Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai rvàd tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG BẢO YẾN

ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG PHỤC VỤ CỦA
NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D)
TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG BẢO YẾN

ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG PHỤC VỤ CỦA
NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D)
TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60340412
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trịnh Ngọc Thạch


Hà Nội, 2017


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH&CN

: Khoa học và Công nghệ

R&D

: Nghiên cứu và triển khai

CB CNV

: Cán bộ công nhân viên

SX

: Sản xuất

LĐTL

: Lao động tiền lƣơng

TS

: Tiến sỹ

UNESCO


: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc

KT

: Kỹ thuật

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

CGCN

: Chuyển giao công nghệ

NHNN

: Ngân hàng Nhà nƣớc

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động Khoa học và Cơng nghệ .................................. 10
Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động Nghiên cứu và triển khai ................................. 11
Hình 1.3. Sơ đồ Phân loại R&D theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu ......12
Hình 1.4. Sơ đồ quan hệ của nhân lực KH&CN và nhân lực R&D ......... 15
Hình 1.5. Sơ đồ quan hệ của nhân lực Nghiên cứu và triển khai ............. 16
Hình 2.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của nhà máy ......... 30

In tiền Quốc gia Việt Nam ............................................................................ 30
DANH MỤC CÁC BẢNG VẼ
Bảng 2.1. Bảng phân bố số lƣợng nhân lực R&D thuộc nhóm 2 .............. 38
của nhà máy In tiền Quốc gia ...................................................................... 38
Bảng 2.2. Phân bổ trình độ nhân lực R&D của nhà máy In tiền QG ...... 41
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tóm tắt số lƣợng nhân lực lao động của Nhà máy In tiền
Quốc gia .......................................................................................................... 39
Đồ thị 2.1. Số lƣợng nhân lực R&D nam, nữ ở các độ tuổi ....................... 40
Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo ................................ 68
Sơ đồ 3.2. Quy trình đào tạo tại doanh nghiệp ........................................... 70
Sơ đồ 3.3. Quy trình đào tạo bên ngồi doanh nghiệp .............................. 70


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 5
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Mẫu khảo sát................................................................................................ 6
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 6
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7
9. Kết cấu Luận văn ........................................................................................ 7
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN
LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................... 9
1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu và triển khai (R&D) ........................................................... 9

1.1.2. Hoạt động Nghiên cứu và triển khai ..................................................... 9
1.1.3. Nhân lực Nghiên cứu và triển khai .................................................... 12
1.1.5. Chất lượng phục vụ.............................................................................. 19
1.2. Vai trò của hoạt động R&D với doanh nghiệp .................................... 20
1.3. Chính sách sử dụng nhân lực R&D trong doanh nghiệp ................... 22
1.3.1. Chính sách quản trị nhân sự ............................................................... 23
1.3.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ............................................... 25
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 26
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG VÀ CHẤT
LƢỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN
KHAI TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA VIỆT NAM ...................... 27
2.1. Giới thiệu chung về nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam .................. 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy In tiền Quốc gia
Việt Nam ......................................................................................................... 27


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam ...... 28
2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà máy In tiền Quốc gia
Việt Nam ......................................................................................................... 29
2.2. Thực trạng hoạt động R&D, chính sách sử dụng và chất lƣợng phục
vụ của nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam ................ 33
2.2.1. Thực trạng hoạt động R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam 33
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt
Nam hiện nay.................................................................................................. 36
2.2.3. Chính sách sử dụng nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam...41
2.2.4. Thực trạng Chính sách sử dụng tác động đến chất lượng phục vụ của
nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam ............................... 48
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 55
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT PHỤC VỤ CỦA NHÂN LỰC R&D TẠI NHÀ MÁY

IN TIỀN QUỐC GIA VIỆT NAM............................................................... 56
3.1. Giải pháp đổi mới chính sách quản trị nhân sự ................................. 56
3.1.1. Thay đổi phương thức quản lý nhân lực R&D .................................. 56
3.1.2. Thay đổi chính sách trả lương và khen thưởng ................................. 58
3.1.3. Đổi mới chính sách phân cơng công việc và đánh giá nhân lực ....... 63
3.2. Giải pháp đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực ................. 67
3.2.1. Xây dựng quy trình đào tạo cụ thể ...................................................... 67
3.2.2. Xây dựng chính sách khuyến khích học tập và quy định sử dụng
nhân lực sau đào tạo ...................................................................................... 71
3.2.3. Quan tâm, đào tạo phát triển đội ngũ làm công tác đào tạo .............. 72
3.3. Một số đề xuất khác ............................................................................... 73
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nhân lực Khoa học và Cơng nghệ
(KH&CN) nói chung và nhân lực R&D nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm hàng
đầu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ bởi
nguồn nhân lực này đóng vai trị quyết định tới chất lƣợng và hiệu quả sản
xuất và kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng và thƣờng xuyên
điều chỉnh chính sách sử dụng nhân lực KH&CN đặc biệt là đội ngũ R&D
một cách hợp lý để nâng cao chất lƣợng phục vụ mang lại lợi ích cao nhất cho
doanh nghiệp.
Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam tên viết tắt của Công ty TNHH
Nhà nƣớc Một thành viên Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam (Viet Nam
National Banknote Printing Plant) là doanh nghiệp sản xuất trực thuộc Ngân

