Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đảng bộ hà nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống mỹ cứu nước 1965 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.36 KB, 107 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu .......................... 9
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 10
7. Bố cục của luận văn................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHÍNH
QUYỀN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU
NƢỚC TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968........................................................ 11
1.1. Hoàn cảnh lịch sử................................................................................ 11
1.2. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác xây dựng chính quyền phục
vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc từ năm 1965 đến
năm 1968 .................................................................................................... 14
1.2.1. Nhận định tình hình và điều chỉnh bộ máy chính quyền phù hợp
với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ thủ đơ, làm tốt vai trị là hậu phương
lớn cho cách mạng miền Nam ................................................................ 14
1.2.2 Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cơng tác xây dựng chính quyền phục
vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ,
tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam. ..................................... 26
1.3. Xây dựng chính quyền kết hợp với ổn đinh đời sống nhân dân,
phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chiến tranh .......................... 33
1.3.1. Xây dựng chính quyền gắn với phát triển kinh tế và sản xuất ... 34
1.3.2. Xây dựng, củng cố chính quyền kết hợp với phát triển văn hoá,
giáo dục và y tế. ....................................................................................... 37

1



1.3.3. Xây dựng củng cố chính quyền gắn với huy động sức người, sức
của cho tiền tuyến những năm 1965-1968............................................. 41
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY
DỰNG CHÍNH QUYỀN, ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI,
PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN
NĂM 1975 ...................................................................................................... 45
2.1. Tình hình Hà Nội trong những năm1969 đến 1975 ........................ 45
2.2. Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh cơng tác xây dựng chính quyền, ổn định
kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc từ năm 1969 đến
năm 1975 ..................................................................................................... 47
2.2.1. Chủ trương và q trình chỉ đạo cơng tác xây dựng chính quyền
sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ....................... 47
2.2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo cơng tác xây dựng chính quyền
sau chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.......................... 57
2.3. Xây dựng chính quyền gắn với chăm lo đời sống nhân dân, phát
triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chi viện chiến trƣờng miền Nam, hoàn
thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1969- 1975).......... 64
2.3.1. Xây dựng, củng cố chính quyền gắn với ổn định phát triển kinh
tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân những năm 1969-1975 ........... 64
2.3.2. Xây dựng củng cố chính quyền gắn với động viên nhân lực, vật
lực chi viện tiền tuyến. ............................................................................ 69
CHƢƠNG 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHỦ YẾU....................................................................................................... 74
3.1. Thành tựu và hạn chế ......................................................................... 74
3.1.1. Thành tựu ...................................................................................... 74
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................... 77
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107


2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. HĐND: Hội đồng nhân dân
2. UBHC: Ủy ban hành chính

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, là vấn đề quyết
định mọi vấn đề trong sự phát triển của cách mạng.
Có thể nói, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế, xã hội...thì
cần phải có bộ máy chính quyền vững chắc. Chính quyền đó phải đủ sức
mạnh, năng lực để thực hiện cuộc cách mạng xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước. Nhìn trên khía cạnh thu hẹp, đối với chính quyền địa phương- tế
bào của chính quyền Trung ương cũng phải hội tụ những yếu tố trên mới có
thể góp phần vào xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Trong lịch sử, Hà Nội đã tồn tại với vai trò là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng…của cả nước. Thủ đơ Hà Nội là
thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt cơ quan đầu não Trung ương. Do
đó, việc xây dựng chính quyền Hà Nội luôn là vấn đề cấp thiết được đặt ra
trong mọi thời kỳ.
Đặc biệt, trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự chỉ
đạo của Đảng bộ Hà Nội, chính quyền thành phố được xây dựng để đáp ứng
yêu cầu phải trực tiếp chống Mỹ, chi viện miền Nam, phát huy hết sức mạnh
cho sự nghiệp kháng chiến, xứng đáng với vai trị là Thủ đơ của nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hịa.
Những năm 1965-1975 có thể coi là thời kỳ đặc biệt trong lịch sử đất
nước và Thủ đô Hà Nội. Thời kỳ này đặt ra rất nhiều khó khăn cho việc xây
dựng bộ máy chính quyền thủ đô. Hà Nội là thủ đô – trái tim của cả nước, nơi
Trung ương Đảng, Chính phủ đặt trụ sở nên Đảng bộ, chính quyền vừa phải
bảo vệ các cơ quan đầu não, vừa phải trực tiếp phấn đấu chống Mỹ, chi viện
cho miền Nam.

4


Khi Mỹ thực hiện chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, chúng đặc biệt
quan tâm đến Thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, có thể nói Hà Nội trở thành mục
tiêu bắn phá ác liệt của kẻ thù. Trong bối cảnh đất nước đất nước có chiến
tranh, Thủ đơ Hà Nội vừa có hồ bình vừa phải đối mặt với cuộc chiến tranh
phá hoại bất cứ lúc nào vừa phải đẩy mạnh chi viện cho chiến trường miền
Nam. Từ bối cảnh lịch sử và vị trí vai trị của Hà Nội, Trung ương Đảng phải
có những định hướng đúng để xây dựng bộ máy chính quyền Thủ đơ. Đồng
thời Đảng bộ Hà Nội phải biết vận dụng sáng tạo để có những chủ trương,
biện pháp xây dựng bộ máy chính quyền ở địa phương vừa phù hợp với thời
chiến và khơng ngừng lớn mạnh.
Để tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đảng bộ Hà
Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1965-1975)” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có
ý nghĩa thực tiễn. Những kinh nghiệm lịch sử về việc chỉ đạo xây dựng bộ
máy chính quyền Thủ đơ 1965 -1975 của Trung ương và Đảng bộ Hà Nội vẫn
còn giá trị phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô nói riêng và cả
nước nói chung trong điều kiện, hồn cảnh mới hịên nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1010, kể từ khi Thái tổ Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra
thành Ðại La, lập kinh đơ Thăng Long nay đã nghìn năm tuổi. Hà Nội là kinh
đô của ba vương triều hiển hách Lý - Trần - Lê và nay là thủ đơ nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Thăng Long
- Hà Nội ngày càng lớn lao với vị trí thiêng liêng của nó - trái tim của nước
Việt Nam hôm qua và mãi mãi.

5


Chính vì vậy, Thăng Long – Hà Nội đã trở thành chủ đề phong phú cho
các nhà nghiên cứu lịch sử nói riêng và các nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội
nói chung.
Nghiên cứu về lịch sử Hà Nội có rất nhiều cơng trình đã đề cập đến lịch sử
chính quyền của thủ đô. Tuy nhiên, về vấn đề xây dựng bộ máy chính quyền
Hà Nội trong những năm 1965- 1975 để phục vụ sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước thì chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào lấy đó
làm đối tượng nghiên cứu chính.
- Các cơng trình có đề cập đến vấn đề chính quyền nhà nước nói chung
Trong những nghiên cứu chung về tổ chức chính quyền nhà nước, trước
hết phải kể đến cơng trình “Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam” của Phạm
Văn Đồng (Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1964). Ông đã nêu rất rõ vấn đề lý
luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân Việt
Nam. Bên cạnh đó, các cơng trình liên quan đến vấn đề lý luận về nhà nước
cách mạng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập và phân tích rất nhiều. Cụ
thể trong Hồ Chí Minh Tồn tập: “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà”, “Gửi các Uỷ ban nhân dân các bộ, tỉnh, huyện,
làng”…Ngồi ra, có cơng trình “Lịch sử Quốc hội 1946 - 1960” của Văn
phòng Quốc hội (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994). Cơng trình

cơng bố những văn kiện của Quốc hội về quản lý đất nước trên mọi lĩnh vực,
trong đó có một số văn kiện riêng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Ngồi những cơng trình trên cịn có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu
về vấn đề xây dựng chính quyền nói chung và chính quyền Hà Nội nói riêng.
Những sách chuyên luận, chuyên khảo về vấn đề chính quyền: PGS Lê Mậu
Hãn “Lịch sử Chính phủ Việt Nam” tập I Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2005). TS Vũ Thị Phụng “Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam”,
(Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993). Tuy nhiên, đây là những
cơng trình đề cập đến những chủ trương chung, những định hướng cơ bản ban

6


đầu cho công tác tổ chức và quản lý đối với cả nước nói chung và với Thủ đơ
nói riêng.
- Các cơng trình đề cập đến xây dựng chính quyền thành phố Hà Nội
Cùng với những cơng trình nghiên cứu chung cịn có những cơng trình
nghiên cứu trực tiếp về Đảng bộ và chính quyền Hà Nội như: cuốn “Lịch sử
Đảng bộ Hà Nội” của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (Nhà xuất
bản Hà Nội, 1995). Cuốn sách đi sâu nghiên cứu phong trào cách mạng Hà
Nội trong từng thời kỳ lịch sử, sự ra đời của Đảng bộ và quá trình hoạt động
của Đảng bộ. Về cơng tác xây dựng chính quyền Thủ đơ, tác phẩm chủ yếu
nói đến sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội trên các lĩnh vực quản lý chuyên môn,
chỉ đạo bộ máy chính quyền thực hiện chức năng của mình, cịn về việc xây
dựng bộ máy chính quyền thì chỉ điểm qua với những nét cơ bản nhất. Tuy
nhiên, nhân kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, một loạt các cơng
trình nghiên cứu về thủ đơ đã được cơng bố. Những cơng trình về chính
quyền Hà Nội có cơng trình của PGS.TS Ngơ Đăng Tri: “Về cơng tác chính
quyền của Đảng bộ Hà Nội 1954 - 1991”; đặc biệt có cuốn “Lịch sử chính
quyền Thành phố Hà Nội (1945 - 2005)” của TS. Đoàn Minh Huấn, TS.

Nguyễn Ngọc Hà (Nhà xuất bản Hà Nội, 2009). Các công trình của các nhà
khoa học trên đây đã trình bày cụ thể q trình xây dựng và phát triển của
chính quyền thủ đô qua các thời kỳ một cách hệ thống, cơ bản và tồn diện
các vấn đề về chính quyền thành phố Hà Nội từ 1945 đến nay, bao gồm cả
việc tổ chức bộ máy và hoạt động, đồng thời nhấn mạnh đến các yếu tố đặc
thù của địa phương Hà Nội.
Đây là cách tiếp cận từ góc độ thơng sử giúp cho tác giả kế thừa trong
q trình nghiên cứu. Mặt khác, các cơng trình trên đây thực sự rất cần thiết
cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả đã có sự kế thừa những
nội dung quan trọng về tư liệu để vận dụng phân tích vào đề tài luận văn của
mình. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đề cập tới nội dung của đề tài từ

7


cách tiếp cận của góc độ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; và trình bày về sự
lãnh đạo của Đảng trong xây dựng chính quyền thời kỳ 1965 - 1975.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức
chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến
1975.
- Khẳng định những thành tựu và hạn chế trong xây dựng chính quyền
ở Hà Nội, để từ đó rút ra những kinh nghiệm, góp phần vào việc tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội trong công tác xây dựng và bảo vệ chính
quyền hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Sưu tập và hệ thống hoá các tư liệu lịch sử liên quan đến vấn đề Đảng
bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến 1975.

