Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Tích hợp dạy kỹ năng sống trong môn tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.67 KB, 23 trang )

Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4
PHẦN II. NỘI DUNG....................................................................................... 4
I. Thực trạng dạy tin học ở các trường THCS................................................ 4
1. Thực trạng chung..................................................................................... 4
2. Thực trạng dạy tin học tại trường THCS................................................. 4
3. Đặc điểm tình hình................................................................................... 5
II. Giải pháp, biện pháp:................................................................................... 7
1. Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống trong giờ học thông qua các phương pháp
dạy học tích cực................................................................................................... 7
2. Giải pháp 2: Thơng qua nội dung dạy học để giáo dục kỹ năng sống.............17
3. Giải pháp 3: Thông qua kiểm tra bài cũ để giáo dục kỹ năng sống.................18
PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................21
PHỤ LỤC...........................................................................................................22

1/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska có nói: “Chất lượng cuộc
sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều
người thấu hiểu chúng ta hay không” và Kinixti - Học giả Mỹ cũng nói "Sự


Thành cơng của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành,
còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người
đó”.
Con người khơng chỉ “học để biết” mà phải “học để làm”, rồi “học để tồn
tại, để cùng chung sống”.
Vậy, kỹ năng sống là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống là "khả năng thích nghi
và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày" - trích nguồn Wikipedia. Giải thích một
cách dễ hiểu, đó là khả năng nhận thức bản thân (biết mình là ai, sinh ra để làm
gì, mình mạnh gì, yếu gì, mình có thể làm được những gì...); biết làm chủ cảm
xúc để lựa chọn hành động đúng mực và ứng xử phù hợp; biết hoạch định tương
lai thông qua việc đề ra những mục tiêu và quyết tâm theo đuổi; khi đối diện khó
khăn hoặc chuyện bất như ý thì biết cách tự tạo động lực để vượt qua; còn lúc
thất bại, biết rút bài học kinh nghiệm và tự đứng dậy bước tiếp. Hoặc có thể
dùng một từ đơn giản để mơ tả, đó chính là nội lực trong bản thân mỗi người. Để
hạnh phúc và thành cơng, bên cạnh việc có tri thức thì vai trị của kỹ năng sống
là rất quan trọng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng người ở
đây không chỉ giáo dục kiến thức cho học sinh mà cũng chính là phải tập trung
giáo dục kỹ năng sống cho các em. Thực hiện lời dạy của Người, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học giáo dục, tổ chức biên soạn bộ tài liệu về
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học: Địa lý, Ngữ văn, Giáo
dục công dân, Sinh học và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là một chủ
trương đúng nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản để ứng phó với
những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Hiện nay vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được ngành
Giáo dục và toàn xã hội rất quan tâm vì lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình
thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám

phá song cịn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị
lơi kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị
trường hiện nay khi mà Tin học và internet có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng
2/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
tới việc học tập, giải trí và cuộc sống hàng ngày của học sinh. Đặc biệt khi các
em bước vào độ tuổi cấp 2, việc định hướng phương pháp và ứng dụng tin học
một cách lành mạnh, đem lại hiệu quả cao trong học tập là vô cùng cần thiết.
Tích hợp kỹ năng sống vào bộ mơn khơng phải là điều mới mẻ, giáo viên
chúng tôi đã và đang thực hiện với các bộ môn như: Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục
công dân, Sinh học và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà Bộ Giáo dục và
đào tạo đã hướng dẫn nhưng theo tôi thế chưa đủ. Môn Tin học trong nhà trường
cũng rất cần chú trọng đến giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh. Qua nghiên cứu
học sinh tại trường tôi nhận thấy học sinh của mình vẫn thiếu một số kỹ năng.
Các em còn nhút nhát, chưa làm chủ bản thân, chưa biết cách làm việc theo
nhóm lại khơng biết kỹ năng nghiên cứu tài liệu, tìm thơng tin trên Internet để áp
dụng vào việc học. Do đó, tơi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm: “Tích hợp
dạy kỹ năng sống trong mơn Tin học tại trường THCS” mà tôi đã áp dụng
trong thời gian qua.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Giúp các bạn đồng nghiệp, bậc phụ huynh, ban lãnh đạo nhà trường và
các cấp lãnh đạo có cái nhìn đúng đắn hơn về việc học và dạy môn Tin học tại
trường THCS.
* Rèn cho học sinh một số kỹ năng sống thông qua các tiết học Tin học
trong nhà trường:
- Kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên Internet, chọn lọc những thơng tin đã tìm.
- Kỹ năng hoạt động nhóm, biết phân chia nhiệm vụ, có ý thức trong hoạt
động tập thể, biết đoàn kết, phối hợp trong khi làm việc,…

- Kỹ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả
và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày; …
- Thơng qua việc tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn học giúp giáo viên
phát hiện và tìm ra những em có khả năng thuyết trình tốt, những em vẫn cịn
nhút nhát, thiếu tự tin để từ đó tìm biện pháp giáo dục sao cho phù hợp.
* Học sinh hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kỹ năng sống mà bản
thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các
kỹ năng sống đó; Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên
quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình,
cộng đồng; Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp; học sinh mong đến tiết tin
học để được vừa học vừa chơi vừa khám phá nhiều điều mới lạ.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh các lớp có tích hợp dạy kỹ năng sống.
3/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện
nhiệm vụ đề tài. Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục tiêu và đối tượng
nghiên cứu quyết định. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng chủ yếu là
các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Điều tra thực tế, lấy số liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh

PHẦN II. NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG DẠY TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1. Thực trạng chung
Thông qua việc dự giờ tin học của các bạn đồng nghiệp trong huyện và qua
trao đổi với các bạn đồng nghiệp ở các trường khác của các quận huyện trong
Thành phố Hà Nội, tôi nhận thấy một số điều như sau:
+ Môn Tin học hầu như ở trường là mơn phụ, có trường tính vào điểm
trung bình nhưng có trường khơng.
+ Hầu hết giáo viên ở các trường THCS là giáo viên dạy trái tay là giáo
viên tốn tin, lý tin, khơng chun về tin nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đến
chất lượng dạy và học của học sinh.
+ 1 tuần có 2 tiết tin thì hầu như các trường phân 1 tiết lí thuyết, 1 tiết thực
hành tại phòng máy mà giờ thực hành chủ yếu làm những yêu cầu trong SGK
học sinh chỉ việc gõ lại và làm theo chứ không chịu suy nghĩ và sáng tạo nhiều.
2. Thực trạng dạy tin học tại trường THCS
Trường được xây dựng mới với cơ sở vật chất đầy đủ, thầy cơ nhiệt tình,
tận tâm với nghề. Tuy nhiên phần lớn học sinh thuộc các hộ gia đình làm nơng
nghiệp cịn nhiều khó khăn, ít học sinh là con cán bộ cơng chức. Do hồn cảnh
khó khăn nên đa số gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của
con em mình. Nhiều gia đình khốn trắng cho nhà trường, nhiều phụ huynh
khơng biết tình hình học tập của con em mình. Cá biệt có phụ huynh khơng hợp
tác với nhà trường để giáo dục con. Gia đình hầu như khơng có máy tính, hoặc
có nhưng rất ít. Chính vì thiếu sự quan tâm phối hợp giáo dục của gia đình nên
chất lượng học của các em không đảm bảo, học sinh chưa có ý chí tiến thủ, chưa
có những kỹ năng sống cần thiết. (Phụ lục 1 – Các minh chứng: Bảng 1)
4/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Ví dụ 1: Chẳng hạn em Hằng lớp 8A, năm lớp 6 em mới vào trường, khi
làm quen với lớp tôi dành thời gian để các em tự giới thiệu về mình, nói về sở

