Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình tôm lúa ở tỉnh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

NGUYỄN THANH NHANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MƠ HÌNH TƠM-LÚA Ở TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

NGUYỄN THANH NHANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MƠ HÌNH TƠM-LÚA Ở TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. LÊ CẢNH DŨNG

2015


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG


Luận văn này với đề tựa là “Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình
tơm-lúa ở tỉnh Kiên Giang”, do học viên Nguyễn Thanh Nhanh thực hiện
theo sự hướng dẫn của Ts. Lê Cảnh Dũng. Luận văn đã được báo cáo và
được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ..... tháng ..... năm 2015

Ủy viên

Thư ký

___________________________
_

____________________________

Phản biện 1

Phản biện 2

___________________________
_

___________________________

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

___________________________
_


____________________________

1


LỜI CẢM TẠ
Qua 02 năm học tập và nghiên cứu tại Viện nghiên cứu & Phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại Học Cần Thơ. Được quý thầy, cơ
tận tình hướng dẫn, tơi đã tiếp thu được nhiều kiến thức thiết thực và bổ ích
phục vụ cho cuộc sống cũng như trong cơng việc của mình. Bản thân ln
trân trọng những tình cảm, sự nhiệt tình mà q thầy, cô đã giành cho bản
thân tôi và cho lớp Cao học Phát triển nơng thơn khóa 20.
Trước tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở Viện nghiên cứu
& Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ đã cung
cấp những kiến thức q báu cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu tại Trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Ts. Lê Cảnh Dũng –
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý cơ quan: Cục thống kê tỉnh Kiên
Giang, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm Khuyến
nông-Khuyến ngư tỉnh, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, Huyện ủy – Ủy
ban nhân dân huyện Gò Quao và An Minh, Phòng nông nghiệp & Phát triển
nông thôn các huyện, Chi cục Thống kê các huyện, Trạm Khuyến nôngKhuyến ngư các huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
này.
Tơi cũng xin cảm ơn các chú, các anh chị em lớp Cao học Phát triển
nơng thơn khóa 20 và các bạn hữu đã thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong thời gian học tập tại Trường và trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi điều
kiện, động viên tôi vược qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống để
hồn thành khóa học và hồn chỉnh luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thanh Nhanh

2


TĨM TẮT
Mơ hình tơm-lúa đã xuất hiện ở ĐBSCL từ rất lâu, được các nhà chuyên môn
đánh giá là bền vững. Tuy nhiên do hiệu quả mang lại từ tôm khá lớn so với trồng
lúa nên hiện nay mơ hình này đã thay đổi, nơng dân cố tình kéo dài vụ tôm hoặc
chuyển hẵn sang độc canh tôm quanh năm để thu được lợi nhuận cao. Điều này
làm cho hệ thống bất ổn như đất bắt đầu nhiễm mặn, thời gian đất ngập nước
nhiều làm thay đổi kết cấu đất, năng suất lúa giảm khi đó ni tơm liên tục làm
cho dịch bệnh trên tôm cũng thường xuyên bùng phát, suy giảm hiệu quả kinh tế.
Do đó đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình tơm-lúa ở tỉnh Kiên
Giang” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức canh
tác trên để có căn cứ khuyến cáo nông dân.
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 huyện Gò Quao và An Minh, bằng phương pháp
phỏng vấn nông hộ từ bảng câu hỏi cấu trúc. Số liệu được phân tích bằng phương
pháp thống kê mơ tả, phân tích hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất, hệ số biến động,
phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để từ đó đề ra giải
pháp phát triển mơ hình theo hướng bền vững.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Lợi nhuận trung bình 35,4 triệu đồng/ha ở hình thức
1 tơm-lúa, hình thức tơm kéo dài-lúa là 22,1 đồng/ha và tôm độc canh là 8,2
đồng/ha. Hình thức 1 tơm-lúa cho hiệu quả đồng vốn cao nhất từ 0,9-1,4; thấp
nhất là tôm độc canh 0,2. Từ năm 2010-2014, nơng hộ chọn hình thức 1 tơm-lúa
có thu nhập tăng và ổn định hơn, còn hình thức tơm kéo dài-lúa và tôm độc canh
cho thu nhập khá cao nhưng biến động bất thường. Hình thức tơm kéo dài-lúa và
tôm độc canh làm cho đất dễ bị nhiễm mặn hơn, đất bị thay đổi kết cấu, mềm và
dễ bị lún sụt. Sau khi nuôi tôm và trồng lúa lại sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, làm

cho mơi trường tốt hơn và vụ tơm năm sau ít rủi ro hơn, tỷ lệ thành cơng cao hơn.
Hồn cảnh gia đình và xóm ấp thực hiện 1 tơm-lúa cho thu nhập ổn định hơn, còn
ở hình thức tơm độc canh thì bấp bênh, mất ổn định. Quan hệ trong cộng đồng
gắn kết tốt thơng qua các tổ chức đồn thể, tổ hợp tác, hợp tác xã ni tơm.
Qua đó, đề tài đề xuất các giải pháp như sau: ở huyện Gò Quao nên duy trì hình
thức canh tác 1 tơm-lúa sẽ mang tính bền vững, sau khi ni tơm rút nước ngâm
rửa mặn và trồng lúa. Ở huyện An Minh nên có quy hoạch hợp lý vùng sản xuất,
hạn chế chuyển từ 1 tơm-lúa sang hình thức ni tơm kéo dài và tôm độc canh.
Nên xây dựng những cống, trạm ngăn mặn, hạn chế xâm ngập mặn sâu vào vùng
trồng lúa. Tăng cường vận động tuyên truyền quy trình sản xuất tôm-lúa tiên tiến
trú trọng yếu tố bền vững, phát triển hài hòa giữa tôm và lúa. Tăng cường kiểm
3


dịch nguồn tôm giống, đảm bảo con giống chất lượng, an toàn dịch bệnh. Thúc
đẩy thành lập nhiều câu lạc bộ khuyến nông, tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tơm theo
hình thức quản lý cộng đồng, tiến tới áp dụng quy trình ni tơm theo hướng
GAP, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết từ đầu vào đến đầu ra.
Từ khóa: Tôm-lúa, tôm độc canh, bền vững

4


ABSTRACT
Shrimp-rice system has appeared in the Mekong Delta for so long, the experts
rated as sustainable. But by effectively bringing sizable shrimp than rice should
present this system has "deformed", farmers are no longer 1 farming shrimp and
crop 1 cultivation as before is deliberately prolonging the crop switching to
monoculture shrimp year-round in order to obtain higher profits. This makes the
system unstable: Land began saline wetland much time altering soil structure,

while yields fell continuously shrimp makes regular shrimp diseases outbreaks,
failure reduced economic efficiency. Therefore the project "Analysis of the
economic efficiency of shrimp-rice system in Kien Giang province" was
conducted to assess the economic efficiency of farming practices in order to
encourage farmers to base.
The study was conducted in two districts: Go Quao and An Minh, by interviewing
farmers from questionnaires prepared. Data were analyzed using descriptive
statistical methods, analysis of economic efficiency, production costs, coefficient
of variation, the SWOT analysis to assess strengths and weaknesses, opportunities
and challenges from which problems solution development towards sustainability
system.
Analyze the efficiency of production in 2014 showed that the total cost of the
models ranges from 14.8 to 51.7 VND/ha, which forms shrimp prolonged-highest
cost of rice and shrimp monoculture the lowest cost; Income from 25.4-71.5
VND/ha, 1 shrimp-rice for the highest incomes, the lowest form of monoculture
shrimp; The average profit 35.4VND/ha in the form of 1 shrimp-rice, shrimp
prolonged-rice was 22.1VND/ha and monoculture shrimp was 8.2 VND/ha. 1
shrimp-rice has the highest capital efficiency from 0.9 to 1.4; the lowest was 0.2
prawn monoculture. Since 2010-2014, the farmers choose the mode 1 shrimp-rice
with rising incomes and more stable, shrimp prolonged-riceand shrimp
monoculture for high income but volatilities. Style shrimp prolonged-rice and
shrimp monoculturemake the soil more susceptible to salinity, soil texture is
changed, soft and prone to subsidence. After the shrimp, rice will help reduce
production costs, making the environment better and the shrimp following year
crop is less risky, higher success rates. Family circumstances and hamlet perform
1 shrimp-rice for more stable income, even in the form of shrimp monoculture is
precarious and unstable. Community relations in good association through
unions, cooperatives, shrimp farming cooperatives.
5