- Trình bày và nêu lên những thành tựu, hạn chế trong sự lãnh đạo xây
dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến 1975.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nhận thức, chủ trương, chỉ
đạo của Đảng bộ Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền
phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến 1975.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội với việc xây
dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước

8


- Về thời gian: nghiên cứu sự lãnh đạo, kết quả, kinh nghiệm của Đảng
bộ Hà Nội với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975.
- Về không gian: địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm các quận, khu,
huyện, xã nội, ngoại thành trong những năm 1965 đến năm 1975.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề Nhà nước
* Nguồn tài liệu
Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các văn kiện của Thành uỷ Hà Nội,
Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố. Ngồi ra cịn những tư liệu
sách tham khảo…Tất cả các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy được
khai thác từ các Trung tâm lưu trữ ở Trung ương và Hà Nội.

* Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng chủ yếu hai phương pháp phổ quát của khoa học
lịch sử : phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
- Phần mơ tả, trình bày những diễn biến luận văn chủ yếu sử dụng
phương pháp lịch sử và mô tả để làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Hà Nội lãnh
đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước trên cơ sở các nguồn tư liệu lịch sử
- Phần nhận xét, đánh giá, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
logic, định lượng sử học… để có thể thấy rõ được vai trị của Đảng bộ Hà Nội
trong công tác lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền Hà Nội phục
vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1975 và liên hệ
đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền hiện nay.

9


6. Đóng góp của luận văn
- Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với
việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ cho sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1975
- Khẳng định những thành tựu và hạn chế để từ đó rút ra kinh nghiệm,
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội trong công tác xây dựng và bảo
vệ chính quyền hiện nay
- Luận văn là tài liệu tham khảo về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
Hà Nội đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền nhằm phục
vụ cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến 1975 .
Bên cạnh đó, luận văn cịn phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử hiện
đại, lịch sử Đảng bộ trong các trường ở thủ đô và những người quan tâm.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc

luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1968
Chương 2: Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh cơng tác xây dựng chính quyền,
ổn định tình hình kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước từ
năm 1969 đến năm 1975
Chương 3: Thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm chủ yếu

10


CHƢƠNG 1
ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968.
1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Từ năm 1965, đất nước đứng trước những thử thách quyết liệt nhất của
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trên chiến trường miền Nam,
bị thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ chuyển sang
chiến tranh cục bộ, đưa quân Mỹ và chư hầu trực tiếp tham chiến tại miền
Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Tiến hành chiến tranh cục
bộ ở miền Nam, đế quốc Mỹ nhằm thực hiện âm mưu:
- Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh hoả lực có thể áp đảo chủ lực ta
bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt” cố giành lại thế chủ động trên chiến
trường, hòng đẩy lực lượng vũ trang của ta về phòng ngự, buộc ta phải phân
tán lực lượng đánh nhỏ lẻ và đi đến thất bại.
- Tăng cường mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân
bình định kết hợp hoạt động càn quyét với các hoạt động chính trị và xã hội
lừa bịp. Ngân sách thực hiện chiến lược chiến tranh mới của Mỹ nhiều hơn,
cố thực hiện cho kỳ được mặt trận thứ hai nhằm giành lại dân (trước hết là

nông dân ở vùng giải phóng), bắt họ trở lại ách kìm kẹp của Mỹ ngụy.
Thực hiện những âm mưu trên, khi Mỹ đến miền Nam, dựa vào ưu thế
quân sự với đội quân đơng, vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh, cơ động nhanh, đã
cho quân viễn chinh mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” tiến cơng qn giải
phóng ở Vạn Tường - Quảng Ngãi (8-1965). Tiếp đó, Mỹ mở liền hai cuộc
phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng hàng loạt cuộc
hành quân vào chiến khu cách mạng của ta.

11


Cùng với phát động chiến tranh cục bộ ở miền Nam, đế quốc Mỹ thực
hiện chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Chúng mở rộng chiến tranh bằng
không quân, hải quân ra miền Bắc nhằm: đánh vào ý chí độc lập của dân tộc
ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, phá
hoại hậu phương lớn của cuộc chiến tranh. Đặc biệt, Mỹ muốn ngăn chặn sự
chi viện từ bên ngoài đối với miền Bắc và của miền Bắc đối với miền Nam.
Ngày 05/8/1964, đế quốc Mỹ gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”. Ngày 7-21965 lấy cớ “trả đũa” cuộc tiến công của quân giải phóng vào sân bay Plây
ku, chúng ném bom ồ ạt miền Bắc, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Để thực hiện âm mưu
trên đây, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh này một lực lượng không
quân và hải quân rất lớn gồm hàng ngàn máy bay tối tân thuộc nhiều chủng
loại, kể cả những loại tối tân nhất. Không quân, tàu chiến Mỹ được lệnh tập
trung đánh vào các trung tâm kinh tế, đường giao thơng, trường học, bệnh
viện trên tồn lãnh thổ miền Bắc.
Từ phân tích, nhận định tình hình bối cảnh đất nước, Trung ương Đảng
đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 11(3-1965), Hội nghị Trung ương
lần thứ 12 (12-1965) và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi
cả nước. Trung ương Đảng cho rằng Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ trong
thế thua, thế bị động, cho nên nó chứa đầy mâu thuẫn về chiến lược. Chiến

tranh cục bộ vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Trên cơ sở
phân tích đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc, coi chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ
thiêng liêng của cả dân tộc từ Bắc chí Nam. Nêu cao quyết tâm đánh Mỹ
trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Khẩu
hiệu hành động của tồn Đảng, toàn dân là “Tất cả cho tiền tuyến tất cả để
đánh thằng giặc Mỹ xâm lược”. Miền Bắc là hậu phương lớn , miền Nam là

