Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.41 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………./…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN LÂM THÙY DUYÊN

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THƠNG”
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH THANH HÀ

Phản biện 1:.....................................................................

Phản biện 2:......................................................................

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân


viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế.
Địa điểm: Phòng………., Nhà B - Hội trường bảo vệ luận
văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế.
Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế
Thời gian: Ngày
tháng
năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện
Hành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đại
học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Thủ tục hành chính là cơ sở và là điều kiện cần thiết để cơ
quan nhà nước giải quyết công việc của công dân và các tổ chức
theo pháp luật, bảo đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
và cơ quan có cơng việc cần giải quyết. Hiện nay thủ tục hành
chính do nhiều cơ quan nhà nước các cấp ban hành rườm rà,
khơng rõ ràng, thiếu tính thống nhất, không công khai và tuỳ tiện
thay đổi. Thủ tục hành chính như vậy gây phiền hà và giảm lịng
tin của nhân dân đối cơ quan nhà nước gây trở ngại cho giao lưu
giữa nước ta đối các nước ngoài, gây tệ cửa quyền và sách nhiễu,
tham nhũng.
Nhận thức rõ những bất cập của thủ tục hành chính là
khiếm khuyết lớn trong nền hành chính nhà nước, từ năm 1992
Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 220/CTT-TTg về việc
quy định một số điểm trong quan hệ làm việc tại các ban ngành.
Tiếp đó, ngày 04/5/1994 chính phủ ban hành Nghị quyết 38/NQCP về cải cách một số bước thủ tục hành chính trong việc giải
quyết cơng việc của cơng dân và tổ chức. Mục đích là đẩy mạnh

hơn nữa q trình cải cách thủ tục hành chính. Nội dung của Nghị
quyết một mặt yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục
thực hiện chỉ thị nói trên mặt khác đòi hỏi các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương theo thẩm quyền của mình rà sốt,
xem xét lại tồn bộ những thủ tục hành chính đang áp dụng để
giải quyết cơng việc của cơng dân và tổ chức.
Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính là
phải đạt được một bước chuyển biến căn bản trong quan hệ về giải
quyết công việc của công dân và tổ chức, cụ thể là phải phát hiện
và xố bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo,
rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và
xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân,
xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn
1


giản, rõ ràng, thống nhất và đúng pháp luật, công khai vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức có u cầu giải quyết
cơng việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu và
tham nhũng trong công chức nhà nước, đồng thời vẫn đảm bảo
được trách nhiệm quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật.
Đây là một căn cứ pháp lý quan trọng và trực tiếp của công cuộc
cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Trong bất cứ nền hành chính nào, thủ tục hành chính là
cơng cụ khơng thể thiếu để điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước
với công dân, tổ chức được đưa vào trật tự cần thiết. Do trước đây
chúng ta chưa thực sự chú trọng vấn đề này nên đến nay thủ tục
hành chính vẫn là một trong những nguyên nhân gây ách tắc, kìm
hãm các hoạt động kinh tế - xã hội ,việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của công dân, cũng như sự hoạt động nhịp nhàng của bộ

máy hành chính nhà nước bị hạn chế, và điều đáng ngại là tệ nạn
tham nhũng, cửa quyền làm giảm lòng tin của nhân dân vào đảng,
nhà nước và chế độ. Nhiệm vụ xây dựng và hồn thiện bộ máy
hành chính tại địa phương có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giống
như một khâu đột phá có tính chất quyết định. Bởi nền hành chính
là một bộ phận lớn nhất trong cơ cấu nhà nước thực hiện chức
năng thực thi quyền hành pháp để quản lý điều hành mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội, trực tiếp thực hiện đường lối chính sách
của đảng, thực hiện quyền lực của nhân dân.
Nền hành chính bao gồm: Hệ thống quản lý thể chế xã
hội theo pháp luật, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của
bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ cơng chức hành chính. Tiến
hành cải cách nền hành chính sẽ làm chuyển động, thúc đẩy hoạt
động của bộ máy nhà nước.
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới
và nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, mở cửa giao
lưu quốc tế dưới sự quản lý của nhà nước, thực hiện dân chủ hoá
2