Therefore, the project proposed solution: Go Quao District should maintain form
1 shrimp-rice farming will be sustainable after the withdrawal of water for
washing shrimp salt and growt rice. An Minh district should have proper planning
production areas, moving from one limited to the form of rice-shrimp farming
monoculture shrimp and shrimp prolonged. If necessary to build the drain, salt
prevention station, limiting intrusion into areas of mangrove rice cultivation.
Strengthen advocacy process shrimp-rice production important factors reside
advanced sustainable development and harmony between rice shrimp.
Strengthening quarantine breeding shrimps, ensure seed quality, safe patient care.
Promoting establishment extension clubs, cooperatives, shrimp farming
cooperatives in the form of community management, proceed to apply the
procedure Shrimp GAP, improve product quality, the link from input to output.
Keywords: shrimp-rice, prawn monoculture, sustainability

6


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả


Nguyễn Thanh Nhanh

7


MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................i
LỜI CẢM TẠ................................................................................................ii
TÓM TẮT.....................................................................................................iii
ABSTRACT...................................................................................................v
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................vii
MỤC LỤC..................................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................xi
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................3
1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...................................3
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................3
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu...................................................................3
1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................4
1.4.2 Giới hạn nội dung.........................................................................4
1.4.3 Giới hạn không gian......................................................................4
1.4.4 Giới hạn thời gian.........................................................................4
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI.......................................................................4
1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN....................................................................4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................6
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...............................................6
2.1.1 Tỉnh Kiên Giang............................................................................6
8


2.1.2 Huyện Gò Quao và An Minh......................................................10
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TƠM-LÚA CĨ LIÊN QUAN...................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................28
3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN.............................................................28
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................30
3.3 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ QUAN SÁT MẪU...................31
3.3.1 Chọn mẫu, vùng nghiên cứu.......................................................31
3.3.2 Chọn quan sát mẫu......................................................................31
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU...........................................32
3.4.1 Số liệu thứ cấp.............................................................................32
3.4.2 Số liệu sơ cấp..............................................................................33
3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH.........................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN......................................................35
4.1 THƠNG TIN CHUNG VỀ NƠNG HỘ.............................................35
4.1.1 Giới tính......................................................................................35
4.1.2 Tuổi và trình độ học vấn.............................................................36
4.1.3 Tổng số nhân khẩu và số lao động chính....................................38
4.1.4 Đất đai và hệ thống canh tác.......................................................38
4.1.5 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ...............................................40
4.1.6 Mức độ kỹ thuật và vốn sản xuất của chủ hộ..............................41
4.1.7 Tổng thu nhập của nơng hộ.........................................................43
4.2 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MƠ HÌNH TƠM-LÚA....................45
4.2.1 Cơ cấu mùa vụ và khía cạnh kỹ thuật.........................................45
4.2.2 Chỉ tiêu nơng học và kỹ thuật của mơ hình tơm-lúa...................48

4.2.3 Hiệu quả kinh tế của mơ hình tơm-lúa năm 2014.......................55
4.2.4 Khía cạnh mơi trường và xã hội..................................................59
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA VỤ LÚA ĐẾN NĂNG SUẤT TƠM...............62
4.4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT.......................................................62
4.4.1 Điểm mạnh (S)............................................................................62
9


4.4.2 Điểm yếu (W).............................................................................63
4.4.3 Cơ hội (O)...................................................................................63
4.4.4 Thách thức (T)............................................................................64
4.4.5 Các chiến lược phát triển............................................................64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................66
5.1 KẾT LUẬN........................................................................................66
5.2 ĐỀ XUẤT..........................................................................................67
Tài liệu tham khảo.......................................................................................69
Phụ lục.........................................................................................................72

