Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới sii vào đánh giá hoạt động đổi mới ở việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THẾ DŨNG

LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SII
VÀO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THẾ DŨNG

LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SII
VÀO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
Mã số: Thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

GIÁO VIÊN DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức
2. TS. Hồ Ngọc Luật



Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận án “Lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới - SII vào
đánh giá hoạt động đổi mới ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế” là cơng
trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tơi. Các số liệu, trích dân và tài liệu tham
khảo sử dụng cho Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 8
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... 10
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 11
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .......................................................................... 11
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 13
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 13
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 13
3. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 13
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ...................................................................... 13
4.1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13
4.2. Giới hạn nghiên cứu...................................................................................... 14
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 14
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 14
5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 14
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 15
6.1. Cách tiếp cận:................................................................................................ 15
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: ................................................ 16
6.3. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu ............................................... 18

7. Đóng góp của Luận án ..................................................................................... 19
7.1. Về mặt lý luận: .............................................................................................. 19
7.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 19
7.3. Về mặt chính sách ......................................................................................... 20
8. Kết cấu luận án ................................................................................................ 20
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ
ĐỔI MỚI -SII ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM ............... 22
1.1. CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ ................................ 22

1


1.2. NGHIÊN CỨU LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI ................................................................................................. 28
1.2.1. Nghiên cứu lộ trình áp dụng chỉ số - GCI ................................................. 28
1.2.2. Nghiên cứu lộ trình áp dụng Chỉ số đổi mới tồn cầu - GII ...................... 31
1.2.3. Nghiên cứu lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới - SII ...................................... 32
1.2.4. Nghiên cứu lộ trình áp dụng chỉ số thành tựu cơng nghệ - TAI ................ 34
1.2.5. Nghiên cứu lộ trình áp dụng Chỉ số Kinh tế tri thức – KEI ...................... 35
1.2.6. Nghiên cứu về lộ trình chỉ số Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị ............ 36
1.2.7. Nghiên cứu lộ trình áp dụng chỉ số ICT. ................................................... 37
1.2.8. Nghiên cứu về phƣơng pháp luận xây dựng bản đồ công nghệ và lộ trình
cơng nghệ ............................................................................................................. 38
1.2.9. Nghiên cứu về lộ trình ƣơm tạo doanh nghiệp cơng nghệ ........................ 39
1.2.10. Nghiên cứu về Lộ trình cơng nghệ .......................................................... 39
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT ................................... 41
1.3.1. Nội dung nghiên cứu đã đạt đƣợc .............................................................. 41
1.3.2. Vấn đề Luận án cần giải quyết .................................................................. 42
1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 43

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI
MỚI-SII ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TRONG XU
THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................................... 45
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỔI MỚI .................................. 45
2.1.1. Khái niệm đổi mới ..................................................................................... 45
2.1.2. Các hoạt động đổi mới ............................................................................... 48
2.1.3. Các loại hình đổi mới ................................................................................. 48
2.1.4. Hệ sinh thái đổi mới ................................................................................... 49
2.1.5. Vai trò của đổi mới trong doanh nghiệp .................................................... 49
2.1.6. Đổi mới và tăng trƣởng kinh tế.................................................................. 50
2.1.7. Các yếu tố liên quan đến đổi mới .............................................................. 52

2


2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI
MỚI ...................................................................................................................... 58
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 58
2.2.2. Khung cơ sở đổi mới ................................................................................. 59
2.2.3. Vai trò của việc đánh giá hoạt động đổi mới ............................................. 60
2.2.4. Các phƣơng pháp đánh giá đổi mới ........................................................... 61
2.2.5. Đặc điểm của phƣơng pháp chỉ số ............................................................. 61
2.3. CHỈ SỐ ĐỔI MỚI......................................................................................... 62
2.3.1. Khái niệm về chỉ số và chỉ số tổng hợp ..................................................... 62
2.3.2. Phƣơng pháp xây dựng chỉ số tổng hợp .................................................... 63
2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đổi mới và khả năng áp dụng chỉ số
VN-SII.................................................................................................................. 66
2.3.4. Chỉ số đánh giá đổi mới ............................................................................. 67
2.4. LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI .................................................. 71
2.4.1. Khái niệm về lộ trình ................................................................................. 71

2.4.2. Đối tƣợng của lộ trình ................................................................................ 71
2.4.3. Đặc tính của lộ trình .................................................................................. 72
2.4.4. Cách tiếp cận lộ trình chính sách ............................................................... 73
2.4.5. Khung cấu trúc của lộ trình chính sách ..................................................... 74
2.4.6. Đánh giá kết quả xây dựng lộ trình ........................................................... 75
2.4.7. Vai trị của việc xây dựng lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới ....................... 75
2.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2. .............................................................................. 76
CHƢƠNG 3.HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI VÀO .................... 78
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 78
3.1. HIỆN TRẠNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM ....................................................... 78
3.1.1. Tác động định hƣớng phát triển kinh tế và đổi mới của Việt Nam ........... 78
3.1.2. Tác động của điều kiện quốc tế ................................................................ 79
3.1.3. Tác động từ các quy định về đánh giá đổi mới hiện nay ........................... 81
3