thích của bản thân. Em bảo em thích hát, tơi đã u cầu em hát tặng cô và cả lớp
nhưng em nhát quá, mặt đỏ tía tai khơng dám hát. Được sự quan tâm của cô giáo
chủ nhiệm và thầy cô ở trường, phát hiện em có khả năng lãnh đạo, nhà trường
đã bồi dưỡng và cho em tích cực tham gia hoạt động đồn đội. Nhờ vậy, hiện
giờ em khơng những là học sinh giỏi xuất sắc, một lớp trưởng gương mẫu, còn
là một chỉ huy liên đội giỏi của trường. Em đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều.
Ví dụ 2: Em Tuấn lớp 8G, năm học 2017 – 2018 em là một học sinh giỏi
tồn diện nhưng lại ngại nói trước đám đơng. Khi cho học sinh thuyết trình bài
thực hành powerpoint, tơi mới thấy được em tuy học giỏi, có khả năng nói
nhưng là chỉ nói khi có em và tơi. Đến lượt Tuấn lên trình bày thì em khơng dám
mà phải nhờ một bạn khác trình bày thay mình mặc dù đã chuẩn bị bài rất tốt và
cẩn thận. Tôi và các bạn trong lớp đã động viên nhiệt tình, cuối cùng em lên
trình bày nhưng lại cầm quyển sách che ngang mặt, nói vì ngại. Tơi đã để em về
chỗ, cho em xem các bạn khác và bản thân lên trình bày cuối cùng của lớp. Ban
đầu em còn hơi ngại, thiếu tự tin nhưng nhiều lần được động viên, khuyến khích
giờ em đã mạnh dạn hơn rất nhiều.
Là một người giáo viên yêu nghề, yêu học sinh. Tôi luôn trăn trở, làm thế
nào để mỗi tiết học tin khơng chỉ các em được học mà cịn được chơi nữa. Do
đó, tơi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp để các em không những hứng thú học
tập mà trong mỗi giờ dạy các em sẽ được học những kỹ năng sống cần thiết.
Thông thường cứ mỗi khi đến tiết thực hành tin học, hầu hết các em chỉ
thích chơi game vì hầu như giờ thực hành chỉ là các em sẽ thực hành theo yêu
cầu sách giáo khoa khơng có nâng cao. Như vậy sẽ dẫn đến việc chán và không
hứng thú học. Muốn gây được sự hứng thú để giờ thực hành có hiệu quả cao
giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy. Với mong muốn kết hợp dạy kiến thức
tin học cho học sinh với giáo dục kỹ năng sống cho các em, tôi đã nghiên cứu và
tham khảo một số phương pháp dạy học của các đồng nghiệp trong nước, quốc
tế, từ đó thay đổi, sáng tạo để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tôi xin được
giới thiệu một số phương pháp mà tôi đã áp dụng cho học sinh tại trường trong
những năm vừa qua thơng qua sáng kiến “Tích hợp dạy kỹ năng sống trong

môn tin học tại trường THCS”
3. Đặc điểm tình hình:
* Về phía cơ sở vật chất
Năm học 2019-2020, Trường đã được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ tới tất
cả các phòng học và phòng đa năng, phịng tin cũng vậy. Hiện tại, phịng có 50
5/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
máy học sinh, 1 máy giáo viên (tất cả đều được kết nối Internet với tốc độc cao),
3 điều hòa, 3 quạt trần tất cả đều phục vụ chất lượng học tập của học sinh.
Kỹ năng sử dụng máy tính là kỹ năng khơng thể thiếu của một cơng dân
hiện đại vì tất cả các ngành nghề hiện nay dù là bán hàng tại siêu thị, công nhân
viên, mở nhà hàng, shop quần áo hay làm Marketting… đều phải sử dụng đến
máy tính. Nhận thức được điều này, Ban giám hiệu trường đã rất quan tâm đến
việc học tin của học sinh tại trường, nhiều lần Ban giám hiệu cũng nhắc tôi làm
thế nào để học sinh không chỉ lĩnh hội được kiến thức về tin học mà cịn phải
ứng dụng được những gì đã học vào cuộc sống, làm thế nào để giờ tin học thực
sự có hiệu quả để học sinh hứng thú và mong chờ chứ đừng để các em nghĩ giờ
tin học là giờ chơi, là được vào game….
* Về phía giáo viên
Giáo viên giảng dạy tin là giáo viên tốt nghiệp trường CĐSP Hà Nội khoa
sư phạm tin học (khóa đầu tiên đào tạo chuyên về tin học để dạy học sinh
trường THCS) do đó, tơi cũng có lợi thế hơn các đồng nghiệp ở các trường bạn.
Theo tôi được biết, giáo viên tin học hiện nay ở một số trường học hầu như
không được đào tạo chuyên về sư phạm tin để dạy mà giáo viên dạy tin chủ yếu
là giáo toán – tin, giáo viên lí – tin hoặc giáo viên học về tin học và học thêm
chứng chỉ sư phạm để dạy nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và
học môn tin học tại các trường học.
* Về phía học sinh

Đa số học sinh rất yêu thích môn Tin học. Sau khi tôi áp dụng phương
pháp này, tơi có hỏi ý kiến học sinh của lớp 9A và 9B thì nhận được kết quả rất
đáng mừng. 100% học sinh lớp 9A thích học mơn tin học; 80% học sinh lớp 9B
thích học, 20% học sinh cịn lại khơng thích chủ yếu rơi vào các em cịn thiếu tự
tin, học tập còn kém. Hầu hết các em đều mong muốn đến giờ tin học vì với các
em giờ tin học không những lĩnh hội được kiến thức mà còn được chơi, được thể
hiện, được giảm Strees qua các tiết học. Đầu mỗi giờ học thay vì kiểm tra bài cũ,
tôi thường dành 5 phút cho mỗi tiết để tạo khơng khí hứng thú học cho cả tiết
học bằng cách cứ thay phiên nhau mỗi học sinh tìm một video clip về công
nghệ, về tin học và ngày nay hoặc một clip mang tính nhân văn. Sau trình chiếu,
tơi thường hỏi các em: Qua video này, em muốn gửi đến các bạn thơng điệp gì?
Với mỗi giờ học như thế, các em say sưa và rất thích thể hiện mình. Mỗi em một
sở thích, một ước mơ nhưng qua những tiết học như thế không những giáo viên
biết được đam mê, khả năng tiềm ẩn và sở thích của các em để có hướng đầu tư
giáo dục mà các em cịn có đam mê để học tập tốt các mơn học khác nữa. Vì
CNTT rất rộng, nếu chỉ có kiến thức trong SGK khơng thì chưa đủ, mà qua các
6/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
đoạn video đó, các em biết thêm về công nghệ hiện nay phát triển như nào và để
làm được như thế thì chính các em cần phải cố gắng và nỗ lực tự học tập.
II. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
Dựa trên thực trạng của vấn đề, tôi thấy cần phải đưa ra một số giải pháp
sau như:
1. Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống trong giờ học thông qua các phương
pháp dạy học tích cực
Như chúng ta đã biết, với mỗi mơn học nói chung và mơn Tin học nói
riêng, mỗi tiết học ln có những mục tiêu cần hướng tới. Qua phần hướng dẫn
của sách giáo viên ta thấy, mục tiêu của mỗi bài học ở trường phổ thơng đều

