Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn vườn bắc thủ đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.46 KB, 109 trang )

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

LỜI NĨI ĐẦU
Vấn đề phát triển kinh tế luôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất
trong tất cả các thời đại, đặc biệt là trong thời đại kinh tế thị trường như hiện
nay. Mỗi doanh nghiệp được ví như là một cơ thể sống của đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, điều kiện môi trường kinh tế ngày nay đã có nhiều biến động và
tốc độ biến động cũng vơ nhanh chóng, vì vậy vấn đề kinh doanh có hiệu quả
và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn không phải
của bất cứ doanh nghiệp nào mà là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của tất cả
các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Việt Nam chúng ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu,
chịu nhiều hậu quả chiến tranh và hiện nay đang trong giai đoạn từng bước
hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy mơi trường
kinh doanh đang ngày càng chịu sự tác động của nhiều phía với nhiều chiều
hướng khác nhau, tốc độ khác nhau, tác động ngày càng mạnh mẽ vào nền
kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Đây là một thách thức
không nhỏ đối cả nền kinh tế quốc dân và đối với tất cả các doanh nghiệp. Để
có thể đối phó với mọi biến động của mơi trường kinh doanh địi hỏi các
doanh nghiệp phải có sự dự báo, phân tích và đề ra các giải pháp để thích ứng
với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hay nói cách khác là phải có các
biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Với tính cần thiết của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, tôi chọn đề
tài nghiên cứu trong giai đoạn thực tập thực tế tại đơn vị kinh doanh là : “Một
số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách
sạn Vườn Bắc Thủ Đô”.

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

0 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Luận văn này căn cứ trên số liệu thu thập được từ đơn vị kinh doanh là
Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đơ để phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, trên cơ sở
đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh cho
công ty trong thời gian tới.
Luận văn gồm có các nội dung cơ bản sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doang nghiệp và khái quát về Công ty liên doanh khách
sạn Vườn Bắc Thủ Đô.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty liên doanh khách sạn vườn Bắc Thủ Đô.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô.

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

1 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG 1
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khái quát về
công ty liên doanh Khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô.

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC

VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh:
Từ trước đến nay tồn tại nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
 Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả kinh
doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí nhỏ nhất.
 Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh quá trình sử dụng các nguồn
lực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh
tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh
kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra
hoặc nguồn vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu khái quát nhất về hiệu quả kinh doanh như sau:
hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được
với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

2 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Trên cơ sở trên ta có thể nhận thấy:
- Hiệu quả kinh doanh phải là một đại lượng so sánh.
- Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hội
được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được
với lượng hao phí lao động xã hội. Vì vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm
hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả

hoặc tối thiểu hố chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có.
Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện:
+ Về mặt thời gian: Doanh nghiệp khơng được vì lợi ích trước mắt mà
qn đi lợi ích lâu dài, khơng được coi việc giảm chi phí để tăng lợi nhuận là
tăng hiệu quả kinh doanh khi việc cắt giảm chi phí tiến hành một cách tuỳ
tiện, khơng lâu dài và khơng có tính khoa học. Việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh phải được cân nhắc và tiến hành một cách hệ thống có tính đến tính lợi
ích lâu dài và lợi ích xã hội.
+ Về mặt không gian: Hiệu quả kinh doanh được coi là tồn diện khi
tồn bộ hoạt động của các phịng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp có hiệu
quả và khơng ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
+ Về mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh những nỗ lực của
doanh nghiệp và phản ánh quản lý của doanh nghiệp, đồng thời gắn những nỗ
lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xã
hội về kinh tế - chính trị - xã hội hay nói cách khác hiệu quả mà doanh nghiệp
đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của xã hội.
+ Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh là tương quan so sánh giữa
kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

3 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
1.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi:
1.2.1.1. Mức doanh lợi trên doanh số bán:
P’1 =


P
100%
DS

P’1: Mức doanh lợi trên doanh số bán
P: Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
DS: Doanh số bán hàng trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên doanh số bán phản ánh một đơn vị doanh số bán
thực hiện được mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.1.2. Mức doanh lợi trên doanh thu thuần :
P’2 =

