Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số biện pháp ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.31 KB, 8 trang )

BÁO CÁO BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ TRONG GIÁO DỤC TRẺ

Đề tài: Một số biện pháp ứng dụng các phần mềm công nghệ thông
tin trong hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học.

Kính thưa Ban giám khảo! Thưa tồn thể hội thi
Hiện nay sự bùng nổ cơng nghệ thơng tin nói riêng và khoa học cơng
nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời
sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung của xã hội thì việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học là hết sức cần thiết vì nó giúp cho
giáo viên truyền tải kiến thức tới trẻ một cách nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hoạt động dạy trẻ khám phá MTXQ là một nội dung quan trọng trong
lĩnh vực phát triển nhận thức, vì tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực
quan, trẻ tiếp nhận, ghi nhớ thơng tin bằng hình ảnh, nếu giáo viên sử dụng
hình ảnh đẹp, bắt mắt thì trẻ sẽ ghi nhớ nhanh hơn, và có ấn tượng lâu hơn
về đối tượng.
Song trong thực tế có rất nhiều đề tài giáo viên không thể chuẩn bị đầy
đủ, phong phú đồ dung dạy học trực quan sinh động để giúp trẻ hứng thú, ví
dụ: cho trẻ tìm hiểu về các con vật sống trong rừng, các con vật sống dưới
nước, con vật…phần lớn giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống,
cô tự vẽ tranh, và tự làm đồ dung đồ chơi phục vụ tiết dạy.
1


Để chuẩn bị được một hoạt động dạy về khám phá môi trường xung
quanh là rất vất vả cô giáo phải bỏ nhiều thời gian, chi phí để chuẩn bị cho
tiết dạy, nhưng tiết học lại không đạt hiệu quả cao do trẻ không hứng thú
dẫn đến nhàm chán và trẻ không tập trung
Hiện nay đa số các trường mầm non đã trang bị ti vi, đầu video, máy
tính, máy chiếu, loa vi tính và nối mạng internet, đó là điều kiện thuận lợi số
một để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.


Vậy làm thế nào để giúp trẻ luôn hứng thú trong giờ học, ghi nhớ
nhanh hơn và lâu hơn? Đó là câu hỏi khiến tôi một giáo viên mầm non luôn
trăn trở.
Từ suy nghĩ đó tơi đã cố gắng tìm tịi mọi biện pháp như soạn giáo án
điện tử bằng các phần mềm khác nhau như powerpoint, adobe fresenter,
sáng tác trò chơi trên máy vi tính, học hỏi từ đồng nghiệp trường mình,
trường bạn, từ các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giúp bản thân trau
dồi kiến thức để có khả năng thiết kế được những giáo án hay vào các hoạt
động giáo dục cũng như hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ và đã đạt
được một số kết quả khả quan.
Trong q trình thực hiện tơi đã áp dụng một số biện pháp sau:
1. Sử dụng phần mềm youtube
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu thiết kế giáo án điện tử trên máy
tính đặc biệt là tiết “khám phá mơi trường xung quanh” tôi phát hiện ra trên
2


youtube có rất nhiều tài liệu các đoạn phim hay, hình ảnh âm thanh thật sắc
nét. Tơi đã dùng trình duyệt “Cơc cơc” sau đó vào youtube để tải được rất
nhiều các hình ảnh, đoạn phim hay về nội dung các tiết học cần tìm hiểu, và
thiết kế thành bài giảng truyền thụ lại cho trẻ, khi áp dụng tôi thấy trẻ rất
hứng thú và tích cực hoạt động trong giờ dạy.
Trước khi áp dụng sáng kiến: cô giáo muốn cho trẻ xem lại đoạn phim
về nội dung cần tìm hiểu, khám phá cô phải mất rất nhiều thời gian tự quay
video bằng điện thoại, khi đó sẽ mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Hoặc
trong giờ dạy cô giáo muốn cho trẻ tiếp xúc với thực tế nhiều hơn như thăm
quan ao cá, tìm hiểu về Tây Thiên, đi thăm Lăng Bác những nơi cô không
thể thường xuyên cho trẻ trực tiếp tham quan nên cô phải làm mơ hình rất
vất vả. Và khi cơ giới thiệu cho trẻ, dùng tranh ảnh thì cơ phải ngồi lật từng
trang, vừa mất nhiều thời gian mà không gây hứng thú cho trẻ.