12


tiền tuyến lớn. Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa III (3-1965) nhận định
đặc điểm tình hình của cách mạng Việt Nam lúc này là: “từ một nửa nước có
chiến tranh, một nửa nước có hịa bình đã biến thành tình hình cả nước có
chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền” [15, tr 218]
Hội nghị chỉ ra nhiệm vụ của miền Bắc là phải tiếp tục xây dựng chủ
nghĩa xã hội, hết sức coi trọng phòng thủ, trị an, bảo vệ miền Bắc.
Từ những đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đã phải kịp thời
có những quyết định mới, chuyển hướng cơng tác tổ chức và cơng tác tư
tưởng. Trong đó, việc quan trọng nhất là chuyển hướng công tác xây dựng
củng cố bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương cho phù hợp với
điều kiện chiến tranh lan ra cả nước.
Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ coi Hà Nội là
mục tiêu tổng hợp để đánh phá. Bởi Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng Hòa và là nơi đặt trụ sở cơ quan đầu não Trung ương. Vì vậy, Hà
Nội trở thành chiến trường và mục tiêu có tầm quan trọng quyết định đối với
sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trong bối cảnh đó, chính
quyền và nhân dân Hà Nội đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ hết sức to
lớn. Cùng với cả nước, thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần chiến đấu vì độc
lập, tự do, vì Chủ nghĩa xã hội. Tất cả hoạt động của thành phố từ tư tưởng,

chính trị, tổ chức đều phải chuyển hướng để tập trung cho nhiệm vụ trọng tâm
nhất, mục tiêu lớn nhất: “Tất cả đều cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược”. Ngày 10-4-1965, phát biểu trong kỳ họp thứ hai Quốc hội
khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhân dân ta đang sống tại một thời
kỳ lịch sử oanh liệt…Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng
nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”. . [35, tr 22]

13


1.2. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác xây dựng chính quyền
phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc từ năm 1965 đến
năm 1968
1.2.1. Nhận định tình hình và điều chỉnh bộ máy chính quyền phù
hợp với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ thủ đô, làm tốt vai trò là hậu phương
lớn cho cách mạng miền Nam
Bước vào đầu năm 1964, khi chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế
quốc Mỹ bị thất bại liên tiếp, Đảng và Nhà nước ta đã có dự báo Mỹ sẽ
chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ và mở rộng chiến tranh ra miền
Bắc. Từ nhận định trên, Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng mọi mặt cơng tác,
kiện tồn một bước chính quyền dân chủ nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu thời
chiến. Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định công tác trước hết cần phải
làm là tổ chức bầu cử Quốc hội khoá III và HĐND, UBHC các cấp.
Trước diễn biến âm mưu mở rộng chiến tranh leo thang đánh phá miền
Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Chính trị đặc biệt của Đảng được triệu tập vào
cuối tháng 3 năm 1964, giải quyết những vấn đề cấp thiết của cách mạng Việt
Nam. Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của
cách mạng Việt Nam lúc này là: “Tăng cường khơng ngừng chính quyền nhân
dân. Nghiêm chỉnh thực hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ địch.
Triệt để chấp hành mọi chế độ và pháp luật của Nhà nước” [33, tr 234]

Ngày 20-1-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Thông tư số
115/TTTW về việc lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính
các cấp. Thông tư nêu rõ:
“Cuộc bầu cử lần này là một cuộc sinh hoạt chính trị lớn, có ý nghĩa
quan trọng, nhằm tăng cường Nhà nước chuyên chính dân chủ nhân dân, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên mạnh mẽ nhân dân hăng hái thi
đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu

14


và hành động khiêu khích của đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần củng cố miền
Bắc vững mạnh, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Cuộc bầu cử cần đạt những yêu cầu sau:
1. Kiện toàn Hội đồng nhân dân các cấp, làm cho Hội đồng nhân dân
tiêu biểu được cho lực lượng sản xuất mới, bao gồm những người có phẩm
chất, có đạo đức, có năng lực, có uy tín trong nhân dân, thể hiện được ý chí
phấn đấu và tập trung trí tuệ dồi dào của nhân dân địa phương, có tác dụng
động viên nhân dân tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản lý đời sống
của mình
2. Kiện tồn Uỷ ban Hành chính các cấp được vững mạnh, có khả năng
tập trung và thống nhất quản lý mọi mặt công tác chính quyền ở địa phương.
3. Nâng cao hơn nữa ý thức làm chủ Nhà nước của nhân dân ta, làm
cho mọi người có nhận thức đúng đắn thêm về tính chất và chức năng của Hội
đồng nhân dân, thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn đại biểu
xứng đáng vào Hội đồng nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình
trong việc bầu cử cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. [40; tr 105]
Ngày 18 tháng 2 năm 1965, Bộ Nội vụ đã ra Thông Tư số 01/ NV về
việc bầu cử HĐND tỉnh, huyện, thị xã, xã, thị trấn. Thông Tư đã xác định các
cấp các ngành, địa phương cần làm tốt các việc sau:

Thứ nhất là về công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng: Cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ và nhân dân thấm nhuần chính
sách của Đảng trong việc bầu cử, nắm được tính chất, chức năng của HĐND.
Nội dung tuyên truyền, học tập phải thiết thực gắn liền với công tác trọng tâm
như sản xuất, tình hình thực tế về hoạt động của HĐND ở địa phương. Việc
tuyên truyền làm cho nhân dân hiểu được quyền lợi nghĩa vụ của người công
dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền và nắm
vững nguyên tắc, thể lệ bầu cử … là vấn đề mấu chốt có tính chất quyết định