P
100%
DTT

P’2 : Mức doanh lợi trên doanh thu thuần
DTT : Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên doanh thu thuần phản ánh một đơn vị doanh thu
thuần thực hiện được mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.1.3. Mức doanh lợi trên tổng tài sản :
P’3 =

P
100%
 TS

P’3: Mức doanh lợi trên tổng tài sản
∑TS : Tổng tài sản trong kỳ


GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

4 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản bỏ ra
đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng
tổng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
1.2.1.4. Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu :
P’4 =

P
100%
VCSH

P’4: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu trong kỳ
VCSH : vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở
hữu bỏ ra mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.5. Mức doanh lợi trên tổng chi phí :
P’5 =

P
100%
 CP


P’5 : Mức doanh lợi trên tổng chi phí
∑CP : tổng chi phí kinh doanh trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên tổng chi phí phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra
mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại
của tổng mức chi phí đã bỏ ra, mức hao phí tính ra càng lớn thì hiệu quả kinh
doanh càng giảm và ngược lại.
1.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn :

1.2.2.1. Số vòng quay vốn lưu động :
N=

DTT
TSLĐbq

DTT: Doanh thu thuần kỳ kinh doanh

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

5 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

TSLĐbq: Tài sản lưu động bình qn
TSLĐbq =

TSLĐđkỳ + TSLĐckỳ
2

Ý nghĩa: Số vịng quay vốn lưu động phản ánh tốc độ vận động của vốn lưu

động trong chu kỳ kinh doanh.
1.2.2.2. Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
V=

T
N

T: số ngày của một kỳ kinh doanh
N: Số vòng quay vốn lưu động
V: Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
Ý nghĩa: Số ngày của một vòng quay vốn lưu động phán ánh thời gian để vốn
lưu động quay hết một vòng.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động :
DT
LĐbq
W : năng suất lao động bình quân của một lao động
W=

LĐbq : Số lao động bình quân trong kỳ
DT : Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động phán ánh trong một chu
kỳ kinh doanh trung bình một lao động thực hiện được bao nhiêu đồng
doanh thu cho doanh nghiệp.

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp :
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

6 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Một doanh nghiệp được ví như một cơ thể sống trong đời sống kinh tế,
cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải tiến hành trao đổi chất với
môi trường, và thị trường chính là mơi trường của doanh nghiệp, là nơi doanh
nghiệp tiến hành trao đổi chất. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay mơi trường
biến động rất nhanh chóng theo nhiều chiều hướng và tốc độ khác nhau vì vậy
doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra các phương thức kinh doanh
hiệu quả. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định sự sống cịn, đem lại lợi ích cho
doanh nghiệp đồng thời cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế thể hiện qua các
vai trò cơ bản :
 Hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
 Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong
kinh doanh.
 Hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của cán bộ cơng
nhân viên trong doanh nghiệp, từ đó cũng đóng góp vào sự phát triển
chung của nền kinh tế.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp :
Doanh nghiệp khi thành lập đã chịu sự chi phối, ảnh hưởng của rất
nhiều nhân tố. Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và đơn vị kinh doanh
thực tế phân tích mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp hoạt động đặc thù trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng - khách sạn thì vấn đề hiệu quả kinh
doanh chịu tác động của các nhóm nhân tố cơ bản sau :

1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô :

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương


7 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Mơi trường vĩ mơ là môi trường bao gồm các yếu tố, các lực lượng
mang tính chất xã hội rộng lớn, có tác động ảnh hưởng tới các quyết định
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố mà từng doanh nghiệp
khơng thể kiểm soát và thay đổi được. Sau đây là một số nhân tố thuộc môi
trường vĩ mô các tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
1.4.1.1. Mơi trường chính trị - pháp luật
Mơi trường chính trị - pháp luật là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới
các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Thể chế chính trị, hệ thống các
cơng cụ chính sách, cơ chế điều hành cũng như hệ thống pháp luật tác động
trực tiếp đến sự hình thành cũng như tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Mơi trường chính trị - pháp luật của Việt Nam có các yếu tố sau ảnh
hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp:
 Có một nền chính trị ổn định.
 Hệ thống pháp luật đang được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện để ngày
càng phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế.
1.4.1.2. Môi trường kinh tế.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới vì vậy có rất nhiều yếu tố thuộc mơi trường này có
những tác động khác nhau tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây
là một vài nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp:
 Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định, tốc độ tăng
trưởng kinh tế luôn đạt trên 7.5%/năm trong vài năm gần đây.
 Lãi suất tiền vay - tiền gửi có sự biến động thất thường.
 Tỷ lệ lạm phát tăng cao, sự kiểm soát về giá cả đang còn yếu kém.
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương


8 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

 Mức lương tối thiểu và thu nhập bình qn dân cư có sự gia tăng nhưng
tốc độ còn chậm.
 Cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu vùng có sự phát triển theo xu hướng
phát triển các ngành kinh tế mang lại giá trị kinh tế cao, khai thác thế
mạnh của từng ngành, từng vùng kinh tế.
 Xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi…
1.4.1.3. Mơi trường văn hố
Văn hố là một nhóm các yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
 Hệ thống các quan niệm về thẩm mỹ, phong cách tiêu dùng truyền
thống.
 Phong tục tập quán.
 Các giá trị văn hoá thứ phát du nhập từ các nền văn hoá khác.
 Các xu hướng tiêu dùng mới.
 Sự khác nhau trong văn hoá của các vùng, miền.
 Sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân người tiêu dùng…
1.4.1.4. Môi trường tự nhiên và hạ tầng cơ sở vật chất xã hội
Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng
nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
 Sự thiếu hụt nguyên liệu thô, nhiên liệu là vấn đề nóng hiện nay dẫn
đến sự gia tăng chi phí ngày càng trở nên nghiêm trọng.
 Các vấn đề duy trì và bảo vệ mơi trường tự nhiên, mơi trường sinh thái,
bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản,…

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

9 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

 Vấn đề ơ nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan, thắng cảnh, vấn đề
thiếu tài nguyên, lãng phí tài nguyên.
 Vấn đề về thời tiết và dịch bệnh...
Hạ tầng cơ sở vật chất xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
 Hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, bến đỗ,…)
còn yếu kém, chưa đồng bộ và không đáp kịp cho sự phát triển của nền
kinh tế.
 Hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn thơng,…) có sự phát
triển mạnh mẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
 Hệ thống cơ sở vật chất như bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng
xăng dầu, điện nước,… đều có sự phát triển nhưng chưa khai thác hết
tiềm năng và chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển…
1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp:
Môi trường tác nghiệp được xác định đối với một ngành kinh doanh
hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong các mối quan hệ với các đối tác hữu
quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường tác
nghiệp cùng với môi trường vĩ mô hợp lại thành mơi trường bên ngồi của
doanh nghiệp hay mơi trường nằm ngồi tầm kiểm sốt của DN thương mại.
Có thể xem xét các yếu tố thuộc mơi trường này như sau:

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương


10 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.4.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu:
Đối thủ cạnh tranh hiện hữu là toàn bộ các doanh nghiệp cùng kinh
doanh loại hàng hoa và dịch vụ hoặc hàng hố dịch vụ có thể thay thế nhau
được cho cùng một nhu cầu nào đó của khách hàng. Đối thủ cạnh tranh hiện
hữu quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh hoặc thủ thuật giành lợi thế
trong ngành. Khi nghiên cứu cần xem xét các yếu tố:
 Tiềm lực, vị thế của đối thủ cạnh tranh.
 Chính sách, chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
 Các mối quan hệ của đối thủ cạnh tranh…
1.4.2.2. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết
định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì khách hàng tạo nên
thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Cần quan tâm đến
các yếu tố cơ bản sau của khách hàng:
 Nhu cầu.
 Khả năng thanh toán.
 Xu hướng biến đổi nhu cầu, thị hiếu.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua của khách
hàng…
1.4.2.3. Người cung ứng
Người cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng
các yếu tố đầu vào cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh để có
thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nhất định. Bất kỳ một sự biến động nào từ
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương


11 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

phía người cung ứng dù sớm hay muộn, gián tiếp hay trực tiếp cũng sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Có thể xem xét
một số yếu tố cơ bản sau:
 Thơng tin về tình trạng số lượng, chất lượng, giá cả,…của các yếu tố
hậu cần đầu vào cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ.
 Xem xét danh sách các nhà cung ứng, các đặc trưng về hàng hoá - dịch
vụ cũng như các chính sách ưu đãi kèm theo.
 Thái độ của các nhà cung ứng đối với doanh nghiệp và đối thủ cạnh
tranh.
 Uy tín và khả năng thay thế
 Sức ảnh hưởng của nhà cung ứng…
1.4.2.4. Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc
các ngành có cùng chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của
khách hàng. Với nhóm nhân tố này cần chú ý tới:
 Giá cả và khuynh hướng biến động giá cả của sản phẩm thay thế.
 Các chiều hướng phát triển của sản phẩm thay thế.
1.4.2.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới là toàn bộ các doanh nghiệp mới tham
gia kinh doanh và mong muốn giành được thị phần và khách hàng trên thị
trường. Sự xuật hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới nhanh hay chậm chủ
yếu là do rào cản ngăn chặn sự gia nhập vào ngành và việc bảo vệ vị trí cạnh
tranh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải chú ý tới các yếu tố cơ bản đó.


GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

12 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.4.3. Nhóm nhân tố thuộc mơi trường nội bộ (hồn cảnh nội tại):
Mơi trường nội bộ hay hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp bao gồm
tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp. Bao gồm:
 Lựa chọn sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
 Trình độ quản trị nhân sự và nguồn nhân lực, trình độ quản trị tài chính
- kế tốn.
 Hệ thống thơng tin trong và ngồi doanh nghiệp.
 Nề nếp văn hố của tổ chức
 Vấn đề nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp…
Mơi trường nội tại của doanh nghiệp là một nhóm các nhân tố thuộc về
yếu tố chủ quan và trong một chừng mực nào đó doanh nghiệp có thể có các
biện pháp thích hợp để tác động vào các nhóm yếu tố này, hướng sự vận động
của nhóm nhân tố này theo ý muốn chủ quan của người quản lý.
1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Như đã nói ở trên, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều
phải quan tâm. Theo đó, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, phân tích,
đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh từ đó
nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mình. Căn cứ trên kết quả đánh giá đó đưa ra các biện pháp, các chiến
lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt
động kinh doanh của từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể đưa ra các biện

pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đặc thù trong nâng cao hiệu quả kinh
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

13 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên về cơ bản, để giải quyết vấn đề
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể đề xuất một vài
nhóm biện pháp cơ bản sau :
1.5.1. Các biện pháp tăng doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh nguồn thu vào của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng tất nhiên
khơng thể hồn tồn đánh giá qua chỉ tiêu này nhưng nó là một chỉ tiêu cơ sở
dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp không thể kinh doanh có hiệu quả nếu doanh thu từ các hoạt
động kinh doanh thấp, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải nghĩ
đến các biện pháp để tăng doanh thu.
Trong doanh nghiệp có nhiều loại doanh thu khác nhau: doanh thu từ
hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính,
doanh thu khác,…Mỗi loại doanh thu phản ánh kết quả của một lĩnh vực mà
doanh nghiệp tham gia, muốn nâng cao tổng doanh thu doanh nghiệp cần có
các biện pháp để tăng doanh thu của từng bộ phận, từng lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp ln có một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh
chính mang lại hiệu quả chủ yếu nên doanh nghiệp cần chú trọng hơn đối với
các lĩnh vực này, tìm các biện pháp để tăng doanh thu từ các lĩnh vực kinh
doanh là thế mạnh của doanh nghiệp.
Tuỳ theo điều kiện riêng, mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra các biện pháp
tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý và hiệu quả. Đối với

doanh nghiệp thương mại, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ là lĩnh vực kinh
doanh chính vì vậy cần chú trọng tới các biện pháp tập trung tăng doanh thu
bán hàng và cung ứng dịch vụ. Với nhóm biện pháp này có thể thực hiện một
số biện pháp cụ thể như:

