Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hợp tác hoa kỳ lb nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân từ sau chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

NGUYỄN THU PHƯƠNG

HỢP TÁC HOA KỲ - LB NGA TRONG
VẤN ĐỀ GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội - 2011


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1: Đầu đạn hạt nhân tại Belarus, Kazakhstan

30

và Ukraine năm 1991


2

Bảng 2.2: Lực lượng hạt nhân chiến lược của Liên Xô,

31

Nga và Mỹ
3

Bảng 2.3: So sánh các mức cắt giảm trong

51

Hiệp ước START 2, START 3 và đề nghị của
Tổng thống George W.Bush
4

Bảng 3.1: Ước tính về đầu đạn hạt nhân của một số
quốc gia vào năm 2004

70


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CỦA SỰ HỢP TÁC HOA KỲ - LB NGA

TRONG GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

9

NHÌN LẠI SỰ HỢP TÁC HOA KỲ - LIÊN XƠ VỀ GIẢI TRỪ

1.1

VŨ KHÍ HẠT NHÂN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH

9

1.1.1 Những Hiệp ước ban đầu

10

1.1.2 Những Hiệp ước then chốt

13

1.2 NHỮNG TIỀN ĐỀ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC HOA KỲ - LB NGA

17

1.2.1 Cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh

17

1.2.2 Sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại - an ninh
của Hoa Kỳ, LB Nga

1.3 TIỂU KẾT

20
22

CHƯƠNG 2: HỢP TÁC HOA KỲ- LB NGA TRONG GIẢI TRỪ
VŨ KHÍ HẠT NHÂN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2008

24

2.1 HỢP TÁC HOA KỲ - LB NGA TRONG GIẢI TRỪ
VŨ KHÍ HẠT NHÂN GIAI ĐOẠN 1992-2001

25

2.1.1 Quá trình thực hiện Hiệp ước START 1

25

2.1.2 Hiệp ước START 2

31

2.2 HỢP TÁC HOA KỲ- LB NGA VỀ
GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN GIAI ĐOẠN 2002-2008
2.2.1 Những thay đổi trong chiến lược an ninh của Hoa Kỳ - LB Nga

38
38


2.2.2 Cải thiện trong quan hệ Hoa Kỳ - LB Nga
và tranh cãi về lá chắn tên lửa
2.3

49

HỢP TÁC HOA KỲ- LB NGA ĐỐI VỚI
CÁC VẤN ĐỀ HẠT NHÂN QUỐC TẾ

55

2.3.1 Hợp tác Hoa Kỳ- LB Nga với IAEA và khuôn khổ Hiệp ước NPT

55

2.3.2 Hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga về vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên

57

2.3.3 Hợp tác Hoa Kỳ- LB Nga về vấn đề hạt nhân ở Iran

59


2.3.4. Hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga về Sáng kiến an ninh
chống phổ biến vũ khí hạt nhân (PSI)
2.4 TIỂU KẾT

60
64


CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG CỦA HỢP TÁC HOA KỲ- LB NGA
VỀ GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN
3.1

66

CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG HOA KỲ

BARACK OBAMA VÀ HỌC THUYẾT QUÂN SỰ MỚI CỦA LB NGA 66
3.1.1 Chính sách của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

66

3.1.2 Học thuyết quân sự mới của LB Nga

70

3.2

TRIỂN VỌNG HỢP TÁC HOA KỲ - LB NGA
TRONG VẤN ĐỀ GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

73

3.2.1 Ký kết START 3 – bước tiến quan trọng trong hợp tác
giải trừ vũ khí hạt nhân giữa hai nước

74


3.2.2 Triển vọng trong hợp tác liên quan tới cơ chế
kiểm soát hạt nhân trên thế giới
3.3

3.4

79

QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ
GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

83

TIỂU KẾT

86

KẾT LUẬN

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

PHỤ LỤC

101



MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Hịa bình và chiến tranh là một vấn đề lớn theo suốt lịch sử hàng ngàn năm
của nhân loại, nhất là trong bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi
diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa hai siêu cường Hoa Kỳ - Liên Xô và hai phe tư
bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt với sự xuất hiện của
vũ khí hạt nhân.
Kể từ khi xuất hiện, vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon), loại vũ khí
mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch gây ra có sức
cơng phá cực mạnh, tạo ra sự hủy diệt trên phạm vi rộng đã trở thành biểu tượng
cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom
hạt nhân được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Quả bom thứ nhất được ném
xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6/8/1945 có tên là Little Boy, được làm từ
uranium; quả bom thứ hai được ném xuống Nagasaki 3 ngày sau đó, có tên là Fat
Man và được làm từ plutonium. Vì vậy, khi nhắc đến vũ khí hạt nhân, người ta
thường nói tới sự hủy diệt và chính yếu tố này thường được các nước lớn dùng như
là vũ khí để răn đe các nước khác.
Năm 1945, vào thời điểm gần kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, với sự giúp
đỡ của Anh, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên chế tạo được vũ khí hạt nhân và
cũng là nước đầu tiên sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh thế giới. Việc chế
tạo vũ khí hạt nhân là một phần của dự án Manhattan tối mật, xuất phát từ những lo
ngại rằng nước Đức quốc xã cũng đang nghiên cứu một loại vũ khí như vậy. (Bắt
đầu từ một chương trình nhỏ năm 1939, dự án Manhattan đã huy động hơn 130.000
người và tiêu tốn gần 2 tỷ USD (tương đương 20 tỷ USD tính theo năm 2004). Khi
đó, với vũ khí hạt nhân trong tay, Hoa Kỳ đương nhiên được đánh giá là quốc gia có
sức mạnh quân sự lớn nhất và vươn lên vị trí hàng đầu trên bản đồ chính trị thế giới.
Nhưng chỉ 4 năm sau đó, trong cuộc chạy đua quyền lực và vũ trang, Liên Xô đã

1



phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ sau khi thử thành công quả
bom nguyên tử đầu tiên.
Cùng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, từ những năm 1950 trở đi,
không chỉ Mỹ, Liên Xô mà một loạt nước khác đã sử dụng công nghệ hạt nhân phục
vụ cho mục đích an ninh và răn đe qn sự. Vì thế, hịa bình và an ninh thế giới bị
đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏi sự cần thiết, cấp bách là phải kiểm soát và giải trừ vũ
khí hạt nhân, trước hết là ở hai siêu cường Hoa Kỳ - Liên Xơ. Do đó, tuy đối đầu và
ln trong tình trạng chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, song cả Hoa Kỳ
và Liên Xô đều ý thức được những thảm họa hạt nhân và chấp nhận một chiến dịch
nhằm hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân, duy trì một nền hịa bình mong manh
lúc đó. Để q trình giám sát chạy đua vũ khí hạt nhân được thực hiện trên toàn cầu,
năm 1957, một cơ quan quốc tế đã được Liên Hợp Quốc (LHQ) thành lập với tên
gọi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Khi kiểm soát vũ trang quốc tế và giải trừ quân bị trở thành một chủ đề quan
trọng trong lĩnh vực chính trị quốc tế, liên quan đến hịa bình và an ninh thế giới, nó
đã có những thay đổi sâu sắc, chứa đầy cơ hội và thách thức. Ngày 24/4/2009, Hội
đồng Bảo an LHQ đã tổ chức hội nghị cấp cao về cắt giảm vũ khí hạt nhân và
khơng phổ biến vũ khí hạt nhân, thông qua Nghị quyết 1887, nhấn mạnh LHQ phải
thúc đẩy quốc tế kiên định việc xây dựng một “thế giới an toàn hơn và tạo điều kiện
xây dựng thế giới khơng có vũ khí hạt nhân”, kêu gọi các nước ký Hiệp ước khơng
phổ biến vũ khí hạt nhân... Hầu hết các quốc gia đều nhấn mạnh, kiểm soát vũ
trang, giải trừ quân bị là một biện pháp quan trọng để bảo vệ an ninh quốc tế, thông
qua các hoạt động ngoại giao và quân sự quốc tế đạt được nhận thức chung trên cơ
sở bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của các nước, đưa ra các hiệp ước quốc tế tương
xứng và các nguyên tắc hành vi cơ bản có liên quan, cùng thúc đẩy hịa bình và ổn
định trong khu vực và trên thế giới.
Một giai đoạn mới là thời kỳ sau Chiến tranh lạnh với việc Hoa Kỳ- LB Nga
ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn cơng chiến lược 1 (START 1) vào năm 1991 và


2


Hiệp ước START 3 do Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry
Medvedev ký kết ngày 8/4/2010. Với Hiệp ước START 3, sau 7 năm thực hiện, số
phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Hoa Kỳ và Nga sẽ giảm hơn 30% so với
Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Moscow (Nga) đầu năm
2002, tức là từ 2.200 đơn vị xuống còn 1.550 đơn vị; tên lửa đạn đạo xuyên lục địa,
tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng.. sẽ giảm
xuống còn một nửa so với START 1, từ 1.600 đơn vị xuống còn 700 đơn vị. Số bệ
phóng tên lửa (đã triển khai và chưa triển khai) của mỗi bên không vượt quá 800
đơn vị. Hiệp ước START 3 có hiệu lực 10 năm kể từ ngày Quốc hội hai nước phê
chuẩn và có thể gia hạn mỗi lần 5 năm. Từ tháng 2 năm 2011, Hiệp ước START 3
bắt đầu có hiệu lực sau khi được Quốc hội hai nước phê chuẩn.
Qua tóm lược về sự hình thành và phát triển của vũ khí hạt nhân, người viết
muốn nhấn mạnh rằng, giải trừ vũ khí hạt nhân là vấn đề tồn cầu chứ không phải
của riêng quốc gia nào. Việc giải trừ vũ khí hạt nhân khơng hề đơn giản và địi hỏi
các nước, từ những nước lớn cho tới nước nhỏ phải cùng chung tay, hợp tác giải
quyết. Hiệp ước START 3 không chỉ là một bước tiến trong hợp tác giữa Hoa Kỳ LB Nga mà còn được coi là bước khởi đầu, đặt nền móng vững chắc cho quá trình
phi hạt nhân hóa trên Trái Đất. Với tầm quan trọng của Hiệp ước START 3, người
viết đã chọn đề tài để hệ thống hóa lại sự hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga trong việc giải
trừ vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Việc giải trừ vũ khí hạt nhân sẽ
giúp thế giới hịa bình, ổn định, an ninh hơn và đó cũng là lý do chọn đề tài của luận
văn này.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đã sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa tư liệu về hợp
tác giữa Hoa Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Kết quả nghiên cứu
của luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến sự hợp tác giữa Hoa
Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh lạnh. Đồng
thời, luận văn cũng góp phần luận giải về vai trị của hai cường quốc Hoa Kỳ - LB
Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân và tác động của sự hợp tác giữa hai nước


3


này với q trình phi hạt nhân hóa trên thế giới đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang
“nóng” với những tranh cãi về chương trình hạt nhân ở Iran, những sự kiện an ninh
hạt nhân liên tiếp diễn ra ở CHDCND Triều Tiên, vùng Đông Bắc Á và cuộc chạy
đua vũ trang giữa Ấn Độ-Pakistan.
Từ việc tổng hợp quan điểm của Hoa Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ
khí hạt nhân, người viết cũng muốn nêu ra quan điểm của Việt Nam trong chống
chiến tranh hạt nhân, sử dụng hạt nhân cho mục đích dân sự để phát triển đất nước,
giữ gìn sự ổn định về an ninh-chính trị và hịa bình trong khu vực cũng như trên
tồn thế giới. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học, nghiên cứu sinh và bạn đọc quan tâm đến đề tài này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1 Các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ tại khoa Lịch sử, khoa Quốc tế học
(Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện
Quan hệ quốc tế, nay là Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao phần lớn đã tìm hiểu
về chính sách đối ngoại, chính sách an ninh, chính sách hạt nhân của riêng Hoa Kỳ
hoặc LB Nga và cũng có đề cập tới sự hợp tác giữa hai nước trong vấn đề giải trừ
vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, người viết nhận thấy rằng các tác giả mới
chỉ thống kê và nghiên cứu chính sách an ninh của Hoa Kỳ hoặc LB Nga trong từng
thời kỳ cầm quyền của một Tổng thống nào đó. Riêng luận án tiến sĩ mang tên “Hoa
Kỳ với quá trình kiểm sốt và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh” (1945-1991) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy thì tập trung khai thác vai
trị của Hoa Kỳ trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh. Luận án
đã viết khá sâu sắc, đầy đủ, chi tiết về những kế hoạch, chính sách cũng như cách
thức mà Hoa Kỳ đã làm trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân bất chấp việc chạy đua
vũ trang hạt nhân với Liên Xô. Trong luận án, tác giả đã tổng kết và đánh giá lại
những Hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân được Mỹ và Liên Xô ký kết với nhau.

2.2 Các sách nghiên cứu vấn đề (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) cho đến nay đã hệ
thống hóa q trình giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xơ trong thời kỳ

4


Chiến tranh lạnh, nhưng chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể các hoạt động
hợp tác giữa hai cường quốc này (sau năm 1991, Liên Xô chia tách và sau này là
LB Nga) về hạn chế vũ khí hạt nhân từ sau năm 1992 đến nay. Cuốn sách mang tên
“Quan hệ Nga - Mỹ sau Chiến tranh lạnh” của TS. Hà Mỹ Hương, do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003 đem lại một cái nhìn tổng hợp, đầy đủ về quan
hệ hai quốc gia này thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, từ chính sách đối ngoại LB Nga
tới sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ; các mối quan hệ Hoa Kỳ - LB
Nga trong lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, khoa học – công nghệ.
Đặc biệt, TS. Hà Mỹ Hương cũng đã có những đánh giá về xu hướng vận động của
quan hệ Nga – Mỹ. Với những tài liệu bằng tiếng Anh về vũ khí hạt nhân, có một số
tài liệu trên trang web của LHQ và một số trang web khác liên quan đến vũ khí hạt
nhân. Song thời điểm từ năm 1992 đến năm 2010 được xếp vào giai đoạn đương
đại, lại liên tục có những sự kiện mới diễn ra tác động đến quá trình hợp tác giữa
Hoa Kỳ - LB Nga về giải trừ vũ khí hạt nhân, nên chưa có một cơng trình nào thống
kê đầy đủ về sự hợp tác của hai quốc gia này. Phần nhiều các bài viết về vấn đề vũ
khí hạt nhân và hợp tác giữa Hoa Kỳ-LB Nga trong giải trừ vũ khí hạt nhân đều
dưới dạng bài báo, nói về một sự kiện cụ thể nào đó như việc tranh cãi giữa MỹNga xung quanh lá chắn tên lửa ở châu Âu hoặc dư luận thế giới và nhận định về
Hiệp ước START-3 mới được ký kết…
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về hịa bình-an ninh của thế giới bị đe
dọa bởi sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân và nhận định về sự hợp tác của Hoa Kỳ LB Nga từ Hiệp ước START 1 đến START 3 với những thay đổi trong chính sách
hạt nhân của các cường quốc này qua từng thời kỳ từ năm 1992 đến nay. Đồng thời,
luận văn cũng đưa ra câu trả lời về động cơ, vai trò của cả Hoa Kỳ - LB Nga trong
q trình kiểm sốt và cắt giảm vũ khí hạt nhân trên thế giới, đặc biệt là trong giai

đoạn sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đồng thời, Luận văn cũng sẽ góp phần đưa ra cái

5


nhìn về cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém bắt đầu từ thời kỳ Chiến tranh lạnh và
có những điều chỉnh từ năm 1992 trong bối cảnh xu thế phát triển mới của thế giới.
Về giới hạn, đề tài điểm lại ngắn gọn sự hợp tác Hoa Kỳ - Liên Xơ về giải
trừ vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau đó, đề tài đi sâu nghiên cứu,
phân tích sự hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga từ năm 1992 sau khi ký Hiệp ước START 1
và dừng ở năm 2010 với việc Hoa Kỳ - LB Nga tiếp tục ký Hiệp ước START 3 như
một bước tiến trong việc giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tháng
2/2011, Hiệp ước START 3 đã chính thức có hiệu lực khi được cả Quốc hội Mỹ và
Quốc hội LB Nga phê chuẩn.
Tuy đề tài mang tên “Hợp tác Hoa Kỳ- LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí
hạt nhân từ sau Chiến tranh lạnh” nhưng do những hạn chế trong việc tiếp cận các
tài liệu từ phía LB Nga, nên luận văn viết về Hoa Kỳ nhiều hơn. Đây cũng là chủ ý
của người viết bởi Hoa Kỳ là quốc gia đã phát động cuộc chạy đua vũ trang - trong
đó có vũ khí hạt nhân ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần 2 chấm dứt. Quan điểm
của luận văn về hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga xuất phát từ quan điểm của Việt Nam
trong vấn đề này.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài, những nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng gồm:
-

Các văn kiện, Hiệp định, Hiệp ước, các tuyên bố chung, các số liệu thống kê

của LHQ, chính phủ Hoa Kỳ và LB Nga về việc khơng phổ biến vũ khí hạt nhân.
-


Các cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Việt về vũ khí hạt nhân.

-

Các loại Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN; Các tạp chí: tạp chí Kiến

thức quốc phịng hiện đại, tạp chí Khoa học quân sự, tạp chí Lịch sử quân sự, tạp
chí Cộng sản… và một số tạp chí nước ngồi
Đề tài được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế, phương pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, hệ thống hóa
6


nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát, phục vụ cho nghiên cứu
được chi tiết, xác thực.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương. Chương 1 nêu ra cơ
sở của sự hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Trên thực
tế, sự hợp tác giữa Hoa Kỳ - LB Nga trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân đã xuất hiện
từ thời Chiến tranh Lạnh. Khi đó, ý thức và lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh
hạt nhân cộng thêm gánh nặng chi phí quân sự quá lớn cho nền kinh tế trong nước
đã tạo động lực để cả hai quốc gia cùng kiển trì đấu tranh khơng mệt mỏi trên mặt
trận ngoại giao vì hịa bình, an ninh và phát triển. Rất nhiều hiệp ước đã được Hoa
Kỳ - LB Nga ký kết. Theo cách gọi của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, có hai
dạng Hiệp ước: Hiệp ước ban đầu gồm: Hiệp ước hạn chế thử vũ khí hạt nhân
(LTB) năm 1963, Hiệp ước về không gian vũ trụ (OST) năm 1967, Hiệp ước không
phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968; Hiệp ước then chốt gồm: Hiệp ước hạn
chế hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) năm 1972; Hiệp định tạm thời về
hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn I năm 1972 (SALT 1). Cơ sở thứ hai của sự hợp
tác chính là sự thay đổi của cục diện thế giới sau Chiến tranh Lạnh mà cụ thể là sự

tan rã của Liên Xơ, thế giới chỉ cịn siêu cường duy nhất là Mỹ và những điều chỉnh
trong chính sách đối ngoại – an ninh của Hoa Kỳ và LB Nga.
Chương 2: Hợp tác Hoa Kỳ - LB Nga trong giải trừ vũ khí hạt nhân từ năm
1992 đến năm 2008 lại đưa ra cái nhìn tổng thể về những cố gắng của cả hai nước
trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Qúa trình hợp tác
này đã được chia làm hai giai đoạn: 1992-2001 và 2002-2008 nhân sự kiện 11/9 gây
kinh hoàng trên khắp thế giới. Nguyên nhân là bởi sau sự kiện khủng bố nước Mỹ,
quan hệ giữa Hoa Kỳ - LB Nga có bước ngoặt mới. Thời kỳ đầu (1992-2001), hai
nước chủ yếu tập trung việc thực hiện Hiệp ước START 1, đàm phán Hiệp ước
START 2. Giai đoạn 2 được đánh dấu bằng những đổi thay trong chiến lược an ninh
Hoa Kỳ - LB Nga. Hai quốc gia đã tiếp tục đàm phán để ký Hiệp ước START 3

7


nhưng không thành. Lý do được đưa ra là do có những khác biệt quá lớn trong vấn
đề Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu (NMD).
Bên cạnh những hợp tác song phương, Hoa Kỳ - LB Nga cũng đã cùng nhau
giải quyết các vấn đề hạt nhân quốc tế như việc đưa ra sáng kiến ba bên về việc xác
minh vật liệu hạt nhân. Hoa Kỳ - LB Nga đã phối hợp với IAEA thành lập một
nhóm xem xét các kỹ thuật khác nhau và những vấn đề pháp lý, tài chính có liên
quan. Về vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ - LB Nga đều tham gia vào
bàn đàm phán 6 bên. Nhưng cho tới nay, hợp tác giữa Mỹ - Nga trong vấn đề này
vẫn chưa đạt được thành công nào rõ rệt. Còn đối với vấn đề hạt nhân ở Iran, hợp
tác Mỹ - Nga cũng chỉ được coi như chất xúc tác không mang lại nhiều kết quả cho
những tranh cãi này. Hợp tác quốc tế rõ nét nhất của hai quốc gia này có lẽ là Sáng
kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hạt nhân (PSI). Tháng 10/2006, Mỹ - Nga đã
đồng chủ trì một cuộc họp của các quốc gia đối tác của Sáng kiến toàn cầu chống
khủng bố hạt nhân (GICNT) tại Rabat (Morocco).
Chương 3 của luận văn là những nhận xét về triển vọng hợp tác về giải trừ

vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ - LB Nga. Ngày 8/4/2010, Hoa Kỳ - LB Nga ký kết
Hiệp ước START mới (hay có thể gọi là Hiệp ước START 3). Thành quả này có
được là nhờ những ưu tiên trong chính sách của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama và Học thuyết quân sự mới của LB Nga. Hiệp ước START 3 đã
chắp cánh cho ước mơ cháy bỏng của nhân loại là được sống trong một thế giới mà
ở đó khơng cịn có sự hiện diện của các loại vũ khí giết người hàng loạt. Nhưng lo
ngại START 3 có thể “chết yểu” đã được giải tỏa sau khi ngày 22/12/2010, Thượng
viện Mỹ bỏ phiếu thông qua và Duma Quốc gia Nga cũng phê chuẩn vào tháng
1/2011.
Với Việt Nam, chính sách ln nhất quán là coi việc đảm bảo an ninh, an
toàn hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân, là
tráh nhiệm của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

