Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU DUNG

NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI ĐA NGỮ TẠI
HUYỆN MƢỜNG CHÀ – TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU DUNG

NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI ĐA NGỮ TẠI
HUYỆN MƢỜNG CHÀ – TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành : Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Mã số

: 62.22.01.25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS TRẦN TRÍ DÕI



PGS.TS. VŨ THỊ THANH HƢƠNG

Hà Nội 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thu Dung


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể lãnh đạo
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thiện luận án.
Với tình cảm chân thành, tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương, người đã tận tình hướng dẫn, góp
ý, định hướng về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và các hướng
dẫn khoa học khác đảm bảo cho luận án hoàn thành có chất lượng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô trong
Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã
trực tiếp giảng dạy, góp ý và tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cấp lãnh đạo huyện Mường Chà, Phòng
Giáo dục huyện Mường Chà và đồng bào dân tộc đã hợp tác, giúp đỡ tác

giả trong quá trình thực hiện khảo sát tại địa phương.
Cảm ơn người thân, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè - những người đã
ln ủng hộ, động viên và nhiệt tình quan tâm giúp đỡ cho tác giả trong
thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢN ĐỒ
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................10
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................12
6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................13
Chƣơng 1 . TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT…14
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................14
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nƣớc..................................................................... 14
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 18
1.1.3. Đánh giá chung đối với những nghiên cứu về hiện tƣợng đa ngữ ................... 31
2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................33
1.2.1. Khái niệm song (đa) ngữ và các phƣơng pháp tiếp cận song (đa) ngữ ......... 33
1.2.2. Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ, phân loại cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề vị

thế ngôn ngữ và giao tiếp trong xã hội đa ngữ .............................................................. 43
1.2.3. Khái niệm năng lực ngôn ngữ và phƣơng pháp xác định năng lực ngôn ngữ ... 49
1.2.4. Khái niệm thái độ ngôn ngữ và phƣơng pháp xác định thái độ ngôn ngữ .... 50
1.2.5. Khái niệm giáo dục ngôn ngữ và các mơ hình giáo dục ngơn ngữ ở cộng đồng
đa ngữ ................................................................................................................................ 54
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................57


Chƣơng 2. CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HUYỆN MƢỜNG CHÀ - TỈNH
ĐIỆN BIÊN…………………………………………………. ……………………58
2.1. Các yếu tố tác động đến cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà ............................58
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Mƣờng Chà .................................................... 58
2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Mƣờng Chà ................................................................... 63
2.1.3. Chính sách ngơn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số của Trung ƣơng và địa
phƣơng .............................................................................................................................. 70
2.2. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà ....................................................77
2.2.1. Về số lƣợng và dân số ngƣời nói các ngơn ngữ ................................................. 77
2.2.2. Về nguồn gốc và loại hình của các ngơn ngữ trên địa bàn Mƣờng Chà .......... 78
2.2.3. Về chức năng của các ngôn ngữ ở Mƣờng Chà ................................................. 80
2.2.4. Về sự phân bố các ngôn ngữ trên địa bàn Mƣờng Chà ..................................... 82
2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................85
Chƣơng 3. NĂNG LỰC NGƠN NGỮ, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGƠN NGỮ VÀ
THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN
MƢỜNG CHÀ - TỈNH ĐIỆN BIÊN. .......................................................................86
3.1. Năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà.............................86
3.1.1. Năng lực tiếng Việt ............................................................................................... 87
3.1.2. Năng lực tiếng mẹ đẻ .......................................................................................... 101
3.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác ................................................ 104
3.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà.105
3.2.1. Tình hình sử dụng ngơn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số trong giao tiếp

gia đình .............................................................................................................105
3.2.2. Tình hình sử dụng ngơn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số trong giao tiếp ở
cộng đồng .........................................................................................................110
3.2.3. Nhận xét chung về việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở
Mƣờng Chà..................................................................................................................... 119
3.3. Thái độ ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số đối với những ngôn ngữ đƣợc sử
dụng trong cộng đồng ...................................................................................................120


3.3.1. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng Việt ................................................................. 121
3.3.2. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng mẹ đẻ .............................................................. 126
3.3.3. Thái độ đối với những ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong cộng đồng .................. 139
3.3.4. Thái độ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong trƣờng học ............................... 140
3.3.5. Thái độ ngôn ngữ trong vấn đề liên quan đến hôn nhân ................................. 141
3.4. Một số đề xuất và kiến nghị cho vấn đề bảo tồn sự đa dạng ngơn ngữ ở Mƣờng
Chà .................................................................................................................................142
3.4.1. Về chính sách chung ........................................................................................... 143
3.4.2. Về công tác giáo dục và nghiên cứu ngôn ngữ ................................................ 144
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................149
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................153
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng phân bố dân số dân tộc theo đơn vị hành chính ..............................69
Bảng 2.2: Bảng thống kê tỉ lệ dân số theo dân tộc ....................................................77
Bảng 2.3: Bảng phân bố ngôn ngữ theo đơn vị hành chính trong huyện ..................82

Bảng 3.1: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân ..........................................................87
Bảng 3.2: Năng lực tiếng Việt của ngƣời dân từng dân tộc theo giới tính ...............89
Bảng 3.3: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân từng dân tộc theo độ tuổi .................90
Bảng 3.4: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo trình độ học vấn .......................93
Bảng 3.5: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo nghề nghiệp .............................95
Bảng 3.6: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo tình hình kinh tế gia đình .........97
Bảng 3.7: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo mức độ đi khỏi làng .................99
Bảng 3.8: Khả năng tiếng mẹ đẻ của ngƣời dân theo giới tính ...............................102
Bảng 3.9: Khả năng tiếng mẹ đẻ của ngƣời dân theo độ tuổi .................................102
Bảng 3.10: Tỉ lệ biết chữ dân tộc của ngƣời dân xét theo trình độ .........................103
Bảng 3.11: Tình hình sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp gia đình của ngƣời dân theo
đối tƣợng giao tiếp ..................................................................................................106
Bảng 3.12: Tình hình sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp gia đình của ngƣời dân theo
ngữ cảnh giao tiếp ...................................................................................................108
Bảng 3.13: Tình hình sử dụng ngơn ngữ khi thực hiện các hoạt động ở cộng đồng ...111
Bảng 3.14: Tình hình sử dụng ngơn ngữ khi đến nhà ngƣời khác và khi có khách
đến nhà ....................................................................................................................113
Bảng 3.15: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nơi công cộng ................115
Bảng 3.16: Tình hình sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp hành chính .....................116
Bảng 3.17: Tình hình sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp nơi làm việc, học tập......117
Bảng 3.18: Thái độ đối với mục đích học tiếng Việt ..............................................121
Bảng 3.19: Thái độ đối với lý do nói tiếng Việt .....................................................124
Bảng 3.20a: Thái độ đối với việc học chữ viết tiếng mẹ đẻ 1.................................126
Bảng 3.20b: Thái độ đối với việc học chữ dân tộc 2 ..............................................128