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

14 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

 Nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng.
 Chú trọng nâng cao chất lượng các dich vụ gia tăng, đưa ra các dịch vụ
gia tăng mới để tăng sự thoả mãn của khách hàng
 Tăng cường các hoạt động xúc tiến có hiệu quả như quảng cáo, khuyến
mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm,…
Đặc điểm cơ bản của nhóm biện pháp tăng doanh thu là tập trung vào c
thu hút khách hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng, khơi gợi các nhu cầu
tiềm ẩn hoặc kích thích các nhu cầu mới của khách hàng nhằm tăng doanh số
bán ra, từ đó tăng doanh thu bán hàng hoặc tăng doanh thu nhờ tăng giá trị
của hàng hóa - dịch vụ cung ứng.
1.5.2. Các biện pháp giảm chi phí
Mọi hoạt động đều phát sinh chi phí. Vì vậy song song với nhóm biện
pháp tăng doanh thu phải tiến hành các biện pháp giảm chi phí. Một doanh
nghiệp có doanh thu cao nhưng vẫn sẽ khơng đạt hiệu quả khi chi phí q lớn,
thậm chí khi chi phí q lớn doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng thua lỗ
mặc dù doanh thu rất cao. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải
tiến hành đồng thời hai nhóm biện pháp tăng doanh thu - giảm chi phí hoặc
giữ vững doanh thu - giảm chi phí hoặc doanh thu và chi phí cùng giảm

nhưng mức độ giảm chi phí nhiều hơn thì mới đạt được hiệu quả.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thường bao gồm các
bộ phận: chi phí mua hàng, chi phí quản lý, chi nộp thuế và chi mua bảo
hiểm. Giảm chi phí kinh doanh địi hỏi giảm các khoản mục tạo thành chi phí
kinh doanh. Trong đó khoản mục chi thuế và chi mua bảo hiểm về ngun tắc
là khơng giảm được vì khoản mục chi phí này gắn liền với quyền lợi và nghĩa

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

15 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

vụ vủa doanh nghiệp. Cịn lại hai khoản mục chi phí cịn lại có thể có các biện
pháp để giảm chi phí.
 Nhóm biện pháp giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng là khoản mục
chi phí chính liên quan tới việc mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho công
việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhóm đối tượng này để có thể
giảm thiểu chi phí thì biện pháp đầu tiên và tối ưu nhất là biện pháp liên
quan tới công tác tạo nguồn hàng. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm
hiểu và lựa chọn nhà cung ứng thích hợp, một nhà cung ứng thích hợp là
nhà cung ứng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của doanh nghiệp: cung ứng
hàng hóa - dịch vụ đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đúng về thời gian
giao hàng và cơ cấu hang hố, bên cạnh đó doanh nghiệp cịn phải xét đến
các yếu tố khác như các uy tín, các dịch vụ kèm theo, khoảng cách giữa
nguồn cung ứng và doanh nghiệp,… Khi tìm hiểu nguồn hàng doanh
nghiệp nên đưa ra một danh mục các nhà cung ứng tiềm năng, sau đó tuỳ
vào các điều kiện thoả thuận giữa hai bên để lựa chọn nhà cung ứng đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của doanh nghiệp trong điều kiện ràng

buộc phải tối thiểu hóa chi phí để lựa chọn nhà cung ứng hay cơ cấu các
nhà cung ứng mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
 Nhóm biện pháp giảm chi phí lưu thơng: Chi phí lưu thơng bao gồm chi
phí vận tải, bốc dỡ hàng hóa; chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ (bán
hàng); chi phí hao hụt hàng hóa; chi phí quản lý hành chính.
 Các biện pháp giảm chi phí vận tải, bốc dỡ: rút ngắn quảng đường vận
tải bình quân và lựa chọn phương tiện vận tải hàng hóa thích hợp; kết hợp
chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố
hợp lý mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận động hợp lý

