Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND thị xã thuận an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH TÂM

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH TÂM

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành:

Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số:



60 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LƢƠNG THANH CƢỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Lương Thanh Cường và chưa được công bố trên bất kỳ phương
tiện nào. Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài được dẫn nguồn cụ thể theo quy
định. Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về mặt pháp lý và đạo đức đối với lời cam
đoan này.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thanh Tâm


LỜI CẢM ƠN
Học viện Hành chính là nơi đào tạo tin cậy, có uy tín đối với sinh viên, đội
ngũ cán bộ, công chức các cấp, các ngành trong lĩnh vực đào tạo trình độ thạc sĩ
và tiến sĩ,… Trong 2 năm ở giảng đường Học viện là khoảng thời gian mà mỗi
học viên được tiếp nhận vốn tri thức cơ bản về Luật Hiến pháp và Luật hành
chính. Có được kết quả như ngày hơm nay cũng như hồn thành tốt luận văn tốt
nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khoẻ chân thành đến:
- Lãnh đạo Học viện cùng các thầy, cô tại Học viện đã tận tình giảng dạy,
dành nhiều thời gian để tôi trau dồi tri thức, đạo đức.
- PGS.TS Lương Thanh Cường – Giảng viên Học viện Hành chính đã

hướng dẫn nhiệt tình cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành đúng
tiến độ luận văn này.
- Các cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương nơi tơi cơng tác đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi, có những góp ý
thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi hồn thành tốt luận văn.
- Gia đình, các anh chị khóa trên và bạn bè cùng khóa đã ln động viên,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên thực hiện

Nguyễn Thanh Tâm


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt
1
2

Chữ viết tắt
UBND
TTPTQĐ

Chữ đầy đủ
Ủy ban nhân dân
Trung tâm Phát triển quỹ đất


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ


Stt
1
2
3
4
5
6
7

8

9

Tên bảng, sơ đồ
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương tính đến hết năm 2016
Bảng 2.2. Số đơn khiếu nại về đất đai trên tổng số đơn khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn
2012-2016
Bảng 2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND
thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.4. Tình hình ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất
đai của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016
Sơ đồ 2.1. Số đơn khiếu nại nhận được và số đơn khiếu nại thuộc
thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn
2012-2016
Sơ đồ 2.2. Kết quả tiếp nhận đơn (khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị, tranh chấp) trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016
Sơ đồ 2.3. Tỷ lệ đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ

tịch UBND thị xã Thuận An đã được và chưa được giải quyết trong
giai đoạn 2012-2016
Sơ đồ 2.4. Kết luận về nội dung vụ việc khiếu nại đối với các khiếu
nại về đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An đã
được giải quyết trong giai đoạn 2012-2016
Sơ đồ 2.5. Tình hình thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất
đai có hiệu lực pháp luật của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai
đoạn 2012-2016

Trang
41
44
51
53
42
46
52

52

54


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đơn
Danh mục các ký hiệu
Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ................................ 8
1.1. Khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai ............................. 8
1.1.1. Khiếu nại về đất đai ........................................................................................ 8
1.1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai..................................................................... 11
1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện........... 16
1.2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện - người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện ..................................................... 17
1.2.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ............................................................................. 18
1.2.3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cấp huyện trong giải quyết khiếu
nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện .................. 27
1.2.4. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật .......................................... 29
1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân
dân cấp huyện….. ......................................................................................................... 32
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về đất đai ...................... 32
1.3.2. Năng lực giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan nhà nước, cá nhân
có thẩm quyền….............................................................................................................. 33
1.3.3. Sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan trong giải quyết khiếu nại về đất
đai……………… ............................................................................................................ 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG .......... 37
2.1. Thực trạng đất đai và khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Thuận
An……. .......................................................................................................................... 37
2.1.1. Thực trạng kinh tế-xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã
Thuận An……… ............................................................................................................. 37
2.1.2. Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã ..................................... 39



