Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khái niệm sự kiện trong tự sự học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHÁI NIỆM SỰ KIỆN TRONG TỰ SỰ HỌC HIỆN ĐẠI*
Trần Đình Sử **
TĨM TẮT
Sự kiện là thuộc tính bắt buộc của văn bản tự sự, tuy nhiên một thời gian dài
trong các sách, giáo trình lí luận văn học chưa hề nghiên cứu sâu về phạm trù
này. Dựa vào ý tưởng của các nhà lí thuyết hiện đại như Bakhtin, Lotman, Tiupa,
Schmid tác giả bài báo trình bày cách hiểu hiện đại về phạm trù sự kiện, tính sự
kiện, các điều kiện và biểu hiện đa dạng của phạm trù sự kiện, từ đó có thể nhận
ra đặc trưng phong cách, thi pháp của các văn bản tự sự, lí giải tính truyện cũng
như tính phi cốt truyện của các văn bản tự sự.
Từ khóa: Sự kiện, tính sự kiện, tự sự học.
ABSTRACT
The concept of event in modern narratology
The event is a required attribute of a narrative text, but since quite a long time
there has been little in - depth studies on this category found in the books and
textbooks on literary theory. Based on the ideas of modern theorists, like Bakhtin,
Lotman, Tiupa and Schmid, author of this study presents the modern interpretation
of the categories of event, event-like, the conditions and the diverse expressions
of event categories events, which enables us to recognize the characteristic style
and poetics of a narrative text, and explains the narrative element as well as the
non-plot characteristic of a narrative text.
Keywords: Event, event-like, narratology.
1. Tính sự kiện là thuộc tính của tự sự, chỉ
cái đã và có thể xảy ra
Đối tượng nghiên cứu của tự sự học là văn
bản tự sự. Theo G. Genette: “Tự sự là trình bày
một sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay
hư cấu, bằng phương tiện ngơn ngữ, đặc biệt
là ngôn ngữ tự sự”1. Như thế, văn bản tự sự


có ba đặc điểm. Một là có người kể, hai là có
hành động tự sự và ba là có sự kiện được kể
ra. Sự kiện là một nền tảng của tự sự, nó tạo
nên chuyện, câu chuyện, cốt chuyện (truyện);
khơng có sự kiện thì khơng có tự sự. Đó là một

nhận thức đã thành định lệ. Nhà văn Anh E. M.
Forster trong sách Các bình diện của tiểu thuyết,
trong chương 2: Câu chuyện đã viết: “Viết tiểu
thuyết là để kể chuyện. Câu chuyện là nền tảng
của tiểu thuyết, không có chuyện thì khơng có
tiểu thuyết”2. Đủ thấy tầm quan trọng của câu
chuyện trong tự sự. Khơng có sách nào bàn về tự
sự mà khơng nói đến sự kiện tức là câu chuyện.
Tuy nhiên sự kiện là gì thì nhiều sách chỉ nói
chung chung, nhiều từ điển thuật ngữ văn học
hầu như khơng có mục từ đó3. Sở dĩ thế là vì
người ta chưa quan tâm đến cấu trúc ngữ nghĩa

* Cơng trình hồn thành với tài trợ của Quỹ Nafosted, Bộ KH&CN Việt Nam
** GS.TS, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
1
G. Genette (2010), Biên giới của tự sự, Trong sách Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại-Tự sự học kinh
điển, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.41. Chúng tơi có điều chỉnh theo bản tiếng Nga và tiếng Trung.
2
E. M. Forster (1984), Các bình diện của tiểu thuyết, Tô Bỉnh Văn dịch, Nxb Hoa Thành, Quảng Châu, Bản sách điện tử.
3
Ví dụ: Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học của L. I. Timoffeev (chủ biên 1974), Từ điển thuật ngữ văn học của chúng
tôi chủ biên (1992, 2005).
SỐ 06 - THÁNG 02/2015