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

16 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

và ngắn nhất; hợp tác chặt chẽ với đơn vị vận chuyển và hai đầu tuyến
vận chuyển;…
 Các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ
máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mơ phù hợp với khối
lượng hàng hóa luân chuyển; tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản
dùng trong kinh doanh; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong
bảo quản hàng hóa; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật
nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách.
 Biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa: hao hụt hàng hóa có liên
quan đến nhiều khâu, nhiều yếu tố vì vậy để giảm chi phí hao hụt có thể
áp dụng các biện pháp: kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa
nhập; có sự phân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ
đầu; xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các

yếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên; tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật
bảo quản và tinh thần trách nhiệm của công nhân bảo quản, bảo vệ hàng
hóa.
 Biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính: Tinh giảm bộ máy quản lý
hành chính và cải tiến bộ máy phù hợp với sự phát triển của công ty;
giảm bớt các thủ tục hành chính khơng cần thiết, các khoản chi có tính
chất hình thức, phơ trương; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong
quản lý hành chính đảm bảo thơng tin thơng suốt, chính xác.
1.5.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân chia làm hai
nhóm cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động là biểu hiện bằng
tiền của tài sản cố định và vốn lưu thông, vốn lưu động dùng trong kinh
doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

17 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

thể trở lại hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp
thương mại dùng trong kinh doanh, tài sản cố định dùng trong kinh doanh
thương mại tham gia hồn tồn vào q trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị
thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều kỳ kinh doanh hay nói cách khác là về
mặt thời gian phải trên một năm.
 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: tăng nhanh vòng quay
của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vịng lưu chuyển hàng
hóa. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng,
thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, áp

dụng các biện pháp để tăng năng suất lao động,…; tiết kiệm chi phí kinh
doanh, sử dụng hợp lý tài sản, giảm bớt rủi ro thiệt hại. Doanh nghiệp
thương mại cần giảm tối đa chi phí trong đơn giá hàng mua (mua tận gốc,
mua buôn, bán tận ngọn,…), tiết kiệm chi phí lưu thơng và tìm hiểu đón
đầu các xu hướng tiêu dùng mới để bán hàng nhanh chóng, thuận tiện,…;
tăng cường cơng tác quản trị vốn, quản trị tài chính ở doanh nghiệp bằng
cách áp dụng chế độ hạch toán kinh doanh đầy đủ ở các chi nhánh, bộ
phận, chấp hành đầy đủ kỷ luật thanh toán, vay trả, quản trị chặt chẽ vốn,
các khoản thu chi chống lãng phí, tham ơ, giảm các khoản phí phát sinh
khơng đáng có,…
 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là vốn
dùng để xây dựng và mua sắm, trang bị các loại tài sản cố định khác nhau
ở doanh nghiệp thương mại vì vậy để nâng cao hiệu quả của vốn cố định
phải nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, mua sắm, trang bị và sử
dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Các công tác xây dựng, mua sắm
và trang bị tài sản cố định phải được tiến hành trên cơ sở xét duyệt tính
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

18 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

khả thi và khả năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nghĩa là mục đích
thực hiện vệc xây dựng hay mua sắm phải là góp phần mang lại hiệu quả
cao hơn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác
là phải xét đến tính kinh tế. Bên cạnh cơng tác xây dựng, mua sắm, trang
bị hay sửa chữa tài sản cố định thì vấn đề quản lý, bảo quản sử dụng hợp
lý tài sản cố định cũng là một vấn đề cần quan tâm khi muốn nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tài sản trong doanh nghiệp càng được sử

dụng hợp lý, sử dụng hết công suất cho phép thì hiệu quả mang lại càng
cao hay nói cách khác là doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý nguồn lực.
1.5.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Thực chất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã được đề
cập trong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng nói tóm lại để
có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì doanh nghiệp khi lập kế hoạch
mua sắm tài sản cần phải nắm rõ đặc trưng của tài sản như chức năng, công
dụng, cách bảo quản, cách vận hành, sử dụng… để có kế hoạch sử dụng hợp
lý đảm bảo sử dụng đúng công dụng, đúng chức năng, vận hành đúng cách,
đúng quy trình, đúng cơng suất,…
1.5.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nguồn lực của doanh nghiệp. Suy cho cùng thì
mọi hoạt động đều do con người thực hiện vì vậy cần phải có chính sách chú
trọng tới nguồn lực này. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là cơ sở
để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Đây là một phần
trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp địi hỏi phải có nghệ thuật
và kinh nghiệm quản trị. Tuỳ theo đặc điểm của nguồn nhân lực ở doanh
nghiệp để nhà quản trị có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực. Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng để nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