xã hội, phát huy quyền làm chủ thực tế của nhân dân, tạo lập trật
tự kỷ cương xã hội. Chỉ có nền hành chính trong sạch vững mạnh
có đủ năng lực, quyền lực và từng bước hiện đại hoá mới đáp ứng
được yêu cầu và nhiệm vụ đó.
Trong nhiều năm qua nền hành chính nước ta tuy đã từng
bước xây dựng và phát triển có nhiều ưu đểm và tiến bộ, nhưng
chuyển sang thời kỳ đổi mới, nền hành chính đang bộc lộ khơng ít
những khuyết điểm và nhược điểm. Đáng chú ý là bệnh quan liêu

phổ biến và nghiêm trọng, tình trạng phân tán, thiếu kỷ cương và
kỷ luật khá nặng nề, nạn tham nhũng tràn lan, tổ chức bộ máy
cồng kềnh, kém chất lượng, đội ngũ cán bộ cơng chức nhìn chung
chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Thấy được ý nghĩa quan trọng của
cải cách nền hành chính quốc gia, ngay sau đại hội lần thứ VI của
Đảng khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng ta đã chỉ ra 3 nội dung
lớn là:
Thứ nhất: cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong đó
tập trung vào việc tổ chức và các mối liên hệ trong bộ máy hành
chính nhà nước.
Thứ hai: xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước có
đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đủ sức để thực hiện công việc
được giao.
Thứ ba: cải cách thể chế của nền hành chính và cải cách
thủ tục hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu
đột phá.
Thủ tục hành chính là cơ sở và là điều kiện để cơ quan
nhà nước giải quyết công việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo
quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức.Tuy vây nhìn chung vào thực tiễn quản lý
hành chính nhà nước thủ tục hành chính cịn bộc lộ những nhược
điểm sau:
- Địi hỏi quá nhiều giấy tờ, phiền hà cho nhân dân, nhất
là đối những người ít biết về lề lối làm việc của cơ quan nhà nước.
- Thủ tục còn nặng nề, quá nhiều khâu nhiều cửa, nhiều
3


cấp trung gian không cần thiết không rõ ràng về trách nhiệm, trì
trệ khơng phù hợp với thời kỳ đổi mới, mở cửa thị trường của nhà

nước ta, làm kìm hãm sự phát triển chung.
- Hệ thống thủ tục hành chính thiếu thống nhất thường
thay đổi một cách tuỳ tiện do đó có quá nhiều cơ quan có thẩm
quyền ban hành thủ tục hành chính và các văn bản pháp luật có
hiệu lực pháp lý thấp.
Từ thực tiễn đó, việc thực hiện cải cách TTHC theo mơ
hình “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan HCNN, đặc
biệt là cấp huyện và cấp xã là một trong những yêu cầu cấp thiết
trong việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ.
Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực hiện từ đó đề ra các giải
pháp quản lý chất lượng mơ hình “một cửa”, “một cửa liên thơng”
tại UBND cấp huyện, cấp xã có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.
Ngày 04/9/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
181/2003/TTg về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông đối với các cơ quan HCNN. Sau đó Thủ tướng Chính phủ
tiếp tục ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày
24/01/2006 về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị
của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về TTHC; Quyết định số
93/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thực hiện mơ hình “một cửa”,
“một cửa liên thơng liên thơng” tại các cơ quan hành chính trong
cả nước; Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. UBND tỉnh
Quảng Bình cũng ban hành Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày
28/9/2007 về việc ban hành kế hoạch triển khai xây dựng bộ phận
một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;
Quyết định 20/2014/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 về việc ban hành Quy
định về quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành


4


chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thơng của các cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Việc chọn UBND huyện Bố Trạch là nơi khảo sát thực
trạng, tìm ra giải pháp quản lý chất lượng mơ hình “một cửa liên
thơng” và để thực hiện luận văn này, tác giả cịn có những lý do
như sau:
Thứ nhất, huyện Bố Trạch là một trong những huyện đầu
tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thực hiện liên thơng các thủ tục
hành chính. Mặc dù là một huyện có số dân khá đơng, trình độ
dân trí khơng đồng đều, số lượng hồ sơ TTHC khá phức tạp và
tương đối nhiều nhưng Huyện Bố Trạch đã và đang được đánh giá
là một trong những đơn vị đi đầu trong tiến trình thực hiện CCHC
trong tồn tỉnh. Trong nhiều năm, kết quả chỉ số CCHC của
UBND huyện Bố Trạch được đánh giá thuộc nhóm nhóm Tốt
trong 08 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Hai là, trong vài năm gần đây có một số cơng trình, đề tài
nghiên cứu về cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng”, tuy nhiên
hiện nay chưa có đề tài nào đánh giá tồn diện từ góc độ khoa học
hành chính về nâng cao chất lượng hoạt động theo cơ chế “một
cửa liên thông” tại UBND huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình.
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy
ban nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt
nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cải cách hành chính nói chung, cải cách TTHC nói riêng

theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là đề tài được sự
quan tâm của nhiều học giả nghiên cứu và các nhà quản lý ở nước
ta. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về CCHC và cải cách TTHC,
tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Hiến (2001),
Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đào Trí Úc (2007), Đánh giá kết quả của
cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
5


chính ở nước ta, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Văn Thâm,
Võ Kim Sơn (năm 2011), Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn,
NXB Chính trị Quốc gia.
Ngồi ra, có một số luận văn thạc sỹ viết về đề tài cải cách
TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở các địa
phương khác nhau trên cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, các
tỉnh Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh..., tiêu biểu là:
Luận văn Thạc sỹ của Trương Quang Vinh (2000) với đề tài “Cải cách
hành chính theo cơ chế “một cửa, một dấu” tại cấp quận, huyện tại
thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Ngọc
Phượng (2000) với đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình
một cửa tại UBND thị xã Sóc Trăng - tỉnh Sóc Trăng”; Luận văn Thạc
sỹ của Nguyễn Văn Thanh (2004) với đề tài “Hồn thiện tổ chức
theo mơ hình “một cửa” của UBND cấp quận, huyện tỉnh Hà Tây”;
Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Nam (2006) với đề tài “Xây dựng
mơ hình một cửa liên thơng và một số giải pháp để tiếp tục cải cách
hành chính về đầu tư theo cơ chế một cửa tại tỉnh Bình Phước”;
Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đức Vượng (2007) với đề tài
“Nâng cao hiệu lực của mơ hình “một cửa” trong cơng tác quản
lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; …

Ngồi ra, có một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông” cấp quận, huyện như nghiên cứu
của Vụ Cải cách hành chính và Dự án cải cách hành chính UNDP về Bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của bộ phận
“một cửa” cấp quận, huyện (2010); Đề án “Thực hiện cải cách
thủ tục hành chính theo mơ hình “một cửa” trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng” (năm 2012) của tác giả Trần Hồng Phong - Phó chánh
Văn phịng UBND tỉnh Sóc Trăng.
Bên cạnh đó cịn có một số bài báo khoa học đăng trên các
tạp chí chuyên ngành và báo điện tử như: Lê Chi Mai (2005), Từ mơ
hình “một cửa - một giải pháp để cải cách dịch vụ hành chính cơng,
Thơng tin khoa học hành chính số 3/2005; Trần Cơng Dũng (2010),
Vách ngăn hay ngăn cách nơi giao dịch "một cửa", Tạp chí Tổ
6


chức nhà nước, số 6; Tạ thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện Cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân,
Báo điện tử www.thutuchanhchinh.vn ...
Các cơng trình nghiên cứu khoa học này đều đề cập đến
cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở
từng lĩnh vực cụ thể, từng địa phương khác nhau. Tuy nhiên chưa
có đề tài nào nghiên cứu về cơ chế “một cửa liên thông” tại
UBND huyện Bố Trạch tiếp cận với những đặc thù của địa
phương, xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao chất lượng hoạt động của cơ chế này trong những năm tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Từ việc khảo sát, tổng hợp, phân tích các kết quả đạt được
khi triển khai thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND
huyện Bố Trạch, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế này,

hạn chế các nhược điểm, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách
TTHC tại huyện Bố Trạch đáp ứng yêu cầu giải quyết TTHC cho
tổ chức, công dân thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận, từ đó rút ra khái niệm cải cách
TTHC theo cơ chế “một cửa liên thơng” trong tình hình hiện nay.
- Đưa ra các đánh giá tình hình thực hiện cơ chế “một cửa
liên thông” ở huyện Bố Trạch trong thời gian qua nhằm đánh giá,
rút ra kinh nghiệm, bài học để áp dụng vào thực tiễn trong giai
đoạn tiếp theo.
- Từ các kết quả và đánh giá thu được, luận văn đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện cơ chế “một cửa
liên thông” đối với UBND huyện Bố Trạch.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của
luận văn
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là cơ chế “một cửa liên
thông” đang được triển khai, áp dụng tại UBND huyện Bố Trạch,
7


