Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BẰNG LẬP LUẬN CHẶT CHẼ, HÃY CHỨNG MINH RẰNG LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX LÀ SỰ LỰA CHỌN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.11 KB, 5 trang )

Vấn đề 2:
BẰNG LẬP LUẬN CHẶT CHẼ, HÃY CHỨNG MINH RẰNG LỰA CHỌN
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO CUỐI THẾ KỶ
XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU.
I: GIỚI THIỆU
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 mất ngày 2/9/1969. Sinh tại Làng sen- một vùng quê
nghèo ở huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong một gia đình nhà nho, u nước. Cha
là ơng giáo Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Phạm Thị Loan.
Sinh ra khi đất nước trong lầm than, khổ cực “ một cổ hai chịng” chứng kiến và chịu cảnh áp
bức bóc lột đến tận xương tủy của quân xâm lược đối với người dân lao động Việt Nam.
Trong Nguyễn Tất thành đã sớm hình thành cho mình một tinh thần yêu nước và một tinh
thần giải phóng dân tộc mạnh mẽ. Và để thực hiện điều đó Người đã quyết định tìm ra một
con đường cứu nước mới là sang các nước phương Tây
II: HOÀN CẢNH CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát
triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là ngun nhân sâu xa dẫn tới
những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia
này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao
động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc
Các nước phương Tây ln nói đến cái gọi là tự do – bình đẳng – bác ái.Và để biết thực chất
sau những từ ngữ hoa mĩ đó thì Người quyết định sang phương Tây để được thấy rõ. