Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

SỔ TAY ĐÀO TẠO Tăng cường sự tham gia của trẻ em_Training manual CP by CEFACOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.39 KB, 66 trang )

Sổ tay đào tạo
Tăng cường sự tham gia của trẻ em
(Dành cho giảng viên nguồn)

1


Hà nội, 2007
MỤC LỤC

Giới thiệu...........................................................................................................................3
1. Phương pháp tập huấn.........................................................................................4
2. Một số kỹ năng cần thiết đối với giáo viên...........................................................5
3. Chọn địa điểm và bố trí phịng học.......................................................................6
4. Chương trình tập huấn………………………………………………………………...7
Bài 1. Giới thiệu Công ước về Quyền trẻ em……………………………………………......9
Phụ lục tham khảo bài 1…………………………………………………………………..…..20

Bài 2. Kiến thức về sự tham gia của trẻ……………………………………………..…..31
Phụ lục tham khảo bài 2………………………………………………………………….…...42
Bài 3. Các kỹ năng truyền thông hiệu quả…………………………………………….…….50
Phụ lục tham khảo bài 3……………………………………………………………………….63
Kế hoạch bài giảng mẫu………………………………………………………………………70
Mẫu phiếu đánh giá sau tập huấn…………………………………………………………....73

2


Giới thiệu
Trẻ em trên toàn thế giới xứng đáng được hưởng sự quan tâm thường xuyên đối với việc thực
hiện quyền của các em. Quyền của các em phải được thực hiện hàng ngày trong gia đình, nhà


trường và xã hội. Nhưng trong thực tế, những quyền cơ bản giúp trẻ em tồn tại, phát triển toàn
diện và tham gia tích cực vào q trình phát triển vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
Ở Việt nam, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện quyền của trẻ em,
nhưng trẻ em vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề của cuộc sống: bạo lực, trừng phạt vô cớ,
sử dụng ma túy, bị bóc lột lao động và lạm dụng tình dục. Các em thiếu cơ hội tham gia bày tỏ
quan điểm về vấn đề liên quan tới các em và hiếm khi ý kiến của các em được người lớn lắng
nghe.
Việc vi phạm quyền không chỉ gây hậu quả xấu cho cá nhân các em, mà đơi khi cịn là ngun
nhân cho sự bất an về chính trị và xã hội.
Vì sự phát triển của trẻ em và của toàn xã hội, mọi người cần hiểu về quyền trẻ em, biết trẻ được
hưởng những quyền gì, tạo điều kiện và trao quyền cho trẻ. Đó chính là cơ hội để trẻ bày tỏ
những quan điểm của mình về tất cả những vấn đề có ảnh hưởng tới trẻ em.
Để góp phần hỗ trợ cho công tác đào tạo về "Tăng cường sự tham gia của trẻ em", cuốn " Sổ tay
đào tạo" này được tổng hợp và xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các lớp tập huấn về quyền
trẻ em và tăng cường sự tham gia của trẻ em, nhằm giúp các giảng viên nguồn sử dụng như một
cẩm nang trong các khoá đào tạo lại cho các tuyên truyền viên cơ sở, các bậc cha mẹ, các em
học sinh về quyền trẻ em và sự tham gia của trẻ một cách hiệu quả.
Cuốn sổ tay bao gồm những nội dung:


Giới thiệu chung – nguyên tắc và phương pháp tập huấn



Bài 1 - Giới thiệu về Công ước quốc tế Quyền trẻ em



Bài 2 – Sự tham gia của trẻ em trong Công ước về quyền trẻ em




Bài 3 – Các kỹ năng truyền thông hiệu quả

Mỗi bài trong cuốn sổ tay này đều có một phần Tài liệu dùng cho máy chiếu hoặc sử dụng
trên giấy A0 để kết luận nội dung cốt lõi, dùng làm tài liệu phát tay cho các học viên nghiên cứu
tại lớp hoặc làm tài liệu sử dụng sau này.
Hy vọng cuốn Sổ tay đào tạo này sẽ đáp ứng được phần nào yêu cầu của các giảng viên trong
quá trình sử dụng. Quá trình biên soạn khơng tránh khỏi thiếu sót, chúng tơi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp để cuốn sổ tay được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

3


1. Phương pháp tập huấn
Tập huấn về quyền có những đặc thù riêng, không chỉ đơn thuần là “dạy” cho người lớn
và trẻ em biết về quyền của trẻ em, mà phải tạo được cơ hội cho thảo luận, so sánh những gì đã
được học với những gì đang diễn ra thực sự trong cuộc sống, họ cảm nhận và cuối cùng là thay
đổi hành vi của bản thân. Vì vậy, sử dụng phương pháp tập trung nhiều hơn vào việc chia sẻ kinh
nghiệm để đảm bảo sự tham gia tích cực của học viên. Sử dụng những câu hỏi và bài tập tình
huống để thu hút sự quan tâm và hứng thú của học viên. Phương pháp có thể được thực hiện
như sau:
 Việc học sẽ tốt hơn nếu sử dụng nhiều giác quan, vì vậy thảo luận có thể được bổ trợ

bằng tranh lật, ảnh, biểu tượng, minh hoạ hay hành động.
 Việc học diễn ra tốt nhất khi người học có thể liên tưởng tới quan niệm/kinh nghiệm trong

thực tế cuộc sống. Do đó sẽ rất hữu ích nếu sử dụng các ví dụ có thực trong cuộc sống
của những người tham gia để minh hoạ ý tưởng. Cơ hội để áp dụng các điều học được

giữa các bài học sẽ giúp học viên nhận thức được giá trị của bài học tốt hơn.
 Phụ trách lớp: Một người được cử ra có thể được phân cơng chịu trách nhiệm đôn đốc

mọi người dự lớp, theo dõi kế hoạch trước, chuẩn bị địa điểm, điều khiển thảo luận.
2. Một số kỹ năng cần thiết đối với giáo viên
+ Hoạt động làm quen
Các thành viên của lớp phải được giới thiệu với nhau ngay từ khi bắt đầu lớp học.
Điều này giúp người tham gia cảm thấy thoải mái hơn, ngay cả khi họ đã quen biết nhau
từ trước.
+ Xây dựng nguyên tắc của lớp học
Học viên và giảng viên cùng nhau xây dựng những nguyên tắc/nội qui để học viên
tự kiểm sốt hành vi của mình trong suốt quá trình học. Qui định này do cả lớp cùng thống
nhất và thực hiện.
Nguyên tắc của lớp
1. Tất cả đều là học viên
2. Không phân biệt giảng viên, học viên
3. Chấp hành đúng thời gian biểu
4. Sẵn sàng chấp nhận ý tưởng mới
5. Đến lớp đầy đủ
+ Hướng dẫn thực hiện bài giảng
Để thu hút sự tham gia của học viên một cách có hiệu quả, thơng thường một bài giảng nên bao
gồm hoạt động khởi động, câu hỏi thảo luận, trình bày và tóm lược nội dung chính. Sau đây là
một số gợi ý cách tiến hành một bài giảng có sự tham gia.