nhằm tới đích là phải hình thành cho học sinh về 3 mặt: kiến thức, thái độ và kỹ
năng. Để mỗi ngày đến trường là một niềm vui, ngồi lĩnh hội những tri thức
trong SGK, tơi đã cố gắng áp dụng một số phương pháp dạy học mà tơi đã tham
khảo và dạy ở bên ngồi để các em có thể vừa hứng thú học mà lại được trải
nghiệm những kỹ năng cần thiết của một công dân hiện đại. Một trong số những
kỹ năng mà tôi đã cố gắng lồng ghép vào các tiết dạy là
1.1. Kỹ năng làm việc theo nhóm
* Đặt vấn đề:
Một điều đơn giản và dễ nhận thấy nhất là chúng ta sinh sống và hoạt động
trong môi trường với tất cả mọi người, không chỉ đơn độc riêng bản thân chúng
ta. Điều đó nảy sinh những mối quan hệ mới trong mơi trường này. Đó chính là
q trình học tập và làm việc cùng với nhau trong cùng một nhóm. Chính trong
mơi trường đó đã giúp chúng ta lớn lên và hồn thiện mình hơn. Do đó, kỹ năng
làm việc nhóm và sinh hoạt tập thể là một điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong q trình hoạt động nhóm, các thành viên của nhóm sẽ có những
mục tiêu chung, hoạt động trên những tiêu chí chung để hồn thành cơng việc
được giao. Điều này tạo cho bản thân mỗi thành viên trong nhóm một động lực
trong q trình làm việc. Động lực làm việc này giúp các em có được cái nhìn
khách quan hơn trong cuộc sống, làm cho các em có thêm niềm tin và nghị lực
để tiếp tục hồn thành các nhiệm vụ của bản thân.
Trong một nhóm, các cá nhân luôn được khẳng định quyền của bản thân và
luôn được thừa nhận. Tập thể là nơi các em được nói ra những suy nghĩ cũng
như những ý kiến, sáng tạo của mình. Các em được là chính mình, được thỏa
mái thể hiện bản thân nhằm khẳng định vị trí cũng như vị thế của mình trong tập
thể, cũng chính là q trình các em thể hiện mình lớn lên. Điều đó là cho các em
thêm năng động và ngày càng tích cực, sáng tạo trong cơng việc của mình. Hoạt
động theo nhóm mang lại cơ hội cho các em thỏa mãn những nhu cầu về bản
thân, được đón nhận và thể hiện tiềm năng của bản thân.
7/23



Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Mỗi cá nhân trong nhóm đều học được những điều bổ ích trong q trình
học tập và sinh hoạt cùng nhau. Chúng ta học được những điểm hay cũng như
những điểm chưa được của chính bản thân và mọi người xung quanh để có thể
từ đó nhìn rõ và chỉnh sửa lại bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, tích
cực hơn.
* Giải quyết vấn đề:
Nắm bắt được kỹ năng hoạt động nhóm là quan trọng, tơi đã dành ra 1 tiết
để hướng dẫn các em cách phân nhóm và cách làm việc nhóm có hiệu quả. Cụ
thể các bước hoạt động nhóm phải đảm bảo các yếu tố sau: (tùy từng bài mà áp
dụng các yếu tố này sao cho phù hợp)
1.
Tự giới thiệu: sở thích, kinh nghiệm
2.
Phân cơng cơng việc: Người thuyết trình, thư ký.. để ghi chép lại
nội dung.
3.
Xem cách thức cả nhóm làm việc (nhiệm vụ của nhóm trưởng)
4.
Tóm tắt các mục tiêu
5.
Quyết định q trình và cách đạt được mục đích
6.
Nghiên cứu, tìm thơng tin
7.
Phân tích/Tìm hiểu
8.
Lên khung sản phẩm
9.

Viết/thảo luận bài nói
10.
Kiểm tra
11.
Xem xét và đánh giá
12.
Tập lại bài nói
13.
Trình bày sản phẩm cuối cùng
Chẳng hạn trong bài “Bảo vệ thông tin máy tính”, tơi đã phân lớp thành các
nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 học sinh, yêu cầu các em thảo luận các yếu tố sau:
Câu hỏi 1: Khi cài đặt lại hệ điều hành máy tính, ta cần chú ý những vấn
đề gì để bảo vệ thơng tin máy tính?
Câu hỏi 2: Khi phát hiện máy tính có biểu hiện nhiễm virus, chúng ta cần
phải làm gì để bảo vệ thơng tin máy tính?
Với bài thuyết trình dạng này, thời lượng theo phân phối chương trình là
khoảng 3 tiết, tơi sẽ dành 2 tiết để các em chuẩn bị bài thuyết trình, 1 tiết để các
em trình bày. Tơi sẽ chiếu bảng nội dung hướng dẫn cách hoạt động nhóm như
sau:
LÀM GÌ
1. Phân cơng cơng việc:
Người thuyết trình, thư

THẾ NÀO
Nhóm trưởng:
Thư ký:
8/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS

ký.. để ghi chép lại nội
dung.

Thuyết trình:
(Ghi tên cụ thể từng bạn)
Có thể một người vừa làm thư kí vừa là nhóm
trưởng

2. Xem cách thức cả
Tại lớp: mỗi người một ý tưởng, thư ký ghi
nhóm làm việc.
lại để nhóm trưởng tổng hợp.
Về nhà: trao đổi qua mail, điện thoại…
3. Tóm tắt các mục tiêu

Gợi ý:· Từng thành viên tự thảo ra từ 2-3
mục tiêu chính.· Cả nhóm so sánh, và từ đó quyết
định

Gợi ý cách trả lời câu 1:
+Thơng tin trong máy tính là gì? Vì sao cần
Câu hỏi 1: Khi cài bảo vệ?
đặt lại hệ điều hành máy
+Khi cài đặt lại HĐH dữ liệu trong ổ nào sẽ
tính, ta cần chú ý những bị mất? Muốn khơng bị mất sẽ phải làm gì?
vấn đề gì để bảo vệ thông
+Khi cài xong HĐH việc đầu tiên em cần
tin máy tính?
làm là gì?
Gợi ý cách trả lời câu 2:

+Virus máy tính là gì?
Câu hỏi 2: Khi phát
+Các cách diệt virus: (Nếu phần mềm virus
hiện máy tính có biểu hiện diệt được thì làm gì? Phần mềm virus khơng diệt
nhiễm virus, chúng ta cần được virus trong máy tính mà em có thì phải làm
phải làm gì để bảo vệ gì?
thơng tin máy tính?
+Các cách phịng tránh virus?
+Nêu một số phần mềm diệt virus?
Nghiên cứu, tìm thơng tin

Sách giáo khoa, sách bài tập, trên Internet,
hỏi người thân…

Lên khung sản phẩm

Mở đầu/Ý chính: Tại sao phải bảo vệ thơng
tin trong máy? Nếu bị mất thơng tin thì sẽ thế
nào?