55


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

của sự kiện trong văn bản tự sự. Một thời gian
dài sau đó sự kiện khơng được nghiên cứu sâu
trong lí thuyết tự sự. Cấu trúc ngữ nghĩa của
sự kiện chỉ mới được nhận thức cùng với tự sự
học hiện đại ở phương Tây và Nga (Liên Xô cũ)
những năm 70 và gần đây mới trở thành một vấn
đề được chú ý rộng rãi.
Thật vậy, ngay từ trong tác phẩm Nhà nước
của Plato, Thi pháp học (Nghệ thuật thơ ca) của
Aristote đều đã nói sự kiện, nhưng coi như cái
đã hay có thể xảy ra theo quy luật tất yếu hay
tính khả năng. Trước hết cần lưu ý là trong sách
Aristote thuật ngữ chuyện, hành động, sự kiện,
sự thật, cốt truyện (fabula, skazanie, deistvie,
sobytie, fakt) nhiều khi dùng và được dịch như
là đồng nghĩa. Tuy nói câu chuyện là “sự kết
hợp của các sự kiện (sự thực)”, “tính chất của
sự kiện” (ch. 6, ch. 7), hiểu sự kiện như là một
bộ phận của hành động nói chung, nhưng chưa
phân biệt chúng với nhau. Ông xem nghệ thuật
là sự mơ phỏng một hành động khả nhiên, có
thể có (khơng phải hành động đã có như lịch
sử), tức là các câu chuyện huyền thoại, truyền
thuyết như những cái toàn thể, do đó cũng chưa

đi sâu vào sự kiện. Ơng là người đầu tiên nêu ra
cấu trúc của hành động, câu chuyện. Cốt truyện
có ba phần: phần đầu, phần giữa và phần kết,
làm cơ sở cho công thức cốt truyện năm thành
phần sau này. Suốt thời trung đại cho đến thế
kỉ XVIII lí luận văn học chưa ghi nhận tiến bộ
nào về quan niệm sự kiện. Trong Mĩ học Hegel
cũng nói đến sự kiện trong sử thi, phân biệt sự
việc xảy ra (như sét đánh) với sự kiện là hành
động có mục đích của con người, ơng vẫn xem
sự kiện như là một hiện tượng của thế giới tự nó
có nghĩa. Sở dĩ thế là vì cả Aristote lẫn Hegel
đều chỉ biết kịch, sử thi cổ đại mà chưa biết rõ
về tiểu thuyết hiện đại.
2. Bước ngoặt mới, sự kiện nhìn từ truyện kể
Đến cuối thế kỉ XX, sau mấy trăm năm phát
triển thể loại tiểu thuyết, lí thuyết tự sự đã có một
sự chuyển biến quan trọng, đó là chuyển sang
nghiên cứu truyện kể với tính chất kí hiệu, ngơn
ngữ của nó. Nhà nghiên cứu Nga A. Veselovski
trong chương Thi pháp cốt truyện (Thi pháp học

56

SỐ 06 - THÁNG 02/2015

lịch sử) chỉ nghiên cứu motif như là đơn vị nhỏ
nhất cấu tạo nên truyện kể. Motif là thuật ngữ
có ý nghĩa như một “chủ đề”, vay mượn từ lí
thuyết dân ca, chỉ một chủ đề của hành động hay

cụm hành động của truyện kể được lặp đi lặp lại
trong các sáng tác cá nhân khác nhau. Đến V.
Propp trong Hình thái học truyện cổ tích (1928)
lại chuyển sang nghiên cứu chức năng của hành
động nhân vật, bởi chỉ có chức năng là yếu tố
bất biến. Hành động vốn là sự kiện của truyện,
giờ được xét ở chức năng bất biến trong cấu tạo
truyện kể, giống như quy tắc ngữ pháp của lời
nói. Chức năng là nghĩa của ngơn ngữ truyện kể,
chứ không phải ý nghĩa của sự kiện cụ thể của
truyện. Nhưng mơ hình của Propp chỉ có ý nghĩa
hẹp trước hết đối với cơ tích Nga, và rộng hơn,
chỉ với truyện dân gian, khó thích hợp với tiểu
thuyết và tự sự nói chung.
Chủ nghĩa hình thức Nga mà tiêu biểu là V.
Shklovski là đại biểu, đã có một bước tiến mới,
họ tập trung chú ý sự kiện trong thứ tự của truyện
kể (siuzhet) và bắt đầu phân biệt truyện kể với
câu chuyện (fabula). Ơng xem truyện kể khơng
phải là câu chuyện lấy thẳng từ cuộc sống, mà là
sự cấu tạo lại câu chuyện theo các thủ pháp kết
cấu, các thủ pháp lạ hóa, chơng lối nhận thức
tự động hóa, sau khi đã lựa chọn theo một quan
niệm giá trị nhất định, phân biệt với câu chuyện
theo trật tự thời gian tự nhiên và theo luật nhân
quả. Thời gian truyện kể, điểm mở đầu và điểm
kết thúc của truyện kể không trùng với thời
gian câu chuyện. Ý nghĩa của sự kiện giờ phụ
thuộc vào vị trí cụ thể của nó trong truyện kể,
phụ thuộc vào điểm nhìn của người kể. Mơ hình

