Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm trường đại học đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 173 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

CAO THỊ HUYỀN

KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA SINH
VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

CAO THỊ HUYỀN

KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA SINH
VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
Mã số : 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn: PGS. TS Lê Thị Minh Loan

Hà Nội-2014




LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi thực hiện. Những nội dung trong đề
tài tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Minh Loan, cùng với
những kiến thức tôi đã được học trong suốt thời gian học tại trường và sự giúp
đỡ nhiệt tình của các bạn cùng khố.
Mọi tài liệu trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu
tham khảo.
Những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 8, năm 2014
Học viên

Cao Thị Huyền


Lời cảm ơn
Trong quỏ trỡnh hon thnh lun vn ny, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình, có hiệu quả của rất nhiều tập thể và các cá nhân. Tôi xin được trân
trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐHKHXH & NV Hà Nội, các thầy cô
giáo khoa Tâm lý học trường ĐHKHXH & NV Hà Nội đã quan tâm tạo điều
kiện thuận lợi, nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê
Thị Minh Loan, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và kịp thời
khích lệ động viên tơi trong việc hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên tôi trong
suốt thời gian học tập vừa qua.
Tuy nhiên, do hạn về mặt thời gian và khả năng của bản thân mà đề tài
nghiên cứu của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, bạn bè, đồng nghiệp
và những ai quan tâm đến đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2014
Học viên
Cao Thị Huyền


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT……………………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………… ….4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ………………………………………… …..5
MỞ ĐẦU…………………………………………………………… ………..6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG
GIAO TIẾP SƯ PHẠM .................................................................................. 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng gao tiếp sư phạm ..... 10
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm trên thế
giới................................................................................................................... 10
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm ở Việt
Nam………………………………………………………………………….13
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 15
1.2.1. Giao tiếp sư phạm ................................................................................. 15
1.2.2. Kỹ nng giao tip s phm.................................................................... 29
1.2.3. Kỹ năng giao tip sư phạm của sinh viên sư phạm ............................... 26
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư
phạm ................................................................................................................ 44
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU .......................... 48
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ........................................ 48
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 48
2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ............................................................ 48

2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 49
2.2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 49
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 50
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 50
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 50

1


2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 51
2.4. Tiến độ triển khai nghiên cứu .................................................................. 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM...................................................... 58
3.1. Thực trạng mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư
phạm trường Đại học Đồng Nai. ..................................................................... 58
3.1.1.Kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm ................................................. 58
3.1.2. Kỹ năng định vị giao tiếp sư phạm.......................................................... 64
3.1.3. Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển giao tiếp sư phạm .................................. 70
3.2. Tổng hợp mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm ..... 79
3.2.1. Thực trạng mức độ các kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư
phạm ................................................................................................................ 79
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ..... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………… … …………… 100
PHỤ LỤC…………………………………………………………………..103

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHĐN

: Đại học Đồng Nai

SV

: Sinh viên

SVSP

: Sinh viên sư phạm

GV

: Giáo viên

GVHD

: Giáo viên hướng dẫn

KN

: Kỹ năng

KNGT

: Kỹ năng giao tiếp

KNGTSP


: Kỹ năng giao tiếp sư phạm

ĐTB

: Điểm trung bình

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Mức độ kỹ năng định hướng quá trình giao tiếp sư phạm
Bảng 3.2. Mức độ kỹ năng định vị quá trình giao tiếp sư phạm
Bảng 3.3. Mức độ kỹ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp sư phạm
Bảng 3.4. Mức độ các kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm
Bảng 3.5. Tương quan về mức độ thực hiện giữa các kỹ năng giao tiếp sư phạm
Bảng 3.6. Vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm trong hoạt động giảng dạy
Bảng 3.6. Mức độ hứng thú đối với nghề sư phạm của sinh viên sư phạm.
Biểu đồ 3.1: Tổng hợp mức độ kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm
Biểu đồ 3.2: Tổng hợp mức độ kỹ năng định vị quá tiếp sư phạm
Biểu đồ 3.3: Tổng hợp mức độ kỹ năng điều chỉnh điều khiển giao tiếp sư phạm
Biểu đồ 3.4: Mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp sư phạm
Biểu đồ 3.5. Mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm trong hoạt động giảng dạy
giữa Nam và Nữ.
Biểu đồ 3.6. Mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm trong hoạt động giảng dạy
giữa năm 2 và năm 3.
Biểu đồ 3.7. Tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp sư phạm trong hoạt
động giảng dạy
Biểu đồ 3.8. Động cơ chọn nghề của sinh viên sư phạm