hàng Nhà nƣớc Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực in ấn, sản xuất tiền giấy,
đúc tiền kim loại, đúc vàng miếng và vật phẩm lƣu niệm bằng vàng, in các
loại ấn chỉ có giá khác theo từng chủng loại (gọi tắt là sản phẩm) do Thống
đốc Ngân hàng Nhà nƣớc giao.
Với nhiệm vụ rất quan trọng và đặc biệt nên Nhà máy In tiền Quốc gia
Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ hệ thống máy móc, trang thiết bị
với công nghệ khá hiện đại, quy mô ngang tầm các nƣớc phát triển trong khu
vực. Hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy thƣờng xuyên
đƣợc cập nhật và nâng cấp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo an (chống
giả) đang thay đổi từng ngày theo sự phát triển của khoa học và công nghệ thế
giới. Hoạt động R&D đang dần trở thành một trong những yếu tố then chốt
trong chiến lƣợc phát triển của nhà máy.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực R&D hiện tại của nhà máy còn quá mỏng,
thiếu đồng bộ về ngành nghề, hạn chế về trình độ so với cơng nghệ cao mà
đơn vị đang sử dụng, cơ cấu độ tuổi có sự hụt hẫng, đội ngũ kế cận chƣa thể
đáp ứng yêu cầu... Đặc biệt chính sách sử dụng chƣa phù hợp với sự chuyển
1


đổi của nền kinh tế trong thời đại mới làm cho chất lƣợng phục vụ của nhân
lực R&D ngày càng giảm sút hiện trở thành bài tốn khó cho các nhà quản lý.
Làm thế nào để có thể sử dụng tốt nguồn nhân lực R&D có trình độ cao và
giải quyết nguồn nhân lực R&D có trình độ thấp? Bởi số lƣợng nhân lực
R&D cơ hữu của Nhà máy rất khó có thể thay đổi một sớm một chiều, tất cả
đều đƣợc kí hợp đồng khơng thời hạn (biên chế) và số lƣợng tuyển mới phụ
thuộc vào chỉ tiêu của cấp trên. Làm thế nào để lực lƣợng lao động trên tự
giác hơn trong cơng việc và có ý thức tự nâng cao trình độ chun mơn, nâng
cao chất lƣợng phục vụ nói chung trở đang thành vấn đề vơ cùng cấp thiết.
Phải đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lƣợng phục vụ của nhân
lực R&D thì mới nâng cao hiệu suất lao động cũng nhƣ thúc đẩy nhanh chóng

và có kết quả việc tiếp cận tiến tới làm chủ công nghệ mới hiện nay.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn Đề tài nghiên cứu của luận văn là:
“Đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của Nhân lực
Nghiên cứu và triển khai (R&D) tại Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy.
Để phát triển kinh tế xã hội cần dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn
lực con ngƣời), vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tƣợng lao
động, tài nguyên thiên nhiên…), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ)…
song chỉ có nguồn lực con ngƣời mới tạo ra động lực của sự phát triển, những
nguồn lực khác muốn phát huy đƣợc tác dụng chỉ có thể thơng qua nguồn lực
con ngƣời. Nƣớc ta đang tiến hành công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa thơng qua cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc thì nguồn lực con ngƣời đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ
cao đóng vai trị là cơ sở.
Và để các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững trong bối cảnh
tồn cầu hóa và tự do hóa kinh tế chính là thực hiện hoạt động Nghiên cứu và
triển khai (R&D). Vai trò của hoạt động R&D đƣợc thể hiện qua việc giúp
2


doanh nghiệp đổi mới, tăng cƣờng năng lực công nghệ, tăng vị thế và giá trị
của doanh nghiệp, tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp
tăng trƣởng và phát triển nhanh. Hoạt động R&D của doanh nghiệp có phát
triển mạnh mẽ hay không lại phụ thuộc rất nhiều tới chất lƣợng của nhân lực
Nghiên cứu và triển khai (R&D) của đơn vị. Đội ngũ này hình thành các cấp
đồng bộ theo các chức năng khác nhau và với cơ cấu hình nón từ các nhà
khoa học, các chun gia cao cấp đến các kỹ thuật viên, cán bộ quản lý và đội
ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật lành nghề. Nhóm nhân lực này thể hiện
đặc trƣng của hoạt động R&D: tính sáng tạo, tính mới hay đổi mới. Nhân lực