này phù hợp với văn học hiện đại, bởi truyện dân
gian chưa thể có sự phân biết truyện kể với câu
chuyện.
Các nhà tự sự học cấu trúc tiếp tục phát triển
ý tưởng của các nhà hình thức Nga, xem tự sự
như một cấu trúc giao tiếp nhiều tầng bậc, coi tự
sự như một quan hệ giữa diễn ngôn và sự kiện,
nhưng họ rời bỏ tính cụ thể để đi tìm ngữ pháp
phổ qt của diễn ngơn ấy. Theo hướng đó họ
nghiên cứu logich, ngữ pháp, những điều kiện
để cho sự kiện có nghĩa. (Tz. Todorov, R. Barthes, G. Genette, Greimas…). Chủ nghĩa cấu


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

trúc không chỉ coi trọng diễn ngôn, mà còn coi
trọng sự kiện4. Sự kiện, theo họ là một sự thay
đổi của tình huống xuất phát: hoặc là tình huống
bên ngồi của thế giới truyện kể (các sự kiện
tự nhiên, sự kiện hành động, sự kiện tương tác)
hay tình huống bên trong của một nhân vật nào
đó (sự kiện tâm trí - mental’noe). Thế nhưng
ngồi tính logic nhân quả, liên tục, đối lập, khác
biệt, bổ sung, được nêu trong các cơng trình của
Greimas, Bremond, Todorov, quy chế tạo nghĩa
của sự kiện chưa được nêu rõ, vì chưa thấy mối
quan hệ giữa cấu trúc và văn hóa.
Từ năm 1970, Ju. Lotman đã nêu vấn đề sự
kiện của truyện kể như một phương diện tạo
nghĩa đối với nhận thức thế giới. Trong cơng

trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật năm 1970
ông đã xác định, sự kiện là cơ sở của truyện kể,
là tiêu chí phân biệt văn văn bản có chuyện (cốt
truyện) với văn bản khơng có chuyện (có sự kiện
hay khơng có sự kiện)5. Ju. Lotman nêu định
nghĩa “sự kiện trong văn học như là việc nhân
vật di chuyển qua ranh giới của trường nghĩa”
trong tác phẩm. Tác phẩm như một mơ hình về
thế giới, chịu sự chi phối của bức tranh thế giới,
tự chia khơng gian của nó thành các trường đối
lập về ý nghĩa với các đường ranh giới: người
giàu, kẻ nghèo, của mình, của người, chính đạo,
tà đạo, văn minh và dã man, tự nhiên và xã hội,
bạn và thù, tốt và xấu… Ranh giới này có thể có
ý nghĩa khơng gian, đạo đức, tâm lí, nhận thức,
thực dụng. Nếu một nhân vật tuy có nhiều hành
động, nhưng khơng có hành động động chạm
tới các ranh giới có sẵn, thì nhân vật ấy khẳng
định thế giới ấy, khơng có sự kiện nào xảy ra,
khơng có chuyện. Một nhân vật làm sai lệch,
vượt qua ranh giới, thì có sự kiện, và sự kiện
được coi là tin mới, chuyện lạ, là nhân tố có tính
“cách mạng”, nghĩa là làm thay đổi trật tự theo
nghĩa tích cực hay tiêu cực6. Cám lấy trộm giỏ
tép của Tấm, vi phạm nguyên tắc trung thực tồn
tại tiềm ẩn, trở thành kẻ ăn cắp, kẻ chống lại

