Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Môn phương pháp nghiên cứu khoa học: TÌM HIỂU TẾT CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.11 KB, 5 trang )

TÌM HIỂU TẾT CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT

I.

Lý do chọn đề tài

Tết cổ truyền Việt Nam,Tết Nguyên Đán, luôn ở trong tâm thức và theo
suốt cuộc đời mỗi con người,từ lúc còn thơ bé háo hức chờ manh áo mới,chờ mừng
tuổi ngày tết,đến khi trưởng thành lo thực hiện đầy đủ nghi lễ tết,và khi về già
được an nhàn hưởng tết...Tết là một mỹ tục của Việt Nam, nó khơng đơn thuần là
thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, hay đơn giản là sự chuyển
mùa,hơn thế,Tết mang ý nghĩa Tâm linh và Nguồn cội;khiến người ta sống sâu sắc
hơn;gắn bó hơn với q hương tiên tổ;chan hịa hơn trong niềm thương mến gia
đình,đồng loại;dạt dào hơn trong niềm tin yêu,hy vọng,...Đặc biệt,tết với rất nhiều
phong tục,thường gắn với kỷ niệm riêng của mỗi người, cho nên nó vừa mang tính
dân tộc chung,lại vừa in dấu ấn riêng của mỗi cá nhân.Tết hẳn sẽ trường tồn bởi
nét đẹp văn hóa của nó,và cịn bởi ý thức gìn giữ q khứ trong hiện tại của mỗi
người dân việt.
Tuy nhiên ở thời hội nhập và giao lưu toàn cầu,nhiều nét đẹp văn hóa của
nước ngồi đc tiếp thu nhanh chóng và dễ dàng,trong khi khơng ít vẻ đẹp văn hóa
việt có nguy cơ bị rơi vào quên lãng hoặc không được hiểu đến đầu đến đũa,chẳng
hạn như một số phong tục của tết cổ truyền Việt.Qua bài nghiên cứu này,chúng tôi
mong được truyền bá và lưu giữ mọi giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung
nhất là những nét đẹp của Tết Việt nói riêng.
Có thể nói,nét đẹp văn hóa của Tết Việt,cùng nhiều vẻ đẹp văn hóa Việt
khác,đã làm nên một dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc,và làm nên mỗi con người
Việt Nam với “hồn Việt” khơng thể lẫn,hịa vào dịng chảy của văn hóa dân
tộc ,miên viễn và trường tồn.
II.Ý nghĩa của đề tài
Tết là một sinh hoạt văn hóa với nhiều ý nghĩa vơ cùng thiêng liêng và cao
quý của dân tộc Việt Nam ta.


Theo phong tục cổ truyền Việt Nam,Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của
gia đình.Tết là ngày đồn tụ,ngày làm mới,ngày tạ ơn và là ngày hy vọng.Ngày
Tết,người ta thường thực hiện các nghi lễ để dâng hương lên các vị thần theo


huyền thoại là người ban phước cho gia đình được nhiều sức khỏe,nhiều tiền
tài,nhiều may mắn,an lành và hạnh phúc trong năm vừa qua.Tết là sinh nhật của tất
cả mọi người,ai cũng thêm một tuổi,vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là chúc
nhau thêm một tuổi.Tết cũng là ngày của lạc quan và hy vọng.Người Việt còn chọn
ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn ân nghĩa mình được hưởng trong năm vừa qua.Tết
còn là dịp hội hè,vui chơi sau một năm lao động vất vả và là dịp của những người
tha phương tìm về sum họp với gia đình,cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên,cội
nguồn.
II.Lịch sử nghiên cứu
Giáo sư Trần Quốc Vượng đã từng viết về Tết :
Tết nguyên đán :buổi sáng đầu tiên ,đầu năm,đầu tháng,đầu ngày,nên cịn
được gọi là Tam ngun,Tam thủy.Đó là sự Lại mới,Thêm mới,Đổi mới của đất
trời.Giao thừa của năm qua và xuân mới,lúc đất trời giao cảm.23 tháng Chạp,ông
táo cưỡi cá chép lên chầu Giời: sự vắng mặt của một trong bộ ba thổ công-thổ địathổ kỳ là biểu tượng cái chết tạm thời của thiên nhiên,vũ trụ buổi đông hàn.Giao
thừa,ông Táo trở về :sự hiện diện mới của ông đánh dấu sự hồi sinh,cái trẻ lại của
toàn vũ trụ.Cho nên,Tết là thời điểm thiêng liêng,điểm nút cắt đoạn cái liên tục của
thời gian,cầm trịch cho nhịp điệu sinh hoạt của con người và lồi vật.
Biết phong tục:xơng đất,động thổ,sáp ấn-khai ấn và biết bao kiêng kỵ khác
ngày tết xưa (kiêng qut nhà,chửi bới,cãi lộn,) có rơng là bắt nguồn từ cái triết lý
“Chết tạm thời-hồi sinh trở lại” đó..
Tết là lễ thức nông nghiệp đầu xuân,dịp cộng cảm của con người và vạn
vật,cộng cảm giữa người sống và người chết,cộng cảm giữa cá nhân với gia
đình,gia tộc,xóm thơn,làng nước...
Triết lý cổ xưa của Tết xuân là khát vọng hài hòa tồn vũ trụ :
Xn vừa dậy,mặt trờ lên chói đỏ