R&D khác biệt với nhân lực có trình độ đang làm việc ở đặc điểm: Nhân lực
R&D có năng lực tƣ duy độc lập, sáng tạo và không ngừng đổi mới để tạo ra
những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị với xã hội, có thói quen tƣ duy
độc lập. Chính vì vậy, để phát huy đƣợc chất lƣợng phục vụ của nhóm nhân
lực này cần có những chính sách sử dụng phù hợp với đặc điểm của họ.
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt đề tài nghiên cứu liên quan đến đổi
mới và hoàn thiện chính sách sử dụng nhân lực KH&CN nói chung và nhân
lực R&D nói riêng trong các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp đã đƣợc
thực hiện với nhiều mơ hình và tổ chức khác nhau. Tiêu biểu nhƣ:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Anh Thu về “Đổi mới chính sách
sử dụng nhân lực Khoa học và Công nghệ trong cơ quan Nghiên cứu và Phát
triển” năm 2000 nói về thực trạng chính sách sử dụng nhân lực KH&CN nói
chung cũng nhƣ các giải pháp nhằm đổi mới chính sách sử dụng nhân lực
KH&CN trong các cơ quan Nghiên cứu và phát triển của Việt Nam trong thời
điểm những năm 2000. Đề tài nghiên cứu mang tính đại cƣơng về chính sách
và nhân lực KH&CN của Việt Nam nói chung với tính chất vĩ mơ.
Năm 2006 tác giả Ngơ Huy Hoàng thực hiện đề tài nghiên cứu “Đổi
mới cơ chế quản lý nguồn nhân lực KH&CN tại đài truyền hình”. Đề tài nêu
rõ đƣợc thực trạng nguồn nhân lực của Đài truyền hình, cơ chế quản lý nhân
3


lực với những nhƣợc điểm còn tồn tại và đề xuất giải pháp để khắc phục
những bất cập đó.
Đề tài “Đổi mới quản lý nhân lực KH&CN thông qua các dự án quy
hoạch đô thị” của tác giả Nguyễn Thành Công năm 2008 cũng là một đề tài
nghiên cứu thiết thực, bởi những đề xuất giải pháp của tác giả cũng có thể sử
dụng để tham khảo trong q trình nghiên cứu nhằm đổi mới chính sách quản
lý nhân lực KH&CN thông qua các dự án quy hoạch đô thị.
Tƣơng tự nhƣ vậy, với các đề tài nghiên cứu về “Hồn thiện chính sách

nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin phục vụ công tác quản lý ở các trƣờng
tiểu học thành phố” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh năm 2013 hay đề tài “Đổi
mới chính sách nhân lực KH&CN của Việt Nam theo định hƣớng” của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh năm 2014 đều chỉ ra những bất cập và những biện
pháp khắc phục cho từng đơn vị cụ thể hoặc mang tầm vĩ mô. Tuy nhiên,
những đề tài nghiên cứu về đổi mới chính sách sử dụng nhân lực Nghiên cứu
và triển khai (R&D) còn chƣa thấy xuất hiện nhiều.
Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực in ấn, sản
xuất tiền giấy, đúc tiền kim loại, đúc vàng miếng, vật phẩm lƣu niệm bằng
vàng và in các loại ấn chỉ có giá khác theo từng chủng loại (gọi tắt là sản
phẩm) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc giao. Đối với sản phẩm đặc biệt là
tiền thì u cầu về chất lƣợng ln là rất cao với rất nhiều yếu tố bảo an tiên
tiến. Trong thời gian gần đây, việc áp dụng công nghệ in trên chất liệu
Polymer dẫn đến việc nhân lực R&D của nhà máy phải rất nỗ lực để tìm ra
đƣợc những công nghệ tối ƣu cho sản xuất và chống giả. Ngồi ra, hoạt động
R&D trong các lĩnh vực cơng nghệ tại nhà máy đang đƣợc quan tâm và phát
triển nhanh chóng nhằm bắt kịp xu hƣớng phát triển cơng nghệ của thế giới.
Tuy nhiên chính sách sử dụng nhân lực lại chƣa đƣợc hoàn thiện phù hợp nên
dẫn tới nhiều bất cập ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D.
Mặc dù có nhiều đề tài về đổi mới chính sách nhân lực KH&CN nói
chung và nhân lực R&D nói riêng, tuy nhiên do đặc thù nhiệm vụ của Nhà
4


máy In tiền Quốc gia Việt Nam là tuyệt đối bí mật, đặc biệt trong những giai
đoạn trƣớc đây (trƣớc những năm 90), ngay cả biển tên của Nhà máy cũng
không đƣợc phép công khai nên không thấy đề tài nào nghiên cứu đánh giá
chuyên sâu về thực trạng chính sách sử dụng nhân lực nói chung và nhân lực
R&D nói riêng trong lĩnh vực in tiền mà cụ thể là tại nhà máy In tiền Quốc
gia Việt Nam.