15


kết quả bầu cử. Bởi vậy, các ngành, các cấp cần mở đợt học tập tuyên truyền
sâu rộng trong cán bộ, công nhân viên, bộ đội, nhân dân bằng mọi hình thức,
mọi phương tiện. Từ q trình tun truyền đó, cán bộ, cơng nhân viên, nhân
dân sẵn sàng làm trịn nhiệm vụ của đơn vị và địa phương. Việc tuyên truyền
và giáo dục tư tưởng phải làm liên tiếp từ khi công bố ngày bầu cử cho tới khi
kết thúc cuộc bầu cử, có kế hoạch cụ thể cho từng thời gian, từng bước cơng
tác bằng nhiều hình thức thích hợp. Mặt khác, việc tổ chức cho HĐND các
cấp kiểm điểm và báo cáo với cử tri về sự hoạt động của HĐND trước khi hết
nhiệm kỳ theo như hướng dẫn trong công văn số 04-TC-DCND ngày 3-11965 cần đặc biệt coi trọng, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ và ý thức trách
nhiệm của đại biểu và cử tri trong cuộc bầu cử này. Ngoài ra, sau ngày bầu cử
cần có kế hoạch tổng kết cuộc bầu cử và kết quả của việc kiểm điểm và báo
cáo với cử tri về sự hoạt động của các cấp, của HĐND trong khoá trước. Từ
những kết quả đã tổng kết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân
nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, nâng cao hơn
nữa ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước,
xây dựng chính quyền.
Thứ hai là về việc chấp hành nguyên tắc thể lệ bầu cử: Trong cuộc bầu
cử đại biểu HĐND các cấp, vẫn áp dụng những nguyên tắc thể lệ đã được quy

định trong Pháp lệnh về việc bầu cử đại biểu HĐND các cấp và Thông tư số
09/NV ngày 20 tháng 2 năm 1961 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thi hành pháp
lệnh, nhưng cuộc bầu cử lần này có khó khăn phức tạp hơn vì bầu nhiều cấp
cùng một thời gian, nên việc áp dụng những nguyên tắc thể lệ cần được chú
trọng hơn. Các ngành cần tăng cường giáo dục cán bộ và nhân dân đề cao ý
thức tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa nắm vững nguyên tắc thể lệ bầu cử;
UBHC và các tổ chức phụ trách bầu cử các cấp như hội đồng bầu cử, Ban bầu
cử và hội đồng giám sát việc đại biểu HĐND xã và thị trấn cần tăng cường

16


kiểm tra, giám sát việc chấp hành thể lệ bầu cử và kịp thời khắc phục những
sai phạm.
Thứ ba là về việc giới thiệu người ra ứng cử: Cuộc bầu cử được đánh
giá thành công khi nhân dân chọn được những đại biểu đủ đức, đủ tài đại diện
cho mình. Chính vì vậy, việc giới thiệu người ra ứng cử được coi là việc làm
then chốt trong công tác bầu cử. Thực hiện tốt công tác này mới bảo đảm cho
nhân dân chọn bầu được những người xứng đáng vào các cơ quan quyền lực
Nhà nước ở địa phương, bảo đảm thực hiện đúng đắn đường lối xây dựng
chính quyền của Đảng.
Thứ tư là về việc tổ chức cho nhân dân đi bầu cử: Trước hết, khi tổ
chức cho nhân dân đi bầu cử cần phải tuyên truyền cho cử tri nhận thức đầy
đủ ý nghĩa chính trị của cuộc bầu cử lần này. Đặc biệt, cử tri cần nhận thức
đúng đắn trách nhiệm của mình trong việc tham gia mọi mặt công tác bầu cử.
Một trong những công tác quan trọng cần thực hiện trước ngày bầu cử là cần
hướng dẫn cử tri nắm vững danh sách ứng cử viên từng cấp và những nguyên
tắc thể lệ cần thiết.
Tiếp thu chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng bộ
thành phố chỉ đạo UBHC cần quy định trách nhiệm cho các ngành, các cấp

trong công tác bầu cử HĐND.
Để chuẩn bị cho công tác bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố khóa
III, Ban cơng tác bầu cử được thành lập, do đồng chí Vũ Đại - Phó Chủ tịch
Ủy ban làm Trưởng ban. Ban có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch và chỉ đạo toàn
bộ cuộc bầu cử, hướng dẫn kế hoạch từng bước, từng việc cho các khu,
huyện, cơ sở.
Ban bầu cử đã chia thành bốn tiểu ban:
- Tiểu ban tổ chức và thể lệ
- Tiểu ban nhân sự

17


- Tiểu ban tuyên truyền và cổ động
- Tiểu ban chuẩn bị phương tiện vật liệu
Tiếp đó, Hội đồng bầu cử của thành phố, khu phố, huyện và các xã
được thành lập.
Thủ đô Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong công tác tiến hành bầu cử
HĐND và UBHC các cấp, thực hiện một bước kiện tồn chính quyền địa
phương. Công tác bầu cử các cấp đã được Hà Nội chuẩn bị chu đáo.
Để giúp Đảng bộ lãnh đạo cuộc bầu cử và giúp cho UBHC thành phố
chỉ đạo tốt công tác bầu cử, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, hội phụ nữ,
Đồn Thanh niên, Liên hiệp Cơng đồn có nhiệm vụ tìm chọn giới thiệu
người xứng đáng ra ứng cử HĐND thành phố.
Mặt khác, kết hợp chặt chẽ với cấp uỷ quận, huyện, xã hướng dẫn
giũp đỡ đồn thể có kế hoạch tun truyền giáo dục, vận động các đoàn viên,
hội viên tham gia bầu cử một cách tự giác và đầy đủ.
Đặc biệt, UBHC đã đề ra nhiệm vụ cho các ban ngành trong thành phố:
+ Ty văn hố thơng tin có kế hoạch hướng dẫn quận, huyện, xã về nội
dung hình thức cơng tác thơng tin, tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ phục vụ

