Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

GIẢI THÍCH NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ NGUỒN SỐ LIỆU CÁC CHỈ TIÊU (CHỈ SỐ) ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. PGS, TS Tăng Văn Khiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.72 KB, 36 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

GIẢI THÍCH NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TÍNH
VÀ NGUỒN SỐ LIỆU CÁC CHỈ TIÊU (CHỈ SỐ) ĐÁNH GIÁ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Người biên soạn: PGS, TS Tăng Văn Khiên

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2007
PHẦN MỘT
NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI


Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế xã hội cần phải tuân thủ
theo các nguyên tắc chủ yếu sau:
1. Chọn những chỉ tiêu đặc trưng nhất cho quá trình phát triển kinh tế xã hội,
thể hiện đầy đủ các mục tiêu phấn đấu ở mỗi thời kỳ của một quốc gia hay một
tỉnh, thành phố. Số lượng chỉ tiêu cần vừa đủ. Nếu ít quá sẽ khơng phản ánh được
tồn diện các mặt chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại nếu lựa chọn quá
nhiều chỉ tiêu thì việc thu thập, tổng hợp, tính tốn số liệu sẽ trở nên phức tạp, mặt
khác việc nhận định đánh giá có thể sẽ phân tán rời rạc, nhiều khi cịn bị trùng chéo
vì có những chỉ tiêu khác nhau nhưng cùng biểu hiện một kết quả đạt được và phản
ánh chung một xu thế biến động.
2. Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải trên cơ sở các chỉ tiêu ban hành
theo quyết định số 555/2007/QD-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc ban hành khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010, đồng thời phải phù hợp với các chỉ tiêu
đặc trưng cho phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh, thành phố thực tế đã được xây
dựng và thực hiện.
3. Cùng một chỉ tiêu đánh giá giữa các tỉnh, thành phố cũng như giữa các
năm với nhau phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính, phạm vi thu thập số


liệu, các loại phân tổ, đảm bảo tính chất so sánh theo thời gian và không gian.
4. Các chỉ tiêu lựa chọn phải có mối liên hệ với nhau và được sắp xếp theo
thứ tự phù hợp tạo thành hệ thống các chỉ tiêu. Trong các chỉ tiêu lựa chọn, có chỉ
tiêu để đánh giá trực tiếp, có những chỉ tiêu là cơ sở để tính tốn ra các chỉ tiêu
khác phục vụ cho yêu cầu đánh giá.
5. Các chỉ tiêu lựa chọn phải được giải thích đầy đủ về nội dung, có phương
pháp và quy trình tính tốn khoa học tạo, điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thực
hiện cũng như quản lý và sử dụng thông tin.
2


6. Các chỉ tiêu lựa chọn phải trên cơ sở nguồn số liệu có thể thu thập hoặc
khai thác để tổng hợp được thuận tiện, đảm bảo độ tin cậy cần thiết, tức là phải có
tính khả thi cao.

PHẦN HAI
GIẢI THÍCH NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
CỦA CÁC CHỈ TIÊU (CHỈ SỐ) ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
I. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1.01. Dân số thời điểm và dân số trung bình
Dân số là tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một
nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, ...) có đến một thời điểm nhất định
hay được tính bình qn trong một khoảng thời gian nhất định.
Để chỉ một người hoặc một nhóm người cụ thể, người ta thường dùng từ
"nhân khẩu" (ví dụ, nhân khẩu hộ gia đình, nhân khẩu nơng nghiệp, nhân khẩu
nơng thơn, nhân khẩu thành thị, ...). Dân số được xác định theo thời điểm và tính
trung bình theo thời gian .
1. Dân số thời điểm
Trong điều tra dân số, có các khái niệm về dân số thời điểm sau đây:
1.1. Dân số có mặt. Là những người đang có mặt tại một địa điểm dân cư

vào thời điểm điều tra, không kể những người đó là nhân khẩu thường trú hay tạm
trú và có thời gian cư trú là bao lâu.
1.2. Dân số tạm trú. Là những người vốn ở thường xuyên tại một nơi khác,
nhưng có mặt tại địa điểm dân cư đang đăng ký dân số trong thời điểm điều tra.
1.3. Dân số thường trú. Là những người thực tế cư trú thường xuyên theo
thời gian quy ước ở một địa điểm nhất định. Tại mỗi điểm dân cư, số nhân khẩu
thực tế thường trú thường khác với số nhân khẩu có mặt tại thời điểm điều tra, vì
khơng bao gồm nhân khẩu tạm trú, nhưng lại có thêm nhân khẩu tạm vắng.
3


Trong Tổng điều tra dân số , một người được coi là "nhân khẩu thực tế
thường trú” tại hộ nếu họ thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Những người ở ổn định tại hộ;
- Những người tuy mới chuyển đến nhưng sẽ ở ổn định tại hộ (kể cả chưa
đăng ký hộ khẩu);
- Những người thường xuyên sống tại hộ nhưng tạm vắng tại thời điểm điều
tra ;
- Những người lang thang cơ nhỡ vào ngày tổng điều tra ở hộ nào hay nơi
nào thì được coi là nhân khẩu thực tế thường trú ở hộ đó hay nơi đó.
1.4. Dân số tạm vắng. Là những người thường trú của đơn vị ở một địa điểm
nhất định, nhưng vào thời điểm điều tra tạm thời vắng mặt ở đơn vị đó.
Trong phạm vi tồn quốc, số nhân khẩu tạm vắng xấp xỉ bằng số nhân khẩu
tạm trú.
Giữa nhân khẩu có mặt, nhân khẩu thường trú, nhân khẩu tạm trú và nhân
khẩu tạm vắng có mối liên hệ sau:
Nhân khẩu thường trú = Nhân khẩu có mặt - Nhân khẩu tạm trú + Nhân khẩu
tạm vắng
Chỉ tiêu nhân khẩu thường trú phản ánh quy mô dân số của một đơn vị lãnh
thổ.