Trong khuôn khổ các bài Luận văn Chuyên ngành Quản lý Khoa học và
Công nghệ liên quan đến Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam, có Luận văn
của tác giả Nguyễn Tiến Thành với đề tài “ Xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ Khoa học Kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực in tiền đáp ứng yêu cầu
công nghệ mới ” bảo vệ năm 2006 tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đề tài
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Thành khơng đề cập tới chính sách sử
dụng nhân lực cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của chính sách sử dụng tới chất lƣợng
phục vụ của nhân lực.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu

Đề xuất giải pháp đổi mới chính sách sử dụng nhằm nâng cao chất
lƣợng phục vụ của nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam để
phù hợp với thực trạng nhà máy hiện nay và đáp ứng nhu cầu phát triển trong
tƣơng lai.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của chính sách sử dụng nhân lực
R&D trong các doanh nghiệp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng Chính sách sử dụng cũng nhƣ chất lƣợng
phục vụ của nhân lực R&D tại Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam,
qua đó phân tích những ngun nhân dẫn tới những hạn chế còn tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách sử dụng nhân lực
R&D của Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam.
5



4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách sử dụng nhân lực R&D vận dụng
vào chính sách của Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam.
- Khách thể nghiên cứu: Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2001 đến nay ( Lấy mốc năm 2001 là
năm Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam bắt đầu cho triển khai
chuyển đổi bộ tiền giấy sang tiền Polymer ).
5. Mẫu khảo sát
-

Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2001- đến nay.

- Nhóm đối tƣợng đƣợc phỏng vấn:
 Ban Lãnh đạo Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam gồm 03 đồng chí
trong đó có 01 đồng chí Phó Tổng giám đốc phụ trách R&D, 01 đồng
chí Phụ trách Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH&CN và 01
đồng chí Phụ trách nhân sự.
 Trƣởng/Phó các bộ phận trong dây chuyền sản xuất gồm 05 đồng chí.
 Đại diện đội ngũ Nhân lực Nghiên cứu và triển khai gồm 35 đồng chí
thuộc khắp các bộ phận của nhà máy.
6. Câu hỏi nghiên cứu
-

Câu hỏi chính: Đổi mới Chính sách sử dụng nhân lực R&D nhƣ thế nào
để nâng cao chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D tại Nhà máy In tiền
Quốc gia Việt Nam?

-


Câu hỏi phụ: Thực trạng Chính sách sử dụng nhân lực R&D của Nhà
máy In tiền Quốc gia Việt Nam nhƣ thế nào?

7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thay đổi chính sách quản lý nhân lực R&D theo kết quả cơng việc.
-

Đổi mới chính sách trả lƣơng phù theo vị trí cơng việc áp dụng phƣơng
pháp tính lƣơng 3P. Áp dụng quy chế khen thƣởng thiết thực: tiền mặt,
tạo điều kiện phát triển nghiên cứu…
6


- Xây dựng lại chính sách phân cơng cơng việc với các biểu mẫu đánh
giá chất lƣợng nhân viên theo nhóm hoặc đánh giá cá nhân.
- Đổi mới chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực bằng việc xây
dựng quy trình đào tạo chuyên nghiệp và bài bản.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Tài liệu về lý thuyết chính sách sử dụng nguồn nhân lực, vai trò của hoạt
động R&D với doanh nghiệp, nhân lực R&D.
- Phân tích các nguồn tƣ liệu, số liệu sẵn có về thực trạng chính sách sử
dụng nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia.
8.2.
-

Phương pháp khảo sát thực tế


Phƣơng pháp điều tra Xã hội học: Tác giả sử dụng phƣơng pháp lập
bảng hỏi để khảo sát, thu thập thơng tin từ nhóm nhân lực R&D trực
tiếp tham gia làm việc tại Nhà máy nhằm tìm hiểu những hạn chế của
chính sách sử dụng nhân lực R&D hiện tại của Nhà máy In tiền Quốc
gia Việt Nam.

-

Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả trực tiếp phỏng vấn các
nhà quản lý, chuyên gia về tổ chức, chính sách, chuyên gia về nhân
lực…đã hoặc đang công tác tại nhà máy cũng nhƣ các cấp quản lý nhà
máy.

9.

Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục liên quan, phần nội dung Khoa

học của Luận văn bao gồm 03 chƣơng:
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN LỰC
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG VÀ CHẤT
LƢỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÂN LỰC R&D TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN
QUỐC GIA VIỆT NAM
7


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐỂ NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU VÀ

TRIỂN KHAI TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA VIỆT NAM

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN LỰC
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.

Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Nghiên cứu và triển khai (R&D)
Cụm từ R&D, tiếng Pháp là “Recherche et Desveloppement
Expérimental”, tiếng Anh là “Research & Experimental Development ”, gọi
tắt là “Research & Development”, khái niệm này đƣợc giáo sƣ Tạ Quang
Bửu, nguyên Tổng Thƣ ký, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nƣớc đặt
tiếng Việt là “Nghiên cứu và triển khai” , chứ không gọi là “Nghiên cứu và
phát triển”. Thuật ngữ “Phát triển” đƣợc dùng cho cụm từ “Technology
Development” (Phát triển công nghệ), bao gồm “Extensive Development of
Technology”, tức Diffusion of