10


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tiêu đê

Bảng 2.1

Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Gò Quao


12

Bảng 2.2

Diện tích, năng suất và sản lượng tôm qua các năm tại
huyện Gò Quao

14

Bảng 2.3

Hiện trạng sử dụng đất tại huyện An Minh

17

Bảng 2.4

Diện tích, năng suất và sản lượng tôm qua các năm tại
huyện An Minh

21

Bảng 2.5

Các hình thức ni tơm sú

22

Bảng 2.6


Diện tích tơm-lúa ở ĐBSCL

23

Bảng 2.7

Năng suất tôm và năng xuất lúa tại huyện An Minh qua các
năm

26

Bảng 3.1

Số quan sát theo hình thức luân canh và địa phương

32

Bảng 3.2

Số quan sát mẫu tương ứng với địa phương và theo từng
loại hình canh tác tơm-lúa

34

Bảng 3.3

Phân tích Ma trận SWOT

35


Bảng 4.1

Nhóm tuổi chủ hộ theo loại mơ hình

36

Bảng 4.2

Trình độ học vấn của chủ hộ theo loại mơ hình

37

Bảng 4.3

Cơ cấu giới tính trong quan sát mẫu

38

Bảng 4.4

Số nhân khẩu và lao động chính trong gia đình chủ hộ

39

Bảng 4.5

Cơ cấu sử dụng đất của chủ hộ

39


Bảng 4.6

Diện tích mơ hình theo nhóm ứng với từng loại hình canh
tác

40

Bảng 4.7

Kinh nghiệm sản xuất tơm của chủ hộ theo huyện

41

Bảng 4.8

Kinh nghiệm sản xuất lúa của chủ hộ theo huyện

41

Bảng 4.9

Số năm thực hiện mô hình

42

Bảng 4.10

Nguồn vốn sản xuất của chủ hộ

43


Bảng 4.11

Tổng thu nhập năm 2014 của nông hộ
Mức độ ứng dụng kỹ thuật từ tập huấn vào nuôi tôm của
chủ hộ

44

Độ mặn và pH trung bình của nước từ năm 2010-2014 tại
Sơng Cái Lớn huyện Gò Quao (thời điểm đo tháng 2-3
hàng năm)

47

Bảng 4.12
Bảng 4.13

Trang

11

46


Bảng 4.14

Số năm thực hiện mơ hình của nơng dân ở huyện Gò Quao

47

48

Bảng 4.15

Độ mặn và pH trung bình của nước từ 2010-2014 tại kênh
Chống Mỹ huyện An Minh (thời điểm đo từ tháng 01-03
hàng năm)

Bảng 4.16

Số năm thực hiện mơ hình của nơng dân ở huyện An Minh

49

Bảng 4.17

50

Bảng 4.18

Số vụ và mật độ thả tôm ở các hình thức khác nhau
Tỉ lệ các loại thức ăn sử dụng cho tôm

Bảng 4.19

Năng suất tôm năm 2014 theo huyện và mơ hình

52

Bảng 4.20


Chủng loại giống lúa gieo cấy theo huyện và mơ hình

53

Bảng 4.21

Hình thức trồng lúa theo huyện

54

Bảng 4.22

Lượng lúa giống sử dụng trên ruộng nuôi tôm

54

Bảng 4.23

Lượng phân bón trung bình theo địa phương và loại giống
lúa

54

Bảng 4.24

Năng suất lúa vụ mùa năm 2014

55


Chi phí trung bình sản xuất vụ tơm năm 2014 (triệu

56

Bảng 4.25

51

đồng/ha)
57

Bảng 4.28

Chi phí trung bình sản xuất vụ lúa trên nền tơm năm 2014
(triệu đồng/ha)
Tổng thu nhập bình qn của mơ hình theo huyện (triệu
đồng/ha)
Thay đổi thu nhập nông hộ trong 5 năm theo mơ hình canh
tác

Bảng 4.29

Hiệu quả kinh tế của mơ hình năm 2014 (triệu đồng/ha)

58

Bảng 4.30

Chỉ tiêu CV của năng suất tôm năm 2014


59

Bảng 4.31

Giá trị CV của năng suất lúa năm 2014

60

Bảng 4.32

Giá trị CV của lợi nhuận của mơ hình năm 2014

60

Bảng 4.33

Chỉ tiêu CV của năng suất tôm 05 năm (2010-2014)

61

Bảng 4.34

Giá trị CV của năng suất lúa trong 05 năm (2010 – 2014)
So sánh năng suất tơm giữa hai mơ hình TL và TĐC năm
2014

62

So sánh năng suất tơm giữa hai mơ hình TKD-L và TĐC


63

năm 2014
Đánh giá định tính của nơng dân về thay đổi môi trường
nuôi tôm 5 năm qua

63

Bảng 4.26
Bảng 4.27

Bảng 4.35
Bảng 4.36
Bảng 4.37

12

57
58

62


Bảng 4.38
Bảng 4.39

Đánh giá sự sung túc, thịnh vượng của gia đình trong 05
năm gần nhất
Đánh giá quan hệ cộng đồng, làng xóm tại địa phương


13

64
65


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tiêu đê

Trang

Hình 2.1

Bản đồ tỉnh Kiên Giang

6

Hình 2.2

Bản đồ huyện Gò Quao

10

Hình 2.3

Bản đồ huyện An Minh

15


Hình 4.1

Cơ cấu tổng thu nhập nơng hộ ở huyện Gò Quao

44

Hình 4.2

Cơ cấu tổng thu nhập nông hộ ở huyện An Minh

45

14


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KTXH

Kinh tế xã hội

PTNT

Phát triên nông thôn

HĐBT


Hội đồng Bộ trưởng

GDP

Gross Domestic Product (Tổng thu nhập quốc dân)