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp giúp cho con người tiếp thu kinh nghiệm của người khác, áp
dụng cho chính mình để mở mang hiểu biết. Trong q trình giao tiếp chúng
ta học được cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội những tiêu chuẩn từ
cuộc sống, kiểm tra và vận dụng các tiêu chuẩn đó vào thực tiễn. Qua đó,
phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, giúp cho mỗi người ngày càng phát
triển. Sự đánh giá của người khác như tấm gương soi sáng phản ánh khuôn mặt
bản thân.
Trong công việc, Đặc biệt là trong giáo dục nói chung và giảng dạy nói
riêng giao tiếp khơng những có vai trị quan trọng trong sự hình thành và phát
triển nhân cách người giáo viên mà còn là một bộ phận cấu thành hoạt động
sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người
giáo viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động
dạy học và giáo dục. Nếu khơng có giao tiếp thì khơng thể hướng các hoạt
động của thầy và trị vào các mục đích giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với
nhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ
động tự chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp sư phạm, để khi bước vào
nghề họ nhanh chóng thích ứng với cơng việc, sẵn sàng giải quyết ngay được
những tình huống trong giao tiếp sư phạm. Nhà trường sư phạm là nơi thực
hiện nhiệm vụ này. Hành trang của sinh viên khi bước vào cuộc sống nghề
giáo ngoài tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, niềm tin và bầu nhiệt huyết với sự
nghiệp trồng người còn phải vững về chun mơn giỏi về nghiệp vụ sư phạm,
trong đó có kỹ năng giao tiếp. Muốn đạt kết quả tốt trong việc chuẩn bị năng
lực giao tiếp sư phạm cho sinh viên sau khi ra trường, trước tiên phải có sự
đánh giá về đặc điểm, khả năng giao tiếp của họ ở góc độ tâm lí học để làm cơ
sở cho việc xác định chương trình, kế hoạch đào tạo một cách phù hợp.


5


Trong thực tế, hiện nay có rất nhiều giáo viên trẻ mới ra trường họ rất
có khả năng về chuyên môn. Họ đã từng là những sinh viên thực sự giỏi về
kiến thức chun mơn khi cịn ngồi trên giảng đường. Nhưng khi trở thành
giáo viên đứng trên bục giảng thì lại lúng túng, họ khơng được học sinh đánh
giá cao trong việc giảng dạy và quan hệ giao tiếp với học sinh. Điều đó phải
chăng là do kỹ năng giao tiếp của họ chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học
và giáo dục.
Hiện nay ở nước ta cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kỹ
năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm và cũng đã đưa ra được các
giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Tuy nhiên tại trường Đại học Đồng Nai thì
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh
viên sư phạm trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thích hợp trong việc nâng
cao kỹ năng này cho sinh viên. Vì vậy để chuẩn bị tốt nghề nghiệp tương lai
cho sinh viên thì một trong những điều kiện phải chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ
cho sinh viên là kỹ năng giao tip s phm. Chính vì lý do trên đây chúng tôi
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình là: Kỹ năng
giao tiếp s phm của sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở một số vấn đề lí luận về kỹ năng giao tiếp sư phạm, đề tài đi
sâu, Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm
trường Đại học Đồng Nai và Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một
số kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường
Đại học Đồng Nai.

6



3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các quan điểm lý luận liên quan đến các vấn đề nghiên
cứu của đề tài.
- Khảo sát thực trạng một số kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên
Sư phạm- trường Đại học Đồng Nai.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng của thực trạng kỹ năng giao tiếp
sư phạm của sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực giao tiếp sư phạm
của sinh viên sư phạm.
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm trường Đại
học Đồng Nai.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 200 sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai.
- 50 học sinh ở các lớp do SVSP kiến tập, thực tập dạy.
- 10 GVHD thực tập tại các trường có SVSP thực tập.
5. Giả thuyết khoa học
- Kü năng giao tiếp s phm ca phn lớn sinh viên sư phạm ë møc
trung b×nh. Sinh viên năm thức 3 có kỹ năng giao tiếp sư phạm tốt hơn năm
thứ 2.
- Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến KNGTSP của sinh viên,
trong đó các yếu tố cơ bản là: Nhận thức của sinh viên về KNGTSP, động cơ
chọn nghề của sinh viên, hứng thú đối với nghề của sinh viên, thái độ của học
sinh nơi sinh viên sư phạm thực tập và sư quan tâm giúp đỡ của trường nơi
SVSP thực tập.

