Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.44 KB, 24 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGƯỜI LAO
ĐỘNG .
I. NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGƯỜI
LAO ĐỘNG, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, HẠCH TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG
TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO.
Qua một thời gian nghiên cứu công tác kế toán nói chung đặc biệt là công tác
hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản thu nhập khác cũng
như tình hình sử dụng lao động tại Công ty VINAFCO, trên cơ sở những kiến
thức và phương pháp luận đã được trang bị tại trường, em xin có một số nhận xét
khái quát như sau:
1.Ưu điểm:
- Doanh nghiệp có nhiều loại lao động khác nhau, việc phân loại lao động
phù hợp đã dẫn đến việc sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng ,và huy động lao động
hợp lý , nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động.
- Trong công tác kế toán , Công ty VINAFCO đã không ngừng từng bước
kiện toàn bộ máy kế toán của mình. Bộ máy kế toán được tổ chức chuyên sâu,
mỗi kế toán chịu trách nhiệm về một phàn hành cụ thể nên phát huy được tính
chủ động, sự thành thạo trong công việc. Công tác quyết toán hàng quý, hàng
năm đều được thực hiện tốt, rõ ràng và đúng thời gian. Nhờ đội ngũ nhân viên kế
toán có năng lực và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nên trong thời
gian vừa qua đã cung cấp thông tin kịp thời chính xác, phục vụ đắc lực cho lãnh
đạo Công ty trong việc ra quyết định và chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Như vậy
Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh, góp phần tích cực vào
quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty đã áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào công tác kế
toán. Phần mềm kế toán đã được sử dụng rất có hiệu quả. Điều này làm giảm bớt
sự phức tạp, cồng kềnh trong công việc ghi chép sổ sách kế toán. Tạo điều kiện
cho các nhân viên chuyên sâu vào chuyên môn, tiết kiệm được tối đa thời gian


hao phí.
- Công tác hạch toán tiền lương , các khoản trích theo lương và thu nhập khác
của người lao động luôn chấp hành đúng các chế độ về tiền lương, tiền thưởng,
chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động . Kế toán tiền lương luôn hướng
dẫn các bộ phận thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin để tính lương, tiền
thưởng, BHXH như bảng chấm công , bảng kê khối lượng công việc..
- Công ty đã áp dụng hình thức trả lương hợp lý, việc tính toán tiền lương ,
tiền thưởng đã phản ánh đúng kết quả lao động của từng người đồng thời đã điều
hoà thu nhập giữa CBCNV nên thực sự kích thích mọi người làm việc tốt, cố
gắng nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề và trung thành với Công ty. Do vậy
việc tính toán tiền lương thưởng đã giúp cho việc quản trị kinh doanh đạt kết quả
cao. Công ty thực hiện việc thanh toán, các khoản thu nhập khác cho CNV kịp
thời, đúng kỳ hạn quy định. Các hình thức chứng từ sổ sách sử dụng đúng mẫu
ban hành của bộ tài chính, phản ánh rõ ràng các khoản mục và nghiệp vụ phát
sinh. Tiến hành tổ chức tốt : công tác ghi chép ban đầu , xử lý và ghi sổ kế toán
các nghiệp vụ liên quan đến tiền lươn, BHXH và các khoản thu nhập khác của
CNV; báo cáo và phân tích chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương trong
chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác hạch toán tiền lương , các
khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động đã góp phần quản
lý, tiết kiệm chi phí lao động, thúc đẩy sự phát triển của Công ty.
1. Nhược điểm
- Thứ nhất : khối lượng công việc của kế toán lương,BHXH tương đối lớn.
Cuối tháng, kế toán lương, BHXH căn cứ vào bảng chấm công, bảng kê khối
lượng công việc và các chứng từ kèm theo để tính lương cho toàn bộ CBCNV
trong Công ty. Mỗi bảng chấm công lập một bảng thanh toán lương tương ứng .
Công việc quá nhiều , kế toán lương, BHXH làm việc tương đối vất vả
- Thứ hai : công tác kế toán lương cà các khoản trích theo lương cần được kịp
thời và đúng thời hạn hơn nữa. Vì đây là điều kiện đảm bảo quyền lợi và chế độ
cho người lao động.
- Thứ ba : tuy mức thu nhập bình quân của người lao động so với mặt bằng