3.2. HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI THÔNG QUA CHỈ
TIÊU ĐIỀU TRA THỐNG KÊ ........................................................................... 84
3.2.1. Hiện trạng chỉ tiêu về sở hữu công nghiệp ................................................ 84
3.2.2. Hiện trạng chỉ tiêu về nguồn Nhân lực khoa học, công nghệ.................... 84
3.2.3. Hiện trạng chỉ tiêu về đầu tƣ cho KH&CN từ ngân sách NN ................... 86
3.2.4. Hiện trạng chỉ tiêu về đầu tƣ cho R&D ..................................................... 86
3.2.5. Hiện trạng chỉ tiêu chi cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
Đổi mới ................................................................................................................ 89
3.2.6. Hiện trạng chỉ tiêu về tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động đổi mới ................... 90
3.2.7. Hiện trạng chỉ tiêu về hoạt động đổi mới của doanh nghiệp ..................... 91
3.2.8. Hiện trạng chỉ tiêu về ấn phẩm xuất bản quốc tế ...................................... 92
3.3. HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CỦA
VIỆT NAM THÔNG QUA CHỈ SỐ TỔNG HỢP .............................................. 93

3.3.1. Hiện trạng đánh hoạt động giá đổi mới của tổ chức VEF ......................... 93
3.3.2. Hiện trạng đánh giá hoạt động đổi mới của tổ chức WIPO ...................... 95
3.3.3. Hiện trạng đánh giá của Tổ chức Liên Hợp Quốc ..................................... 97
3.3.4. Hiện trạng đánh giá của Ngân hàng Thế giới – WB ................................. 97
3.3.5. Hiện trạng sử dụng chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị ................... 99
3.3.6. So sánh cách thức đánh giá hoạt động đổi mới của quốc tế và VN ........ 103
3.4. TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG CÁC CHỈ TIÊU VÀ CHỈ SỐ THÀNH PHẦN
LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA SII. ................................... 103
3.5. LỰA CHỌN CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CHO VIỆT
NAM .................................................................................................................. 105
3.5.1. Quan điểm lựa chọn chỉ số đánh giá đổi mới cho Việt Nam................... 105
3.5.2. Lý do lựa chọn chỉ số SII áp dụng cho Việt Nam ................................... 106
3.5.3. Kết quả phỏng vấn chuyên sâu ................................................................ 114
3.6. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 115
CHƢƠNG 4.LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SII ............................ 116
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM ...................................... 116
4


4.1. Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA SII .................................. 116
4.2. XÂY DỰNG KHUNG CHỈ SỐ VN-SII .................................................... 127
4.2.1. Lựa chọn chỉ số thành phần VN-SII ........................................................ 128
4.2.2. Khung chỉ số VN-SII ............................................................................... 135
4.2.3. Áp dụng tính chỉ số VN-SII giai đoạn 2014-2016 .................................. 137
4.3. XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ........................................................................... 147
4.3.1. Yêu cầu và cách tiếp cận xây dựng Lộ trình ........................................... 147
4.3.2. Các mục tiêu của lộ trình ......................................................................... 149
4.3.4. Điều kiện thực hiện lộ trình VN-SII ........................................................ 152
4.3.5. Hồn thiện lộ trình VN-SII ...................................................................... 155
4.3.6. Đánh gía tính khả thi của lộ trình ............................................................ 158

4.4. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI VN-SII ............................................................ 161
4.4.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý..................................................... 162
4.4.2. Giải pháp về phát triển các nguồn lực ..................................................... 162
4.4.3. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở dữ liệu tính VN-SII ................................. 163
4.4.4. Giải pháp về tăng cƣờng năng lực đổi mới cho doanh nghiệp ................ 164
4.4.5. Giải pháp về tăng cƣờng hội nhập quốc tế .............................................. 166
4.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 4. ............................................................................ 167
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 169
1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................ 169
2. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 171
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN......... 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 173
I. Tiếng Việt ....................................................................................................... 173
II. Tiếng Anh...................................................................................................... 177
III. Internet ......................................................................................................... 181
PHỤ LỤC 1.BẢNG GIÁ TRỊ TÍNH VN-SII 2014-2016 ................................. 183
PHỤ LỤC 2.BẢNG SỐ LIỆU TÍNH VN-SII 2014-2016 ................................. 185

5


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. TIẾNG VIỆT
CNTT: Công nghệ thông tin
CSDL: Cơ sở dữ liệu
DN: Doanh nghiệp
ĐM: Đổi mới
ĐMQT: Đổi mới quy trình
ĐMSP: Đổi mới sản phẩm
ĐMSP và/hoặc ĐMQL: Đổi mới sản phẩn và/hoặc đổi mới quản lý

ĐMST: Đổi mới sáng tạo (đổi mới)
ĐMTC&QL: Đổi mới tổ chức và quản lý
ĐMTT: Đổi mới tiếp thị
HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KH&CN: Khoa học và Cơng nghệ
KT-XH: Kinh tế xã hội
LA: Luận án
NCS: Nghiên cứu sinh
NSNN: Ngân sách nhà nƣớc
SP: Sản phẩm
TG: Thế giới
VN: Việt Nam
2.TIẾNG ANH
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á)
GCI: Global Competitiveness Index (Chỉ số cạnh tranh toàn cầu)
GDP: (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
GII: The Global Innovation Index (Chỉ số Đổi mới toàn cầu)
ICT: Information & Communication Technologies (Công nghệ thông tin và
Truyền thông)
6


KEI: The Knowledge Economy Index (Chỉ số Kinh tế tri thức)
OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế)
OSLO manual: Sổ tay hƣớng dẫn OSLO của OECD đánh giá hoạt động khoa
học và công nghệ
R&D: Nghiên cứu và triển khai
SII: Summary Innovation Index (Chỉ số đổi mới tổng hợp)