4


1. Trước khi tiến hành hoạt động, bạn hãy chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho bài
giảng.
2. Nhẩm trước trong đầu các bước tiến hành, điều đó sẽ giúp bạn thấy tự tin và sẵn

sàng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.
3. Hãy cởi mở và thân thiện, bằng cách đi đi lại lại giữa các học viên, nhìn vào mắt
họ một cách khuyến khích.
4. Khi u cầu học viên làm một việc gì đó, hãy làm như không phải bạn đang ra lệnh
cho họ, sử dụng sự duyên dáng của mình để đạt được mục đích.
5. Hãy chú ý và nhạy cảm với nhu cầu và tình cảm của học viên. Ví dụ nếu khơng khí
lúc đầu im lặng thì có thể cần hát hay chơi trò chơi.
6. Thời gian tiến hành các hoạt động chỉ là gợi ý, tuỳ thuộc vào trọng tâm của bài để
điều chỉnh sao cho phù hợp.
+ Hướng dẫn thảo luận
o

Các câu hỏi thảo luận là để khuyến khích học viên nói cho bạn nhiều hơn về
những gì họ nghĩ và cảm nhận. Không tranh luận, hãy tôn trọng ý kiến của họ cho
dù bạn khơng hồn tồn đồng ý.

o

Hãy hỏi những câu hỏi gợi mở để học viên có thể chia sẻ được suy nghĩ, tình cảm,
kinh nghiệm, quan điểm của họ về vấn đề đưa ra thảo luận.

o

Hãy đặt những câu hỏi hướng học viên phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong
quan điểm của họ.

o

Nên bất đầu cuộc thảo luận bằng những người có ý kiến khác nhau nhưng tránh
gây căng thẳng làm cho cuộc thảo luânh trở thành tranh cãi. Tránh đưa ra quan

điểm của bạn, nếu có bạn nên đặt dưới dạng câu hỏi bạn để họ tự trả lời.

3. Chọn địa điểm và bố trí phịng học
1. Địa điểm và khung cảnh nơi diễn ra tập huấn phải thuận lợi cho học viên không phải
chỉ về mặt hậu cần mà phải có cả khơng khí cởi mở và ấm cúng. Học viên phải cảm
thấy thoải mái cả về tâm lý lẫn tình cảm, nếu không họ sẽ ngại không chia sẻ những
suy nghĩ cũng như chính kiến của họ.
2. Cách bố trí chỗ ngồi trong phòng học cũng rất quan trọng. Tránh sắp xếp theo như lớp
học vì chúng sẽ nói về cuộc sống chứ không phải kiến thức trong sách giáo khoa.
3. Trang trí phịng học với các tranh ảnh về trẻ em, làm giống như một triển lãm nhỏ nếu
có thể.

5


4. Chương trình tập huấn
THỜI GIAN
Ngày 1
7.30 – 9.30

NỘI DUNG

GHI
CHÚ

Giới thiệu khoá tập huấn
Làm quen học viên
Giới thiệu mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp học tập và nội
quy lớp học
Bài 1: Giớí thiệu Cơng ước Quốc tế về Quyền trẻ em


9.30- 9.45

9.45 – 11.30
13.30 – 15.00

Hoạt động 1: Khái niệm về Quyền/Quyền con người
Hoạt đông 2: Trẻ em và Quyền trẻ em
Nghi giải lao
Hoạt động 3: Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và các nhóm
quyền
Hoạt động 4: Mối liên hệ giữa các nhóm quyền
Hoạt động 5: Giải quyết mâu thuẫn khi thực hiện quyền trẻ em
Nghỉ trưa
Khởi động
Hoạt động 6: Quyền và trách nhiệm
Bài 2: Kiến thức về sự tham gia của trẻ em
Hoạt động 1: Tại sao sự tham gia của trẻ lại quan trọng
Hoạt động 2: Khái niệm về trẻ em và sự tham gia của trẻ trong

15.00 – 15.15

15.15 - 17.00

Công ước Quốc tế về quyền trẻ em
Hoạt động 3: Sự tham gia của trẻ em
Nghỉ giải lao
Hoạt động 4: Mức độ tham gia và chất lượng tham gia
Hoạt động 5: Các nguyên tắc về sự tham gia của trẻ
Hoạt động 6: Những trở ngại khi tạo điều kiện cho sự tham gia

của trẻ
Hoạt động 7: Những điều người lớn nên và không nên làm
trong sự tham gia của trẻ

Ngày 2
7.30 – 9.30

9.30 – 9.45
9.45 – 11.30

Bài 3: Các kỹ năng truyền thông hiệu quả
Khởi động, ôn bài
Kỹ năng giao tiếp và giao tiếp với trẻ
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Kỹ năng đặt câu hỏi
Nghỉ giải lao
Kỹ năng đưa và nhận phản hồi
Kỹ năng trình bày
Kỹ năng dẫn trình
Nghỉ trưa

6


13.30 – 15.00
15.00 – 15.15
15.15 – 17.00

Khởi động
Phương pháp làm việc với trẻ em

Kỹ năng tổ chức diễn đàn có sự tham gia của trẻ
Nghỉ giảo lao
Lập kế hoạch triển khai
Hoàn thành phiếu đánh giá tập huấn
Tổng kết, bế mạc

7


BÀI I – GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM
Mục tiêu:
Giúp học viên:
1) Nắm được khái niệm về Quyền/Quyền con người;
2) Nắm được các nhóm quyền được qui định trong Công ước về quyền trẻ em
3) Hiểu được việc thực hiện quyền trẻ em đóng góp vào sự phát triển toàn diện
của trẻ em
Thời gian : 180 phút
Chuẩn bị:
- Các tấm phiếu nhiều mầu
- Giấy Ao
- Bút viết giấy, Băng dính, Kéo…
- Cuốn sách nhỏ Cơng ước Quốc tế về quyền trẻ em
- Bộ tranh về công ước
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Khái niệm về Quyền/Quyền con người
Mục đích: Giúp học viên nắm được khái niệm về Quyền con người
Thời gian: 15 phút
1. Giảng viên có thể bắt đầu: Con người có những đặc tính riêng biệt mà các lồi sinh vật
khác khơng có, những đặc tính đó là gì? u cầu học viên dành 5 phút nghĩ đến những
đặc tính gì phân biệt con người với các sinh vật khác và ghi lại các đặc tính đó trên các

phiếu màu (có thể thể hiện bằng các hình vẽ để mơ tả các đặc trưng đó)
2. Học viên dán những tấm phiếu hoặc hình vẽ đó lên bảng và cả lớp cùng thảo luận về
những đặc tính mà các bạn cho rằng con người cần có :
-

Có lý trí
Có cơ thể/có thể chết
Có nhiều loại tình cảm khác nhau
Có tính sáng tạo
Có khả năng phát triển
Là chủ thể xã hội....

8




Theo các bạn, những đặc tính trên, có phải là tiềm năng của con người? Vậy cần phải làm
gì để những tiềm năng đó của con người có thể phát triển?
Đặc tính của con người

Tiềm năng cần phát triển



Có lý trí



Giáo dục




Có cơ thể/có thể chết



Thực phẩm, quần áo, nơi ở



Có nhiều loại tình cảm khác nhau



Tự do biểu lộ tình cảm



Có tính sáng tạo



Cơng việc nghề nghiệp



Có khả năng phát triển




Tình u, kiến thức, giải trí



Là chủ thể xã hội và chính trị



Gia đình, nhà nước, hiệp hội



Có nhiều ý kiến, quan điểm



Tự do bày tỏ ý kiến

3. Giảng viên khái quát : Con người không thể bị phân chia hoặc tách thành các mảnh. Tất
cả những đặc tính trên tạo thành các khả năng tiềm tàng của con người “cần để phát triển”.
- Đó chính là “quyền con người”.


Vậy quyền con người là gì? Giảng viên kết luận :
Quyền con người có thể được hiểu là đặc quyền vốn có của từng cá nhân nhằm
bảo vệ nhân phẩm và nâng cao giá trị của họ với tư cách là con người.
Đó là giá trị cơ bản mà thơng qua đó, chúng ta khẳng định rằng chúng ta là một
cộng đồng nhân loại duy nhất.
Đó là các nhu cầu và quyền lợi của con người, được thừa nhận và đảm bảo bởi

luật pháp quốc gia và quốc tế.