đắc lực cho cuộc bầu cử. Đài truyền thanh thủ đơ có kế hoạch dành thì giờ
phổ biến mục đích, ý nghĩa, luật lệ bầu cử, thông báo tin tức, động viên cổ vũ
quần chúng hăng hái tham gia bầu cử.
+ Ty giáo dục cần có kế hoạch hướng dẫn cho các quận, huyện, xã,
trong trường soạn tài liệu làm bài học cho học sinh học tập về Nhà nước Dân
chủ nhân dân, về mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử.
+ Ty cơng an có kế hoạch giữ gìn trật tự và đảm bảo an ninh trong thời
gian chuẩn bị bầu cử, nhất là ngày nhân dân đi bỏ phiếu.
+ Các Ty Tài chính, Giao thơng, Thương nghiệp…tuỳ vào nhiệm vụ
của mình mà có kế hoạch phục vụ cho bầu cử.

18


Từ 5 giờ 30 phút sáng, ngày 25-4-1965, trên 50 vạn cử tri Hà Nội đã
tham gia bỏ phiếu ở 782 địa điểm (đạt tỷ lệ 99,44%). Cử tri khu vực nội thành
bỏ phiếu bầu hai cấp: Hội đồng nhân dân thành phố và Hội đồng Nhân dân khu
phố. Cử tri ngoại thành bầu ba cấp: thành phố, huyện, xã. Cuộc bầu cử diễn ra
được tiến hành theo đúng luật pháp, bảo đảm tính chất thật sự dân chủ. Cuộc
bầu cử đã bầu ra 135 đại biểu vào Hội đồng Nhân dân thành phố khóa III.
Tại kỳ họp thứ nhất (17-18/5/1965), Hội đồng Nhân dân khóa III đã
bầu ra Uỷ ban Hành chính thành phố, nhiệm kỳ 1965-1969:
- Chủ tịch:

Trần Duy Hưng

- Các Phó Chủ tịch:

Trần Vĩ
Nguyễn Tiến Đức

Trần Duy Dương
Nguyễn Đức Lạc
Nguyễn Tuân

- Phó chủ tịch kiêm Uỷ viên thư ký:

Nguyễn Đức Lạc

Tháng 2 năm 1967, ông Nguyễn Trung Mai được bầu bổ sung làm Phó
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố; ơng Hồng Huy Giao đảm nhận chức
vụ Ủy viên thư ký thay ông Nguyễn Đức Lạc.
Tháng 6 năm 1965, Hội nghị Thành uỷ Hà Nội xác định nhiệm vụ và
quyết tâm của nhân dân Thủ đô là: “Phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước,
nhiệt tình cách mạng và ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng vượt qua
mọi khó khăn, dũng cảm và kiên quyết hồn thành nhiệm vụ trong bất kỳ tình
huống nào. Bước vào thời kỳ mới, phải thấy hết những vấn đề quan trọng và
phức tạp được đặt ra cho Thủ đô trong nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu bảo vệ
nhân dân, bảo vệ thành phố, phát huy tác dụng của Thủ đô trong nhiệm vụ
chung” [2; tr 144]
Tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng Nhân dân thành phố đã thành lập 2

19


Ban chuyên môn:
- Ban Y tế - Vệ sinh
- Ban Giáo dục
- Ngoài ra, trong thời gian hội nghị, Hội đồng Nhân dân thành phố còn
thành lập Ban Kế hoạch ngân sách. Ban Kế hoạch ngân sách khơng có hoạt
động ngoài thời gian hội nghị.

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa III cùng tiến hành ba hình
thức hoạt động:
Thứ nhất, hội nghị thường kỳ và bất thường của Hội đồng nhân dân
thành phố. Đây là phương thức hoạt động chủ yếu, là hình thức tổ chức đảm
bảo cho Hội đồng Nhân dân thực hiện nhiệm vụ và sử dụng quyền hạn của
mình.
Thứ hai, hoạt động của các ban. Giữa hai kỳ họp giúp Hội đồng Nhân
dân, hoạt động của các ban thực hiện chức năng giám sát, giúp cho Hội đồng
Nhân dân kiểm tra, xem xét được việc chấp hành chủ trương, chính sách,
những chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và ở Hội đồng Nhân dân các cấp. Các
Ban là nơi tập hợp nguyện vọng của quần chúng trong từng mặt, từng lĩnh
vực sản xuất và đời sống, làm cho Hội đồng Nhân dân tiếp xúc thường xuyên
với thực tế và cử tri. Chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố là người triệu tập
các cuộc hội nghị của Hội đồng Nhân dân và sử dụng các ban chuyên môn.
Thứ ba, hoạt động của từng đại biểu Hội đồng Nhân dân giúp giữ vững
được mối liên hệ của đại biểu với cử tri, với quần chúng.
Thay mặt các đồng chí ủy viên Uỷ ban Hành chính thành phố nhiệm kỳ
1965-1969, ông Trần Duy Hưng đã phát biểu khẳng định: “Chúng tơi gắn bó
cùng với các đồng chí đại biểu trong Hội đồng nhân dân, xây dựng những
quan hệ chặt chẽ giữa Hội đồng Nhân dân và ủy ban Hành chính, củng cố các
cơ quan nhà nước của thành phố làm cho chính quyền Thủ đơ thực sự vững