2. Dân số trung bình
Dân số trung bình là số lượng dân số của cả nước hay một đơn vị lãnh thổ
được tính bình qn cho cả một thời kỳ nghiên cứu nhất định thường là một năm.
Phương pháp tính dân số trung bình được áp dụng tuỳ theo điều kiện của số
liệu:
- Nếu chỉ có số liệu ở hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là
một năm) thì tính theo cơng thức sau:
PTb =

P0 + P1
2

4


Trong đó:
Ptb

- Dân số trung bình trong kỳ;

P0

- Dân số đầu kỳ;

P1

- Dân số cuối kỳ.

- Nếu có số liệu ở nhiều thời điểm cách đều nhau:
P0

P
+ P1 + ............ + Pn −1 + n
2
Ptb = 2
n

Trong đó:
Ptb

- Dân số trung bình trong kỳ;

P0,1,...,n - Dân số ở các thời điểm 0, 1,..., n;
n

- Số thời điểm cách đều nhau.

- Nếu có số liệu ở nhiều thời điểm khơng cách đều nhau:
Ptb

Ptb1t1 + Ptb2t2+ .... + Ptbntn
Σti

=

Trong đó:
Ptb

- Dân số trung bình của cả thời kỳ;

Ptb1


- Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;

Ptb2

- Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;

Ptbn

- Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;

t1, t2, …. tn - Độ dài của khoảng thời gian thứ nhất, thứ hai, … thứ n;



ti - Độ dài của cả thời kỳ để tính bình qn.

- Nếu có số liệu ở hai thời điểm cách nhau tương đối xa (5-10 năm):
Ptb

=

P1 - P 0
lnP1 - lnP0

Trong đó:
5


Ptb


- Dân số trung bình của cả thời kỳ dài;

P0

- Dân số đầu kỳ;

P1

- Dân số cuối kỳ;

lnP1 và lnP0 - Lôgarit tự nhiên của P1 và P0
Số lượng dân số theo thời điểm và bình quân thời kỳ phản ánh quy mơ và
tình hình phân bố dân số , là cơ sở để tính tốn các chỉ tiêu cơ cấu dân số, mật độ
dân số, sự biến động về dân số, các chỉ tiêu đặc trưng quan hệ giữa dân số và phát
triển kinh tế , đời sống xã hội… như GDP bình quân đầu người, điện năng tiêu thụ
bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người vv…
Dân số thường được phân tổ theo các tiêu thức: giới tính; tuổi tác; trình độ
văn hố (Chun mơn kỹ thuật); tình trạng hơn nhân; khu vực (Thành thị và nơng
thơn); đơn vị hành chính; dân tộc; tơn giáo.
Nguồn số liệu: Tổng hợp từ kết quả tổng điều tra dân số, điều tra dân số giữa
kỳ và điều tra biến động dân số thường xuyên, có tham khảo báo cáo tổng hợp về
dân số và gia đình của Bộ y tế.
1.024. Tỷ lệ sinh thô
Tỷ lệ sinh thô (CBR) là tỷ số giữa tổng số trẻ em sinh trong năm xác định với
dân số trung bình cùng năm .
Cơng thức tính:
CBR (‰)

=


B
P

x 1000

Trong đó:
CBR- Tỷ lệ sinh thơ;
B - Tổng số trẻ em được sinh trong năm xác định;
P - Dân số trung bình của năm đó.
Tỉ lệ sinh thơ là chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số, là một trong hai
thành phần của tăng tự nhiên dân số. Rất cần thiết và có ý nghĩa khi nghiên cứu
biến động dân số.
6


Tỷ lệ sinh thơ dân số được tính tốn theo các đơn vị lãnh thổ (vùng địa lý,
các đơn vị hành chính, thành thị/nơng thơn).
- Nguồn số liệu: từ kết quả của các cuộc điều tra chọn mẫu (mẫu kết hợp
trong tổng điều tra dân số , điều tra chọn mẫu biến động dân số hàng năm, điều tra
nhân khẩu học và sức khỏe,...) và từ các hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, hộ
khẩu; đăng ký dân số).
1.03. Tỷ lệ chết thô
Tỷ lệ chết thô (CDR) là tỉ lệ giữa tổng số người chết trong năm xác định và
dân số trung bình cùng năm.
Cơng thức tính:
CDR (‰)

=


D
Ptb

x 1000

Trong đó:
CDR - Tỷ suất chết thơ;
D

- Tổng số người chết trong năm xác định;

Ptb

- Dân số trung bình trong cùng năm.

