Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận Luật Hải quan (Trình bày các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định ATIGA và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.81 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hố theo Hiệp định ATIGA........................2
1. Các tiêu chí chính xác định xuất xứ hàng hố...................................................2
1.1. Hàng hố có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực
ASEAN..................................................................................................................2
1.2. Hàng hố có xuất xứ khơng thuần túy hoặc khơng được sản xuất tồn bộ tại
lãnh thổ tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu..........................................................3
2. Các tiêu chí xác định xuất xứ hàng hoá khác....................................................4
2.1. Cộng gộp........................................................................................................4
2.2. Những công đoạn gia công và chế biến đơn giản..........................................5
2.3. Các yếu tố trung gian.....................................................................................5
2.4. Vận chuyển trực tiếp......................................................................................6
II. Thực tiễn áp dụng các quy tắc xác định xuất xứ hàng hố theo Hiệp định
ATIGA tại Việt Nam..............................................................................................6
1. Tình hình áp dụng các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định
ATIGA tại Việt Nam..............................................................................................6
2. Hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng các quy tắc xuất xứ hàng hoá theo
Hiệp định ATIGA tại Việt Nam.............................................................................7
KẾT LUẬN...........................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................10


MỞ ĐẦU
Hiệp định ATIGA (ASEAN TRADES IN GOODS AGREEMENT) được
ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định
Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992. ATIGA là hiệp
định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa
trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại
bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị


định thư có liên quan. Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu
đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong
các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+).
Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như:
Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại,
hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Để tìm
hiểu thêm về các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định này, em xin chọn đề tài số 12:
“Trình bày các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định ATIGA và
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” để nghiên cứu.

1


NỘI DUNG
I. Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định ATIGA
Quy tắc xuất xứ trong ATIGA được hiểu là: Các sản phẩm xuất khẩu giữa
các thành viên ATIGA đều phải có xuất xứ từ khu vực ASEAN để được hưởng
các ưu đãi về thuế suất.
1. Các tiêu chí chính xác định xuất xứ hàng hố
Theo Điều 26 Hiệp định ATIGA, một hàng hóa được coi là có xuất xứ từ
khu vực ASEAN nếu đáp ứng một trong các tiêu chí dưới đây:
1.1. Hàng hố có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu
vực ASEAN
Theo Điều 27 Hiệp định ATIGA, những hàng hoá sau đây sẽ được xem là
có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ toàn bộ trong khu vực ASEAN:
(a) Thực vật và các sản phẩm từ thực vật, bao gồm trái cây, hoa, rau, cây, tảo
biển, nấm và các thực vật sống, được trồng và thu hoạch, hái và thu lượm
tại khu vực ASEAN;
(b) Động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, lồi giáp xác, lồi
khơng xương sống, lồi bị sát, vi khuẩn và vi rút, sinh trưởng và được

nuôi dưỡng tại khu vực ASEAN;
(c) Hàng hoá thu được từ khu vực ASEAN;
(d) Hàng hoá thu được từ săn bắn, bẫy, câu, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,
thu gom và đánh bắt được tiến hành tại khu vực ASEAN;
(e) Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, chưa được liệt kê từ khoản
(a) đến (d) của Điều này và được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy
biển hoặc dưới đáy biển;
(f) Sản phẩm đánh bằng tàu được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và
có treo cờ của Quốc gia Thành viên đó và các sản phẩm khác được khai
thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh
hải của Quốc gia Thành viên đó, với điều kiện Quốc gia Thành viên đó có
quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật
quốc tế;

2


(g) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác được đánh bắt từ vùng
biển cả bằng được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và được phép
treo cờ của Quốc gia Thành viên đó;
(h) Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng
ký với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia
Thành viên đó, trừ các sản phẩm được quy định trong khoản (g) của Điều
này;
(i) Các vật phẩm được thu nhặt tại nước đó nhưng khơng cịn thực hiện được
những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục
được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử
dụng vào mục đích tái chế;
(j) Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
 q trình sản xuất tại khu vực ASEAN; hoặc

 hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại khu vực ASEAN; với điều kiện
những hàng hố đó chỉ phù hợp làm ngun vật liệu thơ; và
(k) Hàng hố thu được hoặc được sản xuất tại khu vực ASEAN từ các sản
phẩm được quy định từ khoản (a) đến (j) của Điều này.
1.2. Hàng hố có xuất xứ khơng thuần túy hoặc khơng được sản xuất toàn
bộ tại lãnh thổ tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu
Theo Điều 28 Hiệp định ATIGA, hàng hóa khơng có xuất xứ thuần túy
hoặc khơng được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất
khẩu nhưng đáp ứng tiêu chí về về hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển
đổi mã số hàng hố hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể cũng sẽ được hưởng các ưu
đãi về thuế suất. Hiệp định ATIGA quy định rằng người xuất khẩu được quyết
định sử dụng một trong 3 các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hóa. Cụ thể
như sau:
(a) Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (“Hàm lượng giá trị ASEAN” hoặc
“RVC”): RVC khơng dưới 40% được tính tốn theo phương thức trực tiếp
hoặc phương thức gián tiếp;
(b) Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa (“CTC”): tất cả nguyên vật liệu khơng
có xuất xứ từ ASEAN được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa trải qua quá
3


trình chuyển đổi mã số hàng hóa (“CTC”) ở cấp bốn số. Điều này có
nghĩa là mã số hàng hóa (mã HS 04 số theo biểu thuế) của sản phẩm cuối
cùng phải khác so với mã số của nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu.
(c) Tiêu chí từng mặt hàng cụ thể: Theo quy tắc này, hàng hóa nào thỏa mãn
được điều kiện về xuất xứ áp dụng riêng cho hàng hóa đó như chủng loại
và tỷ trọng nguyên vật liệu khơng có xuất xứ từ ASEAN được sử dụng để
sản xuất ra hàng hóa đó (hoặc những nguyên vật liệu này đã được gia
công đáng kể để, về cơ bản, trở thành “hàng hóa ASEAN”) thì cũng sẽ
được coi là hàng hóa có xuất xứ từ ASEAN.

Quy tắc này cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC, công đoạn
gia công, chế biến cụ thể (“SP”), hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên.
2. Các tiêu chí xác định xuất xứ hàng hoá khác
Bên cạnh các tiêu chí xuất xứ chính trên, Hiệp định ATIGA cịn có những
quy định chi tiết khác để giúp xác định được một hàng hóa có xuất xứ tại các
quốc gia thành viên hay khơng như: Bao bì và vật liệu đóng gói; Phụ kiện, phụ
tùng, và dụng cụ; De Minimis; Nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế
nhau;...Trong đó, điển hình là các quy định về:
2.1. Cộng gộp
Hàng hóa sản xuất nội khối mà có xuất xứ nguyên liệu từ các quốc gia
thành viên trong ATIGA thì cũng được coi là hàng hóa có xuất xứ từ khu vực
ASEAN và được hưởng ưu đãi thuế quan. Nguyên tắc cộng gộp khi tính hàm
lượng khu vực có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp trong tổ chức chuỗi
sản xuất và cung ứng nội khối thay vì sản xuất tại và sử dụng nguyên vật liệu
được cung cấp từ bên ngoài khối.
Liên quan đến vấn đề cộng gộp, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA
có quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20%12. Quy định này được
đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho việc tận dụng tối đa các phần nguyên liệu có xuất
xứ được sử dụng.
2.2. Những công đoạn gia công và chế biến đơn giản
4


Những công đoạn gia công chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ
hoặc kết hợp với nhau được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác
định xuất xứ hàng hoá:
(a) bảo đảm việc bảo quản hàng hố trong tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc
lưu kho;
(b) hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển; và
(c) đóng gói hoặc trưng bày hàng hố để bán.

Hàng hóa có xuất xứ của một Quốc gia Thành viên vẫn giữ nguyên xuất
xứ ban đầu khi nó được xuất khẩu từ một Quốc gia Thành viên khác nơi các
công đoạn được thực hiện không vượt quá những công đoạn gia công, chế biến
đơn giản trên.
2.3. Các yếu tố trung gian
Khi xác định xuất xứ hàng hóa, khơng cần phải xác định xuất xứ của
những yếu tố dưới đây đã được sử dụng trong q trình sản xuất và khơng cịn
nằm lại trong hàng hóa đó:
(a) nhiên liệu và năng lượng;
(b) dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;
(c) phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;
(d) dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản
xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;
(e) găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;
(f) các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng
hoá;
(g) chất xúc tác và dung mơi; và
(h) bất kỳ hàng hố nào khác khơng cịn nằm lại trong hàng hoá nhưng việc
sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm đó.
2.4. Vận chuyển trực tiếp
Hàng hố sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy
định của Chương này và phải được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Quốc
gia Thành viên xuất khẩu và Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
5