CV

Coefficient of variations

T-L

Tôm-lúa khuyến cáo (1 vụ tôm-lúa)

TKD-L

Tôm-lúa với vụ tôm kéo dài (thả nhiều vụ)

TĐC

Tôm độc canh quanh năm

QC

Quảng canh

QCCT

Quảng canh cải tiến


BTC

Bán thâm canh

TC

Thâm canh

FAO

Tổ chức Lương nơng thế giới

DT

Doanh thu

CP

Chi phí

LN

Lợi nhuận

TB

Trung bình

15



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên 4,057 triệu
ha, chiếm 12,3% diện tích cả nước (Tổng cục Thống kê, 2013),là một trong
những đồng bằng lớn của cả nước. Nằm ở vùng cực Nam của tổ quốc, ĐBSCL
có tài nguyên thiên nhiên phong phú với “rừng vàng, biển bạc”, hệ thống sơng
ngòi kênh rạch chằng chịt do đó ĐBSCL có thế mạnh về sản xuất nông
nghiệp, là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, với thế mạnh trồng lúa, cây ăn
trái và ni trồng thủy sản. Trong đó cây lúa là cây trồng chủ lực, góp phần
đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu; Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn
cả về nuôi trồng lẫn đánh bắt, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Hàng
năm, ngành thủy sản là ngành chủ lực đóng góp một giá trị lớn vào kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của vùng và của cả nước. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu
ngành thủy sản ĐBSCL đạt 3 tỷ USD, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của cả nước, sản phẩm chủ lực là cá tra và tôm các loại (Bộ Kế hoạch &
đầu tư, 2014). Do đó trong những năm gần đây, công tác phát triển, quy hoạch
nuôi trồng thủy sản của vùng luôn được trú trọng, nhất là ngành nuôi trồng các
đối tượng chủ lực như nuôi tôm, nuôi cá tra.
Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL, tổng diện tích đất tự nhiên là
634.852,97 ha, diện tích đất nơng nghiệp là 574.394,97 ha chiếm 90,48% diện
tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa 381.484,57 ha. Kiên Giang được gọi là
“nước Việt Nam thu nhỏ” bởi tính đa dạng các vùng sinh thái: Đồng bằng, đồi
núi, biển và hải đảo. Với điều kiện tự nhiên đa dạng và thiên nhiên ưu đãi,
Kiên Giang có đủ thế mạnh để phát triển nơng-lâm-ngư nghiệp. Với diện tích
trồng lúa là 770.379 ha, năm 2013 Kiên Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về sản
lượng lúa năm đạt trên 4,4 triệu tấn (Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2013).
Một trong những thế mạnh của tỉnh là nuôi trồng thủy sản lợ mặn ở các khu
vực ven biển: Hà Tiên, Kiên Lương, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao… với

sản phẩm chủ lực là tôm sú và tơm thẻ chân trắng. Hình thức ni tơm ở đây
cũng rất đa dạng: Quảng canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm
canh (BTC), thâm canh (TC) và các hệ thống nuôi tôm kết hợp: Tôm-rừng,
tôm-lúa, tôm-cua-nhuyễn thể… cho hiệu quả kinh tế rất cao, tận dụng được tốt
các nguồn lực, điều kiện tự nhiên sẵn có, hạn chế rủi ro và hướng đến phát
triển ổn định và bền vững. Trong đó tơm sú là đối tượng ni có diện tích lớn
nhất và được quy hoạch ni với nhiều hình thức, nhiều quy mô khác nhau.
Kiên Giang cũng là tỉnh có diện tích ni tơm sú ln canh với trồng lúa
lớn trong cả nước.Theo số liệu từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên
1


