Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Chấn hưng phật giáo ở việt nam đầu thế kỷ xx một số vấn đề triết học và ý nghĩa của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.82 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
KHOA TRIẾT HỌC

ĐẶNG ĐÌNH THÁI

CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU
THẾ KỈ XX, MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VÀ
Ý NGHĨA CỦA NÓ

CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

MÃ SỐ :

5. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HÙNG HẬU

HÀ NỘI - 2003


MỤC LỤC
A.

Mởđầu

1
1.Tính cấp thiết của đề tài


1

2.Tình hình nghiên cứu

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiê n cứu

5

4. Cơ sở lí luận và phươ n g pháp nghiên cứu

5

5. Đóng góp mớ i c ủa luận văn

6

6. ý nghĩ a thực tiễn của luận văn

6

7. Kết cấu của luận văn

6

B. Nộ i Dun g

7


Chương I : P hong trào chấn hưng phật giáo ở
Việt nam đầu thế kỉ XX, Nguyên nhân và diễn
biến

của



7
1.1. Những nguyên nhân của phong trào chấn hưng phật
giáo ở Việt Nam

7

1.1.1.Khái qt tình hình chính trị, xã hội và phật giáo
Việt Nam thế kỉ XIX, đ ầu thế kỷ XX

7

1.1. 2. Nhữn g nguyên nhân dẫn tới phong trào

15

1.2. Diễn biến của phong trào

20

Chư ơ n g II : Mộ t số vấn đề Triế t học tro n g
pho n g trà o chấ n hư n g phậ t giáo


33


2.1.Một số vấn đề Triết học mà phong trào chấn hưng
phật giáo đặt ra

33

2.1.1. vấn đề Thượ n g đế

33

2.1.2. vấn đề: “ linh hồn”, “Thiên đường- Địa ngục”,
Niết bàn

44

2.1. 3. vấn đề “có” và “khơ ng ”

50

2.2. Vai trị và ý nghĩa của phong trào chấn hưng phật
giáo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam

54

2.2.1.Vai trò của phong trào chấn hưng phật giáo đối
với

lịch


sử



tưởng

Việt

Nam

54
2.2.2. ý nghĩa của phong trào chấn hưng phật giáo đối
với

lịch

sử



tưởng

Việt

Nam

62

C. Kết luậ n


66

Da nh mục tài liệ u tha m khả o

70


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến trước
khi chủ nghĩa Mác du nhập và dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống, thì
Phật giáo đã đóng một vai trị quan trọng trong hệ tư tưởng của dân tộc. Lịch
sử phật giáo Việt nam luôn gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Với lịch sử
hơn 2000 năm, Phật giáo Việt Nam đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn, từ
tín ngưỡng đến Văn hoá, từ phong tục tập quán đến thế giới quan, nhân sinh
quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Nhiều vấn đề trong lịch sử tư tưởng dân tộc
sẽ khó được làm sáng tỏ nếu khơng hiểu được Phật giáo dân tộc. Nghiên cứu
Phật giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khơng những để tìm hiểu về một tín
ngưỡng, một hệ tư tưởng của q khứ mà cịn để biết và hiểu được đời sống
tinh thần của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam
hiện nay. Bởi vậy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử
phật giáo Việt Nam nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong phạm vi nghiên
cứu của luận văn này chúng tôi không đặt vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu tồn bộ
lịch sử phật giáo Việt Nam mà chỉ giới hạn trong một giai đoạn, với đề tài :
“Chấn hưng phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, một số vấn đề Triết học và
ý nghĩa của nó”.
Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào Tôn giáo, tuy thời gian
tồn tại của nó rất ngắn ngủi so với chiều dài của lịch sử tư tưởng dân tộc,
nhưng nó có sức lan toả rộng lớn, có ảnh hưởng khơng nhỏ tới mọi mặt của