Technology (mở rộng công nghệ) và

“Intensive Development of Technology” tức Upgrading of Technology
(nâng cấp công nghệ). R&D là cụm từ rất thƣờng đƣợc dùng trong hoạt động
quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất.
R&D là hoạt động sáng tạo đƣợc thực hiện một cách hệ thống để tăng
cƣờng vốn tri thức, bao gồm tri thức về con ngƣời, văn hoá, xã hội và sử dụng
vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới. Trong phân loại nghiên cứu

khoa học, UNESCO chia R&D bao gồm: nghiên cứu cơ bản (fundamental
research), nghiên cứu ứng dụng (applied research) và triển khai thực nghiệm,
gọi tắt là triển khai (experimental development ). Sự phân chia này của
UNESCO đƣợc sử dụng cho tất cả các lĩnh vực khoa học, bao gồm cả khoa
học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội.
1.1.2. Hoạt động Nghiên cứu và triển khai
Để hiểu rõ hơn khái niệm Nghiên cứu và triển khai cũng nhƣ hoạt động
Nghiên cứu và triển khai (Hoạt động R&D), ta cần tìm hiểu khái niệm Hoạt
động Khoa học và Công nghệ (Hoạt động KH&CN).
9


Hoạt động KH&CN (Science and Technology Activities) là thuật ngữ
đƣợc sử dụng trong các văn kiện chính sách KH&CN của UNESCO từ thập
niên 1970. Hoạt động KH&CN có thể bao gồm một số nội dung chính:
- Hoạt động R&D.
- Hoạt động phát triển công nghệ, bao gồm mở rộng công nghệ, nâng cấp
công nghệ và đổi mới công nghệ.
- Hoạt động dịch vụ KH&CN.
Có thể thấy hoạt động R&D là một phần của hoạt động KH&CN đƣợc
thể hiện rất rõ ràng trong sơ đồ Hoạt động KH&CN hình 1.1
Phát triển công nghệ
(Technology Development)

R

D

Nghiên cứu


Triển khai

Mở rộng công

Nâng cấp công

(Research)

(Experimental

nghệ

nghệ

Development)

(Extensive

(Intensive

Development of

Development of

Technology, hay

Technology, hay

Diffusion of


Upgrading of

Technology)

Technology)

Dịch vụ khoa học và công nghệ
(Science and Technology Service)
Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động Khoa học và Công nghệ
Hoạt động nghiên cứu và triển khai có thể hiểu là khám phá hay sáng
tạo cái mới: có mục tiêu ngồi và mục tiêu tự thân. Hoạt động R&D bao gồm
việc đầu tƣ, tiến hành hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ
cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cơng tác R&D cũng
nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, q trình, và dịch vụ,
sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, q trình và dịch vụ
mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trƣờng
tốt hơn.
10


FR

AR
R

D
&

Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động Nghiên cứu và triển khai
Theo sơ đồ hoạt động Nghiên cứu và triển khai (hình 1.2):

-

R là nghiên cứu trong đó FR là nghiên cứu cơ bản, AR là nghiên cứu
ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên
cứu phân tích các thuộc tính, cấu trúc, hiện tƣợng các sự vật nhằm phát
triển bản chất và quy luật của các sự vật hoặc hiện tƣợng trong tự
nhiên, xã hội, con ngƣời. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản ln là
những phân tích lý luận, những kết luận về quy luật, những định luật,
định lý… Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là sự vận dụng các
quy luật từ trong nghiên cứu cơ bản để đƣa ra những mơ tả, giải thích,
dự báo hoặc những nguyên lý về các giải pháp, có thể bao gồm công
nghệ, sản phẩm, vật liệu, thiết bị, nghiên cứu áp dụng các kết quả
nghiên cứu ứng dụng vào trong một môi trƣờng mới của sự vật và hiện
tƣợng. Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp mới
về tổ chức, quản lý, xã hội hoặc công nghệ, về vật liệu,…

-

D là triển khai. Hoạt động triển khai (development) còn đƣợc gọi là
triển khai thực nghiệm (experimental development) hoặc triển khai
thực nghiệm kỹ thuật; trong Đƣơng đại Khoa - học - học từ điển còn
đƣợc gọi là nghiên cứu phát triển. Đặc trƣng của triển khai là sự vận
dụng các quy luật (thu đƣợc từ trong nghiên cứu cơ bản) và các nguyên
lý (thu đƣợc từ trong nghiên cứu ứng dụng) để đƣa ra các hình mẫu với
những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai
đƣợc phân chia thành các loại hình: Tạo vật mẫu (là loại hình nghiên
cứu thực nghiệm nhằm tạo ra đƣợc sản phẩm ban đầu); Tạo cơng nghệ
hay cịn gọi là “ làm pilot ” (là một dạng triển khai nhằm tạo ra công
11



nghệ để sản xuất loại sản phẩm mới theo sản phẩm mẫu mới tạo); Sản
xuất thử ở quy mô loạt nhỏ còn gọi là sản xuất “ Serie 0 ” (cịn gọi là
sản xuất trên quy mơ bán đại trà, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và
khoa học công nghệ đƣợc gọi là quy mô bán công nghiệp), đây là giai
đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mơ nhỏ.
Hình 1.3 thể hiện rõ ràng hơn về phân loại R&D theo tính chất của sản
phẩm nghiên cứu, các bƣớc tiến hành trong hoạt động R&D.

