Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cnh hđh từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƢỚNG
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƢỚNG
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60 22 58

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Đỉnh



Hà Nội - 2012

1


LỜI CAM ĐOAN
Tin xin cam đoan đây là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, trích dẫn được dẫn
nguồn và có xuất xứ cụ thể, trung
thực. Các kết luận rút ra là của tơi,
trên cơ sở phân tích và kế thừa các
kết quả nghiên cứu trước đó.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hiền

2


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin cảm ơn Trung tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng giảng viên
lý luận chính trị, ĐHQG HN – nơi tôi học tập trong thời gian qua – đã tạo
điều kiện cho tôi học tập, làm việc và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới PGS. TS Trần Kim Đỉnh –
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh
Quảng Ninh cùng các Sở, ban, ngành đã tạo điều kiện để tơi thu thập số liệu,

tìm đọc tài liệu để hồn thành luận văn.
Luận văn của tơi được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của những người
thân yêu nhất trong gia đình. Tơi xin cảm ơn gia đình đã ln động viên tơi
trong những lúc tơi nản lịng.
Bạn bè cũng dành cho tơi những sự quan tâm thích đáng. Tôi xin được
cảm ơn.
Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được
sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2012

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA QUẢNG NINH TRƢỚC NĂM 1996............................................................. 7
1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh ................................................ 7
1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sơng ngịi và thủy văn ...................... 7
1.1.2. Tài ngun thiên nhiên ..................................................................... 9
1.2. Vài nét về đặc điểm xã hội của tỉnh Quảng Ninh ................................. 11
1.2.1 Các đơn vị hành chính ..................................................................... 11
1.2.2. Dân cư, lao động ............................................................................ 17
1.3. Vài nét về kinh tế Quảng Ninh trước năm 1996................................... 19
1.4 Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 29
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƢỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN
ĐẠI HĨA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 ........................................................31
2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế 1996 - 2010 .............................................................................................. 31

2.2 Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
năm 1996 - 2000 .......................................................................................... 34
2.3. Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
năm 2001 - 2005. ......................................................................................... 41
2.4. Đảng bộ Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2006 - 2010..................................... 51
2.5 Tiểu kết chương 2 .................................................................................. 60
Chƣơng 3: KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2010....................................................................................................................62
3.1 Công nghiệp - xây dựng ........................................................................ 64


3.2 Du lịch - dịch vụ - thương mại .............................................................. 71
3.3 Nông - lâm - ngư nghiệp ....................................................................... 78
3.4 Nguyên nhân thành tựu, một số kinh nghiệm của bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ năm 1996 - 2010 ................................................................... 88
3.5. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 93
KẾT LUẬN .................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................99
PHỤC LỤC ...............................................................................................................106


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NXB

Nhà xuất bản

CTQG


Chính trị quốc gia

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

CN

Cơng nghiệp

TCN

Thủ cơng nghiệp


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG


Trang

Bảng 3.1: Gía trị sản xuất lâm nghiệp

84

Bảng 3.2: Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành thủy sản

86

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất thủy sản phân theo ngành hoạt động

87

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

23

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2010

52

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu GDP tỉnh Quảng Ninh các năm 1996, 2000, 2005,

63

2010
Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng từ 1991-2010, dự


64

kiến 2010
Biểu đồ 3.3: Số lượng cơ sở công nghiệp-xây dựng phân theo đơn vị

65

hành chính
Biểu đồ 3.4:Tỷ trọng gia tăng của các khu vực kinh tế

67

Biểu đồ 3.5: Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế

68

Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi của cơ cấu ngành công nghiệp

70

Biểu đồ 3.7: Doanh thu từ du lịch của Quảng Ninh so sánh với cả nước

73

Biểu đồ 3.8: Cơ cấu ngành dịch vụ

75

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu ngành nông nghiệp từ 2000 đến 2005


79

Biểu đồ 3.10: Giá trị sẩn xuất nông nghiệp từ 1995 đến 2010

82

Biểu đồ 3.11: So sánh cơ cấu ngành kinh tế của Quảng Ninh với các khu

94

vực


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ln địi hỏi phải có một cơ cấu
kinh tế hợp lý, trong đó cần xác định rõ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa các ngành, các vùng kinh tế, lãnh thổ và các thành phần kinh tế, các yếu
tố bộ phận, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý là một trong những nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã từng bước
xác lập được cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
nước ta. Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã có cơ cấu kinh tế tương đối hợp
lý, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, góp phần quan trọng phát
triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn
thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bước
vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đảng bộ Quảng Ninh đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển của tỉnh, do đó Đảng bộ và nhân dân

