Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đạo hiếu trong nho giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.42 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

NGUYỄN HỒNG PHONG

ĐẠO HIẾU TRONG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐƢ́C
GIA ĐÌ NH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triế t ho ̣c

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

NGUYỄN HỒNG PHONG

ĐẠO HIẾU TRONG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐƢ́C
GIA ĐÌ NH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Triế t ho ̣c
Mã số : 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: TS. Dƣơng Văn Duyên



Hà Nội - 2015

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Tổ ng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cƣ́u đề tài ...........................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................9
5. Cơ sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u .....................................................9
6. Đóng góp của luâ ̣n văn ....................................................................................10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .....................................................10
8. Kế t cấ u của luâ ̣n văn .......................................................................................10
NỘI DUNG .............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: ĐẠO HIẾU TRONG NHO GIÁO VÀ GIÁO DỤC ............. Error!
Bookmark not defined.
ĐẠO ĐƢ́C GIA ĐÌ NH ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Đa ̣o hiếu trong Nho giáo .............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Nho giáo và vị trí đạo hiếu trong đạo đức Nho giáo .. Error! Bookmark
not defined.
1.1.3. Đạo hiếu trong Nho giáo Việt Nam ....... Error! Bookmark not defined.
1.2. Giáo dục đạo đức gia đình ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm gia đình, đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức gia đình
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Vị trí, nội dung giáo dục đạo đức gia đình .......... Error! Bookmark not

defined.
1.2.3. Chủ thể và phương pháp giáo dục đạo đức gia đình . Error! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chương 1 .................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. THƢ̣C TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐƢ́C GIA ĐÌ NH VIỆT NAM
HIỆN NAY VÀ Ý NGHĨA ĐẠO HIẾU VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐƢ́C ....... Error!
Bookmark not defined.
GIA ĐÌ NH Ở NƢỚC TA ......................................... Error! Bookmark not defined.

2


2.1. Thƣ ̣c tra ̣ng giáo du ̣c đa ̣o đƣ́c gia đin
̀ h Viêṭ Nam hiện nay ............... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Những thành tựu đạt được..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Những ha ̣n chế ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Ý nghĩa đạo hiếu trong giáo dục đạo đức gia đin
̀ h ở nƣớc ta hiêṇ nay
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 .................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước xu thế tồn cầu hố và hội nhập ngày một sâu rộng về mọi mặt, mỗi
dân tộc đều đứng trước đòi hỏi tất yếu khách quan, đó là vừa phải hịa mình vào
dịng chảy chung của nhân loại, vừa phải khẳng định các giá trị riêng có của dân tộc
mình. Đóng vai trị làm nền tảng văn hóa của mỗi dân tộc, giá trị văn hóa truyền
thống ln là hệ chuẩn nhận diện sức sống và tương lai phát triển cho chính dân tộc

ấy. Do đó, việc nghiên cứu lý luận nhằm tiếp tục làm rõ vai trò của các giá trị truyền
thống với tư cách hình thành nên bản sắc văn hóa là điều cần thiết và có ý nghĩa đối
với đất nước ta hiện nay.
Trong các giá trị văn hóa tinh thần ở phương Đông, Nho giáo đang nhận
được sự quan tâm ngày càng nhiều vì sự đóng góp của nó vào sự hình thành các giá
trị đó trong thời kỳ lịch sử lâu dài. Chính những thành cơng của một số nước trong
khu vực chịu ảnh hưởng của Nho giáo là minh chứng rõ nhất. Trong lịch sử phát
triển của Nho giáo, cho dù quan niệm của các nhà nho mỗi thời kỳ có khác nhau,
song họ đều thống nhất với nhau một điểm là đề cao đa ̣o hiếu của con người, coi đó
là một trong những tư tưởng cốt lõi, là nội dung chủ yếu bao trùm và xuyên suốt
học thuyết Nho giáo. Vấn đề căn bản hiện nay là phải khai thác cái gì trong đạo hiếu
cũng như hệ tư tưởng Nho giáo và vận dụng nó ra sao vào hoàn cản thực tiễn nước
ta cho phù hợp với xu thế hội nhập và tồn cầu hóa. Khơng những thế, yêu cầu này