SME: Small and Medium Enterprise (doanh nghiệp nhỏ và vừa-DNNVV)
STI: Science Technology and innovation system (Hệ thống khoa học, công
nghệ và đổi mới)
TAI: Technology Achivement Index (Chỉ số thành tựu công nghệ)
TFP: Total Factor Productivity (Năng suất các yếu tố tổng hợp)
UNDP: United Nations Development Programme (Chƣơng trình Phát triển
Liên Hợp Quốc)
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
VN-SII: Vietnam Summary Innovation Index (Chỉ số đổi mới Việt Nam)
WEF: World Economic Forum (Diễn đàn Kinh tế thế giới)
WIPO: World Intellectual Property Organization (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ TG)
WTO: Tổ chức Thƣơng mại thế giới

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Các trụ cột đánh giá năng lực cạnh tranh (GCI) ............................. 29
Bảng 1. 2 Nguồn gốc dữ liệu tính chỉ số GII .................................................... 32
Bảng 2. 1 Ảnh hƣởng của chính sách cơng đối với đổi mới ............................ 57
Bảng 2. 2 Tổng quan các bƣớc xây dựng một chỉ số tổng hợp ....................... 64
Bảng 2. 3 Khung chỉ số SII ............................................................................... 75
Bảng 2. 4 Tóm tắt tiêu chí đánh giá lộ trình ..................................................... 76
Bảng 3. 1 Số cán bộ nghiên cứu (FTE) trên 1 vạn dân của một số quốc gia và
khu vực.............................................................................................................. 80
Bảng 3. 2 Tổng chi quốc gia cho R&D/GDP một số quốc gia, khu vực.......... 80
Bảng 3. 3 Các chỉ tiêu quốc gia liên quan đến đánh giá đổi mới 2003-2018 ... 82
Bảng 3. 4 Các chỉ tiêu về hoạt động và năng lực đổi mới ................................ 83
Bảng 3. 5 Hiện trạng chỉ tiêu về sở hữu công nghiệp 2015-2017 .................... 84

Bảng 3. 6 Nguồn nhân lực cho R&D giai đoạn 2011-2015 (ngƣời) ................ 85
Bảng 3. 7 Nhân lực R&D theo khu vực hoạt động và chức năng làm việc ..... 85
Bảng 3. 8 Đầu tƣ từ NSNN cho KH&CN giai đoạn 2012-2016 ...................... 86
Bảng 3. 9 Tổng chi quốc gia cho R&D 2011-2015 .......................................... 86
Bảng 3. 10 Chi R&D theo khu vực thực hiện và thành phần kinh tế (tỷ VNĐ)
........................................................................................................................... 87
Bảng 3. 11 Chi cho R&D theo thành phần kinh tế và nguồn cấp kinh phí ...... 87
Bảng 3. 12 Chi cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp điều tra ĐM .......... 89
Bảng 3. 13 Cơ cấu đầu tƣ cho đổi mới cơng nghệ theo loại hình kinh tế ........ 90
Bảng 3. 14 Tỷ lệ Doanh nghiệp điều tra có và khơng có ĐM .......................... 90
Bảng 3. 15 Cơ cấu tỷ lệ doanh nghiệp có và khơng ĐM theo loại hình KT ... 91
Bảng 3. 16 Cơ cấu tỷ lệ DN có và khơng có ĐM theo quy mơ DN ................ 91
Bảng 3. 17 Ấn phẩm xuất bản quốc tế của VN giai đoạn 2012-2017 .............. 93
Bảng 3. 18 Xếp hạng và điểm số của 12 trụ cột GCI Việt Nam 2017-2018 .... 93
Bảng 3. 19 Trụ cột Đổi mới (12) của chỉ số GCI 2017-2018 ........................... 94
Bảng 3. 20 Trụ cột sự sẵn sàng công nghệ (09) của chỉ số GCI 2017-2018 .... 95
8


Bảng 3. 21 Chỉ số GII của Việt Nam giai đoạn 2013-2018 ............................. 95
Bảng 3. 22 Chỉ số GII của 4 quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á ............ 96
Bảng 3. 23 Điểm và thứ hạng TAI của Việt Nam 2015 và 2016 ..................... 97
Bảng 3. 24 Xếp hạng chỉ số KEI của một số quốc gia ..................................... 97
Bảng 3. 25 Xếp hạng chỉ số KEI các quốc gia Châu Á giai đoạn 2000-2012 . 98
Bảng 3. 26 Chỉ số thành phần Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị ................ 100
Bảng 3. 27 Các chỉ tiêu thống kê có khả năng phù hợp với SII ..................... 104
Bảng 3. 28 Các chỉ số thành phần có khả năng phù hợp với SII .................... 105
Bảng 3. 29 Sự giống nhau của chỉ số thành phần SII và GII ......................... 108
Bảng 3. 30 Nội dung phù hợp của GII và SII ................................................. 111
Bảng 4 1 Ý nghĩa các chỉ số thành phần của SII ............................................ 116

Bảng 4 2 Các chỉ số thành phần của VN-SII phù hợp với SII........................ 128
Bảng 4 3 Các chỉ số thành phần VN-SII điều chỉnh....................................... 129
Bảng 4 4 Các chỉ số thành phần SII chƣa áp dụng ......................................... 132
Bảng 4 5 Chỉ số thành phần VN-SII tƣơng ứng với SI .................................. 132
Bảng 4 6 Khung chỉ số VN-SII....................................................................... 135
Bảng 4 7 Nguồn gốc dữ liệu chỉ số thành phần VN-SII ................................. 138
Bảng 4 8 Thay đổi tên chỉ số thành phần ....................................................... 142
Bảng 4 9 Các ý kiến khác của chuyên gia ...................................................... 142
Bảng 4 10 Khó khăn và hƣớng giải quyết khi triển khai VN-SII................... 143
Bảng 4 11 Khung chỉ số VN-SII hoàn thiện ................................................... 144
Bảng 4 12 Ý kiến phỏng vấn chuyên sâu về lộ trình ...................................... 155
Bảng 4 13 Tiếp thu các ý kiến khác của chuyên gia ...................................... 156
Bảng 4 14 Đánh giá tính khả thi của lộ trình .................................................. 159