Nghiên cứu cơ bản thuần túy
1. Nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu tổng thể

Nghiên cứu cơ bản định
hƣớng
2. Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu chuyên
đề

Prototype
(Tạo vật mẫu)

3. Triển khai thực
nghiệm

Pilot
(Tạo quy trình)


Sản xuất thử Série Nº 0

Hình 1.3. Sơ đồ Phân loại R&D theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
1.1.3. Nhân lực Nghiên cứu và triển khai
Cần phải phân biệt rõ nhân lực Nghiên cứu và triển khai (Nhân lực
R&D) và nhân lực Khoa học và Công nghệ (Nhân lực KH&CN).
1.1.3.1. Nhân lực Khoa học và Công nghệ
Trong hệ thống các nguồn lực xã hội, nguồn nhân lực KH&CN có đặc
điểm chung của các nguồn lực khác, nhƣng có khác biệt ở chỗ các nguồn lực
khác chỉ là hữu hạn và sẽ cạn kiệt trong quá trình khai thác, sử dụng và chỉ
12


tồn tại dƣới dạng tiềm năng. Trong khi đó, nguồn nhân lực KH&CN là nguồn
lực trí tuệ, có tiềm năng vô tận khi đƣợc sử dụng và phát triển trong môi
trƣờng thuận lợi.
Hiện nay, khái niệm “Nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ ” hay
“Nhân lực Khoa học và Cơng nghệ” có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác
nhau. Theo cách hiểu chung nhất, nhân lực KH&CN là một bộ phận của lao
động xã hội đƣợc đào tạo ở những trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định
và tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động KH&CN từ nghiên cứu,
triển khai đến đào tạo, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ. Nhân lực
KH&CN có nhiều trình độ đào tạo khác nhau, từ công nhân kỹ thuật, nhân
viên nghiệp vụ, đến đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sƣ, chun gia đầu ngành có
trình độ đại học và sau đại học.
Theo định nghĩa của UNESCO, đó là tồn bộ những ngƣời trực tiếp
liên quan tới các hoạt động sáng tạo, là lực lƣợng tiến hành các hoạt động có
kế hoạch, liên quan mật thiết đến sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng
tri thức KH&CN trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội và nhân văn, y học, khoa học nông nghiệp.

Theo quan điểm phổ biến của nƣớc ta hiện nay, nhân lực KH&CN bao
gồm những ngƣời trực tiếp tham gia vào các hoạt động KH&CN, tham gia vào
quá trình tạo ra sản phẩm KH&CN. Thành phần nhân lực KH&CN bao gồm các
nhà lãnh đạo, các nhà quản lý KH&CN, các nhà khoa học, những ngƣời làm
thông tin, dịch vụ KH&CN và những ngƣời phục vụ cho công tác KH&CN.
Theo cuốn KH&CN Việt Nam 2003 và cuốn “ Cẩm nang về đo lƣờng
nguồn nhân lực KH&CN” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),
thì nhân lực KH&CN bao gồm những ngƣời đáp ứng đƣợc một trong những
điều kiện sau đây:
-

Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành
KH&CN.
13


-

Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhƣng không làm việc trong một
ngành KH&CN nào.

-

Chƣa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhƣng làm một công việc trong
một lĩnh vực KH&CN địi hỏi trình độ tƣơng đƣơng. Kỹ năng tay nghề
ở đây đƣợc đào tạo tại nơi làm việc.
Nhƣ vậy theo OECD thì nhân lực KH&CN khơng chỉ bao gồm những

ngƣời đã qua đào tạo mà cả những ngƣời chƣa qua đào tạo nhƣng đủ năng lực
thực tế để thực hiện cơng việc địi hỏi những ngƣời đã qua đào tạo phải có.

Nguồn nhân lực KH&CN bao gồm: nhân lực nghiên cứu trong các viện,
trƣờng đại học; Nhân lực kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sƣ, kỹ sƣ
trƣởng, tổng cơng trình sƣ) làm việc trong các doanh nghiệp; Các cá nhân
thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học kỹ thuật, có sáng kiến cải tiến,
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống; Nhân lực quản lý các cấp (kể cả
quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ đạo công việc nghiên cứu phục vụ
việc hoạch định các quyết sách, quyết định quan trọng trong thẩm quyền của
mình; Trí thức ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và các chuyên gia nƣớc ngoài
làm việc tại Việt Nam. Định nghĩa này mang tính bao quát thực tế cao, xác
định cả tiềm năng của nguồn nhân lực chứ không chỉ tập trung vào những
ngƣời đang làm công tác KH&CN.
1.1.3.2. Nhân lực Nghiên cứu và triển khai
Nhân lực Nghiên cứu và triển khai (Nhân lực R&D) là đội ngũ cán bộ
KH&CN làm việc trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai bao gồm hệ
thống các viện nghiên cứu, thiết kế, các cơ sở quản lý, tƣ vấn, dịch vụ chuyển
giao công nghệ cùng các cơ sở sản xuất, dịch vụ trực tiếp tham gia thử
nghiệm hoặc tiếp nhận cơng nghệ đƣợc chuyển giao ứng dụng. Đội ngũ này
hình thành các cấp đồng bộ theo các chức năng khác nhau và với cơ cấu hình
nón từ các nhà khoa học, các chuyên gia cao cấp đến các kỹ thuật viên, cán bộ
quản lý và đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật lành nghề. Nhóm nhân lực
này thể hiện đặc trƣng của hoạt động R&D: tính sáng tạo, tính mới hay đổi
14