3


còn xuất phát từ điều kiện thực tiễn ở Việt Nam vì mục đích xây dựng xã hội mới,
con người mới thời kì hội nhập.
Gia đình Việt Nam hiện nay, vốn là nơi duy trì các giá trị đạo đức truyền
thống, nhưng lại đang đứng trước thách thức, sự tấn công của những quan niệm tư
tưởng mới, lối sống mới. Mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày hàng giờ
làm suy thoái đạo đức của một bộ phận trong xã hội. Thực tế cho thấy rằng, trong
đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo
thị hiế u không lành mạnh: Tệ sùng bái văn hóa ngoa ̣i lai , coi thường những giá trị
văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ… đang gây
hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khơng ít trường hợp vì đồng tiền mà chà
đạp lên tình nghĩa gia đình, vợ chồng, cha con, anh em... Trong khi đó , tình trạng
giáo dục đạo đức gia đình bị bng lỏng, thâ ̣m chí là xem nhe; ̣ thái độ và hành vi đối xử
của con cái đối với cha mẹ đang diễn ra một cách tuỳ tiện và trái với đạo đức.

Để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của
gia đình Việt Nam cần nghiên cứu nội dung đa ̣o hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của
nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiê ̣n nay để phát huy những giá trị
của đa ̣o hiếu trong Nho giáo và ý nghiã của nó đối với giáo du ̣c đạo đức gia đình ở
Việt Nam hiê ̣n nay nhằm xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam trong thời đ ại mới,
xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no; đẩ y lùi những biểu hiện tiêu cực,
xuống cấp của đạo đức gia đình là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn

trên, học viên chọn đề tài :

“Đạo hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đớ i với giáo dục đạo đức gia đình ở
Viê ̣t Nam hiê ̣n nay” cho luận văn thạc sỹ triết học với mong muốn được đóng góp
phần nhỏ bé của mình vào việc làm rõ và sâu sắc hơn nội dung đạo hiếu của Nho
giáo cũng như cơng tác xây dựng gia đình Việt Nam nói riêng và cuộc xây dựng và
phát triển đất nước nói chung trong điều kiện hiện nay.
2. Tổ ng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cƣ́u đề tài

4


Nho giáo là học thuyết ra đời từ thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc. Sự tồn tại,
hưng vong và những nội dung cơ bản của Nho giáo đã nhận được sự quan tâm rộng
khắp của giới nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Các cơng trình nghiên cứu về Nho giáo trong những năm gần đây ngày càng tăng
lên. Nho giáo với tư cách là học học thuyết chính trị, đạo đức, vì vậy bản thân nó
ln mang trong mình tính đa nghĩa ở mỗi một vai trị mà khơng có sự tách biệt

hồn tồn. Nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung vì thế cũng khơng tách bạch
một cách siêu hình với việc nghiên cứu các nội dung khác của Nho giáo. Trong tính
thống nhất tương đối đó, vấn đề đạo đức của Nho giáo nói chung và đạo hiếu của
Nho giáo nói riêng đã được khai thác ở những tầng bậc khác nhau.
Hiê ̣n nay , đề tài giáo dục đạo đức gia đình đang trở thành vấn đề thời sự
nóng bỏng ở Viê ̣t Nam, mơ ̣t q́ c gia vốn có truyền thống đề cao vai trò gia đình
trong sự hình thành nhân cách con người và phát triển xã hội. Có thể thấy, chưa bao
giờ vấn đề này lại thu hút sự nghiên cứu của giới chuyên môn cũng như các ngành
chức năng như giai đoa ̣n hiê ̣n nay . Xu thế tồn cầu hố đang tạo ra nhiều cơ hội
chưa từng thấy cho các gia đình phát triển thì đồng thời cũng đặt ra nhiều thách
thức, các loại hình gia đình đang đứng trước nguy cơ bị đồng hoá, làm suy kiệt
những hệ thống giá trị và chuẩn mực đạo đức truyề n thố ng gia đình. Chính vì vậy,
vấn đề củng cố, phát triển gia đình đã và đang trở thành mối quan tâm chung của
tồn xã hội. Vì vậy, vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu về Nho giáo đề cập
đến qua mô ̣t số công triǹ h nghiên cứu như:
Bàn về đạo đức Nho giáo, tác giả Quang Đạm trong tác phẩm Nho giáo xưa
và nay khẳng định: “Khổng Khâu và các đồ đệ trực tiếp hoặc gián tiếp của “Phu
Tử” dành công phu nhiều nhất vào sự giảng dạy, trau dồi các đức hiếu đễ, đức nhân
và đức lễ. Đi từ đáy tháp lên tới đỉnh tháp, chúng ta sẽ cố gắng một mặt tìm hiểu
chung tất cả các đức trên đây, mặt khác tập trung sự chú ý nhiều hơn vào hiếu đễ,
nhân và lễ…Nếu ta coi đức nhân là đức lớn tập trung tinh túy của tất cả các đức
khác, thì chúng ta có thể kết luận rằng, Khổng giáo coi hiếu đễ là gốc của tất cả mọi
đức nói chung… Hiếu đễ khơng phải chỉ là đức tốt của người làm con làm em mà

