Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở vùng giáo nghệ an hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.75 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thủy

Ảnh hưởng của đạo cơng giáo đối với việc giữ gìn trật tự
an tồn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay
- thực trạng và giải pháp
Luận văn Thạc sĩ Triết học: 60 22 80
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Lương

HÀ NỘI - 2007


MỤC LỤC
Mở đầu ......................................................................................................... 4
Chương 1. Đạo Công giáo và tình hình trật tự, an tồn xã hội ở vùng giáo
Nghệ An........................................................................................... 9
1.1.Quá trình du nhập và phát triển Đạo công giáo ở Nghệ An.......................... 9
1.1.1. Khái niệm Đạo công giáo ................................................................... 9
1.1.2. Những giai đoạn phát triển chủ yếu ....................................................13
1.2.Thực trạng tình hình TT, ATXH ở các vùng giáo Nghệ An ........................20
1.2.1.Thực trạng chấp hành pháp luật ..........................................................20
1.2.2.Về tệ nạn xã hội .................................................................................26
1.2.3.Về đoàn kết cộng đồng .......................................................................29
Chương 2. Ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an
tồn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay .....................................35
2.1. Những ảnh hưởng tích cực và mặt hạn chế của đạo Công giáo đối với việc
giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo

36



2.1.1.Về mặt niềm tin................................................................................36
2.1.2.Về mặt giáo lý ..................................................................................40
2.1.3. Về mặt tổ chức giáo hội ...................................................................45
2.1.4.Về truyền thống giáo dục trong gia đình ............................................50
2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn TT, ATXH ................................56
2.2.1.Kết hợp niềm tin tôn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ ...........................56
2.2.2. Kết hợp gíao lý với luật pháp .............................................................60
2.2.3. Kết hợp sống đẹp đạo, tốt đời.............................................................63
2.2.4. Kết hợp tốt vấn đề xưng tội với khắc phục các căn bệnh xã hội ...........68
Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt
hạn chế của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an tồn xã
hội ở vùng giáo nghệ an hiện nay ...................................................72
3.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước, nâng cao về mặt nhận thức...................................72
3.1.1. Đối với tầng lớp chức sắc, chức việc .................................................72


3.1.2. Đối với quần chúng giáo dân.............................................................74
3.2. Nghiên cứu vận dụng giáo lý, giáo luật đạo Công giáo vào công tác giữ gìn
TT, ATXH .......................................................................................78
3.3. Củng cố bộ máy cán bộ làm cơng tác tơn giáo, duy trì bảo vệ TT, ATXH
vùng giáo, chống địch lợi dụng đạo Công giáo ..................................80
3.3.1. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần đấu tranh chống
hai xu hướng tả khuynh hoặc hữu khuynh .........................................82
3.3.2. Củng cố hoàn thiện bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh xuống
cơ sở................................................................................................85
3.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ở vùng giáo, nâng cao đời sống cho
đồng bào có đạo ...............................................................................86
3.4.1. Về kinh tế ........................................................................................87

3.4.2. Về văn hoá - xã hội...........................................................................88
Kết luận .......................................................................................................92
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................98
Phụ lục .........................................................................................................99


CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

UBĐKCG

Uỷ ban đồn kết Cơng giáo

UBMT:

Uỷ ban mặt trận

UBND:

Uỷ ban nhân dân

TT, ATXH:

Trật tự, an toàn xã hội

XHCN:


Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, tơn giáo có
tác động mạnh mẽ đến tồn tại xã hội. Mặc dù phản ánh hư ảo đời sống xã hội,
nhưng với sức mạnh của đức tin, tơn giáo có vai trò đặc biệt trong việc liên kết,
tập hợp cộng đồng. Trong một chừng mực nhất định, tôn giáo như là một trong
những nhân tố góp phần ổn định trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên các hệ
thống giá trị và chuẩn mực chung mà nó hình thành.
Nghệ An là một tỉnh đa tôn giáo (hiện nay ở Nghệ An có ba tơn giáo
chính đó là Đạo cơng giáo, Tin lành và Phật giáo), hơn bao giờ hết, Đảng bộ,
Chính quyền tỉnh Nghệ An cần nhận thức, đánh giá đúng vai trị và ảnh hưởng
của các tơn giáo đối với trật tự xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của đạo Cơng giáo tơn giáo có số lượng tín đồ đơng nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay.
Đến nay, Nghệ An được coi là trung tâm vùng giáo Bắc miền Trung, tồn
tỉnh có 232.228 tín đồ, chiếm xấp xỉ 8% dân số. Đồng bào theo Đạo công giáo
sinh sống tại 184 xã, phường, thị trấn với trên 839 xóm; trong đó có 185 xóm
giáo tồn tịng. Sự du nhập của đạo Công giáo vào Nghệ An đã đem lại cho một
bộ phận dân chúng một niềm tin tơn giáo mới. Đó là tơn giáo có một bề dày lịch
sử với nền thần học cao siêu, những giáo lý chặt chẽ và nhất là một hệ thống đạo
đức giàu tính nhân văn, rất gần gũi với đạo lý đời thường cũng như có những
quan điểm chung với hệ thống đạo đức luân lý của các tôn giáo đang hiện diện ở
Việt Nam. Vì vậy, đánh giá về tác động của tôn giáo này đối với đời sống cộng
đồng xã hội chúng ta phải đứng trên lập trường CNDVBC, phải thấy được tác
động có tính hai mặt của nó; nghĩa là bên cạnh việc thừa nhận những ảnh hưởng
tích cực của đạo Cơng giáo, chúng ta cũng khơng phủ nhận, lảng tránh những
ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế của tôn giáo này. Trong khuôn khổ của một luận
văn thạc sỹ, tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh của sự ảnh hưởng, đó là ảnh
hưởng của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo Nghệ An