Tỷ lệ chết thô là chỉ tiêu đo lường mức độ chết của dân số, là một trong hai
thành phần của biến động tự nhiên dân số, rất có ý nghĩa và cần thiết khi nghiên
cứu biến động dân số.
Tỷ suất chết thơ được tính tốn theo các đơn vị lãnh thổ (vùng địa lý, các đơn
vị hành chính).
- Nguồn số liệu: tính từ kết quả của các cuộc điều tra chọn mẫu (mẫu kết hợp
trong tổng điều tra dân số và nhà ở, điều tra chọn mẫu biến động dân số hàng năm,
điều tra nhân khẩu học và sức khỏe,...) và từ hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, hộ
khẩu, đăng ký dân số).
1.04. Tỷ lệ nhập cư, xuất cư, di cư thuần
1. Tỷ lệ nhập cư

7



Tỷ lệ nhập cư (IMR) là tỷ lệ giữa số người nhập cư(số người từ đơn vị lãnh
thổ khác nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong năm) và dân số trung bình trong
năm của đơn vị lãnh thổ đó.
Cơng thức tính:
IMR (%o)

I
Ptb

=

x 1000

Trong đó:
IMR - Tỷ lệ nhập cư;
I

- Số người nhập cư trong năm;

Ptb

- Dân số trung bình trong năm.

2. Tỷ lệ xuất cư:
Tỷ lệ xuất cư (OMR) tỷ lệ giữa số người xuất cư (số người ra khỏi một đơn
vị lãnh thổ trong năm) và dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ đó.
Cơng thức tính:
OMR (‰)

=


O
Ptb

x 1000

Trong đó:
OMR - Tỷ lệ xuất cư;
O

- Số người xuất cư trong năm;

Ptb

- Dân số trung bình trong năm.

2.3. Tỷ lệ di cư thuần
Tỷ lệ di cư thuần (NMR) là tỷ lệ giữa số chênh lệch về người xuất cư và
nhập cư của đơn vị lãnh thổ trong năm và dân số trung bình trong năm của đơn vị
lãnh thổ đó.
Cơng thức tính:
NMR (‰)

=

I-O
Ptb

X 1000


Trong đó:
8


NMR - Tỷ suất di cư thuần;
I

- Số người nhập cư trong năm;

O

- Số người xuất cư trong năm;

Ptb

- Dân số trung bình trong năm.

Hoặc:

NMR (‰) = IMR (%o) – OMR (‰)
Tỷ lệ nhập cư, tỷ lệ xuất cư và tỉ lệ di cư thuần phản ánh tình hình biến động
cơ học của dân số, là cơ sở để tính tỉ lệ tăng chung của dấn số.
Tỷ lệ nhập cư, xuất cư và tỷ lệ di cư thuần được tính toán theo các đơn vị
lãnh thổ (vùng địa lý, các đơn vị hành chính, thành thị/nơng thơn).
Nguồn số liệu được lấy từ kết quả tổng điều tra dân số (số liệu điều tra toàn
bộ), điều tra chọn mẫu biến động dân số hàng năm, điều tra nhân khẩu học và sức
khỏe,...) và từ hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, hộ khẩu; đăng ký dân số).
1.05. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số (NIR) là tỷ lệ giữa dân số chênh lệch số sinh (cao
hơn hoặc thấp hơn) so với số chết trong một năm và dân số trung bình của năm đó.

Cơng thức tính:
NIR (‰)

=

B-D
Ptb

x

1000

Trong đó:
NIR - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
B

- Số sinh trong năm;

D

- Số chết trong năm;

Ptb

- Dân số trung bình trong năm (hoặc dân số có đến giữa năm).

Cơng thức trên biến đổi sẽ có:
NIR (‰) = CBR (‰) – CDR (‰)
Trong đó:
CBR - Tỷ lệ sinh thô;

9


CDR - Tỷ lệ chết thô.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phản ánh chênh lệch giữa tỷ lệ sinh thô và tỷ lệ
chết thô. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự bền vững tự nhiên về dân số.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được tính tốn theo các đơn vị lãnh thổ (vùng địa
lý, các đơn vị hành chính, thành thị/nơng thơn).
Nguồn số liệu: từ kết quả diều tra chọn mẫu (mẫu kết hợp trong tổng điều
tra dân số , điều tra chọn mẫu biến động dân số hàng năm, điều tra nhân khẩu học
và sức khỏe,...) và từ hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký dân số).

1.06. Tỷ lệ tăng chung dân số
Tỉ lệ tăng chung dân số (GR) là tỷ lệ giữa dân số tăng chung và dân số trung
bình trong năm.
Dân số tăng chung bằng dân số sinh trong năm - dân số chết trong năm+dân
số nhập cư trong năm – dân số di cư trong năm.
Tỷ lệ tăng chung dân số được tính trên cơ sở các tỷ lệ tăng giảm dân số có
lien quan theo công thức.
GR = CBR - CDR + IMR – OMR (%)
Trong đó:
GR

- Tỷ lệ tăng dân số chung;

CBR - Tỷ lệ sinh thô;
CDR - Tỷ lệ chết thô;
IMR - Tỷ lệ nhập cư;
OMR - Tỷ lệ xuất cư.
Hay: GR (%) = NIR (%) + NMR (%)

Trong đó:
NIR - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
NMR - Tỷ lệ di cư thuần.