(Tham khảo phụ lục 1)
Hoạt động 2 : Trẻ em và quyền trẻ em
Mục đích: Giúp học viên hiểu:
- Trẻ em khác người lớn và trẻ em có nhu cầu riêng, chúng cần được bảo vệ đặc biệt
- Khái niệm Quyền trẻ em
Thời gian: 30 phút
1. Giảng viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: các bạn nghĩ những người như thế nào thì
được gọi là trẻ em? một số học viên phát biểu, giảng viên ghi nhanh những ý kiến lên
bảng.

9


2. Yêu cầu mỗi học viên hãy tìm ra những đặc điểm đặc trưng của trẻ em và của người
lớn , rồi viết chúng lên giấy, giảng viên tập hợp các ý kiến lên giấy A0 theo 2 cột và so
sánh (đặc trưng của trẻ em, đặc trưng của người lớn)
Đặc trưng của trẻ em

Đặc trưng của người lớn

- Hồn nhiên
- Ngây thơ
-.......

3. Giảng viên hãy chia học viên thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi
và trình bày:
 Nhóm 1: Hãy so sánh người lớn và trẻ em giống, khác nhau như thế nào?
o Trẻ em và người lớn giống nhau họ đều là con người, đều có các đặc tính cũng

như các khả năng tiềm tàng của con người.
o Tuy nhiên, có sự khác nhau ở mức độ phát triển. Trẻ em là người đang trưởng
thành, chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ em cần sự hướng
dẫn của người lớn, trong khi đó người lớn đã phát triển đầy đủ để có thể tồn tại
độc lập.
 Nhóm 2: Người lớn và trẻ em có nhu cầu như nhau khơng? Có quyền như nhau khơng?
o Có, họ có nhu cầu như nhau bởi vì họ đều là con người, là thành viên của xã hội,
là công dân đất nước.
o Nhưng vì trẻ em chưa phát triển đầy đủ vể thể chất, tâm lý, tình cảm, thiếu kinh
nghiệm sống nên sự phát triển của các em còn phụ thuộc phần lớn vào sự chăm
sóc, ni nấng, dạy bảo của người lớn. Vì vậy, có những nhu cầu của trẻ em cịn
dựa vào người lớn.
 Nhóm 3: Sự khác nhau giữa quyền và nhu cầu?
Nhu cầu

Quyền

- Có thể thay đổi theo thời gian, hồn
cảnh
- Nhu cầu của mỗi người có thể giống

khác nhau
- Có thể được đáp ứng, có thể khơng
được đáp ứng
- Không quy định rõ ràng ai là người
chịu trách nhiệm thực hiện.

- Mang tính ổn định hơn nhu cầu
- Là một phần trong số các nhu cầu
- Mọi người có quyền như nhau

- Được cơng nhận bằng pháp lý
- Được phép đòi hỏi, yêu cầu người khác
phải thực hiện
- Quy định nghĩa vụ rõ ràng

 Trẻ em có cần sự bảo vệ đặc biệt khơng? Vì sao?

10


o

Có, vì trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn do cịn non nớt để xử lý các tình
huống và bảo vệ bản thân. Hơn nữa, trẻ em có những nhu cầu đặc biệt của lứa
tuổi nên quyền được bảo vệ đặc biệt là chính đáng và cần thiết đối với trẻ.

5. Giảng viên Kết luận:
o

Quyền trẻ em là quyền con người, bởi trẻ em cũng là con người, là thành viên của
xã hội, là công dân của đất nước.

o

Do trẻ em cần có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt như vậy, nên quyền con người
sẽ được hiểu và thực hiện sao cho phù hợp với các đặc tính và nhu cầu của trẻ .
Quyền trẻ em được quy định là tất cả những gì trẻ em cần có để
được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.

(Tham khảo phụ lục 2)

Hoạt động 3: Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và các nhóm quyền
Mục đích: Giúp học viên:
- Nắm được cấu trúc và các nguyên tắc Công ước về Quyền trẻ em
- Hiểu được nội dung của 4 nhóm quyền
Thời gian: 60 phút
3.1 Cấu trúc của cơng ước:
1. Giảng viên giải thích: Chúng ta vừa khẳng định rằng, trẻ em cần sự chăm sóc và bảo vệ
đặc biệt. Chính vì lẽ đó - Công ước Quốc tế về quyền trẻ em ra đời ngày 29/11 /1989
2. Theo các bạn Cấu trúc của công ước quốc tế về quyền trẻ em gồm bao nhiêu phần, bao
nhiêu điều? Hãy nêu nội dung chính của từng phần của Công ước.
3. Giảng viên ghi nhận những ý kiến phát biểu của học viên, sau đó giới thiệu cấu trúc của
cộng ước.
4.

Vậy Công ước quốc tế về quyền trẻ em được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
Hãy để học viên kể tên những nguyên tắc.

5. Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy A0, bút viết bảng, dành 10 phút cho các
nhóm thảo luận nội dung của từng nguyên tắc (có thể minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể)
và trình bày trước lớp.
6. Giảng viên phân tích sâu hơn về nội dung của 4 nguyên tắc

11


Cấu trúc của Công ước – gồm 4 phần
-

Lời mở đầu
Các ngun tắc cơ bản của Cơng ước

 Hồn cảnh ra đời của Công ước

 Không phân biệt đối xử
- Phần 1 (từ điều 1 - 41)
 Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
 Các quyền mà tất cả trẻ em được hưởng
 Cha mẹ phảI hướng dẫn phù hợp với sự phát triển của
trẻ
- Phần 2(từ điều 42 - 45)
 Tôn trọng ý kiên của trẻ.
 Hướng dẫn giám sát và thực hiện Công ước
7.

-

Phần 3 (từ điều 46 - 54)

Giảng
viên yêu
 Hướng dẫn để Công ước trở thành có hiệu lực
cầu học
viên thảo
luận tình huống dưới đây, xem cô giáo Thanh đã vi phạm những nguyên tắc nào của
Công ước ?

Tiến là một học sinh mồ côi được chuyển đến lớp cơ Thanh vì cơ có tiếng là giáo viên
dạy giỏi. Tuy nhiên, lớp 6H của cô đã rất đông. Đại diện cho trung tâm mồ côi của Tỉnh
cố gắng thuyết phục cô Thanh rằng đây là trường hợp trẻ em có hồn cảnh khó khăn,
đặc biệt vì vậy cơ Thanh nên cố gắng giúp đỡ cháu. Cô Thanh đã đồng ý nhận cậu học
sinh này. Khi giới thiệu Tiến với cả lớp cô Thanh nhắc đi, nhắc lại việc bạn học sinh này

là một cậu bé mô côi nhằm kêu gọi sự cảm thông của cả lớp. Cô yêu cầu Nam, một
cậu bé khác trong lớp nhường chỗ cho bạn. Nam phải ngồi ghép với các bạn ở một bàn
học khác vồn đã rất đông. Từ hơm đó, cậu mất tập trung và học hành sút kém. Nam
cũng trở nên căm ghét bạn Tiến.
3.2 Các nhóm quyền
1. Bộ tranh Nội dung Công ước, tờ giấy khổ lớn, kéo, hồ dán.
2. 4 tờ giấy khổ to, có nội dung như sau:
Quyền được sống còn – quyền được sống Quyền được phát triển – những gì trẻ em
và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản cho sự cần để phát triển đầy đủ nhất các tiềm
tồn tại của một đứa trẻ.
năng.

12


Quyền được bảo vệ – bảo vệ trẻ em khỏi
mọi hình thức bị bỏ rơi và lạm dụng.