Các phương thức được liệt kê dưới đây cũng được coi là vận chuyển trực
tiếp từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu tới Quốc gia Thành viên nhập khẩu:
(a) hàng hoá được vận chuyển từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu đến Quốc

gia Thành viên nhập khẩu;
(b) hàng hoá được vận chuyển qua một hoặc nhiều Quốc gia Thành viên,
khác với Quốc gia Thành viên xuất khẩu và Quốc gia Thành viên nhập
khẩu, hoặc qua một Quốc gia không phải thành viên, với điều kiện:
 Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các u cầu có liên quan trực
tiếp đến vận tải;
 Hàng hố khơng tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước
q cảnh đó; và
 Hàng hố khơng trải qua bất kỳ cơng đoạn nào khác ngồi việc dỡ hàng
và tái xếp hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ sản phẩm trong
điều kiện tốt.
II. Thực tiễn áp dụng các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định
ATIGA tại Việt Nam
1. Tình hình áp dụng các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định
ATIGA tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhằm nội luật hóa những cam kết quốc tế, đồng thời hướng
dẫn doanh nghiệp Việt Nam về việc áp dụng các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định
ATIGA, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BC ngày
03/10/2016 thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN. Theo đó, Thơng tư này ban hành các Phụ lục dựa trên các
Phụ lục liên quan đến xuất xứ hàng hóa của Hiệp định ATIGA. Đối với việc tính
tốn tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực, Việt Nam áp dụng cơng thức tính gián tiếp
để xác định xuất xứ cho hàng hố xuất khẩu theo ATIGA. Nhìn chung, Thơng tư
22/2016/TT-BCT ghi nhận lại từ những cam kết của các Quốc gia Thành viên
nói chung và Việt Nam nói riêng khi tham gia Hiệp định ATIGA.
Ngày 22 tháng 7 năm 2019, Bộ Công thương tiếp tục ban hành Thông tư
số 10/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT. Cụ thể,
6



Thông tư 10/2019/TT-BCT đã thay thế Phụ lục II, III của Thông tư số
22/2016/TT-BCT về Quy tắc cụ thể mặt hàng và Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối
với sản phẩm dệt may bằng Phụ lục I, II với cùng chủ đề. Thông tư số
19/2020/TT-BCT về sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện quy tắc
xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN được ban hành
ngày 14 tháng 8 năm 2020.
2. Hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng các quy tắc xuất xứ hàng hoá
theo Hiệp định ATIGA tại Việt Nam
Trong quá trình thực thi Quy tắc xuất xứ của Hiệp định ATIGA tại Việt
Nam, Nguyên tắc cộng gộp từng phần của Hiệp định này nổi lên như một trong
những hạn chế lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Thông thường, các Hiệp định
FTA chỉ cho phép cộng gộp các quy định cho nguyên liệu đó. Tuy nhiên, duy
nhất trong Hiệp định ATIGA cho phép cộng gộp từng phàn, tức là nếu nguyên
liệu chỉ đáp ứng ngưỡng hàm lượng gía trị khu vực (RVC) từ 20% đến 39% thì
được cộng gộp đúng số giá trị thực tế “có xuất xứ” đí vào cơng đoạn sản xuất
tiếp theo để xác định xuất xứ hàng hố, cịn nếu ngun liệu có RVC dưới 20%
thì khơng được cộng gộp.
Như vậy, so với các Hiệp định FTA khác thì hình thức cộng gộp từng
phần của Hiệp định ATIGA là có lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với
nguyên tắc cộng gộp toàn phần trong Hiệp định CPTPP cho phép nguyên liệu
chỉ đáp ứng một phần quy tắc xuất xứ (ví dụ khơng thể đáp ứng tiêu chí RVC
40% mà chỉ đáp ứng RVC 19%) thì phần giá trị xuất xứ đó vẫn được phép cộng
gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm. Vì vậy,
theo em, Hiệp định ATIGA nên được cân nhắc chuyển sang hình thức cộng gộp
toàn phần.

7


KẾT LUẬN

Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện khung pháp lý nhằm tận dụng cơ hội,
thời cơ mà Hiệp định ATIGA tạo ra. Tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế liên
quan đến nguyên tắc cộng gộp từng phần gây khó khăn cho doanh nghiệp nhưng
các nhà làm luật vẫn luôn linh hoạt, sẵn sang cập nhật, tiếp thu ý kiến nhằm tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu (Cẩm nang pháp luật cho doanh nghiệp)Nguyễn Hồng Bắc;
2. Pháp luật về hải quan của Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển
(Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền
vững)- Nguyễn Hồng Bắc;
3. Hiệp định ATIGA.

9



×