10


Tỷ lệ tăng dân số chung được tính tốn theo các đơn vị lãnh thổ (vùng địa lý,
các đơn vị hành chính, thành thị/nơng thơn).
Nguồn số liệu để tính tỉ lệ tăng chung dân số là kết quả điều tra chọn mẫu
(mẫu kết hợp trong tổng điều tra dân số, điều tra chọn mẫu biến động dân số hàng
năm, điều tra nhân khẩu học và sức khỏe,...) và tư các hồ sơ hành chính (đăng ký
hộ tịch, hộ khẩu; đăng ký dân số).
1.07. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động (còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm những
người trên một độ tuổi tối thiểu xác định (thường quy định là 15 tuổi ) có việc
làm/làm việc và những người thất nghiệp trong thời gian quan sát.
1. Người có việc làm/làm việc. Bao gồm những người trên một độ tuổi tối
thiểu xác định (thường quy định là 15 tuổi), trong khoảng thời gian quy ước (một
tuần hoặc một ngày), thuộc một trong các loại sau đây:
Có việc làm được trả lương/trả công: đang làm việc, nghỉ việc tạm thời
nhưng vẫn được trả lương và có thỏa thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời…
(2) Tự làm/làm chủ: những người trong thời gian quy ước đã tự làm một số
cơng việc để có thu nhập cho gia đình (bằng tiền hay hiện vật), những người hiện
đang làm chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng họ đang nghỉ việc tạm thời trong
khoảng thời gian quy ước vì một số lý do cụ thể.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã quy định tại thời điểm quan sát một
người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) khi họ có là một giờ làm việc
trong 7 ngày qua.
2. Người thất nghiệp. Bao gồm tất cả những người trên một độ tuổi xác định

(thường được quy định là 15 tuổi), trong khoảng thời gian qui ước tối thiểu một
tuần, thuộc một trong các loại sau đây:
- Không làm việc, nhưng mong muốn và sẵn sàng việc làm;
-Đang chuẩn bị nhận công việc, được trả lương/trả công hoặc cơng việc tự
làm/tự chủ;
-Đang tìm việc làm.
11


Số liệu về lực lượng lao động là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho
nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động, là cơ sở để tính tỷ lệ lao động có việc làm
và tỷ lệ thất nghiệp, là căn cứ để lập kế hoạch và đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao
động theo ngành thành phần kinh tế theo ngành và địa phương
Chỉ tiêu lực lượng lao động thường được phân tổ theo giới tính, độ/nhóm
tuổi, thành thị/nơng thơn, tình/thành phố, các vùng địa lý. Cũng có thể phân tổ theo
các nhóm dân số có đặc trưng như: trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, dân tộc,
tôn giáo …
Nguồn số liệu để tổng hợp lực lượng lao động lấy từ tổng điều tra dân số 10
năm/ một lần; điều tra mẫu về dân số - nguồn lao động hàng năm; điều tra doanh
nghiệp, cơ sở cá thể; điều tra lao động việc làm.
1.08 Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp được xác định bằng cách chia số người thất nghiệp cho lực
lượng lao động trong kỳ nghiên cứu và nhân với 100.
Cơng thức tính
Tỷ lệ thất
nghiệp (%)

=

Số người thất nghiệp trong kỳ

Tổng số lực lượng lao động trong kỳ

x 100

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu phục vụ cho đánh giá mức độ tận dụng lao động ,
có ý nghĩa đánh giá chất lượng cuộc sống của một đơn vị, phục vụ cơng tác kế
hoạch hố về phát triển kinh tế xã hội.
Phân tổ và nguồn số liệu của chỉ tiêu này như chỉ tiêu lực lượng lao động
(108).

II ĐẦU TƯ
2.01. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất
trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và
một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là làm tăng tài sản cố
định, và bổ xung tài sản lưu động.
12


a. Phân theo nguồn vốn, vốn đầu tư gồm có: vốn ngân sách Nhà nước; vốn đi
vay; vốn tự có ;vốn đầu tư nước ngoài và vốn khác.
- Vốn ngân sách nhà nước: Là vốn do ngân sách Nhà nước đầu tư cho chủ
đầu tư (bao gồm vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương)
- Vốn đi vay: Bao gồm vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, vốn vay ngân hàng
thương mại và vốn vay từ các nguồn khác:
- Vốn tự có: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của của chủ đầu được hình thành từ
lợi nhuận của chủ đầu tư , từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ
các quỹ, từ huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh ...
-Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện gồm vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián
tiếp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

-Vốn khác: Là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên. Chẳng hạn:
Vốn do cơ quan tiết kiệm chi phí ở các cơng trình khác, hoặc từ các tổ chức, cá
nhân ủng hộ, vốn của các đơn vị sự nghiệp có thu để lại đầu tư.
b. Phân theo loại hình kinh tế, vốn đầu tư gồm có: vốn đầu tư của khu vực
kinh tế Nhà nước; vồn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và vốn đầu tư
của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
c. Phân theo ngành kinh tế, vốn đầu tư gồm có: vốn đầu tư vào các ngành
công nghiệp; ngành nông nghiệp; ngành thủy sản; ngành thương nghiệp; ngành
khách sạn, nhà hàng...;
d. Phân tổ theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư gồm có: vốn đầu tư xây dựng
cơ bản; vốn sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung; vốn đầu tư khác.
Trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Vốn đầu tư là chi tiêu phản ánh quy mô đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội
của một quốc gia hay một đơn vị hành chính. Là cơ sở dể tính chỉ tiêu hiêu quả sử
dụng vốn đầu tư và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác như tỷ lệ VDT so với GDP , tỉ lệ
FDI trong VDT..
2.02 Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP

13


Tỷ lệ vốn đầu tư
=
so với GDP

Vốn đầu tư (Giá thực tế)
x
GDP(Giá thực tế)

100


Chỉ tiêu này nói lên, so với GDP vốn đầu tư chiếm bao nhiêu %. Trị số của
chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ vốn đầu tư
so với GDP là cơ sở để tính ICOR.
Chỉ tiêu tỷ lệ VDT so với GDP được tính cho tồn quốc và các tính, thành
phố. Nguồn số liệu trên cơ sở 2 chỉ tiêu VĐT và GDP.
2.03 Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài so với tổng số vốn đầu tư.
Tỷ lệ VĐT trực tiếp nước
ngoài so với tổng số VĐT

Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Tổng số vốn đầu tư

=

x 100

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao
gồm vốn pháp định và vốn vay.
Tỷ lệ FDI so với vốn đầu tư cho biết so với tổng VĐT, cho biết FDI chiếm
bao nhiêu phần trăm (%) so với tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này có trị số càng lớn
chứng tỏ tình hình hợp tác với nước ngồi càng được mở rộng. Trên góc độ khoa
học cơng nghệ đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình đổi mới và
chuyển giao cơng nghệ của một đất nước hay một địa phương.
FDI được phân tổ theo nghành, lĩnh vực đầu tư, và địa phương. Nguồn số
liệu lấy từ báo cáo của cơ quan quản lý dự án đầu tư và báo cáo của các đơn vị cơ
sở.
2.04 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổ hợp phản ánh hiệu

quả sử dụng vốn đầu tư của một quốc gia, một tỉnh, thành phố, hay một nghành
kinh tế.
Có 2 cách tính hiểu quả sử dụng vốn đầu tư:
- Cách tính thứ nhất theo cơng thức
14


ICOR =

V1
G1 − G0

(1)

Trong đó
ICOR – Hệ số sủ dụng vốn đầu tư;
V1 – Tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu
G1- Tổng sản phẩm trong nước cảu năm nghiên cứu
G0- Tổng sản phẩm trong nước của năm trước nghiên cứu;
ICOR theo cơng thức 1 nói lên để tăng thêm một đơn vị giá trị GDP, cần tăng
thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư.
Trong công thức 1 vốn đầu tư và GDP có thể tính theo giá thực tế hoặc giá so
sánh nhưng phải đảm bảo các đại lượng trong đó đều cùng 1 loại giá
- Cách tính theo 2 cơng thức:
ICOR =

I v (%)
;
I ct (%)


(2)

Trong đó :
IV: tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP (cùng tính theo giá thực tế).
IG: tốc độ tăng GDP.
ICOR theo công thức 2 nói lên để tăng thêm 1% GDP cần tăng thêm bao
nhiêu % tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP.
ICOR càng nhỏ thì hiệu quả càng cao, và ngược lại ICOR càng lớn thi hiệu
quả càng thấp. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá tình hình sự vốn, là một
trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phát triển bền vững của 1 quốc gia hay
một tỉnh, thành phố.
ICOR thường được tính cho tồn nền kinh tế quốc dân và nguồn số liệu là
trên cơ sở số liệu đã có về GDP và vốn đầu tư.

15


III. TÀI KHOẢN QUỐC GIA
3.01. Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản
phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và sản phẩm dịch
vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
Theo cơ cấu giá trị, giá trị sản xuất có giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết
trong quá trình sản xuất; và giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất (gồm thu
nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng
trong sản xuất và thặng dư sản xuất.)
Giá trị sản xuất có sự tính trùng giá trị hàng hóa và dịch vụ giữa các đơn vị
sản xuất, mức độ tính trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên mơn hóa của tổ chức sản
xuất.
Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh và tính cho tất cả

các ngành kinh tế quốc dân. Tổng giá trị sản xuất chung toàn nền kinh tế bằng tổng
giá trị sản xuất của tất cả các ngành .
- Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế
*Đối với loại hình doanh nghiệp:
a. Loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, vận tải, bưu điện, khách sạn nhà hàng,
phục vụ cá nhân cộng đồng, dịch vụ tư vấn được tính.
(1) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản:
Giá trị sản xuất theo giá cơ bản =(bằng) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + (cộng) thu do bán sản phẩm
phụ (nếu chưa được hạch toán trong doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ) + (cộng) thu do cho thuê thiết bị máy móc có người điều khiển và các tài sản
khác (không kể đất) + (cộng) thu do bán phế liệu thu hồi, sản phẩm tận thu trong
quá trình sản xuất + (cộng) giá trị các mơ hình cơng cụ... là tài sản cố định trang bị
16


tự chế + (cộng) chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản
phẩm dở dang.
Hoặc:
Giá trị sản xuất theo giá cơ bản = (bằng) tổng chi phí sản xuất, kinh doanh
theo yếu tố + (cộng) trợ cấp sản phẩm +(cộng) lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh - (trừ) lợi nhuận từ hoạt động tài chính + (cộng) lãi vay phải trả + (cộng) giá
trị các mơ hình, cơng cụ là tài sản cố định tự trang, tự chế ( nếu có).
(Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã hạch toán mục “Lãi vay phải trả” vào “chi phí
sản xuất kinh doanh theo yếu tố” thì khơng cộng mục này khi tính tốn).
(2) Giá trị sản xuất theo giá sản xuất
Giá trị sản xuất theo giá sản xuất = (bằng) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản +
(cộng) thuế sản phẩm phát sinh phải nộp, (bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu...)

b. Loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, phân
phối điện, du lịch, kinh doanh bất động sản được tính:
(1) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản: Giá trị sản xuất theo giá cơ bản = (bằng)
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ -(trừ) trị giá vốn hàng bán ra
( hoặc trị giá vốn hàng chuyển bán hoặc vốn tài chính đã đầu tư) + (cộng) trợ cấp
sản phẩm ( nếu có).

Hoặc:
Giá trị sản xuất = (bằng) Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố +
(cộng) lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - (trừ) lợi nhuận từ hoạt động tài
chính + (cộng) trợ cấp sản phẩm ( nếu có) + (cộng) lãi vay phải trả + (cộng) giá trị
các mơ hình, cơng cụ ... là tài sản cố định tự trang, tự chế (nếu có).
( Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã hạch toán mục “lãi vay phải trả” vào “chi phí
sản xuất kinh doanh theo yếu tố” thì khơng cộng mục này khi tính tốn).
(2) Giá trị sản xuất theo giá sản xuất:
17


Giá trị sản xuất theo giá sản xuất = (bằng) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản +
(cộng) thuế sản phẩm phát sinh phải nộp, bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu...
c. Loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, phân
phối điện, du lịch, kinh doanh bất động sản
(1) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản:
Giá trị sản xuất theo giá cơ bản = (bằng) doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ - (trừ) Trị giá vốn hàng bán ra (hoặc trị giá vốn hàng chuyển bán
hoặc vốn tài chính đã đầu tư + (cộng) trợ cấp sản phẩm (nếu có).
Hoặc:
Giá trị sản xuất theo giá cơ bản = (bằng) tổng chi phí sản xuất, kinh doanh
theo yếu tố + (cộng) lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - (trừ) Lợi nhuận

hoạt động tài chính + (cộng) Trợ cấp sản phẩm (nếu có) + (cộng) Lãi phải trả.
(Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã hạch tốn mục “lãi vay phải trả” vào “chi phí
sản xuất kinh doanh theo yếu tố” thì khơng cộng mục này khi tính tốn.
(2) Giá trị sản xuất theo giá sản xuất
Giá trị sản xuất theo giá sản xuất = (bằng) Giá trị sản xuất theo giá cơ bản +
(cộng) thuế sản phẩm phát sinh phải nộp (bao gồm: thuế giá trị gi tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu...)
*Đối với loại hình cơ quan hành chính, sự nghiệp
Giá trị sản xuất = (bằng) tổng chi thường xuyên trong năm – (trừ) các khoản
chi sửa chữa lớn tài sản cố định và các cơng trình cơ sở hạ tầng – (trừ) các khoản
chi chuyển nhượng thường xuyên + (cộng) số trích hao mịn tài sản cố định trong
năm.
*Đối với loại hình sản xuất kinh doanh khác
a. Hộ sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản được tính
Giá trị sản xuất = (bằng) sản lượng sản phẩm ( theo từng loại) x (nhân) Đơn
giá thực tế bình quân trong năm ( của từng loại tương ứng)
18


Đơn giá bình quân năm được lập trên cơ sở cân đối sản phẩm theo giá thực tế
để tính giá thực tế bình qn.
b. Đối với sản xuất nhỏ khơng phải nông, lâm, thủy sản:
Giá trị sản xuất = (bằng) tổng số lao động x (nhân) giá trị sản xuất bình quân
cho một lao động sản xuất của những hộ được chọn điều tra.
- Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh
Có 3 phương pháp cơ bản được sử dụng để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo
giá so sánh: (giá của năm gốc) phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá theo
từng loại sản phẩm của năm gốc; phương pháp giảm phát thông qua sủ dụng chỉ số
giá tương thích) và phương pháp ngoại suy khối lượng. Trong thực tế hiện đang sử
dụng kết hợp phương pháp tính tốn trực tiếp và phương pháp giảm phát. Tương lai

chỉ sử dụng một phương pháp giảm phát.
Công thức tính GTSX theo phương pháp giảm phát như sau:
Giá trị sản xuất năm báo
=
cáo theo giá so sánh

Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế
Chỉ số giá sản xuất bq năm báo cáo so với năm gốc