Quyền được tham gia – quyền cho phép
trẻ em tham gia vào các vấn đề có liên
quan đến cuộc sống của chúng

3. Phân phát cho mỗi học viên 1-2 tờ tranh mô tả nội dung Công ước. Hãy để mọi người
xem và hiểu nội dung của bức tranh đó và xác định xem nội dung đó phù hợp với
nhóm quyền nào.
4. Giảng viên đặt 4 tờ giấy to ở 4 góc khác nhau với tên và định nghĩa của 4 nhóm
quyền: Sống cịn, Bảo vệ, Phát triển và Tham gia. Yêu cầu học viên di chuyển và tự
xếp tranh của mình vào nhóm phù hợp.
5. Mỗi cá nhân tự so sánh nội dung tranh của mình với định nghĩa về nhóm quyền mà họ
chọn (có thể chuyển sang nhóm khác nếu bạn thấy khơng phù hợp), sau đó dán lên tờ

giấy to.
6. Thảo luận nội dung trong từng nhóm quyền một. Khuyến khích học viên thảo luận và
tự điều chỉnh nếu có những bất đồng hơn là quan tâm đến việc có một câu trả lời
“đúng”.
7. Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại nội dung cơ bản của 4 nhóm quyền và kết luận
Nhóm Quyền Sống cịn - Trẻ em được sống bình thường và
được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát
triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất,
được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau
khi ra đời.

Nhóm Quyền được Bảo vệ - Trẻ phải được bảo vệ chống tất cả
các hình thức bóc lột sức lao động, bóc lột và xâm hại tình dục,
lạm dụng ma tuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và bn
bán. Trẻ em cịn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vơ cớ vào thư
tín và sụ riêng tư.
Trẻ em không bị tra tấn đánh đạp, lạm dụng trong trường hợp
trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.

Nhóm Quyền được phát triển - Tạo mọi điều kiện để trẻ em có

13


thể phát triển đầy đủ cả về thể chất và đạo đức: bao gồm quyền
được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hố, tiếp
nhận thơng tin, tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo.
Trẻ em cần có sự u thương và cảm thơng của cha mẹ để có
thể phát triển hài hồ.


Nhóm Quyền được tham gia - Tạo mọi điều kiện cho trẻ em
được tự do bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc
sống của trẻ. Có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hồ bình,
được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa
thông tin phù hợp.

8. Giảng viên có thể tổ chức trị chơi " nhìn hành động đoán tên quyền" để giúp học viên nắm
chắc nội dung của các nhóm quyền trẻ em. Tổ chức trị chơi như sau: mỗi nhóm sẽ dùng cử
chỉ để diễn đạt nội dung các quyền trong phiếu được nhận, nhóm khác đốn xem tên quyền
đó là quyền gì. Luu ý chỉ diễn tả bằng hành động, không được dùng lời nói hoặc tạo ra bất kỳ
âm thanh nào. Lần lượt một nhóm mơ tả và nhóm kia sẽ đốn ( mỗi quyền quy định 3 phút)
sau đó sẽ đổi phiên. Mỗi lần đoán đúng nội dung một quyền sẽ được tính 1 điểm. Cuối cùng
nhóm nào có số điểm cao hơn thì nhóm đó sẽ thắng.
(Tham khảo phụ lục 3)
Hoạt động 4: Mối liên hệ giữa các nhóm quyền
Mục đích: Giúp học viên:
- Hiểu được mối liên hệ giữa các nhóm quyền khác nhau và trong thực tế chúng ảnh hưởng đến
cuộc sống của trẻ em như thế nào.
- Hiểu được hậu quả của việc không thực hiện các quyền trẻ em.
Thời gian: 20 phút
1. Chia học viên thành 8 nhóm. Đưa cho mỗi nhóm một Câu chuyện của những đứa trẻ
minh họa cho một sự vi phạm quyền.

Vì gia đình tơi ở xa Trạm y
tế xã nên tơi khơng được
tiêm chủng khi cịn nhỏ.
Bây giờ tơi đã 8 tuổi và bị
bại liệt

Các anh em trai của tôi

được đi học ở trường làng,
nhưng tơi phải ở nhà vì tơi
phải giúp việc nhà. Bây giờ
tôI 7 tuổi.

14


Tôi đã 13 tuổi và đến
trường vào buổi sáng. Khi
về nhà, tôi thường giúp cha
mẹ việc đồng áng cho tới
tận tối mịt. Sau đó cịn phải
làm các việc khác như nấu
cơm, rửa bát, trông em.
Sau khi các em ngủ tôi mới
làm bàI tập về nhà nhưng
lúc đó tơi thấy rất mệt mỏi
và buồn ngủ.

Tơi 9 tuổi, gia đình tơi
khơng có nhiều tiền. Hàng
ngày chúng tôi phải đi lấy
nước ở nguồn cách xa nhà
2km. Các nhà trong xã tơi
khơng có nhà tiêu nên
chúng tơi thường đi ngồi ở
vườn, bụi cây ven đường
hay thậm chí ở ngay đường
làng.


Tơi 10 tuổi. Tơi nói thứ tiếng
mà cha mẹ, ơng bà, cả gia
đình tơI đều nói. Nhưng ở
trường, khơng có thầy cơ
nào nói tiếng của chúng tơI,
mà họ cịn khơng cho phép
tơi nói. Họ nói rằng chúng
tơI phảI học nói tiếng của
họ.

Tơi 13 tuổi, nước tơi đang
có chiến tranh chống lại
nước khác. Một sĩ quan
qn đội đến nhà và nói
rằng tơi phải gia nhập qn
đội, chiến đấu cho Tổ quốc,
vì tơi trơng đã lớn và khỏe
mạnh

Tôi bắt đầu làm việc ở
xưởng làm thảm len 12
tiếng/ngày từ khi tôi mới 9
tuổi. Bây giờ tôi 12 tuổi, chủ
xưởng thậm chí cịn u
cầu tơi làm nhiều giờ hơn
nữa.

Tơi 15 tuổi và đang sống ở
thành phố. Rất nhiều bạn

tôi hít ma túy và rủ tơi thử.
Tơi thử và đã nghiện. Hiên
nay tơi phải hít hàng ngày.
Đơi khi cảnh sát đuổi bắt
chúng tôI.

2. Sau khi đọc kỹ câu chuyện trong phiếu, nhóm sẽ tìm ra trẻ em trong câu chuyện được mơ
tả đang bị vi phạm những nhóm quyền nào?
3. Yêu cầu các nhóm thảo luận về mối liên hệ giữa câu chuyện về các đứa trẻ với các nội
dung của Cơng ước quyền trẻ em.
4. Các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày và phân tích.
5. Giảng viên tóm tắt và kết luận:
Các quyền của trẻ có mối liên quan mật thiết với nhau, kết quả của quyền này sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến các quyền khác.Việc không thực hiện quyền này có thể ảnh hưởng đến việc các em
khơng được hưởng các quyền khác. Ví dụ: trong câu chuyện thứ nhất, đứa trẻ đã không được
hưởng sự chăm sóc sức khỏe về y tế đầy đủ, điều đó đã ảnh hưởng đến quyền được học tập,

15


đứa trẻ khơng có khả năng hưởng các cơ hội giáo dục một cách đầy đủ; như vậy sẽ không có cơ
hội tham gia vào các hoạt động xã hội....
(Tham khảo phụ lục 4)
Hoạt động 5: Giải quyết mẫu thuẫn khi thực hiện quyền trẻ em
Mục đích: Giúp học viên:
- Hiểu được trong thực tế quyền của các cá nhân khác nhau có thể mâu thuẫn với nhau
- Hiểu được tác động của sự mâu thuẫn đó và tìm cách giải quyết phù hợp.
Thời gian: 30 phút
1.
Giảng viên giải thích với cả lớp rằng có nhiều khi tơn trọng quyền của người này

thì lại ảnh hưởng đến quyền của người khác. Cũng có những khi cùng một quyền nhưng mỗi
người hiểu theo các cách khác nhau, do đó gây ra mâu thuẫn.
2.