5


còn luyện cho con người trở thành hữu đạo, hữu đức trong nước trong thiên hạ nữa”
[13, tr.130]. Nhà nghiên cứu Quang Đạm đã từ nhiều luận điểm trong Ngũ Kinh, Tứ
Thư…và nhiều tài liệu diễn giải của những danh Nho về sau để nêu lên mấy nguyên

lý lớn nhất của chữ hiếu: Sự thân và thủ thân gắn liền với nhau; suốt đời thiện kế,
thiện thuật; dương danh hiển thân, cách báo hiếu tốt nhất [13, tr.178].
Đi sâu khai thác đạo hiếu ở cấp độ sâu hơn phải kể đến tác phẩm “Chữ hiếu
trong nền văn hoá Trung Hoa” của tác giả Tiêu Quần Trung. Với bốn chương, tác
giả đã đề cập tới khởi nguồn, diễn biến, ý nghĩa của đạo hiếu và bước đầu nêu lên
những suy nghĩ về lịch sử của hiếu đạo với các giá trị đương đại. Theo ông, từ
Khổng Tử đến Hiếu Kinh là hoàn thành lý luận hiếu đạo của Nho gia. Về sau, nhà
Hán dùng hiếu để trị thiên hạ, còn văn hóa hiếu đạo thời Ngụy, Tấn, Tùy, Đường là
loại suy tôn và biến dị. Tác giả cũng đưa ra nhận định về đỉnh cao ngu hiếu thời
Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trên cơ sở đó, Tiêu Quần Trung đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa hiếu đạo và việc báo hiếu, ông không chỉ nêu ra tác dụng lịch sử của
hiếu đạo mà còn khẳng định giá trị hiếu đạo trong quan hệ gia đình, xã hội, quốc gia
và dân tộc. Ơng khẳng định: “Hiếu đạo trong xã hội cổ đại Trung Quốc đã phát huy
tác dụng lịch sử của nó chủ yếu là tác dụng làm ổn định, hòa mục gia đình và duy trì
ổn định xã hội. Hiếu đạo là một cử chỉ thân tình tự nhiên, song cũng lại là công cụ
giáo dục nghĩa vụ con người... Hiếu đạo không trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội, song nó có tác dụng làm cho gia đình và xã hội ổn định, như vậy là đã gián
tiếp làm cho xã hội phát triển” 88, tr.373.
Nhìn chung, những nhìn nhận và đánh giá của tác giả Tiêu Quần Trung là
khá sâu sắc. Tuy nhiên, có thể do nghiên cứu từ góc độ và phương pháp tổng hợp
của văn hóa nên tính chất tổng hợp lý tính trừu tượng mang tính triết học trong tác
phẩm cịn mờ nhạt và chưa có sự phân tích về cơ sở tồn tại xã hội, cái mà trên đó
văn hóa hiếu đạo nảy sinh và phản ánh. Cho nên, tuy diện mạo của đạo hiếu trong
nền văn hóa Trung Hoa thì đã được phác họa song lý do cơ bản để nó nảy sinh, tồn
tại và biến dịch trong quá trình vận động thì chưa được đề cập.