9


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1 Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa vào phát triển các quốc gia ...... 591
Hình 2. 2 Một hệ thống đổi mới quốc gia....................................................... 591
Hình 2. 3 Mối quan hệ tƣơng tác các yếu tố cấu thành trong hệ thống STI ..... 53
Hình 2. 4 Mơ hình đánh giá đổi mới tuyến tính đầu ra/ đầu vào...................... 53
Hình 2. 5 Khung Chỉ số Đổi mới tồn cầu GII ................................................. 68
Hình 3. 1 Nguồn kinh phí R&D chia theo thành phần kinh tế ......................... 88
Hình 3. 2 Chi R&D theo nguồn cấp kinh phí ................................................... 88
Hình 3. 3 Chi cho R&D chia theo khu vực thực hiện ...................................... 89
Hình 3. 4 Tỷ lệ phần trăm số DN ĐM phân theo loại hoạt động ĐM .............. 92

10



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Ngày nay, với xu hƣớng hội nhập quốc tế ngày càng sâu - rộng, các quốc
gia trên thế giới đang hƣớng tới sự phát triển dựa trên nền kinh tế tri thức
(knowledge-based economy), cùng với tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, một trong những nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất
lƣợng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh
của quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững đó là đổi
mới. Theo OECD đổi mới [77] là việc thực hiện hay hoàn thành một sản phẩm
(hàng hóa hay dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc đƣợc cải tiến đáng kể, một
phƣơng pháp tiếp thị mới, hoặc một phƣơng pháp tổ chức và quản lý mới trong
hoạt động thực tiễn kinh doanh, tổ chức sản xuất hoặc quan hệ đối ngoại. Bản
chất chung của một Đổi mới là cơng việc đó phải đƣợc hồn thành và cho ra
kết quả đƣợc sử dụng. Mức độ đổi mới của một nền kinh tế phụ thuộc nhiều
vào tính năng động trong sản xuất kinh doanh và khả năng đổi mới của các
ngành, lĩnh vực, trƣớc hết là của các doanh nghiệp. Để đánh giá đổi mới hiện
nay trên thế giới có hai chỉ số chính đó là: (i) chỉ số Đổi mới toàn cầu (The
Global Innovation Index - GII), chỉ số GII hiện đã đƣợc Tổ chức Sở hữu trí tuệ
thế giới (WIPO) đánh giá hàng năm cho trên 120 quốc gia trong đó có Việt
Nam; (ii) Chỉ số đổi mới tổng hợp (Summary Innovation Index - SII) do Ủy
ban Châu Âu đánh giá cho thành viên châu Âu và các quốc gia khác. Ƣu điểm
của chỉ số SII đƣợc thiết kế theo mơ hình đánh giá tuyến tình “đầu vào, các
hoạt động doanh nghiệp và đầu ra”, bao gồm 25 chỉ số thành phần, các chỉ số
thành phần phản đầy đủ các khía cạnh của hoạt động đổi mới, đặc biệt là các
chỉ số thành phần thể hiện các hoạt động, liên kết, loại hình, kết quả, hiệu quả
đổi mới của doanh nghiệp theo hƣớng dẫn của OECD. Chỉ số SII có khả năng
hội nhập quốc tế cao, vì ngồi các thành viên EU áp dụng cịn có các quốc gia
trong các khu vực khác trên thế giới sử dụng nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada...
Tuy nhiên, áp dụng chỉ số SII thành công tại Việt Nam cần nghiên cứu lộ trình

11


áp dụng cho phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam trong xu thế hội nhập đặc biệt trong giai đoạn đến năm 2035.
Hiện tại, việc đo lƣờng, đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ Việt
Nam chủ yếu sử dụng phƣơng pháp điều tra và báo cáo thống kê thông qua các
chỉ tiêu thông kê quốc gia và của ngành theo quy định Luật Thống kê 2015.
Năm 2015 Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng chỉ số tổng hợp “Tốc độ
đổi mới công nghệ, thiết bị” theo yêu cầu của mục tiêu Chiến lƣợc Phát triển
khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số
418/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 4 năm 2012, tuy nhiên, chỉ số này vẫn chƣa phản
ánh đầy đủ hoạt động đổi mới, nhất là hoạt động đổi mới của doanh nghiệp;
mặt khác chỉ số Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị khơng thể hài hịa và so
sánh đƣợc với quốc tế.
Việc áp dụng chỉ số tổng hợp để đánh giá các ngành, lĩnh vực trong đó có
ngành khoa học và công nghệ đã đƣợc các tổ chức quốc tế xây dựng và áp
dụng thƣờng xuyên cho các quốc gia, khu vực và thế giới. Hiện tại, ở Việt
Nam, để đánh giá hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới, Việt Nam chủ
yếu sử dụng phƣơng pháp điều tra và báo cáo thống kê, cũng chƣa có nghiên
cứu áp dụng chỉ số tổng hợp để đánh giá hoạt động đổi mới, nhất là trong điều
kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN (1995), ASEM (1996), thành viên WTO
(2007), tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dƣơng – CPTPP (2018), Hiệp định thƣơng mại tự do với Liên minh Châu Âu
EVFTA (2019),…
Vì vậy, việc định hƣớng nghiên cứu: “Lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới SII vào đánh giá hoạt động đổi mới ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc
tế” là hết sức cần thiết và cấp bách theo tinh thần Nghị quyết số 20/NQ-TW
ngày 01/11/2012 tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội nghĩa và