2.2. Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân
dân thị xã Thuận An .................................................................................................... 42
2.2.1. Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại về đất đai ............................................... 42
2.2.2. Xác minh, thẩm tra khi giải quyết khiếu nại về đất đai ............................... 44
2.2.3. Đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai ............................ 46
2.2.4. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai ................................... 48
2.3. Nhận xét hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân
thị xã Thuận An ............................................................................................................ 52
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ................................................................ 52
2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân ................................................................. 56
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 69
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban
nhân dân cấp huyện ..................................................................................................... 69
3.1.1. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết
khiếu nại về đất đai .......................................................................................................... 69
3.1.2. Tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục trong quá trình giải quyết khiếu nại về
đất đai…………. ............................................................................................................. 70
3.1.3. Minh bạch, trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai..... 72
3.2. Giải pháp hoàn thiện giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân
dân cấp huyện……… ................................................................................................... 73
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về đất đai, pháp luật về giải quyết khiếu nại ............. 73
3.2.2. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức
trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai ............................................................... 87
3.2.3. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, cơng chức trong q trình
giải quyết khiếu nại về đất đai......................................................................................... 88
3.2.4. Công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai........ 90
3.2.5. Chuẩn bị các điều kiện vật chất phục vụ quá trình giải quyết khiếu nại về
đất đai…………. ............................................................................................................. 91
3.3. Giải pháp riêng cho hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban

nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng ........................................................... 92
KẾT LUẬN........................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 100


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân thị
xã Thuận An, tỉnh Bình Dương” vì một số lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện nay.
Theo quy định của pháp luật, đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước làm đại diện chủ sở hữu [14]. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức trong xã hội Việt Nam
khơng có quyền sở hữu đất đai, thay vào đó, họ được Nhà nước trao quyền sử dụng đất
thông qua các quyết định giao đất hoặc cho thuê đất. Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, nên trong trường hợp thật cần thiết do luật định
vì mục đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng Nhà nước sẽ thu hồi đất mà các tổ chức, cá nhân đang sử dụng [13]. Thu hồi đất
nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong
bối cảnh hiện nay, việc thu hồi đất của Nhà nước đang phát sinh nhiều vấn đề. Trong
đó đáng chú ý là giá đất do Nhà nước quy định để phục vụ cho việc tính tiền bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất thường khơng theo kịp giá đất trên thị trường, thậm
chí có lúc, có nơi giá đất do Nhà nước quy định thấp hơn nhiều lần so với giá thị
trường. Điều này dẫn đến trong nhiều trường hợp thu hồi đất của Nhà nước đã bị người
dân khiếu nại, thậm chí khiếu nại đơng người dẫn đến biểu tình, gây rối trật tư công
cộng, chống người thi hành công vụ, phát sinh thành các điểm nóng về chính trị. Khiếu
nại về đất nói chung, về thu hồi đất nói riêng hiện đang chiếm khoảng 70% tổng số vụ
khiếu nại của người dân [41].
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện
nay ở Việt Nam.
Tình trạng khiếu nại vượt cấp, tràn lan, khiếu nại đến nhà riêng của các đồng chí

lãnh đạo Đảng và Nhà nước, khiếu nại phát sinh thành tụ tập đông người, người khiếu
nại từ các tỉnh tập trung về trụ sở các cơ quan nhà nước trung ương ở Hà Nội và Thành
1