6


Phan Đại Doãn trong tác phẩm “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” đã

phân tích: “Ở Việt Nam, trên nền tảng Đơng - Nam Á, gia đình nhỏ lấy vợ chồng
làm mặt ngang bằng, bình đẳng là chính, khi tiếp nhận luân lý Nho giáo đương
nhiên phải chuyển đổi, đó là quan niệm hiếu gắn liền với nghĩa. Hiếu vốn là tinh
thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam được hình thành từ
rất xa xưa trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về
sau lại được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành
luân lý xã hội. Các nhà nước dưới thời Lê - Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia
đình… lấy hiếu làm chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện
nhân cách, lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và
đặc biệt được pháp luật hóa, chính sách hóa” [11, tr.144]. Tác giả Phan Đại Doãn đã
nhận định về vấn đề nhà nước, pháp luật hoá những quan niệm hiếu nghĩa để rút ra
những nội dung cơ bản của đạo hiếu ở Việt Nam. Đồng thời ông khẳng định: “Hiếu
là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý, là quan
hệ đứng dọc trong gia đình và dịng họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các
ngun tắc ứng xử gia đình. Đạo hiếu thể hiện trước hết ở việc con cháu phải nuôi
dưỡng ông bà cha mẹ. Đây là yêu cầu tối thiểu đối với mỗi thành viên trong gia
đình.” [11, tr.156]. Khơng những thế, theo Phan Đại Dỗn: “Hiếu khơng dừng ở đạo
đức, mà xa hơn cịn là phạm trù tín ngưỡng, một tín ngưỡng thế tục, hiếu còn là điều
luật xã hội mọi người phải tuân thủ.” [11, tr.175].
Quan điểm của Phan Đại Doãn thể hiện trong tác phẩm khá sâu sắc và mang
tính gợi mở cao. Vấn đề các triều đại đều có ý thức sử dụng pháp luật để pháp lý
hóa tư tưởng hiếu hay tơng pháp hóa gia đình và dịng họ là một thực tế lịch sử.
Nhưng sự tông pháp hóa đó ảnh hưởng đến tư duy, hành động và việc hình thành
nhân cách con người Việt Nam như thế nào cần có sự luận giải rõ hơn nữa.
Trần Nguyên Việt với bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại” đã
luận giải khái niệm hiếu, quan điểm hiếu đạo theo tiến trình phát triển lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Trần Nguyên Việt cho rằng: “Tinh thần trung hiếu thời Trần đã để
lại cho các triều đại phong kiến Việt Nam về sau một bài học sâu sắc mà triều đại

7



nào khơng biết phát huy nó đều gặp phải khó khăn trong việc điều hành đất nước và
đặc biệt, không thể thắng được kẻ thù xâm lược” 94, tr.36 và chủ trương “lấy hiếu
trị thiên hạ” (Minh Mệnh chính yếu) đã làm cho đạo hiếu trở thành cái chủ đạo
trong lối sống của nhiều gia đình cũng như chuẩn mực đạo đức trong văn hóa ứng
xử xã hội mang tính luân lý người Việt” 94, tr.41…Trên cơ sở đó, Trần Nguyên
Việt rút ra một số đặc điểm trong đạo hiếu Việt Nam: Đạo hiếu thiên về hoạt động
thực tiễn hơn là lập thuyết; đạo hiếu Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết
triết học, chính trị - đạo đức, tôn giáo và các yếu tố bản địa; thừa nhận đạo hiếu như
một lẽ tự nhiên, người Việt Nam chấp nhận và tuân thủ việc luật pháp hóa các hành
vi đạo đức, coi những quy phạm đạo hiếu đã được luật pháp hóa ấy như những
chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh, định hướng hành vi đạo đức của mình.
Tuy Trần Nguyên Việt đã rút ra những đặc điểm của đạo hiếu Việt Nam
nhưng trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu hẹp, ơng chưa có điều kiện để đề cập
và khai thác sâu các khía cạnh như: Bổn phận, trách nhiệm của người làm con...
Cho nên, nếu dùng hệ chuẩn của kinh điển Nho giáo để soi dẫn tiến trình biến đổi
của đạo hiếu theo lịch đại có thể đem lại cách đánh giá vừa tồn diện vừa mang tính
lịch sử cụ thể.
Ngồi ra cịn một số bài viết và luận văn, luận án nghiên cứu khá công phu,
chẳng hạn: “Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thư; “Ảnh
hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống” của Trần
Thị Hồng Thúy; “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay” của
Nguyễn Thị Thọ, Tạp chí Triết học số 6 năm 2007; “Một số suy nghĩ về đặc điểm
của Nho giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 5 năm
1998; “Tìm hiểu tư tưởng đức trị trong Nho giáo” của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí
Nghiên cứu lý luận, số 10 năm 1999... Các cơng trình nghiên cứu về đạo đức Nho
giáo nói chung và đạo hiếu của Nho giáo nói riêng đã khai thác vấn đề ở nhiều
chiều cạnh khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong khi cơ sở xã
hội để tồn tại của Nho giáo đã lùi vào quá khứ nhưng sức sống và sự ảnh hưởng của