Giá trị sản xuất là chỉ tiêu để đánh giá quy mô sản xuất của một doanh
nghiệp, một ngành , cũng như toàn nền kinh tế ở phạm vi toàn quốc và trong tỉnh,
thành phố. Đây là chỉ tiêu không thể tính được trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế,
là căn cứ để tính giá trị tăng thêm (hoặc GDP theo phương pháp sản xuất), là căn cứ
để tính toán nhiều chỉ tiêu quan trọng khác như tỷ lệ xuất khẩu, chi phí để làm ra
một đơn vị và gia trị sản xuất, có cần giá trị gia tăng thêm, chi phí trung gian trong
giá trị sản xuất vv... Chỉ tiêu giá trị sản xuất được phân tổ theo nghành kinh tế, loại
hình kinh tế và vùng lãnh thổ.
Số liệu tính giá trị sản xuất được lấy từ chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp
dụng đối với Bộ, ngành , các Cục Thống kê; từ báo cáo quyết tốn tài chính của các
DN và cơ sở SXKD; các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; kết quả tổng điều
tra, điều tra định kỳ, điều tra thường xuyên hàng năm do Tổng cục Thống kê và các
ngành thực hiện.
3.02. Tổng sản phẩm trong nước
19


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá
trị mởi của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra và một phần giá trị chuyển dịch của sản
phẩm trong phạm vi toàn nền kinh tế trong một thời gian nhất định (tháng, quý, 6
tháng, 9 tháng, năm). Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và gía

so sánh.
Xét về các yếu tố cấu thành, GDP gồm: thu nhập của người lao động, thuế
sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất
trong kỳ;
Xét về góc độ thu nhập là tồn bộ thu nhập từ sản xuất trong kỳ; về góc độ
sử dụng (chi tiêu) là tổng cầu của nền kinh tế trong kỳ.
GDP là chỉ tiêu trung tâm trong hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản
xuất, nó là căn cứ để đánh giá tăng trưởng (GDP tính theo giá so sánh), nghiên cứu
cơ cấu kinh tế và biến động cơ cấu (GDP tính theo giá trị thực tế) GDP là chỉ tiêu
dùng để so sánh qc tế, tính tốn chỉ tiêu quan trọng khác như GDP bình qn đầu
người năng suất lao động, ICOR, tỉ lệ thu ngân sách, tốc độ tăng năng suất cácphân
tố tổng hợp vv...
GDP được tính theo giá thực tế và giá so sánh.
-Theo giá thực tế, có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước
• Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng
thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế thu nhập khẩu hàng hố và dịch vụ.
Dưới dạng cơng thức , GDP được biểu hiện như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) = (bằng) Tổng giá trị tăng thêm của tát cả
các ngành + (cộng) Thuế nhập khẩu
• Phưong pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bẳng tổng thu nhập tạo
nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy
móc. Đó là : thu nhập của người lao động tử sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuê
trợ cấp sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất
hoặc thu nhập hỗn hợp.
Cơng thức tính
20


Tổng sản
phẩm trong

nước

Thu nhập của
người lao
=
+
động từ sản
xuất

Thuế sản
xuất, trợ
cấp sản
xuất

Khấu hao
Thặng
TSCĐ
dư hoặc
+
+
dùng trong
thu nhập
sản xuất
hỗn hợp

• Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu
tố: tiêu dung cuối cùng của hộ gia đình và nhà nước: tích luỹ tài sản (TSCĐ,
TSLĐ và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hang hoá và dịch vụ.
Cơng thức tính:
Tổng sản

phẩm trong
nước

=

Tiêu dùng
cuối cùng

+

Tích luỹ
tài sản

+

Chênh lệch xuất nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ

- Theo giá so sánh có 2 phương pháp tính GDP
+ Theo phương pháp sản xuất GDP theo giá so sánh bằng tổng giá trị tăng
thêm của các ngành kinh tế theo giá so sánh.Trong đó giá trị tăng thêm theo giá so
sánh của từng nghành bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá só sánh trước đó chi
phí trung gian theo giá so sánh của từng ngành.
+ Theo phương pháp sử dụng: GDP theo giá so sánh bằng bằng tổng các chỉ
tiêu: Tích luỹ tài sản theo giá so sánh, tiêu dùng cuối của hộ gia đình (cá nhân dân
cư) và của nhà nước theo giá so sánh và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ theo giá so sánh.
Chỉ tiêu GDP được phân bố theo ngành và nhóm ngành kinh tế; loại hình
kinh tế, mục đích sử dụng địa bàn; và tỉnh/thành phố.
Nguồn tài liệu để tính GDP là số liệu từ chế độ báo cáo thống kê tổng áp

dụng đối với Bộ/ngành, tỉnh/thành phố; báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
thuộc mọi loại hình kinh tế, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; từ kết quả của
các cuộc điều tra thống kê (tổng điều tra, điều tra định kỳ, điều tra thường xuyên,
điều tra không thường xuyên và điều tra chọn mẫu v.v...).
303. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
21


Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước là tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành,
các nhóm ngành, các loại hình kinh tế ... so với tổng sản phẩm trong nước. Cơ cấu
sản phẩm trong nước được tính theo giá thựe tế.
Tỷ trọng tổng sản phẩm trong nước của một ngành, một nhóm ngành, một
loại hình kinh tế được tính theo cơng thức sau:
Ki

=

I
GDP hoặc

Trong đó:

x

∑i

100

Ki - Tỷ trọng (hay cơ cấu) của ngành, nhóm ngành, loại hình thứ i;
I - Giá trị tăng thêm của ngành, nhóm ngành, loại hình thứ i;

GDP;

∑i

- Tổng giá trị tăng thêm của toàn bộ nền kinh tế.