mới. Nhân lực R&D khác biệt với nhân lực có trình độ đang làm việc ở đặc
điểm: Nhân lực R&D có năng lực tƣ duy độc lập, sáng tạo và không ngừng
đổi mới để tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị với xã hội,
có thói quen tƣ duy độc lập.
Khi xem xét chỉ tiêu thống kê nhân lực KH&CN, khái niệm nhân lực
R&D chỉ bao gồm nhân lực trực tiếp tham gia vào nghiên cứu và triển khai,

trong khi khái niệm nhân lực KH&CN có tầm bao quát rộng hơn.
Quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực R&D đƣợc thể hiện trên
hình 1.4 dƣới đây:
Nhân lực R&D
Nhân lực KH&CN
Nhân lực có trình độ đang làm việc
Tổng số nhân lực
Hình 1.4. Sơ đồ quan hệ của nhân lực KH&CN và nhân lực R&D
(Nguồn: Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN, Trung tâm Thông
tin KH&CN quốc gia, Hà Nội, 2005).
Theo Hƣớng dẫn thống kê R&D của OECD (Cẩm nang FRASCATI),
nhân lực R&D bao gồm những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động R&D
hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động R&D tức là tất cả những ngƣời đƣợc tuyển
dụng cho hoạt động R&D, cũng nhƣ những ngƣời cung cấp dịch vụ trực tiếp
nhƣ các nhà quản lý R&D, cán bộ nhân viên hành chính và văn phịng
(OECD.2002.tr.104). Nhân lực R&D đƣợc chia thành 3 nhóm:
-

Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sƣ
nghiên cứu). Đây là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao
đẳng/đại học, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc khơng có văn bằng chính thức,
song làm các công việc tƣơng đƣơng nhƣ nhà nghiên cứu/nhà khoa học,

15


tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra
phƣơng pháp và hệ thống mới.
-


Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tƣơng đƣơng. Nhóm này bao gồm
những ngƣời thực hiện các cơng việc địi hỏi phải có kinh nghiệm và
hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào
R&D bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp

dụng những khái niệm và phƣơng pháp vận hành dƣới sự giám sát của
các nhà nghiên cứu.
-

Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D. Bao gồm những ngƣời có
hoặc khơng có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phịng tham gia vào
các dự án R&D. Trong nhóm này bao gồm cả những ngƣời làm việc
liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công
việc R&D của các tổ chức R&D.
Sơ đồ quan hệ của nhân lực R&D đƣợc thể hiện ở hình 1.5
Nhân lực R & D

Nhà nghiên cứu /
Nhà khoa học

Nhân viên KT

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Nhân viên phụ trợ

Đại học, cao đẳng


Hình 1.5. Sơ đồ quan hệ của nhân lực Nghiên cứu và triển khai
Đối với Việt Nam, để tiệm cận hơn với hệ thống kê, đo lƣờng về
KH&CN của quốc tế, khái niệm nhân lực R&D đã đƣợc xác định là:
- Tất cả nhân viên tổ chức (trừ những ngƣời chỉ hoạt động trong các bộ
phận sản xuất, kinh doanh nếu có và khơng tham gia vào hoạt động
R&D của tổ chức), đối với tổ chức R&D chuyên nghiệp (các viện, các
trung tâm R&D).
16


- Đối với các trƣờng Đại học, học viện, trƣờng cao đẳng, nhân lực R&D
bao gồm cán bộ giảng dạy, cán bộ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở
lên làm trong các đơn vị R&D của trƣờng nhƣng không bao gồm những
ngƣời chỉ làm công tác hỗ trợ giảng dạy (nhƣ giáo vụ,…).
- Đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp có hoạt động R&D (có triển
khai đề án, dự án KH&CN), nhân lực R&D chỉ tính những ngƣời trực
tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án.
- Đối với doanh nghiệp, nhân lực R&D chỉ bao gồm những ngƣời có
hoạt động trong các đơn vị, bộ phận làm R&D, phát triển công nghệ,
sản phẩm mới (không phải tất cả cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp).
Theo cách nhìn nhận này, khái niệm nhân lực R&D có nghĩa rộng hơn
khái niệm nhân lực R&D của OECD định nghĩa (vốn gắn chặt với vị trí việc
làm) nhƣng hẹp hơn so với khái niệm nhân lực KH&CN theo quan điểm trƣớc
đây của OECD hay UNESCO (gắn với trình độ giáo dục đào tạo).
1.1.4. Chính sách
1.1.4.1. Khái niệm Chính sách
Có rất nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm “chính sách”.
Tiếp cận chính trị học, chúng ta có thể hiểu, chính sách là tập hợp biện
pháp mà một chủ quyền lực đƣa ra để định hƣớng xã hội thực hiện mục tiêu
chính trị của chủ thể quyền lực.