hội nhập quốc tế. Chỉ số đổi mới SII của Việt Nam được viết tắt là VN-SII.
12


2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án “Lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới SII vào đánh giá hoạt động đổi
mới ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế” nhằm đạt đƣợc mục tiêu
nghiên cứu sau:
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng lộ trình áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và theo xu hƣớng hội nhập
quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu lựa chọn chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam
theo mơ hình chỉ số SII, bao gồm: lựa chọn các chỉ số thành phần, nhóm chỉ số
thành phần, cách thức thu thập dữ liệu và tính chỉ số tổng hợp.
- Xây dựng lộ trình áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới đảm bảo
từng bƣớc hài hòa đủ 25 chỉ số thành phần phù hợp với điều kiện của Việt
Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Phƣơng pháp đánh giá hoạt động đổi mới sử dụng chỉ số tổng hợp bao
gồm: mơ hình, khung lý thuyết, các chỉ số thành phần, phƣơng pháp thu thập
số liệu, cơng thức tính,
- Lộ trình áp dụng chỉ số SII cho Việt Nam,
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu kết quả đánh giá hoạt động đổi mới thông qua điều tra thống
kê và chỉ số tổng hợp áp dụng tại Việt Nam: chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ,
thiết bị và chỉ số ICT;
- Nghiên cứu chỉ số liên quan đến đánh giá hoạt động đổi mới của quốc

tế: GCI, GII, SII, TAI và KEI;
- Nghiên cứu khung chỉ số SII để xây dựng khung chỉ số VN-SII và thu
thập số liệu, áp dụng tính thử VN-SII giai đoạn 2014-2016.
13


- Nghiên cứu xây dựng Lộ trình áp dụng chỉ số SII cho Việt Nam trên cơ
sở nghiên cứu định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, điều kiện
thực tế của Việt Nam và kết quả tính chỉ số VN-SII giai đoạn 2014-2016.
4.2. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu khái niệm về đổi mới (innovation) trong Đề tài Luận án
đƣợc hiểu theo khái niệm của Cẩm nang Hƣớng dẫn Oslo 2005 của OECD.
Khái niệm về “innovation” trong luận án đƣợc hiểu là “đổi mới”
- Giới hạn về thời gian: Đối với các văn bản, chính sách liên quan đến
nghiên cứu trong Luận án chủ yếu sử dụng trong giai đoạn từ 2011 đến nay;
với số liệu để phân tích đƣợc thu thập từ các cuộc điều tra thống kê đánh giá
hoạt động đổi mới lấy từ năm 2002; các số liệu thu thập, tổng hợp, điều tra
bằng bảng hỏi áp dụng tính chỉ số VN-SII đƣợc lấy từ 2014 – 2016; Giới hạn
về thời gian xây dựng Lộ trình áp dụng chỉ số VN-SII đến năm 2035 và chia
thành 3 giai đoạn.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
5.1.1. Câu hỏi nghiên cứu chính
Lộ trình áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam nhƣ thế
nào cho phù hợp với điều kiện Việt Nam để đảm bảo tính khả thi và định
hƣớng hội nhập quốc tế?
5.1.2. Câu hỏi nghiên cứu phụ
Khi nào chỉ số VN-SII có thể áp dụng đồng bộ với quy mô quốc gia và
địa phƣơng.
5.2. Giả thuyết nghiên cứu

5.2.1. Giả thuyết nghiên cứu chính
Lộ trình áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam đƣợc
xây dựng trên cơ sở chỉ số đổi mới SII đƣợc nghiên cứu, điều chỉnh và có lộ
trình áp dụng phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
đến năm 2035.
14


5.2.2. Giả thuyết nghiên cứu phụ
Đến năm 2035, chỉ số VN-SII có thể áp dụng đồng bộ với quy mơ quốc
gia và địa phƣơng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận:
- Cách tiếp cận hệ thống: Đây là cách tiếp cận phức hợp các yếu tố có
liên quan với nhau một cách logic tạo ra chỉnh thể thống nhất, xem xét các yếu
tố tác động đến chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới trong điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2035 và xu thế hội nhập quốc tế hiện
nay.
- Cách tiếp cận phát triển: chức năng quản lý nhà nƣớc về khoa học,
công nghệ và đổi mới để phù hợp với xu hƣớng thế giới, cần bổ sung hoàn
thiện phƣơng pháp đánh giá hoạt động đổi mới. Đặc biệt trong quá trình
nghiên cứu cần định hƣớng lựa chọn phƣơng pháp đánh giá sử dụng chỉ số
tổng hợp, đảm bảo tính khả thi và có lộ trình áp dụng để có thể hài hòa và so
sánh với quốc tế.
- Tiếp cận so sánh: Nghiên cứu, phân tích, so sánh và lựa chọn phƣơng
pháp sử dụng chỉ số tổng hợp đánh giá hoạt động đổi mới của quốc tế với hiện
trạng đánh giá hoạt động đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2018 để
định hƣớng xây dựng phƣơng pháp đánh giá đổi mới trong giai đoạn tiếp theo.
So sánh điều kiện kinh tê – xã hội, thể chế của Việt Nam để có thể áp dụng chỉ
số SII.