20


mạnh, làm cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành mọi nhiệm vụ kế hoạch xây
dựng và bảo vệ Thủ đô được thắng lợi” [40; tr 109]
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, vào đầu tháng 6-1965, tất cả
các khu phố, huyện, xã, thị trấn đã bầu xong Uỷ ban Hành chính. Sau bầu cử
các cấp, Uỷ ban Hành chính thành phố tập trung củng cố chính quyền cấp xã,

chấn chỉnh tổ chức của khối dân phố. Uỷ ban Hành chính thành phố tổ chức
những hội nghị chuyên đề bàn về lề lối làm việc và công tác văn phịng của
Uỷ ban hành chính xã, xây dựng nội quy Uỷ ban hành chính xã. Theo thống
kê của các xã báo cáo lên Ủy ban Hành chính thành phố, đã có trên 50 xã đã
xây dựng được nội quy Uỷ ban Hành chính. Khi xây dựng được nội quy hoạt
động sẽ giúp cho Uỷ ban Hành chính xã khắc phục tình trạng thiếu nghiêm
chỉnh chấp hành chỉ thị, nguyên tắc, chế độ, thiếu dân chủ bàn bạc trong Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính, sinh hoạt tuỳ tiện. Từ đó, xây dựng và
thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, phân công phụ trách đúng quyền hạn
và nghĩa vụ, trách nhiệm. Mặt khác, nội quy Ủy ban Hành chính giúp cho cán
bộ xã nhận thức rõ vị trí quan trọng của chính quyền xã và khắc phục được tư
tưởng chưa đúng.
Trước tình hình đế quốc Mỹ ngày càng tăng cường chiến tranh phá hoại
ác liệt, tổ chức chính quyền của Hà Nội được điều chỉnh. Đặc biệt là các cơ
quan trực tiếp phục vụ chiến đấu như: Thành đội Hà Nội được tổ chức lại
thành Bộ Tư lệnh Thủ đô. Các cán bộ lãnh đạo từ Bộ Tư lệnh đến các cơ sở tổ
chức chiến đấu được kiện tồn. Các Ban chun mơn của Bộ Tư lệnh và biên
chế cán bộ của Khu đội, Huyện đội đều được tăng cường. Mặt khác, để phục
vụ công tác vừa chiến đấu, vừa sản xuất bảo vệ thủ đô, thành phố thành lập
Ban Sơ tán nhân dân, Ban Đảm bảo giao thông vận tải cấp thành. Ban Sơ tán
nhân dân và Ban Đảm bảo giao thông vận tải là hai Ban quan trọng trong
phục vụ chiến đấu và sản xuất. Khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh phá

21


hoại, đặc biệt nhằm vào thủ đơ Hà Nội. Chính quyền Hà Nội đã chỉ đạo Ban
Sơ tán tập trung đưa nhân dân đi sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm. Ban Đảm
bảo giao thông vận tải đảm nhiệm đưa người và tài sản ra khỏi vùng đánh
phá. Đặc biệt, cùng với sự dốc sức của nhân dân, các ban ngành, Ban Đảm

bảo giao thông đã thực hiện tốt nhiệm vụ tập kết vận chuyển quân, vũ khí,
lương thực, thực phẩm vào chiến trường miền Nam.
Trong năm 1965, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Ủy ban Hành
chính thành phố phải kiện toàn các ngành trực tiếp phục vụ cho công tác vừa
chiến đấu, vừa sản xuất chống chiến tranh phá hoại và hồn thành tốt vai trị
hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa. Đó là các ngành trọng yếu như:
- Ngành giao thông vận tải: Ngành giao thông vận tải chuyển nhiệm vụ
quản lý cầu đường ngoại thành sang Sở Vận tải phục vụ và đổi tên thành Sở
Giao thơng vận tải. Bên cạnh đó, thành lập mới một số Ban, trạm vận chuyển
như: Ban chỉ huy các bến phà (trực thuộc Sở Giao thông vận tải); trạm vận
chuyển thống nhất bằng cơ giới và các trạm vận chuyển khu vực bằng phương
tiện thô sơ để thống nhất giữa các cấp của thành phố trong việc vận chuyển
hàng hố lên Bộ Giao thơng vận tải. Để phục vụ công tác vận chuyển ngày
càng tăng, Sở giao thông vận tải thành lập xí nghiệp cơng nơng, xí nghiệp
đóng vỏ sắt ca nơ, sà lan, xí nghiệp đóng thuyền; sát nhập Sở Xe điện và
Đoàn xe chở khách thành Công ty Vận tải hành khách. Mặt khác, cơ chế hoạt
động của Sở Giao thông vận tải thành phố cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình chiến tranh, chấn chỉnh lại các phòng nghiệp vụ của Sở. Đặc
biệt, Sở Giao thông vận tải thành phố đã thành lập Phịng giao thơng vận tải
huyện và Ban giao thơng vận tải xã. Đây là một mắt xích rất quan trọng trong
việc chuyển hàng hóa từ địa phương lên cấp Trung ương để phục vụ công tác chi
viện cho tiền tuyến Miền Nam.
- Ngành thông tin liên lạc: Sở Bưu điện thành lập Phòng Bưu điện đặc