thu nhập chung là tương đối cao tuy nhiên để khuyến khích người lao động làm
việc tốt hơn nữa và tạo nguồn thu hút nhân tài thì Công ty cần có một quỹ lương
cao hơn nữa.
II. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TIỀN LƯƠNG.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều ý thức
được tầm quan trọng của lao động và nguyên tắc đảm bảo công bằng trong việc
trả lương, thưởng và các khoản thu nhập khác cho người lao động. Đó không chỉ
là nguyên tắc mà còn là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trả
lương không tương xứngvới sức lao động mà người lao động bỏ ra làm họ chán
nản, không tích cực làm việc, thậm chí còn chuyển sang doanh nghiệp khác trả
lương cao hơn. Ngược lại doanh nghiệp sẽ thu hút sẽ thu hút được những lao
động tài năng, giàu kinh nghiệm đồng thời khơi dậy khả năng tiềm ẩn của người
lao động, kích thích họ làm việc tốt, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi
phí lao động sống, tăng doanh thu, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng lớn
mạnh.
Để công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thu nhập
khác thực sự phát huy vai trò là một công cụ hữu hiệu của quản lý thì vấn đề đặt
ra cho những cán bộ làm công tác kế toán trong doanh nghiệp là phải luôn
nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa công tác này. Riêng em, với mong muốn công
tác này ở Công ty VINAFCO sớm khắc phục được những hạn chế vừa nêu trên
và ngày càng củng cố hoàn thiện hơn, góp phần tăng cường công tác quản trị
Công ty, em xin trình bày một số kiến nghị sau :
+ Một là : Trên cơ sở hạch toán thống kê, kiểm tra lại tiền lương, đánh giá
năng lực sở trường của từng cán bộ, các điểm mạnh, điểm yếu chỗ nào cần bổ
sung cần cắt giảm chi phí để điều động sắp xếp lại cho hợp lý.
+Hai là : Cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, rút gọn các phòng ban để có các
biện pháp và chế độ tiền lương cho thoả đáng.
+ Ba là : Phải có chính sách tiền lương rõ ràng và phù hợp với từng cá nhân
tập thể.

+ Bốn là : Bố trí hợp lý số lao động chuyên môn được cập nhật với tình
hình thực tế.
+ Năm là : Trong thời đại bùng nổ thông tin, giáo dục và đào tạo là quốc
sách ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia thì công tác tiền lương phải được phân
phối đúng người, đúng thời điểm , đòi hỏi phải có sự vận dụng lý luận khoa học
hiện đại kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn mới có khả năng nâng cao được hiệu
quả công tác tiền lương nói riêng và hiệu quả kinh doanh của Công ty nói
chung. Ngoài ra người lao động được hưởng lương theo chất lượng và kết quả
lao động nhưng cần phải động viên khuyến khích người lao động.
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, chất lượng sản phẩm sẽ là động lực thu
hút khách hàng hiệu quả nhất. Trước mắt Công ty phải tận dụng được những
nguồn lực hiện có như trang thiết bị và con người. Trang thiết bị phải được hoạt
động hết công suất, còn lao động phải làm việc đủ giờ thì mới làm cho năng suất
lao động tăng lên, lợi nhuận tăng, tiền lương tăng. Sau đó sẽ dần đầu tư đổi mới
trang thiết bị cùng với việc duy trì các lớp học nâng cao tay nghề cho công nhân
viên nâng cao trình độ quản lý và chỉ đạo sản xuất đối với cán bộ các bộ phận để
người lao động làm quen với môi trường công nghệ hiện đại, có khả năng thích
ứng với máy móc mới, linh hoạt trong quá trình sản xuất và sửa chữa, không để
máy móc nhàn rỗi.
+ Sáu là : Tiền lương cần phải tính đúng, tính đủ dựa trên cơ sở giá trị sức
lao động , chẳng hạn với những người có tài năng hay làm việc có hiệu quả thì
cần phải trả lương không chỉ theo công việc mà còn phải theo số lượng và hiệu
quả của người lao động chứ không chỉ theo bằng cấp. Vì bằng cấp thực sự chỉ là
một yếu tố để bố trí công việc và để tính mức lương ban đầu khi mới làm việc
chứ không phải là yếu tố quyết định về tiền lương của người lao động.
III. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1.Đánh giá tình hình sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao
động tại Công ty VINAFCO.
a.Đánh giá tình hình sử dụng lao động tại Công ty VINAFCO.