gồm cách xây dựng, vận hành và hiệu quả hoạt động của cơ chế
này.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Bộ phận một cửa liên
thông tại UBND huyện Bố Trạch trong thời gian 05 năm trở lại
đây (2013-2018). Tuy nhiên do kinh nghiệm và thời gian còn hạn
chế, nên trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ tiếp cận vấn đề từ
một số góc độ nhất định, xem xét đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp ở một số tiêu chí nhất định của cơ chế. Tác giả sẽ

làm rõ vấn đề này ở các phần sau.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn
- Cơ sở phương pháp luận:
Tác giả nghiên cứu đề tài luận văn này trên cơ sở phương
pháp luận là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
+ Nhóm các phương pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu
(văn kiện Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, giáo
trình...)
+ Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
* Phương pháp thống kê.
* Phương pháp phân tích.
* Phương pháp hành chính học so sánh.
* Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp (công dân, tổ
chức và các bộ công chức làm việc tại Bộ phận “một cửa liên
thơng” ).
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu, cung cấp những ưu điểm và tồn tại,
hạn chế của cơ chế “một cửa liên thông” để đưa ra các giải pháp
quản lý và áp dụng cơ chế này trong thực tế nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cơng
8


dân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các Phần Mở đầu; Kết luận; Mục lục; Phụ lục;

Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách TTHC theo cơ chế
“một cửa liên thông”.
Chương 2: Thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế “một
cửa liên thông” tại UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa liên thơng” tại
UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THƠNG”
1.1. Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính
1.1.1. Lý luận cơ bản về thủ tục hành chính và cải cách
thủ tục hành chính
1.1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính
1.1.1.2. Những đặc điểm cơ bản TTHC:
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
Trong q trình CCHC, cải cách TTHC là một khâu quan trọng,
là một yêu cầu tất yếu. Để nâng cao chất lượng của hoạt động CCHC,
các cơ quan nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, loại bỏ những TTHC
khơng cần thiết, sửa đổi bổ sung quy trình của các TTHC để đảm bảo
việc thực hiện TTHC nhanh chóng, thuận lợi cho nhân dân.
Việc cải cách TTHC trong giai đoạn mới phải tuân thủ một số
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phải bảo đảm tính thống nhất của TTHC.

Thứ hai, phải đảm bảo sự chặt chẽ của các TTHC.
Thứ ba, phải bảo đảm tính hợp lý của TTHC.
Thứ tư, phải bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện
các TTHC.
Thứ năm, bảo đảm tính rõ ràng, cơng khai của các TTHC.
Thứ sáu, các TTHC phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận.
1.1.3. Những nội dung cải cách thủ tục hành chính
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của
Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn
2011-2020, cải cách TTHC cần thực hiện những nội dung sau:
1.1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính
Hoạt động quản lý HCNN được thực hiện ở hầu hết các lĩnh
10


vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, quốc
phịng an ninh..., cải cách TTHC lại là vấn đề không chỉ riêng của
Nhà nước mà còn liên quan đến đời sống của các tầng lớp dân cư
trong xã hội. Vì vậy, để tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi
cho các tổ chức và cơng dân sinh sống, phát triển kinh tế, thì hoạt
động quản lý HCNN cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thông
qua việc quy định các TTHC và cách thức giải quyết các thủ tục
ấytrong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sự cần thiết phải cải cách TTHC xuất phát từ yếu tố sau:
* Các yếu tố khách quan:
* Các yếu tố chủ quan của nền HCNN
1.2. Cơ chế “một cửa liên thông”
1.2.1. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên
thơng”

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã ban hành Nghị quyết đề
ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, tuy nhiên chưa đề ra chủ
trương cải cách nền HCNN với tư cách là một hệ thống, đồng bộ đúng
với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Năm 1991, Đại hội Đảng lần
thứ VII đã đặt trọng tâm CCHC, “cải cách bộ máy hành chính các
cấp, xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý HCNN thông suốt
từ trung ương xuống cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực” [19].
Song, việc CCHC chủ yếu dừng lại ở việc cải cách một số nội dung
của bộ máy hành chính, chưa có tính tổng thể, đồng bộ.
1.2.1.1. Khái niệm cơ chế “một cửa”
1.2.1.2. Khái niệm cơ chế “một cửa liên thông”
1.2.2. Áp dụng cơ chế "một cửa", "một cửa liên thơng"
trong các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.2.1. Áp dụng cơ chế “một cửa”
1.2.2.2. Áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”
1.2.3. Tác động của cơ chế “một cửa liên thơng” đối với cải
cách thủ tục hành chính
Cơ chế “một cửa liên thơng” đã góp phần làm thay đổi cơ bản
mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng nền
11


hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi
đến giao dịch với cơ quan hành chính, giảm được tình trạng cơng dân
phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính để giải
quyết cơng việc. Từ đó, tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn,
chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ CBCC, cá
nhân, tổ chức khi có nhu cầu giao dịch khơng cịn cảm giác ngại
ngần khi tiếp xúc với các cơ quan hành chính. Việc thực hiện cơ chế
“một cửa liên thông” gắn liền với đơn giản hóa TTHC, cải cách

phương thức làm việc của cơ quan hành chính đã nâng cao tính
chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa
phương. Đồng thời, đây cũng là biện pháp tích cực nhằm đổi mới
phương thức giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với cá nhân
và tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các cơ
quan HCNN và giải quyết tốt nhất các công việc liên quan tới cá
nhân, tổ chức.
1.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa liên thông” là yêu cầu bức thiết của nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Cơ chế “một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới về phương
thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các
cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành
chính nhà nước với các tổ chức và cơng dân, đồng thời bảo đảm tính
pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết cơng
việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng
để tham nhũng, gây khó khăn cho dân.

12


Tiểu kết chương 1
Cải cách thủ tục hành chính thơng qua thực hiện cơ chế "một
cửa liên thông" là giải pháp đổi mới về phương thức giải quyết thủ
tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, tạo chuyển biến cơ
bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức
và công dân, đồng thời bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch,
cơng bằng trong khi giải quyết cơng việc hành chính; loại bỏ những
rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn
cho dân.

Chương 1 đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống các
khái niệm liên quan đến cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa liên thơng” như: thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một
cửa liên thông…;những nội dung, nguyên tắc xây dựng và thực hiện
thủ tục hành chính; mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế một
cửa liên thông và tác động của việc thực hiện cơ chế một cửa liên
thông đối với cải cách thủ tục hành chính.
Từ những khái niệm đó, tác giả đã rút ra được rằng việc tiếp
tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông là một
yêu cầu bức thiết của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

13


Chương 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa liên thơng” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình
2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình huyện Bố Trạch
Bố Trạch là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, có diện tích
2.124,2 km², dân số hơn 178.000 người. Đây là huyện thuần nông.
Huyện lỵ là thị trấn Hồn Lão. Phía Nam huyện giáp thành phố Đồng
Hới, phía Bắc giáp thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch, phía Đơng
giáp biển Đơng, phía Tây là dãy Trường Sơn, giáp biên giới Lào.
Tồn huyện có 28 xã và 2 thị trấn, với đầy đủ địa hình đồng bằng,
miền núi, trung du và ven biển. Hội tụ đầy đủ hệ thống giao thông

đường bộ, đường sắt, đường biển; có các tuyến đường giao thơng
huyết mạch chạy qua là đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, đường sắt
Bắc - Nam và các tỉnh lộ tạo thành mạng lưới giao thơng ngang - dọc
tương đối hồn chỉnh. Hơn nữa, Bố Trạch cịn có cửa khẩu Cà Rng
- Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, danh thắng nổi tiếng
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO cơng nhận di
sản thiên nhiên thế giới lần 2. Có đường bờ biển dài 24 km, hình
thành các khu du lịch, điểm dịch vụ, có bãi tắm Đá Nhảy... thu hút
đơng đảo khách tham quan trong và ngồi nước.
2.1.2. Chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch.
Cải cách TTHC để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương là xu hướng tất yếu. Một trong các giải pháp quan
trọng được Đảng bộ và UBND huyện Bố Trạch đưa ra là đẩy
mạnh cải cách TTHC, tạo mọi điều kiện thuận lợi phục vụ nhân
14


dân mà không làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý
HCNN. Giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
thông” trên địa bàn huyện đã góp phần quan trọng giải quyết được
vấn đề này. Kết quả thực hiện các cơ chế nói trên đã làm gia tăng
mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với các cơ quan nhà
nước và đội ngũ CBCC.
2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch.
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận “một
cửa” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ phận “một cửa liên thông”
2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận “một cửa liên thơng”