Viết/thảo văn bản/bài nói

Thân bài:…
Kết luận: Thơng tin rất quan trọng  cần
phải bảo vệ.

Tóm tắt lại nội dung cần
trình bày
Tập lại bài nói


Thư ký viết lại các ý chính
Người thuyết trình tập nói, các thành viên
khác cho ý kiến

Trình bày sản phẩm cuối
cùng
Mỗi một mục, tôi yêu cầu học sinh ghi lại xem ý này là ý của bạn nào nêu
ra, làm như vậy để đánh giá điểm của từng học sinh trong nhóm, tránh tình trạng
học sinh khơng làm gì mà vẫn được điểm cao.
9/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Cứ mỗi bài học tôi cho học sinh hoạt động nhóm, sau khi hoạt động xong,
tơi có hỏi học sinh về cách học này, hầu hết các em đều thích thú trừ một vài em
nhút nhát và học kém là khơng thích vì sợ các bạn chê cười. Nhưng vài lần như
thế, vì sợ các bạn chê cười và xấu hổ nên khi nhóm trưởng giao nhiệm vụ phù
hợp với lực học thì các bạn học kém đã học tiến bộ và hứng thú học hơn rất
nhiều.
Với hoạt động nhóm, trước tiên cần cho học sinh biết trong mỗi nhóm phải
có trưởng nhóm, bên cạnh đó, bài tập nhóm giáo viên đưa ra nên có yêu cầu rõ
ràng, thời gian làm việc nhóm cũng phải được giới hạn rõ ràng để học sinh chủ
động điều tiết kế hoạch làm việc trong mỗi nhóm của mình. Tuy nhiên thời gian
đầu có nhiều khó khăn vì học sinh của tơi khơng hợp tác, các em cịn bỡ ngỡ,
mỗi lần đến phịng tin học thực hành những u cầu tơi đưa ra các em đều ngơi
chơi vì lí do em phân bạn khác làm rồi, em sẽ làm phần khác vào hơm sau, có
những em khơng biết phải làm những cái gì, tìm kiếm câu trả lời ở đâu. Tơi cũng
đã phải mất 1 tuần (2 tiết học) tìm hiểu các em yếu ở điểm nào để hướng dẫn các
em cách hoạt động nhóm sao cho có hiệu quả. Tơi cho các em chọn mỗi nhóm
khơng q 3 người và phải sử dụng phần mềm soạn thảo Word và Paint đã học ở

các lớp dưới để trả lời các câu hỏi giáo viên yêu cầu, đóng thành quyển và in ra
rồi nộp cho giáo viên.
Câu hỏi như sau:
Câu 1: In màn hình trình chiếu powerpoint với chú thích như hình 67 sgk
trang 86
Câu 2: Nêu các cách có thể để chèn thêm một trang chiếu mới?
Câu 3: Muốn sử dụng mẫu cho các trang chiếu em làm thế nào?
Câu 4: Cách trình bày bài trình chiếu
Câu 5: Cách tạo màu nền cho trang chiếu
Câu 6: Nêu cách xoá, sao chép, di chuyển các trang chiếu?
Câu 7: Nêu các chế độ hiển thị của màn hình?
Câu 8: Các bước tạo thành bài trình chiếu
Câu 9: Muốn chèn hình ảnh, đoạn phim, bảng hay biểu đồ vào trang chiếu
em làm thế nào? Nêu cụ thể từng bước phải làm?
Câu 10: Các bước tạo hiệu ứng động cho trang chiếu?
Câu 11: Cách tạo hiệu ứng động cho đối tượng?
Câu 12: Muốn chèn thêm một bài hát chạy trong 5 trang chiếu em sẽ làm
như thế nào?
Câu 13: Muốn chỉnh hiệu ứng của các đối tượng tự động chuyển em làm
như thế nào?
10/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Niềm vui đã đến với tôi khi chỉ trong 2 tuần học tiếp theo, các em đã hoàn
thành xong quyển sách đầu tay do chính các em thiết kế. Chấm quyển tài liệu
của các em tôi đã rất vui mừng vì các em biết rõ mục đích của quyển tài liệu này
hơn nữa các em còn biết trang trí sao cho quyển tài liệu giao diện bắt mắt người
đọc. Cách trình bày, cách căn chỉnh lề, cách chọn màu chữ và phông chữ hay tạo
trang tiêu đề cũng làm tơi và các bạn đồng nghiệp rất hài lịng. Nhưng bên cạnh

những em học sinh như vậy cịn có những em học sinh vẫn chưa biết cách làm,
vẫn có hiện tượng sao chép trên mạng chưa biết cách chọn lọc ý chính, lại có
những em khơng biết cách làm và cách trả lời như thế nào. Ví dụ câu hỏi số 12:
Muốn chèn thêm một bài hát chạy trong 5 trang chiếu em sẽ làm như thế nào?
Câu hỏi này khơng có trong SGK, tơi đã hướng dẫn các em tìm từ khóa để tìm
trên mạng câu trả lời, có những em tìm khơng được thì tham khảo các bạn khác,
sau đó tơi sẽ u cầu 1 bạn lên thực hành lại để cả lớp hình dung cách làm. Qua
đó, các em biết chọn lọc và thực hành theo các bước rồi dùng chương trình Paint
chụp lại làm hình ảnh minh họa.
Qua quá trình chấm sản phẩm của các em, tôi đã nhận xét chi tiết từng phần
và cho các em thảo khảo những bài làm tốt của các bạn khác và nhờ các bạn
nhóm khác hướng dẫn lại những câu làm sai. Cách làm như vậy, theo tôi không
những các em tự học của nhau, tự trao đổi bài mà các em cịn thân thiết và đồn
kết hơn.
* Kết luận: Hoạt động nhóm được sử dụng thường xuyên trong các tiết học
đã làm thay đổi cách tiếp cận bài của học sinh, học sinh tham gia xây dựng bài
một cách chủ động, tạo cơ hội cho tất cả các em được chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học. Nhiều học
sinh sau khi tham gia hoạt động nhóm đã tự nhận thấy bản thân tự tin hơn, hãnh
diện khi đóng góp ý kiến, thấy được các bạn trong nhóm, trong lớp tin tưởng, nể
phục mình hơn.
1.2. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên Internet
* Đặt vấn đề: Một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết của học
sinh chính là khả năng nghiên cứu tài liệu. Internet là một thư viện khổng lồ và
được mọi người tìm kiếm tài liệu nhiều nhất hiện nay. Nhưng làm cách nào để
tìm kiếm thơng tin nhanh và chính xác lại là một vấn đề mà không phải học sinh
nào cũng có thể làm được.
* Giải quyết vấn đề:
- Hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm và xử lý thơng tin theo quy định chung:
 Xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thơng tin là chủ đề gì? (ví dụ