hiện nay. Nhìn từ góc độ triết học thì đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa


đạo Cơng giáo - một hình thái ý thức xã hội, đối với TT, ATXH - một lĩnh vực
thuộc tồn tại xã hội.
Nhìn chung, ở các vùng giáo tình hình TT, ATXH có phần ổn định hơn
so với các địa bàn khác trong tồn tỉnh, nhưng bên cạnh đó có một số phần tử
xấu đã và đang lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi gây rối, vi phạm
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đi ngược lại những giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, của giáo lý đạo Cơng giáo nói
riêng, nổi lên hàng đầu hiện nay là vấn đề tranh chấp đất đai.
Đặc biệt trong hoàn cảnh phức tạp như hiện nay, khi mà các thế lực phản
động trong và ngoài nước đã, đang và sẽ lợi dụng vấn đề tôn giáo làm công cụ
cho chúng trong âm mưu "Diễn biến hồ bình" thì việc nghiên cứu ảnh hưởng
của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH vùng giáo không chỉ là
nhiệm vụ của riêng bất cứ một địa phương nào mà còn là nhiệm vụ chung của
tồn Đảng, tồn dân, góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hồn thiện
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, thực hiện một cách sáng tạo chính
sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng
địa phương.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc như vậy, nên Tôi quyết định
chọn đề tài "Ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn Trật tự an tồn
xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay - Thực trạng và giải pháp" làm luận văn
thạc sĩ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tơn giáo nói
chung, đạo Cơng giáo nói riêng dưới các gióc độ và theo nhiều quan điểm tiếp
cận khác nhau. Các tác giả đã đi sâu phân tích ảnh hưởng của tôn giáo này đến
các mặt trong đời sống xã hội, trong đó có liên quan đến lĩnh vực TT, ATXH.
Tác giả luận văn xin tạm chia các cơng trình đó thành các nhóm sau đây:

- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về vai trị của tơn giáo nói chung và ở
Việt Nam nói riêng, như: “Về tín ngưỡng và tôn giáo hiện nay” do GS Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên; “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con


người Việt Nam hiện nay” của GS Nguyễn Tài Thư; “Mười tơn giáo lớn trên thế
giới” do Hồng Tâm Xun chủ biên; “Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo
ở Việt Nam” của Nxb Chính trị quốc gia; “Một số hiểu biết về tôn giáo. Tôn
giáo ở Việt Nam” của Nxb Quân đội nhân dân; “Mối quan hệ Thời đại - Dân tộc
- Tôn giáo” của PGS Bùi Thị Kim Quỳ; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn
giáo ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu tôn giáo; “Vấn đề tơn giáo và chính sách
tơn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam”; “Tôn giáo và đời sống hiện đại” của
Viện Thơng tin Khoa học xã hội.
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu vai trị của đạo Cơng giáo với tính chất
hai mặt vừa tích cực, vừa hạn chế, như: “Tìm hiểu nét đẹp văn hố Thiên Chúa
giáo” của tác giả Hà Huy Tú; “Nghi lễ và lối sống cơng giáo trong văn hố Việt
Nam” của Nxb Khoa học xã hội; “Sự du nhập của đạo Thiên Chúa vào Việt
Nam. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX” của PGS Nguyễn Văn Kiệm; “Tìm hiểu
đạo đức trong kinh thánh” của tác giả Trương Như Vương; “Tên gọi đạo Thiên
Chúa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Nghị đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo (số 6, năm 2001).
- Nhóm các cơng trình, luận văn, bài viết nghiên cứu vai trị của đạo Cơng
giáo đối với TT, ATXH như: “Tổng kết lịch sử 60 năm đấu tranh chống địch lợi
dụng đạo Thiên Chúa ở Nghệ An (1954-2005)” của Công an tỉnh Nghệ An;
“Công tác an ninh trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam” của Nxb Công an nhân dân; “Công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự
an toàn xã hội ở Nghệ An trong tiến trình đổi mới - Bài học và giải pháp” của
đồng tác giả Trần Phồn - Phạm Xuân Cần; “Điều tra các vụ án xâm phạm An
ninh quốc gia trong tình hình hiện nay ở Việt nam” của Nxb Công an nhân dân;
“Ảnh hưởng của giáo quyền đạo Công giáo đối với đời sống của cộng đồng giáo