đời sống xã hội. Đặc biệt là ảnh hưởng của nó tới sự phát triển lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Cuộc tranh luận về những vấn đề tư tưởng mang tính chất
Triết học trong phong trào diễn ra cơng khai trên báo chí hoặc trực tiếp giữa
cá nhân với cá nhân, kéo dài hàng chục năm. Đây không chỉ là những cuộc


tranh luận diễn ra lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, mà còn là
cuộc tranh luận đề cập đến rất nhiều những vấn đề tư tưởng, lí luận. Những
cuộc tranh luận này đã thu hút nhiều người tham ra, kể cả người dân và giới
phật tử, để lại rất nhiều giá trị nhận thức.
Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng đã có nhiều thay đổi so với lúc
nó mới du nhập, nhưng dù có thay đổi như thế nào đi chăng nữa ,lúc này nó
vẫn tỏ ra lạc hậu trước sự thay đổi đột biến của tình hình chính trị, xã hội, tư
tưởng...,so với nhãn quan của người đương thời.
Nghiên cứu phong trào chấn hưng Phật giáo nhằm làm sáng tỏ một giai
đoạn hết sức quan trọng của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đó là giai đoạn có sự
gắn kết giữa Phật giáo Việt Nam hiện đại với cơng cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo. Qua đây,
chúng ta có điều kiện để làm rõ những vấn đề tư tưởng, triết học mà phong
trào Chấn hưng phật giáo đặt ra. Từ đó giúp chúng ta thấy được vai trò của
phong trào đối với lịch sử tư tưởng dân tộc. Thời điểm lịch sử Việt Nam lúc
phong trào xuất hiện có rất nhiều luồng tư tưởng mới lạ xuất hiện, xâm nhập.
Nếu lúc này nhân dân ta không xác định rõ bản chất tư tưởng dân tộc, thì khi
tiếp thu hệ tư tưởng mới rất dễ bị pha tạp, lệch lạc.
Nghiên cứu phong trào Chấn hưng Phật giáo, phần nào cũng giúp cho
chúng ta thấy được sự nhạy cảm của Phật giáo Việt Nam, cũng chính là sự
nhạy cảm của con người Việt Nam về ý thức hệ. Sở dĩ chúng ta khẳng định
điều này là bởi vì, lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này có rất nhiều biến
động, có rất nhiều luồng tư tưởng mới lạ xâm nhập. Nếu nhân dân ta lúc này
không xác định rõ lập trường tư tưởng dân tộc thì khi tiếp thu hệ tư tưởng mới

rất dễ bị lệch lạc, bị pha tạp.
Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường đổi mới. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang tiến hành cơng cuộc đổi mới,
thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh nhiệm vụ phát
triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa


văn hố tiên tiến trrên thế giới, thì vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc Văn hố
dân tộc, truyền thống và tinh thần của cha ông ta là một nhiệm vụ quan trọng,
có đóng góp khơng nhỏ đến sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và Văn minh. Thực tế này đòi hỏi
chúng ta cần tiến hành nghiên cứu nhiều vấn đề. Đây cũng là lí do mà chúng
tơi chọn Phong trào chấn hưng phật giáo ở Việt nam đầu thế kỉ XX, một số
vấn đề Triết học và ý nghĩa của nó” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu.
cho tới nay ở nước ta đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử
phật giáo Việt nam, mà điển hình là một số cơng trình sau đây :“ Lịch sử phật
giáo Việt nam” của nhiều tác giả, do GS. TS Nguyễn Tài Thư làm chủ biên. “
Lược sử phật giáo Việt nam” của Thượng toạ Thích minh Tuệ.“ Việt nam
phật giáo sử lược” của Thích mật Thể. “Phật giáo Việt Nam từ nguyên thủy
đến thế kỉ XIII” của Thích Mật Thể, “ Việt Nam Phật giáo sử lược” (2 tập )
của Nguyễn Lang. Ngoài ra cịn một số bài viết đăng trên “ tạp chí Triết học”
đề cập tới vai trò của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Chẳng hạn
bài “ Thử tìm hiểu vị trí của ba đạo : Nho, Phật, Lão trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tài Thư đăng trên tạp chí Triết học, số1/ 1982,
hoặc bài “ Thử bàn về một vài tư tưởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng
Hậu, đăng trên tạp chí Triết học số 1/ 3 – 1989. v.v.
Trong các cơng trình này, các tác giả đều có những nhận định, đánh giá
nhất định về vai trò của phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam trên một số
phương diện khác nhau.