8


CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ CỦA SỰ HỢP TÁC HOA KỲ - LB NGA TRONG

GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN
1.1

NHÌN LẠI SỰ HỢP TÁC HOA KỲ - LIÊN XÔ VỀ GIẢI TRỪ VŨ KHÍ

HẠT NHÂN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
Ngồi sự đối đầu về chính trị, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ và
Liên Xô đã lao vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mơ lớn (từ vũ khí hạt nhân
chiến lược và chiến thuật đến vũ khí thơng thường). Cuộc chạy đua vũ trang đó đạt
tới đỉnh cao vào những năm 1970, khi hai bên cân bằng vũ khí hạt nhân - một sự

cân bằng nguy hiểm bởi cả thế giới bị đẩy tới bên miệng hố chiến tranh hạt nhân
toàn cầu. Đồng thời, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân này cũng đã trở thành một đặc
trưng lớn của Chiến tranh Lạnh giữa phương Tây và phương Đơng, đưa việc phổ
biến vũ khí hạt nhân lên thành một vấn đề lớn của thế giới. Đến đầu thập kỷ 1990,
tồn thế giới đã có trên 5 vạn đầu đạn hạt nhân, sức công phá tương đương với 13
tỷ-16 tỷ tấn thuốc nổ, lớn gấp 5.000 lần số thuốc nổ dùng trong Chiến tranh thế giới
thứ hai, có sức công phá gấp 1 triệu lần so với quả bom nguyên tử đã ném xuống
Hiroshima (Nhật Bản).
Ý thức và lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, cộng thêm gánh
nặng chi phí quân sự quá lớn cho nền kinh tế trong nước, nên dù vẫn buộc phải lao
vào cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, Liên Xơ vẫn kiên trì đấu tranh khơng mệt
mỏi trên mặt trận ngoại giao vì hịa bình, an ninh và phát triển. Các diễn đàn quốc
tế, các cuộc tiếp xúc, đối thoại, đàm phán Xơ - Mỹ nhanh chóng được tổ chức nhằm
khống chế cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân… Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, quan
hệ Xô - Mỹ bắt đầu có những bước tiến đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực giải trừ vũ
khí hạt nhân. Với những sáng kiến từ Liên Xô và nỗ lực của các nhà đàm phán hai
nước, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ - Liên Xô đã ký được một số hiệp
ước, hiệp định quan trọng về kiểm soát và hạn chế vũ khí hạt nhân. Theo đánh giá
của các nhà phân tích chính trị - quân sự, những hiệp ước này đã có ảnh hưởng nhất
định tới sự hòa dịu trong quan hệ song phương Hoa Kỳ - Liên Xô và trong quan hệ

9


quốc tế. Học giả Trương Tiểu Minh trong cuốn sách “Chiến tranh lạnh và di sản của
nó” nhận định, khống chế vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ - Liên Xô bao gồm ba nội
dung: thông tin giữa hai bên để ngăn ngừa do phán đoán sai mà dẫn đến tiến công
hạt nhân; hạn chế việc thử nghiệm, chủng loại, số lượng, chất lượng và bố trí vũ khí
hạt nhân; cắt giảm từng phần và tiến tới hủy bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân. Nội dung
cuối cùng là giải trừ vũ khí hạt nhân, nằm trong nội dung lớn nhất của việc khống

chế hạt nhân.
Nhưng quá trình khống chế này bị hạn chế bởi sự phát triển của cuộc Chiến
tranh lạnh. Đến giữa những năm 1980, việc khống chế vũ khí hạt nhân cơ bản chỉ
hạn chế ở việc xây dựng các biện pháp lòng tin để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
xảy ra và hạn chế việc thử nghiệm, chủng loại, số lượng, chất lượng và bố trí vũ khí
hạt nhân. Từ cuối những năm 1980, Hoa Kỳ và Liên Xô mới bắt đầu tiến hành đàm
phán, thực hiện việc cắt giảm vũ khí hạt nhân.
1.1.1

Những Hiệp ƣớc ban đầu:
Việc đàm phán về khống chế vũ khí hạt nhân giữa Mỹ - Xô được học giả

Trương Tiểu Minh chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều đạt được một số thỏa
thuận. Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tới cuối những năm 1960 là
giai đoạn thứ nhất, với thành quả đáng khích lệ là việc ra đời ba hiệp ước gồm: Hiệp
ước hạn chế thử vũ khí hạt nhân (Limited test ban treaty) năm 1963; Hiệp ước về
không gian vũ trụ (Outer Space Treaty) năm 1967 và Hiệp ước khơng phổ biến vũ
khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty) năm 1968. Đây là những hiệp ước
có ý nghĩa quan trọng, làm tiền đề cơ bản cho q trình hạn chế vũ khí hạt nhân
giữa Mỹ - Xô và trên thế giới.
Hiệp ước hạn chế thử vũ khí hạt nhân (LTB) ra đời sau khi xảy ra cuộc
khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Khi đó, Mỹ đang thực hiện kế hoạch quản chế năng
lượng nguyên tử quốc tế với tên gọi “kế hoạch Barunch” được LHQ biểu quyết
thông qua tháng 11/1948. Theo kế hoạch này, tất cả các vấn đề về phát triển và sử

10


dụng năng lượng nguyên tử trên thế giới đều do một tổ chức phát triển nguyên tử
quốc tế giám sát, bất kỳ một hành vi nào dùng nhiên liệu hạt nhân để phát triển vũ

khí đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Bên cạnh đó, Mỹ cịn theo đuổi việc giúp tổ
chức này xây dựng một chế độ quản lý nhằm dừng việc chế tạo vũ khí hạt nhân, hủy
bỏ tồn bộ số dự trữ còn tồn tại. [26, tr.212].
Còn Liên Xơ, từ những năm 1950, nước này cũng đã tích cực chủ động tham
gia các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp và đề nghị một hiệp ước
cấm thử toàn diện đối với tất cả các loại vũ khí hạt nhân. Do đó, cuộc khủng hoảng
tên lửa ở Cuba tháng 10/1962 được coi là “giọt nước tràn ly” tác động mạnh vào
những nỗ lực đàm phán này. Ngày 20/6/1963, Hoa Kỳ và Liên Xô đã đạt được
“thỏa thuận đường dây nóng”, thiết lập sự liên hệ vơ tuyến điện và điện thoại trực
tiếp giữa Washington và Moscow để lãnh đạo hai nước có thể giữ liên hệ được với
nhau trong thời gian khủng hoảng, phịng ngừa việc khơng khống chế được tình
hình mà dẫn đến đối kháng hạt nhân giữa hai bên. Sau đó, đến ngày 5/8/1963, Liên
Xơ, Hoa Kỳ và Anh ký Hiệp ước LTB. Hiệp ước LTB gồm 5 điều khoản với nội
dung chính là cấm thử vũ khí hạt nhân trên mặt đất, trong vũ trụ và dưới nước, có
hiệu lực vơ thời hạn, bắt đầu từ ngày 10/10/1963. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Thủy trong luận án “Hoa Kỳ với q trình kiểm sốt và cắt
giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945-1991)”, do Hiệp ước
LTB khơng cấm các vụ thử hạt nhân trong lịng đất nên hiệp ước này chỉ có tác
dụng hạn chế việc phát triển vũ khí hạt nhân của các nước mới đạt trình độ thử hạt
nhân ở ba phương diện (trên mặt đất, trong vũ trụ và dưới nước) và khơng có nhiều
tác dụng đối với Hoa Kỳ, Liên Xơ vì hai nước này có kỹ thuật và khả năng tài chính
tiến hành các vụ thử hạt nhân trong lịng đất. Vì vậy, Hiệp ước LTB khơng cản trở
được hai cường quốc này tiếp tục phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới.
Với quan điểm phi qn sự hóa vũ trụ gắn với các vấn đề giải trừ quân bị,
sau khi ký Hiệp ước LTB, Liên Xô đưa ra đề nghị mới về phi quân sự hóa vũ trụ
nhưng không gắn với các vấn đề khác. Đề nghị này của Liên Xô được Hoa Kỳ chấp