đạo đức Nho giáo là điều đã được lịch sử xác nhận. Thay vì việc phê phán Nho giáo

8


theo trào lưu trước đây gắn với toàn bộ tội trạng của xã hội phong kiến thì các nhà
nghiên cứu chú trọng vào khuynh hướng khai thác những giá trị của đạo đức Nho
giáo, những giá trị có thể tích hợp được với hệ giá trị hiện đại trên quan điểm khách
quan, tồn diện và thực tiễn. Chính khuynh hướng này khẳng định việc cần thiết
phải kế thừa và phát huy các giá trị của Nho giáo nói chung, đạo hiếu của Nho giáo
nói riêng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, góc tiếp cận và nhiều yếu tố khác nên
những phân tích, luận giải trên bình diện triết học về vấn đề này cịn ít và đơi khi bị
che lấp nhiều bởi bình diện lịch sử, văn học. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu đạo hiếu
trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam
hiện nay thì chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống.
Tóm lại, trong các cơng trình có liên quan trực tiếp và gián tiếp, đạo hiếu của
Nho giáo đã được nghiên cứu ở các tầng bậc khác nhau. Mối liên hệ giữa đạo hiếu
của Nho giáo đối với việc giáo dục đạo đức con người cũng đã được đề cập song
chỉ dừng lại ở những gợi mở khoa học, những tiếp cận ban đầu hoặc tư tưởng phái
sinh trong tổng thể một vấn đề lớn. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn tập trung khai thác trên bình diện
triết học một cách hệ thống, chi tiết vấn đề “Đạo hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của
nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu nội dung đa ̣o hiếu trong Nho giáo và đánh giá ý nghĩa của nó đối
với giáo du ̣c đạo đức gia đình ở Viê ̣t Nam hiện nay để xây dựng gia đình Viê ̣t Nam
ngày càng tiến bộ, hạnh phúc.
Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu của đề tài:

Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết hai nhiệm vụ sau:
Làm sáng tỏ nội dung đa ̣o hiếu trong Nho giáo, giáo dục đạo đức gia đình , vị
trí đạo hiếu trong đạo đức Nho giáo.
Phân tích thực tra ̣ng giáo du ̣c đa ̣o đức gia đình Viê ̣t Nam hiện nay và ý nghĩa
của đa ̣o hiếu trong Nho giáo đến giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay.

9


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Đạo hiếu trong Nho giáo.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu bằng việc chỉ khảo cứu đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo ở Trung Quốc (Nho giáo Nguyên Thủy, Nho giáo thời Hán, Nho
giáo thời Tống) và phân tích nội dung của nó trong Nho giáo Việt Nam qua các đại
biểu nho học chọn lọc. Trên cơ sở đó, đánh giá ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục
đạo đức gia đình ở Viê ̣t Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Cơ sở lý luận của đề tài:
Cơ sở lý luâ ̣n của luâ ̣n văn là chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng và chủ nghiã
duy vâ ̣t lich
̣ sử về gia điǹ h ; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường
lố i của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đa ̣o đức gia đình Viê ̣t Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
Luâ ̣n văn sử du ̣ng phương pháp luâ ̣n của chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử , tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu
đánh giá vấn đề một cách khách quan. Ngoài ra, luâ ̣n văn còn sử dụng các phương
pháp khác: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích và
tổng hợp, đớ i chiế u, so sánh, phương pháp lơgíc và lịch sử...
6. Đóng góp của luâ ̣n văn

Luâ ̣n văn triǹ h bày khái quát nội dung cơ bản của đa ̣o hiếu trong Nho giáo.
Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Nêu lên những ý nghĩa của đa ̣o hiếu trong Nho giáo đố i với giáo dục đạo đức
gia đình ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay nhằ m xây dựng gia đình Viê ̣t Nam ngày càng tiến bộ.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận của luận văn:
Làm sáng tỏ thêm nội dung đa ̣o hiếu trong Nho giáo.
Đánh giá thực tra ̣ng giáo dục đa ̣o đức gia đình ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay.

