Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường hồng hải thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----*----

NGUYỄN THỊ HƢỜNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƢỜNG
HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----*----

NGUYỄN THỊ HƢỜNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƢỜNG
HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tơi, đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa. Các nội
dung và số liệu nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Hƣờng


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm luận văn, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi nhiệt
tình trong suốt q trình thực hiện. Tơi cũng xin cảm ơn tất cả các thầy, cô
trong Khoa Xã hội học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã truyền tải kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
đƣợc học tập và thực hiện luận văn.

Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Ninh,
UBND thành phố Hạ Long, UBND phƣờng Hồng Hải, Hội LHPN thành phố
Hạ Long, Hội LHPN phƣờng Hồng Hải, những ngƣời đã cung cấp thông tin
quý báu và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thu thập thơng tin để hồn thành
luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực của bản thân, song với kinh nghiệm công
tác xã hội trực tiếp của bản thân cịn hạn chế luận văn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong các thầy, cơ giáo, các đồng nghiệp và các bạn
tham gia góp ý, tơi xin nghiêm túc tiếp thu, điều chỉnh để Đề tài nghiên cứu
này đóng góp hiệu quả cao trong thực tiễn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ...................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ............................. 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
3. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP .... 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp .................................................................. 4
3.2. Khách thể nghiên cứu can thiệp .................................................................. 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ............................................................ 4
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CAN THIỆP ............................................... 5
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích tài liệu ................................................. 5

5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ....................................................................... 5
5.3. Phƣơng pháp quan sát ................................................................................. 5
5.4. Phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân ......................................................... 6
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ............................... 6
6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 6
6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam............................................................. 7
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN...................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ..................................... 12
1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 12
1.1.1. Gia đình .................................................................................................. 12
1.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình với phụ nữ ................................................. 12


1.2. Cơng tác xã hội cá nhân và tiến trình công tác xã hội cá nhân ..................... 13
1.2.1. Công tác xã hội cá nhân......................................................................... 13
1.2.2. Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân ........................................................ 14
1.3. Các lý thuyết trong nghiên cứu ..................................................................... 17
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow .......................................................... 18
1.3.2. Lý thuyết sinh thái học ........................................................................... 19
1.3.3. Lý thuyết vai trò, vị thế xã hội ................................................................ 20
1.4. Vài n t về đặc điểm KT- XH phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long ......... 24
1.5. Khung pháp lý về bạo lực .............................................................................. 28
1.5.1. Cơ sở pháp lý quốc tế và khung chính sách ........................................... 28
1.5.2. Cơ sở pháp lý quốc gia và khung chính sách. ........................................ 31
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TẠI PHƢỜNG HỒNG HẢI, HẠ LONG ................................................................. 36
2.1. Các hình thức bạo lực gia đình ...................................................................... 37
2.1.1. Bạo lực thể xác ....................................................................................... 37

2.1.2. Bạo lực tình dục ..................................................................................... 39
2.1.3. Bạo lực tình dục hoặc bạo lực thể xác là chỉ số chính của bạo lực
do chồng gây ra ........................................................................................................ 39
2.1.4. Bạo lực tinh thần .................................................................................... 40
2.1.5. Hành vi kiểm soát đối với phụ nữ. ......................................................... 41
2.1.6. Bạo lực về kinh tế ................................................................................... 42
2.2. Tác động của bạo lực lên sức khoẻ và tinh thần của phụ nữ ......................... 43
2.2.1. Tác động đến sức khoẻ thể chất từ bạo lực do chồng gây ra ................ 43
2.2.2. Tác động đến sức khoẻ tâm thần do chồng gây ra................................. 46
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC
TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ..................................................... 49
3.1. Thiết lập mối quan hệ .................................................................................... 50
3.2. Xác định và phân tích vấn đề ........................................................................ 53


3.2.1. Thu thập thông tin về thân chủ............................................................... 53
3.2.2. Xác định vấn đề ...................................................................................... 54
3.2.3. Đánh giá tâm lý ...................................................................................... 55
3.3. Lƣợng giá đầu vào ......................................................................................... 57
3.3.1. Sơ đồ phả hệ ........................................................................................... 57
3.3.2. Biểu đồ sinh thái..................................................................................... 58
3.4. Phát triển kế hoạch can thiệp ......................................................................... 60
3.5. Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch............................................. 61
3.6. Lƣợng giá đầu ra ............................................................................................ 64
3.7. Kết thúc.......................................................................................................... 66
3.8. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghiên cứu can thiệp ................. 66
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 67
KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 68
I. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 68

II. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 73
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 77
PHÚC TRÌNH 1 ........................................................................................................ 78
PHÚC TRÌNH 2 ........................................................................................................ 83
PHÚC TRÌNH 3 ........................................................................................................ 89


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBĐG

:

Bất bình đẳng giới

BĐG

:

Bình đẳng giới

BL

:

Bạo lực

BLGĐ

:


Bạo lực gia đình

CLB

:

Câu lạc bộ

CTXH

:

Cơng tác xã hội



:

Gia đình

LHQ

:

Liên Hợp Quốc

NC

:


Nghiên cứu

NVCTXH

:

Nhân viên cơng tác xã hội

NVXH

:

Nhân viên xã hội

PCBLGĐ

:

Phịng chống bạo lực gia đình

PN

:

Phụ nữ

TC

:


Thân chủ


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tháp nhu cầu của A. Maslow ........................................................ 18
Hình 1.2: Hệ thống sinh thái theo mẫu của hệ thống xã hội.......................... 19
Hình 1.3: Biểu đồ sinh thái ............................................................................ 20
Hình 2.1: Bản đồ hành chính phƣờng Hồng Hải ........................................... 27
Hình 3.1: Cây vấn đề của thân chủ Phạm Thị N ........................................... 54
Hình 3.2: Sơ đồ phả hệ gia đình chị N........................................................... 57
Hình 3.3: Biểu đồ sinh thái vấn đề của chị Phạm Thị N ............................... 59


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
Ở bất kỳ thời đại nào, gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một
trong những nhân tố quyết định sự hƣng thịnh của một quốc gia. Trong những
năm qua, cùng với các chủ trƣơng phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội
cũng đƣợc chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới ngày càng đƣợc
quan tâm, đối tƣợng là phụ nữ ngày càng đƣợc tín nhiệm, đề cử vào các vị trí
quan trọng trong xã hội. Xã hội phát triển kéo theo sự thay đổi vai trò của
ngƣời phụ nữ ở xã hội nói chung, trong gia đình nói riêng, nam nữ đƣợc đối
xử cơng bằng, khơng cịn tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ”. Tuy nhiên, bạo lực
gia đình đối với phụ nữ vẫn còn là một hiện tƣợng xảy ra hầu nhƣ ở khắp các
nơi trên thế giới, mọi đẳng cấp trong xã hội và trong mọi nền văn hố. Đây là
hành vi mang tính chất bạo lực đƣợc các thành viên trong gia đình dùng để
giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến gia đình. Ngƣời đã

khẳng định :"Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại thành
xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải
chú ý hạt nhân cho tốt" [6, Tr 34]. Đến nay, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về gia
đình đã đƣợc thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà
nƣớc. Thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ về tầm quan trọng của gia đình,
các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội thƣờng xuyên quan tâm
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm gần đây, thơng tin về Bạo lực gia đình trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng bùng nổ về quy mô lẫn mức độ. Đề tài về Bạo lực gia
đình khơng phải đề tài mới nhƣng vẫn rất thời sự bởi những biến tƣớng và
1


hậu quả của nó gây ra cho gia đình và xã hội với nhiều mức độ khác nhau.
Chính những hành vi này gây ảnh hƣởng tới nhân cách, danh dự, nhân phẩm
và quá trình phát triển của mỗi cá nhân, gián tiếp gây ra mất trật tự an ninh
công cộng, những mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác. Bạo
lực gia đình đã tàn phá, hủy hoại sự bình yên của nhiều gia đình, làm băng
hoại đạo đức xã hội, tƣớc đoạt quyền đƣợc sống hạnh phúc của những ngƣời
vợ, ngƣời con.
Theo quy định tại khoản 2 điều 1 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình
(đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thơng
qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2007), bạo lực gia đình là hành vi
cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể
chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Phịng chống
bạo lực gia đình là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức. Phịng
chống bạo lực gia đình phải kết hợp phịng ngừa, ngăn chặn với xử lý hành vi
và giải quyết hậu quả của hành vi bạo lực gia đình trong đó lấy phịng ngừa,

ngăn chặn là chính. [Tr27]
Tuy nhiên theo báo cáo của Tổng cục thống kê về đề tài: “Nghiên cứu
quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” đƣợc Chính phủ
Việt Nam và Liên Hợp Quốc cơng bố ngày 25/11/2010 cứ ba phụ nữ có gia
đình hoặc đã từng có gia đình thì có một ngƣời (34%) cho biết họ đã từng bị
chồng mình bạo lực thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia
đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo lực này chiếm 9%. Nếu
xem x t đến cả ba hình thức bạo lực chính trong đời sống vợ chồng - thể xác,
tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã
từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng
nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị ngƣời khác lạm dụng. [Tr30]
2


