy Ngơ Nhĩ, Ta-rim...

Gồm các núi trung bình,
núi thấp xen với các đồng
bằng rộng, bằng phẳng
- Đồng băng: Tùng Hoa,
Hoa Bắc, Hoa Trung..

Sơng ngịi

Nơi bắt nguồn của các con sơng lớn
(HồngHà, Trường giang)

Khí hậu


Nằm sâu trong nội địa, gió mùa
khơng xâm nhập vào được nên Khí
hậu khơ hạn

Nơi các sơng lớn (Hồng
Hà, Trường Giang) đổ ra
biển
Khí hậu gió mùa ẩm, một
năm có 2 mùa gió, mùa
đơng có gió mùa Tây bắc,
thời tiết khơ và lạnh. Mùa
hè gió Đơng nam từ biển
vào, thời tiết mát, ẩm, mưa
nhiều.
22


Cảnh quan Chủ yếu là thảo nguyên khô, hoang
Rừng lá rộng ôn đới và cận
mạc và bán hoang mạc
nhiệt đới.
* Các sơng lớn ở phần đất liền: Hồng Hà, Trường Giang đều phát nguyuồn từ sơn nguyên
Tây Tạng, chảy về phía đơng nhưng chế độ nước rất khác nhau: Hồng Hà có chế độ nước
thất thường, Trường Giang có chế độ nước điều hoà.
* Phần hải đảo:
- Gồm quần đảo Nhật Bản và đảo Đài Loan
- Là miền núi trẻ nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, thường xảy ra động đất, núi
lửa, Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp
- Sông ngắn, dốc, nhiều suối nước nóng

- Cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng ơn đới và cận nhiệt đới
2. Kinh tế-xã hội khu vực đông á
a. Khái quát về dân cư và sự phát triển của khu vực Đông á
- Đông á là khu vực có dân số rất đơng, hiều hơn dân só của các khu vực lớn như Châu Phi,
Châu Âu, Châu Mĩ
- Các quốc gia Đơng á có nền văn hố gần gũi nhau
- Sau chiến tranh tranh thế giới 2, nền kinh tế các nước Đông A đều kiệt quệ. Ngày nay kinh
tế xã hội Đơngá có đặc điểm:
+ Phát tiển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao
+ Từ san xuất để thay thế nhập khẩu, nay đã sx để xuất khẩu
+ Một số nuớc như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành các nền kinh tế mạnh của
thế giới.
b. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông á
1. Nhật Bản
+ Nhờ cải cánh Minh Trị (nửa sau thế kỉ XIX), nề kinh tế Nhật phát triển nhanh, trở thành
nước tư bản, nước đế quốc đầu tiên ở châu á
+ Bị thua trận trông thế chiên II, lãnh thổ bị tàn phá, kinh tế Nhật bị suy sụp. Nhờ lịng
quyết tâm, tinh thần chịu khó của người đan Nhật và nhận được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ
nước ngồi, kinh tế nNhật đã khơi phục và phát triển nhanh.
+ Hiện nay Nhật là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì
+ Nhật có các ngành cơng nghiệp mũi nhọn, đứng đầu thế giới như: công nghiệp chế tạo ô
tô, tàu biển, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Thương mại, du lịch, dịch vụ cũng phát triển mạnh nhờ đó dân Nhật có thu nhập bình
qn/ người rất cao.
2. Trung Quốc
+ Là nứoc đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối cải cách và mở cửa, phat shuy được
nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đay
nền kinh tế TQ đã có những thay đổi lớn lao.
- Thành tựu quan trọng nhất là:
+ Đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ dân

+ Phát triển nha h một nền cơng nghiệp hồn chỉnh, có một số ngha hf hiện đại như;
điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng khồg vũ trụ.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (trên 7%). Sản lượng lương thực, điện,
than đứng đầu thế giới.
23


1, Nêu những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực đông
á?
2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sông Hồng Hà và sơng Trường giang?
3. Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đơng á?Điều kiện khí hậu
đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
4. Nêu tên các nước và vùng lảnh thổ Đơng á và vai trị của các nước và vùng lãnh thổ
Đông á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?
- Đông á gồm các nước: TQ, Hàn Quốc, Nhật, Triều Tiên, và lãnh thổ Đài Loan.Vai trò của
các quốc gia Đông á trên thế giới ngày càng lớn.
- Nhật Bản là nước phát triển nhất châu A, đứng thú 2 thế giới sau Mĩ. Nhật có các ngành
công nghiệp hàng đầu, sản phẩm bán rộng rãi trrên thị trường thế giới như hàng điện tử,
hàng tiêu dùng, chế tạo ô tô, tàu biển.
- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, kinh tế phát triển nhanh chóng,tốc độ tăng
trưởng GDP 7%/năm. Nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới như: than, lương
thực, điện, Nay đang trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
- Hàn Quốc, Đài loan là nước và lãnh thổ cơng nghiệp mới, tốc độ cơng nghiệp hố rất
nhanh.
5. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh ? nêu các
thành tựu của kinh tế TQ?
6. Vì sao Nhật trỏ thành nước phát triển nhất châu á và đứng thứ 2 TG?
7. Giải thích vì sao phần phía tây Trung Quốc khí hậu khơ hạn, cảnh quan chủ yếu là hoang
mạc, bán hoang mạc?
D. ĐƠNG NAM Á?