đồng loại, và sẽ bị trừng trị. Công lao của Lotman là nêu định nghĩa về logich ngữ nghĩa của
sự kiện và xác lập mối quan hệ sự kiện với mơ
hình văn hóa, bức tranh thế giới. Sự kiện khơng

phỉ là hoạt động có mục đích như Hegel nói,
nếu có mục đích mà khơng vi phạm điều cấm
thì vẫn khơng phải là sự kiện. Từ đó có thể tiến
hành loại hình hóa sự kiện theo bức tranh thế
giới. Nhưng cả định nghĩa của Lotman đều đều
ở bình diện văn hóa khơng riêng gì văn học. N.
Tamarchenco là người định nghĩa sự kiện truyện
kể trên cơ sở ý kiến của Hegel và Lotman7. “Sự
kiện truyện kể là sự dịch chuyển bên ngoài hay
bên trong của nhân vật (chuyến đi, hành động,
hành vi tinh thần) vượt qua cái ranh giới phân
chia không gian được miêu tả thành từng phần
hay phạm vi, từng thời điểm của thời gian nghệ
thuật, nhằm thực hiện mục đich hay từ bỏ nó
hoặc khắc phục các trở ngại”. Tamarchenco đã
mở rộng hơn khái niệm của Lotman. Từ chối
vượt qua trường nghĩa cũng là sự kiện, ví như
nhân vật Hồng trong Đơi mắt từ chối đi theo
Độ ra vùng tự do. Vượt qua sự rụt rè để bày tỏ
tình yêu như trong truyện Thầy giáo dạy văn của
Tshekhov cũng là sự kiện.
3. Tính quan niệm của sự kiện và ý thức
chủ thể
Muốn xác lập tính sự kiện nghệ thuật trong
văn bản tự sự Whol Schmid trong sách Tự sự
học (2003) và trong tác phẩm sau đó8 nêu định
nghĩa sự kiện, xuất phát từ cách hiểu chung sự
kiện như là sự biến đổi của tình huống ban đầu
của thế giới nghệ thuật. Tình huống ban đầu là
tình huống khi chưa xảy ra sự kiện. Nhưng thế

nào là sự biến đổi? Theo quan điểm của Lotman,
sự biến đổi ấy là sự vi phạm, sự vượt qua ranh
giới của các quy luật, quy phạm, quy tắc của thế
giới nghệ thuật, vi phạm các điều cấm của thế
giới, phá vỡ trật tự của nó mà các nhân vật thực
hiện. Nhưng bản thân sự vi phạm chưa tự nó tạo

W. Schmid (2003), Tự sự học. Matscva, Bản điện tử của thư viện Yanko. Lib. Ru. Tr.10.
Lotman Ju. M. (1970), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Nghệ thuật, M., tr. 280 – 289, tiếng Nga.
6
Lotman Ju. M. Xem bản dịch “Kết cấu của tác phẩm văn học” của Lã Nguyên trong sách Lí luận văn học những vấn
đề hiện đại, ĐHSP, 2012.
7
Tamarchenco N. (2008), Thi pháp học. Từ điển thuật ngữ và khái niệm thường dùng, M., Intrada Kulagin, Tr. 239.
8
Xem. Sư kiện và tính sự kiện, V. Markovich và W. Schmid chủ biên, Nxb Kulagina Intrada, Moscva 2010.
4
5

SỐ 06 - THÁNG 02/2015

57


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nên sự kiện, nếu như chưa có người chứng kiến.
Đó là vì sự kiện khơng chỉ là việc xảy ra, mà là
việc xảy ra có nghĩa, mà sự kiện có nghĩa chỉ
diễn ra đối với những chủ thể chứng kiến, nhận