22


biệt phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan đầu não của thành phố. Giai đoạn
này, phịng Bưu chính được chia thành 4 trạm liên tịch để đảm bảo chuyển
cơng văn, thư từ trong hồn cảnh giao thơng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tăng

cường các đội xây dựng đường dây; chuyển phần quản lý kỹ thuật và xây
dựng đường dây truyền thanh sang Sở Bưu điện phụ trách và đổi tên là Sở
Bưu điện Truyền thanh.
- Ngành y tế: Cùng với các ngành khác, ngành y tế cũng chuyển hướng
tổ chức nhằm phục vụ u cầu phịng khơng kết hợp với phục vụ yêu cầu
chiến đấu. Bệnh viện thành phố thực hiện theo chương trình sơ tán thời chiến,
một vài bộ phận được phân tán đến các vùng mới. Các phịng khám chun
khoa ngồi nhiệm vụ thường xun còn tổ chức các tổ lưu động phục vụ nhân
dân sơ tán. Các bệnh viện cấp khu phố, huyện, các trạm y tế theo tiểu khu được
thành lập thêm, kiện tồn lại. Ngồi ra, Uỷ ban Hành chính thành phố thực
hiện chế độ 2 khối dân phố có 1 y tá làm nhiệm vụ vệ sinh phịng bệnh ở gia
đình và đường phố thay cho chế độ y tá trước đó do dân lập ra và phục vụ
khối dân phố.
Ngày 12-8-1965, Uỷ ban Hành chính thành phố ra Quyết định số 3852
QĐ/TCDC, tổ chức lại Ban Dân chính thành 2 ban trực thuộc Uỷ ban Hành
chính thành phố: Ban Tổ chức chính quyền và Ban Dân chính.
Quyết định do Phó chủ tịch UBHC Hà Nội Nguyễn Đức Lạc ký, quy
định:
Ban tổ chức chính quyền có trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo thực
hiện các công tác:
- Công tác tổ chức bộ máy, biên chế, lề lối làm việc.
- Công tác xây dựng, củng cố hội đồng nhân dân, uỷ ban hành chính
các cấp.
- Cơng tác cán bộ.

23


Ban dân chính thành phố có trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo thực
hiện các công tác:

- Công tác bảo hiểm xã hội.
- Công tác thương binh liệt sỹ.
- Công tác hướng dẫn thi hành chính sách đối với những quần chúng
mà nhà nước có chính sách ưu đãi.
- Cơng tác hộ tịch, quản lý công tác hộ tịch.
- Quản lý công tác của uỷ ban quản lý nghĩa trang, trại nuôi dưỡng
người già cả, tàn tật, trẻ con không nơi nương tựa. [64; tr 3-4]
Khi Uỷ ban Hành chính thành phố tổ chức lại Ban Dân chính thành 2
ban trực thuộc Uỷ ban Hành chính thành phố: Ban Tổ chức chính quyền và
Ban Dân chính với những nhiệm vụ cụ thể như trên. Tuy nhiên, sự điều chỉnh
này nhằm mục đích cao nhất là phục vụ chống chiến tranh phá hoại, huy động
tốt nhất lực lượng người và của chi viện cho tiền tuyến Miền Nam.
Từ những phân tích, nhận định tình hình nhiệm vụ mới, yêu cầu phải
chuyển hướng công tác tổ chức phục vụ sản xuất và chiến đấu, chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương phải được tăng cường vai trò chỉ đạo và quản
lý. Văn phịng Uỷ ban Hành chính thành phố là cơ quan tham mưu có vị trí rất
quan trọng, trực tiếp giúp việc chỉ đạo điều hành hoạt động hàng ngày. Vì
vậy, đầu tháng 4-1966, Bộ Nội vụ đã xây dựng đề án chỉ đạo kiện tồn bộ
máy văn phịng UBHC tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thực hiện đề
án này, Văn phòng UBHC thành phố Hà Nội được chấn chỉnh và kiện tồn
đội ngũ cán bộ. Tiếp đó, ngày 28-9-1967, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 25/ NVvề
viêc kiện tồn văn phịng UBHC huyện. Đây cũng là bước chuẩn bị cho việc
tăng cường cấp huyện sau này.
Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính
phủ, ngày 18-5-1967, Uỷ ban Hành chính Thành phố ban hành Quyết định số

24


1169QĐ/TCCQ thành lập các ban thư ký các khối công tác trực thuộc Uỷ ban

thành phố. Đây là một bước thực hiện kiện tồn, củng cố bộ máy chính quyền
cấp thành phố. Theo đó, thành lập:
Ban thư ký Cơng nghiệp (gồm cả giao thông vận tải, bưu điện, truyền
thanh);
Ban thư ký Nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp);
Ban thư ký Văn hố giáo dục, lợi ích cơng cộng;
Ban thư ký Nội chính.
Nhiệm vụ của các ban thư ký là giúp Uỷ ban Hành chính thành phố
trong cơng tác tổ chức, chỉ đạo các ngành. Mỗi ban có 1 trưởng ban, phó ban
và một số cán bộ nghiên cứu. [83; tr 5]
Để hoạt động của các cấp chính quyền đi vào nề nếp, ngày 24-11-1967
Bộ Nội vụ lại ra Thông tư số 30- NV về hoạt động của HĐND huyện, xã và
các cấp tương đương theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tăng cường lãnh đạo hoạt động của HĐND và UBHC các cấp. Chính vì
vậy, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã khơng ngừng thực hiện kiện tồn bộ máy
chính quyền cấp cơ sở huyện, xã và khu phố.
Khi thực hiện phân cấp quản lý chính quyền Hà Nội hướng đến phù
hợp với tình hình có chiến tranh . Việc phân cấp quản lý thời gian sau đó được
thực hiện theo Nghị quyết 130 ngày 23/11/1968 của Thường vụ Thành uỷ về
phân cấp quản lý đối với các khu phố, huyện.
Cấp huyện được quản lý tồn diện kinh tế nơng nghiệp tập thể và sản
xuất tiểu thủ cơng nghiệp, cịn các mặt khác thì phân cấp có mức độ.
Chính quyền khu phố quản lý tất cả mọi mặt, kể cả sản xuất tiểu thủ
cơng nghiệp, quản lý hành chính sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất. Khu
phố được giao một số việc thuộc về văn hố, xã hội, lợi ích cơng cộng. Tuy
nhiên, trên thực tế tại thời điểm này, đội ngũ cán bộ khu phố chưa kịp kiện

25



×