Quảng Ninh đã phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống của quê hương
trong sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay Quảng Ninh đã trở thành một trọng điểm
trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh... Tuy nhiên, việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh thời gian qua với nhịp độ còn
chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của một tỉnh biên giới trong
điều kiện mở cửa và hội nhập.
Nhằm đánh giá đúng thực trạng và những tồn tại của quá trình chuyển
dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Ninh, đề tài
“Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

1


hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ năm 1996 đến 2010” bước đầu sẽ
góp phần để nhận diện cơng cuộc chuyển dịch cơ cấu ở một tỉnh giàu tiềm
năng như Quảng Ninh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Có thể kể ra hai nhóm nghiên cứu
chính:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu các khâu chuyển đổi, đột phá theo hướng
mũi nhọn, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở lĩnh vực này, có thể kể đến các
tác giả như: Ngơ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân (NXB Chính trị Quốc gia,
H.1994); Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Đình Phan: Cơng nghiệp hố, hiện đại
hố ở Việt Nam và các nước trong khu vực (NXB Thống kê, H.1995); Đỗ
Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng
điểm, mũi nhọn ở Việt Nam (NXB KHXH, H.1996); Trần Ngọc Hiên: Mối
quan hệ giữa công - nơng nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị

trường ở nước ta (Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1997); Lê Du Phong:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực
trạng và triển vọng, (NXB Chính trị quốc gia, H.2003); … Ở tầm vĩ mơ, các
cơng trình trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn trong cơ chế
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo các nghiên cứu trên, chuyển dịch là vấn đề
cấp bách trên phạm vi cả nước nhằm tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng lành
mạnh, phát triển và hội nhập.
Nhóm vấn đề thứ hai: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện… Nhóm nghiên cứu này thể hiện những
nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp độ thấp, qua đó chỉ ra những
vấn đề cụ thể của từng địa phương. Có thể kể ra: Đào Thị Vân: Đảng bộ tỉnh

2


Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa giai đoạn 1997-2003 (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử
Đảng, ĐHQG HN, H.2004); Nguyễn Ngọc Thanh: Đảng bộ huyện Gia Lâm
(Hà Nội) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991-2000) (Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2004); Đặng
Kim Oanh: Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm
1997 đến năm 2003 (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, ĐHQG
HN, H.2005); Trần Thị Thu Hằng: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ
1996 đến 2005 (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, Học viện
CTQG Hồ Chí Minh)…
Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh hoặc có đề
cập đến nội dung này, có thể kể đến một số cơng trình: Cơ cấu kinh tế lãnh
thổ Quảng Ninh (Luận án tiến sĩ Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội) của Hoàng
Minh Quang; Hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế

- xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà
Nội) của Trần Văn Lâm…
Đây là những nghiên cứu rất quan trọng trong việc tổ chức phân vùng
kinh tế lãnh thổ ở Quảng Ninh cũng như cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế
tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở vùng đất giàu tiềm năng như
Quảng Ninh. Đây thực sự là những cơng trình tham khảo tốt cho luận văn của
tơi.
Ngồi một số cơng trình được nêu ra ở trên, cịn nhiều bài viết về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăng trên các tạp chí chun ngành. Các cơng
trình khoa học này đã khẳng định tầm quan trọng của xây dựng và phát triển
của kinh tế nói chung, chuyển dich cơ cấu nói riêng, nêu bật được sự quan
tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, được thể hiện bằng các đường lối, chính sách

3


phát triển và sự vận dụng đường lối đó vào các địa phương cụ thể. Tuy nhiên,
đây là vấn đề lớn và phong phú, vẫn còn nhiều nội dung cụ thể chưa được đề
cập đến. Nhất là chưa có cơng trình nào nghiên cứu đề tài Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, từ năm 1996 đến năm 2010. Do đó đề tài được chọn là mới
và cần thiết phải làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Làm rõ q trình Đảng bộ Quảng Ninh vận dụng đường lối, chủ
trương của Đảng lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương
từ năm 1996 đến năm 2010.
- Khẳng định thành tựu, hạn chế và phân tích một số kinh nghiệm.
3.2 Nhiệm vụ
- Trình bày hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh

tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996-2010 theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Ninh vận dụng đường lối, chủ
trương của Đảng, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa
phương.
- Phân tích kết quả, tổng kết kinh nghiệm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Ninh trong việc thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1996-2010.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 1996 đến năm 2010.