19 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

 Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có tài năng, trình
độ chun mơn cao, có kinh nghiệm quản lý và có đạo đức kinh doanh.
 Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi công tác

nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và có tinh thần trách nhiệm.
 Đưa ra hệ thống chính sách đối với cán bộ cơng nhân viên chức trong
doanh nghiệp, có các chính sách thưởng phạt phân minh rõ ràng, chính
sách thưởng để khuyến khích sự phấn đấu đóng góp của người lao động và
chính sách phạt để tăng cường trách nhiệm của người lao động. Hệ thống
chính sách này phải được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng đối tượng lao động để vừa đảm bảo tính khuyến khích, răn đe vừa
bảo đảm tính cơng bằng.
 Có chính sách tiền lương, phụ cấp hợp lý phù hợp với đặc thù công việc.
 Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có điều kiện nâng cao kiến thức,
trình độ nghiệp vụ cũng như tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động để
người lao động có động lực phấn đấu và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
 Quan tâm tới đời sống của người lao động và gia đình.
 Xây dựng mơi trường làm việc thân thiện, hợp tác, gắn bó giúp đỡ nhau và
cùng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp…

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

20 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2. KHÁI QT VỀ CƠNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN
VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ
2.1. Giới thiệu chung về công ty :
Tên gọi

: Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô


Tên viết tắt : khách sạn Vườn Thủ Đơ
Địa chỉ

:48A Láng Hạ(4 Hồng Ngọc Phách),Láng Hạ,Đống Đa,Hà Nội.

SĐT

: 04.8350383

Website

: http:// www.capitalgardenhotel.com.vn

Fax : 04.8350363

Ngành nghề kinh doanh : dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Cơ sở vật chất kỹ thuật cơng nghệ:
 Một tịa nhà 5 tầng : gồm 87 phòng khách, 1 phòng tập thể thao, 2 phịng
họp có sức chứa tối đa : 110 người.
 3 nhà hàng với công suất thiết kế: 200 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn Âu-Á
2.2. Q trình hình thành và phát triển :
Tiền thân là Công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội được thành
lập theo Giấy phép đầu tư số 817/GP do Ủy Ban Nhà Nước về Hợp tác và
Đầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) cấp ngày 04/03/1994; đến
18/01/1995 công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội chính thức đổi tên
thành Công ty Liên doanh Khách Sạn Vườn Bắc Thủ Đô theo công văn số
06/UB-QL của Ủy ban Nhà Nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch
Đầu tư ) với thời gian hoạt động là 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép
Đầu tư và có trụ sở tại 48A Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.


GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

21 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Các bên tham gia cơng ty liên doanh gồm có:
 Bên Việt Nam : Cơng ty xây dựng bảo tàng Hồ CHí Minh - một doanh
nghiệp Nhà Nước có địa chỉ tại 5B Ngọc Hà, Hà Nội.
 Bên nước ngoài là TREASURE RESOURCES LTD - một cơng ty nước
ngồi được thành lập theo Luật của Bristish Virgin Island, có trụ sở tại
1501 Edinburgh Tower, The Landmark, 15 Queen’s Road, Central
Hongkong.
Mục tiêu hoạt động của công ty liên doanh là cải tạo, mở rộng, nâng
cấp tòa nhà 48A Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội thành một khách sạn tiêu chuẩn
quốc tế 3 sao và kinh doanh các dịch vụ khách sạn, văn phòng cho thuê tại
đây.
Ngay sau khi được cấp giấy phép đầu tư, công ty liên doanh đã nhanh
chóng triển khai các cơng việc cần thiết để đưa cơng ty liên doanh chính thức
đi vào hoạt động. Đến tháng 5/1995, Công ty liên doanh đi vào vận hành thử
và một tháng sau đó chính thức đi vào hoạt động kinh doanh.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty được thành lập với chức năng, nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà hàng.Vì vậy trong q
trình hoạt động của mình cơng ty nhanh chóng tiến hành cải tạo, mở rộng và
nâng cấp toà nhà 48A Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội thành một khách sạn đạt
tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, chuyên cung cấp các dịch vụ khách sạn và nhà hàng
đạt tiêu chuẩn để thu hút khách hàng, kinh doanh có lãi và mở rộng quy mô.


GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

22 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2.4. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu :
2.4.1. Khách sạn
Khách sạn của công ty là một khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao
với 87 phòng chia làm 4 loại phòng cơ bản :
- Superior double : 43 phòng
- Moderate

: 4 phòng

- Deluxe double : 13 phòng
- Excutive: + Excutive deluxe : 20 phòng
+ Excutive suite

: 7 phòng

Các phòng ở khách sạn đều được thiết kế và trang bị các thiết bị hiện
đại đảm bảo cho quý khách khi lưu lại khách sạn sẽ có cảm giác thoải mái.
Mỗi phịng đều có: điều hòa nhiệt độ, TV với hệ thống các kênh quốc tế và
trong nước phong phú, mini – bar, điện thoại, máy sấy tóc, phịng tắm riêng
với bồn tắm hoặc vịi sen... Ngồi ra, khi khách check-in vào khách sạn thì
được phục vụ hoa quả và bánh kẹo, trà hoặc cà phê miễn phí tại phịng.
Khơng khí nghỉ ngơi ở khách sạn khá yên tĩnh đồng thời đội ngũ nhân
viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Khách hàng khi lưu lại khách sạn có thể

bàn bạc, làm việc ngay tại khách sạn; với những khách hàng là khách du lịch
thì khách sạn có thể liên hệ các tour du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Khách sạn cũng có các dịch vụ khác luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng
như: giặt là, đặt xe của khách sạn, phục vụ ăn tại phịng,...
Hiện tại, khách sạn ln hoạt động với cơng suất phịng khoảng trên
75%. Đối tượng khách chủ yếu của khách sạn là khách quốc tế trong đó khách
Nhật Bản chiếm khoảng 80%.
Để ở khách sạn, khách hàng có thể đặt phòng trước với bộ phận đặt
phòng qua điện thoại đặt qua mạng hoặc liên hệ trực tiếp tại khách sạn. Với
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

23 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

những khách hàng có đặt trước, ở khách sạn với thời gian dài và thường
xuyên thì khách sạn sẽ ký hợp đồng với giá cả ưu đãi và phục vụ tất cả các
yêu cầu của phía khách hàng yêu cầu như trong hợp đồng.
2.4.2. Nhà hàng
Cơng ty có 3 nhà hàng với cơng suất thiết kế 200 chỗ ngồi, phục vụ các
món ăn Âu – Á. Hệ thống nhà hàng của công ty vừa phục vụ cho khách hàng
ở tại khách sạn đồng thời cũng phục vụ cho cả khách ngoài với hệ thống thực
đơn phong phú, đặc biệt có món phở Cali sau 1 vòng quanh trái đất lại quay
về Việt Nam với hương vị rất riêng.
Với đội ngũ các đầu bếp giỏi ở cả trong nước và nước ngoài, nhà hàng
đưa ra các thực đơn phong phú và hợp khẩu vị với người Việt Nam tuy nhiên
vẫn mang đậm phong cách đặc sắc trong cách chế biến cũng như phục vụ các
món ăn Âu và Á.
Không chỉ phục vụ theo thực đơn của nhà hàng mà nhà hàng còn nhận

đặt tiệc theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ như tiệc cưới hoặc các loại tiệc
chiêu đãi, gặp mặt theo cả hai phong cách Âu và Á.
Nhà hàng cịn có phần dành riêng cho cafe và anytime BBQ house &
bar để khách hàng có thể nghỉ ngơi thư giãn và thưởng thức các thức uống
trong khơng khí ấm cúng, gần gũi.
Hai lĩnh vực kinh doanh này tuy được tách thành hai lĩnh vực kinh
doanh khác nhau của công ty nhưng khi hoạt động lại có sự phối kết hợp giữa
hai bộ phận để hỗ trợ nhau trong việc khai thác nguồn khách hàng chung.Mọi
yêu cầu của khách hàng tại khách sạn đều được nhà hàng ưu tiên phục vụ và
ngược lại, phía khách sạn góp phần giới thiệu và quảng bá các thực đơn của
nhà hàng cho khách hàng để khách hàng có thể cân nhắc khi lựa chọn. Sự kết

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Liên Hương

24 Sinh viên: Nguyễn Hồ Thanh Hải – TM46B


×