Lao động của doanh nghiệp là một tập thể gồm những người làm việc trong
biên chế hoặc theo hợp đồng đang được doanh nghiệp sử dụng và trả lương.
Những trường hợp sau đây không phải là lao động của doanh nghiệp : học
nghề nơi khác gửi đến đào tạo, học sinh thực tập … ở mỗi đơn vị số lượng lao
động nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất, trình độ trang thiết bị kỹ
thuật và trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Nếu số lượng lao động càng ổn định
càng có lợi cho việc phát huy kỹ năng kỹ xảo của người lao động, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Song trên thực tế số lượng lao động thường biến động bởi nhiều
nguyên nhân. Các doanh nghiệp đều phân loại lao động theo những cách sau
đây:
- Lao động biên chế và lao động hợp đồng.
- Lao động công nghiệp và không công nghiệp.
Lao động công nghiệp là lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt
động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp bao gồm : công nhân sản xuất, học
nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành
chính.
Lao động không công nghiệp như nhân viên xây dựng cơ bản, nhân viên nhà
trẻ, y tế, nhân viên phục vụ công cộng và sinh hoạt, nhân viên giáo dục và văn
hoá.
- Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp:
+ Lao động trực tiếp bao gồm những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp quản
lý kỹ thuật trên từng công đoạn sản xuất, sự tăng giảm của lao động trực tiếp liên
quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp.
+ Lao động gián tiếp bao gồm những người làm nhiệm vụ tổ chức quản lý
và phục vụ qúa trình sản xuất ( bộ máy lãnh đạo, cán bộ quản lý ở các phòng
ban, phân xưởng).
- Phân loại lao động theo giới tính : bao nhiêu lao động nam, bao nhiêu lao động
nữ.
- Phân loại lao động theo bằng cấp đối với lao động gián tiếp và bậc thợ đối với
lao động trực tiếp.

Dù phân loại lao động theo cách nào thì việc chia lao động làm hai nhóm : lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Chính
sự cấu thành hợp lý giữa hai loại lao này là một trong những biện pháp quan
trọng có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của
mỗi loại lao động. Sự biến động của hai loại này có ảnh hưởng không giống
nhau đến tình hình sản xuất của đơn vị. Do đó khi xem xét sự biến động lao động
phải xét riêng từng loại :
- Đối với lao động trực tiếp : đây là lực lượng chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số lao động của các đợn vị sản xuất. Số lượng lao động trực
tiếp tăng giảm, thường kéo theo sự tăng giảm sản lượng. Vì vậy cần xét
trên hai mặt :
+ Số tăng giảm tuyệt đối : là kết quả so sánh lao động bình quân kỳ này với
kỳ trước. Qua đó biết được số lao động trực tiếp so với kỳ trước đã tăng giảm
bao nhiêu, chưa biết được số tăng giảm đó hợp lý hay không hợp lý.
Công thức xác định : ∆S = S
1
– S
0
Trong đó ∆S : số tăng giảm tuyệt đối về lao động trực tiếp
S
1 :
số lao động trực tiếp kỳ này
S
0
: số lao động trực tiếp kỳ trước
+ Số tăng giảm tương đối : là kết quả so nsánh số lao động trực tiếp kỳ này so
với kỳ trướcđã điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành doanh thu. Chỉ tiêu này cho thấy
so với kỳ trước doanh nghiệp đã sử dụng hay tiết kiệm bao nhiêu lao động trực
tiếp.
Công thức xác định ∆S

d
= S
1
– S
0
x GT
1
/GT
0
Trong đó ∆S
d
: số tăng giảm tương đối
S
1 :
số lao động trực tiếp kỳ này
S
0
: số lao động trực tiếp kỳ trước
GT
1
: doanh thu kỳ này
GT
0
: doanh thu kỳ trước
Nếu tốc độ tăng trưởng của lao động gián tiếp đúng bằng tốc độ tăng của
doanh thu, khi đó không có sự tăng giảm tương đối nhưng vẫn có thể có sự tăng
giảm tuyệt đối. Nếu tốc độ tăng của lao động trực tiếp nhỏ hơn sự tăng của sản
lượng thì lúc này số tăng (giảm) tương đối sẽ mang dấu âm (-) và số tăng (giảm)
tuyệt đối sẽ mang dấu dương(+). Số tăng( giảm) tuyệt đối và tương đối sẽ cùng
dấu dương nếu tốc độ tăng lao động trực tiếp lớn hơn tốc độ tăng sản lượng.