Bảng 3.21: Thái độ đối với lý do sử dụng tiếng mẹ đẻ ...........................................131
Bảng 3.22: Thái độ đối với đối với cách thức học chữ dân tộc và chữ quốc ngữ ..133
Bảng 3.23: Thái độ đối với phạm vi sử dụng tiếng mẹ đẻ ......................................136
Bảng 3.24: Thái độ đối với việc duy trì ngơn ngữ dân tộc .....................................138

Bảng 3.25: Thái độ đối với những ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong cộng đồng ........139
Bảng 3.26: Thái độ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong trƣờng học ....................141
Bảng 3.27: Thái độ ngôn ngữ trong việc lựa chọn bạn đời .....................................142
Bảng 3.28: Thái độ ngôn ngữ trong việc kết hôn của con cái.................................142


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính huyện Mƣờng Chà tháng 12 năm 2012 ................ 62
Bản đồ 2.2: Bản đồ phân bố ngôn ngữ. ................................................................... 84


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện giao tiếp, phƣơng tiện tƣ duy mà còn là
phƣơng tiện để lƣu giữ văn hóa mỗi dân tộc. Trên thế giới, có một số dân tộc thiểu số
đã và đang bị mất dần tiếng nói mẹ đẻ. Nguyên nhân dẫn tới hiện tƣợng này có thể do
các dân tộc đơng hơn đồng hố, cũng có thể do xuất phát từ nhu cầu tiến thân trong
cuộc sống mà một số dân tộc thiểu số đã tự bỏ mất tiếng nói của dân tộc mình. Hiện
nay, trên thế giới có khoảng gần 7000 ngơn ngữ và theo các nhà khoa học, đến cuối
thế kỷ 21, con số này sẽ chỉ còn là 700. Hiện trạng này khiến cho những ai có ý thức
bảo tồn văn hố đều cảm thấy xót xa. Việc đánh mất sự đa dạng ngơn ngữ và văn hóa
cũng bức thiết giống nhƣ việc đánh mất sự đa dạng sinh học. Trƣớc xu thế hội nhập
tồn cầu hiện nay, việc giữ gìn tiếng nói của các dân tộc thiểu số sẽ ngày càng khó
khăn và trở nên cấp thiết hơn, địi hỏi sự chung tay khơng chỉ của những nhà nghiên
cứu văn hóa, những nhà hoạch định chính sách mà của cả những nhà khoa học.
Đối với một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ nhƣ Việt Nam, hiện tƣợng đa ngữ
tại các vùng dân tộc thiểu số là một vấn đề đã đƣợc quan tâm từ lâu trong ngơn ngữ
học. Đó là hiện tƣợng có nhiều ngơn ngữ cùng tồn tại và đƣợc sử dụng trong cộng
đồng cũng nhƣ cá nhân (ngƣời đa ngữ). Đây không chỉ là hiện tƣợng ngôn ngữ học
thuần túy mà là một hiện tƣợng ngôn ngữ - xã hội phức tạp, liên quan đến đời sống

chính trị - xã hội và sự phát triển của mỗi quốc gia. Đa ngữ đƣợc luận án này lựa
chọn làm đề tài nghiên cứu xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đa ngữ và từ
chính yêu cầu của thực tiễn, từ sự cần thiết của việc nghiên cứu hiện tƣợng này.
Trong bối cảnh đất nƣớc đang phát triển và hội nhập, q trình đơ thị hóa, hiện
đại hóa, tồn cầu hóa đang ngày càng mở rộng đến mọi bản làng và tác động mạnh
mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Dƣới tác động của sự phát triển kinh tế - xã
hội, sự di dân, sự đô thị hóa, các vùng dân tộc thiểu số đa ngữ cũng đang có những
biến đổi. Sự biến đổi này đang diễn ra nhƣ thế nào? Liệu các ngôn ngữ dân tộc thiểu
số có cịn giữ đƣợc bản sắc và đƣợc duy trì? Vai trị và sự phân cơng chức năng
giữa các ngôn ngữ trong vùng dân tộc thiểu số đa ngữ có đặc điểm gì mới? Những
1


câu hỏi đó cần đƣợc trả lời bằng những nghiên cứu cụ thể. Và một nghiên cứu
trƣờng hợp về trạng thái đa ngữ sẽ trả lời một phần những câu hỏi ấy.
Cũng nhƣ đa số các vùng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, Điện Biên là một
vùng dân tộc thiểu số đa ngữ. Với sự cộng cƣ của 19 dân tộc, hiện tƣợng đa ngữ là
một hiện tƣợng phổ biến ở từng huyện thậm chí từng xã. Sự cùng tồn tại của nhiều
ngôn ngữ trong một địa bàn sẽ dẫn đến những vấn đề nhƣ sự phân bố chức năng;
vai trị, vị thế của từng ngơn ngữ trong địa bàn; thái độ của ngƣời dân đối với những
ngôn ngữ đƣợc sử dụng; sự tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ và văn hóa. Những vấn đề
này sẽ có tác động không nhỏ đến ý thức tộc ngƣời, sự đa dạng văn hóa cũng nhƣ sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nghiên cứu trạng thái đa ngữ sẽ mang lại
những chỉ số tin cậy để đánh giá vị thế ngơn ngữ, đánh giá vai trị và chức năng của
từng ngôn ngữ trong cộng đồng, những yếu tố có tác động đến việc bảo tồn sự đa
dạng ngôn ngữ - vấn đề đang rất đƣợc quan tâm hiện nay.
Mƣờng Chà là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên với những đặc điểm
tƣơng đối điển hình về cảnh huống ngơn ngữ của Điện Biên nói riêng và khu vực
Tây Bắc nói chung. Mƣờng Chà nằm ở vị trí huyết mạch trên quốc lộ 12 nối liền
Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai. So với các huyện thị khác trong tỉnh, Mƣờng Chà