dân ở tỉnh Nghệ An” - luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Long, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; “Những giải pháp nâng cao vai trò, hiệu quả
lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở Đảng xã, phường có đồng bào theo đạo
Cơng giáo ở Nghệ An” của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An; “Về tôn giáo
và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo” của tác giả Trần Phồn - Công
an tỉnh Nghệ An;…


Như vậy, việc nghiên cứu đạo Công giáo ở Việt Nam nói chung, Nghệ An
nói riêng đã được đề cập tới trong nhiều tác phẩm. Các cơng trình này đã nghiên
cứu một cách hệ thống đạo Công giáo ở Việt Nam, ở Nghệ An và một số địa
phương; đề cập đến một số khía cạnh có liên quan đến TT, ATXH như niềm tin,
đạo đức, giáo dục gia đình, âm mưu của bọn phản động lợi dụng đạo Công
giáo… nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, tồn
diện và có hệ thống việc nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đến TT,
ATXH. Trong luận văn này dựa trên cơ sở nguồn tài liệu cơ bản là qua điều tra
thực tế tại các địa bàn xã, phường, thị trấn ở tỉnh Nghệ An có đơng đồng bào
theo đạo công giáo, tác giả mong muốn chỉ ra được những ảnh hưởng của đạo
Công giáo đối với lĩnh vực TT, ATXH ở vùng giáo để thông qua đó đề ra được
những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của sự
ảnh hưởng đó. Ngồi ra, đề tài cũng chọn lọc, sử dụng nhiều tài liệu báo cáo,
tổng kết, sơ kết ...về tình hình tơn giáo và thực hiện chính sách tơn giáo; về tình
hình TT, ATXH ở vùng giáo của Ban Tôn giáo, Ban dân vận, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Nghệ An, phịng PA38 cơng an tỉnh Nghệ An và các ngành có liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đạo công giáo ở Nghệ An (đi sâu vào nghiên cứu
ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH).
- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối
với việc giữ gìn TT, ATXH ở Nghệ An trong những năm đổi mới, không nghiên
cứu các lĩnh vực khác và ở các địa phương khác.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ ảnh hưởng của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn
TT, ATXH ở Nghệ An, từ đó góp phần xây dựng khối đại đồn kết tồn dân ở
vùng có đơng đồng bào theo đạo Cơng giáo vì mục tiêu chung "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
- Nhiệm vụ :
+ Làm rõ quá trình du nhập và phát triển đạo Cơng giáo ở Nghệ An và vai
trị của nó đối với việc giữ gìn TT, ATXH ở Nghệ An.


+ Phân tích thực trạng và lý giải một số vấn đề đặt ra đối với đạo Công
giáo ở Nghệ An trong việc phát huy vai trị giữ gìn TT, ATXH.
+ Đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trị tích cực và khắc phục mặt
hạn chế của đạo Cơng giáo trong việc giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo Nghệ An
hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước ta về tơn giáo cũng như một số
cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và lơgíc, phương pháp phân tích và
tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, khảo sát thực tế...
6. Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu, phân tích ảnh hưởng đạo Cơng giáo ở Nghệ An dưới góc độ
để vận dụng, xây dựng giữ gìn TT, ATXH vùng giáo vững mạnh là vấn đề cấp
thiết có ảnh hưởng tích cực đối với cơng cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta nói
chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng. Từ đó đặt ra những vấn đề cần phải giải
quyết đối với tình hình TT, ATXH vùng giáo.
Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các cấp, các
ngành có liên quan.

Ngồi ra đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập lý luận về tôn giáo trong các trường Đại học, Cao đẳng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài
gồm có 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Đạo cơng giáo và tình hình trật tự, an toàn xã hội ở vùng giáo
Nghệ An.
Chương 2: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an
tồn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay.


Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục
mặt hạn chế của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an tồn xã hội ở
vùng giáo Nghệ An hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Công an - Công an tỉnh Nghệ An (2000), Cơng an Nghệ An trong tiến
trình đổi mới, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

2.

Bộ Công an - Công an tỉnh Nghệ An (2000), Xung đột xã hội - Lý luận và
thực tiễn, Hà Nội.

3.

Báo cáo tổng kết của UBĐKCG các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Quỳnh
Lưu, Yên Thành, Nam Đàn từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2007 .


4.

Báo Công giáo và Dân tộc (09/3/1986).

5.

Bộ giáo luật 1983 (2004), Nxb. Tơn giáo, Hà Nội.

6.

Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Cơng an tỉnh Nghệ An (2006), Tổng kết lịch sử 60 năm đấu tranh chống
địch lợi dụng đạo thiên chúa ở Nghệ An (1945 - 2005).

8.

Công báo, Nhân dân (09/10/ 1945), (230).

9.

Công tác an ninh trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam (2002), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trong tình hình hiện nay ở Việt Nam
(2006), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.


13. Giáo phận Buôn Mê Thuột, giáo xứ Châu Sơn (2003), Thánh hố các gia
đình sống đạo.
14. Phêrơ Gioan Trần Xuân Hạp (1995), Hỏi đáp 150 câu về giáo phận Vinh,
Toà giám mục Xã Đoài.
15. Hướng dẫn thực hiện nội dung cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo (22/02/1999), số
45/HD-UB của UBĐKCG tỉnh Nghệ An.
16. Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước (1998), Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh.
17. Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam. Từ
thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
18. Nguyễn Văn Long (2001), Ảnh hưởng của giáo quyền đạo công giáo đối
với đời sống của cộng đồng giáo dân ở tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ
khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
19. Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam (2003), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
20. C.Mác và Ph. Ăng ghen (1991), Toàn tập, tập 20, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
21. Một số hiểu biết về tôn giáo. Tôn giáo ở Việt Nam (1998), Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (2005), Những gương sống tốt đời đẹp đạo, tập I, Nxb. Tôn
giáo, Hà Nội.
23. Nhiều tác giả (2005), Những gương sống tốt đời đẹp đạo, tập II, Nxb. Tôn
giáo, Hà Nội.
24. Nhiều tác giả (2005), Những gương sống tốt đời đẹp đạo, tập III, Nxb. Tôn

giáo, Hà Nội.
25. Nghi lễ và lối sống cơng giáo trong văn hố Việt Nam (2001), Nxb. Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Nghị (2001), “Tên gọi đạo Thiên Chúa ở Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, (6).


27. Trần Phồn, Viện khoa học công an (1996), Về tôn giáo và đấu tranh chống
hoạt động lợi dụng tôn giáo, Hà nội.
28. Trần Phồn - Phạm Xuân Cần (1998), Công tác bảo vệ ANQG và TTATXH ở
Nghệ An trong tiến trình đổi mới - Bài học và giải pháp, Đề tài NCKH cấp
Bộ.
29. Bùi Thị Kim Quỳ (2002), Mối quan hệ Thời đại - Dân tộc - Tôn giáo, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Sách Giáo lý viên, khối sơ cấp và căn bản (1996), Ipzimatur Nha Trang.
31. Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An (2003), Những giải pháp nâng cao vai
trò, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở Đảng xã, phường, có
đồng bào theo đạo công giáo ở Nghệ An.
32. Tài liệu phục vụ Hội nghị Ban thường vụ tỉnh uỷ (8/2006), Nghệ An.
33. Thư chung Hội đồng giám mục Việt Nam (1980).
34. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Tồ giám mục Vinh (1995), Bộ giáo lý giành cho chương trình phổ thơng,
Nxb. Thuận Hố, Nha Trang.
36. Tồ giám mục Sài Gịn (1997), Giáo lý Hội thánh cơng giáo, Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh.
37. Trường Đại học Vinh, Sở khoa học - Công nghệ và Môi trường Nghệ An
(1998), Một số vấn đề xã hội và nhân văn của đồng bào các dân tộc thiểu
số và đồng bào các tôn giáo ở Nghệ An.
38. Hà Huy Tú, Tìm hiểu nét đẹp văn hố thiên chúa giáo, Nxb. Văn hố thơng

tin, Hà Nội.
39. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên, 1998), Về tín ngưỡng và tôn giáo hiện nay,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
40. Vấn đề tơn giáo và chính sách tơn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam,
(2002), Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.
41. Viện nghiên cứu tôn giáo (1996), Hồ Chí Minh về vấn đề tơn giáo tín
ngưỡng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.


42. Viện Nghiên cứu Tơn giáo (2001), Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, (2).
43. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2001), Tạp chí nghiên cứu tơn giáo, (6).
44. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn
giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Viện Thông tin Khoa học xã hội (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại,
Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Viện Thông tin Khoa học xã hội (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại,
Tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
47. Viện Thông tin Khoa học xã hội (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại,
Tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
48. Trương Như Vương (2005), Tìm hiểu đạo đức trong kinh thánh, Nxb. Tơn
giáo, Hà Nội.
49. Hồng Tâm Xun (chủ biên, 1999), Mười tơn giáo lớn trên thế giới, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.



×