Đối với lao động gián tiếp : sự tăng giảm của loại lao động này không trực tiếp
liên quan đến sự tăng giảm sản lượng do đó chỉ cần xét số tăng giảm tuyệt đối.
Số tăng giảm tuyệt đối về lao động gián tiếp là kết quả so sánh trực tiếp số lao
động gián tiếp kỳ này so với kỳ trước.
Công thức xác định ∆X = X
1
– X
0
Trong đó

∆X : số tăng giảm tuyệt đối về lao động gián tiếp
X
1 :
số lao động gián tiếp kỳ này
X
0
: số lao động gián tiếp kỳ trước
Nếu ∆X > 0 nhìn chung là biểu hiện không tốt bởi vì lao động gián tiếp tăng
thường dẫn đến bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả. Nếu ∆X ≤ 0 mà đảm
bảo quản lý và phục vụ tốt quá trình sản xuất thì đó là biểu hiện tốt và ngược lại.
Khi xem xét sự biến động của lực lượng lao động, vấn đề cần quan tâm đặc
biệt là : đối với lượng lao động tăng thêm cần xét cụ thể từng trường hợp, có đối
chiếu với nhu cầu thực tế từng loại lao động tăng thêm. Đối với số lao động giảm
cũng phải rà soát theo từng nguyên nhân xem là hợp lý hay không hợp lý. Đồng
thời doanh nghiệp phải bố trí lao động phù hợp yêu cầu công việc. Trình độ văn
hoá và tay nghề càng cao thì năng suất lao động càng cao, tạo ra nhiều doanh thu
và ngược lại nếu người lao động có tay nghề thấp năng suất lao động sẽ thấp,
chất lượng sản phẩm sẽ kém, có khi làm hỏng máy móc, thiết bị gây tai nạn lao
động. Do đó đánh giá tình hình sử dụng lao động doanh nghiệp cần xem xét trình
độ chuyên môn, bậc thợ ( biểu hiện tay nghề trực tiếp )bình quân của người lao

động.
Doanh nghiệp có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động hợp lý mới chỉ
là khả năng thuận lợi để thực hiện sản xuất. Doanh nghiệp phải quản lý tốt thời
gian lao động vì đây là biện pháp tăng doanh thu. Cần xét tình hình sử dụng thời
gian lao động : số giờ làm việc thực tế một ngày và số ngày làm việc bình quân
một tháng, năm của một người lao động. Đứng trên góc độ toàn doanh nghiệp
mà xét, tổng số giờ lao động thực tế phụ thuộc vào số lao động bình quân, số
ngày làm việc bình quân của một người và số giờ làm việc bình quân một ngày.
Số ngày làm việc của lao động được tổng hợp qua bảng chấm công.
Số ngày làm việc bình quân
của một người trong một năm
Tổng số ngày làm việc cả năm toàn DN
=
Số lao động bình quân năm
Số ngày làm việc bình quân
của một người trong tháng
Số ngày làm việc b.quân trong 1 năm
=
12 tháng
Số giờ làm việc bình quân một
ngày của một người lao động
Tổng số giờ l.việc t.tế cả năm toàn DN
=
Tổng số ngày làm việc năm toàn DN
Số ngày làm việc bình quân từng người lao động biến động do số ngày ngừng,
vắng mặt( nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ con ốm, nghỉ vì tai nạn
lao động, nghỉ vì thiếu NVL, hội họp, việc riêng…) và sự phát sinh ngày làm
thêm.
Số giờ làm việc bình quân biến động do sự cố máy móc bất thường, do bố trí lao
động không hợp lý phải chờ đợi, do đi muộn về sớm, do phát sinh giờ làm thêm

một ngày.
Việc so sánh thời gian lao động kỳ này so với kỳ trướcđể tìm nguyên nhân gây
sự biến động thời gian lao động và tìm biện pháp hạn chế mức thấp nhất thời
gian ngừng việc, vắng mặt, tăng hiệu quả sử dụng lao động.

×