Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quản lí di sản: Vai trò và đặc điểm của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam trong hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.38 KB, 4 trang )

1. Vai trò và đặc điểm của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam trong hoạt
động du lịch
- Vai trị : Di sản Văn Hóa có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động
du lịch.
+ Di sản văn hóa bao gồm tồn bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể mang bản sắc đặc trưng của mỗi địa phương. Bản sắc văn hóa của
vùng đất ấy sẽ cuốn hút du khách đến chiêm nghiệm, khám phá, tìm hiểu
để làm giàu cho hành trang văn hóa của mình.
+ Di sản văn hóa và phát triển du lịch có mối quan hệ tương tác, gắn bó
hữu cơ: di sản văn hóa là nguồn vốn, là cơ sở để du lịch khai thác làm
giàu; còn du lịch, đến lượt mình, sẽ có tác dụng quảng bá, tơn lên các giá
trị văn hóa của di sản, góp phần giữ gìn và phát huy di sản.
+ Di sản văn hóa là linh hồn của các điểm du lịch, làm tăng lên nhiều lần
giá trị của điểm đến. Ngược lại, nếu khơng có du lịch khai thác, giới
thiệu, biến thành những sản phẩm để du khách tiếp cận thì di sản văn hóa
sẽ thiếu đi sức sống, khơng có cơ hội phát lộ những giá trị. Tựu trung lại,
sự phát triển của du lịch không thể tách rời với di sản văn hóa và du lịch
văn hóa chính là cầu nối để di sản đến với công chúng.
- Đặc điểm của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam
+ Độ đậm đặc của những di tích tín ngưỡng như
đình,đền,chùa,miếu,phủ...tại các vùng kéo dài từ bắc vào nam
+ Sự phong phú của các loại danh thắng thiên nhiên của núi,biển,hang
động và các vùng sinh thái.
+ Điều kiện tư nhiên và khí hậu khác biệt giữa các vùng tạo ra những nét
phong cách riêng
+ Một đất nước có 54 dân tộc anh em tạo ra sắc thái văn hóa vừa có tính
Đơng Nam Á,vừa mang dấu ấn bản địa.
+ Sự phong phú của các làng nghề truyền thống trên cả nước.Các làng
nghề không chỉ là sản xuất ra các mặt hàng với mục đích sử dụng mà cịn
mang dấu ấn của người dân địa phương.
+ Độ đậm đặc của sinh hoạt văn hóa,phong tục,văn học dân gian ...


+ Sự phong phú của các loại hình âm nhạc,nghệ thuật,kiến trúc,trang
phục dân gian của 54 dân tộc sinh sống trên mảnh đất Việt Nam


+ lối sống các hình thức và dụng cụ dùng cho sinh hoạt và lao động của
các dân tộc hay của các nhóm người ở mỗi địa phương cũng là những sản
phẩm du lịch văn hóa đầy ấn tượng với các khách du lịch
+ Văn hóa ẩm thực phong phú,mang nhiều sắc thái địa phương và truyền
thống dân tộc là những giá trị văn hóa vơ cùng q giá cho việc hình
thành các sản phẩm du lịch văn hóa.
2. Khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch
2.1 : Các di sản văn hóa vật thể
- Các di tích khảo cổ học : Các di tích khảo cổ học của Việt Nam có giá
trị rất lớn,nó là sản phẩm du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài
nước.
- Các di tích lịch sử : Là một đất nước có nền lịch sử lâu đời hơn 4000
năm,trải qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.Các di tích lịch
sử của Việt Nam vơ cùng phong phú.Các di tích lịch sử là nguồn tài
nguyên du lịch vô cùng quý giá.Tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều
có di tích lịch sử,mỗi nơi là một câu chuyện lịch sử hào hùng.Vì thế là
điểm lơi cuốn du khách rất đơng
- Các di tích văn hóa tín ngưỡng :
+ Đó là các đình,đền,chùa,nhà thờ,miếu,phủ,nhà thờ,...của các tơn giáo
tín ngưỡng đã và đang tồn tại trong tất cả các dân tộc sinh sống trên đất
nước Việt Nam
+ Mỗi di tích đều chứa đựng trong đó những câu chuyện dài liên quan
đến các chủ nhân lm ra nó.
+ Những phong tục,nghi lễ được thực hiện tại các di tích ấy cịn nhiều bí
ẩn cho tất cả các du khách đến khám phá.
+ Kiến trúc và nghệ thuật xây dựng những di tích này vừa thể hiện sắc