Giang, từ năm 2010 đến nay diện tích tơm-lúa khơng ngừng tăng lên qua các
năm: Năm 2010 là 64.673 ha, năm 2011 là 66.403 ha, năm 2012 là 68.291 ha,
năm 2013 là 69.586 ha và năm 2014 tăng lên 71.500 ha, trung bình mổi năm
tăng 2-3% diện tích so với cùng kỳ. Năng suất và sản lượng cũng tăng lên
hàng năm: Năm 2010 năng suất đạt 299 kg/ha, sản lượng 19.382 tấn và đến
năm 2014 năng suất tăng lên 373 kg/ha, sản lượng tăng lên 26.689 tấn.Do tình
hình dịch bệnh trên tơm bùng phát năm 2012, nên năng suất có giảm so với
năm 2011, tuy nhiên giảm không đáng kể (từ 318 kg/ha giảm còn 313 kg/ha).
Đây là hình thức nuôi được các nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá là mang
lại hiệu quả về kinh tế,có tính bền vững về mơi trường và lợi ích về mặt xã
hội, bởi nó tận dụng tốt những lợi thế về mặt tài nguyên, phát huy nguồn lực
tại chổ, hỗ trợ nhau phát triển và giảm chi phí sản xuất cho người nơng dân.
Theo một số nhà nghiên cứu, hình thức ni tôm luân canh với lúa đã
xuất hiện cách đây 50-60 năm (Trần Thanh Bé, 1994). Đây là hình thức canh
tác đặc thù ở những vùng nhiễm mặn theo mùa. Ở đây, nông dân tự phát tận
dụng nguồn nước mặn vào mùa khơ để ni tơm, đến mùa mưa thì sạ lúa.
Chính người nơng dân đã “phát minh ra”mơ hình sản xuất tơm-lúa. Xuất phát
từ hiệu quả mà nó mang lại, ngày 15/06/2000 Chính phủ ban hành Nghị quyết

09/2000/NQ-CP về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậy ni. Theo đó xác
định: Với loại đất lúa kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm
khác có giá trị kinh tế cao hơn,... đất trũng và đất ven biển chuyển sang nghề
ni trồng thủy sản. Từ khi có chủ trương chuyển đổi, diện tích mơ hình tơmlúa tăng lên nhanh chóng. Tại tỉnh Kiên Giang năm 2003 diện tích tơm-lúa là
20.000 ha đến năm 2008 diện tích này tăng lên 66.410 ha (Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2015).
Trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, ở những vùng
nhiễm mặn theo mùa phát triển mơ hình tơm-lúa theo hình thức ln canh, một
vụ tôm và một vụ lúa nhằm tận dụng nguồn nước lợ mặn để nuôi tôm tăng thu
nhập cho nông dân. Vụ nuôi tôm kéo dài từ 3 – 4 tháng, mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao so với trồng lúa. Thấy có hiệu quả cao, nơng dân ồ ạt chuyển
đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm, phá bỏ bờ bao dẫn nước mặn vào ruộng bất
chấp sự can thiệp của chính quyền và các ngành chức năng. Bên cạnh đó nơng
dân cố tình kéo dài thời gian ni tôm từ 5 – 7 tháng, thả 2 – 3 vụ theo hình
thức thả gối đầu, thả nối vụ, “thu tỉa thả bù” để có thu nhập cao, kể cả trong
điều kiện độ mặn 0‰. Có hộ bỏ cả vụ lúa để ni tơm. Hình thức làm này lập
đi lập lại nhiều vụ, nhiều năm, hiệu quả kinh tế của hệ thống bắt đầu suy giảm
do nơng dân khơng có thời gian cải tạo ao, xử lý nước sơ sài, không cắt được
mầm bệnh nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên tôm, làm tôm chết hàng
2


loạt. Mặt khác, do điều kiện ngập nước lâu dẫn đến thay đổi cấu trúc đất, cây
lúa khó phát triển do tầng đất canh tác bắt đầu bị nhiễm mặn.
Do đó đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình tơm-lúa ở tỉnh
Kiên Giang”được thực hiện nhằm nghiên cứu hiện trạng sản xuất của mơ hình
tơm-lúa tại tỉnh Kiên Giang, để xác định những rủi ro, hạn chế của các hình
thức canh tác tự phát của bà con nơng dân. Từ đó có những giải pháp nhằm
phát triển ổn định và bền vững hệ thống trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế và đánh giá tính ổn định của mơ hình tơm-lúa
tại tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống ổn định và
bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình tơm-lúa ở những hình thức
ln canh tơm-lúa: Một vụ tôm-một vụ lúa theo mùa vụ khuyến cáo; Một vụ
tôm kéo dài-một vụ lúa và tôm độc canh theo hình thức QCCT;
(2) Phân tích ảnh hưởng của vụ lúa năm trước đến năng suất tôm năm
sau trên cùng thửa ruộng của mơ hình tơm-lúa;
(3) Đề xuất chính sách nhằm gia tăng tính ổn định năng suất và lợi nhuận
của mơ hình tơm-lúa.
1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế của các hình thức canh tác ln canh một vụ tơm-một
vụ lúa theo khuyến cáo, vụ tôm kéo dài với một vụ lúa và độc canh tơm QCCT
như thế nào? Hình thức nào có chỉ số tài chính tốt nhất?
- Tính ổn định về năng suất và hiệu quả kinh tế của các hình thức canh
tác đó như thế nào?
- Trong hệ thống sản xuất tôm-lúa, việc trồng lúa sau khi ni tơm vụ
trước có ảnh hưởng đến năng suất tơm vụ sau không?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Do nuôi tôm đạt hiệu quả rất cao, nên càng kéo dài vụ ni tơm thì hiệu
quả kinh tế của mơ hình tơm-lúa càng cao.
- Trồng lúa ở vụ trước không ảnh hưởng đến năng suất vụ tôm năm sau
trên cùng thửa ruộng của mơ hình tơm-lúa.
3