Khi áp dụng sáng kiến: giáo viên chỉ cần lên youtube đánh tên nội dung
cần tìm kiếm “nhấp chuột” tìm những đoạn phim hay, hình ảnh đẹp hay phù
hợp với nội dung bài dạy tải về chỉnh sửa phù hợp và áp dụng vào tiết dạy,
từ đó cơ giáo đỡ vất vả hơn, bên cạnh đó trẻ được xem những đoạn phim
hay sống động mà youtube mang lại thì vơ cùng thích thú từ đó hiệu quả
giáo dục được nâng cao.
Ví dụ: Giờ học: PTNT: “Tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên
nắng, mưa, sấm chớp”
3


Thực tế trong khi tổ chức các hoạt động không phải lúc nào chúng ta
cũng có thể cho trẻ quan sát được các hiện tượng tự nhiên thật vì thế tơi lên
mạng internet: Mở trình duyệt “cơc cơc”vào trang youtube tìm kiếm và tìm
những hiện tượng tự nhiên phục vụ nội dung bài học, các bài hát về những
hiện tượng tự nhiên như: Mây và gió, Nắng sớm, Mưa…và tải về máy tính.
Sau đó tơi xây dựng giáo án điện tử powerpoint trình chiếu kết hợp chèn
nhạc, chèn video, chèn âm thanh…thực hiện giảng dậy trẻ rất hứng thú và
tham gia rất tích cực vào bài dậy.
2. Sử dụng phần mềm powerpoint
Thực tế cho thấy phần mềm powerpoint là một phần mềm rất quen
thuộc với rất nhiều giáo viên, tuy nhiên để khai thác và sử dụng nó một cách
triệt để áp dụng vào tiết học khám phá môi trường xung quanh hiệu quả
nhất thì khơng phải ai cũng làm được. Trên thực tế ở trường tơi, các giáo
viên ít nhiều có thể sử dụng phần mềm này để trình chiếu các văn bản và
trình chiếu một số các hình ảnh phù hợp với từng chủ điểm nhưng để thiết
kế và tạo ra được các trò chơi phục vụ cho tiết học “khám phá môi trường
xung quanh” trên máy vi tính cho trẻ chơi thì khơng phải giáo viên nào cũng
làm được. Cho nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm thiết kế trò
chơi bằng phần mềm powerpoint nhằm mục đích dạy trẻ chơi trong giờ hoạt

động khám pha khoa học
* Tạo câu hỏi đúng sai powerpoint
4


- Trò chơi đúng sai trong tiết học khám phá khoa học có thể sử dụng
linh hoạt ở phần gây hứng thú, phần trọng tâm, hoặc phần củng cố bài học.
Tuy nhiên trò chơi này sẽ gây hứng thú cho trẻ vì trẻ được trải nghiệm và
tương tác với máy tính nên trẻ rất tị mị muốn thử sức. Khi trẻ lựa chọn đáp
án đúng hoặc sai sẽ phát ra âm thanh tương ứng như: “đúng rồi bạn giỏi
quá” , “sai rồi bạn thử lại đi”
- Ví dụ Trong giờ học khám phá khoa học “Tìm hiểu về những con
vật sống dưới nước”
- Ví dụ thiết kế câu hỏi đúng sai như sau:
Câu hỏi: Cá, tôm sống ở đâu?
Đáp án 1: Trên cạn
Đáp án 2: Dưới nước
Đáp án 3: Trong rừng
- Lúc này trẻ rất hứng thú vì được tương tác với máy tính, được lựa chọn
đáp án và kiểm tra kết quả.
Ví dụ: Tiết dạy: Tìm hiểu về những đồ dùng trong gia đình bé.
* Tạo trị chơi ơ cửa bí mật
- Trị chơi ơ cửa bí mật là trị chơi khám phá các ơ cửa ẩn sau những
miếng ghép là đối tượng cô giáo cần giáo dục các con

