Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN HOÀNG LONG



QUAN HỆ AN NINH, CHÍNH TRỊ NHẬT – TRUNG TỪ SAU CHIẾN
TRANH LẠNH: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN




Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 603150




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh




Hà nội tháng 9 -2010

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: QUAN HỆ AN NINH, CHÍNH TRỊ NHẬT - TRUNG
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH 10
1.1. Bối cảnh quốc tế và nhu cầu tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản
và Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh 10
1.2. Giai đoạn tăng cường mối quan hệ Nhật- Trung 12
1.3. Giai đoạn “ lạnh giá ” trong quan hệ Nhật - Trung 21
1.4. Giai đoạn “tan băng” trong quan hệ Nhật- Trung 23
Tiểu kết chƣơng 1 32
CHƢƠNG 2: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ AN NINH
CHÍNH TRỊ NHẬT - TRUNG 33
2.1. Vấn đề an ninh 33
2. 2. Cạnh tranh vị thế chính trị 39
2.3. Tranh chấp chủ quyền biển và hải đảo 41
2.3.1.Tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) 41
2.3.2. Tranh cãi phân chia đường giới tuyến ở khu vực biển Hoa Đông 49
2.3.3. Tranh cãi vấn đề đảo Okinotori 50
2.4. Vấn đề Đài Loan 55
2.5. Vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên 59
2.6. Những vấn đề lịch sử 59
2.7. Cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế 64
2.7.1.Phản ứng của Nhật Bản trước FTA giữa Trung Quốc và ASEAN 65
2.7.2. Chiến lược FTA của Nhật Bản 67

2
2.7.2.1. Thay đổi chiến lược thông thương 67

2.7.2.2. Hướng tới một FTA "Đại Châu Á" 67
Tiểu kết chƣơng 2 70
CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ NHẬT -
TRUNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM 72
3.1. Xu hướng tiến triển trong quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung
thời gian tới 72
3.2. Một số hàm ý cho Việt Nam 77
Tiểu kết chƣơng 3 80
KẾT LUẬN 81
Tµi liÖu tham kh¶o 84

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACFTA
ASEAN – China
Free Trade Agreement
Hiệp định tự do thương
mại ASEAN – Trung Quốc
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương
mại tự do ASEAN
APEC
ASEAN Pacific
Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương
ARF
ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực Đông Nam Á
ASEAN
The Association of
Southeast Asean Nations
Hiệp hội các nước
Đông Nam Á
ASEM
Asian – Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CLCS
Commission on the Limits
of the Continental Shelf
Ủy ban Ranh giới Thềm
lục địa Liên Hiệp Quốc
DPJ
Democratic Party of Japan
Đảng Dân chủ Nhật Bản
DOC

Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông
EEZ
Exclusive economic zone
Vùng đặc quyền kinh tế
EU
European Union
Liên minh Châu Âu

FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

4
JACEP
Japan – ASEAN
Comprehensive Economic
Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện Nhật Bản – ASEAN
LDP
Liberal Democratic Pary
Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản
ODA
Offical Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
TBCN
Capitalist society
Xã hội Tư bản Chủ nghĩa

UNCLOS
United Nations Convention
on the Law of the Sea
Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật biển
USD
US Dollar
Đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

5
LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài.
Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có quan hệ lịch sử lâu đời trên
nhiều lĩnh vực nhưng cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Mối quan hệ giữa
hai quốc gia láng giềng này có tầm quan trọng to lớn đối với khu vực, tác
động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia liên quan, đặc
biệt là các nước ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nơi mà cả Trung
Quốc và Nhật Bản đang ra sức tăng cường ảnh hưởng. Việt Nam là quốc gia
nằm trong khu vực Đông Á cùng với Trung Quốc và Nhật Bản. Thực tế, lịch
sử phát triển của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ hai quốc gia này, và
hiện nay, Trung Quốc, Nhật Bản đều là những đối tác hàng đầu của Việt
Nam. Chính vì vậy, Việt Nam càng chịu ảnh hưởng trong sự tương quan mối
quan hệ Nhật - Trung. Cặp quan hệ này luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn định