Chia lớp thành các nhóm 5-7 người/nhóm.

3.
Đưa cho mỗi nhóm một phiếu Mâu thuẫn khi thực hiện quyền. Dành ít phút để
nhóm nghiên cứu nội dung của các điều ghi trong phiếu, phân tích mâu thuẫn khi thực hiện
các quyền đó: Có bao nhiêu cách giải quyết mâu thuẫn này? Bạn sẽ chọn giải pháp nào? Tại
sao?
Nhóm 1:
Điều 28 nói trẻ em có quyền được học tập.
Điều 31 nói trẻ em có quyền được vui chơi và giảI trí.
Nhóm 2:
Điều 12 và 13 nói trẻ em có quyền nắm bắt thông tin và tự do bày tỏ ý kiến.
Điều 18 nói bố mẹ có trách nhiệm hàng đầu trong việc ni dạy con cái.
Nhóm 3
Điều 24 nói trẻ em có quyền được có sức khỏe tốt, bao gồm cả việc được bảo vệ khỏi ơ
nhiễm mơi trường
Điều 27 nói trẻ em có quyền được hưởng một mức sống đủ.
4. Các nhóm trình bày phần phân tích của nhóm, giảng viên chốt lại: Có nhiều khi tơn
trọng quyền của em này thì lại ảnh hưởng đến quyền của em khác, và cũng có những khi
cùng một quyền nhưng mọi người hiểu theo các cách khác nhau, do đó gây ra mâu thuẫn.
Ví dụ: người lớn biết rằng trẻ em được bảo vệ khỏi bị các hình thức xâm hại nhưng lại
trùng phạt trẻ bằng đánh đập, chủi mắng nếu chúng có lỗi, như vậy là vi phạm quyền
của trẻ em
Trong q trình thực hiện quyền trẻ em, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra, ví dụ như:
Cơng ước về quyền trẻ em có làm giảm vai trị và uy tín của cha mẹ không?


16


Khơng, ngược lại Cơng ước nhấn mạnh vai trị và tầm quan trọng không thể thay thế của
cha mẹ trong việc nuôi dậy, bảo vệ và hướng dẫn con cái. Cơng ước cũng chỉ rõ rằng
Chính phủ phải tơn trọng và giúp đỡ gia đình hồn thành trách nhiệm cao q đó.
Trẻ em làm việc giúp đỡ cha mẹ là đúng hay sai?
Trẻ em được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế và lao động nặng nhọc một khi nó có hạI
hay ảnh hưởng tới việc học tập và phát triển bình thường của các em. Cha mẹ có thể u
cầu các em giúp việc gia đình, nhưng cơng việc đó phảI:
 an tồn và phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ.
 không được ảnh hưởng đến bất cứ một quyền nào khác, đặc biệt quyền được học
tập, nghỉ ngơI và vui chơi giải trí.
Khi đảm bảo được những yêu cầu trên, việc tham gia giúp đỡ cha mẹ trong cơng việc nhà
có thể là một phương pháp giáo dục trẻ em về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cha mẹ và
gia đình.
Khi trẻ em có lỗi, cha mẹ hay thầy cơ có được quyền đánh đập hay trừng phạt không?
Công ước nhấn mạnh trẻ em cần được bảo vệ không bị các hình thức đối xử tàn nhẫn về
thể xác và tinh thần. Do đó, bất kỳ người lớn nào, bất kỳ một hình thức kỷ luật nào ở
nhà trường đều khơng có quyền đánh đập, trừng phạt bằng bạo lực hoặc xúc phạm đến
nhân phẩm và thân thể của trẻ.
Tôn trọng ý kiền trẻ em có nghĩa là trẻ em có quyền ra lệnh cho người lớn khơng?
Khơng, mục đích ở đây là khuyến khích người lớn lắng nghe ý kiến góp ý của trẻ em và
tạo đIều kiện để trẻ em tham gia vào việc ra quyết định, chứ không phảI cho trẻ em
quyền lực đối với người lớn. Trẻ tham gia sẽ tạo khả năng độc lập phát triển dần cùng
với quá trình trưởng thành và lớn lên của trẻ.

Hoạt động 6: Quyền và trách nhiệm:
Mục đích: Giúp học viên:
- Giúp các em hiểu được trách nhiệm và bổn phận của mình

- Xác định trách nhiệm cụ thể để thực hiện các quyền được qui định trong Công ước
Thời gian: 25 phút
1. Chia lớp thành 4 nhóm . Phát giấy A0 và giấy màu

17


2. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ về các quyền các em được hưởng, sau đó thảo luận và
điền vào phần trách nhiệm.
Quyền của tơi

Trách nhiệm của tơi

Điều 12 nói rằng trẻ em được quyền tự do bày
tỏ ý kiến

Phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác

Điều 13
Điều....
Điều....
3. Khuyến khích các nhóm trao đổi kết quả thảo luận và sau đó trình bày trước lớp.


Đối với quyền nào dễ xác định trách nhiệm hơn? tại sao?



Đối với quyền nào khó xác định trách nhiệm hơn? tại sao?




Gia đình bạn chú trọng nhiều đến quyền của bạn hay trách nhiệm? Thế còn nhà trường?
Cộng đồng? Tại sao lại như vậy?



Theo bạn cái gì giúp bạn dễ hồn thành nhiệm vụ của mình? Cái gì cản trở bạn thực hiện
điều đó?
4. Giảng viên kết luận:

Quyền và bổn phận/trách nhiệm ln đi đơi với nhau, khơng thể chỉ địi hỏi người khác thực hiện
quyền của mình mà quên rằng mình cũng phải có trách nhiệm thực hiện bổn phận của mình.

Phần phụ lục tham khảo bài 1
Phụ lục 1:
1. Công ước: Có thể hiểu là một hiệp ước, mà nội dung của nó là sự thoả thuận mang tính
ràng buộc giữa các quốc gia. Có thể có hiệp ước song phương có thể có hiệp ước đa
phương.
Cơng ước là luật quốc tế có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với những nước là
thành viên. Một mặt, công ước thừa nhận sự đặc biệt dễ bị tổn thương của trẻ em và đặt
ra những ngun tắc có tính tồn diện nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Mặt
khác, công ước cũng đưa ra sự chú ý đặc biệt đối với trẻ em tị nạn, trẻ em tàn tật, trẻ em
thuộc dân tộc thiểu số, trẻ em bị xâm hại tình dục hay bị bóc lột sức lao động....

18


2. Quyền: Là điều mà luật pháp, truyền thống hoặc tự nhiên dành cho con người.
Quyền con người là sự tự vệ cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người

khơng có khả năng tự bảo vệ. Cũng tương tự như vậy, trẻ em nằm trong số những người
dễ bị tổn thương và khơng có khả năng tự vệ nhất trong xã hội, với sự phụ thuộc không
thể tránh khỏi của chúng vào người lớn. Chúng chỉ có thể được bảo vệ cùng với các
chuẩn mực quốc tế mà người lớn đã sử dụng để che chở chính họ.
3