11



nhận. Hai nước cùng thống nhất đưa vấn đề phi quân sự hóa vũ trụ ra bàn bạc tại
Đại hội đồng LHQ. Ngày 17/10/1963, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết
hoan nghênh đề nghị của Hoa Kỳ và Liên Xơ về phi qn sự hóa vũ trụ và kêu gọi
tất cả các nước cùng kiềm chế trong việc đưa ra các loại vũ khí có tính hủy diệt
hàng loạt vào vũ trụ. [40, tr.92]). Ngày 16/6/1966, Hoa Kỳ và Liên Xô cùng đưa ra
trước Đại hội đồng LHQ dự thảo Hiệp ước phi quân sự hóa vũ trụ trong đó bản dự
thảo của Hoa Kỳ chỉ đề cập đến việc phi quân sự hóa các hành tinh trong vũ trụ cịn
bản dự thảo của Liên Xơ lại đề nghị về phi qn sự hóa tồn bộ vũ trụ. Sau khi Hoa
Kỳ chấp nhận đề nghị của Liên Xô dù vẫn bảo lưu một số ý kiến về một số điểm
thuộc kỹ thuật, ngày 27/1/1967, Hoa Kỳ, Liên Xô cùng với Anh và 61 nước khác ký
Hiệp ước về quản lý các hoạt động trong vũ trụ (OST), gọi tắt là Hiệp ước về không
gian vũ trụ. Hiệp ước OST gồm 17 điều khoản, có hiệu lực từ ngày 10/10/1967,
được làm bằng 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc, nghiêm
cấm lắp đặt các loại vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt trên quỹ đạo của Trái đất,
trên Mặt trăng hoặc trên bất cứ thiên thể nào trong vũ trụ; nghiêm cấm đưa các thiết
bị quân sự lên vũ trụ hay tiến hành bất cứ hoạt động quân sự gì trên vũ trụ; quy định
việc thăm dò và tiến hành nghiên cứu vũ trụ chỉ để phục vụ mục đích hịa bình…
[40, tr.93].
Kết quả nghiên cứu của các nhà lịch sử thế giới cho thấy, từ tháng 4/1963,
Hoa Kỳ đã đưa ra dự thảo của bản tuyên bố chung về việc các cường quốc hạt nhân
khơng chuyển giao vũ khí hạt nhân cho các nước khác. Hai năm sau, tức là vào năm
1965, Hoa Kỳ lại đệ trình lên Uỷ ban giải trừ quân bị của LHQ dự thảo Hiệp ước
không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Cũng trong năm đó, các nước tham gia Hội
nghị giải trừ quân bị quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ) đã thảo luận về một dự thảo Hiệp
ước khơng phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên bản dự thảo cuối cùng của Hiệp ước
NPT được các quốc gia chấp thuận, đồng ý thông qua lại do Ireland soạn thảo. Ngày
1/7/1968, tại thủ đô Washington D.C, Moscow và London, Hoa Kỳ, Liên Xô và
Anh cùng 43 quốc gia khác đã ký vào Hiệp ước NPT, đưa Hiệp ước này có hiệu lực
từ ngày 5/3/1970. Ngày 11/5/1995, tại thành phố New York (Mỹ), hơn 170 quốc gia
12



đã quyết định mở rộng Hiệp ước không giới hạn và không điều kiện. Đồng thời,
Hiệp ước NPT thiết lập một hệ thống giám sát quốc tế do IAEA điều hành để kiểm
tra chương trình hạt nhân của các nước thành viên. Hiện có 189 quốc gia tham gia
Hiệp ước NPT và cứ 5 năm một lần, các nước thành viên của Hiệp ước lại tham gia
hội nghị kiểm điểm thực hiện NPT.
Hiệp ước NPT có ba trụ cột chính: khơng phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ
qn bị và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hịa bình. Khơng phổ biến vũ
khí vũ khí hạt nhân tức là 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Pháp,
Trung Quốc, Liên Xơ, Anh và Hoa Kỳ cam kết không chuyển giao kỹ thuật hạt
nhân cho các nước khác và các quốc gia khơng có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý
khơng mưu cầu có vũ khí hạt nhân. Điều 4 và lời nói đầu của Hiệp ước cịn chỉ ra
rằng, các nước có vũ khí hạt nhân theo đuổi mục tiêu cắt giảm và loại bỏ kho vũ khí
của họ. Cịn trong điều 1, các nước có vũ khí hạt nhân khơng được xúi giục các
nước khơng có vũ khí hạt nhân tìm cách sở hữu loại vũ khí này. Trọng tâm cuối
cùng của Hiệp ước là cung ứng cho các quốc gia khác khả năng sản xuất năng
lượng hạt nhân vì mục đích hịa bình như chẩn đốn bệnh, chữa bệnh, sản xuất
điện… với điều kiện không sử dụng kỹ thuật này để phát triển vũ khí hạt nhân.
1.1.2

Những Hiệp ƣớc then chốt
Đến cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, Liên Xơ đã có được sự

cân bằng về sức mạnh hạt nhân chiến lược so với Mỹ, đồng thời mối quan hệ giữa
phương Đông và phương Tây cũng được cải thiện nhiều, bước vào thời kỳ “hịa
hỗn”. Do ảnh hưởng của cải thiện quan hệ chính trị và thực tế cân bằng hạt nhân
chiến lược nên sự khống chế vũ khí hạt nhân trong thời kỳ này đạt được những
thành quả tương đối lớn mà cụ thể là một loạt hiệp ước mới ra đời như: Hiệp ước
hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (Anti-Ballistic Missile Treaty) năm

1972; Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn 1 (Strategic Arms Limitation
Treaty I Interim Agreement) năm 1972; Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giai
đoạn 2 (Strategic Arms Limitation Treaty II) năm 1979; Hiệp ước hủy bỏ vũ khí hạt