“nóng - lạnh bất thường”. Phân tích cặp quan hệ này, từ đó có những đánh
giá, để tìm ra những hàm ý đóng góp cho chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Xuất phát từ ý nghĩa đó tôi quyết định chọn đề tài: Quan hệ an ninh, chính
trị Nhật – Trung từ sau Chiến tranh Lạnh: thực trạng, vấn đề và xu hướng
tiến triển làm luận văn Thạc sỹ cho chuyên ngành Châu Á học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ Nhật – Trung nói chung, quan hệ an ninh, chính trị giữa hai
quốc gia này nói riêng không phải là chủ đề mới, nhưng đây là vấn đề lớn,
phức tạp và hết sức quan trọng nên đã được không ít công trình, bài viết ở cả
trong nước và ngoài nước đề cập.
Ở trong nước, về chủ đề trên, đáng chú ý, có công trình: Quan hệ Nhật
Bản – Trung Quốc từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II tới nay, tác giả
Nguyễn Thanh Bình, Nhà xuất bản KHXH năm 2004. Công trình này tập

6
trung phân tích tương đối toàn diện mối quan hệ Nhật Bản- Trung Quốc trên
nhiều lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị từ năm 1945- 2002 (quá trình đàm
phán, tiến trình bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung và quan hệ kinh tế giữa
hai nước từ khi bình thường hóa quan hệ từ năm 1972 đến cuối những năm
1990). Phần quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung, chủ yếu đề cập trong
giai đoạn Chiến tranh Lạnh, từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay phân tích còn sơ
lược. Ngoài ra, còn có công trình: Quan hệ Trung – ASEAN – Nhật Bản trong
bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, do PGS. TS Vũ Văn Hà chủ
biên, Nhà xuất bản KHXH xuất bản năm 2007. Đây là công trình phân tích
trong quan hệ song phương và đa phương giữa ba thực thể Trung Quốc –
ASEAN – Nhật Bản. Ở đây, quan hệ chính trị Nhật – Trung được đề cập
trong tương quan phân tích với các cặp quan hệ khác. Phần quan hệ chính trị
tuy đã được đề cập nhưng chủ yếu tập trung về khía cạnh an ninh.
Ở nước ngoài, có thể kể đến công trình của Kazuko Mori: Quan hệ Nhật
– Trung từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II tới nay, được Nhà xuất bản

Iwanami công bố năm 2006. Đây là tác phẩm chủ yếu đề cập tới bối cảnh và
nhu cầu bình thường hóa quan hệ hai nước và quan hệ an ninh, chính trị trong
giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc, vượt qua hiểu
nhầm của quá khứ, hướng tới tương lai, của Okaabe, do Nhà xuất bản
Iwanami công bố năm 2006. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung vào
phân tích quan hệ an ninh, chính trị giữa hai quốc gia và đánh giá tác động
của nó tới chính trị Nhật Bản.
Tóm lại, tuy đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ an
ninh, chính trị Nhật – Trung, song về cơ bản các công trình này vẫn tập trung
vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh; chưa tập trung phân tích sâu giai đoạn sau
Chiến tranh Lạnh. Do đó, nhiệm vụ của Luận văn này là tập trung nghiên cứu
và đánh giá một cách có hệ thống quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung từ

7
sau Chiến tranh Lạnh tới nay, đặc biệt khác với các công trình nghiên cứu
khác, Luận văn đi sâu vào phân tích những thách thức gây trở ngại và dẫn đến
những căng thẳng liên quan tới an ninh, chính trị trong cặp quan hệ này, qua
đó rút ra những hàm ý cho Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng vào trong
đường lối đối ngoại.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có những mục đích nghiên cứu chủ yếu sau: Trên cơ sở phân
tích mối quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung trong giai đoạn từ sau Chiến
tranh Lạnh tới nay, đề xuất một số giải pháp giúp Việt Nam có thể ứng xử tốt
hơn trong quan hệ với hai nước lớn ở khu vực này, nhằm tạo lập và duy trì
được mối quan hệ láng giềng thân thiện, tạo môi trường đối ngoại thuận lợi
phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi tìm hiểu và phân tích mối quan hệ an ninh, chính trị của hai
nước Nhật Bản và Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh, phân tích thực trạng

và vấn đề, xu hướng tiến triển của mối quan hệ này. Tìm ra những cơ hội cho
Việt Nam có thể tận dụng trong tương tác của mối quan hệ này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa hai nước
Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay chủ
yếu trong các lĩnh vực an ninh và chính trị. Trong quá trình nghiên cứu có sự
so sánh, phân tích sự tác động qua lại giữa các mặt trong quan hệ giữa hai
nước. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu phân tích những vấn đề gây trở ngại
cho mối quan hệ này và triển vọng của nó, và những cơ hội mà Việt Nam có
thể tận dụng.

×