2.2.1.3. Nhiệm vụ của các phịng, bộ phận chun mơn và các cơ
quan có liên thơng
2.2.1.4. Thời gian làm việc của bộ phận “một cửa liên thông”
Bộ phận “một cửa liên thông” UBND huyện Bố Trạch làm việc từ
thứ hai đến thứ sau hàng tuần (nghỉ thứ bảy và chủ nhật , các ngày lễ, tết
theo quy định). Giờ làm việc trong ngày được quy định như sau:
2.2.2. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch
2.2.2.1. Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa liên
thơng”
Quy trình tiếp dân, hướng dẫn tiếp nhận và trả kết quả giải quyết
TTHC theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Bố Trạch được quy định tại
Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 về việc ban hành Quy
định quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thơng của các cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2.2.2.2. Quy trình giải quyết TTHC đối với một số lĩnh vực cụ
thể
a. Lĩnh vực địa chính
b. Lĩnh vực chứng thực
c. Lĩnh vực lao động thương binh và xã hội
15


2.2.3. Nhận xét, đánh giá cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa liên thơng” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch
2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Huyện Bố Trạch đã có rất nhiều cố gắng trên tất cả các hoạt
động: thu ngân sách, tổ chức bộ máy, cải cách hành chính. Đặc biệt,
việc xác định CCHC là một trong ba khâu đột phá là việc làm rất

đúng. UBND huyện đã lựa chọn được những nội dung, những công
việc mà người dân quan tâm: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thủ tục về đăng ký kinh doanh - cấp mã số thuế… Đáng chú ý,
UBND huyện đã có nhiều điểm mới trong triển khai thực hiện như:
xây dựng Chính quyền, cơng sở thân thiện và trách nhiệm; việc trả
hồ sơ tại nhà tuy chưa nhiều nhưng đã mang lại hình ảnh rất mới của
chính quyền tới người dân…hay như những thư chúc mừng, thư chia
buồn, tuy nhỏ nhưng đã tạo được thiện cảm người dân được chính
quyền, đây là việc làm tốt mà tỉnh nên nhân rộng.
2.1.3.2. Các bài học kinh nghiệm trong cải cách TTHC của
UBND một số xã của huyện Bố Trạch
a. Cải cách TTHC ở bộ phận “một cửa liên thông” trên địa
bàn huyện Bố Trạch

B
B
B

Truy cập website: https://www. motcua.quangbinh.gov.vn
Đăng ký tạo tài khoản cá nhân theo hướng dẫn và sử dụng tài khoản
vừa đăng ký để đăng nhập và hệ thống
Chọn mục một cửa liên thơng, chọn thủ tục hành chính, kê khai các
thông tin đăng ký theo yêu cầu của hệ thống

B

Gửi nội dung đăng ký qua mạng và in giấy xác nhận (hoặc ghi lại mã
hồ sơ để cung cấp thông tin cho cán bộ khi đến nhận kết quả). Trong
vịng 1,5 ngày nếu cơng dân khơng mang hồ sơ giấy đến nộp thì nội
dung đăng nhập bị hủy trên hệ thống


B

Mang đầy đủ hồ sơ gốc, cung cấp thông tin tại Bước 4 với Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính để đối chiếu, nộp lệ phí (nếu
có) và nhận kết quả.

16


b. Cải cách TTHC ở UBND thị trấn Hoàn Lão
c. Cải cách TTHC ở UBND thị trấn Nông trường Việt Trung
2.2.2.3. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, q trình triển khai áp
dụng cơ chế “một cửa liên thông” của các cán bộ, nhân viên bộ phận
“một cửa liên thơng” vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những biện
pháp giải quyết căn bản. Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Trần
Quang Vũ chia sẻ: “Theo quy định, toàn bộ hồ sơ được tiếp nhận tại
“một cửa liên thông” và cập nhật vào phần mềm của bộ phận này.
Đáng lẽ phần mềm này liên thông với các phần mềm Hộ tịch của Sở
Tư pháp, phần mềm của cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở dữ liệu
chuyên ngành của cơ quan công an. Tuy nhiên, hiện nay các phần
mềm khơng tích hợp với nhau. Để giải quyết bài tốn liên thơng 3
trong 1 đối với một bộ hồ sơ, cán bộ phường phải thao tác cập nhật
thông tin ba phần mềm chuyên ngành (phần mềm một cửa, phần
mềm hộ tịch và phần mềm bảo hiểm xã hội) và phải chuyển hồ sơ
giấy tờ cho cơ quan công an cập nhật vào cơ sở dữ liệu của ngành.
Đội ngũ cán bộ phường cịn mỏng, trình độ cơng nghệ thơng tin hạn
chế, trong khi đó chưa có chế độ hỗ trợ cho cán bộ làm nhiệm vụ
luân chuyển hồ sơ thì hẳn là cơng việc sẽ khó đạt hiệu quả cao nhất.