Thực tế, nhiều gia đình đã phát huy đƣợc giá trị truyền thống tốt đẹp, xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Tuy nhiên,vẫn còn một số
khơng nhỏ gia đình chƣa quan tâm tới việc chăm lo xây dựng hạnh phúc gia
đình. Một số vấn đề tiêu cực của gia đình trong xã hội hiện đại đã tác động
không tốt đến việc xây dựng, phát triển văn hố, xã hội lành mạnh. Trong đó,
đáng báo động nhất là tình trạng bạo lực gia đình có xu hƣớng gia tăng.
Phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đã có khơng ít vụ
bạo lực gia đình của ngƣời chồng gây ra với ngƣời vợ, tôi đã từng chứng kiến
những giọt nƣớc mắt của những đứa con khi bố mẹ đánh, cãi, chửi nhau và sự
đau đớn về thân thể cũng nhƣ tổn thƣơng về tinh thần của ngƣời phụ nữ - nạn
nhân chính của bạo lực gia đình. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia
đình tại phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh”. Từ khía
cạnh của một nhân viên xã hội, thơng qua đề tài nghiên cứu của mình, tơi
muốn vận dụng kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội để có thể làm cầu

nối giúp phụ nữ đang gặp phải tình trạng bạo lực gia đình thốt khỏi khó khăn
trong đời sống tinh thần, thể chất. Ngoài ra, giúp họ nhận thức đƣợc giá trị
bản thân, sự bình đẳng, bình quyền trong gia đình.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng các hình thức phụ nữ bị bạo lực gia đình
và tác động đến thể chất và tinh thần của phụ nữ bị bạo lực ở phƣờng Hồng
Hải, lựa chọn trƣờng hợp phụ nữ bị bạo lực để ứng dụng phƣơng pháp công
tác xã hội cá nhân. Kết quả nghiên cứu góp phần đƣa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng phƣơng pháp công tác
xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
3


- Tìm hiểu thực trạng, các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại
Phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Tìm hiểu tác động của BLGĐ đối với phụ nữ về thể chất và tinh thần.
- Ứng dụng phƣơng pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp
phụ nữ bị bạo lực gia đình.
3. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp
Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
3.2. Khách thể nghiên cứu can thiệp
- 01 phụ nữ bị BLGĐ sống tại phƣờng Hồng Hải-TP Hạ Long (Chị Phạm
Thị N, 40 tuổi, trú tại tổ 2, khu 9, phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long);
- Ngƣời gây ra BLGĐ (chồng của thân chủ), thành viên gia đình (bố, mẹ,
con) và 01 hàng xóm của phụ nữ bị bạo lực.
- Lãnh đạo, cán bộ chính quyền, đồn thể ở địa phƣơng gồm: Cán bộ

Văn hoá xã hội, cán bộ Hội phụ nữ phƣờng Hồng Hải, cán bộ phụ nữ khu
phố, cộng tác viên xã hội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề bạo lực gia đình tại phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ
Long, Quảng Ninh, trong đó cụ thể về tình trạng bạo lực trong gia đình đối
với chị Phạm Thị N, 40 tuổi (trú tại tổ 2, khu 9, phƣờng Hồng Hải).
- Phạm vi thời gian: 6 tháng, thời gian chủ yếu từ tháng 7/2018 đến
tháng 12/2018
- Phạm vi không gian: Phƣờng Hồng Hải, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi nội dung: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã kết hơn, từ 18
đến 55 tuổi tại phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
 Thực trạng bạo lực gia đình tại phƣờng Hồng Hải, thành phố Hạ Long
đang diễn ra nhƣ thế nào? Tác động của bạo lực GĐ…?
4


 Phƣơng pháp cơng tác xã hội cá nhân có thể giúp gì cho phụ nữ bị bạo
lực trong gia đình? Những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng
cơng tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình?
 Giải pháp để giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ ?
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CAN THIỆP
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Các cơng trình nghiên cứu, tạp chí, kỷ yếu, hội thảo của một số tổ chức
làm việc về vấn đề bạo lực trong gia đình.
Các bài viết, số liệu, cơng trình nghiên cứu đƣợc đăng trên tạp chí Khoa
học về Phụ nữ, tạp chí Xã hội học, tạp chí Cộng sản, báo Gia đình và Xã hội.
Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam, khung theo dõi và đánh giá việc thực hiện Luật phịng chống bạo lực
gia đình tại Việt Nam.