- Tiếp cận về giả thiết: Nghiên cứu giả thiết về khả năng phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam với điều kiện hội nhập quốc tế theo các định hƣớng,
chiến lƣợc, các Báo cáo trong nƣớc và quốc tế đến năm 2035 Việt Nam sẽ trở
thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Theo dự báo của Ấn phẩm
Khung chính sách kinh tế Việt Nam mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2035
là Việt Nam trở thành nƣớc thu nhập trung bình cao, với GDP bình quân
10.000 USD [49]; cùng với điều kiện kinh tế, các yếu tố về thể chế khoa học
15


và công nghệ, giáo dục và đào tạo… của Việt Nam cũng hồn thiện đồng bộ
có khả năng so sánh với các quốc gia có thu nhập trung bình cao trên thế giới,
nhƣ vậy Việt Nam sẽ có đủ điều kiện để áp dụng chỉ số SII.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
- Phân tích tài liệu thứ cấp: Phân tích, tổng hợp các nguồn tƣ liệu, số
liệu sẵn có về phƣơng pháp xây dựng chỉ số tổng hợp, chỉ số liên quan đến lộ
trình đánh giá hoạt động đổi mới của quốc tế nhƣ: GCI, GII, SII, KEI, TAI;
nghiên cứu các lộ trình áp dụng chỉ số tại Việt Nam nhƣ: chỉ số tốc độ đổi mới
công nghệ, thiết bị và chỉ số ICT. Thu thập phân tích các số liệu liên quan đến
đánh giá hoạt động đổi mới thông qua kết quả điều tra tại Việt Nam giai đoạn
2003-2018 của các Bộ, ngành và địa phƣơng, tổ chức trong nƣớc và quốc tế.
Nghiên cứu về đổi mới, các yếu tố liên quan, tác động, ảnh hƣởng đến đổi mới,
lộ trình và lộ trình chính sách.
- Phân tích tài liệu sơ cấp:
Tổng hợp, phân tích số liệu đánh giá đổi mới công nghệ thông qua kết
quả điều tra mẫu 800 doanh nghiệp bằng phiếu hỏi của nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp Quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện trong giai
đoạn 2015-2017 (NCS là chủ nhiệm): tổng hợp, phân tích số liệu về các hoạt
động đổi mới công nghệ và chi cho hoạt động đổi mới công nghệ của mẫu 800

doanh nghiệp thực hiện trong giai đoạn 2014-2016 thuộc 6 tỉnh thành phố: Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Quảng Ninh và với 8 mã
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm: Ngành sản xuất chế biến thực
phẩm (mã ngành C10); Sản xuất kim loại (mã ngành C24); Sản xuất sản phẩm
từ kim loại đúc sẵn (mã ngành C25); Sản xuất xe có động cơ (mã ngành C28);
Sản xuất máy móc, thiết bị (mã ngành C29); Sản xuất phƣơng tiện vận tải khác
(mã ngành C29); Sản xuất thiết bị điện (mã ngành C27); Sản xuất sản phẩm
điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (mã ngành C26). Phân tích số liệu
điều tra mẫu 8000 doanh nghiệp đổi mới bằng phiếu hỏi của Dự án FIRST,
16


tiểu dự án FIRST - NASATI (NCS tham gia xây dựng tiêu chí điều tra) do Bộ
Khoa học và Cơng nghệ triển khai và đƣợc Ngân hàng Thế giới tài trợ thực
hiện năm 2017, thông qua kết quả tổng hợp các hoạt động đổi mới của doanh
nghiệp các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thực hiện trong giai đoạn
2014-2016, thuộc 44 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nƣớc. Các thơng tin của
mẫu 8000 DN dùng để phân tích trong luận án đƣợc thu thập từ Sách Khoa học
và Công nghệ Việt Nam năm 2017 của Bộ Khoa học và Cơng nghệ cơng bố.
+ Phân tích dữ liệu và kết quả tính chỉ số tốc độ đổi mới cơng nghệ, thiết
bị của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 thông qua đề án cấp Bộ Khoa học và
Công nghệ năm 2015 [19] (NCS làm chủ nhiệm) để nghiên cứu so sánh các chỉ
số thành phần của chỉ số này với chỉ số thành phẩn của chỉ số SII; nghiên cứu
khả năng và mức độ thu thập dữ liệu để tính chỉ số VN-SII giai đoạn 20142016. Từ kết quả tính chỉ số tính chỉ số tốc độ đổi mới cơng nghệ, thiết bị để
đánh gía so sánh làm căn cứ phân tích VN-SII trong giai đoạn 2014-2016.
- Sử dụng phương pháp định tính
Phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập đƣợc để so sánh, phân tích sử
dụng giả thiết điều kiện của Việt Nam đến 2035 theo dự kiến sẽ trở thành một
nƣớc thu nhập trung bình cao và có đủ các điều để áp dụng hoàn toàn chỉ số
SII cho Việt Nam.