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phản ánh tỷ phẩn đóng góp của các
nghành , nhóm ngành và hình thức sở hữu, ...trong tồn nền KTQD, phản ánh sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành và nhóm ngành kinh tế, và loại hình kinh
tế .
GDP được phân tố theo nghành , nhóm ngành kinh tế và theo loại hình kinh
tế.
Số liệu để tính cơ cấu GDP là số liệu của chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước
và giá trị tăng them phân theo ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế theo giá thực
tế.
304. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm tăng lên của một
thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước được tính
theo giá so sánh (giá năm gốc).
Tốc độ tăng hàn tháng, quý,6 tháng, 9 tháng, và năm của GDP được tính như
sau:
Tốc độ tăng GDP
(%)
Trong đó:

=

GDPt – GDPt-1
x
GDPt-1


22

100


GDPt – GDP theo giá so sánh năm báo cáo;
GDPt-1 – GDP theo giá so sánh năm trước năm báo cáo.
Tốc độ tăng GDP là chỉ tiêu để đánh giá tăng trưởng kinh tế, một trong
những chỉ tiêu quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước hoặc tỉnh
thành phố, đồng thời đây là chỉ tiêu để tính tốn nhiều chỉ tiêu quan trọng khác. Tốc
độ tăng GDP có thể tính liên hồn cho 2 năm liền nhau hoặc tính định gốc khi so
sánh với cùng một năm gốc hoặc tính bình qn năm cho cả thời kỳ nghiên cứu.
Tốc độ tăng bình qn GDP được tính theo công thức:

.

 GDPn

t = n
− 1 * 100 = n πti * 100

 GDP0

Trong đó: tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến
năm thứ n.
GDPn - GDP theo giá so sánh năm cuối (năm n) của thời kỳ nghiên cứu.
GDPo - GDP theo giá so sánh năm góc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;
n - Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm . Nghiên cứu: π - ký hiệu
cho tích; ti tốc độ phá triển của năm thứ i (i=1,2,..n)

Tốc độ tăng GDP được tính cho tồn nền KTQD ở phạm vi toàn quốc và
từng tỉnh, thành phố, theo ngành kinh tế và nhóm ngành kinh tế, theo loại hình kinh
tế, địa bàn…
Số liệu tính tốc độ tăng GDP là GDP theo giá so sánh
3.05. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
Tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người trong được tính bằng cách
chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho tổng dân số trung bình của năm đó.
Tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người có thể tính theo nội tệ hoặc
ngoại tệ;
Cơng thức tính:
Tổng sản phẩm trong

= Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong năm
23


nước bình qn đầu
người (VNĐ/người hoặc
USD/người)

(tính bằng VND hoặc USD)
Dân số trung bình trong cùng năm

Tổng sản phẩm trong nước bằng ngoại tệ, được tính theo tỷ giá hối đối
(thực tế) và tỷ giá theo sức mua tương đương.
GDP bình quân đầu người là một chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ phát
triển sản xuất, dùng để so sánh quốc tế, đánh giá về sự phát triển kinh tế, tính nhiều
chỉ tiêu quan trọng khác như HDI,GDI v.v...
GDP bình qn đầu người được tính cho tồn quốc hoặc các tỉnh, thành phố.
Nguồn số liệu để tính GDP bình qn đầu người là ..tổng sản phẩm trong

nước theo giá thực tế và tỷ giá hối đối bình ,tỷ giá sức mua tương đương hàng
năm, dân số trung bình hàng năm.
3.06. Thu chi ngân sách nhà nước
1. Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu vào ngân sách đã được
pháp luật quy định và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, bao gồm
các khoản thu từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ dân cư trong nước và
các nguồn thu từ ngoài nước,
Cụ thể, thu ngân sách nhà nước bao gồm:
(1) Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp;
(2) Phần nộp ngân sách nhà nước từ các khoản thu phí, lệ phí;
(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, gồm:
(4) Phần nộp ngân sách theo từ các hoạt động sự nghiệp;
(5) Tiền sử dụng thuê đất; thu từ hoa lợi công sản và đất cơng ích;
(6) Tiền cho th đát, th mặt nước;
(7) Huy động từ các tổ chức, cá nhân;

24


(8) Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước;
(9) Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng;
(10) Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán
hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
(11) Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở nước ngồi cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa
phương;
(12) Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định;
(13) Thu kết dư ngân sách theo quy định;

(14) Các khoản phải thu khác gồm:
Thu ngân sách nhà nước phản ánh tình hình huy động ngân sách của nhà
nước, vừa phản ánh tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, vừa thể hiện việc thực
hiện chính sách thu ngân sách của các đơn vị, tổ chức, cá nhân...Thu ngân sách là
cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu như tỉ lệ thu ngân sách so với GDP; cân đối thu chi
NSNN...
2. Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế- xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chỉ trả nợ
của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chỉ phí khác theo quy định của pháp luật.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi của ngân sách trung ương và chi của
ngân sách địa phương.
Chi trả nợ của nhà nước bao gồm trả nợ gốc và trả lãi các khoản tiền do
Chính phủ vay.

25


×