là nơi có nhiều tác động của việc phân vùng kinh tế (với 4 lần chia tách tính từ khi
tách tỉnh Điện Biên – Lai Châu), hội tụ những đặc điểm của hiện đại hóa, sự di dân
và q trình đơ thị hóa. Ở Mƣờng Chà hiện nay có mặt 11/19 dân tộc của Điện Biên
(trong đó tập trung hầu hết các dân tộc có số lƣợng dân cƣ đông của Điện Biên nhƣ
Thái, Mông, Khơ Mú, Hoa, Kháng) và cũng là một trong số những huyện đã áp
dụng thí điểm dạy học tiếng mẹ đẻ trong nhà trƣờng. Cảnh huống ngôn ngữ ở
Mƣờng Chà vì vậy có nhiều đặc điểm phù hợp để nghiên cứu nhƣ một “case study”
về trạng thái đa ngữ ở vùng dân tộc thiểu số.
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu trƣờng hợp về hiện tƣợng đa ngữ ở các
vùng dân tộc thiểu số nhƣ Cao Bằng, Sơn La, Trà Vinh, An Giang,… nhƣng chƣa
có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn Điện Biên nói chung và
Mƣờng Chà nói riêng. Lựa chọn đa ngữ làm vấn đề nghiên cứu và chọn Mƣờng Chà
2


làm địa bàn nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về
đa ngữ trong tình hình hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở một số lý thuyết chung về nghiên cứu đa ngữ cũng nhƣ số liệu, ngữ
liệu thu thập đƣợc qua thực địa, mục đích nghiên cứu là tìm hiểu trạng thái đa ngữ,
qua đó cung cấp một bức tranh tồn cảnh về tình hình đa ngữ hiện nay của ngƣời
dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà. Bức tranh đó sẽ bao gồm việc mơ tả các đặc điểm
của cảnh huống ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời
dân tộc thiểu số trong giao tiếp, sự hành chức của các ngôn ngữ trong xã hội, thái độ
của cộng đồng đối với các ngơn ngữ, từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho
việc đề xuất một số kiến nghị cho vấn đề bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ ở Mƣờng
Chà nói riêng và Điện Biên nói chung.
Để thực hiện đƣợc các mục đích trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là:
Thứ nhất, tổng quan vấn đề nghiên cứu và giới thiệu một cách có chọn lọc các
lý thuyết liên quan đến nội dung luận án làm cơ sở lý luận cho đề tài.

Thứ hai, miêu tả và phân tích các yếu tố tác động và các đặc điểm của cảnh
huống ngơn ngữ hiện nay ở Mƣờng Chà.
Thứ ba, trình bày và phân tích các kết quả nghiên cứu về năng lực ngơn ngữ,
tình hình sử dụng ngơn ngữ cũng nhƣ thái độ ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở
Mƣờng Chà cả ở góc độ định tính và định lƣợng.
Thứ tƣ, gợi ý và để xuất một vài kiến nghị cho vấn đề bảo toàn sự đa dạng ngơn
ngữ cho Mƣờng Chà nói riêng và Điện Biên nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trạng thái đa ngữ ở vùng dân tộc thiểu số (cảnh huống ngôn ngữ, năng lực ngôn
ngữ, hiện trạng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số) đƣợc chúng tôi xác
định là đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án. Địa bàn mà chúng tôi chọn khảo
sát là huyện Mƣờng Chà – Tỉnh Điện Biên – một vùng dân tộc thiểu số tƣơng đối
điển hình của tỉnh, có diện tích rộng, tập trung nhiều thành phần dân tộc, đặc biệt là
Thái, Mông, Khơ Mú…
3


Với đề tài này, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở ba xã Mƣờng Tùng, Ma
Thì Hồ và Mƣờng Mƣơn của huyện Mƣờng Chà – Tỉnh Điện Biên, đối tƣợng khảo
sát tập trung vào ba dân tộc chính là ngƣời Thái, ngƣời Mông và ngƣời Khơ Mú.
Đây là ba dân tộc thiểu số có số dân đơng nhất huyện và cũng là ba dân tộc chịu
nhiều sự ảnh hƣởng của các cuộc di dân và phân vùng kinh tế. Cụ thể:
Về xã Mường Tùng: Mƣờng Tùng là một xã nằm ở đông bắc huyện Mƣờng
Chà, bắc tỉnh Điện Biên. Xã có 14 bản gồm 8 bản ngƣời Thái, 6 bản ngƣời Mông.
Mƣờng Tùng là một địa bàn dân tộc thiểu số vừa có q trình lịch sử lâu đời lại vừa
có những biến động trong q trình phân bố lại vùng kinh tế ở Mƣờng Chà. Ngƣời
Thái ở Mƣờng Tùng là nhóm dân tộc Thái với những đặc điểm đặc trƣng cho ngƣời
Thái ở Điện Biên và cũng chịu nhiều sự tác động của quá trình biến động dân cƣ
sau khi nhiều lần thay đổi địa giới hành chính của huyện. Ở xã Mƣờng Tùng, đề tài
khảo sát toàn bộ ngƣời dân tộc Thái ở bản Huổi Chá. Tại thời điểm khảo sát chúng

tôi đã phỏng vấn đƣợc 289/312 ngƣời dân trong bản.
Về xã Mường Mươn: Mƣờng Mƣơn là một xã nằm ở tây nam huyện Mƣờng
Chà, bắc tỉnh Điện Biên. Xã có 10 bản gồm 2 bản ngƣời Thái, 5 bản ngƣời Mông, 2
bản ngƣời Khơ Mú và 1 bản là cộng cƣ giữa ngƣời Mông và Khơ Mú. Trong 4 xã
có ngƣời Khơ Mú sinh sống ở Mƣờng Chà (gồm Pa Ham, Hừa Ngài, Na Sang,
Mƣờng Mƣơn) thì ngƣời Khơ Mú tập trung đơng nhất ở Mƣờng Mƣơn. Mƣờng
Mƣơn cùng với Na Sang đƣợc coi là địa bàn của ngƣời Khơ Mú. Mặt khác, Mƣờng
Mƣơn nằm trên trục đƣờng từ thành phố Điện Biên Phủ đi Mƣờng Chà vào Mƣờng
Lay, Mƣờng Nhé; có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp xúc, giao lƣu kinh tế, văn
hóa. Vì vậy, nghiên cứu ngƣời Khơ Mú ở Mƣờng Mƣơn sẽ đảm bảo đƣợc tính đại
diện của nhóm dân tộc này ở Mƣờng Chà trong tình hình hiện nay. Ở xã Mƣờng
Mƣơn, chúng tơi khảo sát tồn bộ ngƣời dân tộc Khơ Mú ở bản Púng Giắt 1. Tại
thời điểm khảo sát chúng tôi đã phỏng vấn đƣợc 312/392 ngƣời dân trong bản.
Về xã Ma Thì Hồ: Ma Thì Hồ đƣợc thành lập năm 2006 trên cơ sở điều chỉnh
một phần diện tích và dân cƣ của 3 xã Mƣờng Mƣơn, Si Pa Phìn và Huổi Lèng. Xã
có 10 bản ngƣời Mơng. Ở xã Ma Thì Hồ, khảo sát tồn bộ ngƣời dân tộc Mông ở
4