thái văn hóa của mỗi dân tộc,vừa cho thấy truyền thống văn hóa của họ
cũng như trình độ nghệ nghệ thuật,triết lý và những khát vọng của những
nghệ nhân gửi gắm vào đó.
- Các quần thể di tích kiến trúc văn hóa : là những địa điểm có lợi thế
khai thác du lịch hết sức mạnh mẽ.
- Hệ thống các bảo tàng :
+ Số lượng bảo tàng tại Việt Nam chưa nhiều nhưng hiện vật các bảo
tàng ấy lại rất phong phú và độc đáo.


+Các bảo tàng tổng hợp ở các tỉnh tuy chưa phải lớn nhưng mỗi nơi đều
có những sắc thái riêng thu hút đc du khách đến khám phá.
- Hệ thống các nhà lưu niệm,bộ sưu tập :
+ Những năm gần đây du khách bắt đầu quan tâm đến các bộ sưu tập và
di sản của những nhân vật lịch sử hay văn hóa nổi tiếng.
+ Khách thăm quan có thể hiểu được rất nhiều vấn đè lien quan đến lịch
sử,văn hóa hay cuộc đời của những ng nổi tiếng.
- Hệ thống chợ phiên của các vùng miền : Mỗi vùng miền đều có những
chợ từ đơn sơ mộc mạc nhưu chợ quê ở đồng bằng Bắc Bộ đến những
chợ có quy mơ lớn.
 Tất cả những di sản văn hóa này đều là tài nguyên văn hóa mà du lịch
có thể khai thác triệt để.
2.2 : Các di sản văn hóa phi vật thể
- Lễ hội dân gian : là sản phẩm đặc sắc của du lịch văn hóa.
+ Với sự phong phú của các cộng đồng cư dân và các dân tộc khác nhau
nên lễ hội dân gian Việt Nam rất đa dạng,phong phú.
+ Một số lượng lễ hội rất lớn như con số thống kê của Cục văn hóa cơ sở
7966 hội được phân bố khắp cả nước là cơ sở cho các tour du lịch văn
hóa của tất cả mọi địa phương.
 Đây là nguồn tài nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

- Các phong tục,nghi lễ liên quan đến vòng đời của con người: Giá trị
văn hóa có thể khai thác cho du lịch ở đây quan trọng nhất phải kể đến
LỄ CƯỚI .
- Các phong tục,nghi lễ của cộng đồng :
+ Ngoài lễ hội dân gian là một sản phẩm chủ yếu,các phong tục nghi lễ
liên quan đến chu kì sinh hoạt của cộng đồng có thể khai thác làm sản
phẩm du lịch trước hết phải kể đến TẾT NGUYÊN ĐÁN .
+ Khách du lịch lựa chọn dịp tết nguyên đán đến VN ngày một nhiều,đặc
biệt là bà con việt kiều về thăm quê hương mỗi năm một đông hơn.
+ Trong chu kì phong tục và nghi lễ cộng đồng một năm còn phải kể đến
ngày rằm tháng 7 và trung thu.
- Đời sống văn hóa làng,bản : Các hình thức du lịch tại gia đang được
khai thác.
- Văn hóa ẩm thực : Đây là những sản phẩm vô cùng phong phú và hấp
dẫn trực tiếp đến mọi du khách.


- Các sinh hoạt nghệ thuật : sản phẩm ưa chuộng nhất của khách du lịch
quốc tế hiện nay là RỐI NƯỚC.



×