Tiếp cận xã hội học, chính sách là tập hợp biện pháp do chủ thể quản lý
đƣa ra, nhằm tạo lợi thế cho một (hoặc một số) nhóm xã hội, giảm lợi thế của
một (hoặc một số) nhóm xã hội khác, để thúc đẩy việc thực hiện một (hoặc
một số) mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang hƣớng tới.
Tiếp cận tâm lý học, chính sách là tập hợp biện pháp đối xử ƣu đãi đối
với một nhóm xã hội, nhằm kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này
hƣớng theo việc thực hiện một (hoặc một số) mục tiêu của chủ thể quyền lực.
Tiếp cận đạo đức học, thì chính sách là thể hiện thái độ đối xử phù hợp
đạo đức của một chủ thể quyền lực, chủ thể quản lý với đối tƣợng bị quản lý.
17


Tiếp cận tổng hợp, chính sách là một tập hợp biện pháp đƣợc thể chế
hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đƣa ra, trong đó tạo sự
ƣu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của
họ nhằm thực hiện một mục tiêu ƣu tiên nào đó trong chiến lƣợc phát triển
của một hệ thống xã hội. Hệ thống xã hội đƣợc hiểu theo một ý nghĩa khái
quát có thể là một Quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một
nhà trƣờng…
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đƣa ra khái niệm về chính sách nhƣ
sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ.
Chính sách đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực
cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc
vào tính chất của đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
Nhƣ vậy, phân tích khái niệm “Chính sách” thì thấy:
-

Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc chủ
thể quản lý đƣa ra, đƣợc thể chế hóa thành những quy định có giá trị
pháp lý, nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của hệ thống theo mục

đích mà chủ thể quyền lực mong đợi.

-

Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau.
Trong sự phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ƣu đãi đối với
một (hoặc một số) nhóm xã hội nào đó.

-

Các biện pháp ƣu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động
của nhóm đƣợc ƣu đãi, là nhóm có vai trị then chốt trong việc thực
hiện các mục tiêu phát triển của hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển của hệ thống theo chiến lƣợc mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ
thể quản lý đƣa ra.

-

Chính sách ln tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đồng thời
khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể kht sâu
them những bất bình đẳng vốn có, nhƣng cuối cùng phải nhằm mục
18


đích tối thƣợng, là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát
triển toàn hệ thống (hệ thống xã hội).
1.1.4.2. Đổi mới chính sách
Khái niệm “ Đổi mới ” (Innovation) là một thuật ngữ khơng mới, nó đã
xuất hiện từ rất lâu đời ở Việt Nam, trong danh từ khoa học của Hoàng Xuân

Hãn (1942) gọi là “Canh tân”.
Đổi mới là cải cách cái lỗi thời và thay vào đó là cái mới khác với ban
đầu, kế thừa cái tốt của hiện tại và thêm vào cái mới hợp với thời đại mới,
thích ứng đƣợc với hiện tại. Đó là con đƣờng tiến hóa của nền văn minh. Đổi
mới khơng bao giờ là đủ, nó kéo dài theo chiều dài của quá trình tồn tại và
phát triển của tổ chức và doanh nghiệp.
Đổi mới chính sách tức là chủ thể quyết định đƣa ra các chính sách
mới, các sáng chế, các ý tƣởng, các phƣơng án lựa chọn mới nhằm làm thay
đổi theo hƣớng phát triển cho tổ chức, doanh nghiệp.
Sự thay đổi này có thể là một phần hoặc tồn bộ các chính sách hiện
hữu, duy trì và phát huy những cái tốt, bổ sung thêm mới những cái hiện đại
phù hợp với thực tế phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
1.1.5.

Chất lượng phục vụ
Có rất nhiều khái niệm về chất lƣợng tùy theo từng khía cạnh tiếp cận

khác nhau:
-

Tiếp cận theo sự tuyệt hảo thì chất lƣợng chính là sự hồn hảo
mang tính tuyệt đối. Tuy nhiên cách tiếp cận này thiếu thực tế và khó
áp dụng trong quản trị kinh doanh.

-

Tiếp cận theo sản phẩm thì chất lƣợng mang tính chính xác, có thể
đo lƣờng đƣợc. Nhƣợc điểm của khía cạnh này là chỉ dựa vào một số
thuộc tính của sản phẩm để đánh giá.


-

Theo góc độ sản xuất thì chất lƣợng dựa trên sự hoàn hảo và phù
hợp của hệ thống sản xuất ra sản phẩm tuân thủ theo những yêu cầu
hoặc đặc tính kỹ thuật định sẵn.
19


×