4


- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu nội ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế vùng, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên
cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành và nội ngành.
5. Cơ sơ lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt
Nam về phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương
pháp lịch sử và phương pháp lơgic, ngồi ra cịn kết hợp phương pháp phân

tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học...
5.3 Nguồn tư liệu
- Các văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X, XI; Nghị quyết
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Các văn kiện Đại hội, hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh các khóa IX,
X, XI, XII, XIII. Báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy, UBND, Sở kế hoạch - Đầu
tư, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở du lịch, Cục thống kê… tỉnh Quảng
Ninh.
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Quảng Ninh
trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2010.
- Phân tích một số kinh nghiệm của Đảng bộ Quảng Ninh về lãnh đạo,
chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

5


- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo;
góp phần nêu những vấn đề của thực tiễn trong thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng trên một địa bàn cụ thể, trong một lĩnh vực cụ thể. Góp phần nghiên
cứu lịch sử Đảng bộ địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội của Quảng
Ninh trước năm 1996.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ năm 1996 đến năm 2010.
Chương 3: Kết quả quá trình Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo chuyển

dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1996 đến năm 2010.

6


Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA QUẢNG NINH TRƢỚC NĂM 1996
1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh
1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sơng ngịi và thủy văn
Vị trí địa lý: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đơng bắc Việt Nam
có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến
21o40' vĩ độ bắc. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thơn Mỏ Tng, xã
Hồnh Mơ, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc
Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và
xã Nguyễn Huệ, huyện Đơng Triều. Điểm cực đơng trên đất liền là mũi Gót ở
đơng bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Phía tây tựa lưng vào núi rừng, phía
đơng là vịnh Bắc Bộ
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hồ
Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình
Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông
Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đơng là vịnh Bắc
Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp
Hải Phịng. Bờ biển dài 250 km.
Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 611.081,3 ha, trong đó đất nơng nghiệp
243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng
268.158,3 ha.
Địa hình: Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là
đồi núi. Hơn hai nghìn hịn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đơng từ Tiên n qua

Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi
Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đơng bắc - tây nam. Có

7


hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m)
chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy
Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên
Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã ng Bí và thấp dần xuống ở
phía bắc huyện Đơng Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong
nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m)
trên đất ng Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các
triền sơng và bờ biển. Đó là vùng Đơng Triều, ng Bí, bắc n Hưng, nam
Tiên n, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng
bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam
ng Bí, nam n Hưng (đảo Hà Nam), đơng n Hưng, Đồng Rui (Tiên
Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp
và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho
nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng
Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng rộng lớn với hơn
2.000 hòn đảo, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779). Có những đảo rất
lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen. Có hai huyện đảo là Vân Đồn và Cô Tô. Vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vơi ngun là vùng địa hình kỳ
thú.
Khí hậu: Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với mùa hạ
nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đơng lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao

trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời
qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.

8


Về nhiệt độ: mùa đơng lạnh, nhiệt độ khơng khí trung bình dưới 20 oC.
Mùa nóng có nhiệt độ trung bình trên 25oC. Mùa lạnh bắt đầu từ hạ tuần tháng
11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào đầu tháng 10. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm
sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.
Sơng ngịi, thủy văn: Quảng Ninh có 30 sơng, suối dài trên 10 km, diện
tích lưu vực khơng q 300 km2 với đặc trưng ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu
lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa: mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa là
1500 m3/s.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài ngun khống sản
Quảng Ninh có nguồn tài ngun khống sản phong phú, đa dạng, có
nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nước khơng có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy
tinh, đá vơi…
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dịng antraxít,
tỷ lệ cácbon ổn định 80 - 90%; tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và
ng Bí - Đơng Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh: trữ lượng tương đối lớn với đá vơi ở
Hồnh Bồ, Cẩm Phả; cao lanh ở Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên n, thị xã
Móng Cái; đất sét ở Đơng Triều, Hoành Bồ và Hạ Long.
Bên cạnh than đá, các loại nguyên liệu là vật liệu xây dựng như đá vơi,
sét, gạch ngói... rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh. Mỏ đá vơi
Hồnh Bồ trữ lượng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng vài chục triệu

tấn/ năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và đơ thị hóa. Các
khống sản khác như cao lanh Tấn Mài, Móng Cái; cát thủy tinh Vân Hải...
đều là các mỏ lớn ở miền Bắc, có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận

9


lợi, là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ cho nhu
cầu trong tỉnh, cả nước và xuất khẩu.
Các mỏ nước khoáng: nước khoáng uống được phân bố ở Quang Hanh
(Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Nước khống
khơng uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khống khá cao, nhiệt độ
trên 35oC, dùng chữa bệnh.
Tài nguyên biển
Với bờ biển dài 250km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải
sản sản lượng cao, ổn định, phân bố gần bờ và quanh các đảo, thuận tiện cho
việc khai thác, nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu.
Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc
biệt quan trọng cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển.
Theo kết quả điều tra, khả năng khai thác cá biển của Quảng Ninh
khoảng 20.000-25.000 tấn/năm, vùng nước ven biển và quanh các đảo, cho
phép khai thác từ 25.000-30.000 tấn/năm. Ngồi ra, Quảng Ninh cịn có thể
mở rộng khai thác trên 20.000 tấn/năm tại các ngư trường khác thuộc vùng
khơi vịnh Bắc Bộ.
Biển Quảng Ninh có hơn 1000 lồi cá và các loại đặc sản như: tơm,
cua, mực, nhuyễn thể... phong phú, phân bố rộng khắp ở các khu vực. Vùng
ven bờ có sị huyết, ngao, hến, sá sùng, bào ngư, hải sâm, mực, tôm he, tôm
hùm. Ngọc trai, ngọc điệp tập trung ở đảo Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan
Lạn. Một số loại hải sản độc đáo của vùng biển Quảng Ninh là các cồn bãi san
hô và rong biển.

Quảng Ninh có trên 40.000ha bãi triều, 20.000ha eo vịnh và hàng chục
vạn hecta vũng nông ven bờ thuộc vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là môi trường
thuận tiện để phát triển nuôi tôm, cá và đặc sản xuất khẩu.

10


Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm
40% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng
80%, rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng
khoảng 230 ngàn ha.
Tài nguyên nước: gồm nước mặt và nước ngầm. Nước mặt: lượng nước
các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên tồn lưu vực.
Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là
6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.
Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung tích
195,53 triệu m3, phục vụ những mục đích kinh tế - xã hội của tỉnh như hồ Yên
Lập (dung tích 118 triệu m3), hồ Chúc Bài Sơn (11,5 triệu m3), hồ Quất Đông
(10 triệu m3).
Tài nguyên đất: Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong
đó đất nơng nghiệp đang sử dụng là 75,370ha, 146.019 ha đất lâm nghiệp,
khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả
Trong tổng diện tích đất đai tồn tỉnh, đất nơng nghiệp chiếm 10%, đất
có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng chiếm 43,8% tập trung ở vùng
miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
1.2. Vài nét về đặc điểm xã hội của tỉnh Quảng Ninh
1.2.1 Các đơn vị hành chính
Quảng Ninh hiện nay có 3 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện (có 2 huyện
đảo).
Thành phố Hạ Long:Diện tích: 271,5 km2. Dân số (2006): 200.774

người;
Thành phố Hạ Long gồm 20 phường, xã: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà
Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần

11


Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy,
Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại n.
Hạ Long là trung tâm văn hố, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh,
nằm hai bên Cửa Lục, phía đông là khu vực phát triển công nghiệp và tập
trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh. Khu phía tây (Bãi Cháy) là khu du
lịch hoạt động sơi động.
Thành phố ng Bí: Diện tích: 243,5 km2; Dân số (2006): 99.985
người; Mật độ dân cư: 411 người/km2.
ng Bí bao gồm 10 phường, xã: Vàng Danh, Bắc Sơn, Trưng Vương,
Quang Trung, Trung Sơn, Nam Khê, Yên Thanh; Thượng Yên Công, Phương
Đơng, Phương Nam. Địa hình ng Bí hai phần ba là đồi núi. Người Việt
(Kinh) chiếm 90%, còn lại (10%) là của các dân tộc Tày, Hoa, Sán Dìu,
Nùng, Sán Chay, Dao Thanh Y.
ng Bí có khu thắng cảnh nổi tiếng n Tử với dịng Thiền Trúc Lâm
Việt Nam, có nhà máy nhiệt điện công suất 2,68 tỉ kW điện mỗi năm. Khai
thác than ở mỏ Vàng Danh đạt sản lượng 30 đến 45 vạn tấn/ năm.
Thành phố Móng Cái: Diện tích: 516,6 km2; Dân số (2006): 75.852
người; Mật độ dân cư: 147 người/km2.
Móng Cái gồm 16 phường: Hồ Lạc, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ,
Trần Phú, Hải Sơn, Bình Ngọc, Hải Xn, Hải Hồ, Vạn Ninh, Hải n, Hải
Đơng, Hải Tiến, Quảng Nghĩa, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.
Móng Cái là mảnh đất địa đầu vùng Đông Bắc của Việt Nam, có đường
biên giới giáp với Trung Quốc dài 70 km. 71% diện tích đất liền là đồi núi.

Kinh tế của thành phố theo mơ hình thương mại - du lịch - nông - ngư nghiệp.
Trong quy hoạch tổng thể, thành phố Móng Cái hình thành ba khu chức năng
là thương mại, du lịch và công nghiệp.

12


Thị xã Cẩm Phả: Diện tích: 339,0 km2; Dân số (2006): 160.745 người;
Mật độ dân cư: 474 người /km2
Thị xã Cẩm Phả bao gồm 16 phường, xã: Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm
Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Trung,
Cẩm Thuỷ, Cẩm Thạch, Quang Hanh; Cộng Hồ, Dương Huy, Cẩm Bình,
Cẩm Hải.
Dân cư thuộc nhiều dân tộc khác nhau như Việt, Tày, Dao, Sán Dìu,
Sán Chỉ, Hoa. Cẩm Phả có một số di tích và thắng cảnh rất nổi tiếng như đền
Cửa Ông, đảo Rều (đảo Khỉ), đảo Thẻ Vàng, Hịn Hai, di tích Vũng Đục...
Cơng nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
Huyện Đơng Triều: Diện tích: 396,6 km2, dân số (2006): 154.566
người; mật độ dân cư: 390 người/km2.
Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh gồm thị trấn Đơng
Triều, Mạo Khê và các xã: Bình Dương, Nguyễn Huệ, Thuỷ An, Việt Dân,
An Sinh, Tân Việt, Hồng Phong, Đức Chính, Tràng An, Hưng Đạo, Xuân
Sơn, Kim Sơn, n Thọ, Bình Khê, Tràng Lương, Hồng Quế, Hồng Thái
Đơng, Yên Đức, Hồng Thái Tây.
Người Kinh chiếm khoảng 98% dân số, cịn lại là các dân tộc Hoa, Tày,
Sán Dìu, Dao. Đơng Triều có nhiều di tích lịch sử và danh thắng được xếp
hạng quốc gia (khu đền và lăng mộ nhà Trần, chùa Quỳnh Lâm, chùa Bắc
Mã...), ngoài ra cịn có chùa Hồ Thiên; đền thờ An Sinh vương Trần Liễu;
thắng cảnh núi Con Mèo... Kinh tế của Đông Triều là mơ hình cơng - lâm nơng nghiệp. Sản lượng lương thực chiếm 1/4 sản lượng lương thực toàn tỉnh.
Huyện Yên Hưng: Diện tích: 325,9 km2; Dân số (2009): 129.504

người; Mật độ dân cư: 415 người/km2.
Huyện Yên Hưng nằm ở phía tây của Quảng Ninh bao gồm thị trấn
Quảng Yên và các xã: Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Cộng Hoà, Tiền