10


Nêu lên ý nghiã củ a đa ̣o hiếu trong Nho giáo với giáo dục đạo đức gia đình
nhằm xây dựng đạo đức gia đình Viê ̣t Nam ngày càng tiế n bô .̣
Ý nghĩa thực tiễn của luâ ̣n văn:
Cơng trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu và giảng dạy triết học.
Luận văn có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành liên quan.
8. Kế t cấ u của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của đề tài gồm có hai chương,
chương 1 có 2 tiết, chương 2 có 2 tiết và danh mục tài liệu tham khảo.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, Tâp.9, Tập.10, Nxb Thuận Hoá, Huế.
2. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (chủ biên) (1992), Đại cương triết học Trung Quốc,
Nxb TP. Hồ Chí Minh.
3. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (1971), Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Chiểu (1980), Toàn tập, Tập 2, Nxb Đại học và Trung học chun
nghiệp, Hà Nội.
5. Dỗn Chính (chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Khai thác các giá trị của truyền thống Nho học
phục vụ phát triển của đất nước trong điều kiện tồn cầu hóa”, Tạp chí Triết
học, (4), tr.28 - 31.
7. Đồn Trung Cịn (dịch giả) (2003), Hiếu Kinh, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
8. Đồn Trung Cịn (dịch giả) (1950), Luận ngữ, Tứ thư, Nxb Thuận Hoá, Huế.
9. Đồn Trung Cịn (dịch giả) (1996), Mạnh Tử - Tập hạ, Tứ thư, Nxb Thuận Hóa, Huế.
10. Đồn Trung Cịn (dịch giả) (1996), Đại học, Trung Dung, Tứ thư, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
11. Phan Đại Dỗn (chủ biên) (1998), Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.
13. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa - thơng tin, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12


18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nxb TP. Hồ Chí Minh.
22. Trần Văn Giàu (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, quyển 2,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Trần Văn Giàu, Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi (biên soạn)
(1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Lý Trường Hải (2002), Khổng Tử, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
25. Nguyễn Hùng Hậu (1998), “Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho giáo ở Việt
Nam”, Tạp chí Triết học, sớ 5.
26. Nguyễn Hùng Hậu (2002), “Từ “Cái thiện” truyền thống đến “Cái thiện” trong
cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, sớ 8, tr. 29 - 32.
27. Nguyễn Hùng Hậu (2003), “Đặc điểm của Nho Việt”, Tạp chí Triết học , sớ 3,
tr.41 - 43.
28. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa Phương Đơng, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
29. Nguyễn Minh Hòa (2000), Hơn nhân - Gia đình trong xã hội hiện đại, Nxb Trẻ,
Hà Nội.
30. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các mơn khoa học
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
(2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Trần Đình Hượu (2005), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hố, Hà Nội.
32. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông, Nxb Đại học
quốc gia, Hà Nội.

13



33. Vũ Khiêu (chủ biên) (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Vũ Khiêu (1991), Đại học Trung dung Nho giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1991.
36. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Vũ Khiêu và Thành Duy (2000), Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Hồng Khơi (biên dịch) (2001), Nguyễn Trãi tồn tập, Nxb. Văn hóa thơng tin,
Hà Nội.
39. La Quốc Kiệt (chủ biên) (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Thế Kiệt (1999), “Tìm hiểu tư tưởng đức trị trong Nho giáo”, Nghiên
cứu lý luận, số 10, tr.46 - 49.
41. Nguyễn Thế Kiệt (2007), Tìm hiểu vai trị của Nho giáo trong đạo đức Việt
Nam, “Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Trần Trọng Kim (1990), Nho giáo, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
43. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo trọn bộ, Nxb.Văn học, Hà Nội.
44. N.K Konrat (Viện sĩ, nhà Phương Đông học) (1997), Phương Đông và Phương
Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền tthống và hiện đại trong
xây dựng đạo đức”, Tạp chí Triết học, sớ 7, tr. 25 -27.
46. Nguyễn Đức Lân (chú dịch) (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
47. Nguyễn Hiến Lê (1991), Khổng Tử, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
48. Nguyễn Hiến Lê (1997) chú dịch và giới thiệu, Lão Tử đạo đức kinh, Nxb Văn
hóa, Hà Nội.
49. Nguyễn Hiến Lê (1997), Tuân Tử, Nxb.Văn hoá, Hà Nội.
50. Thanh Lê (2002), Xã hội học gia đình, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM.