Quyền con người là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về quyền con người. Quyền con người có thể được hiểu là đặc
quyền vốn có của từng cá nhân nhằm bảo vệ nhân phẩm và nâng cao giá trị của họ với tư cách
là con người. Khơng có nó, các cá nhân khơng thực sự là con người. Đó là giá trị cơ bản mà
thơng qua đó, chúng ta khẳng định rằng chúng ta là một cộng đồng nhân loại duy nhất. Đó là các
nhu cầu và quyền lợi của con người, được thừa nhận và đảm bảo bởi luật pháp quốc gia và quốc
tế. Đó là những gì pháI có đối với con người thể hiện qua pháp luật, truyền thống hay tự nhiên.
Giai đoạn đặc biệt mà tuổi thơ mang đến cho mỗi trẻ em cần có sự quan tâm, chăm sóc,
hỗ trợ đặc biệt. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, điều này được hiểu rằng cách cụ thể hoá
các quyền con người dựa trên các đặc điểm và nhu cầu của trẻ em chứ không phải xuất phát từ
nhu cầu của người lớn. Sự chuyển hoá này thiết lập nên cái được coi là quyền trẻ em. Điều này
có nghĩa là, quyền trẻ em trong thực tế là các quyền con người xuất phát từ nhu cầu cho sự tồn
tại và phát triển của mỗi con người, mà chính người lớn đã trải qua.
Cho đến nay, Việt nam đã phê chuẩn và gia nhập 8 Công ước quốc tế về quyền con người do
Liên hiệp quốc ban hành :
 Công ước ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (1948)
 Công ước quốc tế về loạI trừ các hình thức phân biệt chủng tộc (1965)
 Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966)
 Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966)
 Cơng ước về việc áp dụng các hạn chế luật định đối với tội phạm chiến tranh và tội phạm
chống nhân loạI (1968)
 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội ác Apacthai (1973)
 Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (1979)

 Công ước về quyền trẻ em (1989)
4. Pháp quyền: Là những quyền được pháp luật công nhận và bảo vệ
5. Nhân quyền: là những quyền cơ bản nhất mà con người có như quyền được sống,
quyền được làm việc ….tức là những quyền thuộc về con người cụ thể.

19


6. Quyền tự nhiên: Là những quyền đã có của con người trước khi được nhà nước công
nhận là hợp pháp.
Phụ lục 2 :
Sơ lược lịch sử ra đời Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Bản công ước này không phải là văn kiện đầu tiên về quyền trẻ em. Tuyên ngôn đầu tiên
về quyền trẻ em được Hội liên hiệp quốc tế thông qua vào năm 1924
Năm 1948 Đại hội đồng liên hiệp quốc thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền
Năm 1959 Đại hội đồng LHQ thông qua bản tuyên ngôn thứ 2 về quyền trẻ em
Năm 1979 Năm Quốc tế thiếu nhi, Ba Lan đưa ra đề nghị cần có 1 hiệp ước về quyền con
người của trẻ en. Nhóm làm việc của uỷ ban về quyền con người của LHQ bắt đầu soạn thảo
công ước quốc tế về quyền trẻ em
Năm 1989 Sau 10 năm chuẩn bị cơng ước quốc tế về quyền trẻ em hồn tất và được Đại
hội đồng LHQ nhất trí thơng qua ngày 29/11/1989
Ngày 26 tháng 1 năm 1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới( sau Ghana) và là nước
đầu tiên ở Châu Á ký. Ngày 20/2/1990 Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) đã phê chuẩn
toàn bộ Cơng ước mà khơng có bảo lưu bất cứ điều khoản nào.
Năm 2002 Đã có 192 nước ký và phê chuẩn cơng ước ; Somalia khơng có chính phủ
chính thức nên chưa ký công ước
Năm 2005: 193 nước đã ký và phê chuẩn
Phụ lục 3:
Nội dung cơ bản các quyền trong công ước quốc tế về quyền trẻ em
Điều

Điều 1

Điều 2

Điều 3

Điều 4

Điều 5

Nội dung
Phân tích
Trẻ em là những 1. Quy định mở, độ tuổi coi trẻ em có thể khác nhau giữa các
người dưới 18 quốc gia.
tuổi
2. Độ tuổi bắt đầu được coi là trẻ em không quy định cụ thể,
nhưng về nguyên tắc ".....trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc
đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý từ trước
cũng như sau khi ra đời" (Lời nói đầu)
Khơng phân biệt 3. Tất cả trẻ em thế giới đều được hưởng quyền trẻ em trong
đối xử trong việc công ước, không phụ thuộc vào các yếu tố dân tộc, chủng tộc,
áp
dụng
các giới tính, tơn giáo, dịng dõi gia đình, tài sản....và bất kỳ yếu tố
quyền trẻ em
nào.
Lợi ích tốt nhất 4. Trong mọi hoạt động có liên quan đến trẻ em, nhà nước, các
dành cho trẻ em
bậc cha mẹ và các chủ thể khác phải lấy lợi ích của trẻ em là
mục tiêu hàng đầu.

Trách nhiệm của 5. Các quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp pháp lý
các quốc gia
và các biện pháp thích hợp khác để thực hiện các quyền trẻ em
trong Cơng ước.
Quyền
trách 6. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trong việc đưa ra những chỉ
nhiệm
của các bảo và hướng dẫn thích hợp với trẻ em, phù hợp với năng lực,

20


bậc cha mẹ trong sự phát triển của các em.
việc
chỉ
bảo, 7. Quyền và nghĩa vụ kể trên có thể áp dụng với những nguời
hướng dẫn con giám hộ hoặc những thành viên trong gia đình mở rộng hoặc
cái
cộng đồng.
Điều 6

Điều 7

Điều 8

Điều 9

Điều 10

Điều 11


Điều 12

Quyền được sống 8. Mỗi trẻ em đều có quyền được sống, khơng ai được xâm hại
và phát triển
tính mạng của trẻ.
9. Các quốc gia phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự
sống cịn và phát triển của trẻ em.
Quyền có họ tên 10. Trẻ em phải được đăng ký họ tên, quốc tịch ngay sau khi
và quốc tịch
sinh.
11. Trong chừng mực có thể, trẻ em có quyền được biết cha mẹ
mình là ai và được cha mẹ chăm sóc sau khi ra đời
Quyền được giữ 12. Trẻ em có quyền giữ gìn bản sắc của mình, kể cả họ tên,
gìn bản sắc
quốc tịch và quan hệ gia đình.
13. Trường hợp trẻ em bị tước đoạt các yếu tố thuộc về bản sắc,
phải được các quốc gia thành viên giúp đỡ khôi phục.
Quyền được sống 14. Không được cách lý trẻ em khỏi cha mẹ trừ khi điều đó vì lợi
chung với cha mẹ ích tốt nhất của trẻ (như khi trẻ em bị cha mẹ lạm dụng, sao
nhãng hoặc khi cha mẹ sống cách ly nhau và cần có một quyết
định về nơi cư trú của trẻ em). Sự cách ly như vậy chỉ có thể
được thực hiện bằng một quyết định theo pháp luât của một cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Trong các trường hợp bị cách ly, trẻ em có quyền được duy
trì quan hệ và tiếp xúc trực tiếp với cha, mẹ thường xuyên, trừ
trường hợp điều đó khơng có lợi cho trẻ.
16. Nếu cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ bị giam giữ, đi đày, bị tử
hình hay chết trong tù thì nhà nước cung cấp thơng tin về việc
đó cho trẻ em, trừ việc đó cung cấp thơng tin đó khơng có lợi

cho trẻ.
Quyền được đồn 17. Áp dụng trong trường hợp, vì những lý do nhất định, trẻ em
tụ gia đình
và bố mẹ phải sống ở những quốc gia khác nhau.
18. Trẻ em và cha mẹ của các em có quyền rời khỏi bất kỳ
nước nào cũng như có quyền trở về nước mình với mục đích
đồn tụ gia đình. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm quyền
này bằng cách xem xét thủ tục xuất, nhập cảnh cho trẻ em và
cha mẹ một cách thuận lợi, nhanh chóng. Trong trường hợp trẻ
em và cha mẹ sống ở những nước khác nhau, trẻ em có quyền
duy trì quan hệ và tiếp xúc với cha mẹ đều đặn.
Bảo vệ trẻ em 19. Các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp phòng
khỏi việc đưa ra chống việc mang trẻ em ra nước ngoài hay giữ trẻ em ở nước
nước ngoài bất ngoài một cách bất hợp pháp bởi cha, mẹ hay một bên thứ ba
hợp
pháp
và nào đó, thơng qua việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về
không đưa trở về
vấn đề này.
Tơn trọng ý kiến 20. Trẻ em phải có cơ hội hình thành và bày tỏ quan điểm riêng
của trẻ em
của mình về các vấn đề liên quan đến trẻ, trong mọi hồn cảnh,
đặc biệt trong tố tụng hình sự, hành chính.
21. Những quan điểm, ý kiến của trẻ phải được tôn trọng, tuỳ