Gần đây là cuốn “ Đại cương triết học phật giáo Việt Nam – Từ khởi
nguyên đến thế kỷ XIV ” của PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu.Trong cơng trình
này tác giả khẳng định : Triết học Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là
triết học Phật giáo. Phật giáo với cái đích là cứu con người thốt khỏi nỗi khổ
mn đời, với cứu cánh là giải thốt; nhìn bề ngồi, nó chủ yếu bàn về nhân
sinh, nhưng để cho những quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững


chãi, trải dài hơn 2500 năm thì chúng phải dựa trên một cơ sở triết học, một
nền tảng lí luận vơ cùng sâu sắc. Trong Phật giáo có Triết học theo đúng
nghĩa của nó, triết học phật giáo khác Triết học phương Tây ở chỗ, triết học
Phật giáo đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan, còn Triết học phương Tây
thường đi ngược lại, tức là đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan. Chính vì
vậy mà Phật giáo mang đậm tính chất Triết học hơn bất kì một tơn giáo nào
khác.
Bên cạnh các cơng trình khoa học nghiên cứu về lịch sử phật giáo.
Chúng ta còn thấy có những cơng trình khoa học nghiên cứu về phong trào
Chấn hưng phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nhưng do mục đích, yêu cầu
cụ thể của mỗi đề tài đặt ra, mà mỗi tác giả lại có các cách tiếp cận, hướng
nghiên cứu riêng của mình về phong trào chấn hưng phật giáo. Điển hình như
một số cơng trình:
“ Tìm hiểu thêm về phong trào Chấn hưng phật giáo ở Việt nam những
năm đầu thế kỷ XX” của tác giả Thích Thanh Duệ. Trong cơng trình này tác
giả đã tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn lịch sử. Cụ thể là tác giả dành sự quan
tâm chủ yếu đến việc trình bày :Nguyên nhân, diễn biến của phong trào, (theo
trình tự thời gian và các sự kiện lịch sử).Cịn việc đi sâu phân tích những vấn
đề tưởng dưới góc độ triết học để thấy đươc giá trị của nó và những đóng góp
cũng như những hạn chế của phong trào đối với lịch sử tư tưởng việt Nam ,
thì cơng trình này chưa làm được
Một cơng trình nữa “ sự phát triển tư tưởng ở Việt nam từ thế kỷ XIX

đến cách mạng tháng tám”, của GS.Trần Văn Giàu, ở đây tác giả đề cập đến
rất nhiều vấn đề. Khi trình bày về phong trào chấn hưng phật giáo, tác giả đã
đề cập đến tình hình xã hội và phật giáo trước khi phong trào xuất hiện và
người đương thời phê bình phật giáo, phê bình phong trào chấn hưng phật
giáo. Tác giả cũng đã đề cập tới những vấn đề tư tưởng mà cuộc vận động
chấn hưng Phật giáo đặt ra. Song phân tích trên bình diện triết học cũng chưa
thật đi sâu. Cho nên có thể nói, từ trước tới nay chưa có cơng trình nào nghiên


cứu một cách toàn diện về phong trào này dưới góc độ triết học. Nguồn tài
liệu về phong trào chấn hưng phật giáo chưa được khai thác và sử dụng triệt
để.
Điểm qua tình hình nghiên cứu về lịch sử tư tưỏng Việt nam, cho thấy:
1/ phong trào chấn hưng phật giáo ở Việt nam đầu thế kỷ XX, đã có một số
cơng trình nghiên cứu, đề cập đến nhưng vẫn chưa đạt tới khảo cứu một cách
toàn diện. 2/ trong các cơng trình đó do mục đích và u cầu cụ thể của mỗi
đề tài, mà mỗi tác giả lại có những cách tiếp cận rất khác nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích của luận văn là phân tích những vấn đề Triết học được đưa ra
tranh luận rất sôi nổi trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Để từ đó thấy được vai trị và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Khái qt tình hình chính trị - xã hội và phật giáo Việt nam thế kỷ XIX
và những thập niên đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở đó đi sâu phân tích sự ra
đời và diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo ở nước ta.
+ Phân tích một số vấn đề Triết học được đem ra tranh luận trong phong
trào chấn hưng phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Từ đó thấy được vai trị
và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lí luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - LêNin, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng và Tôn
giáo.
Luận văn được thực hiên trên cơ sở Phương pháp luận nghiên cứu của
chủ nghĩa Mác – LêNin. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là
Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá - khái quát
hoá, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp lơ gíc và lịch sử…


5. Đóng góp mới của luận văn.
Luận văn đi sâu phân tích một số vấn đề triết học mà phong trào chấn
hưng Phật giáo đặt ra.
Với kết quả đó, tác giả hy vọng luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ
những đóng góp tích cực của phong trào chấn hưng phật giáo trong lịch sử tư
tưởng Việt nam.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu và giảng dạy môn lịch sử tư tưởng Việt nam trong các trường đại học và
cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Luận văn được kết gồm 2 chương và 4 tiết


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban phật giáo Việt Nam. Thiền học thời Trần. Ban phật học chuyên môn
xuất bản. Hà Nội, (1992).
2. Thích Minh Châu. Lịch sử Đức phật Thích Ca. Trường cao cấp Phật học
Việt Nam cơ sở II, ấn hành, (1989).

3. Nguyễn Huệ Chi. Hiện tượng hội nhập văn hố thời Lí – Trần. Tạp chí Văn
học số 4, (1992).
4. Đàm Văn Chí. Lịch sử văn hố Việt Nam. Nxb Trẻ,Thành phố Hồ Chí
Minh, (1992).
5. Thích Thanh Duệ. Tìm hiểu thêm về phong trào Chấn hưng phật giáo đầu
thế kỷ XX. Luận văn tốt nghiêp đại học Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp,
(1994).
6. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê. Đại cương triết học lịch sử Trung Quốc –
Quyển 1 và Quyển 2. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, (1992).
7. Đại nam thực lục chính biên. Nxb Hà Nội, (1963).
8. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, (2001).
9. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
cách mạng tháng Tám. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, (1975).
10. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, (1980).


11. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí
Minh. Tạp chí và các báo : Từ bi Âm, Viên Âm, Đuốc Tuệ, Tiếng chng
sớm, Duy tâm, Tiến hố …, (1990).
12. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phân viện nghiên cứu Phật học. Những vấn
đề triết học. Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản, (1990).
13. Nguyễn Hùng Hậu. Thử bàn về một vài tư tưởng Phật giáo qua tác phẩm
Khoá hư lục. Tạp chí Triết học số 1, (1989).
14. Nguyễn Hùng Hậu. Góp phần nghiên cứu một số tư tưởng triết học phật
giáo của thiền phái Vinitaluci. Tạp chí triết học số 2, (1990).
15. Nguyễn Hùng Hậu. Lý hoặc luận- cuộc đụng độ đầu tiên giữa Nho- Phật –
Lão ở Giao châu dưới chính quyến Sĩ Nhiếp. Tạp chí Triết học số 2, (1992).
16. Nguyễn Hùng Hậu. Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học phật giáo Trần

Thái Tông. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996).
17. Nguyễn Hùng Hậu. Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, (1997).
18. Nguyễn Hùng Hậu. Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam. Tập I. Nxb
Khoa học xã hội. Hà Nội, (2002).
19. Sa mơn Thích Thiện Hoa. 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Giáo
hội phật giáo Việt Nam thống nhất – Viện hoá đạo xuất bản, Sài gịn, (1971).
20. Hội Phật học Trung kì xuất bản. Viên Âm số 6. (6/1937)
21. Trần Đình Hượu. Tư tưởng hay Triết học và nội dung thực tiễn của cách
đặt vấn đề đó trong việc nghiên cứu ý thức hệ Việt Nam. Tạp chí Triết học số
4, (1984).
22. Hồ thượng Thích Thanh Kiểm. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Thành hội
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, (1991).
23. Thích Thanh Kiểm. Tư tưởng “ Khơng” trong kinh bát nhã. Nội san Phật
học số 2, (1991).


24. Thích Thanh Kiểm. Lịch sử phật giáo Trung Quốc. Thành hội Phật giáo
Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, (1991).
25. Khoa Lịch sử Đảng- Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc. Lịch sử Đảng
cộng sản Việt nam chương trình cao cấp, tập I. Nxb Giáo khoa Mác – Lênin.
Hà Nội, (1986).
26. Nguyễn Lang. Việt Nam phật giáo sử luận, tập I. Nxb Văn học, (1992).
27. Lịch sử Việt Nam, tập I. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội,(1971).
28. Lịch sử Việt Nam, tập II. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, (1985).
29. Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội. Nxb Sử học, Hà Nội,
(1960).
30. Lê Nin tồn tập, tập 17. Thái độ của Đảng cơng nhân đối với Tơn giáo.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,(1992).
31. Nội san nghiên cứu Phật học. Số 2, (1991).

32. Mác và Ănghen Tồn tập, tập I. Góp phần phê phán triết học pháp quyền
của Hê ghen- Lời nói đầu. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1999).
33. Mác và Ăngghen Toàn tập, tập I. Hệ Tư Tưởng Đức, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, (1999).
34. Mác và Ăngghen Tồn tập, tập I. Luận cương về Phoi Ơ Bắc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, (1999).
35. Mác và Ăngghen Tồn tập, tập I. Lời nói đầu- Góp phần Phê phán Khoa
kinh tế chính trị. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1999).
36. Tuệ Quang. Tôn giáo và Phật giáo ở Việt Nam. Nxb Hà Nội, (1992).
37. Hà Văn Tấn. Mấy suy nghĩ về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí Triết
học số 4, (1984).
38. Thành hội Phật học Thành phố Hồ Chí Minh. Phật học phổ thơng, tập I.
ấn hành, (1989).


39. Trúc Thiên (dịch). Cốt tuỷ của đạo Phật. An Tiêm xuất bản, (1971).
40. Hoàng Thị Thơ. Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường. Tạp chí Triết
học số7, (2002).
41. Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thuý Nga (dịch). Thiền uyển tập anh. Nxb Văn
học, Hà Nội, (1990).
42. Nguyễn Tài Thư (chủ biên). Mấy vấn đề về phật giáo và lịch sử tư tưởng
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1986).
43. Nguyễn Tài Thư (chủ biên). Lịch sử phật giáo Việt Nam. Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, (1989).
44. Nguyễn Tài Thư. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí Triết học số 4, (1988).
45. Nguyễn Tài Thư. Mấy vấn đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí Triết
học số 4, (1984).
46. Nguyễn Đăng Thục. Phật giáo Việt Nam. Nxb Mặt đất, Sài gịn, (1974).
47. Đuốc Tuệ. Tạp chí của hội Phật học Bắc kì, số 178.

48. Hồ Thượng Thích Thanh Từ. Thiền sư Việt Nam. Thành hội Phật giáo
Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, (1992).
49. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học. Phật giáo và lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1986).
50. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên). Chủ nghĩa vô thần khoa học. Nxb Sách giáo
khoa Mác- Lê nin, Hà Nội, (1990).
51. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên). Chủ nghĩa vô thần khoa học. Tủ sách
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, (1990).
52. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên). Lịch sử Triết học tập I. Nxb Tư tưởng văn
hoá. Hà Nội, (1992).



×