bản Huổi Mí. Bản Huổi Mí nằm cách quốc lộ 4H chƣa đầy 200m, đƣờng vào bản đã
đƣợc bê tông hóa, điện lƣới, nƣớc sinh hoạt đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng vẫn có
2/3 hộ của bản thuộc diện nghèo. Ngƣời Mơng ở Huổi Mí vừa có đặc điểm chung
của nhóm dân tộc Mơng ở Mƣờng Chà nói riêng và Điện Biên nói chung vừa có
những biến đổi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng nhờ vị trí
địa lý tƣơng đối thuận lợi so với những bản khác. Do đó, nghiên cứu ngƣời Mơng ở
Huổi Mí phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài về trạng thái đa ngữ xã hội
dƣới tác động của những nhân tố kinh tế xã hội trong bối cảnh hiện nay. Tại thời
điểm khảo sát chúng tôi đã phỏng vấn đƣợc 355/391 ngƣời dân trong bản.
Những bản đƣợc chọn làm phạm vi nghiên cứu là những bản có số dân đủ lớn
và cảnh huống phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Tổng số đối tƣợng

điều tra trong phạm vi nghiên cứu là 956 ngƣời. Còn một số ngƣời dân trong các
bản đã chọn chúng tơi chƣa khảo sát đƣợc vì một số lý do nhƣ họ khơng có mặt ở
bản, tình trạng sức khỏe khơng cho phép hay các em cịn q nhỏ. Nguồn ngữ liệu
đƣợc khảo sát trong phạm vi này là cơ sở cho những nghiên cứu và đánh giá của
luận án. (Thông tin cụ thể về địa bàn nghiên cứu đƣợc trình bày trong phần phụ lục
của luận án).
Một vài thơng tin về đối tƣợng nghiên cứu của luận án:
3.1. Về giới tính
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tơi đã khảo sát tổng số 472 nam và 484 nữ. Về
giới tính, có sự tƣơng đối cân bằng giữa các dân tộc trong nhóm đối tƣợng khảo sát. Ở
nhóm ngƣời dân tộc Thái và Khơ Mú, tỉ lệ nam cao hơn một chút trong khi ở nhóm
ngƣời dân tộc Mơng, tỉ lệ nữ lại cao hơn. Mức độ chênh lệch giữa hai giới ở dân tộc
Thái là 4%, ở dân tộc Mông là 8% trong khi ở ngƣời Khơ Mú chỉ là 2%. Nhƣng trong
tổng số 956 đối tƣợng khảo sát thuộc phạm vi luận án, tỉ lệ nam nữ khá cân bằng. Đó
cũng là một thuận lợi để những đánh giá của luận án có tính bao qt hơn.
3.2. Về độ tuổi
Trong phạm vi luận án, chúng tôi phân chia các đối tƣợng khảo sát theo độ tuổi
thành 5 nhóm: dƣới 20, từ 20 đến 35, từ 36 đến 50, từ 51 đến 70 và trên 70. Sự phân
5


chia thành 5 nhóm này nhằm đảm bảo tính tồn diện về cơ cấu độ tuổi của các đối
tƣợng đƣợc khảo sát. Mặt khác, sự phân chia này cũng đƣợc tham khảo dựa trên
những nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ở trong và ngồi nƣớc về những vấn đề ngơn
ngữ - xã hội từ góc nhìn của ngơn ngữ học xã hội.
Xét theo độ tuổi thì trong số những ngƣời đƣợc khảo sát thuộc phạm vi đề tài,
các nhóm tuổi dƣới 20 có tỉ lệ 27,1%; từ 20 – 35 chiếm 28,2%; từ 35- 50 chiếm
25,2%. Nhƣ vậy 3 nhóm tuổi này có tỉ lệ tƣơng đối cân bằng (đều trên 25%). Nhóm
tuổi 51 – 70 chiếm 14,5%. Riêng nhóm tuổi trên 70 có tỉ lệ thấp nhất (5%). Lý do
chủ yếu vì khi khảo sát, nhiều ngƣời trong độ tuổi trên 70 không đủ khả năng và sức

khỏe để trả lời phỏng vấn. Xét trong từng dân tộc thì ở ngƣời Thái nhóm tuổi dƣới
20 chiếm tỉ lệ cao nhất (30,8%) trong khi ở ngƣời Mơng là nhóm 36 – 50 tuổi
với 29,3% và ở ngƣời Khơ Mú là nhóm 20 – 35 tuổi với 33,7%.
3.3. Về trình độ học vấn
Về trình độ học vấn, lận án khảo sát theo 7 nhóm xét theo trình độ học vấn từ
thấp đến cao là: (1) Không đi học/ (2) Tiểu học/ (3) Trung học cơ sở (THCS)/
(4)Trung học phổ thông (THPT)/ (5) Sơ – trung cấp/ (6) Cao đẳng - Đại học/ (7)
Trên đại học.
Sự phân chia thành các nhóm trình độ này cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối.
Trong nhóm đối tƣợng khảo sát, chúng tơi xếp theo từng nhóm trình độ dựa vào cấp
học lớn nhất mà họ đã học hoặc đang đƣợc học. Nhƣ vậy, ở đây việc phân loại theo
trình độ khơng xét đến việc phải tốt nghiệp hay có bằng cấp ở trình độ ấy. Chẳng
hạn, một ngƣời học đến lớp 3 vẫn đƣợc chúng tôi xếp vào nhóm tiểu học (để phân
biệt với ngƣời khơng đi học) và một ngƣời chỉ học đến lớp 6 vẫn đƣợc xếp vào
nhóm THCS (để phân biệt với ngƣời chỉ học đến hết tiểu học). Với nhóm đối tƣợng
là học sinh – sinh viên thì đang học ở cấp nào sẽ đƣợc xếp vào nhóm có trình độ
tƣơng đƣơng. Chẳng hạn, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đƣợc xếp vào nhóm tiểu học,
sinh viên đƣợc xếp vào nhóm cao đẳng - đại học. Sự phân chia này sẽ tạo ra sự
chênh lệch nhất định về mặt trình độ giữa những ngƣời trong cùng một nhóm.
Ngƣời học hết lớp 5 với học sinh lớp 1, 2 chắc chắn sẽ có sự khác biệt rất lớn về
6