7



6. Giới hạn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiện cứu: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng một số kỹ
năng giao tiếp sư phạm của sinh viên Sư phạm - Trường Đại học Đồng Nai
bao gồm: KN định hướng giao tiếp, KN định vị giao tiếp và KN điều chỉnh,
điều khiển giao tiếp ở hai khối sư phạm tự nhiên và sư phạm xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 2- 4/2014 tại Trường Đại học Đồng
Nai, một số trường trung học cơ sở nơi có sinh viên sư phạm thực tập kiến
tập.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở phân tích,
khái qt hóa các tài liệu thuộc lĩnh vực nghiên cứu chúng tơi đi xây dựng cơ
sở lí luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi: phương pháp này được
thực hiện thông qua việc phát phiếu điều tra cho đối tượng nghiên cứu để thu
thập thông tin cho đề tài.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này thực hiện thông
qua việc trao đổi trực tiếp với một số giáo viên hướng dẫn thực tập, sinh viên
sư phạm và học sinh nơi sinh viên sư phạm thực tập.
7.4. Phương pháp quan sát: Việc quan sát được thực hiện tại lớp học
mà SVSP giảng dạy. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để đưa ra kết luận
đầy đủ hơn cho quá trình điều tra bằng bảng hỏi.
7.5. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý số liệu thu được, nhằm
đưa ra được những kết luận chính xác, khách quan cho đề tài nghiên cứu,

8


chúng tơi sử dụng phương pháp thống kê trong tốn học: tính %, tính trung

bình cộng, sử dụng excel và phần mền SPSS.
7.6. Phương pháp giải quyết tình huống sư phạm
Phương pháp này thực hiện thông qua việc, chúng tôi đưa ra một số
tình huống giao tiếp giả định để sinh viên sư phạm giải quyết.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO
TIẾP SƯ PHẠM
1.1. Tổng quan nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng gao tiếp sư phạm
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm
trên thế giới
Vấn đề nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm
trên thế giới hiện nay có thể phân những cơng trình nghiên cứu thành hai
hướng: nghiên cứu lý luận giao tiếp và nghiên cứu giao tiếp ứng dụng.
* Hướng nghiên cứu lí luận giao tiếp.
Từ xa xưa giao tiếp đã là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Tất cả các tâm lý học trên thế giới đều gặp nhau tại một điểm
trong phạm trù giao tiếp – khẳng định vai trò quyết định của giao tiếp đối với
cuộc sống xã hội và sự hình thành nhân cách con người.
Ngay từ thời kì cổ đại Arixtôt (384-322 TCN) trong cuốn sách “Bàn về
tâm hồn”, cuốn sách đầu tiên của loài người bàn về tâm lý học đã quan tâm
đến kỹ năng hoạt động nói chung. Theo ông nội dung phẩm hạnh là: “Biết
định hướng, biết làm viêc, biết tìm tịi”, điều đó có nghĩa con người có phẩm
hạnh là con người có kỹ năng làm việc.
Năm 1956 ba tác giả người Mỹ: Johnson, Lgrrison, M.Schlekamp đã
viết cuốn sách về “giao tiếp” , đề cập đến mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp
với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh viên, cách biểu lộ tình cảm, kỹ

năng bình luận.
Năm 1960 Bavelas (Pháp) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về cấu
trúc giao tiếp, đưa ra khái niệm “khoảng cách” được xác định như là một mắt
xích giao tiếp cần thiết để một thơng điệp tới được người khác bằng con
đường ngắn nhất.

10


Đến những năm đầu thế kỉ XX, tâm lý học hành vi ra đời với đại diện
là: Watson, Skinner và Thordai…cũng bàn tới vấn đề rèn luyện kỹ năng trong
việc tạo lập hành vi.
Các nhà tâm lý học Xô viết cũng giành nhiều thời gian nghiên cứu về
kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp như: Rudic, Makarenco…. Đặc biệt
trước những năm 1970 khi lý thuyết hoạt động của Leonchiev ra đời, dưới
ánh sáng của lý thuyết hoạt động hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về kỹ
năng, kỹ xảo được tuyên bố.
Xavier Rogier Xem kỹ năng như một biểu hiện của năng lực và khơng
có kỹ năng nào tồn tại dưới dạng thuần khiết. Mọi kỹ năng đều biểu hiện
thông qua những nội dung cụ thể, theo ông thì kỹ năng được phân ra làm hai
nhóm: nhóm kỹ năng nhận thức và nhóm kỹ năng hoạt động tay chân. Nhưng
thực tế sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì dù lao động chân tay
nhưng hoạt động của con người vẫn được nhận thức ở mức độ nào đó.
V.P. Dakharov đã giành nhiều thời gian tâm huyết và làm việc của
mình để phân loại các nhóm kỹ năng giao tiếp. Trong trắc nghiệm giao tiếp
của mình ông đã đưa ra 10 nhóm kỹ năng giao tiếp. Đó là sự phân định khá rõ
ràng mạch lạc, nghiên cứu của ơng tới nay vẫn cịn giá trị lớn, Đặc biệt trắc
nghiệm này hiện nay vẫn còn được sử dụng tại Việt Nam.
* Hướng nghiên cứu giao tiếp ứng dụng.
Song song với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp

các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng giao tiếp theo tính
chất và đặc trưng nghề nghiệp. Trong đó giao tiếp của người thầy giáo đã trở
thành đối tượng quan tâm đặc biệt của nhiều nhà tâm lý học sư phạm. Chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy những quan điểm khác nhau về giao tiếp sư phạm
trong các giáo trình tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi. Nếu như trong
cuốn “tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm” của Lêvitốp (NXB Giáo dục

11


Hà Nội) và cuốn “tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” do Petrốpxki
chủ biên, giao tiếp sư phạm được xem như là năng lực truyền thụ tri thức có
hiệu quả, làm cho trẻ lắm vững và nhớ lâu tài liệu, thì ở trong cuốn “những
phảm chất tâm lý của người giáo viên” của B.N. Gônôbôlen (NXB Giáo dục
Hà Nội, 1976) và cuốn “những cơ sở của tâm lý học sư phạm” của Kruchetxki
(NXB Giáo dục Hà Nội, 1976) giao tiếp sư phạm được xem như là năng lực
tiếp xúc, sự khéo léo đối sử sư phạm…của người thầy giáo đối với học sinh.
Nhưng dù tiếp cận với giao tiếp sư phạm ở góc độ nào các tác giả này đều
đánh giá cao vai trị của nó trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh.
Những năm gấn đây tác giả Muđrich trong bài “tiềm lực của giao tiếp sư
phạm” (tạp chí giáo dục học Xơ Viết tháng 7, 1985) và A.T Curibanôva
“những cơ sở của giao tiếp sư phạm” xem giao tiếp như là tác động sư phạm
của thầy giáo và những người quản lý giáo dục. Bên cạnh việc xem xét bản
chất của giao tiếp sư phạm, các tác giả cũng ít nhiều đề cập đến kỹ năng giao
tiếp của người thầy giáo. Mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng nhìn
chung các tác giả này đều xuất phát từ quan điểm của Macarenkô về kỹ năng
giao tiếp sư phạm. Bằng cuộc đời hoạt động sư phạm của mình, nhà giáo dục
học, tâm lý học thực hành Macarenkô đã đề ra một loạt những yêu cầu đối với
giao viên khi tiến hành giao tiếp với học sinh. Theo ông, khi giao tiếp người
thầy giáo phải có kỹ năng quan sát tinh tế, biết đánh giá đúng đối tượng và

đặc biệt phải biết làm chủ giọng nói, biết kiềm chế trạng thái tâm lý của bản
thân. Những ý kiến này của Macarenkô phù hợp hoàn toàn với lý thuyết của
tâm lý học hiện đại v giao tip.
Nh- vậy, việc nghiên cứu kỹ năng nói chung, kỹ năng giao tiếp nói
riêng của các tác giả n-ớc ngoài ở một mức nào đó đà thu đ-ợc những hiệu
quả nhất định. Kết quả cung cấp cho chúng ta nh÷ng tri thøc khoa häc trong

12


việc nhìn nhận vai trò cụ thể của kỹ năng ®èi víi mét ho¹t ®éng, víi mét lÜnh
vùc lao ®éng bÊt kú trong x· héi.
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư
phạm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tâm lý học là khoa học còn non trẻ. Vấn đề giao tiếp
được đi sâu nghiên cứu từ năm 1970 - 1980. Việc nghiên cứu giao tiếp phát
triển mạnh mẽ và đi theo xu hướng khác nhau, thể hiện các cơng trình nghiên
cứu lí luận và thực tiễn.
* Các cơng trình nghiên cứu về mặt lí luận.
Ngun Quang Uẩn trong Tâm lý học đại c-ơng 1995, đà quan niệm
Tri thức- Kỹ năng- Kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực trong
một lĩnh vực nào đó [33, tr.29].
Tác giả Ngô Công Hoàn, Hoàng Thị Anh đặc biệt đi sâu nghiên cứu
cấu trúc của 3 nhóm kỹ năng giao tiếp s- phạm đó là nhóm kỹ năng định
h-ớng giao tiếp, nhóm kỹ năng định vị, nhóm kỹ năng điều khiển quá trình
giao tiếp. Theo các tác giả các kỹ năng này có mối quan hệ chặt chẽ và chi
phối lẫn nhau.
Bên cạnh đó nhiều tác giả cũng đi sâu nghiên cứu kỹ năng giao tiếp
trong hoạt động s- phạm nh- tác giả Nguyễn Hoàng Anh, Ngun Nh- An,
Ngun B¶o Ngäc…