Tài liệu tập huấn công tác quản lý nhà nƣớc về gia đình và phịng, chống
bạo lực gia đình, tài liệu về cơng tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ,
sổ tay công tác quản lý nhà nƣớc về gia đình…
Các báo cáo liên quan của các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể đến phƣờng
Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Đề tài tiến hành 05 cuộc phỏng vấn sâu. Trong đó 02 cuộc phỏng vấn đối
với thân chủ, 01 cuộc phỏng vấn đối với chồng của thân chủ, 02 cuộc phỏng
vấn đối với cán bộ Hội phụ nữ phƣờng, cán bộ chính quyền địa phƣơng.
5.3. Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát đƣợc áp dụng trong suốt quá trình trợ giúp để nắm
bắt đƣợc một số thông tin sơ bộ tại địa bàn thực hiện.
Thơng qua q trình quan sát trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết liên
quan đến đề tài, những hành động, biểu hiện bên ngoài của ngƣời phụ nữ bị
bạo lực, những biểu hiện và nhu cầu đƣợc trợ giúp khỏi nạn bạo lực trong gia
5


đình, nắm bắt đƣợc thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa
ngƣời gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực, giữa ngƣời phụ nữ bị bạo lực với
nhân viên công tác xã hội. Qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơng
tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
5.4. Phƣơng pháp cơng tác xã hội cá nhân
Quá trình thực hiện nghiên cứu và can thiệp trong đề tài này là quá trình
vận dụng tổng hợp các kiến thức, phƣơng pháp, kỹ năng, giá trị của ngành
CTXH. Trong đó, Phƣơng pháp CTXH cá nhân là phƣơng pháp chủ yếu.
- Mục đích: Sử dụng các phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin
về TC, can thiệp, giúp đỡ cá nhân tự tăng cƣờng, thay đổi, phát triển chức
năng xã hội, giải quyết vấn đề, đảm bảo cho TC thốt khỏi tình huống khó
khăn thơng qua quan hệ một - một (quan hệ NVCTXH - TC).

- Các bƣớc tiến hành: Tiến hành 07 bƣớc: Tiếp cận thân chủ; Xác định
vấn đề; Thu thập dữ liệu; Chẩn đoán; Kế hoạch trị liệu; Trị liệu; Đánh giá.
- Các kỹ năng: Giao tiếp, quan sát, lắng nghe, vãng gia, tham vấn...
- Q trình sử dụng phƣơng pháp này khơng chỉ là tƣơng tác giữa
NVCTXH với TC mà còn sử dụng trong tƣơng tác với ngƣời chồng, với
ngƣời thân, hàng xóm, cán bộ địa phƣơng nơi ở ... của TC.
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
Bạo lực trong gia đình là một dạng bạo lực trong xã hội. Nó hiển nhiên
khơng phải là vấn đề mới có trong xã hội hiện đại của chúng ta. Trên thực tế,
nó xảy ra trong mọi thời đại, ở nhiều dân tộc và giữa các giai tầng xã hội của
loài ngƣời. Mức độ bạo lực của nó tùy thuộc vào văn hóa, luật pháp và sự
nhận thức con ngƣời trong xã hội đó.
6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới về 48 cuộc điều tra dựa trên dân số
quốc tế đã tìm thấy tỷ lệ bạo lực gia đình suốt đời đối với phụ nữ từ 10% đến
69% (WHO 2002). So sánh các phát hiện về tỷ lệ trên toàn thế giới chỉ ra rằng
6


ở mức ƣớc tính thận trọng, 20-25% phụ nữ đã từng bị tấn cơng về thể chất từ
ngƣời bạn tình hoặc ngƣời bạn đời trong cuộc đời, mặc dù kết thúc cao nhất
của ƣớc tính này tăng lên gần 30%. Cũng theo khảo sát ít nhất 10% tất cả phụ
nữ đƣợc ƣớc tính đã trải qua những hình thức lạm dụng thể chất lặp đi lặp lại
nghiêm trọng, và hầu hết các nhóm này đƣợc cho là đã trải qua sự lạm dụng
tình dục (Romkens 1997). [Tr40]
Tại Anh, Các phát hiện bởi tổ chức BCS trong nghiên cứu từ năm 1996
và 2001 cung cấp bức tranh toàn diện nhất về bạo lực gia đình ở Anh và xứ
Wales. Theo nghiên cứu cho thấy 1 trong 8 phụ nữ và 1 trong 20 nam giới bị
tấn cơng nhiều lần. Có đến 12% trong số những phụ nữ này cho biết họ đã bị
buộc phải quan hệ tình dục trong vụ việc cuối cùng. Đến năm 2001, BCS các