1. Vị trí địa lí ĐNA, ý nghĩa?
2. Đặc điểm địa hình ĐNA, ý nghĩa của các đồng bằng của khu vực này?
3. Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ mùa đơng? vì sao chúng có đặc điẻm khác nhau như vậy?
4. Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở ĐNA?
5. Vì sao nói ĐNA có nền văn hố gần gũi nhau? sự tương đồng và đa dạng trong xã hội
của ĐNA tạo thuận , khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước?
6. Đặc điểm kinh tế ĐNA? Vì sao nói kinh tế ĐNA phát triển nhanh song chưa vững chắc?
E. ASEAN
1. Các nước ĐNA có đk thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?
2. Mục tiêu hợp tác của Asean thay đổi như thế nào qua thời gian?
3. Phân tích những lợi thế, khó khăn của việt nam khi gia nhập Asean?
II. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC
I. Các nhân tố hình thành khí hậu:
1. Vĩ độ địa lí.
- Vùng nội chí tuyến, mặt trời chiếu vng góc xuống mặt đất,nhận được nhiều ánh sáng,
nhiệt độ cao: Nhiệt đới
- Từ chí tuyến đến vịng cực, góc chiếu mặt trời giảm dần, nhiệt độ giảm, khơng nóng như
đới nóng, khơng lạnh như đới lạnh: Ôn đới
24


- Từ vịng cực đến cực,góc chiếu mặt trời nhỏ, nhận được ít ánh sáng, nhiêt độ thấp: Hàn
đới
2. Địa hình;
- Độ cao địa hình: khí hậu phân hố từ chân núi lên đỉnh núi
- Địa hình đón gió hay khuất gió: sườn đón gió nhiều mưa, ngược lại sướn khất gió mưa ít
- Địa hình bờ biển: Địa hình bờ biển càng bị chia cắt, khúc khuỷu thì ảnh hưởng của biển
vào đất liền càng lớn, độ ẩm ccàng cao.
3. Kích thước lãnh thổ: kích thước lãnh thổ rơng lớn thì vùng nằm bên trong nội địa khí hậu
khơ hạn, mùa hè nóng, mùa đơng rất lạnh.

4. Vị trí gần hay xa biển: Vùng gần biển mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa hè mát, mùa đông ấm
hơn vùng nằm xa biển.
II. Sự hình thành các loại gió chính trên trái đất:
III. Bài tập:
1. Giải thích vì sao thủ đơ Oen-lin-tơn (410N, 1750Đ) của Niu-di-lân lại đón năm mới vào
những ngày mùa hạ?
- Vào ngày 22 tháng 12(Đơng Chí), tia sáng Mặt trời chiếu thẳng gốc vào chí tuyến Nam =>
Nam Bán Cầu nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên đây là mùa hạ của Nam Bán Cầu mà Thủ đô
Oen -lin-tơn nằm ở Bán Cầu Nam gần với đường chí tuyến Nam nên đón năm mới vào những
ngày nắng ấm.

2, Vẽ sơ đồ các vành đai gió, nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên trái
đất?
3, Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, trình bày mối quan hệ giữa các
thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên?
4, vẽ sơ đồ các đới khí hậu trên trái đất. Giải thích sự hình thành các đới khí hậu trên tráI
đất?
5. Hướng dẫn phân tích các biểu đồ hình 20.2 trang 71 SGK:
* Biểu đồ A:
- Nhiệt độ
+ Nhiệt độ cao quanh năm, có 2 lần nhiệt độ lên cao
+ Nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 4,11 ≈ 300C
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 12,1 ≈ 270C
+ Biên độ nhiệt trong năm: 30 => chênh lệch nhiệt độ không nhiều
- Lượng mưa
+ Mưa không đều, phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa tháng 5 -> tháng 9
mùa khơ tháng 10 -> tháng 4
=> Khí hậu nhiệt đới gió mùa
* Biểu đồ B
- Nhiệt độ

+ Nóng quanh năm > 260C
- Lượng mưa
Mưa nhiều quanh năm, mưa nhiều vào tháng 4, tháng 10
=> Khí hậu xích đạo ẩm
* Biểu đồ C
- Nhiệt độ
25


×