13


An, Tân An, Hồng Tân, Hà An, Điền Cơng, Hiệp Hoà, Yên Giang, Nam
Hoà, Yên Hải, Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải, Liên Hoà, Liên Vị, Tiền
Phong.
Huyện Yên Hưng nổi danh với chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử, là
vùng đất cổ với nhiều di tích và danh thắng... Phong tục tập quán, hội hè ở
Yên Hưng rất đặc trưng cho người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Một số di
tích quan trọng như đình Phong Cốc, miếu Tiên Cơng, bãi cọc Bạch Đằng,
Cây Lim - Giếng Rừng, đình Trung Bản... được xếp hạng quốc gia và là tiềm
năng cho du lịch của huyện phát triển.
Yên Hưng là một trong ba huyện lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh.
Huyện Hoành Bồ: Diện tích: 843,7 km2; Dân số (2006): 42.566 người;
Mật độ dân cư: 51 người/km2.
Huyện Hồnh Bồ nằm ở phía tây của tỉnh, bao gồm thị trấn Trới và các
xã: Kỳ Thượng, Hồ Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê
Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân.
Thắng cảnh nổi tiếng là hồ Yên Lập và di tích chùa Lơi Âm. Hồ n
Lập rộng khoảng 17.000 ha, rừng thơng bao quanh, ở giữa hồ có một đảo trên
có chùa Lơi Âm tạo thành một quần thể di tích thắng cảnh đã được cấp bằng
cơng nhận quốc gia.
Kinh tế huyện Hồnh Bồ theo mơ hình cơng - nông - lâm - ngư nghiệp.
Huyện Ba Chẽ: Diện tích: 605,6 km2; Dân số (2006): 18.123 người;
Mật độ dân cư: 30 người/km2.
Huyện Ba Chẽ là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, bao

gồm thị trấn Ba Chẽ và các xã: Minh Cầm, Lương Mông, Thanh Lâm, Thanh
Sơn, Đạp Thanh, Đồn Đạc, Nam Sơn.
Cộng đồng các dân tộc bao gồm người Dao, Việt, Tày, Sán Dìu, Hoa,
Nùng. Ba Chẽ là huyện có diện tích rừng lớn nhất của tỉnh, nguồn thu từ rừng

14


là chủ yếu, đặc biệt là cây trầu một lá (là cây dược liệu quý hiếm). Nông
nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, sản lượng lương thực chưa đủ đáp ứng cho nhu
cầu của huyện.
Huyện Bình Liêu: Diện tích: 473,1 km2; dân số (2006): 27.890 người;
Mật độ dân cư: 59 người/km2.
Bình Liêu là một huyện miền núi, nằm ở phía đơng bắc tỉnh, bao gồm
thị trấn Bình Liêu và các xã: Đồng Văn, Hồnh Mơ, Đồng Tâm, Lục Hồn,
Tĩnh Húc, Húc Động, Vơ Ngại. Phía bắc giáp huyện Phịng Thành và Nam
Ninh (tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc) với đường biên giới dài 48 km.
Dân cư ở Bình Liêu có năm dân tộc sinh sống, đơng nhất là người Tày,
chiếm 54,8% dân số tồn huyện; người Dao chiếm 25,6%; Sán Chỉ 15,4%;
Việt (Kinh) 3,7% và Hoa 0,36%.
Cây trẩu, sở, hồi, quế là bốn cây cơng nghiệp trọng điểm của huyện.
Huyện Cơ Tơ: Diện tích: 47,3 km2; Dân số (2006): 5.195 người; Mật
độ dân cư: 110 người/km2.
Cô Tô là một huyện đảo, bao gồm hơn 30 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có
ba đảo lớn nhất là Cô Tô, Thanh Lân và đảo Trần, gồm thị trấn Cô Tô và 2 xã:
Thanh Lân, Đồng Tiến. Nghề chính của người dân trên đảo là đánh bắt cá và
chế biến hải sản.
Huyện Đầm Hà: Diện tích: 309,3 km2. Dân số (2006): 32.765 người;
Mật độ dân cư: 106 người/km2.
Huyện Đầm Hà bao gồm thị trấn Đầm Hà và các xã: Đại Bình, Dực

Yên, Quảng Tân, Quảng Lợi, Quảng An, Quảng Lâm, Đầm Hà, Tân Bình.
Dân cư đa số là người Việt (Kinh), ngồi ra cịn có người Tày, Dao, Hoa, Sán
Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Mường, Cao Lan.
Về kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thuỷ
hải sản. Rừng quế là nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao sang Trung Quốc.