thức nhất định. Nói như V. Tiupa, sự kiện trong
tự sự có tính chất ý hướng (intentionality)9. Điều
này phù hợp với việc xáo trộn sự kiện, phá vỡ
tính liên tục và tính nhân quả của câu chuyện để
tạo thành truyện kể. Sự kiện gắn liền với một
quan niệm về sự kiện hay quan niệm về sự kiện.
Trong đời sống, việc trẻ con nói hỗn và nói tục
là sự kiện đối với người làm cơng tác văn hóa,
giáo dục như giáo viên, nhưng khơng có ý nghĩa
đối với cơng an, nếu nó khơng gây mất trật tự
cơng cộng. Ngược lại người vượt đèn đỏ là sự
kiện đối với cảnh sát giao thông, nhưng không
phải sự kiện quan tâm của cảnh sát hình sự. Nhà
sử học chỉ quan tâm các sự kiện có tầm quốc gia,
bang giao, nhưng khơng quan tâm các sự kiện
của đời thường, ví như vụ mất gà hay ngoại tình
trong xóm. Nhà văn lại quan tâm các sự kiện
có ý nghĩa nhân cách của con người. Như vậy
sự kiện trong văn học khác sự kiện của sử học
không chỉ ở một bên là sự thật lịch sử, một bên là
hư cấu, mà còn ở chỗ văn học quan tâm sự kiện
thuộc nhân cách, trạng thái văn hóa, tinh thần
của con người. Sự kiện phải được một ý thức
của chủ thể nào đó xác nhận, nhận ra. Chủ thể
đó trong văn bản là nhân vật, người kể chuyện
và qua đó là người đọc xác nhận và nhận ra.
Ví dụ chàng Trương trong Người con gái Nam
Xương nghi oan cho vợ là một sự kiện dẫn đến
cái chết oan khuất của người vợ. Nghi oan là vi
phạm quy tắc của sự thật, là nguyên tắc tạo nên

trật tự đời sống. Người vợ, người kể chuyện và
người đọc đều biết chàng Trương hiểu lầm, chỉ
mình Trương khơng biết, nên mới tạo thành bi
kịch. Sau tình cờ mới tự giác ngộ. Paul Ricoeur
cho rằng sự kiện là cái xảy ra “khác với điều ta
chờ đợi” là chỉ các sự kiện loại này. Như vậy,
gắn với loại hình chủ thể tiếp nhận và loại hình
bức tranh thế giới ta sẽ có các kiểu loại hình hóa
sự kiện trong tự sự.
9

58

4. Tính mức độ của sự kiện
Theo W. Schmid tính sự kiện trong tự sự thể
hiện dưới nhiều mức độ khác nhau. Tính sự kiện
cao nhất, đầy đủ nhất khi sự đổi thay tình huống
trong truyện thực sự xảy ra và có kết quả thực tế
trong thế giới hư cấu. Nếu nhân vật chỉ mới nghĩ
đến sự đổi thay tình huống, ước mơ đổi thay,
tưởng tượng ra nó, mà chưa có hành động, chưa
có kết quả làm thay đổi thực sự, thì chưa coi là
có sự kiện. Đó chỉ là hành vi ước muốn, tuy cũng
có nghĩa nhưng tính sự kiện yếu. Nếu chỉ mới
muốn hành động mà chưa hành động, chuẩn bị
hành động hoặc đang thực hiện mà chưa có kết
quả, cũng coi như chưa có sự kiện. Kết quả sự
kiện phải tiến hành cho đến hết tự sự mới coi là
có kết quả, ví như sự kiện trong truyện cổ tích,
truyện trung đại hay tiểu thuyết lãng mạn và

tiểu thuyết chủ nghĩa hiện thực cổ điển, như V.
Hugo, Balzac, Standhal, Zola, Maupassant, Vũ
Trọng Phụng, Khái Hưng, Nhất Linh. Chính vì
thế mà các sự kiện chưa xảy ra, chưa có kết quả
thường được xem là khơng có sự kiện, “khơng có
chuyện” hoặc tính sự kiện yếu, là đặc điểm của
sang tác kiểu “hậu hiện thực chủ nghĩa” (postrealism, thuật ngữ của Tiupa) của Tshekhov. Ví dụ
trong truyện ngắn của Tshekhov Người đàn bà
và con chó nhỏ, nhân vật Gurov chán đời ra bờ
biển giải khuây gặp người đàn bà cũng thất vọng
về tình duyên, họ yêu nhau và hứa sẽ li dị hôn
nhân cũ để được lấy nhau trong cuộc sống mới.
Nhưng sau khi trở về chẳng ai từ bỏ gia đình cũ
của mình, họ vẫn sống trong cái thế giới cũ mà
họ đã chán. Đó là truyện khơng có chuyện (sự
kiện). Hoặc như trong truyện Ngơi nhà có căn
gác nhỏ, đỉnh cao xung đột là cuộc tranh cãi có
tính chính luận giữa người họa sĩ và nữ nhân vật,
song khơng đi đến kết quả nào, coi như khơng
có chuyện. Một truyện khác của Tshekhov kể
một người chồng bắt được quả tang thư hị hẹn
của vợ với tình nhân, nổi cơn ghen, định bụng
sẽ làm to chuyện. Nhưng khi người vợ đến hẹn
yêu cầu chồng đưa tiền, người chồng lại đưa tiền
cho vợ. Thế là khơng có sự gì xảy ra, khơng có