phố Hồ Chí Minh đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân
của thực trạng trên có thể do: (i) Người khiếu nại khơng tin tưởng tính khách quan và
cơng tâm của người giải quyết khiếu nại ở địa phương vì nhiều lúc người bị khiếu nại
cũng là người giải quyết khiếu nại; (ii) Xảy ra tình trạng người giải quyết khiếu nại
thách thức người dân đi khiếu nại ở cấp cao hơn; (iii) Các văn bản quy phạm pháp luật
có thể là nguyên nhân phát sinh khiếu nại của người dân, nhưng theo quy định của
pháp luật chúng không thể là đối tượng bị khiếu nại hoặc khởi kiện, do đó, dù đã được
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại một cách hợp pháp, khách quan nhưng người
dân vẫn khơng đồng tình với kết quả giải quyết đó; (iv) Một số thế lực phản động, lợi
dụng tâm lý và sự bất bình của người dân, kích động, dụ dỗ người dân khiếu nại, khiếu
nại đông người nhằm cố ý vu cáo, xuyên tạc và chống phá Nhà nước Việt Nam.
Thứ ba, xuất phát từ đặc thù của thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Thị xã Thuận An là một trong 09 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bình
Dương, diện tích rộng 83,69 km2 (chiếm 3,3% diện tích tồn tỉnh), dân số vào năm
2012 đạt 438.922 người (chiếm 26,8% dân số toàn tỉnh), Thuận An đạt tiêu chuẩn đô
thị loại III theo quy định của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính
phủ về việc phân loại đô thị (được thay thế bởi Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị). Tốc độ tăng
trưởng quốc nội (GDP) của Thuận An [45] trong những năm qua đạt trung bình
18,5/năm. Trong cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp chiếm gần 74%, dịch vụ chiếm trên
25%, nông nghiệp đóng góp khơng đáng kể (dưới 1%). Trên địa bàn Thuận An hiện có
03 khu cơng nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung thu hút khoảng 2.368 doanh
nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh. Với thực trạng này cho thấy, trong
thời gian tới cùng với một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nhu cầu sử dụng đất
phục vụ phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thuận An

rất lớn, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình khiếu nại và giải
quyết về đất đai trên địa bàn thị xã.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong q trình nghiên cứu, học viên tìm thấy nhiều cơng trình khoa học có liên
quan đến đề tài luận văn. Trong đó, có thể đề cập đến các cơng trình sau:
- Hồ Thị Hoa (2016), Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về cấp, thu
hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của UBND cấp huyện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày và phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về khiếu
nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Phân tích thực
trạng các hoạt động nêu trên của UBND cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề
xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại và nâng cao chất lượng giải
quyết khiếu nại hành chính về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Lưu Chí Thương (2016), Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định
thu hồi đất của UBND cấp huyện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật
thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày và phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về
khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện.
Phân tích thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất
của UBND cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
hoạt động giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện.
- Lê Thị Kim Liên (2014), Giải quyết khiếu nại đất đai của UBND cấp huyện từ
thực tiễn huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý
cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. Cơng trình đã nêu và phân tích một số vấn đề lý
luận và pháp lý liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND cấp
huyện. Luận văn đã khảo sát và phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của
UBND huyện Bến Cát. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hồn

thiện cơng tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực này của UBND cấp huyện.

3


- Trương Thị Cẩm Tú (2013), Hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực đất đai của UBND cấp huyện tại tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ quản lý hành
chính cơng. Luận văn nêu và phân tích một số vấn đề liên quan đến công tác giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND cấp huyện, phân tích thực trạng giải quyết
khiếu nại về đất đai tại UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Bùi Thị Ánh Thuận (2012), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực
tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
luận văn đã hệ thống hoá một số khía cạnh lý luận cơ bản về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại nói chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Phân tích đánh giá thực trạng
khiếu nại và những vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Thừa
Thiên Huế thơng qua tìm hiểu thực tiễn và số liệu báo cáo tổng kết của thanh tra tỉnh
hàng năm. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại
về đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
- Thái Văn Nam (2011), Giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - thực trạng và giải pháp, Luận văn cao học quản lý hành
chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và
pháp lý về công tác giải quyết khiếu nại của UBND cấp huyện và phân tích thực trạng
giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố Quy Nhơn.
- Sách chuyên khảo “Một số vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành
chính ở Việt Nam”, của hai tác giả Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Minh (2004). Nội
dung cuốn sách đề cập và lý giải những vấn đề lý luận về khiếu kiện hành chính và cơ
chế giải quyết khiếu kiện hành chính.
- Báo cáo “Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam: Vấn đề và giải
pháp - Báo cáo tóm tắt” (Tháng 8/2009). Báo cáo này đã tóm tắt những kết quả quan
trọng của dự án nghiên cứu về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam do