14



51. Mai Quốc Liên (2001), chủ biên, Ngơ Thì Nhậm tác phẩm, IV, Trung tâm
nghiên cứu Quốc học và Nxb. Văn học Hà Nội.
52. Sử thần Ngô Sĩ Liên (2006), Đại việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội.
53. Sử thần Ngô Sĩ Liên (2006), Đại việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội.
54. Nguyễn Thế Long (1995), Nho học ở Việt Nam - giáo dục và thi cử, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
55. Nguyễn Thế Long (1999), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Lê Minh (chủ biên) (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội,
Nxb Lao động, Hà Nội.
62. Hà Thúc Minh (2001), Đạo Nho và văn hóa Phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
63. Hà Thúc Minh (1995), “Khổng giáo và vấn đề gia đình”, Tạp chí Giáo dục sáng
tạo xuân Ất Hợi.
64. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong
nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về giáo dục
con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Quách Cư Nghiệp (1996), Nhị thập tứ hiếu, Nxb Văn nghệ, Hà Nội.
67. Huyền Mặc Đạo Nhơn và Đoàn Trung Còn (2002), Hiếu Kinh, Nxb Đồng Nai.
68. Quang Phong - Lâm Duật Thời (1963), Bàn về Khổng Tử, Nxb Sự thật, Hà Nội.
69. Trương Hữu Quỳnh (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
70. Trần Trọng Sâm (biên dịch), Luận ngữ viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa

phương Đơng, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2002.

15


71. Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận (dịch giả) (2003), Tứ Thư, Nxb.Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
72. Phạm Côn Sơn (1998), Đạo nghĩa trong gia đình, Nxb Thanh Hóa.
73. Phạm Côn Sơn (2000), Nề nếp gia phong, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
74. Phạm Côn Sơn (2005), Gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
75. Tạp chí Gia đình và trẻ em, tháng 5, 2006.
76. Trần Thị Đăng Thanh - Vũ Thanh (2003) (Tuyển chọn và giới thiệu), Nguyễn Bỉnh
Khiêm - về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
77. Hà Nhật Thăng (2007), Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
78. Võ Văn Thắng (2007), “Nhân ái - Một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa
và phát huy trong việc xây dựng lối sống Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học.
79. Theo danh nhân Hà Nội (1976), Nxb Hội Văn nghệ, Hà Nội.
80. Trần Ngọc Thêm (2003) (chủ biên), Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
81. Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
82. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (1971), Nxb Văn học, Hà Nội.
83. Vi Chính Thơng (1996), Nho gia với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
84. Lê Thi (1997), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
85. Lê Phục Thiện (dịch) (2002) Khổng Tử, Chu Hy tập chú, Luận Ngữ, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
86. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

87. Nguyễn Tài Thư (2002), “Nho giáo và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 5, tr.29 - 35.
88. Tiêu Quần Trung (2006), Chữ hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.

16


89. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp
chí Triết học, sớ 6, tr.19 - 22.
90. Trung tâm Khoa họcXã hội và Nhân văn Quốc gia,ViệnTriết học (1994), Nho
giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
91. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
92. Lê Ngọc Văn (1998), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
93. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về Đạo Nho, Nxb Trẻ, Hà Nội.
94. Trần Nguyên Việt (2011), “Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện
của nó ở Nguyễn Trãi”, Tạp chí Triết học, số 3, tr. 10 - 16.
95. Trần Nguyên Việt (2012), Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại, Tạp chí
Triết học, số 7, tr. 32 - 71.
96. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2004), Tứ thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
97. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng
Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
98. Viện Sử học (1969), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
99. Tân Việt (1997), Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
100. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. La Trấn Vũ (1967), Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội.


17



×