V. Tiupa. “Trạng thái tính sự kiện và hình thái diễn ngơn”. Trong sách Sự kiện và Tính sự kiện. Tài liệu đã dẫn.

SỐ 06 - THÁNG 02/2015



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

kết quả. Đó cũng là truyện khơng có chuyện10.
Nhưng xét từ một phía khác, sự kiện rút lui im
lặng (tức từ chối) của người chồng, cái sự phản
ứng lẽ ra phải có đã khơng có, đối với ý thức
thơng thường của người đọc, là một chuyện lạ,
nó cũng là sự kiện. Đây là sự kiện đối với ý thức
người đọc. Như thế tính sự kiện của văn bản tự
sự đạt được mức độ tối đa khi sự biến đổi tình
huống được xảy ra trong quy mơ tồn tác phẩm
hư cấu. Các biến đổi nhỏ, không đáng kể khơng
làm nên tính sự kiện. Việc xem một thay đổi tình
huống nào đó là sự kiện phụ thuộc vào bức tranh
thế giới của kiểu văn hóa theo quan niệm Lotman và phụ thuộc vào hệ giá trị của nhân vật
hoặc của chủ thể tiếp nhận tự sự.
Sự kiện thực tế thường có hai loại. Loại biến
đổi trong khơng gian thời gian và loại thay đổi
trong tâm trí. Đó là sự thay đổi trong nhận thức,
tâm hồn nhân vật như là sự bừng ngộ, sự thức
tỉnh. Trong Thi pháp học Aristote viết: “Toàn bộ
vui buồn của nhân sinh đều thể hiện trong hành
động của nhân vật”. Điều đó khơng hồn tồn
đúng, bởi vui buồn của nhân sinh thể hiện trong
tâm tình, suy nghĩ thầm kín, trong hoạt động nội
tâm. Vì Aristote chưa hề thấy tiểu thuyết nên
ơng chưa tính đến sự kiện tâm trí. Ví như sự kiện
“phục sinh tâm hồn” của Raskolnikov trong Tội
ác và trừng phát của Dostoievski, sự “bừng ngộ”

về ý nghĩa cuộc sống ở Pie Bezukhov trong
Chiến tranh và hịa bình của Tolstoi, hay sự tự
nhân ra tội lỗi của anh em nhà Karamazov trong
tiểu thuyết cùng tên của Dostoievski. Truyện
ngắn của Tshekhov chủ yếu là thể hiện các sự
kiện tâm trí của nhân vật hoặc của người đọc.
Nhân vật chưa vượt qua ranh giới của trường
nghĩa, song đã nhận ra một chân trời khác tốt
đẹp hơn, song khơng có sức mạnh để vươn tới
và vượt qua nó. Đặc điểm này khiến cho ta thấy

sang tác của Nam Cao có phần giống với nhà
văn hậu hiện thực chủ nghĩa Nga A. Tshekhov.
Schmid nêu ra năm điều kiện thể hiện mức
độ của tính sự kiện. Tính tương đối của sự kiện
trong tương quan với các chủ thể, với ngữ cảnh
là rất rõ rệt. Sự kiện xảy ra xét trong tương quan
với các chủ thể trong truyện. Trong truyện ngắn
của Tshekhov có tên Sự kiện kể chuyện con mèo
đẻ một bầy mèo con, rồi con chó Nero ăn cả bầy
mèo con ấy. Đối với người lớn trong nhà, đó chỉ
là chuyện vặt, đành chịu đựng, chỉ ngạc nhiên là
con chó phàm ăn, cịn hai đứa trẻ trong chuyện,
Vanhia sáu tuổi và Nina bốn tuổi, thì vừa tức,
vừa tiếc, tại sao con chó ác thế lại khơng bị
trừng phạt. Như thế việc con chó ăn lũ mèo con
là sự kiện đối với hai đứa trẻ, mà không phải sự
kiên đối với người lớn.
Điều kiện thứ hai của sự kiện trong truyện kể
là tính chất khơng thể đốn trước. Tính sự kiện