13


nhân tầm trung và tầm ngắn (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty) năm 1987
và Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (Strategic Arms Reduction Treaty) năm
1991.
Từ đầu thập kỷ 1970 cho đến giữa thập kỷ 1980, trọng điểm đàm phán giữa
Mỹ - Xơ là hạn chế vũ khí chiến lược. Việc đàm phán bắt đầu từ tháng 11/1969 và
được chia làm hai giai đoạn. Từ ngày 17/11/1969 đến ngày 27/5/1972, Hoa Kỳ và
Liên Xô đã tiến hành đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn thứ nhất. Kết
quả của cuộc đàm phán là tháng 5/1972, Mỹ - Xô ký Hiệp ước hạn chế hệ thống
phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) và Hiệp ước tạm thời về hạn chế vũ khí chiến
lược giai đoạn 1 (SALT 1). Trước đó, vào ngày 11/2/1971, Hoa Kỳ, Liên Xơ cùng
với 66 quốc gia khác đã tham gia ký Hiệp ước cấm thử, tàng trữ và sử dụng vũ khí
hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dưới đáy đại dương (SACT). Với 16
điều khoản, Hiệp ước ABM quy định mỗi bên Mỹ - Xơ có hai hệ thống phịng thủ
chống tên lửa với bán kính 150km: một ở thủ đơ và một ở khu vực có tên lửa chiến
lược; số bệ phòng và số tên lửa trên bệ phóng ở cả hai nơi khơng q 200. Hiệp ước
ABM cịn quy định Hoa Kỳ và Liên Xơ khơng được nghiên cứu, thử nghiệm các hệ
thống chống tên lửa mới ngồi những gì đã có, từ đó mà giảm tối thiểu sức ép chạy
đua vũ trang do nguy cơ xuất hiện những hệ thống chống tên lửa mới có khả năng
vơ hiệu hóa tiềm năng hạt nhân của đối phương. Đến tháng 7/1974, Hiệp ước ABM
được bổ sung thêm một nghị định thư quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống
ABM với số lượng tên lửa giảm một nửa so với ABM-1972. Có thể nói, Hiệp ước
ABM đã tạo cơ sở cho hai nước Hoa Kỳ và Liên Xơ ký Hiệp ước tạm thời hạn chế
vũ khí chiến lược giai đoạn 1 (SALT 1) và sau đó là Hiệp ước SALT 2.

Bản Hiệp ước tạm thời SALT 1 có hiệu lực từ ngày 3/10/1972 và với thời
hạn hiệu lực là 5 năm, bao gồm 8 điều khoản kèm theo một Nghị định thư và một
bản ghi nhớ. Nội dung chính của Hiệp ước là: quy định mức tối đa của Hoa Kỳ là
710 bệ phóng tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm thông thường và 44 tàu ngầm hiện đại
mang tên lửa đạn đạo, số lượng tương ứng của Liên Xơ là 950 và 62. Ngồi ra, Hoa

14


Kỳ được bổ sung tối đa 656 bệ phóng tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm chạy bằng năng
lượng nguyên tử và số lượng tương ứng của Liên Xô là 740. Các số lượng bổ sung
này dùng để thay thế cho số lượng tương đương các loại bệ phóng đời cũ được triển
khai trước năm 1964 hoặc được triển khai trên các tàu ngầm đời cũ. Trong lĩnh vực
cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược, đây là lần đầu tiên hai siêu cường hạt nhân
Mỹ-Xơ đàm phán có kết quả để cắt giảm một phần lực lượng vũ khí hạt nhân chiến
lược của họ. [40, tr.106]. Đồng thời, Hiệp ước tạm thời SALT 1 còn tạo điều kiện
cho Hoa Kỳ và Liên Xô ký tiếp một số văn kiện quan trọng khác về vũ khí hạt nhân
như Hiệp định về ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân (PNW) nhân chuyến thăm Hoa
Kỳ của Chủ tịch Liên Xô Brezhnev tháng 6/1973; Nghị định thư bổ sung cho Hiệp
ước hạn chế các hẹ thống chống tên lửa đạn đạo (PRO-SALT); Hiệp ước hạn chế
thử vũ khí hạt nhân ngầm dưới đất (TTBT); Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước
TTBT và Hiệp ước về các vụ nổ hạt nhân ngầm dưới đất vì mục đích hịa bình
(PNET). Nội dung chính của Hiệp ước TTBT là cấm các cuộc thử vũ khí hạt nhân
ngầm dưới đất vượt quá mức 150 kilôtôn. [40, tr.111-112].
Song, Hiệp ước tạm thời SALT 1 không thực sự ngăn cản được cuộc chạy
đua vũ trang hạt nhân Xô-Mỹ. Những “kẽ hở” của các văn bản tạo điều kiện cho cả
hai nước tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, cả về số lượng và chủng loại. [40,
tr.149]. Từ ngày 21/11/1972 đến 18/6/1979, Mỹ và Liên Xô tiến hành đàm phán về
Hiệp ước SALT 2, mục tiêu chủ yếu là đưa Hiệp ước tạm thời mà hai bên đã đạt
được thành Hiệp ước mang tính vĩnh viễn. Trải qua nhiều thăng trầm, gián đoạn,

cuối cùng, ngày 18/6/1979, tại thủ đô Vienna (Áo), Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký Hiệp
ước SALT 2. Trong 19 điều khoản, Hiệp ước SALT 2 quy định: giới hạn tổng số
các phương tiện điều khiển vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi bên lúc đầu là 2.400,
sau sẽ giảm xuống còn 2.250 vào tháng 1/1981; tổng số các bệ phóng tên lửa đạn
đạo xuyên lục địa (ICBM), bệ phóng tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm (SLBM) và
máy bay chiến lược mang tên lửa đạn đạo không đối đất (ASBM) được trang bị tên
lửa mang đầu đạn tự tách (MIRV) không vượt quá 1.200; tổng số các loại bệ phóng
kể trên và số máy bay ném bom hạng nặng trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn
15


hơn 600km không vượt quá 1.320; cấm thử và triển khai các loại ICBM mới, khống
chế số đầu đạn của mỗi loại bệ phóng… [40, tr.151]. Về lý thuyết, Hiệp ước SALT
2 sẽ làm cho số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ và Liên Xô bằng
nhau, song, nó chỉ điều chỉnh chứ khơng cần việc tăng cường số lượng các tên lửa
hạt nhân mang đầu đạn tự tách cũng như không đề cập đến các loại tên lửa tầm
trung ở châu Âu. Một điểm nữa là sau khi Liên Xô xâm nhập Afghanistan, Quốc hội
Mỹ đã không phê chuẩn Hiệp ước SALT 2 khiến Hiệp ước này khơng có hiệu lực
thi hành. Sự chết yểu của một Hiệp ước này đã khiến cho đối kháng Mỹ - Xô ngày
càng gay gắt và tác động mạnh tới tiến trình giải trừ quân bị trên thế giới.
Chỉ đến khi Tổng Bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xơ
M.Gorbachev đưa ra “Tư duy chính trị mới” với những điều chỉnh chiến lược đối
ngoại, quan hệ Mỹ - Xô đã sang một bước ngoặt mới, chuyển từ đối đầu thành đối
thoại. Chiến tranh lạnh từng bước đi đến kết thúc và sự khống chế vũ khí hạt nhân
cũng có nhiều biến chuyển. Liên Xơ và Hoa Kỳ khơng chỉ tăng cường các biện
pháp xây dựng lịng tin để ngăn chặn sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân mà còn
cắt giảm và hủy bỏ từng phần vũ khí hạt nhân hiện có. Thơng qua sự đàm phán tích
cực của hai bên, ngày 17/9/1987, Hoa Kỳ - Liên Xơ đã đạt được thỏa thuận mang
tính ngun tắc về việc hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn. Tháng 121987, Hiệp ước ước hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) được ký
kết. Tên lửa hạt nhân mà hai bên đồng ý hủy bỏ bao gồm: 256 quả tên lửa hành

trình và108 quả tên lửa Pơxing-II mà Mỹ đã bố trí ở Tây Âu; 441 quả tên lửa SS-20
và 112 quả tên lửa SS-4 mà Liên Xơ bố trí ở châu Âu, châu Á cùng 130 quả tên lửa
tầm trung. Chưa hết, khi hai nguyên thủ chính thức ký Hiệp ước, hai bên tiếp tục
hủy bỏ 859 tên lửa tầm trung và 1.752 tên lửa tầm ngắn, chiếm tỷ lệ khoảng 4%
trong kho vũ khí hạt nhân của hai nước. [26, tr.216].
Tháng 12 năm 1989 diễn ra cuộc gặp khơng chính thức, song thực sự là
“cuộc gặp lịch sử” giữa Tổng bí thư M.Gorbachev và Tổng thống George
H.W.Bush tại đảo Malta trên Địa Trung Hải. Hai nhà lãnh đạo đã tuyên bố từ nay,