như ơn thi đại học, giới tính,…).
 Xác định các loại thơng tin về chủ đề mà mình cần phải tìm kiếm là gì?
(ví dụ như đề thi mơn tốn lớp 8, 9,….)
11/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
 Xác định các nguồn, các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại thơng
tin đó (ví dụ: sách, báo, mạng internet, cán bộ các cơ quan, tổ chức có
liên quan, bạn bè, người quen…)
 Lập kế hoạch thời gian và liên hệ trước với những người có liên quan đến
việc cung cấp thơng tin. (nếu có)
 Chuẩn bị giấy tờ, phương tiện, bộ cơng cụ để thu thập thơng tin (ví dụ:
máy tính, máy ghi âm, phiếu hỏi, bộ câu hỏi phỏng vấn,…), nếu cần thiết.
 Tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng.
 Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách
hệ thống.
 Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thơng tin thu thập được, đặc biệt
là các thông tin trái chiều, xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có
hệ thống các thơng tin đó.
- Hướng dẫn học sinh cụ thể, chi tiết theo nội dung bài học:
Trong sách giáo khoa quyển tin 9 bài: Tổ chức và truy cập thơng tin trên
Internet phần 3 có dạy các em Cách tìm kiếm thơng tin trên Internet. Nhưng
nếu trong bài này chỉ dạy học sinh thông thường: chọn từ khóa chính xác và gõ
vào ơ tìm kiếm rồi nháy nút tìm kiếm để tìm thì bài học sẽ nhàm chán và khơng
gây tính tị mị, hứng thú của người học đồng thời khơng phát huy hết tính năng
của Internet. Trong bài này tôi đã hướng dẫn học sinh một số mẹo tìm kiếm nâng
cao như sau:

Theo dõi thời tiết ở các thành phố trên thế giới:

Để nắm bắt tình hình thời tiết, nhiệt độ, độ
ẩm… của 1thành phố nào đó trên giới, bạn chỉ
việc gõ ‘thời tiết + tên thành phố’ vào khung
tìm kiếm và nhấn Enter.
Chẳng hạn, để biết thời tiết hiện tại ở khu
vực Hà Nội, bạn gõ thời tiết Hà Nội và nhấn
Enter kết quả sẽ hiện ra như hình bên.

Sử dụng Google làm máy tính:
Cách làm như sau: Điền dãy phép
tính vào khung tìm kiếm và nhấn Enter.
Kết quả phép toán sẽ được hiển thị như
hình bên:
(Trong phần này tơi cũng lưu ý học
sinh: sử dụng ký hiệu ^ để thay thế cho
phép mũ và ký tự * để thay thế cho phép

12/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
nhân; lưu ý học sinh cách đổi các đơn vị đo khối lượng, độ dài, dung lượng máy
tính, dặm sang km…)
- Tìm kiếm hình ảnh nâng cao trên Google
Ví dụ: Trong phần bài tập bắt buộc “Giới thiệu về biển đẹp Nha Trang” của
chương Phần mềm trình chiếu. Học sinh phải tìm về những cảnh đẹp của biển
Nha Trang, thơng thường các em gõ từ khóa “cảnh biển nha trang” và tìm nhưng
kết quả chỉ ra những hình ảnh chung chung về biển Nha Trang. Muốn tìm tất cả
hình ảnh về cảnh bình minh Nha Trang, tơi đã hướng dẫn các em cách tìm kiếm
nâng cao như sau:

B1: Vào mục hình ảnh của trang google.com.vn
B2: Sau đó nháy vào biểu tượng hình máy ảnh
B3: Nháy vào dịng Tải ảnh lên và chọn Choose File rồi tìm hình ảnh
tương tự hình ảnh bạn cần tìm, chẳng hạn đó là hình ảnh về cảnh bình minh trên
biển Nha Trang
(Lưu ý học sinh: Các em có thể chọn Video để tìm kiếm đoạn video về bình
minh trên biển, hoặc chọn mục Nhiều hơn để tìm kiếm các tin tức, ứng dụng
liên quan đến cảnh bình minh trên biển…)
Sau khi dạy xong phần tìm kiếm nâng cao này, tơi thực sự vui mừng và cảm
thấy hạnh phúc vì ngay tiết học hơm sau có học sinh đã thơng báo với tơi: Cơ
ơi! Em đã áp dụng cách tìm kiếm cơ dạy, em chụp cây trên ban công nhà em và
em thực hiện cách tìm kiếm hình ảnh như cơ nói, thế là em biết được đó là cây
gì cơ ạ. Các em biết cách áp dụng thực tế, “học một mà biết mười” như thế tơi
vui và cảm thấy kỹ năng tìm kiếm trên Internet là rất quan trọng không những
phục vụ việc học của các em mà còn phục vụ trong cuộc sống của chính các em
nữa.
- Tìm kiếm tài liệu hoặc file như: Acrobat (PDF), Word (DOC),
PowerPoint (PPT)... sử dụng cú pháp filetype
Chẳng hạn, trong bài tập tự chọn của chương phần mềm trình chiếu, học
sinh làm chủ đề về “Bảo vệ mơi trường”, khi đó các em rất cần một bài
powerpoint để tham khảo làm mẫu. Khi đó, sử dụng tính năng tìm kiếm tài liệu
này rất hiệu quả và hữu ích với các em. Tơi hướng dẫn cách làm, và các em có
thể tìm kiếm như sau: filetype:ppt bảo vệ môi trường.
Nếu bạn nào làm về chủ đề “Tết cổ truyền Việt Nam” bạn đó có thể nhập
như sau: filetype:ppt tết cổ truyền Việt Nam. Nếu muốn tìm file văn bản để
xem dàn ý cách làm, các em có thể gõ như sau: filetype:doc tết cổ truyền Việt
Nam

13/23



Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Lưu ý học sinh: Kết quả sẽ hiện ra bên dưới, nhưng khơng phải lúc nào
cũng tìm được file theo ý của mình. Lúc này các em phải mở lần lượt các đường
link phía dưới, xem và lựa chọn file mình cần.
* Kết luận:
Ngồi kiến thức trọng tâm được hướng dẫn bởi các thầy cơ ở trường, lớp
thì các em cần rèn luyện kĩ năng học tập thông qua mạng internet, học trực
tuyến, tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ học tập. Vì vậy kĩ năng tìm kiếm tài liệu trên
Internet rất quan trọng, sẽ giúp ích cho các em bổ sung nâng cao kiến thức,
tiết kiệm thời gian mà đem lại nhiều hiệu quả đáp ứng nhu cầu học, tự học, tự
nghiên cứu của mỗi học sinh
1.3. Kỹ năng làm chủ bản thân (thuyết trình trước lớp và đối đáp những
thắc mắc của các bạn)
* Đặt vấn đề: Hiện nay, hầu hết các em học sinh đều học bị động, thầy cơ
đọc trị chép, thầy cơ đưa ra câu hỏi và các em trả lời, kiến thức rất ít lấy ở bên
ngồi mà chủ yếu trong SGK. Cách học như vậy vơ tình đã làm học sinh học thụ
động, lười suy nghĩ, ít sáng tạo. Hiện nay thuyết trình, diễn thuyết trước cơng
chúng đã trở thành u cầu bắt buộc cho sự thành công của mỗi người.
* Giải quyết vấn đề: Tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp dạy học mới:
giao bài tập theo chủ đề, phân nhóm các em tự nghiên cứu và trình bày, tơi chỉ
đóng vai trị hướng dẫn và định hướng cho các em. Để hình thành kỹ năng làm
chủ bàn thân tơi đã hướng dẫn học sinh của mình làm thế nào để có được một
bài thuyết trình tốt và cách thuyết trình là như thế nào.