* Các cơng trình nghiên cứu về mặt thực tiễn.
- “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao Đẳng sư phạm Quảng
Trị” - Nguyễn Thị Diễm. Đề tài đã chỉ ra: Giao tiếp của sinh viên sư phạm có
đặc thù riêng, thể hiện cụ thể là nhu cầu giao tiếp khá cao và chịu ảnh hưởng
của thời gian theo học tại trường sư phạm, kỹ năng giao tiếp trung bình, nội
dung giao tiếp mang đặc trưng của lứa tuổi thanh niên.
- “Tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”, của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Bình, khoa Tâm lý giáo dục- trường Đại học sư phạm

13


Hà Nội. Tác giả khẳng định tầm quan trong của kỹ năng giao tiếp đối với việc
nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, kích thích tính tích cực lĩnh hội tri thức và
khêu gợi lòng khát khao hiểu biết ở học sinh….Kỹ năng giao tiếp là một trong
những điều kiện quan trọng cho sự thành công của sinh viên trong thực tập sư
phạm, đồng thời góp phần hình thành nhân cách của người thầy giáo trong
tương lai.
- Nguyễn Thị Thanh Bình trong luận án “Nghiên cứu một số trở ngại
tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp”, đã
chỉ ra khó khăn như hiểu biết chưa đầy đủ về học sinh, chưa làm chủ được
trạng thái tâm lý của bản thân.
- “Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên sỹ quan”, 2005, đề tài so
sánh đánh giá mức độ sử dụng các nhóm kỹ năng giao tiếp với nhau ở sinh
viên sỹ quan chưa chỉ ra được hiệu quả của việc sử dụng kỹ năng giao tiếp đối
với hoạt động chính của sinh viện sỹ quan. Nói chung nghiên cứu chỉ dừng lại
ở việc mơ tả thực trạng.
- Hoµng Anh trong cn: Kỹ năng giao tiếp s- phạm của sinh viên, luận án
PTS tâm lý học đà nêu ra 03 nhóm kỹ năng giao tiếp s- phạm [5, tr.38]:
+ Nhóm kỹ năng ®Þnh h-íng giao tiÕp.

+ Nhãm kü vị .
+ Nhãm kü năng điều khiển đối ph-ơng.
ti k nng giao tip sư phạm của sinh viên” đi sâu vào phân tích,
xem xét và đưa ra nhận xét “kỹ năng giao tiếp sư phạm là khả năng nhận biết
kịp thời các biểu hiện tâm lý bên ngoài và bên trong của bản thân và đối
tượng giao tiếp, trong quá trình giao tiếp tạo ra và vận hành mối quan hệ giao
tiếp giữa mình và người khác góp phần tạo ra mối quan hệ tối ưu cho q
trình dạy và học”.
Bên cạnh đó cịn có:

14


- Cơng trình nghiên cứu trẻ em phạm pháp trẻ em vị thành niên ở khía
cạnh từ nguyên nhân sang thoái nhân cách Phạm Minh Hạc đã nêu lên định
nghĩa : “giao tiếp là hoạt động vận hành và xác lập các quan hệ người -người
để thực hiện hóa các quan hệ xã hội giữa ta với nhau”.
- Đặng Trần Hoài cùng với tổ Tâm lý học giáo dục- nhân cách thuộc
viện khoa học giáo dục tiến hành thực nghiệm sư phạm, trong đó đã thu hút
học sinh cấp II và cấp III tham gia các hình thức tập thể dưới dạng tự quản,
xem đó là biện pháp giáo dục chủ yếu đến mặt đạo đức của nhân cách học
sinh. Từ thực nghiệm này các tác giả đã rút ra nhận định: giao lưu là hoạt
động tất yếu tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau sự ăn ý, sự thông cm, s hi hp
hnh ng
Điểm qua một số đề tài phía trên chúng ta thấy mỗi đề tài khai thác
kỹ năng giao tiếp ở các chiều, các khía cạnh khác nhau. Chủ thể của các kỹ
năng lại khá đa dạng họ ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực trong cuéc sèng,
chưa đi sâu vào nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm.
Vì vậy những giải pháp mà họ đưa ra không thể áp dụng chung cho cụng tỏc
o to.