Viện Nghiên cứu chinh sách, pháp luật và phát triển và Quỹ hỗ trợ châu Á phối hợp

4


tiến hành. Báo cáo đã làm rõ bản chất của khiếu nại hành chính ở Việt Nam, cơ cấu
giải quyết KNHC ở thời điểm bấy giờ cũng như cách thức để cải thiện cơ cấu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm bảo đảm giải quyết khiếu nại về
đất đai của UBND thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích để làm sáng tỏ thêm lý luận về giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai của UBND cấp huyện;
Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa
bàn thị xã Thuận An; khảo sát và phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai
của UBND thị xã Thuận An; chỉ rõ và phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất
cập hiện nay trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND thị xã Thuận An.
Thứ ba, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại về đất
đai của UBND thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu


Giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương là
đối tượng nghiên cứu của luận văn.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi đối tượnục khiếu nại và giải
quyết khiếu nại nhằm giúp người khiếu nại thực hiện đúng các quy định của pháp luật,
đồng thời giúp họ có cơ sở để thực hiện quyền kiểm tra, giá sát của mình đối với cơng
tác giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Ba là, công khai kết quả giải quyết khiếu nại và kết quả của việc thi hành các
quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu lực pháp luật. Theo đó, pháp luật
khiếu nại đã có một số quy định cụ thể về vấn đề này, vì vậy thẩm quyền theo trách
nhiệm của mình thực hiện việc cơng khai kết quả giải quyết khiếu nại đối với từng vụ
việc khiếu nại cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ
quan hoặc nơi cư trú của người khiếu nại. Đồng thời, trong quá trình triển khai thi hành
các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người có thẩm quyền cũng cần
công khai tiến độ, kết quả của hoạt động này. Qua việc công khai kết quả giải quyết
khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật giúp người dân
kiểm tra, giám sát hoạt động này, góp phần hạn chế tình trạng khiếu nại “cầu may”.
3.2.5.

Chuẩn bị các điều kiện vật chất phục vụ quá trình giải quyết khiếu

nại về đất đai
Hoạt động thực thi cơng vụ nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng
cần được trang bị các điều kiện vật chất mới có thể đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả.
91



Đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai, người có thẩm quyền trong nhiều
trường hợp cần phải xác minh, thẩm tra bằng các biện pháp nghiệp vụ, như đo đạc,
kiểm đếm, giám định... Vì vậy, việc trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều
cần thiết giúp quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai trở nên chính xác và khách quan
hơn. Riêng đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất, trong nhiều trường hợp cần thuê dịch vụ định giá đất hoặc các dịch vụ khác có liên
quan, khi đó cần có sự chuẩn bị và bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động này.
Thực tế hiện nay cho thấy, trang thiết bị cho hoạt động giải quyết khiếu nại nói chung,
giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng của các cơ quan có trách nhiệm cịn thiếu các
thiết bị chun dụng như: các thiết bị đo kiểm tra tại hiện trường, đồ bảo hộ, máy đo
đạc, công cụ bảo quản các tài liệu dạng mật, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho các
đồn thẩm tra, xác minh (máy tính xách tay, máy quay camera và máy ghi âm...), chưa
đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong trường hợp phải tổ chức nhiều
đoàn thẩm tra, xác minh hoặc thanh tra phục vụ giải quyết khiếu nại cùng thời điểm.
Do vậy, cần quan tâm đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng, hiện
đại và đảm bảo số lượng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong cơng tác
giải quyết khiếu nại về đất đai.
3.3. Giải pháp riêng cho hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy
ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng
Thứ nhất, UBND thị xã nên kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi Điều 9 Quyết định số
11/2015/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 ban hành quy định về quy trình giải quyết khiếu nại
hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, Điều 9 nên được sửa đổi như sau:
“1. Đối với các khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của mình, nếu chưa
có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì Chủ tịch UBND cấp huyện tự mình tiến hành
xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc tùy tính chất vụ việc mà giao cơ quan thanh
tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi

92



chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải
quyết khiếu nại;
2. Đối với các khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần hai, Chủ tịch UBND cấp
huyện căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh,
kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung
khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại;
3. Chánh Thanh tra cấp huyện xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cùng cấp khi được Chủ tịch UBND
cùng cấp giao.”
Thứ hai, UBND thị xã nên kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh quy định
về chính sách, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh liên quan đến cơng tác định giá đất để tính tiền bồi thường và việc chi
trả tiền bồi thường cho người có đất bị thu hồi. Cụ thể:
Một là, Điều 7 của Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND quy định giá đất để tính
bồi thường là giá đất cụ thể theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi, được
UBND tỉnh quyết định đối với từng dự án. Tuy nhiên, Quyết định số 51/2014/QĐUBND lại khơng quy định cụ thể trình tự, thủ tục, đặc biệt là thời hạn cho việc xác
định giá đất để tính tiền bồi thường. Thực tế cho thấy, từ lúc UBND cấp huyện phối
hợp với các tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất tổ chức khảo sát, điều tra, xây
dựng phương án giá đất cho đến lúc UBND tỉnh quyết định giá đất là một khoảng thời
gian dài, thường mất nhiều tháng. Do đó, khi UBND quyết định giá đất để tính tiền bồi
thường cho dự án thì mức giá được quyết định đã trở nên “lạc hậu” so với giá thị
trường. Do đó, UBND tỉnh cần quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thời hạn (ngắn nhất
có thể) của hoạt động xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh.

93



Hai là, Điều 51 của Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND quy định trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền có hiệu lực
thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ
trợ cho người có đất thu hồi. Thực tế thời gian qua cho thấy có nhiều dự án việc chi trả
tiền bồi thường cho người dân không tuân thủ đúng thời hạn 30 ngày đã quy định.
Thông thường nguyên nhân là do giải ngân vốn chậm, nên khơng có tiền để chi trả
hoặc không đủ tiền để chi trả cho người dân, dẫn đến: (i) Người được chi trả trước nên
đủ tiền để mua thửa đất khác tương đương với thửa đất bị thu hồi, nhưng có những
người được chi trả sau, khi nhận tiền bồi thường thì tiền khơng đủ để mua thửa đất
khác tương đương nữa; (ii) Người có đất bị thu hồi bị chậm chi trả tiền bồi thường, thời
gian chậm có thể kéo dài vài tháng, đơi lúc cũng có thể kéo dài vài năm, do đó lúc
trước họ đồng ý với phương án bồi thường, nhưng lúc chi trả họ khơng đồng ý nữa vì
mức bồi thường quá thấp so với giá thị trường. Để bảo về quyền lợi của người có đất bị
thu hồi, Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND quy định trường hợp cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh tốn tiền bồi thường, hỗ trợ cho
người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi cịn được thanh
toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế
tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Tuy nhiên, theo quy định của Luật
quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật này thì tỷ lệ mức tiền chậm nộp là 0,03%/
ngày, tức khoảng 0,9%/ tháng trên số tiền chậm chi trả, tức là tương ứng hoặc thấp hơn
lãi suất ngân hàng tại thời điểm hiện tại. Do đó, quy định như vậy vẫn gây thiệt hại lớn
cho người có đất bị thu hồi, vì mức tăng của giá đất thường cao hơn nhiều so với mức
lãi suất ngân hàng.
Do đó, UBND tỉnh nên sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 51 của Quyết định số
51/2014/QĐ-UBND theo hướng nếu lúc chi trả tiền bồi thường giá đất đã có sự thay
đổi theo hướng tăng lên thì cần xác định lượng giá trị tăng thêm đó để trả thêm cho
94