16


Hoa Kỳ và Liên Xô không coi nhau là kẻ thù và thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân
chiến lược, tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhiều nhà sử học
cho rằng, đây là thời điểm khởi đầu cho việc kết thúc Chiến tranh lạnh. Tháng
11/1990, tại Hội nghị Paris lịch sử, Tổng Bí thư M.Gorbachev, Tổng thống George
H.W.Bush cùng lãnh đạo của 20 nước thành viên NATO và khối Warsaw đã ký
Điều ước khơng xâm phạm lẫn nhau và chính thức ra Tun bố chung chấm dứt
Chiến tranh lạnh. Hiệp ước có ý nghĩa tích cực, đánh dấu lần hịa dịu cuối cùng
trong quan hệ Mỹ - Xô là Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến cơng chiến lược giai đoạn 1
(START 1) được ký vào ngày 31/7/1991. Hoa Kỳ và Liên Xô được yêu cầu phải thủ
tiêu khoảng 1/3 kho vũ khí hạt nhân chiến lược của mình trong vịng 7 năm kể từ
ngày Hiệp ước được ký. [15, tr.31-32]. Hiệp ước START 1 còn cấm các nước tham
gia ký kết triển khai, đồng thời buộc cắt giảm các loại vũ khí chiến lược xuống còn
khoảng 6.000 đầu đạn hạt nhân, 1.600 phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân, máy
bay ném bom, tàu ngầm chống tên lửa đạn đạo. Hiệp ước START 1 bao gồm một
cơ chế thẩm tra, trong đó có việc trao đổi các dữ liệu chi tiết, thông báo rộng rãi, 12
hình thức giám sát tại chỗ và các hoạt động kiểm định liên tục nhằm giúp đảm bảo
rằng các nước ký kết tuân thủ các quy định của hiệp ước. Bên cạnh đó, Hiệp ước
START 1 cịn có các điều khoản cho phép tới 30 nhà giám sát tiến hành giám sát

liên tục tại một địa điểm của Mỹ và hai địa điểm của Liên Xơ.
Mặc dù cịn hạn chế, nhưng Hiệp ước START 1 là một bước tiến mới trong
việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Tổng thư ký LHQ lúc bấy giờ là Javier
Perez de Cuellar đã ra tuyên bố hoan nghênh Hoa Kỳ - Liên Xô ký Hiệp ước
START 1 và cho rằng hiệp ước “là một đóng góp rõ ràng cho một thế giới hịa bình
và an tồn hơn”. Hiệp ước START 1 cũng là nền tảng cho để các nước làm chủ tình
hình sản xuất vũ khí của mình, tránh việc chạy đua q mức, ảnh hưởng tới hồ
bình thế giới. Ngày 5/12/2009, Hiệp ước START 1 hết hiệu lực.
1.2

NHỮNG TIỀN ĐỀ HỢP TÁC CHIẾN LƢỢC HOA KỲ - LB NGA

1.2.1 Cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh

17


Sau khi trật tự thế giới hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có nhiều diễn biến
thay đổi với những nét nổi bật như: thế giới phát triển theo hướng đa cực, Liên Xơ
tan rã cùng với đó là sự ra đời của 15 quốc gia độc lập, có chủ quyền trong khơng
gian hậu Xơ viết. Dù là một cực duy nhất còn lại, song Mỹ đã bị suy yếu. Do đó,
hịa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng hịa
bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến
diễn ra ác liệt. Đặc biệt, Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự
phát triển của các thế lực tôn giáo, đặc biệt là đạo Hồi – một trong 3 tơn giáo lớn
của thế giới, có mặt trong 75 nước với hơn 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi hoạt động sơi nổi
trong lĩnh vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - “Nó giống
như một cơn sóng khổng lồ khơng chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm
rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng
đến sự thay đổi và phát triển tình hình thế giới”. [5, tr. 26]. Trong cuốn sách mang

tên “Quan hệ quốc tế thế kỷ XX”, tác giả Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, sự thay
đổi của tình hình thế giới đã tạo nên những xu thế phát triển mới. Đầu tiên phải kể
đến xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Rút kinh nghiệm bài học thời
Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập
trung mọi sức lực cho ưu tiên phát triển kinh tế. Tiếp đến là xu thế hịa dịu, xu thế
quốc tế hóa, tồn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế. Các nước lớn đều điều
chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn
định và cân bằng hướng về lâu dài. 4 nước lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung
Quốc và khu vực Tây Âu đã có những điều chỉnh trong quan hệ, vừa nhộn nhịp
những chuyến viếng thăm lẫn nhau, vừa có thêm những tuyên bố phương châm,
nguyên tắc đối ngoại mới. Đặc biệt, Trung Quốc đã trở thành một nhân tố quan
trọng trong cục diện thế giới mới với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và liên
tục. Về vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cũng đã có những nghiên cứu và phát triển với
lý do để bảo vệ an ninh. Trong khi đó, vào tháng 8/1998, Thủ tướng Ấn Độ Atal
Bihari Vajpayee nói một cách hãnh diện, sau khi nước ơng thí nghiệm hạt nhân rằng
“bây giờ chúng tơi có một quả bom lớn, Ấn Độ là một quốc gia hạt nhân”. Nhiều

18


nước khác cũng coi việc sở hữu hạt nhân là “niềm tự hào dân tộc”. Theo một báo
cáo của IAEA đưa ra hồi tháng 9/2004, hơn 40 quốc gia có khả năng sản xuất vũ
khí hạt nhân.
Riêng ở châu Âu, các chính phủ có vẻ dè dặt hơn trong vấn đề vũ khí hạt
nhân nhưng họ lại khuyến khích việc sử dụng hạt nhân vì mục đích hịa bình. Quan
điểm của Liên minh châu Âu (EU) là khu vực này phải có trách nhiệm là chủ thể
trong cuộc đấu tranh quốc tế chống phổ biến vũ khí hạt nhân dựa trên cơ sở một sự
phân tích chung về mối đe dọa. EU hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn để xử lý
càng hiệu quả càng tốt mối đe dọa toàn cầu này, nhất là với Mỹ, Canada, Trung
Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, những nước mà châu Âu đang phát triển sự hợp tác