- Với đề tài này chúng tôi đi sâu nghiên cứu mức độ hình thành kỹ
năng giao tiếp s phm ca SV s phm tr-ờng Đại học ng Nai trong hoạt
động, hc tp, kin tp v thực tập.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giao tiếp sư phạm
1.2.1.1. Vấn đề chung về giao tiếp
Giao tiếp là vấn đề quan trọng và phức tạp có nhiều mặt và nhiều mức
độ. Giao tiếp có liên hệ với nhiều tác động đa phương trong đời sống tâm lý
con người. Hiện nay có thể phân những cơng trình nghiên cứu thành hai dòng:
nghiên cứu lý luận giao tiếp và nghiên cứu giao tiếp ứng dụng.

15


* Nhóm giao tiếp ứng dụng: Nghiên cứu áp dụng lý thuyết tâm lý học
giao tiếp vào các loại giao tiếp cụ thể trong các hóm xã hội cụ thể. Họ viết
sách dạy các thành viên trong nhóm giao tiếp hiệu quả hơn.
Từ các ngành tâm lý học ứng dụng, các liên ngành tâm lý học du lịch,
tâm lý học kinh doanh, tâm lý học trị liệu, tâm lý học tuyên truyền, tâm lý học
y học...Hầu hết các nhà tâm lý học ứng dụng khi nhìn nhận khái niệm giao
tiếp đều đề cập tới hai vấn đề sau:
- Nhấn mạnh đến vấn đề thông tin, thông báo trong giao tiếp.
- Tính đến hiệu quả mang tính đặc thù trong lĩnh vực riêng biệt đó.
+ Tâm lý học kinh doanh xem giao tiếp là một q trình, một kích thích
dưới dạng một thông điệp được một bộ phát truyền đi nhằm tác động và gây
hậu quả khi đi tới bộ thu.
+ Tâm lý học ứng dụng coi giao tiếp là một tập hợp quá trình truyền đạt
và tri giác các thái độ, niềm tin và ý định, dựa vào bộ máy sinh học, tâm lý
chung của loài người làm sao cho đôi bên đối thoại hiểu được nhau và đạt
được mục tiêu giao tiếp.

+ Tâm lý học y học: xem xét giao tiếp là quan hệ giữa thầy thuốc và
bệnh nhân; thầy thuốc và thầy thuốc; bệnh nhân - bệnh nhân trong bệnh viện
nhằm tạo sự tin tưởng ở khả năng chữa trị cho bệnh nhân.
* Nhóm nghiên cứu lý luận giao tiếp: lại có thể được phân nhóm theo
bốn quan điểm chính:
Quan điểm thứ nhất: Coi giao tiếp là một dạng, một loại hình của hoạt
động.
Quan điểm này do A.N.Leonchev khởi xướng vào thập kỉ 30 của thế kỉ
trước. Nội dung cơ bản của hoạt động theo A.N. leonchev “là một q trình
thực hiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực chủ thể và khách thể” hay chủ
thể - đối tượng. Sơ đồ chủ thể- khách thể

16


Chủ thể  Hoạt độngĐối tượng
Như vậy chủ thể, tác động vào khách thể thông qua đối tượng. Đặc
trưng cơ bản của hoạt động là tính đối tượng. Con người- chủ thể tác động lên
đối tượng-khách thể trong thực tiễn và hoạt động này được gọi là hoạt động
bên ngoài. Ngoài ra con người con thực hiện những thao tác tư duy- hoạt
động bên trong.
Hoạt động có thành phần cơ bản là hành động. Hành động của hoạt
động ln có mục đích. Ngồi mục đích, hành động cịn được cấu thành bởi
các thao tác.
Hoạt động được gắn với động cơ. Kết quả của hoạt động là khách thể
(đối tượng) được biến đổi và nhận thức của chủ thể được cải tạo.
Rất nhiều nhà tâm lý học có tên tuổi của Liên Xô như: B.G. Ananhev,
P.Ia. Galprein, G.M. Andreeva, A.A. Bodalev…đã theo quan điểm là một
hình thức của hoạt động. Họ áp dụng nó vịa nghiên cứu một số lĩnh vực trong
đời sống của con người và gặt hái được một số thành tựu. Tuy nhiên theo

quan điểm này đôi khi trong thực tế lại chỉ có thể coi giao tiếp là điều kiện
của hoạt động hoặc khía cạnh của hoạt động.
Định nghĩa của A.A. Leonchev đưa ra trong thấp kỷ 70 của thế kỷ XX
đã thâu tóm được quan điểm của các nhà tâm lý học Liên Xô coi giao tiếp là
dạng của hoạt động. Theo ông, “Giao tiếp là một hệ thống những q trình có
mục đích, có động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác
trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các
hoạt động tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù, trước hết là ngôn
ngữ” [1, tr.23].
Quan điểm thứ hai: Quan điểm coi giao tiếp là một phạm trù riêng, độc
lập với phạm trù hoạt động.