5


- Trước tiên Tơi phải download những hình ảnh về đồ dùng của gia
đình bé phù hợp với tiết dạy với yêu cầu của trò chơi, tiếp theo tạo các ơ

cửa bí mật.
- Ta đưa các hình ảnh cần cho trẻ chơi ví dụ chủ đề gia đình: có hình
ảnh: cốc, thìa, bát, quạt...
- Sau đó cơ tổ chức cho trẻ chơi bằng hình thức khám phá ơ cửa, Trẻ
được tự tương tác, khiến trẻ vô cùng hứng thú
3. Sử dụng phần mềm adobe fresenter
Adobe Presenter là một phần mềm để thiết kế bài giảng, Adobe
Presenter cịn có thể chia sẻ giống như một trang web thông thường giúp trẻ
và cơ giáo có thể sử dụng ở mọi lúc mọi nơi, và có thể kết hợp với phụ
huynh học sinh dạy trẻ thêm ở nhà, giúp trẻ nhanh chóng lĩnh hội được kiến
thức về môi trường xung quanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Song song với việc sử dụng các biện pháp truyền thống, hiện nay việc
sử dụng phần mềm adobe fresenter để thiết kế các tiết học khám phá môi
trường xung quanh tạo ra các bài tập tương tác cho trẻ là phương pháp mới
sáng tạo
Thế mạnh của bài giảng E-learning là giúp học sinh có thể tương tác
với máy tính nổi bật của lớp học, giờ học truyền thống đó là học sinh dễ
dàng trao đổi trực tiếp với bạn bè, thầy cơ giáo, đây cũng chính là thách
thức không nhỏ đối với lớp học, bài giảng E- learning.
6


- Tôi đã đạt giải ba giải trong hội thi thiết kế bài giảng điện tử
Elearning cấp thành phố và cấp tỉnh. Bài giảng của tôi

Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp:
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học, hoạt động học trở nên hấp dẫn với trẻ,
tiết học đạt hiệu quả tối đa
- Giáo viên có hiểu biết và thành thạo về công nghệ thông tin, có thể tự
tìm tịi thiết kế hoạt động dạy học mới mẻ và sáng tạo giúp trẻ hứng thú.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy tiết kiệm được về thời
gian, công sức và không tốn kém nhiều về kinh tế. Và đặc biệt các biện
pháp này có khả năng nhân diện dễ dàng, giáo viên chỉ cần chú ý là thực
hiện được, làm một lần, hai lần sẽ dần quen và thấy rất đơn giản.
Với những kết quả đó đã tạo cho tơi động lực cố gắng hơn nữa để tạo
ra nhiều giáo án điện tử hay mang đến cho trẻ sự tập trung chú ý khám phá
khoa học và tiếp thu những kiến thức trong chương trình giáo dục mầm non.
Kính thưa Ban giám khảo!
Qua q trình áp dụng, kết quả thực nghiệm của tơi đã thành công và
tạo được thêm cảm hứng cho tôi thiết kế thêm nhiều tiết dạy của các lĩnh
vực phát triển khác nhằm phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện chương trình
giáo dục mầm non ở nhóm lớp.

7


Có thể thấy ứng dụng của cơng nghệ thơng tin trong giáo dục mầm non
đã tạo ra sự biến đổi về “chất” trong hiệu quả giảng dạy của giáo dục mầm
non, tạo ra một mơi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên
và trẻ, tiếp cận và cập nhật kịp thời với phương pháp giáo dục mới của thế
giới.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin với mỗi giáo viên đã, đang và sẽ
luôn cần thiết, tuy nhiên để phát triển tốt hơn thì mỗi giáo viên cần phải cập
nhật hàng ngày các thông tin mới, các phần mềm tiện ích để vận dụng và
phục vụ các hoạt động giáo dục ngày một tốt hơn và phương châm học, học
nữa, học mãi sẽ luôn đúng với mỗi giáo viên ngành giáo dục chúng ta hiện
nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

8




×