cuộc tấn công thấp hơn (1 trong 5 phụ nữ và 1 trong 10 ngƣời), nhƣng đặc
biệt loại trừ các cuộc tấn cơng tình dục và sử dụng các định nghĩa chính xác
hơn về bạo lực thể xác. [Tr 40]
Trong 11% phụ nữ đã trải qua bạo lực nghiêm trọng. Bao gồm các mối
đe dọa, lạm dụng tài chính (đƣợc xác định là bị chia sẻ cơng bằng tiền gia
đình), và lạm dụng tình cảm (đƣợc xác định là khơng đƣợc nhìn thấy bạn bè
và ngƣời thân) tăng tỷ lệ sống lên 1 trong 4 phụ nữ và 1 trong 6 nam giới. Có
đến 1 trong 3 phụ nữ đã trải qua bạo lực gia đình suốt đời (các mối đe dọa
hoặc các cuộc tấn cơng phi tình dục) đã bị lạm dụng từ bốn lần trở lên bởi thủ
phạm của vụ việc tồi tệ nhất. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các đối tƣợng cho
thấy có đến 54% tỷ lệ do các đối tác (45%) hoặc đối tác cũ (9%) gây ra
(Walby & Allen 2004).
6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các nghiên cứu chuyên sâu về bạo lực
gia đình ở Việt Nam đã bắt đầu đựơc quan tâm và triển khai thực hiện. Lê Thị
Quý, Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Hữu Minh, Hoàng Bá Thịnh, Trần Thị Vân Anh,
Vũ Tuấn Huy, Lê Ngọc Văn… là những nhà khoa học có rất nhiều cơng trình,
bài viết nghiên cứu về vấn đề này.
7


Bài viết “Bạo lực gia đình - Bất bình đẳng trong quan hệ giới” của Lê
Thị Quý đăng trên tạp chí Khoa học về phụ nữ số 4/2000 dựa trên cơ sở thu
thập phân tích một số tài liệu kết hợp với việc điều tra xã hội học năm 1998
tại xã C.N (Từ Liêm, Hà Nội) và các mối quan hệ trong gia đình của nhóm
nghiên cứu Giới (khoa Xã hội học, phân viện báo chí tuyên truyền, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Bài viết cung cấp một số thơng tin phân tích
về phía khía cạnh bạo lực gia đình, một biểu hiện bất bình đẳng giới. [Tr21]
Nghiên cứu của Vũ Tuấn Huy (2003) “ở một số tỉnh thuộc đồng bằng
Bắc bộ cho thấy trong vòng 12 tháng trƣớc thời điểm điều tra”, có 79% hộ gia

đình xảy ra ít nhất một lần về một loại hành vi bạo lực giữa vợ và chồng trong
gia đình. Các hộ gia đình đƣợc điều tra, hình thức bạo lực về tình cảm nhƣ thờ
ơ lãnh đạm “chiến tranh lạnh là khá phổ biến: 54,4% ở các mức độ khác nhau.
Tiếp theo là bạo lực về lời nói nhƣ lăng mạ hoặc chửi bới xảy ra ở 20% hộ gia
đình. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức bạo lực khác nhau nhƣ đe doạ, đánh
đập hoặc n m đồ vật là 4,3%, đập phá đồ đạc 2,1%, đuổi ra khỏi nhà 1,6%.
Những hành vi bạo lực mang tính ngƣợc đãi về thân thể nhƣ đánh, tát xô ngã
ở 5,5% số hộ gia đình.[Tr38]
Một nghiên cứu khác ở một xã nơng thơn ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy
có 87% số ngƣời đƣợc hỏi nói rằng ở xóm, thơn, nơi họ sinh sống có hiện
tƣợng bạo lực gia đình. Về bạo lực tinh thần có 94,4% ngƣời chồng chửi
mắng vợ. Ngƣợc lại, cứ có 3 ngƣời vợ thì có có 1 ngƣời chửi mắng chồng. Về
bạo lực thể chất: 54,4% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng hiện tƣợng chồng đánh
vợ và 8,9% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết có hiện tƣợng vợ đánh chồng (Hoàng
Bá Thịnh, 2006). [Tr15]
Nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp,
[Tr38] cho thấy hiện tƣợng ngƣợc đãi về lời nói xảy ra trong khoảng 20% gia
đình và bạo lực thân thể xảy ra trong khoảng 10% gia đình ở thành phố Hồ
Chí Minh. Ở Miền trung, khoảng 50% ngƣời chồng có hành vi ngƣợc đãi về
8


lời nói đối với vợ, tỷ lệ này ở thành phố Hà Nội là 10%. Có tới 75% ngƣời
chồng trong tổng số mẫu nghiên cứu có hành vi ngƣợc đãi về tình cảm đối với
ngƣời vợ và trung bình có tới 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng, cƣỡng bức
theo nhiều hình thức, phần lớn là do những ngƣời quen biết, chồng và những
ngƣời thân trong gia đình. Trong đó, có 15% phụ nữ bị chồng đánh, gần 80%
bị chồng mắng chửi, hơn 70% bị chồng bỏ mặc, gần 10% bị chồng cấm đoán
quan hệ và gần 20% bị chồng cƣỡng ép quan hệ tình dục.[Tr38]
Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong những năm gần đây mặc dù chất

lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc cải thiện, các quyền cơ bản của con nguời
đƣợc tôn trọng hơn nhƣng bạo lực gia đình có xu hƣớng gia tăng (Vũ Mạnh
Lợi và đồng nghiệp, 1999; Lê Thị Quý, 2000). Điều đáng quan tâm là bạo lực
gia đình đã trở thành một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tan vỡ của
gia đình. [Tr38]
Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) trong nghiên cứu “Bạo lực gia
đình - một sự sai lệch giá trị” đã trình bày những lý luận và phƣơng pháp luận
về bạo lực trong gia đình nêu lên những bài học kinh nghiệm của Việt Nam
trong công tác phịng chống bạo lực gia đình. [Tr20]
Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2009) trong nghiên cứu “Bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, diễn biến và nguyên nhân” đã
nêu những vấn đề nhận diện bạo lực gia đình và cơ sở pháp lý phịng chống
bạo lực gia đình, mức độ phổ biến của bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh
hƣởng, phân tích thực trạng bạo lực gia đình, hậu quả và mơi trƣờng nảy sinh
bạo lực gia đình, các yếu tố thúc đẩy và hạn chế các hành vi bạo lực.
Trong nghiên cứu “Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ
nữ và trẻ em”, Bùi Thị Xuân Mai (2009) cùng các cộng sự đã nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp khả thi để hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em
hiện nay ở Việt Nam. [Tr10]
9


Từ năm 2006 hết năm 2011, “kết quả nghiên cứu của Bộ Văn hoá - Thể
thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện gia đình và giới” thì có 21,2 % các
cặp vợ chồng có trải qua hình thức bạo lực từ chửi mắng, nhục mạ, buộc quan
hệ tình dục khi khơng có nhu cầu. Cứ 05 cặp vợ chồng thì có 01 cặp từng xảy
ra bạo lực dƣới mọi hình thức. Tình trạng Bạo lực gia đình những năm gần
đây đang diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, đối tƣợng vi phạm
cùng với số nạn nhân gia tăng ở khắp các vùng miền trong cả nƣớc. [Tr25]
Nhƣ vậy, các nghiên cứu đi trƣớc đã cung cấp những góc nhìn đa dạng,

sâu sắc về vấn đề bạo lực gia đình; nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, phân
tích các hình thức bạo lực, thực trạng, ngun nhân và hậu quả của bạo lực
gia đình. Bạo lực gia đình tồn tại trong nhiều gia đình, ở cả nơng thơn lẫn
thành thị. Bạo lực gia đình chƣa đƣợc nhận thức đúng mức vì đa số ngƣời dân
đều cho rằng đó là vấn đề riêng của mỗi gia đình, của từng cá nhân, ngƣời
ngồi khơng có tƣ cách can thiệp. Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, sự ngộ nhận
về vai trò của phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực đời sống cũng là mảnh
đất màu mỡ nuôi dƣỡng bạo lực gia đình. Những ngun nhân khác có thể kể
ra là nghèo khổ, thu nhập thấp, việc làm không ổn định, buôn bán thua lỗ, phá
sản, thất nghiệp, gia đình đơng con, vv… bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần,
bạo lực tình dục… tất cả đều để lại những vết thƣơng tích nặng nề cho đời
sống của ngƣời phụ nữ.
Hiện nay, ngành Công tác xã hội đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật và xây dựng các mơ hình hoạt động phịng chống
bạo lực gia đình có hiệu quả tại các địa phƣơng nhƣ là các hoạt động tƣơng
trợ nhóm phụ nữ là nạn nhân của bạo lực; bênh vực quyền lợi cho chị em và
hƣớng tới sự bình đẳng. Qua đó, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về phạm
vi của vấn đề, để từ đó xã hội có những hành động cấp bách để ngăn ngừa và
đối phó với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ.
10


Nguyễn Thị Kim Hoa (2013), “Giáo trình cao đẳng nghề CTXH trong
lĩnh vực phòng, chống BLGĐ”, bao gồm 9 nội dung: Đây là giáo trình đƣợc
sử dụng để đào tạo cho SV các trƣờng cao đẳng nghề và là tài liệu tham khảo
tốt cho những ngƣời nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. [Tr6]
Mặc dù đã có khơng ít cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu về những hậu
quả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của bạo lực đối với đời sống tinh thần và thể
chất của ngƣời phụ nữ, nhƣng cơng tác phịng chống nạn bạo lực trong gia
đình vẫn thiếu tính đồng bộ và triệt để.

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn đƣợc cấu thành bởi ba phần chính: phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án
gồm ba chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội cá nhân đối với
phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Chƣơng 2: Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phƣờng Hồng Hải,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 3: Ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp phụ nữ
bị bạo lực gia đình.

11


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Gia đình
Theo Điều 8 “Luật hơn nhân và gia đình” năm 2014 thì “Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do
quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”.
[Tr26]
Các nhà xã hội học coi gia đình là đơn vị cơ sở của tổ chức xã hội nhƣng
thuật ngữ này đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau nhƣ: Gia đình là một
nhóm mà các quan hệ của nó đối với nhau đều dựa vào cùng một huyết thống
và do đó họ là họ hàng thân thuộc của nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau
về gia đình, nhƣng định nghĩa sau đây đƣợc sử dụng trong luận văn: Gia đình
là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc ni dƣỡng tuy khơng có quan hệ máu mủ. Các thành viên
trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những

rằng buộc có tính pháp lý đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có
những quy định rõ ràng về quyền đƣợc phép và những cấm đoán trong quan
hệ tình dục giữa các thành viên gia đình. [Tr18]
1.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình với phụ nữ
Bạo lực gia đình là hiện tƣợng phổ biến trên thế giới nhƣng vẫn có rất
nhiều ngƣời nhận thức chƣa đúng về nó. Theo điều 3, Luật phịng, chống bạo
lực gia đình của Quốc hội 2014 chỉ rõ: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. [Tr27]
Theo nhiều nghiên cứu, loại hình bạo lực gia đình phổ biến nhất là bạo
lực đối với phụ nữ mà thủ phạm là chồng hay bạn tình (bạo lực do bạn tình
12


gây ra), còn đƣợc gọi là “đánh vợ” hay “ngƣợc đãi vợ”. Thuật ngữ „bạo lực
gia đình đối với phụ nữ‟ và “bạo lực do bạn tình gây ra” thƣờng đƣợc dùng
lẫn cho nhau và đôi khi gây hiểu nhầm bởi vì bạo lực do bạn tình gây ra chỉ là
một biểu hiện của bạo lực gia đình.
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ (1997)
đã định nghĩa bạo lực đối với phụ nữ là “bất kỳ hành vi bạo lực trên cơ sở
giới nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm
thần hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như
vậy, áp bức hoặc độc đốn tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay
trong cuộc sống riêng tư”. [Tr8]
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc và WHO cũng nói rằng bạo lực đối với
phụ nữ bao gồm; song không chỉ giới hạn ở ba hình thức bạo lực: tâm lý và
tình cảm, thể xác và tình dục. Bạo lực tâm lý và tình cảm đƣợc xác định bằng
những hành động hoặc đe dọa hành động, nhƣ chửi bới, kiểm soát, hăm dọa,
làm nhục và đe dọa nạn nhân. Hình thức bạo lực này có thể bao gồm các thủ
đoạn cƣỡng bức. Bạo lực thể xác đƣợc định nghĩa là một hoặc nhiều hành

động tấn cơng có chủ ý về thể xác bao gồm nhƣng không chỉ giới hạn trong
các hành vi nhƣ: xô đẩy, tát, ném, giật tóc, cấu v o, đấm, đá hoặc làm cho bị
bỏng, đƣợc thực hiện với khả năng gây đau đớn, thƣơng tích hoặc tử vong.
Bạo lực tình dục đƣợc định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh, cƣỡng bức hoặc
đe dọa về tâm lý để ép buộc ngƣời phụ nữ tham gia quan hệ tình dục ngồi ý
muốn của mình, cho dù hành vi đó có thực hiện đƣợc hay không.
1.2. Công tác xã hội cá nhân và tiến trình cơng tác xã hội cá nhân
1.2.1. Cơng tác xã hội cá nhân
Esther C. Viloria: “Công tác xã hội cá nhân là tiến trình giúp đỡ, bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau, có thể là hỗ trợ vật chất, chuyển tiếp đến các
tổ chức cộng đồng khác có đủ phương tiện, hỗ trợ về tâm lý cảm xúc qua việc
lắng nghe có hiệu quả, biểu lộ sự chấp nhận và tạo sự an tâm, nêu lên đề
13


nghị, cố vấn thích hợp và đặt ra các giới hạn, khuyến khích thân chủ biểu lộ
cảm xúc, cũng như khuyến khích thân chủ tác động lên các kế hoạch cuả họ;
giúp cá nhân tường thuật và xem xét hoàn cảnh của họ/ hay làm việc với
những cân nhắc và hiểu biết kỹ lưỡng về mối quan hệ nhân quả giữa thái độ
hiện thời và cách điều chỉnh những kinh nghiệm quá khứ của họ. Tất cả
những điều này có thể đựơc sử dụng cùng nhau để đáp ứng cho những cá
nhân đang chịu stress, giúp họ có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thực
hiện chức năng xã hội của họ đầy đủ hơn”. [Tr13]
Kazuko Kay: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp công tác xã
hội, can thiệp những khía cạnh tâm lý xã hội của đời sống con người nhằm
khôi phục, cải thiện và phát huy việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân
đó hay phịng ngừa sự yếu kém trong việc thực hiện chức năng xã hội bằng
cách nâng cao sự thể hiện vai trò với tư cách là một cá nhân có năng suất và
có tính xây dựng” [Tr14]
Định nghĩa của hiệp hội công tác xã hội thế giới:

Sách giáo khoa/ bách khoa (Encyclopedia) về công tác xã hội của
Philippin: “Cơng tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ
con người đối phó với những vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút
hay gãy đổ trong việc thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ”.
[Tr319].
* Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Là phƣơng pháp can thiệt để giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình thốt khỏi
những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần, chữa trị, phục hồi sự vận
hành các chức năng xã hội của họ, giúp họ tự nhận thức và giải quyết các vấn
đề xã hội bằng khả năng của chính mình. [Tr18]
1.2.2. Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân
Tiến trình giải quyết vấn đề là một nỗ lực can thiệp vào cuộc sống của
thân chủ thông qua những phƣơng pháp của CTXH và sử dụng các nguồn tài
14


nguyên nhƣ kiến thức, hoặc các dịch vụ cung cấp từ các tổ chức; nhờ những
trợ giúp cụ thể này, thân chủ có thể tự nỗ lực giải quyết vấn đề của mình.
Các kết quả để đánh giá bao gồm:
- Vấn đề đƣợc giải quyết.
- Vấn đề chƣa giải quyết nhƣng thân chủ có thể tiếp tục sống với những
lý do có thể chấp nhận đƣợc.
- Dẫn đến sự thay đổi trong cảm xúc của thân chủ đối với vấn đề, giúp
thân chủ đối diện với vấn đề.
Các bƣớc trong tiến trình nhƣ sau:
1. Thiết lập mối quan hệ:
Mục đích của giai đoạn này:
- Nhằm tạo mối quan hệ với TC hƣớng đến việc hợp tác và chia sẻ
thông tin.
- Thiết lập mối quan hệ trợ giúp.

- Đƣợc xây dựng, hƣớng dẫn bởi các quy tắc đạo đức nghề nghiệp
CTXH.
- Khuyến khích và tạo động lực cho thân chủ tìm đến các buổi kế tiếp.
Trong giai đoạn này, NVXH có thể sử dụng những nội dung sau để bắt
đầu nhập cuộc với khách hàng/thân chủ của mình:
- Hiểu biết rõ hơn về nguyên do thân chủ tìm kiếm dịch vụ cho vấn đề
hiện tại của thân chủ.
- Tác động của những vấn đề này tới việc thực hiện các chức năng xã hội
và cơ thể bình thƣờng của thân chủ.
- Những điều kiện sống hiện tại của TC: y tế, vệ sinh, các nhu cầu khác…
- Tìm hiểu về các hệ thống trợ giúp: gia đình, bạn bè, xóm giềng,…
- Những thông tin cần thiết của một ngƣời ở nhiều khía cạnh nhƣ giáo
dục, những mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật.
- Kỳ vọng của thân chủ.
15


2. Xác định và phân tích vấn đề:
Thơng thƣờng,vấn đề của thân chủ sẽ đƣợc trình bày ngay từ đầu. Tuy
nhiên, chúng ta cần lƣu ý rằng đôi khi do những hạn chế về năng lực trình
bày, sự đau yếu, bệnh tật hay những lý do tế nhị khác khiến thân chủ khơng
thể nhận ra hoặc nói ra đâu là nguyên nhân căn bản cho những vấn đề mà họ
đang gặp phải. Thân chủ sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc nêu ra các triệu
chứng chứ không phải là nguyên nhân. Chính vì thế, chúng ta cần cùng với
thân chủ khám phá vấn đề thực sự là gì, thu thập những thông tin từ môi
trƣờng sống và từ bản thân của thân chủ có thể ảnh hƣởng tới việc thực hiện
chức năng của họ.
3. Lƣợng giá đầu vào:
- Những thông tin cần thiết của một ngƣời ở nhiều khía cạnh nhƣ giáo
dục, những mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật.

- Những gì thân chủ cần để làm cho cuộc sống ổn định hơn và giải quyết
vấn đề hiện tại.
- Những sức mạnh nào, bao gồm những sức mạnh mà thân chủ có và
những sức mạnh trong mơi trƣờng của thân chủ, sẽ có ích trong việc giải
quyết tình trạng hiện thời.
- Những nhận xét về nhƣ thế nào là tốt cho một ngƣời thực hiện chức
năng một cách có hiểu biết và những vấn đề tâm thần mà bạn chú ý.
Một số công việc cần thực hiện: Tiểu sử XH; Điểm mạnh; Điểm yếu;
Vấn đề.
- Những ấn tƣợng và đề xuất của NVXH.
4. Phát triển kế hoạch can thiệp:
- Đƣợc thực hiện cùng thân chủ.
- Đƣợc xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc từ chính thân
chủ và hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu.
16


×