nhận thức, khả năng tiếng Việt. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo đƣợc tính tồn diện trong
nghiên cứu và sự khác biệt giữa các nhóm theo trình độ học vấn nên chúng tơi vẫn
lựa chọn cách phân loại nhƣ đã trình bày.
Xét theo trình độ, phần lớn ngƣời dân có trình độ ở bậc tiểu học (42.7%) và
THCS (34.7%), nhóm ngƣời dân có trình độ cao (từ THPT trở lên) chiếm tỉ lệ thấp.
Có 12.4% ngƣời dân xác nhận là họ khơng đƣợc đến trƣờng. Xét trong từng dân tộc
thì ngƣời dân tộc Thái có tỉ lệ ngƣời dân trình độ cao (THPT, CĐ – ĐH) cao hơn so

với hai dân tộc cịn lại (4,5% trong khi ở dân tộc Mơng là 2,3% và ở dân tộc Khơ Mú là
1,3%), số ngƣời thất học cũng ít nhất (8,3%, ở dân tộc Mơng là 9,9% và Khơ Mú là
18,9%). Nhóm ngƣời dân Khơ Mú có tỉ lệ trình độ cao thấp nhất và số ngƣời thất học
chiếm tỉ lệ cao nhất. Sự khác nhau về trình độ của ngƣời dân chắc chắn sẽ có những
ảnh hƣởng nhất định đến năng lực ngơn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ của họ.
3.4. Về cơ cấu nghề nghiệp
Về cơ cấu nghề nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu, các đối tƣợng đƣợc xếp vào
8 nhóm căn cứ vào nghề nghiệp mà họ tự khai nhận là:
(1) Học sinh, sinh viên

(2) Nội trợ

(3) Nông dân

(4) Công nhân

(5) Giáo viên

(6) Ngƣời làm cơng việc hành chính

(7) Bn bán

(8) Nghỉ hƣu, mất sức

Trong tổng số những ngƣời thuộc đối tƣợng khảo sát, những ngƣời dân làm
nông vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (62,7%), tiếp đến là nhóm học sinh – sinh viên
24,6%). Nhóm nghề nghiệp trình độ cao nhƣ giáo viên (0,9%), ngƣời làm cơng việc
hành chính chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,4%).
Xét ở từng dân tộc, sự chênh lệch về tỉ lệ giữa các nhóm nghề nghiệp ở ngƣời
Thái là ít nhất. Trong số những ngƣời Thái đƣợc khảo sát, nhóm nơng dân chiếm tỉ

lệ cao nhất với 47,4% và chỉ chênh 15,2% so với nhóm có tỉ lệ cao thứ hai là nhóm
học sinh, sinh viên với 32,2%. Trong khi đó, sự chênh lệch tỉ lệ giữa hai nhóm này
ở ngƣời Mơng là 48,2% (= 70,4 – 22,2) và ở ngƣời Khơ Mú cũng là 47,8% (= 68 –
20,2). Bên cạnh đó, nhóm nghề giáo viên ở ngƣời Thái cũng chiếm tỉ lệ cao nhất là
7


2,4% trong khi ở ngƣời Mông chỉ là 0,6% và ngƣời Khơ Mú thì khơng có ai làm
nghề này. Một đặc điểm nữa đáng lƣu ý trong sự phân bố nghề nghiệp ở ba dân tộc
là: nhóm nghề cơng nhân chỉ có ở ngƣời Thái mà khơng có ở hai dân tộc cịn lại và
nhóm nghề bn bán ở ngƣời Thái cũng chiếm tỉ lệ cao nhất (3,5%) so với nhóm
nghề này ở ngƣời Mơng (2%) và ngƣời Khơ Mú (1,6%).
Nhƣ vậy, có thể thấy, ở ngƣời Thái, tỉ lệ ngƣời dân ở các nhóm nghề có trình độ cao
nhƣ học sinh, sinh viên, giáo viên và các nhóm nghề có nhiều cơ hội tiếp xúc bên ngồi
nhƣ cơng nhân, bn bán cao hơn so với hai dân tộc cịn lại. Kết quả này một phần cho
thấy sự tƣơng ứng hợp lý với cơ cấu trình độ học vấn ở các dân tộc và phần nào đó chắc
chắn sẽ có tác động đến năng lực cũng nhƣ thái độ ngôn ngữ của ngƣời dân.
3.5. Về mức độ thường xuyên của việc đi khỏi làng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi coi mức độ thƣờng xuyên đi khỏi làng (ra khỏi
môi trƣờng ngôn ngữ mẹ đẻ) của ngƣời dân nhƣ một biến độc lập để đánh giá về
năng lực và thái độ ngôn ngữ dựa trên giả định rằng việc thƣờng xuyên đi khỏi làng
và thời gian của mỗi lần đi khỏi làng sẽ có những tác động nhất định đến năng lực
và thái độ ngôn ngữ của ngƣời dân. Trên thực tế ở Mƣờng Chà, khi các dân tộc cƣ
trú tập trung theo bản làng (ngƣời trong mỗi bản đều là ngƣời cùng một dân tộc) thì
việc đi khỏi làng sẽ tạo cơ hội cho ngƣời dân đƣợc giao lƣu, tiếp xúc về văn hóa,
ngơn ngữ với những ngƣời ở dân tộc khác nhiều hơn. Và ở phạm vi đề tài, chúng tôi
phân chia mức độ thƣờng xuyên của việc đi khỏi làng thành 6 mức:
Không bao giờ ra khỏi làng
Thƣờng xuyên đi nhƣng chỉ đi trong ngày
Thỉnh thoảng đi nhƣng đi ngắn ngày (dƣới 7 ngày/lần)