15


Huyện Hải Hà: Diện tích: 512,5 km2; Dân số (2001): 52.061 người;
Mật độ dân cư: 102 người/km2.
Hải Hà nằm ở phía đơng của tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp Trung
Quốc, gồm thị trấn Quảng Hà và các xã: Phú Hải, Quảng Trung, Quảng
Phong, Quảng Chính, Quảng Long, Quảng Điền, Cái Chiên, Đường Hoa, Tiến
Tới, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Minh, Quảng Thành, Quảng Thắng,
Quảng Đức.
Hải Hà là một trong ba trọng điểm lúa của tỉnh. Cây quế, sa mộc, hồi...
mang lại cho Hải Hà những nguồn thu đáng kể. Nuôi trồng, đáng bắt thuỷ sản
phát triển mạnh.
Huyện Tiên Yên: Diện tích: 645,4 km2; Dân số (2006): 44.591 người;
Mật độ dân cư: 69 người/km2.
Tiên Yên nằm ở trung tâm của miền đông bắc tỉnh Quảng Ninh gồm thị
trấn Tiên Yên và các xã: Đại Dực, Hà Lâu, Phong Dụ, Điền Xá, Yên Than,
Hải Lạng, Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Đồng Rui.
Cư dân gồm 13 dân tộc, đông nhất là người Việt (Kinh) chiếm 59%;
Dao 19%; Tày 13,8%; Sán Chỉ 8,4%; Sán Dìu 3,8% cịn lại là người các dân
tộc khác: Nùng, Hoa, Thái...
Huyện Vân Đồn: Diện tích: 551,5 km2; Dân số (2006): 41.081 người;
Mật độ dân cư: 74 người/km2.
Vân Đồn là một huyện đảo bao gồm thị trấn Cái Rồng và các xã: Đài

Xun, Bình Dân, Đồn Kết, Vạn n, Hạ Long, Đông Xá, Minh Châu, Quan
Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi. Mặc dù huyện Vân Đồn mới được
thành lập nhưng lịch sử vùng đất này đã có từ rất lâu đời với thương cảng Vân
Đồn có từ thời Lý. Kinh tế của Vân Đồn theo mơ hình ngư - nông - lâm
nghiệp. Đánh bắt hải sản đồng thời với nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng
được nhân rộng và phát triển về quy mô.

16


1.2.2. Dân cư, lao động
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân số Quảng Ninh hiện nay là 1.144.381 người, trong đó nữ chiếm
558.793 người. Quảng Ninh ln có số lượng nam (chiếm khoảng 51%) cao
hơn nữ, đó là kiểu kết cấu dân số của vùng phát triển ngành cơng nghiệp khai
thác.
Quảng Ninh có 22 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số
dân. Người Dao (4,45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán cư trú ở
vùng núi cao. Người Hoa (0, 43% dân số), người Sán Dìu (1,80%), Sán Chỉ
(1,11%) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước.
Mật độ dân số là 188 người/km2 (năm 1999 là 196 người/km2), nhưng
phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân (Hạ
Long 739 người/km2, Yên Hưng 415 người/km2, Ðơng Triều 390 người/km2),
trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn
74 người/km2.
Quảng Ninh là tỉnh có tỷ lệ dân thành thị khá cao, tốc độ tăng dân thành
thị trung bình đạt khoảng 1% năm. Năm 1976 dân số thành thị ở Quảng Ninh
chiếm 35% tổng dân số, năm 1980 là 40,3% và đạt tỉ lệ dân thành thị cao nhất
vào giai đoạn 1985-1988 (45%). Hiện nay, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành
thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà

Nẵng), dân số thành thị là 575.939 người (chiếm 50,3%); khu vực nơng thơn
là 568.442 người.
Dân số Quảng Ninh có kết cấu trẻ. Dân số trong độ tuổi lao động của
Quảng Ninh lớn hơn tỷ lệ toàn quốc, số người chưa đến độ tuổi lao động
chiếm tỷ lệ nhỏ và thấp hơn so với toàn quốc. Kết cấu dân số lao động theo độ
tuổi cũng khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị Quảng
Ninh, số người dưới độ tuổi lao động chiếm 27,4%. Trong độ tuổi lao động

17


×