1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên mơ hình sản xuất tơm-lúa ln canh và độc canh
tơm theo hình thức QCCT.
1.4.2 Giới hạn nội dung
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
những nội dung sau:
- Phân tích hiệu quả kinh tế của các hình thức sản xuất khác nhau trên hệ
thống tơm-lúa ở huyện Gò Quao và An Minh tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên trong
đề tài này sẽ bỏ qua chi phí cơ hội bao gồm lao động gia đình, lãi đầu tư sản
xuất so với lãi ngân hàng;
- Việc phân tích có hay không ảnh hưởng của trồng lúa vụ trước đến
năng suất tôm vụ sau trên cùng một thửa ruộng thông qua điều tra xã hội học
để kết luận vấn đề chứ khơng phải dựa trên việc bố trí thí nghiệm;
- Các khuyến cáo được đưa ra dựa trên kết quả phân tích và nhận định
của nơng dân trong vùng nghiên cứu.
1.4.3 Giới hạn không gian
Đề tài chọn tỉnh Kiên Giang là địa bàn nghiên cứu, trong đó chọn ra 2
huyện là đại diện 2 khu vực sản xuất: Huyện Gò Quao sản xuất 1 vụ lúa-1 vụ
tôm do nước mặn xâm nhập theo mùa; Huyện An Minh có thời gian ni tơm
kéo dài và là huyện có thời gian bắt đầu nuôi tôm-lúa lâu đời nhất của tỉnh.
1.4.4 Giới hạn thời gian
Thời gian thực hiện năm 2014 - 2015.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Thấy được hiệu quả kinh tế ở các hình thức sản xuất khác nhau của
nơng dân trên mơ hình tơm-lúa, từ đó thấy được hình thức nào là ổn định và
mang lại hiệu quả thật sự cho nơng dân.
- Tìm ra mối liên hệ giữa việc trồng lúa vụ trước và năng suất tôm của vụ
sau.
- Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống theo hướng bền vững.
1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Kết cấu luận văn gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Gồm các nội dung bối cảnh chung về vấn đề
nghiên cứu và sự cần thiết của đề tài, giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
4


nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài,
kết quả mong đợi của đề tài, giới thiệu cấu trúc luận văn.
Chương 2: Lược khảo tài liệu.Chương này mô tả tổng quan về vùng
nghiên cứu cụ thể là tỉnh Kiên Giang, 02 huyện: Gò Quao và An Minh,lược
khảo kết quả từ những nghiên cứu trước đây có liên quan hiệu quả mơ hình
sản xuất tôm-lúa.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Mô tả phương pháp tiếp cận, giải
thích một số thuật ngữ, khái niệm có liên quan được sử dụng trong luận văn.
Đồng thời nêu phương pháp chọn mẫu, quan sát mẫu, phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.Đây là phần trọng tâm của luận văn,
bao gồm các kết quả nghiên cứu tương ứng với những mục tiêu cụ thể. Phân
tích số liệu và thảo luận các kết quả theo hệ thống các câu hỏi đã được đặt ra
trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác,đưa ra một số giải pháp liên quan đến
việc phát triển bền vững mơ hình tơm-lúa tại vùng nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này trình bày ngắn gọn
những kết luận rút ra được từ kết quả nghiên cứu tương ứng với các mục tiêu
và nội dung của chương 4. Chương này cũng bao gồm các nội dung đề xuất và
kiến nghị mở rộng nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại liên
quan đến việc phát triển mơ hình tơm-lúa. Phần cuối luận văn là phần liệt kê
các tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện và phụ lục gồm nội dung
phiếu điều tra phỏng vấn nông hộ, kết quả xử lý thống kê bằng phần mềm
SPSS 20.