- Sử dụng phương pháp định lượng:
+ Thu thập số liệu áp dụng tính thử chỉ số VN-SII giai đoạn 2014-2016
để làm căn cứ điều chỉnh, hoàn thiện chỉ số VN-SII và lộ trình áp dụng VN-SII
đến năm 2035.
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả bao gồm: áp dụng phƣơng pháp phân tổ,
phƣơng pháp đồ thị và bảng thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và
số tƣơng đối từ đó đƣa ra các nhận định mô tả thực trạng về đánh giá hoạt
động đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn đại diện chuyên gia trong
các lĩnh vực có liên quan đến Luận án bao gồm 30 chuyên gia: Cán bộ lãnh
17


đạo, quản lý lĩnh vực khoa học và công nghệ (15), kinh tế - thống kê (05), giáo
dục và đào tạo (05), doanh nghiệp có hoạt động đổi mới (05). Mục tiêu của
phỏng vấn chuyên sâu là xin ý kiến cho Luận án về việc:
- Lựa chọn chỉ số SII áp dụng để đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt
Nam, các chỉ số thành phần VN-SII,
- Lựa chọn lộ trình áp dụng VN-SII đến năm 2035 và giải pháp tổ chức
triển khai VN-SII.
6.2.3. Phương pháp quan sát: Phƣơng pháp quan sát (tham dự và không
tham dự, trong bối cảnh tự nhiên) đƣợc vận dụng xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu. Trong qua trình thực hiện đề tài luận án ln có những điều chỉnh,
cập nhật những thay đổi liên quan đến nội dung nghiên cứu nhƣ: cập nhật các
văn bản mới thay thế, bổ sung, tình hình kinh tế - chính trị trong nƣớc và quốc
tế, ví dụ nhƣ các thay đổi về: Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và
cơng nghệ, dự báo về chính sách phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2035,
tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam Hiệp định thƣơng mại tự do FTA,
EUFTA, Hiệp định CP TPP, ... và các số liệu để áp dụng tính chỉ số VN-SII.
6.3. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu

6.3.1. Nguồn dữ liệu
- Số liệu điều tra 800 doanh nghiệp bằng phiếu hỏi của nhiệm vụ khoa
học cấp Quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2015-2017.
- Số liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi của Dự án điều tra 8000
doanh nghiệp đổi mới của Bộ Khoa học và Công nghệ do Ngân hàng Thế giới
tài trợ thực hiện năm 2017 (Dự án FIRST - NASATI).
- Số liệu từ sách khoa học và công nghệ Việt Nam 2014-2017.
- Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan 2014-2017
- Số liệu thống kê của Tổng cục Thông kê 2014-2017
6.3.2. Cơng cụ hỗ trợ nghiên cứu:
Phần mềm máy tính Word, Excel đƣợc sử dụng để trực quan, đồ họa và
xử lý số liệu thu thập đƣợc.
18


7. Đóng góp của Luận án
7.1. Về mặt lý luận:
Thứ nhất, tập hợp đƣợc những lý luận cơ bản có liên quan đến chỉ số tổng
hợp, mơ hình đánh giá khoa học, cơng nghệ và đổi mới, lộ trình và các nội
dung liên quan đến lộ trình. Trong khi điều kiện các nghiên cứu trong nƣớc về
lĩnh vực này còn rời rạc, hệ thống lý luận này có ý nghĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất phƣơng pháp đánh giá hoạt động đổi
mới cho Việt Nam sử dụng chỉ số tổng hợp,
Thứ hai, Nghiên cứu, phân tích các chỉ số liên quan đến đánh giá hoạt
động đổi mới của quốc tế: GCI, GII, SII, TAI, KEI; nghiên cứu chỉ số tổng
hợp đã áp dụng tại Việt Nam để lựa chọn chỉ số SII áp dụng cho Việt Nam
Thứ ba, nghiên cứu, phân tích 25 chỉ số thành phần của SII so sánh với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, để lựa chọn, điều chỉnh chỉ số thành phần
SII phù hợp áp dụng cho VN-SII trong từng giai đoạn để hồn thiện lộ trình.
Thứ tư, Từ các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong xu

thế hội nhập quốc tế, xây dựng lộ trình và giải pháp áp dụng chỉ số SII đánh
giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam đến năm 2035
7.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, tổng hợp, phân tích tình hình triển khai các quy định liên quan
đến đánh giá hoạt động đổi mới; phân tích thực trạng về đánh giá hoạt động
đổi mới thông qua điều tra thống kê và sử dụng chỉ số tổng hợp tại Việt Nam
trong giai đoạn vừa qua từ đó đề xuất áp dụng chỉ số SII triển khai đánh giá
hoạt động đổi mới cho Việt Nam.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế của Việt Nam, thu thập,
tổng hợp, chuẩn hóa, xử lý số liệu 22 chỉ số thành phần của VN-SII trong giai
đoạn 2014-2016.
Thứ ba, nghiên cứu điều chỉnh cơng thức tính SII có 25 chỉ số thành phần,
cho phù hợp để tính chỉ số VN-SII giai đoạn 1 áp dụng 22 chỉ số thành phần.

19


Áp dụng tính VN-SII theo các năm 2014-2016 và tăng trƣởng trung bình VNSII trong giai đoạn 2014-2016;
Thứ tư, căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, khả năng thu thập, tổng hợp số
liệu các chỉ số thành phần của VN-SII, nghiên cứu đề xuất lộ trình áp dụng đầy
đủ 25 chỉ số thành phần của VN- SII và đảm bảo đồng bộ với quy mô quốc gia
và quy mô địa phƣơng;
7.3. Về mặt chính sách
Thứ nhất, đây là tài liệu quan trọng có thể giúp cho các nhà quản lý khoa
học và công nghệ nghiên cứu phƣơng pháp lựa chọn áp dụng chỉ số VN-SII
đánh giá hoạt động đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
Thứ hai, chỉ số VN-SII áp dụng thành công sẽ bổ sung cho hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia một chỉ số tổng hợp cho ngành khoa học và cơng nghệ
nói chung và đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam nói riêng theo xu
hƣớng quốc tế;

Thứ ba, Lộ trình áp dụng chỉ số VN-SII hoàn thành theo đúng lộ trình đến
2035 sẽ góp phần vào thành cơng trong chính sách hội nhập quốc tế của Việt
Nam nói chung và khoa học và cơng nghệ nói riêng;
Thứ tư, tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách để
có thể có định hƣớng xây dựng chỉ số tổng hợp và lộ trình áp dụng chỉ số tổng
hợp cho các ngành, lĩnh vực khác nhau.
8. Kết cấu luận án
Nội dung chính của luận án đƣợc trình bày theo kết cấu 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về lộ trình áp dụng chỉ số SII đánh
hoạt động đổi mới ở Việt Nam
Trong chƣơng này Luận án tổng hợp và đánh giá các cơng trình nghiên
cứu quan trọng liên quan đến Luận án nhƣ: cơng trình liên quan đánh giá hoạt
động đổi mới thông qua các cuộc điều tra thống kê và cơng trình nghiên cứu sử
dụng chỉ số tổng hợp tại Việt Nam (Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị,
ICT...); Nghiên cứu chỉ số liên quan đến đánh giá hoạt động đổi mới của quốc
20


tế (GCI, GII, SII, TAI và KEI); cơng trình nghiên cứu về lộ trình tại Việt Nam
có liên quan đến Luận án. Trên cơ sở nghiên cứu của chƣơng này Luận án rút
ra đƣợc những khoảng trống mà các công trình đã nghiên cứu chƣa đƣợc giải
quyết và những vấn đề Luận án cần hoàn thiện.
Chương 2: Cơ sở khoa học về lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới - SII
đánh giá hoạt động đổi mới
Chƣơng này Luận án tập hợp các lý luận có liên quan đến chỉ số, chỉ số
tổng hợp, đổi mới, các yêu tố liên quan đến đổi mới, lộ trình, lộ trình chính
sách, mơ hình đánh giá khoa học, cơng nghệ và đổi mới; từ các cơ sở lý thuyết
này và những nhận xét rút ra qua kết quả tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu
ở chƣơng 1 để định hƣớng cho việc thiết kế nghiên cứu Luận án ở hai chƣơng
tiếp theo.

Chương 3: Hiện trạng áp dụng chỉ số đổi mới vào đánh giá hoạt động
đổi mới tại Việt Nam hiện nay
Đây là chƣơng trọng tâm của Luận án, chƣơng này đƣợc trình bày theo
các nội dung chính nhƣ sau:
- Hiện trạng các yếu tố tác động đến điều kiện đánh giá hoạt động đổi mới
của Việt Nam
- Hiện trạng triển khai đánh giá hoạt động đổi mới ở Việt Nam thông qua
phƣơng pháp điều tra, khảo sát và sử dụng chỉ số tổng hợp
- Lựa chọn chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam
Chương 4: Lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới - SII đánh giá hoạt động
đổi mới ở Việt Nam
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của ba chƣơng trƣớc, trong chƣơng này
Luận án trình bày cách tiếp cận, căn cứ, điều kiện và đề xuất xây dựng lộ trình
áp dụng chỉ số SII đánh giá hoạt động đổi mới của Việt Nam, ngoài ra Luận án
đề xuất các giải pháp triển khai lộ trình áp dụng VN-SII.

21


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SII ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
Đánh giá liên quan đến hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới hiện
tại thông thƣờng bao gồm hai phƣơng pháp chủ yếu là: Thống kê (thông qua
kết quả tổng hợp, phân tích tính tốn các số liệu điều tra, khảo sát, báo cáo
thống kê) và sử dụng chỉ số tổng hợp (thông qua khung chỉ số, trên cơ sở tính
các chỉ số thành phần). Luận án tập trung nghiên cứu tổng quan về đánh giá
hoạt động đổi mới tại Việt Nam và nghiên cứu phƣơng pháp sử dụng chỉ số
tổng hợp đánh giá liên quan đến hoạt động đổi mới và lộ trình áp dụng các chỉ
số này để lựa chọn một chỉ số đánh giá hoạt động đổi mới cho Việt Nam.
1.1. CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

ĐỔI MỚI TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
(1) Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê liên quan đến đánh giá đổi mới với
chỉ tiêu về đầu tƣ cho khoa học, công nghệ và đổi mới; trong năm 2002 và năm
2005 Tổng cục Thống kê tổ chức hai cuộc điều tra mẫu doanh nghiệp đầu tƣ cho
khoa học, công nghệ và đổi mới thuộc ngành sản xuất cơng nghiệp: trong đó,
Năm 2002 điều tra 1227 doanh nghiệp trong đó có 181 doanh nghiệp đầu tƣ cho
khoa học, công nghệ và đổi mới chiếm tỷ lệ là 6,14%. Năm 2005 điều tra 7.580
doanh nghiệp [1] trong đó có 293 doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học, công nghệ
và đổi mới chiếm 3,86%;
(2) Nghiên cứu của Hồ Đức Việt [48] liên quan đến đánh giá hoạt động đổi
mới đƣợc thể hiện trong Đề tài Độc lập cấp Nhà nƣớc năm 2003, mã số ĐTĐL
2003/22 “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp để xây
dựng và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong Đề tài nghiên cứu của tác giả có nội dung
đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu:
(i) Chiến lƣợc đổi mới cơng nghệ có 40,8% doanh nghiệp thực hiện; (ii) Doanh
22


×