càng cao khi sự kiện khơng thể đốn trước, bất
ngờ đối với người đọc. Tính bất ngờ, nghịch lí
là do sự đổi thay mâu thuẫn với dư luận, ý kiến
chung của nhân vật và chủ thể tiếp nhận, mâu
thuẫn với tiến trình diễn biến. Một biến đổi đã
biết trước thì không thể trở thành sự kiện. Tất
cả sự kiện trong các tác phẩm hay đều khơng
thể đốn trước. Ví dụ các sự kiện trong truyện
Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ đều khơng thể đốn
trước được11. Sự kiện trong các tác phẩm văn
học trung đại như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên
do chưa thốt khỏi mơ hình tư duy huyền thoại,
tính cơng thức, tính lặp lại, sử dụng lại, mức độ
khơng đốn trước có giảm sút, trong trường hợp
đó tâm lí chủ thể phải được miêu tả, tô đậm,
bổ sung chi tiết để tăng cường tính khơng đốn
trước.
Thứ ba là tính liên tục. Sự biến đổi tình
huống diễn ra trong một quá trình, một chuỗi

10
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Ơn Nho Mẫn trong sách Nghiên cứu các hiên tượng văn học những năm 80, Đại học Bắc
Kinh, 1988, khi nói đến hiện tượng truyện khơng có chuyện trong văn học Trung Quốc đương đại đã nhận xét rằng, sở dĩ
“truyện khơng có chuyện” là vì có ba đắc điểm sau. Một là tình tiết khơng có độ dài, khơng tạo cảm giác phức tạp; hai là
độ dốc của sự kiện ít, khoảng cách cao thấp khơng đáng kể; ba là khơng có các sự kiện va đập bên ngoài như chiến đấu,
đấu tranh xủng xoảng. Các nhận xét đúng , nhưng thiên về cảm tính. Nhưng ơng khẳng định hiện tượng trên là phong
cách, trên thực tế, khơng thể có truyện mà khơng có chuyện được. Trong sách Mơn tiểu thuyết, Nxb Tác gia, Bắc Kinh,
2002, tác giả này khẳng định: câu chuyện là thuộc tính bất biến của tư sự. Quan điểm này thống nhất với quan điểm của
Forster.
11

Xem các bài phân tích liên quan trong Đọc văn học văn của Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001.

SỐ 06 - THÁNG 02/2015

59


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

các tình tiết, cái này tiếp theo cái trước, do đó có
tính liên tục. Thơng thường tính liên tục gây chờ
đợi, trả lời câu hỏi sự việc rồi sẽ ra sao? Rồi sao
nữa? Sự chờ đợi gây hấp dẫn như trong Nghìn lẻ
một đêm, cứu sống nàng Sheherazad khỏi lưỡi
gươm của bạo chúa. Thiếu tính liên tục trun
khơng thành truyện.
Điều kiện thứ tư là tính khơng đảo ngược.
Tính sự kiện càng cao khi khả năng biến đổi đảo
ngược càng ít. Các sự kiện phục sinh, chết đi
sống lại như trong truyện cổ tích thần kì, truyện
trung đại làm giảm sút tính truyện. Trong các
truyện phát triển theo ngun tắc tuyến tính sự
kiện đổi thay làm cho tình huống và trạng thái
nhân vật một khi đã thay đổi thì khơng thể trở về
tình huống ban đầu. Các truyện bừng ngộ, phục
sinh tâm hồn, nhân vật phải tiến hóa, ở vào một
lập trường tư tưởng khác trước thì mới được coi
là sự kiện.
Điều kiện thứ năm là sự kiện không lặp lại.
Mỗi sự kiện trong câu chuyện chỉ diễn ra một