Thỉnh thoảng đi và đi dài ngày (trên 7 ngày/lần)
Đi thƣờng xuyên và ngắn ngày (dƣới 7 ngày/lần)
Đi thƣờng xuyên và dài ngày (trên 7 ngày/lần)
Ở cách phân chia này, chúng tôi nhấn mạnh vào hai yếu tố là thƣờng xuyên/
không thƣờng xuyên (thỉnh thoảng) và ngắn ngày/ dài ngày. Mức độ thƣờng xuyên/
không thƣờng xuyên đƣợc đánh giá nhƣ sau: 3 lần/ năm là không thƣờng xuyên và
8


nhiều hơn là thƣờng xuyên (trung bình mỗi quý đều ra khỏi làng ít nhất 1 lần hoặc
liên tục ở ngoài làng và mỗi năm chỉ về làng 3 – 5 lần). Mức độ dài/ ngắn của thời
gian mỗi lần ra khỏi làng căn cứ theo thời gian của 1 tuần, trong vòng 1 tuần đƣợc
đánh giá là ngắn ngày, nhiều hơn 1 tuần là dài ngày dựa trên giả định rằng có những
ngƣời đi làm ở ngồi làng và chỉ về nhà vào dịp cuối tuần.
Trong nhóm đối tƣợng khảo sát, phần lớn ngƣời dân ở cả ba dân tộc đều thỉnh
thoảng mới ra khỏi làng và đi ngắn ngày. Tỉ lệ này ở ngƣời Mông là cao nhất
(70,1%) sau đó đến ngƣời Khơ Mú (69,2%) và ngƣời Thái (58,2%). Trƣờng hợp
những ngƣời thƣờng xuyên đi nhƣng chỉ đi trong ngày thì tỉ lệ giữa các dân tộc
tƣơng đối cân bằng (đều trên 20%). Đối với trƣờng hợp những ngƣời khơng bao giờ
ra khỏi làng thì tỉ lệ cao nhất là ở ngƣời Khơ Mú (8%) và thấp nhất ở ngƣời Thái
(1,7%). Ngƣợc lại, tỉ lệ những ngƣời thƣờng xuyên đi (cả đi ngắn ngày và dài ngày)
thì ở ngƣời Thái vẫn cao nhất.
Nhìn chung, có thể kết luận rằng ngƣời Thái có mức độ đi khỏi làng nhiều nhất sau
đó đến ngƣời Mơng và cuối cùng là ngƣời Khơ Mú. Kết quả này cho thấy ngƣời Thái
có mức độ tiếp xúc, giao lƣu bên ngoài bản làng cao hơn so với hai dân tộc cịn lại.
3.6. Về tình hình kinh tế
Bên cạnh những yếu tố về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp và mức
độ đi khỏi làng thì tình hình kinh tế của gia đình cũng đƣợc chúng tơi xem nhƣ một yếu
tố có khả năng tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở
Mƣờng Chà. Tình hình kinh tế đƣợc xem xét ở phạm vi đề tài là tình hình kinh tế

chung của gia đình trong mối tƣơng quan với mức sống bình quân ở bản. Để đánh giá
tình hình kinh tế, chúng tơi để ngƣời dân tự đánh giá chủ quan (so với mặt bằng chung
của cả xã và bản) kết hợp với sự quan sát khách quan. Có 3 mức độ mà chúng tơi gợi ý
là: Khó khăn, Bình thƣờng và Dƣ dả. Đánh giá này về mặt quan sát khách quan dựa
trên tài sản hiện có của gia đình, số ngƣời có việc làm và có thu nhập trên tổng số thành
viên trong gia đình, tổng số thu nhập bình quân của cả gia đình. Có nhiều trƣờng hợp
khi để ngƣời dân tự đánh giá thì họ tự nhận ở mức khó khăn nhƣng sau khi điều tra
tổng thể, xét thấy những gia đình này có mức sống cao hơn so với mặt bằng chung của
9


phần lớn những gia đình khó khăn khác ở trong bản cũng nhƣ ở hai dân tộc trong phạm
vi khảo sát nên chúng tơi vẫn xếp vào nhóm có kinh tế ở mức bình thƣờng.
Về kinh tế, hầu hết các gia đình ngƣời Mơng và Khơ Mú trong phạm vi khảo sát
đều có kinh tế ở mức độ khó khăn (tỉ lệ khó khăn ở ngƣời Mơng là 96,9%, ngƣời
Khơ Mú là 73,2%). Tỉ lệ này ở ngƣời Thái chỉ là 21.5%. Phần lớn gia đình ngƣời
Thái có kinh tế ở mức bình thƣờng (76,8%). Trong số 956 đối tƣợng nghiên cứu,
chỉ có 5 ngƣời tự nhận kinh tế ở mức dƣ dả và 5 ngƣời này đều là ngƣời Thái.
Nhƣ vậy, có thể kết luận, về kinh tế, ngƣời Thái có mức sống cao hơn so với hai
dân tộc cịn lại là ngƣời Mơng và Khơ Mú. Kết quả này cũng hợp lý với kết quả về
trình độ học vấn hay mức độ thƣờng xuyên của việc đi khỏi làng khi ở ngƣời Thái
thì tỉ lệ ngƣời dân có trình độ cao và thƣờng xuyên ra khỏi làng cũng nhiều hơn so
với hai dân tộc cịn lại.
Những thơng tin cụ thể về các đối tƣợng khảo sát đƣợc trình bày qua các bảng
báo cáo ở phần phụ lục.
* Ngoài những phân tầng về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
mức độ thƣờng xuyên của việc đi khỏi làng và tình hình kinh tế của gia đình thì
chúng tơi cũng tính đến những yếu tố nhƣ thành phần dân tộc của bố/ mẹ, ngôn ngữ
đầu tiên, thời gian sống ở làng, nơi sinh ra và lớn lên, tình trạng hơn nhân. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố này khơng đóng vai trị quyết định

vì hầu hết ngƣời dân trong phạm vi khảo sát đều có bố/mẹ là ngƣời cùng dân tộc,
tiếng mẹ đẻ của họ cũng là ngôn ngữ đầu tiên mà họ nói đƣợc và họ đều sinh ra
cũng nhƣ lớn lên ở bản làng của họ. Vì khơng có sự khác biệt nên những yếu tố này
bị loại trừ ra khỏi khả năng tác động đến năng lực, thái độ cũng nhƣ việc sử dụng
ngôn ngữ của ngƣời dân.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với một đề tài mang tính xã hội và ứng dụng, luận án sử dụng các phƣơng pháp:
phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã, phƣơng pháp ngôn ngữ học xã hội, phƣơng
pháp miêu tả; thủ pháp thống kê phân loại có sự hỗ trợ của các phần mềm SPSS và
QGIS. Cụ thể:
10


Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã và ngôn ngữ học xã hội đƣợc sử dụng trong
việc thu thập ngữ liệu bao gồm việc điền dã, phỏng vấn, quan sát các tình huống
giao tiếp. Cụ thể: Tiến hành điều tra thực tế bằng anket kết hợp quan sát, trò chuyện
và phỏng vấn sâu. Bảng phỏng vấn và nội dung trò chuyện đã đƣợc chuẩn bị và sử
dụng gồm 36 câu với 3 phần chính trong thơng tin khảo sát: Năng lực ngôn ngữ,
Môi trƣờng sử dụng ngôn ngữ, Thái độ ngôn ngữ. Khi khảo sát sự phân tầng xã hội
trong sử dụng ngôn ngữ của ngƣời đa ngữ tại cộng đồng, luận án phân tầng theo dân
tộc, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình hình kinh tế gia đình và
mức độ thƣờng xuyên của việc đi khỏi làng.
Về việc chọn mẫu: Do đặc điểm cƣ trú theo bản của ngƣời dân tộc thiểu số ở
Mƣờng Chà, chúng tôi căn cứ vào những đặc điểm của từng bản để chọn khảo sát ở
những bản có đặc điểm tƣơng đối điển hình, các bản này đƣợc lựa chọn dựa trên một
số đặc điểm tƣơng đồng và đại diện. Đối với đề tài, chúng tôi không chọn mẫu ngẫu
nhiên theo phân tầng mà tiến hành khảo sát toàn bộ nhân khẩu trong từng bản đƣợc.
Việc khảo sát toàn bộ nhân khẩu trong bản thay vì chọn mẫu trong cả xã hay huyện
nhằm đảm bảo tỷ lệ cơ cấu dân số cũng nhƣ sẽ góp phần cho thấy tƣơng quan giữa các
mẫu khảo sát theo phân tầng ở một cộng đồng nhất định. Tuy vậy, chúng tôi vẫn nhấn

mạnh đến tính chất tƣơng đối của nghiên cứu định lƣợng, do số lƣợng mẫu là ít so với
tập hợp đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp phân tích ngữ liệu mà chúng tơi sử dụng trong luận án chủ yếu là
phƣơng pháp miêu tả định lƣợng kết hợp phân tích định tính. Luận án cũng sử dụng
một số phần mềm để xử lý các dạng thông tin, ngữ liệu, số liệu khác nhau:
Phần mềm QGIS (Quantum GIS): là một bộ phần mềm hệ thống thông tin
địa lý (Geographic Information System) nguồn mở. Với nhiều tính năng hỗ
trợ các định dạng file ảnh raster, ảnh vector và lƣu thông tin trong một cơ sở
dữ liệu, QGIS đƣợc sử dụng trong luận án để tạo bản đồ trên cơ sở bản đồ vệ
tinh trực tuyến và biên soạn theo ngữ liệu của luận án.
Phần mềm SPSS: Đây là phần mềm quản lý dữ liệu và thống kê (Statistic
Package for Social Science). Các tƣ liệu đƣợc xử lý theo cách thống kê, sau
11


đó tổng hợp và phân tích định lƣợng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS nhằm
đạt tới các mục tiêu khảo sát nghiên cứu. Phần mềm này đƣợc sử dụng để có
đƣợc kết quả ở một phần chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận án.
Tƣ liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc điều tra, thu thập vào khoảng
thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2013, qua ý kiến độc lập của 956 ngƣời dân
gồm 3 dân tộc Mông, Thái và Khơ Mú ở ba xã Ma Thì Hồ, Mƣờng Tùng và Mƣờng
Mƣơn – Huyện Mƣờng Chà – Tỉnh Điện Biên.
Sự hạn chế của phƣơng pháp: ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội phức tạp, có
liên quan và chịu sự tác động của nhiều mặt xã hội khác, đồng thời cũng ảnh hƣởng
đến một số mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, xem xét sự sử dụng ngôn ngữ nhƣ một
đối tƣợng tƣơng đối riêng biệt, với thời gian ngắn, các mẫu khảo sát nghiên cứu
chƣa thực sự đa dạng nên không thể tránh đƣợc ít nhiều sự phiến diện.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ có những đóng góp lí luận và thực tiễn sau đây:
5.1. Về mặt lí luận

- Thứ nhất, kết quả khảo sát trạng thái đa ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Mƣờng
Chà góp phần vào việc nghiên cứu hiện tƣợng đa ngữ xã hội ở vùng dân tộc thiểu số
trong bối cảnh hiện nay dƣới sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, việc khảo sát về thái độ, năng lực và tình hình sử dụng ngơn ngữ của
ngƣời dân tộc thiểu số ở huyện Mƣờng Chà sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lí luận
về chính sách ngơn ngữ vùng dân tộc thiểu số nói riêng và chính sách ngơn ngữ nói
chung trong thời kỳ hiện nay.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, nghiên cứu của chúng tôi một mặt góp phần vào việc nghiên cứu các
ngơn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mặt khác kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp
cho Nhà nƣớc mà trƣớc hết là lãnh đạo huyện Mƣờng Chà nói riêng, tỉnh Điện Biên
nói chung có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tiếng nói, chữ viết của ngƣời dân tộc
thiểu số. Trên cơ sở đó, có thể có đƣợc những nhận xét, đánh giá khách quan để đề

12


xuất các chính sách cũng nhƣ các biện pháp thực thi phù hợp nhằm bảo tồn và phát
huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
- Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng góp thêm một cơ sở cho việc xây dựng
chính sách ngơn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số trên cả nƣớc nói chung.
6. Cấu trúc của luận án
Với đối tƣợng, mục đích và nội dung nghiên cứu nhƣ trên, ngoài phần mở đầu
và kết luận, luận án đƣợc triển khai trên 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ khái quát những vấn đề lý luận liên quan
trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án nhƣ vấn đề cảnh huống ngôn ngữ,
khái niệm song (đa) ngữ và vấn đề giao tiếp trong xã hội đa ngữ, vấn đề năng lực
và thái độ ngôn ngữ, vấn đề giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số…
Chƣơng 2: Cảnh huống ngôn ngữ ở huyện Mƣờng Chà – tỉnh Điện Biên