21


Điều 13


Quyền tự do biểu
đạt và tiếp nhận
thông tin

Điều 14

Quyền tự do tư
tưởng, tự do tín
ngưỡng và tơn
giáo

Điều 15

Quyền được tự do
kết giao, hội họp
hồ bình

Điều 16

Quyền được bảo
vệ sự riêng tư

Điều 17

Quyền được tiếp
xúc với những
thơng tin thích
hợp
từ
nhiều

nguồn

Điều 18

Quyền,
trách
nhiệm của cha mẹ
trong việc nuôi
dạy con cái

Điều 19

Quyền được bảo
vệ khỏi các hình
thức bạo lực, lạm
dụng, bóc lột, sao
nhãng

Điều 20

Quyền được
chăm sóc, ni

theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ
22. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan
đến trẻ em.
24. Quyền này bao gồm việc tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến tất cả
các loại thông tin, tư tưởng, bằng bất kỳ hình thức truyền thơng
nào, khơng chịu bất kỳ giới hạn về lãnh thổ.
24. Quyền này có thể phải chịu những giới hạn do pháp luật quy

định để bảo đảm an ninh quố gia, trạt tự công cộng, y tế, đạo
đức và tổn trọng quyền, tự do của người khác.
25. Trẻ em có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo
26. Nhà nước phải tôn trọng các quyền này của trẻ em, đồng
thời phải tôn trọng quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và khi thích hợp,
của người giám hộ hợp lý, trong việc hướng dẫn trẻ em thực
hiện các quyền này
27. Trẻ em có quyền được tự do gặp gỡ những trẻ em khác một
cách hồ bình, gia nhập, thành lập các tổ chức của trẻ em.
28. Quyền này có thể phải chịu những giới hạn do pháp luật quy
định để đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế, đạo
đức và để tôn trọng quyền, tự do của người khác.
29. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can
thiệp tuỳ tiện vào những việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc
thư tín hay sự nói xấu, vu cáo.
30. Trẻ em có quyền được tiếp xúc, thu nhận những thông tin,
tài liệu từ nhiều nguồn vốn khác.
31. Nhà nước phải có biện pháp khuyến khích các phương tiện
thơng tin đại chúng truyền bá những thơng tin lành mạnh, tiến
bộ, có ích cho sự phát triển thể chất, tinh thần, đạo đức của trẻ
em; đồng thời phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi
những thông tin, tài liệu độc hại.
32. Cha mẹ hoặc người giám hộ pháp lý có trách nhiệm hàng
đầu trong việc nuôi dưỡng trẻ em.
33. Nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là trách nhiệm chung của các
bậc cha mẹ.
34. Các quốc gia thành viên có trách nhiệm dành cho các bậc
cha mẹ và người giám hộ pháp lý sự giúp đỡ thích hợp trong
việc ni dưỡng, chăm sóc trẻ sóc trẻ em.
35. Trẻ em có quyền được Nhà nước bảo vệ khỏi các hình thức

bạo lực về thể chất, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bị lạm dụng
(gồm cả lạm dụng tình dục), bọ bỏ mặc hoặc sao nhẵng sự
chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột trong khi trẻ em đang sống
với cha mẹ, hoặc một số người trong cha, mẹ; của người giám
hộ pháp lý hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm
sóc trẻ em.
36. Sự bảo vệ của các quốc gia bao gồm cả việc quy định các
biện pháp xử lý vi phạm, các chương trình xã hội hỗ trợ trẻ em
xâm hại.
37. Trẻ em bị mất mơi trường gia đình tạm thời hay vĩnh viễn có
quyền được nhà nước bảo đảm sự chăm sóc thay thế, phù hợp

22


Điều 21

Điều 22

Điều 23

Điều 24

Điều 25

Điều 26

Điều 27

Điều 28


dưỡng khi bị mất với quy định của pháp luật quốc gia.
môi trường gia 38. Các hình thức chăm sóc thay thế có thể là gửi ni, nhận
đình
làm con ni hoặc đưa trẻ vào các cơ sở chăm sóc thích hợp...
39. Việc tạo mơi trường chăm sóc thay thế phải quantâm đến
tính chất liên tục và sự phù hợp về văn hoá như xuất xứ dân tộc,
tôn giáo, ngôn ngữ....của trẻ em. Việc đưa trẻ em vào các trung
tâm nuôi dưỡng là biện pháp cuối cùng
Quyền được nhận 40. Trẻ em có quyền được nhận làm con nuôi. Việc nhận trẻ em
làm con nuôi
làm con người phải được tiến hành theo quy định của pháp luật,
với mục đích nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ
41. Việc cho trẻ em làm con ni người nước ngồi chỉ được
tiến hành khi khơng thể tìm được mơi trường chăm sóc thay thế
cho trẻ ở trong nước và phải bảo đảm trẻ phải được bảo vệ,
chăm sóc với những tiêu chuẩn tương đương với các mục tiêu
chuẩn ở trong nước.
Quyền được bảo 42. Trẻ em xin quy chế tỵ nạn hoặc được coi là tỵ nạn có quyền
vệ và giúp đỡ được bảo vệ và giúp đỡ nhân đạo thích đáng, kể cả khi khơng
nhân đạo (với trẻ có cha mẹ hay người nào khác đi cùng. Sự bảo vệ và giúp đỡ
em tỵ nạn)
đó bao gồm cả việc tìm kiếm thống tin về cha mẹ và các thành
viên khác trong gia đình để giúp trẻ em đồn tụ gia đình.
Quyền được điều 43. Trẻ em tàn tật về thể chất, tinh thần có quyền được chăm
trị, giáo dục và sóc, giáo dục và điều trị đặc biệt để giúp các em có cuộc sống
chăm sóc đặc biệt trọn vẹn, đầy đủ, được bảo đảm phẩm giá, đạt được mức độ tự
lập và hoà nhập với xã hội ở mức độ cao nhất có thể được.
Quyền
được 44. Trẻ em có quyền được chăm sóc y tế và được hưởng trạng

chăm sóc y tế.
thái sức khoẻ ở mức độ cao nhất có thể được.
45. Các quốc gia thành viên phải chú trọngđặc biệt việc phòng
bệnh, chăm sóc sửa khoẻ ban đầucho trẻ em, chăm sóc sức
khoẻ thích hợp cho bà mẹ trước và sau khi sinh, chống suy dinh
dưỡng, xố bỏ những tập tục có hại cho sức khoẻ trẻ em, giáo
dục sức khoẻ, y tế và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Xem xét định kỳ 46. Không được lãng quên, bỏ rơi những trẻ em đang được
nơi nuôi dưỡng
nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế tại các gia đình và các tổ chức
xã hội.
Quyền
được 46. Không được lãng quên, bỏ rơi những trẻ em đang được nuôi
hưởng an sinh xã dưỡng, chăm sóc thay thế tại các gia đình và tổ chức xã hội.
hội
47. Những trẻ em này có quyền được nhà nước bố trí chăm sóc,
bảo vệ, điều trị y tế và định kỳ xem xét việc thực hiện các quy
định về việc đó của các cơ sở ni dưỡng.
Quyền có mức 48. Trẻ em có quyền đuợc hưởng các lợi ích từ an sinh xã hội,
sống đầy đủ
kể cả bảo hiểm xã hội.
49. Quyền nay được bảo đam tuỳ theo hồn cảnh của trẻ em
của những người ni dưỡng trẻ em và nguồn lực hiện có của
quốc gia.
Quyền được học 50. Trẻ em có quyền có mức sống đủ để phát triển thể chất, trí
tập
tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.
51. Cha mẹ có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm quyền
này cho trẻ em. Nhà nước phải thi hành các biện pháp thích hợp