trong lĩnh vực này. Để hịa nhập cuộc đấu tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân vào
toàn bộ các mối quan hệ bên ngoài, EU đã đưa các điều khoản về cuộc đấu tranh
chống phổ biến vũ khí hạt nhân vào các thỏa thuận hợp tác đã ký với các nước thứ
ba.
Có thể thấy, bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại với những thay đổi to lớn.
Nhưng điều đáng lưu ý như một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, trong mỗi xu
thế lại thường có sự đối lập, ngược chiều nhau được gọi là “cơ cấu song trùng”, hơn
nữa lại được xem như một đặc trưng cơ bản trong quan hệ chính trị quốc tế hiện
nay. [12, tr. 104]. Và khi sự đối đầu căng thẳng giữa Mỹ-Xơ khơng cịn, cuộc chạy
đua vũ khí hạt nhân cũng giảm bớt song hệ quả để lại của nó lại khơng nhỏ. Trái
ngược với sự suy giảm về mối lo ngại một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, nguy cơ
về sự rị rỉ vũ khí hạt nhân lại tăng lên. Nguy cơ này khơng chỉ có khả năng xuất
phát từ những quốc gia chưa có cơ chế kiểm sốt hạt nhân chặt chẽ (gồm các quốc
gia thuộc Liên Xơ cũ) mà cịn từ các nước phát triển chương trình vũ khí hạt nhân
từ chương trình hạt nhân dân sự như Pakistan, Iran, CHDCND Triều Tiên… Chưa
hết, một vấn đề khác cũng đang trở thành mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của toàn
thế giới chính là sự hình thành, phát triển của các thế lực khủng bố và khả năng có
được vũ khí hạt nhân của những lực lượng này. Sự kiện 11/9 càng khiến cho mối lo

19


này thêm hiện hữu. Vì thế, một lần nữa, cả Nga và Mỹ phải tiếp tục dấy lên “ngọn
cờ” cắt giảm vũ khí hạt nhân vừa để bảo đảm an tồn, an ninh cho thế giới, mặt
khác cịn giúp hai quốc gia này tiếp tục khống chế các đối thủ cạnh tranh.
1.2.2 Sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại - an ninh của Hoa Kỳ, LB Nga
Nước Mỹ dù đang ở vị thế siêu cường thế giới duy nhất cũng có những thay
đổi trong tư duy đối ngoại. Và mặc dù có những điều chỉnh dưới cái tên “Vượt trên
ngăn chặn”, song chiến lược đối ngoại đầu tiên sau Chiến tranh lạnh của Mỹ, dưới
thời Tổng thống George H.W.Bush vẫn là sự kế thừa và phát triển chiến lược ngăn

chặn Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Thực chất của chiến lược này là lợi dụng các
cuộc khủng hoảng tồn diện, trầm trọng ở Đơng Âu để đẩy nhanh hơn nữa “diễn
biến hịa bình”. Tiếp đó là chiến lược “cam kết và mở rộng”, chiến lược “đánh đòn
phủ đầu”… Bên cạnh đó, Mỹ cũng đề cao vai trị quan trọng của liên minh quân sựchính trị lớn nhất thế giới - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhìn
chung, tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh là tư
tưởng thực hiện hành động ngoại giao dựa vào sức mạnh, trên cơ sở sức mạnh (sức
mạnh “cứng” và sức mạnh “mềm”); mục tiêu cốt lõi, xuyên suốt, lâu dài của Mỹ là
duy trì, củng cố vị thế siêu cường thế giới (rồi siêu cường thế giới duy nhất) và vai
trò lãnh đạo thế giới của Mỹ trong đời sống xã hội loài người. Riêng đối với Liên
Bang (LB) Nga - quốc gia được coi là kế thừa Liên Xô, Hoa Kỳ vẫn có những “ưu
tiên đối ngoại” với tính cách là “đối tác chiến lược”. Cựu cố vấn an ninh quốc gia
Mỹ Zbigniew Brzezinski từng nói: “Nước Nga là một nước, do số phận quy định,
bằng cách này hay cách khác vẫn là một cường quốc trong các vấn đề thế giới, bất
luận những khó khăn mà nó đang gặp phải”. [1, tr.10]. Do đó, thực chất, Mỹ muốn
Nga là đối tác của mình, thậm chí là “đối tác chiến lược”, song chỉ là đối tác mạnh
vừa phải, khá giả vừa phải, có hịa bình, ổn định và tất nhiên coi trọng hết mực “vai
trò cố vấn” của Mỹ trong hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế - xã hội,
nhất là luôn ủng hộ Mỹ trên trường quốc tế. Trong khi tỏ ra kiêng nể lòng tự ái của
người Nga, Mỹ cũng không kém phần kiên quyết và triệt để phá vỡ những nền tảng

20


địa - chính trị (những nền tảng dù chỉ về nguyên tắc và lý thuyết) có thể cho phép
“nước Nga mới” chiếm vị thế siêu cường thứ hai trong nền chính trị thế giới, vị thế
mà Liên bang Xơ viết đã từng chiếm giữ. [15, tr.166-167].
Trong khi đó, LB Nga là nước cộng hịa lớn nhất, có tiềm lực mạnh nhất của
Liên bang Xô viết, được tiếp nhận quy chế đặc biệt “Quốc gia kế tục Liên Xô”. Ra
đời trong bối cảnh như vậy, nên bộ máy chính quyền của Tổng thống Boris Yeltsin
đã đặt mục tiêu đối ngoại bao trùm là tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để đạt

được 3 trụ cột: xây dựng nước Nga thành một nước dân chủ hiện đại theo mô thức
phương Tây; có một nền kinh tế phát triển theo nguyên tắc thị trường; có vai trị, vị
trí quốc tế xứng đáng với tiềm năng, tiềm lực và truyền thống của nước Nga trên tư
cách là một cường quốc trong trật tự thế giới đang hình thành sau Chiến tranh lạnh,
lâu dài hơn là xác lập được vai trò, vị thế quốc tế tương tự như Liên Xơ trước đây
từng có trong đời sống các quan hệ quốc tế hiện đại. [15, tr.80]. Tham vọng của
Tổng thống Boris Yeltsin là với chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương”,
nước Nga sẽ nhanh chóng trở thành thành viên đầy đủ và bình đẳng của Câu lạc bộ
các nước TBCN phát triển. Do đó, trong giai đoạn 1991-1993, ban lãnh đạo LB Nga
đã khai thác mọi khả năng (nhiều khi bằng mọi giá, kể cả những nhượng bộ, thỏa
hiệp vô điều kiện) trong quan hệ với các nước phương Tây, nhằm sớm đưa nước
Nga hòa nhập thế giới phương Tây. Tuy nhiên, sau hơn hai năm thực hiện chính
sách này, những kết quả mà nước Nga đạt được q ít ỏi. Vì thế, từ năm 1994, Nga
lại lấy “định hướng Âu-Á” thay cho “định hướng Đại Tây Dương. [15, tr.85-86].
Bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga lại bắt đầu từ
tháng 1/1996. Trong thông điệp gửi Hội đồng LB Nga tháng 6/1996, Tổng thống
Boris Yeltsin nhấn mạnh: “Chính sách đối ngoại Nga hiện nay phải tập trung vào
việc đề ra những thỏa thuận cùng được chấp nhận, bảo đảm quan hệ bình đẳng, sự
tơn trọng lẫn nhau, sẵn sàng có nhượng bộ hợp lý, hợp tình đi đối với việc tuân thủ
nghiêm ngặt lợi ích quốc gia”. Thời điểm này, học thuyết an ninh quốc gia của LB
Nga xác định lợi ích quốc gia quan trọng hàng đầu là củng cố quan hệ liên kết với

21


×