Em muốn vươn đơi bàn tay bé nhỏ
Ơm mặt trời trên trái đất mênh mông
Xuân 74


Hay như Chu Hảo nhận xét:
Hẳn có người bảo rằng Tết xuất phát từ chữ Tiết trong cụm từ Lễ xuân
tiết,là lễ đầu năm âm lịch của Trung Hoa.Tuy nhiên sự giống nhau căn bản giữa Tết
ta và Tiết đầu xuân chỉ là ở chỗ đều xảy ra hàng năm vào dịp đầu năm âm lịch,vào
lúc hết đông sang xuân,khi thiên nhiên ở vùng văn minh lúa nước như kết thúc một
vòng sinh thái,vạn vật tái sinh,cây cối đâm chồi nảy lộc,lịng người cũng mở ra,hồ
hởi đón nhận một năm mới chứa chan hy vọng.Cịn thì phong tục tập qn mỗi nơi
một khác,Tết Việt Nam có những nét chỉ là của riêng ta.
Tết của Việt Nam trước hết là : “tiếng gọi mênh mông của tất cả những
người con của nước Nam,trong dịp đổi mới của toàn bộ đất trời và của muôn
vật,gào lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của
mình” (Phạm quỳnh,Tiểu luận).Vào những ngày đầu xn năm mới,một khơng khí
vui tươi nhộn nhịp tràn ngập khắp thôn quê và thành thị,ai ai cũng muốn rũ bỏ
phiền não và giận hờn,mong được độ lượng,được nói và được nghe những lời thân
ái,gia đình sum vầy và đình đám hội hè tấp nập.
Tết ở nước ta vừa là ngày hội mùa xuân tưng bừng giữa đất trời bao la đang
rạo rực sức sống mới,vừa là nghi lễ tâm linh thiêng liêng để duy trì truyền thống
đạo lý bền vững của dịng máu lạc hồng.Niềm hy vọng không bao giờ tắt của
chúng ta về một tương lai ngày càng tốt đẹp hơn cứ mỗi khi ngi ngoai thì lại
được thổi bùng lên vào mỗi dịp xuân về.Tết là của chúng ta,của mỗi người và của
mọi nhà.
III.Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm hiểu nguồn gốc,lịch sư hình thành của ngày Tết Nguyên Đán
- Tìm hiểu rõ hơn về Tết cổ truyền Việt Nam-Tết Nguyên Đán,mà cụ thể hơn
đó là các hoạt động diễn ra trong ngày Tết;các phong tục,tín ngưỡng trong ngày

Tết;ẩm thực ngày Tết,đặc biệt là tìm hiểu nét đặc trưng về ẩm thực miền Bắc và
miền Nam trong các ngày Tết.
-Từ đó,đề ra những ý kiến bảo tồn và lưu giữ những truyền thống tốt đẹp
trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
IV.Đối tượng nghiên cứu


-Các hoạt động trong ngày Tết : dọc dẹp nhà cửa,sắm Tết,...
-Phong tục,tín ngưỡng : xơng đất,chúc tết,mừng tuổi,những điều kiêng kỵ,...
-Ẩm thực đặc trưng trong ngày Tết của 2 miền Bắc và miền Nam.
V.Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thu thập thông tin như phương pháp quan sát,phương pháp
nghiên cứu tư liệu.
-Sự quan sát và trải nghiệm của bản thân thơng qua các ngày Tết ở gia đình
và làng quê của mình.
-Nghiên cứu tư liệu qua các bài nghiên cứu khoa học về Tết cổ truyền Việt
nam,các bài báo tạp chí,các cuốn sách viết về lễ Tết và phong tục Việt Nam như
:Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Tết- lễ- hội- hè (Toan Ánh),Việt Nam phong tục
(Phan Kế bính),Bản sắc văn hóa Việt ( Phan Ngọc);Tín ngưỡng,phong tục và
những điều kiêng kỵ (nhiều tác giả),Phong vị Tết Việt,...

VI.Bố cục
1.Chương 1: Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
2.Chương 2: Các hoạt động chính trong ngày Tết
3.Chương 3: Phong tục,tín ngưỡng trong ngày Tết
3.1.Các phong tục trong ngày Tết
3.1.1.Phong tục thất truyền
3.1.2.Phong tục đại chúng
4.Chương 4: Ẩm thực đặc trưng trong ngày Tết
4.1.Ẩm thực miền Bắc

4.2.Ẩm thực miền Nam


5.Chương 5: Đề xuất ý kiến bảo tồn và phát huy các truyền thống tốt đẹp
trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
6.Chương 6 : Kết luận



×