17


Khác với A.A.Leonchev, B.Ph.Lomov cho rằng giao tiếp không phải là
một dạng đặc biệt của hoạt động mà là một phạm trù độc lập, đồng đẳng với
hoạt động.
Theo Lomov trong quá trình giao tiếp, hình thức đặc trưng của sự tác
động qua lại giữa người này với người khác đã diễn ra sự trao đổi qua lại các
hoạt động, các phương pháp và kết quả, giữa các biểu tượng, các tư tưởng,
các tâm thế, các hứng thú, các cảm xúc…
Giao tiếp là hình thức độc lập và đặc thù của tính tích cực của chủ thể.
Kết quả của nó khơng phải là đối tượng được cải tạo (vật chất hay tinh thần)
mà là các quan hệ với người khác, với những người khác.
Cơ sở lý luận để Lomov đưa vào tâm lý học phạm trù giao tiếp độc lập
với phạm trù hoạt động gồm hai luận điểm sau:
+ Luận điểm dầu tiên là: “nhiệm vụ quan trọng nhất của tâm lý học lý
luận là vạch ra sự thống nhất trong tính đa dạng của hiện tượng tâm lý”
+ Luận điểm thứ hai: khoa học tâm lý phải được xây dựng trên cơ sở

một hệ thống các phạm trù. Việc chuyển đổi hóa một phạm trù nào đó sẽ dẫn
đến việc “lược tính nhiều mặt có thực của đời sống con người”.
Tóm lại, B.Ph lomov cho rằng hoạt động và giao tiếp là hai mặt của sự
tồn tại xã hội con người. Hai mặt này gắn liền với nhau trong lối thống nhất.
Giữa chúng ln có sự chuyển hố lẫn nhau và nhiều khi giao tiếp để hoạt
động và hoạt động giao tiếp, giao tiếp được thực hiện bằng phương thức của
hoạt động, hoạt động được tiến hành bằng phương thức của giao tiếp, giữa
chúng ln có chuyển hố giữa cái này sang cái kia.
Như vậy, khi coi giao tiếp là phạm trù đồng đẳng với hoạt động,
Lomov đã khắc phục được những lúng túng của các nhà tâm lý học trường
phái hoạt động trong việc xác định vai trò, đối tượng, động cơ, chiều hướng
tác động và kết quả của giao tiếp như một loại hình hoạt động. Đồng thời ông

18


cũng mở ra được lĩnh vực nghiên cứu mới cho giao tiếp. Đó là tương tác liên
nhân cách (tương tác đồng chủ thể) thông qua giao tiếp. Tuy nhiên, hạn chế
của Lomov là ông không đánh giá đúng mức vai trị của các yếu tố văn hóa và
tâm lý cá nhân.
Quan điểm thứ ba: Quan điểm truyền thông tin
Moles, nhà tâm lý học theo quan điểm truyền thông tin cho rằng: Giao
tiếp là lý luận về các hệ thống phức hợp tự kiểm sốt, thơng tin khơng chỉ bao
gồm ngơn ngữ nói và viết mà cịn cả các mã và tín hiệu. Giao tiếp là một q
trình phát và nhận tin, trao đổi thơng tin có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp…
Quan điểm này được ra đời vào giữa thế kỉ XX trong lĩnh vực liên ngành
của điều khiển học, lý thuyết thông tin và lý thuyết hệ thống với tâm lý học. Đại
diện của quan điểm này là N.Wiener (1948), C. Senen (1949), Moles (1971).
Quá trình giao tiếp có thể mơ tả bằng q trình truyền tin qua bộ mã
hóa thơng tin, bộ phát thơng tin, mơi trường truyền thông tin, bộ nhận thông

tin, bộ giải mã và q trình phản hồi. Thơng tin nhận được có thể bị biến đổi
do nhiễu hoặc do giải mã không tương thích với mã hóa. Người nhận thơng
tin có thể dùng phản hồi để nhận được thơng tin chính xác hơn.
Việc gạt bỏ các yếu tố tâm lý cá nhân, văn hóa, xã hội ra khỏi q trình
giao tiếp của quan điểm truyền thơng tin đã làm đơn giản hóa quá trình giao
tiếp, giúp các nhà nghiên cứu đi sâu và khía cạnh trao đổi thơng tin nhưng lại
làm cho việc lý giải sự biến dạng thông tin trở nên khó khăn vì yếu tố nhận
thức, động cơ, nhu cầu của cá nhân cũng như phẩm chất tâm lý của họ góp
phần vào cơ chế lọc tin. Ngồi ra, nếu xem xét giao tiếp như q trình truyền
thơng tin thì chúng ta đã đánh mất một tính chất quan trọng nhất của giao tiếp
là đặc trưng xã hội của nó.
 Trong đề tài này chúng tôi xem xét giao tiếp theo mặt nhân cách,
trong đó dựa trên quan điểm của Leonchev.