người dân. Nhưng cần phân biệt các trường hợp cụ thể và nguyên nhân của sự chênh
lệch xuất phát từ đâu để quy trách nhiệm tương ứng cho từng trường hợp: (i) Nếu có sự
chênh lệch giá do phía nhà đầu tư sai phạm, găm giữ đất mà không chịu thực hiện đầu
tư, khơng chi trả tiền bồi thường… thì nhà đầu tư phải có trách nhiệm bù đắp khoản
chênh lệch cho người dân nếu Nhà nước điều chỉnh lại đơn giá bồi thường cho phù hợp
với giá thị trường tại thời điểm chi trả bồi thường; (ii) Nếu có sự chênh lệch giá nhưng
nguyên nhân là do cơ quan nhà nước chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng, chi trả
tiền bồi thường thì Nhà nước phải có trách nhiệm chi trả khoản chênh lệch đó cho
người dân.
Thứ ba, UBND thị xã nên đề xuất với UBND tỉnh kiến nghị với các cơ quan có
thẩm quyền ở Trung ương sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về vị trí pháp lý,
chức năng, nhiệm vụ của (Chi nhánh) Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện. Theo
đó, cần quy định tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà UBND cấp tỉnh sẽ quyết
định thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện,
hoặc thành lập Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Trung tâm Phát triển
quỹ đất cấp tỉnh. Thực tế thời gian qua cho thấy tại thị xã Thuận An, Trung tâm Phát
triển quỹ đất có mối liên hệ chặt chẽ với UBND thị xã trong quá trình hoạt động, đồng
thời, đây là đơn vị tham mưu có hiệu quả nhất đới với các khiếu nại về bồi thường, hỗ
trợ, tái đinh cư thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã. Do đó, việc
thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Thuận An trực thuộc UBND thị xã là
điều hợp lý, nhưng hiện tại quyết định này của UBND tỉnh không phù hợp với quy
định của các cơ quan trung ương.
Thứ tư, UBND thị xã trong thẩm quyền của mình nên tự quyết định hoặc kiến
nghị UBND tỉnh xây dựng và quyết định quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu tái
định cư trên địa bàn gắn với kế hoạch thu hồi đất của tỉnh và của thị xã. Các khu tái
định cư phải đảm bảo cho người thuộc diện tái định cư có điều kiện sống ít nhất bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đầy đủ và đồng bộ.
95



Việc nhấn mạnh vấn đề xây dựng các khu tái định cư xuất phát từ việc thị xã Thuận An
mang đặc điểm của một đô thị “nén”, tức là một đơ thị có hoạt động tăng trưởng gắn
với việc gia tăng mật độ dân cư trên diện tích hiện có. Đất của thị xã hiện tại chủ yếu là
đất ở, vì vậy, việc thu hồi đất trên địa bàn thị xã chủ yếu ảnh hưởng đến nơi ở của
người có đất bị thu hồi, trong khi đó tác động của việc thu hồi đất đến việc làm lại
không lớn do lao động nông nghiệp trên địa bàn thị xã hiện nay không nhiều. Giá đất ở
trên địa bàn thị xã đang ở mức cao và gia tăng nhanh chóng, trong khi số tiền bồi
thường thường thấp hơn so với giá thị trường của thửa đất bị thu hồi. Do đó, người có
đất bị thu hồi khó có thể dùng tiền bồi thường để mua lại cùng thửa đất tương đương.
Vì vậy, thị xã cần căn cứ vào đặc điểm của mình để nhấn mạnh và ưu tiên thực hiện
cơng tác tái định cư khi thực hiện việc thu hồi đất.
Thứ năm, sau khi có Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh, UBND
thị xã đã bãi bỏ Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND của UBND huyện Thuận An ban
hành quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn tranh chấp
đất đai, đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và đơn khiếu nại, tố
cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận An. Tuy nhiên, sau khi bãi bỏ Quyết định
trên, UBND thị xã chưa ban hành văn bản thay thế, điều này hàm ý rằng Quyết định số
11/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh sẽ được áp dụng trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều quy
định trong Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND tỏ ra khơng phù hợp với tình hình thực
tế trên địa bàn thị xã. Do đó, UBND thị xã trong thẩm quyền của mình cần ban hành
văn bản có nội dung thay thế cho những “khoảng trống” mà Quyết định số
05/2010/QĐ-UBND để lại sau khi bị bãi bỏ. Theo đó, UBND thị xã có thể ban hành
một quyết định quy phạm quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính
trên địa bàn thị xã trên cơ sở quy định của Luật Khiếu nại. Riêng người có trách nhiệm
xác minh nội dung khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch
UBND thị xã, cần kế thừa các kết quả đã đạt được bằng quy định:

96



“1. Phịng ài ngun và Mơi trường có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu
nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã, trừ các
trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Thuận An có trách nhiệm xác minh nội
dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành
vi hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã;
3. Các chủ thể được nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm phối
hợp với Thanh tra thị xã Thuận An khi thực hiện nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu
nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại được giao;
4. Giao Chánh Thanh tra thị xã chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức được nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này dự thảo Quy chế phối hợp hoạt động nêu
tại khoản 3 Điều này, trình UBND thị xã ban hành.”
Thứ sáu, Chủ tịch UBND thị xã chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của mình
thực hiện đúng các quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại. Chủ tịch UBND thị cần
đảm bảo tổ chức đối thoại và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai theo
đúng quy định của pháp luật về khiếu nại; UBND, Chủ tịch UBND thị xã cần tập trung
chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các ngành, UBND cấp xã trên địa bàn phối hợp với các
đoàn thể tập trung giải quyết các đơn khiếu nại về đất đai, nhất là các vụ khiếu nại
đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn, hạn chế tình trạng khiếu nại tràn lan, khiếu
nại vượt cấp, khơng để phát sinh thành các điểm nóng chính trị.

97


TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong Chương 3 Luận văn đã:
Thứ nhất, đề xuất một số phương hướng trong quá trình giải quyết khiếu nại về

đất đai: Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết
khiếu nại về đất đai; tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục trong quá trình giải quyết khiếu
nại về đất đai; minh bạch, trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện giải quyết khiếu nại về đất đai
của UBND cấp huyện, gồm: Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về đất đai
và pháp luật về khiếu nại; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức
trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai; nâng cao năng lực thực thi công vụ của
cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai; cơng khai, minh bạch
trong q trình giải quyết khiếu nại về đất đai; chuẩn bị các điều kiện vật chất phục vụ
quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai. Ngồi ra, Chương 3 cịn đề xuất một số giải
pháp cho hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương.

98


KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân
dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”, Luận văn đã:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến khiếu
nại về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai. Phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận
liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai tại UBND cấp huyện. Phân tích
một số yếu tố cơ bản tác động đến hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai tại UBND
cấp huyện.
Thứ hai, đề cập và phân tích thực trạng kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất
trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Phân tích và làm rõ thực trạng khiếu
nại về đất đai trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016. Phân tích và làm rõ
thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã
Thuận An giai đoạn 2012-2016 mà đối tượng bị khiếu nại là các quyết định hành
chính, hành vi hành chính về đất đai của UBND thị xã Thuận An. Chỉ ra các kết quả

đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng trong công tác giải quyết khiếu nại
về đất đai của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016 đối với các quyết
định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của UBND thị xã Thuận An.
Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại về
đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016
đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của UBND thị xã
Thuận An, luận văn đã phân tích, đề xuất một số vấn đề mang tính phương hướng cần
thực hiện trong q trình giải quyết khiếu nại về đất đai và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND cấp huyện và một số giải
pháp riêng cho hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương./.

99


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngồi về quản lý và
pháp luật đất đai, Hà Nội;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2014),

hông tư liên tịch số

50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, phịng tài ngun và mơi trường thuộc Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội;
3. Các Mác - Ăng-ghen Tuyển tập (1979), tập 23, Nxb. Sự Thật, Hà Nội;
4. Võ Thị Chính (2015), Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Hồ Chí Minh;