Vì vậy, rất mong các đơn vị liên quan “mở cửa” kết nối liên thông
trong việc trao đổi, chuyển tiếp dữ liệu hoặc thành phố cho xây dựng
một phần mềm chung, để dữ liệu được chuyển tiếp liên thông, giảm
bớt hơn nữa thời gian, công sức giải quyết thủ tục hành chính. Bên
cạnh đó, cần bổ sung mã thủ tục hành chính liên thơng để người dân
có thể tự tra cứu kết quả mà không cần phải xếp hàng chờ đợi giải
đáp của bộ phận một cửa…”1
Bên cạnh những khó khăn như đã nêu trên, việc tổ chức thực
hiện cơ chế “một cửa liên thông” cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế,
thể hiện ở các mặt sau:
1

http:// botrach.quangbinh.gov.vn/3cms/bo-trach-day-manh-cong-tac-caicach-thu-tuc-hanh-chinh.htm

17


Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân tại UBND một
số xã, thị trấn của huyện Bố Trạch đối với việc giải quyết TTHC
theo cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND cấp huyện
Phường
Số người được
phỏng vấn
Số người trả lời
Tốt
Chưa tốt
Những mặt chưa
tốt
Trình độ, năng lực
hạn chế

Thái độ làm việc
thiếu nhiệt tình
Ứng dụng cơng
nghệ thơng tin
chưa thành thạo
Lý do khác

TT
Hoàn
Lão

TT
NT
Việt
Trung

Trung
Trạch

Hải
Trạch

Đức
Trạch

Tổng
cộng

50


50

50

50

50

250

50
41
9

50
39
11

50
40
10

50
42
8

50
38
12


250
200
50

100
80
20

10

11

12

9

11

53

21,2

18

15

16

20


20

89

35,6

13

17

15

11

16

72

28,8

9

7

7

10

3


36

14,4

Tỷ lệ
(%)

(Nguồn: Kết quả điều tra của người viết)
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân
tại một số xã, thị trấn của huyện Bố Trạch đối với kết quả làm
việc của CBCC ở Bộ phận “một cửa liên thông” tại UBND huyện
Phường
Số người được
phỏng vấn
Số người trả lời
Hài lịng
Khơng hài lịng

TT
Hồn
Lão

TT
NT
Việt
Trung

Trung
Trạch


Hải
Trạch

Đức
Trạch

Tổng
cộng

50

50

50

50

50

250

50
42
8

50
40
10

50

38
12

50
41
9

50
39
11

250
200
50

Tỷ lệ
(%)

100
80
20

(Nguồn:Số liệu điều tra của người viết)
2.2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

18


Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả tập trung phân tích thực trạng cải cách

thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Mở đầu chương 2 là phần giới thiệu tổng quan về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tiếp
đến, tác giả giới thiệu sơ lược về phương pháp triển khai, chỉ đạo
thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên
thông” tại UBND huyện Bố Trạch.
Trọng tâm của chương 2 là phân tích thực trạng cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thơng” tại UBND huyện Bố
Trạch để tìm ra những ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân của
những hạn chế đó để làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp tăng
cường hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên
thơng tại UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian
tiếp theo.

19


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH
3.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thơng” tại Ủy ban
nhân dân huyện Bố Trạch
Để công việc cải cách thủ tục hành chính đạt hiệu quả cao, tạo
ra được mơi trường thơng thống, hài hồ về mức độ và phương thức
can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế xã hội. Chương trình
tổng thể về cải cách thủ tục hành chính từ năm 2010-2020 đề ra các

nhiệm vụ sau:
3.1.1. Chỉ đạo thống nhất việc thực hiện cơ chế “một cửa
liên thông”
UBND huyện Bố Trạch đã chỉ đạo UBND các xã thống nhất
thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng” tập trung tại các
cấp hành chính theo đúng quy định, trong đó ở cấp xã chỉ tổ chức
một bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung tại bộ phận một cửa
cấp xã. Khi công dân đến nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, nếu hồ sơ
đủ điều kiện thụ lý, cán bộ tại tiếp nhận sẽ thơng báo ngày hẹn trả
cùng các hình thức trả hồ sơ để công dân lựa chọn. Cụ thể, cơng dân
theo giấy hẹn có thể đến nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận một cửa
và nộp các khoản phí theo quy định. Ngồi ra, cơng dân có thể đăng
ký dịch vụ nhận kết quả tại nhà sau khi đã thanh tốn các khoản phí
theo quy định.
3.1.2. Xác định rõ vị trí, vai trị của cơ chế “một cửa liên
thơng” trong việc giải quyết thủ tục hành chính
Việc xác định rõ vị trí, vai trị của cơ chế “một cửa liên
thơng” trong việc giải quyết TTHC có ý nghĩa quan trọng, tác động
đến hiệu quả của việc thực hiện cơ chế này. Thực tế ở một số địa
phương cho thấy cần xây dựng kế hoạch tách Bộ phận “một cửa liên
20