23


Điều 29

Điều 30

Điều 31

Điều 32

Điều 33

Điều 34

Điều 35

để giúp đỡ các bậc cha mẹ thực hiện nghĩa vụ này.
52. Nhà nước phải có trách nhiệm thi hành những biện pháp
thích hợp nhằm thu hồi chi phí ni nấng trẻ em từ cha mẹ hay
những người có trách nhiệm khác ở trong nướchoặc nước ngồi
Mục đích của giáo 53. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm giáo dục tiểu học là
dục
miễn phí và bắt buộc, khuyến khích phát triển các hình thức giáo
dục trung học để mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, thúc đẩy,
khuyến khích hợp tác quốc tế trong giáo dục.
54. Kỷ luật nhà trường phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của
trẻ em.
55. Giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, thể chất,
trí tuệ của trẻ em, phát triển sự tôn trọng với cha mẹ, với bản

sắc văn hoá, các giá trị của bản thân và của đất nước mình hoặc
đất nước và của đất nước mình hoặc đất nước mà trẻ em đang
sinh sống chuẩn bị cho trẻ em có một cuộc sống tích cực ở đọ
tuổi người lớn trong một xã hội dân chủ, theo tinh thần hiểu biết,
hồ bình, khoan dung, bình đẳng và hữu nghị giữa các dân tộc.
Quyền của trẻ em 56. Trẻ em thuộc các cộng đồng thiểu số hoặc bản địa có quyền
các cộng đồng hưởng nền văn hố, theo tơn giáo, sử dụng ngơn ngữ riêng của
thiểu số và bản cộng đồng mình.
địa
Quyền được nghỉ 57. Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và có cơ
ngơi, giải trí, sinh hội tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ một cách
hoạt văn hố
bình đẳng
Quyền được bảo 58. Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải làm những công
vệ khỏi sự bóc lột việc nguy hiểm, có hại cho sức khoẻ, sự phát triển về thể chất,
về kinh tế
trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội hoặc ảnh hưởng đến việc
học tập của trẻ.
59. Nhà nước phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền này
của trẻ em, đặc biệt là ấn định tối thiểu cho việc tuyển dụng lao
động, thời gian làm việc và điều kiện lao động cũng như các
hình thức xử lý việc sử dụng lao động trẻ em.
Quyền được bảo 60. Các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp thích
vệ khỏi tác động hợp để bảo vệ trẻ em khỏi việc sử dụng bất hợp pháp chất ma
của chất may tuý
tuý và bị lôi kéo vào việc sản xuất, buôn bán trái phép chất ma
tuý.
61. Các chất ma tuý được hiểu là các chất kích thích đã bị cấm
trong các hiệp ước quốc tế (không bao gồm rượu và thuốc lá).
Quyền được bảo 62. các quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình

vệ khỏi tác động thức bóc lột, lạm dụng tình dục, bao gồm việc lơi kéo, ép buộc
của chất ma tuý
trẻ em tham gia và các hoạt động tình dục, bóc lột trẻ em trong
mại dâm, sử dụng trẻ em trong biểu diễn hay tài liệu khiêu dâm.
63. Lạm dụng tình dục được hiểu là việc quan hệ tình dục với trẻ
em khi cịn q trẻ và ngược lại với ý muốn của trẻ.
64. Khai thác tình dục được hiểu là việc sử dụng trẻ em trong
hoạt động mại dâm, trong những buổi trình diễn hoặc trong các
văn hóa phẩm khiêu dâm.
Quyền được bảo 65. Trẻ em có quyền được nhà nước bảo vệ chống bắt cóc ,
vệ chống bắt cóc bn bán vì bất kỳ mục đích gì, dưới bất kỳ hình thức nào như

24


và buôn bán.

Điều 36

Điều 37

Bảo vệ trẻ em
khỏi c ác hình
thức bóc lột
Quyền khơng bị
tra tấn, đổi xử,
trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo
của và tước đoạt
tự do.


Điều 38

Quyền của trẻ em
trong xung đột vũ
trang

Điều 39

Quyền được phục
hội về thể chất,
tâm lý và tái hồ
nhập xã hội

Điều 40

Quyền được xét
xử cơng bằng

để làm cho con ni, để khai thác tình dục, khiêu dâm hay khai
thác các bộ phận cơ thể
66. Buôn bán trẻ em được hiểu là hình thức mua bán có tổ chức
mà trẻ em là đối tượng bị đem trao đổi.
67. Bắt cóc trẻ em được hiểu là việc bắt và đưa trẻ em đi một
cách bất hợp pháp nhằm các mục đích tống tiền, làm con ni,
khai thác tình dục, khiêu dâm...
68. Trẻ em phải được bảo vệ khỏi tất cả các hình thức bóc lột
nào khác, ngồi các hình thức đã được đề cập trong các điều
32,33,34 và 35 của công ước này.
69. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm trẻ em không bị tra

tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay nhục hình
trong suốt giai đoạn của tố tụng hình sự .
70. Trẻ em khơng bị xử tử hình và chung thân, không bị giam
chung với người lớn trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ.
71. Trẻ em phải được hưởng sự trợ giúp của pháp lý và những
trợ giúp thích hợp khác trong q trình tố tụng, được duy trì sự
tiếp xúc với gia đình trong quá trình bị giam giữ.
72. Việc bắt, giam giữ, bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo
đúng phép luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng, với thời
gian thích hợp ngắn nhất.
73. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng, trẻ em dưới 15
tuổi không phải trực tiếp tham gia chiến sự.
74. Khi tuyển mộ những trẻ em từ 15 đến 18 tuổi và lực lượng
vũ trang, phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên từ cao tuổi xuống
thấp.
75. Những trẻ em bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang được bảo
vệ, chăm sóc.
76. Trẻ em trong xung đột vũ trang, trẻ em bị bóc lột, bỏ mặc,
lạm dụng, tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử, xử phạt độc ác, vơ
nhân đạo và nhục hình nào có quyền được nhà nước bảo đảm
sự điều trị chăm sóc, giúp các em phục hồi giúp tái hồ nhập
vào xã hội.
77. Trẻ em làm trái phép luật phải được đối xử theo cách thức
nhằm nâng cao ý thức của các em về nhân phẩm, giá trị cá
nhân, có xem xét đến độ tuổi và nhằm mục đích hội nhập các
em vào xã hội.
78. Không một trẻ em nào bị truy tố về những hành động hoặc
không hành động mà tại thời điểm đó, khơng cấu thành tội phạm
theo pháp luật quốc gia và quốc tế.
79. Không một trẻ em nào bị coi là có tội trước khi hành vi phạm

tội được chứng minh bằng pháp luật.
80. Trẻ em bị cáo buộc phạm tội phải được thông báo về lý do
buộc tội, được bào chữa và hưởng sự trợ giúp pháp lý, được xét
xử nhanh chóng bởi một tồ án có thẩm quyền, độc lập, khơng
thiên vị; được giúp đỡ phiên dịch không mất tiền; được tôn trọng
sự riêng tư trong quá trình tố tụng được thẩm vấn những người
làm chứng chống lại mình và khơng bị buộc phải làm chứng
chống lại mình, có quyền kháng cáo.

25


×