Cách trình bày bài trình chiếu
Để trình bày một bài trình chiếu tốt, chúng ta cần lưu ý một vài điểm sau:
- Nội dung: Nội dung trong một Slide luôn ngắn gọn, đầy đủ ý, khơng dài
dịng như một bài văn. Thường thì các dịng chữ khơng nên viết q 5 dịng. Mỗi
Slide chỉ cần trình bày một ý tưởng.

- Màu nền: Nên chọn màu nền phù hợp với nội dung với bài trình chiếu.
Chẳng hạn chọn màu sáng rực rỡ cho những nội dung vui nhộn, cịn đề tài
nghiêm túc thì chọn màu sẫm hơn. Lưu ý: màu nền nên làm nổi bật nội dung,
không được dùng màu nền làm mờ chữ, mờ nội dung, khiến người đọc khó nhìn.
- Màu chữ: Màu chữ phải tương phản với màu nền, nếu không sẽ bị màu
nền “trấn át”. Ví dụ chọn màu chữ vàng tươi nếu đã chọn màu nền là đen, nâu,

- Font chữ và cỡ chữ: Có rất nhiều font chữ phong phú nhưng những font
chữ hay dùng nhất là Arial, Times New Roman, Tahoma, Verdana,…Cỡ chữ đều
chỉ được dùng từ size 20 trở xuống (trừ các font chữ lớn thì dùng từ size 20 trở
lên nhưng nên giới hạn đến size 36 hoặc 48)
14/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
- Biểu đồ: Trong mỗi biểu đồ hay bảng số liệu, cần phải chú ý định danh và
đơn vị của trục hoành và trục tung. Biểu đồ hay bảng số liệu nên được thiết kế
một cách đơn giản và “chiến lược” (tức nhắm vào điểm cần trình bày), khơng
nên q tham vọng và làm lỗng chủ đề hay điểm chính của bài nói chuyện.
- Hình ảnh, âm thanh: Hình ảnh đẹp, cỡ ảnh vừa phải, minh hoạ được nội
dung bài trình chiếu. Khơng nên sử dụng nhiều hình ảnh động để thuyết trình,
nên dùng hình ảnh động để trang trí cho tiêu đề hoặc nội dung. Âm thanh tốt,
biểu tượng âm thanh
nên được ẩn đi hoặc thu nhỏ lại một góc slide. Khi trình
chiếu nên để chế độ tự động phát âm thanh thay vì click chuột.
- Căn lề: Tiêu đề nên căn lề ra giữa, nội dung thì căn lề trái hoặc có thể căn
phải tuỳ vào mục đích trình chiếu.

Cách thuyết trình đạt kết quả tốt
Các bước


Chuẩn bị trước
khi thuyết trình

Thực hiện bài
thuyết trình

Quy tắc khi
thuyết trình

Khai thác hiệu
quả sau thuyết trình

Nội dung
 Nội dung thuyết trình
 Xem lại bài thuyết trình: về phơng chữ, cỡ chữ,
kiểu chữ, màu sắc, giao diện đã phù hợp hay chưa?
 Phương tiện và công cụ hỗ trợ: loa, bảng phụ,
tranh minh họa…
 Chuẩn bị cá nhân: thuyết trình thử
 Sau đây, tơi xin thay mặt cho nhóm A, trình bày
bài thuyết trình với chủ đề….. Bài thuyết trình của tôi
xin phép được bắt đầu.
 Khởi động và làm chủ cuộc thuyết trình
 Thể hiện, truyền đạt nội dung và thơng điệp
 Giọng nói, ánh mắt
 Thái độ tự tin, diện mạo chủ động
 Ngôn ngữ cử chỉ…
 Quy tắc trình bày tài liệu với Powerpoint
 Khơng nói “Khơng” hoặc “Không biết”

 Phải biết nhấn mạnh vào những chỗ cần thiết,
trọng tâm của bài.
 Đừng để mình đơn phương thực hiện bài thuyết
trình, mà hãy dùng cử chỉ và giọng nói để thu hút các
bạn vào bài thuyết trình của mình.
 Cảm ơn cơ và các bạn đã lắng nghe bài thuyết
trình của tơi. Mong cơ và các bạn đóng góp ý kiến để
bài thuyết trình lần sau của nhóm tơi đạt kết quả tốt.
 Cũng có thể đưa ra các câu hỏi vào cuối bài
15/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
thuyết trình xem các bạn có tập trung và hiểu bài
thuyết trình của nhóm mình hay khơng?
Lưu ý: Tơi cũng đã hướng dẫn học sinh lên mạng tìm kiếm các từ khóa: kỹ
năng thuyết trình, những điều cần tránh khi thuyết trình, làm thế nào để thuyết
trình tốt…)
Ví dụ 1: Với chủ đề trò chơi “Ai là tỉ phú” tơi đã hướng dẫn học sinh làm
bài thuyết trình như sau:

Cách vào đề: Giúp các bạn ôn lại kiến thức các mơn học, giúp thư
giãn trong q trình học tập….

Cách tiến hành: Lập kế hoạch ra giấy rồi mới bắt tay vào làm
o
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm (gồm các bộ môn đang học)
o
Trước khi làm cần lưu ý:
+ Slide 1: Cần ghi tên chủ đề đã chọn, giáo viên hướng dẫn và nhóm học

sinh đã làm.
+ Slide 2,3: Hướng dẫn cách chơi và luật chơi
+ Các Slide giữa: Bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Trong mỗi câu hỏi
phải chèn thời gian để các bạn suy nghĩ trả lời, tạo được các hiệu ứng để người
chơi lựa chọn trợ giúp như 50/50, gọi điện thoại người thân, hỏi ý kiến khán
giả…
+ Slide cuối cùng: Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Ví dụ 2: Khi học sinh làm về chủ đề “bảo vệ môi trường”, tôi đã gợi ý các
em như sau:

Cách vào đề: Mơi trường là gì? Vì sao phải bảo vệ mơi trường

Cách tiến hành:
o
Lập kế hoạch ra giấy xem nội dung cần trình bày là gì? Chẳng hạn
trình bày như sau:
Thế nào là mơi trường
Mơi trường gồm (nước, khơng khí, …)
 Nêu tác nhân gây ô nhiễm môi trường (đưa hình ảnh mình họa hoặc
chiếu một đoạn video clip về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường)
Cách bảo vệ môi trường: bản thân em đã làm gì; tun truyền cho người
thân, bạn bè, …
Thơng điệp bạn gửi đến qua chủ đề này là gì?
o
Lưu ý học sinh
Slide 1: ghi tên chủ đề đã chọn, giáo viên hướng dẫn, nhóm học sinh đã
làm
16/23



Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Slide 2: mục lục (những ý chính trong bài)
Slide 3, 4, 5, …: là nội dung chi tiết từng phần
Trước slide cuối cùng có thể đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm để các bạn
trả lời
Slide cuối cùng: cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Kết luận: Thông qua các hoạt động như vậy lớp học vừa sôi nổi mà các
em lại ôn lại được kiến thức của các môn học khác đồng thời giáo viên cũng
phát hiện ra em nào có khả năng trình bày, em nào biết phối hợp màu chữ,
phông chữ phù hợp, em nào có tài làm MC, em nào biết cách tự học, tự tìm tịi
kiến thức trong thư viện khổng lồ Internet. Ngoài các kỹ năng trên, kỹ năng các
em học được ở đây là: kỹ năng phản biện (nhận xét bài làm của bạn, cách bạn
nói có thuyết phục không, bạn vào đề đã được chưa, cỡ chữ và phơng chữ có
phù hợp khơng…), kỹ năng đối đáp…
2. Giải pháp 2: Thông qua nội dung dạy học để giáo dục kỹ năng sống
Với tùy từng nội dung kiến thức giáo viên có thể giao cho học sinh các câu
hỏi, học sinh tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi đó. Giáo viên cũng có thể có
những câu hỏi nâng cao, đòi hỏi học sinh phải tư duy để trả lời hoặc hỏi bạn bè,
hỏi giáo viên hay lên mạng tìm câu trả lời. Khi đó hình thành cho học sinh kỹ
năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng tìm kiếm thơng tin, kỹ năng chọn lọc thơng
tin.
Để truyền đạt kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể cho các câu hỏi học
sinh nghiên cứu, khi đã hiểu lí thuyết, giáo viên sẽ đưa ra một số chủ đề, học
sinh chọn chủ đề thực hành bằng phần mềm powerpoint và trình bày trước lớp
để làm rõ nội dung kiến thức cần tiếp thu. Thông qua hoạt động này, người học
sẽ nắm rõ kiến thức mà các em lại được tha hồ tự tìm tịi, sáng tạo, thỏa thích thể
hiện bản thân. Giáo viên cũng phát hiện được tài năng bẩm sinh của mỗi học trò.
Trong bài thực hành 3 “Sử dụng thư điện tử”, tôi đã yêu cầu các em mỗi
bạn viết cho cô một lá thư với nội dung: theo em, làm thế nào để giờ tin học có
hiệu quả cao.

u cầu:
Lá thư khơng dưới 10 câu
Gửi mail phải ghi chủ đề là gì? (Chẳng hạn thư gửi cô hay hiệu quả của
một tiết tin học, …)
Phải có mở đầu thư: chẳng hạn em chào cơ, em thưa cô....
Phần giữa: phần nội dung học sinh ghi
Phần kết: em chúc cô sức khỏe, ....
Cách làm như vậy tôi hy vọng học sinh của mình ơn lại cách viết thư đồng
thời các em biết cách làm thế nào để gửi mail có hiệu quả.
17/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Hay trong bài “Tìm kiếm thơng tin trên internet”, tơi u cầu học sinh tìm:
các vị vua thời nhà Nguyễn (năm sinh, năm mất, niên hiệu, …); 7 hằng đẳng
thức đáng nhớ; Đông Nam Á gồm những nước nào; Hình ảnh về cơ thể người
(hình ảnh có chú thích về các bộ phận bên trong cơ thể người – các em biết vị trí
của tim, gan, dạ dày, phổi… trên cơ thể mình nằm ở chỗ nào). Các em tìm rồi
chọn lọc thơng tin trên internet, rồi sao chép vào Microsoft Word, lưu lại và gửi
vào mail cho cơ. Cách làm như vậy các em biết cách tìm kiếm và chọn lọc thông
tin đồng thời ôn lại các kiến thức của môn học khác.
3. Giải pháp 3: Thông qua kiểm tra bài cũ để giáo dục kỹ năngsống
Kiểm tra bài cũ đầu giờ là nỗi sợ, sự lo lắng với nhiều học sinh, vậy để việc
kiểm tra bài cũ ko còn là nỗi lo sợ nữa còn tạo sự hứng khởi, niềm vui, sự hãnh
diện của mỗi học sinh là mục tiêu trong các tiết dạy của người giáo viên.
Để đánh tan nỗi lo sợ và vẫn kiểm tra được kiến thức của học sinh tôi đã áp
dụng một số phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực học sinh nhưng lại rèn
luyện được cho các em một số kỹ năng sống cần thiết.
Ví dụ 1: Trong bài thực hành 3: Sử dụng thư điện tử. Giáo viên yêu cầu
mỗi học sinh tự lập một hòm mail cá nhân (lưu ý các em, tên mail nên là tên của

mình, khơng được đặt tên mail khó nhớ, người nhận được mail không hiểu là
của ai; password nên đặt sao cho dễ nhớ (nên đặt pass trùng sở thích của mình,
theo ngày tháng năm sinh của mình hoặc người thân hay một ngày kỉ niệm đặc
biệt nào đó của bản thân), tránh đặt pass quá dài không nhớ khi quên sẽ phải lập
lại mail khác. Khi mỗi học sinh có một mail riêng giáo viên yêu cầu các em gửi
một lá thư vào hòm mail của giáo viên với nội dung là: Gửi một video clip và
nói rõ tại sao em lại chọn video này để gửi cho cô giáo. Tiết học sau, giáo viên
sẽ dành khoảng 5 phút đầu giờ, chọn ngẫu nhiên một học sinh nào đó lên mở
video hôm trước đã gửi cho cô. Xem xong yêu cầu học sinh trả lời: Qua video
này, em muốn gửi thơng điệp gì đến các bạn? Như vậy, khơng những các em biết
cách tạo mail mà còn biết cách gửi mail cho bạn bè, người thân hoặc cũng có thể
gửi mail cho giáo viên để hỏi bài hoặc tâm sự với cơ mà đơi khi các em khơng
dám nói trực tiếp. Đặc biệt, qua đó các em biết cách trình bày trước đám đơng,
nói lên những mong muốn, biết gửi thông điệp đến bạn bè và người thân. Qua
tiết học đó, kết quả vui đã đến với tơi, học sinh thường xuyên gửi mail cho tôi và
một số đồng nghiệp để hỏi về bài tập và vì thế kết quả học tập của các em ngày
một tiến bộ. Vào những ngày đặc biệt như mùng 8/3, 20/11 hay ngày Tết…, tơi
vui và hạnh phúc vì những lá thư điện tử các em gửi tặng, có những em gửi bài
hát, gửi video kèm theo lời chúc ngộ nghĩnh, đáng yêu. Vui vì các em đã học tốt,
vui vì các em đã biết yêu thương và gửi những lời yêu thương cho người khác,
vui vì các em đã tiếp thu và thực hành được những gì tơi dạy.
18/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Ví dụ 2: khi dạy bài 7: Tin học và xã hội thay vì kiểm tra bài cũ tơi đã cho
các em tìm 1 video (u cầu các em tìm trước ở nhà) về: ứng dụng của tin học
trong một số lĩnh vực như: giáo dục, y tế, kinh tế, khoa học, dịch vụ, … Sau đó
gửi đường link vào mail cho giáo viên. Tiết học sau giáo viên chọn 1 đến 2 học
sinh ngẫu nhiên lên trình chiếu video đã tìm rồi yêu cầu trả lời:

Qua video này em thấy công nghệ thông tin hiện nay như thế nào?
Theo em xã hội tin học hóa là xã hội như thế nào?
Là con người trong xã hội tin học hóa em cần phải làm gì?
Cách làm như vậy học sinh sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức, đồng thời các
em phát huy được sự sáng tạo, biết cách lập luận logic để tìm câu trả lời thơng
qua việc tìm các video về ứng dụng của tin học trong cuộc sống. Điều này cũng
làm cho các em thấy xã hội ngày càng phát triển để tồn tại được tự các em phải
nỗ lực học tập.
Ví dụ 3: Có những tiết thực hành tích hợp kiểm tra bài cũ trong q trình
thực hành nên tơi dành 5 phút đầu giờ u cầu các em tìm video mang tính nhân
văn, video về cơng nghệ hiện đại, cũng có khi là một video về “Các mẹo vặt tìm
kiếm trên google, thơng tin bổ ích cần chia sẻ hoặc một đoạn video về lớp do
các em tự quay, … Các đoạn video này sẽ được các em trình chiếu tại lớp.
Qua những lần như thế các em khơng những biết nói trước đám đơng mà
cịn rèn cho các em kỹ năng thuyết trình, sự tự tin đồng thời các em học được
mỗi ngày đến lớp là học được một món quà của cuộc sống.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Qua thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua, tôi rút ra một số kết luận
như sau:
Thứ nhất: Để học sinh hứng thú và say mê học tập, giáo viên phải có
phương pháp giảng dạy để học sinh tự học, tự sáng tạo, giúp các em chủ động
học tập chứ không phải bị động hay học theo kiểu ép buộc.
Thứ hai: Muốn tích hợp kỹ năng sống vào q trình giảng dạy của mơn
Tin học nói riêng và các môn học trong trường trung học cơ sở nói chung thì địi
hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài thật chu đáo và cẩn thận, phải mày mị và
tìm kiếm phương pháp phù hợp với từng bài và từng đối tượng. Ban đầu khi mới
áp dụng cũng có nhiều khó khăn vì học sinh chưa quen cách học, các em còn rụt
rè và ngại trao đổi. Đối với những em như vậy, giáo viên phải kiên trì, tận tình
và quan tâm đến các em nhiều hơn.
Thứ ba: Việc tích hợp kỹ năng sống vào giảng dạy với mong muốn các em

phát triển toàn diện, bắt nhịp với cuộc sống hiện đại. Để động viên và giúp các
em tích cực học, giáo viên phải khuyến khích những em có kỹ năng mềm như:
19/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
khả năng thuyết trình, khả năng phản biện, …, bằng cách đánh giá cho điểm cao
hơn. Đồng thời, khuyến khích những học sinh nghiên cứu bài trước và tự nêu ra
ý tưởng, chủ động trong học tập.
Tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp Tích hợp dạy kỹ năng sống trong
môn Tin học và đã thu được kết quả thật đáng vui mừng. Học sinh của tơi ln
thích giờ tôi dạy. Trong 5 phút đầu giờ nhiều em đã chủ động xin được trình
chiếu những đoạn clip hay về học tập hay những câu chuyện cảm động mà các
em biết để chia sẻ cùng các bạn trong lớp. Khơng những vậy, trong những giờ
học lí thuyết các em cũng rất hăng hái phát biểu, nhiều em còn xin phép tôi tự
đặt câu hỏi để các bạn trong lớp trả lời, nếu khơng trả lời được tiết này thì về
nhà nghiên cứu để buổi sau đưa ra đáp án. Những lớp được tôi dạy theo phương
pháp này hầu như các em đều tự tin hơn hẳn, các em tích cực tham gia hoạt động
đội của trường (điều này giáo viên tổng phụ trách đã cho tôi biết). Kết quả sau
khi tôi đã áp dụng phương pháp này được thống kê từ lời nhận xét của giáo viên
chủ nhiệm, cô tổng phụ trách và giáo viên bộ môn khác. (Phụ lục 1 - Các minh
chứng: Bảng 2)
Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trao đổi với các bạn đồng
nghiệp về phương pháp dạy môn Tin học mà tôi đã áp dụng trong trường nhằm
giúp học sinh phát triển tồn diện về mọi mặt. Mong nhận được lời đóng góp
của cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để phương pháp dạy của tơi được hồn
thiện hơn.

20/23



Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan
Tác giả: Tony Buzan
Dịch giả: Lê Huy Lâm
Giáo trình Ứng dụng CNTT trong Dạy học
Tác giả: Đỗ Mạnh Cường
Website: hanoi.edu.vn
Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS – Theo tamlyhoc.net
Sách hướng dẫn kỹ năng: Chương trình Giáo dục của Intel
10 kỹ năng cần thiết cho học sinh THCS
Theo sachvang.vn
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tin học
Tác giả Nguyễn Hải Châu và Quách Tất Kiên
Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án Việt - Bỉ

21/23



Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
PHỤ LỤC 1 – CÁC MINH CHỨNG
Bảng 1: Điều tra về kỹ năng sống của học sinh tại 3 lớp trong năm học
2017 – 2018 (Trước khi áp dụng sáng kiến)
Năm học
2017 – 2018
Kỹ năng
Lớp
Lớp 7C
Lớp 7A
7B
Kỹ năng làm chủ bản
thân
Biết cách sử dụng

30%

25%

20%

Làm quen

70%

75

80%


Biết cách sử dụng

45%

40%

38%

Làm quen

55%

60%

62%

Biết cách sử dụng

38%

34%

30%

Làm quen

62%

66%


70%

Kỹ năng làm việc theo
nhóm

Kỹ năng tìm kiếm tài
liệu trên Internet

22/23


Tích hợp dạy kỹ năng sống trong mơn tin học tại trường THCS
Bảng 2: Điều tra về kỹ năng sống của học sinh tại 3 lớp trong năm học
2018 – 2019 và học kỳ I năm học 2019– 2020 (Sau khi áp dụng sáng kiến)
Năm học
Học kỳ I
2018 – 2019
Năm học 2019 – 2020
Kỹ năng
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp 9B
8C
8A
8B
9C
9A

Kỹ năng làm chủ bản
thân
Biết cách sử dụng

93%

%

%

%

%

%

%

%

%

7%

Biết cách sử dụng

88%

87%


85%

98%

93%

90%

Làm quen

12%

13%

15%

2%

7%

10%

Biết cách sử dụng

95%

90%

87%


97%

95%

90%

Làm quen

5%

10%

13%

3%

5%

10%

Làm quen
Kỹ năng làm việc theo
nhóm

Kỹ năng tìm kiếm tài
liệu trên Internet

23/23




×