Trên cơ sở lý thuyết chung về cảnh huống ngơn ngữ, nội dung chƣơng 2 sẽ trình
bày một số yếu tố tác động đến cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà nhƣ đặc điểm
kinh tế - xã hội, đặc điểm về sự phân bố dân cƣ cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân
tộc thiểu số ở Mƣờng Chà, chính sách ngơn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số. Phần
nội dung chính của chƣơng sẽ miêu tả và phân tích đặc điểm cảnh huống ngơn ngữ
ở Mƣờng Chà.
Chƣơng 3: Năng lực ngơn ngữ, tình hình sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn
ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở huyện Mƣờng Chà – Tỉnh Điện Biên
Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ khảo sát đặc điểm giao tiếp của ngƣời dân tộc
thiểu số trong gia đình và ngồi xã hội, các tình huống giao tiếp quy thức và phi quy
thức, ngơn ngữ chính đƣợc sử dụng trong các tình huống đó. Luận án cũng sẽ tập
trung làm rõ năng lực sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của ngƣời dân tộc
thiểu số ở Mƣờng Chà theo từng nhóm đối tƣợng, q trình linh hoạt sử dụng ngơn
ngữ trong giao tiếp. Từ đó, luận án sẽ đề xuất một số kiến nghị cho vấn đề bảo tồn
sự đa dạng ngơn ngữ ở Mƣờng Chà nói riêng và Điện Biên nói chung.

13


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng này trình bày một cách tổng quan có lựa chọn các cơng trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề song (đa) ngữ từ các quan điểm khác nhau và xác định cơ
sở lý thuyết cho đề tài từ những nghiên cứu mang tính lý luận về song (đa) ngữ,
cảnh huống ngôn ngữ, năng lực và thái độ ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ. Nội dung
của chƣơng đƣợc chia làm 2 phần chính: phần 1 trình bày tổng quan vấn đề nghiên
cứu và phần 2 là cơ sở lý thuyết.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước
1.1.1.1. Những nghiên cứu mang tính lý luận liên quan đến vấn đề song

(đa) ngữ
Khơng có nghi ngờ rằng một bức tranh nhiều sắc thái hơn của ngơn ngữ lồi
người, và của cả tâm trí con người, đã nổi lên như là một kết quả của cuộc
nghiên cứu về song ngữ và đa ngữ trong nhiều thập kỷ. Chúng ta hiểu thêm
rất nhiều về khả năng của con người đối với ngôn ngữ thông qua những
nghiên cứu này nếu so với bất cứ quan điểm đơn ngữ nào có thể cung cấp
(There is no doubt that a much more nuanced picture of the human language
falculty, and indeed of the human mind, has emerged as a result of extensive
research on bilingualism and multilingualism over many decades. We
understand more about the human capacity for language through such
research than the monolingual perspective can ever offer.)
[Li Wei, 2013, tr.45]
Mặc dù hầu hết mọi ngƣời trên thế giới sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ trong
cuộc sống hàng ngày, các phƣơng pháp tiếp cận để nghiên cứu hiện tƣợng song ngữ
thƣờng là các phƣơng pháp nghiên cứu đơn ngữ. Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự
quan tâm đến hiện tƣợng song ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ đã mang lại một số cách tiếp
cận mới dựa trên nghiên cứu tại các cộng đồng đa ngữ khác nhau của thế giới. “Tiếp
xúc ngôn ngữ và song ngữ” của Rene Appel và Pieter Muysken (2006) là một nghiên
14


cứu mang tính lý luận về vấn đề này. Cuốn sách này đƣợc xuất bản lần đầu vào năm
1987 tại Edward Arnold (đƣợc tái bản vào năm 2006 tại Amsterdem). Trong nghiên
cứu này, song ngữ đƣợc coi là một hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ
đƣợc nhìn từ bốn quan điểm khác biệt: xã hội song ngữ; ngƣời song ngữ; sử dụng
ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ; cuối cùng là chính ngơn ngữ (ngơn ngữ thay đổi
khi tiếp xúc với nhau? Làm thế nào ngôn ngữ mới có thể xuất hiện từ sự tiếp xúc
ngơn ngữ?). Kết quả nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan rất cần thiết về vấn
đề song ngữ và tiếp xúc ngơn ngữ trong nghiên cứu. Từ đó, lĩnh vực này đã trải qua
một sự phát triển to lớn, dẫn đến một loạt các cuộc điều tra mới và một vài tạp chí

chuyên ngành nhƣ “Tạp chí Quốc tế Song ngữ”, “Tạp chí phát triển đa ngơn ngữ và
đa văn hóa”, và “Song ngữ: Ngơn ngữ và nhận thức”... Một số nghiên cứu lý thuyết
cơ bản hơn cũng đã xuất hiện từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc.
“The Handbook of Bilingualism” của Tej K. Bhatia, William C. Ritchie xuất bản
lần đầu năm 2004 và các lần tái bản sau đó với tựa đề “The Handbook of
Bilingualism and Multilingualism” đã cung cấp những nghiên cứu trong những vấn
đề trọng tâm phát sinh trong việc xem xét các hiện tƣợng đa ngữ, từ sự diễn tả của hai
ngôn ngữ trong bộ não cá nhân đa ngữ đến các hình thức khác nhau của giáo dục đa
ngữ, bao gồm cả tình trạng đa ngữ ở từng khu vực của thế giới. Đồng thời, những
nghiên cứu này cũng cung cấp những quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận về đa ngữ
khác nhau, từ nghiên cứu thần kinh và tâm lý ngôn ngữ học, ngôn ngữ học xã hội để
nghiên cứu hiện tƣợng đa ngữ.
Peter Auer và Li Wei (2007) cũng đã có một giới thiệu ngắn gọn về song ngữ và
đa ngữ trong các trƣờng học, nơi làm việc, và ở trong một thế giới tồn cầu hóa. Các
tác giả đã sử dụng một số cách tiếp cận để giải quyết vấn đề và đặt câu hỏi ở phạm vi
rộng về song ngữ và đa ngữ trong xã hội, bao gồm cả vấn đề thu nhận ngôn ngữ và
bảo tồn song ngữ.
Một cơng trình tổng hợp các nghiên cứu về “Ngơn ngữ học xã hội và giảng dạy
ngôn ngữ” của Sandra Lee McKay & Nancy H Hornberger (2009) đã giới thiệu về
các lĩnh vực xã hội học cho các giáo viên giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Cuốn sách bao
15


×