thơng” thành đơn vị sự nghiệp hoặc bộ phận có tư cách pháp nhân
riêng, chuyên thực hiện các chức năng cung cấp các dịch vụ hành
chính cho người dân như chứng thực, cấp phép... Các đơn vị này
được sự ủy nhiệm của cơ quan hành chính giải quyết một số loại
cơng việc hoặc một số cơng đoạn trong quy trình xử lý một cơng việc
nào đó. Cán bộ, cơng chức làm việc ở đây được đảm bảo các quyền
lợi như các công chức trong bộ máy công quyền. Đồng thời, cần xây

dựng cơ chế đánh giá dựa trên hiệu quả, chất lượng công việc của
từng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, cần phải phân loại rõ ràng việc gì
giao cho các đơn vị dịch vụ hành chính cơng này giải quyết, việc gì
vẫn giữ lại cơ quan hành chính cơng quyền giải quyết nhằm tránh xu
hướng trong một cơ quan hay từng cá nhân chỉ ưu tiên giải quyết
công việc dịch vụ, gác lại cơng việc quản lý hoặc có sự mâu thuẫn
xảy ra giữa cán bộ, công chức làm dịch vụ và cán bộ, công chức chỉ
làm quản lý.
3.1.3. Phân công trách nhiệm các ban, ngành, bộ phận
chuyên môn trong việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”
UBND tỉnh và UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn, bộ phận chuyên môn trong giải quyết các công việc có liên
quan trực tiếp đến người dân và tổ chức phải thực hiện tại bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo đúng các quy định của pháp luật. Các cơ
quan chuyên môn, bộ phận chuyên môn cần phối hợp với nhau trong
giải quyết TTHC phục vụ công dân.
3.1.4. Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch và Ủy ban nhân
dân các xã, thị trấn cần quan tâm chỉ đạo, khơng ngừng cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế mới
Để đảm bảo giải quyết TTHC nhanh gọn, thuận tiện cho công
dân, UBND huyện Bố Trạch và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện
cần quan tâm chỉ đạo các nội dung sau:
3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa liên thơng” tại Ủy ban nhân dân huyện
Bố Trạch

21


3.2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế

phối hợp của các bộ phận, phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện và cấp xã
3.2.2. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện cần chỉ đạo rà soát
lại quy trình giải quyết thủ tục hành chính của cấp huyện theo
hướng mỗi thủ tục hành chính chỉ giao cho một cấp giải quyết
3.2.3. Xác định lại số lượng hợp lý các thủ tục hành chính
thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thơng”.
3.2.4. Các biện pháp đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian
giải quyết thủ tục hành chính, mẫu hóa một số giấy tờ của thủ tục
hành chính
3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức; cải
cách chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công
chức làm việc ở Bộ phận “một cửa liên thơng”
3.2.6. Xây dựng bộ tiêu chí để giám sát, đánh giá hiệu
quả làm việc của cán bộ, công chức ở Bộ phận “một cửa liên
thông”
3.2.7. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giải quyết các thủ tục hành chính
3.2.8. Học tập, trao đổi kinh nghiệm điều hành hoạt động của Bộ
phận “một cửa liên thông” với một số địa phương
3.2.9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành
chính và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên
thơng” trên địa bàn huyện
3.2.10. Một số giải pháp khác của Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn thuộc huyện

22


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa liên thơng” và phân tích, đánh giá thực trạng cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thơng” tại UBND huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số phương
hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
Tăng cường hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa liên thông” là việc làm cần được tiến hành thường xuyên
và lâu dài, các giải pháp đưa ra không phải đều thực hiện được ngay
và có sự chuyển biến trong ngày một ngày hai, mà cần có thời gian
để triển khai và áp dụng cũng như cần thực hiện các giải pháp một
cách đồng bộ, nhất quán mới có thể đem lại hiệu quả rõ rệt và lâu
dài.

23


×