5. Đặng Đức Đạm (2003), Đổi mới quản lý đất đai để thúc đẩy sự phát triển của
thị trường bất động sản ở Việt Nam, Hà Nội;
6. Nguyễn Ngọc Điệp (2014), 3450 Thuật ngữ pháp lý phổ thơng, Nxb. Giao
thơng vận tải, thành phố Hồ Chí Minh;
7. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình thẩm quyền hành chính nhà nước,
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
8. Ngân hàng Thế giới (2011), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất
đai tự nguyện ở Việt Nam, Hà Nội;
9. Sở Tài nguyên và Môi trường (2015), Quyết định số 1170/QĐ-STNMT thành
lập các Chi nhánh trực thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương,
Bình Dương;
10. Nguyễn Trường Sơn (2015), Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh trong giải quyết
khiếu nại hành chính - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý cơng, Học viện Hành chính, thành phố Hồ Chí Minh;
100


11. Đặng Anh Quân (2011), Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt
Nam và Thụy Điển, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường đại học Lund - Trường
Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh;
12. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội;
13. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội;
14. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội;
15. Nguyễn Văn Thanh (2004), Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu
kiện hành chính ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;
16. Phạm Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp ở Việt Nam, Luật án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà
Nội, Hà Nội;
17. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm

2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, Hà Nội;
18. Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Thuận An (2012), Báo cáo số 187/BCP QĐ tổng kết công tác bồi thường-giải tỏa năm 2012 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2013, Bình Dương;
19. Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Thuận An (2013), Báo cáo số 203/BCP QĐ tổng kết công tác bồi thường-giải tỏa năm 2013 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2014, Bình Dương;
20. Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Thuận An (2014), Báo cáo số 149/BCP QĐ tổng kết công tác bồi thường-giải tỏa năm 2014 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2015, Bình Dương;
21. Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Thuận An (2015), Báo cáo số 82/BCP QĐ về tình hình thực hiện công tác bồi thường giải tỏa năm 2015 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Bình Dương;

101


22. Trung tâm Phát triển quỹ đất chi nhánh thị xã Thuận An (2016), Báo cáo số
159/BC-CNP QĐ về tình hình thực hiện cơng tác bồi thường giải tỏa năm
2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 (đến 18/11/2016), Bình Dương;
23. Trung tâm Phát triển quỹ đất (2016), Quyết định số 15/QĐ-

P QĐ ban hành

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các phòng nghiệp
vụ, chuyên môn, Chi nhánh thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình
Dương, Bình Dương;
24. UBND tỉnh Bình Dương (2010), Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ban hành
quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận đơn và giải quyết đơn tranh
chấp đất đai, đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai và đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Bình
Dương;
25. UBND tỉnh Bình Dương (2015), Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ban hành
Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Bình

Dương, Bình Dương;
26. UBND tỉnh Bình Dương (2017), Quyết định số 2704/QĐ-UBND thành lập
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, thị xã, thành phố, Bình Dương;
27. UBND huyện Thuận An (2010), Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ban hành
Quy định trình tự, thủ tục tiếp cơng dân, tiếp nhận và giải quyết đơn tranh
chấp đất đai, đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai và đơn khiếu nại, tố cáo của cơng dân trên địa bàn huyện
Thuận An, Bình Dương;
28. UBND thị xã Thuận An (2012), Báo cáo số 98/BC-UBND về công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012, Bình Dương;
29. UBND thị xã Thuận An (2014), Báo cáo số 01/BC-UBND về công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013, Bình Dương;

102


30. UBND thị xã Thuận An (2014), Báo cáo số 71/BC-UBND về công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2014, Bình Dương;
31. UBND thị xã Thuận An (2015), Báo cáo số 175/BC-UBND về công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2015, Bình Dương;
32. UBND thị xã Thuận An (2016), Báo cáo số 153/BC-UBND tổng kết 4 năm thi
hành Luật Khiếu nại, Bình Dương;
33. UBND thị xã Thuận An (2016), Báo cáo số 166/BC-UBND về công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016, Bình Dương;
34. UBND thị xã Thuận An (2017), Thuyết minh Đề án đề nghị công nhận thị xã
Thuận An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương, Bình Dương;
35. Trương Hồng Vân (2016), Các biện pháp bảo đảm quyền của người khiếu nại
hành chính, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh;
36. Đặng


Hùng



(2011),

Bi

kịch

trong

chuyển

dịch

đất

đai,

;
37. Viện Ngơn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng;
38. />39. />40. />41. />42. />43. />
103


×