19


Theo quan điểm của Leonchev: Vị trí quan trọng nhất khi phân tích
hoạt động thuộc về động cơ và mục đích. Động cơ có liên quan đến nhu cầu,
kích thích hoạt động, mục đích liên quan đến đối tượng mà hoạt động hướng
đến, đối tượng cần phải ở trong quá trình thực hiện hoạt động và bị biến đổi
thành sản phẩm. Động cơ của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với
người khác. Mỗi con người ai cũng có nhu cầu giao tiếp lẫn nhau để chiếm
lĩnh đối tượng. Hoạt động thường được thực hiện như là hệ thống các hành
động triển khai liên tục, mỗi hành động giải quyết một phần nhiệm vụ và có
thể xem như là một “bước” hướng đến mục đích. Hành động triển khai trong
thực tiễn là nhờ vào kỹ năng. Việc hình thành kỹ năng hành động là hình
thành ở con người khả năng triển khai thao tác theo đúng logic phù hợp với
mục đích khách quan [33, tr.18].
Như vậy chúng tơi có thể rút ra định nghĩa giao tiếp làm cơng cụ nghiên

cứu cho đề tài này như sau: Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con
người với con người, trong một quan hệ xã hội nhất định nhằm nhận thức,
trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
nghề nghiệp qua đó có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau [1, tr.35].
1.2.1.2. Vấn đề chung về giao tiếp sư phạm
Cũng giống như khái niệm giao tiếp, khái niệm giao tiếp sư phạm cũng
có rất nhiều quan điểm khác nhau. Mặc dù giao tiếp sư phạm là một thực tế có
thể quan sát và thử nghiệm được, song cách tiếp cận với giao tiếp sư phạm
của các nhà nghiên cứu có khác nhau. Có người xem giao tiếp sư phạm như
một loại hình của một hoạt động sư phạm. Có người xem giao tiếp sư phạm
như một phạm trù quan trọng và độc lập của tâm lý học sư phạm. Vì vậy hiện
nay trong tâm lý học sư phạm chưa có một định nghĩa thống nhất về giao tiếp
sư phạm. Trong hệ thống các định nghĩa về giao tiếp sư phạm có thể tạm thời
chia thành hai xu hướng sau đây:

20


- Thứ nhất: Coi giao tiếp sư phạm là năng lực của người giáo viên, gồm
các tác giả:
+ F.N.Gônobôlin cho rằng: “giao tiếp sư phạm là năng lực truyền đạt
một cách dễ hiểu để các em nắm vững và ghi nhớ bài học”.
+ N.D. Lêvitốp quan niệm: “giao tiếp sư phạm chính là giao tiếp và
truyền đạt tri thức cho trẻ bằng cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn”.
+ T.V. Trakhov: “giao tiếp sư phạm là những năng lực tiếp xúc với
học sinh, kĩ năng tìm được cách đối xử đúng đắn với trẻ, thiếtt lập mối quan
hệ hợp lí theo quan điểm sư phạm”.
+ A.I. Sevbacov cho rằng: “năng lực giao tiếp sư phạm giúp xác lập
nên các mối quan hệ qua lại đúng đắn với đặc điểm cá nhân và lứa tuổi học
sinh”.

- Thứ hai: Coi giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa giáo
viên và học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội được những tri thức khoa học,
vốn kinh nghiệm sống, nhằm xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện của
học sinh. Bao gồm các tác giả:
+ A.N.Leonchev: giao tiếp sư phạm là loại giao tiếp có tính chất nghề
nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong và ngoài lớp, là điều kiện đảm bảo
cho hoạt động sư phạm.
+ Hai tác giả A.T.Curơbavôna và R.M.Rankmatulia đã đưa ra một định
nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu giao tiếp chú ý: “Giao tiếp sư phạm là giao
tiếp nghề nghiệp của giáo viên với học sinh trong q trình giảng dạy và giáo
dục. Nó có ảnh hướng tới việc hình thành và phát triển nhân cách một cách
toàn diện hơn, cho phép điều khiển quá trình tâm lý xã hội trong tập thể, củng
cố bầu khơng khí thuận lợi, lành mạnh trong lớp, tạo điều kiện để hình thành
sự tác động qua lại có hiệu quả giữa giáo viên và học sinh ảnh hưởng trực
tiếp tới sự thành công của hoạt động học tập” [37, tr.43].

21


×