lần, không lặp lại sự kiện đã xảy ra trước đó.
Tấm lần đầu biến thành chim vàng anh, lần hai
biến thành cây xoan đào, thì lần ba phải biến
thành cậy thị chứ không thể lặp lại. Nhân vật
Olia Plemianikova trong truyện ngắn Dushechka của Tshekhov qua các cuộc hôn nhân khác
nhau đã thay đổi về nhân sinh quan. Nếu sự kiện
mà lặp lại thì nó biến thành sự miêu tả, đánh mất
tính truyện. Tính khơng lặp lai làm nên sự diễn
tiến trong tự sự.Tính lặp lại trong truyện kể lại
là chuyện khác.
Tính chất của sự kiện có thể có nhận thức
khác. Xét ở bình diện giao tiếp Valeri Tiupa
trong bài Tính chất của sự kiện và các hình thái
diễn ngơn nêu ra ba tính chất. 1. Tính chất duy
nhất, một lần, tức là sự xuất hiện các sự thật
(hư cấu hoặc khơng) khơng có tiền lệ. Tiêu chí
này tượng tự như điều Schmid đã nói. 2. Tính
gián đoạn. Sự kiện phải tách khỏi tính liên tục
của tồn tại như là một mặt cắt của đời sống, đến
lượt mình, tự sự lại chia nhỏ nó ra thành các tình
tiết để tạo thành câu chuyện. Nhưng chúng cũng
12

có tính gián đoạn, nếu chúng liên tục, khơng
tách rời nhau thì tính sự kiện cũng bị thủ tiêu.
Bởi vì mỗi sự kiện đều có mở đầu và kết thúc,
do đó có tính gián đoạn. Nhưng xét tính liên kết
các sự kiện tạo nên câu chuyện thì nó lại có tính
liên tục. Sự kiện và câu chuyện khác nhau, song
thống nhất với nhau trong tính sự kiện. Tính chất

này có vẻ mâu thuẫn với tiêu chí tính liên tục
của Schmid, nhưng thực chất là một sự bổ sung
cần thiết. 3. Tính ý hướng, tức là tính khơng
tách rời sự kiện với ý thức tự sự. Các sư kiện
như những biểu hiện khách quan (bằng chứng)
cho các ý thức chủ quan. Tính ý hướng của sự
kiện làm cho các sự kiện của tự sự phụ thuộc
vào các hình thái diễn ngơn trong xã hội, nghĩa
là trong mỗi hình thái diễn ngơn, người ta chỉ
có thể cho phép nói đến những kiểu loại sự kiện
nhất định, có những sự kiện khơng được phép
nói đến hoặc khơng thừa nhận là sự kiện. Ju. Lotman đã nói, “Bức tranh thế giới sẽ cung cấp một
quy mô cho những gì được coi là sự kiện”12. Như
thế trong tự sự vấn đề sự kiện không thể tách rời
với diễn ngôn biểu hiện nó. Sự kiện phải được
kể ra, nói lên, miêu tả ra, và giữa thế giới được
miêu tả và thế giới miêu tả có mối liên hệ khơng
thể tách rời, và hình thái diễn ngơn tác động đến
hệ thống sự kiện trong văn học. Và đối với các
trào lưu văn học khác nhau có các hệ thống sự
kiện khác nhau. Ví như hệ thống sự kiện truyện
trung đại, sự kiện trong văn học lãng mạn, văn
học hiện thực, văn học hiện sinh, văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa. Mối quan hệ sự kiện và
diễn ngôn này làm nhớ tới luận điểm quan trọng
của M. Bakhtin, “trước mắt ta có hai sự kiện – sự
kiện được nói đến và sự kiện nói (và trong sự
kiện sau cả chúng ta cũng tham gia vào như là
người nghe, người đọc)”13. Như vậy vấn đề sự
kiện không thể được xem xét tách rời với diễn

ngôn tự sự.
Khái niệm sự kiện không chỉ cung cấp tiêu
chí để phân tích truyện kể, mà cịn xác lập cơ sở
cho nghiên cứu lí thuyết tự sự và loại hình hóa tự
sự trong văn học.

Ju. Lotman (1970), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Matscova, tr. 283.

M. Bakhtin (1975), Những vấn đề văn học và mĩ học, Nxb Văn học Nghệ thuật, Matscova, tr.403, trong bài “Các hình
thức thời gian và không thời gian trong tiểu thuyết”.

13

60

SỐ 06 - THÁNG 02/2015



×