5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1Tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL, có diện tích tự nhiên
634.852,97 ha gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ
9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phần hải
đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ.
 Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km;

 Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau;
 Phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km;
 Phía Đơng lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần
Thơ và tỉnh Hậu Giang.

Vùng nghiên cứu

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang)

Điểm cực Bắc của tỉnh thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang
Thành. Cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây nằm tại

6


xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên và điểm cực Đơng nằm ở xã Hồ Lợi thuộc địa

phận huyện Giồng Riềng.
Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc ĐBSCL, là tỉnh có
địa điểm thuận lợi kết nối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia
và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng khơng. Kiên Giang có
15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên
và các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò
Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Giang Thành và hai
huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải.
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu: Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm.
Mưa, bão tập trung từ tháng 08 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng
năm là 2.262 mm. Số giờ nắng cả năm là 2.258,2 giờ. Độ ẩm khơng khí bình
quân cả năm là 81%. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24,4 0 C đến 29,70 C,
tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng nóng nhất là tháng 5; Khơng có hiện tượng
sương muối xảy ra. Kiên Giang khơng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng
lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa
mưa. Điều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà
các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL khơng có được như: Ít thiên tai, khơng rét,
khơng có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận
lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng (Cục Thống kê Kiên
Giang, 2013).
Địa hình: Tỉnh Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài (hơn 200
km), với hơn 140 đảo lớn nhỏ, nhiều sông núi, kênh rạch và hải đảo; Phần đất
liền tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam. Tỉnh được chia thành 4 vùng sinh thái chính: Vùng phù sa ngọt thuộc
Tây sông Hậu; Vùng phèn ngập lũ thuộc Tứ Giác Long Xuyên; Vùng nhiễm
mặn thuộc Bán đảo Cà Mau; Vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú
Quốc và Kiên Hải.
2.1.1.3 Kinh tế xã hội
Dân số, dân tộc, tơn giáo

Tính đến năm 2013, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt gần 1.738.833
người, mật độ dân số đạt 274 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị
đạt gần 471.373 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.255.457 người. Dân số
nam đạt 874.592 người, trong khi đó nữ đạt 864.241 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương là 10,3‰.
7


Theo báo cáo của Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang,toàn tỉnh có hơn 15 dân
tộc khác nhau. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 86,9%,dân tộc
Khmer chiếm khoảng 14,3% tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò
Quao. Dân tộc Hoa chiếm khoảng 2,2% sinh sống ở thành phố Rạch Giá và
huyện Châu Thành. Ngồi ra còn có một số dân tộc khác
như: Chăm, Tày, Mường, Nùng... Về tôn giáo, trên địa bàn tỉnh có 12 tơn giáo
với 508.146 tín đồ, trong đó Phật giáo chiếm 24,6%, Cơng giáo chiếm 12,3%,
còn lại là các tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo (Ban dân tộc tỉnh
Kiên Giang, 2014).
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nônglâm nghiệp và ni trồng thủy sản, với tổng diện tích đất tự nhiên là
634.852,97 ha, trong đó: Đất nơng nghiệp là 574.394,97 ha, chiếm 90,48%;
Đất phi nông nghiệp 55.074,55 ha, chiếm 8,68%; Đất chưa sử dụng 5.383,45
ha, chiếm 0,85%, nhóm đất này gồm đất đồi núi, núi đá, đồng bằng hoang hóa
chưa ổn định (Cục Thống kê Kiên Giang, 2013).
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ
tháng 05 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do
vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn
nước mặn của vịnh Rạch Giá. Tồn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái
Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ
thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thơng đi lại, đồng thời
có tác dụng tưới nước vào mùa khô.

Tài nguyên biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai
thác thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên Giang có hơn 140 hòn đảo, với 105
hòn đảo nổi lớn nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống; Nhiều cửa
sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp
cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của
cả nước. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Biển Việt Nam, vùng biển ở đây
có trữ lượng cá, tơm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20 50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%,
khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai
thác trên 200.000 tấn; Bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò
huyết... với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài ra, tỉnh đã và
đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng
trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ
lượng.
8


×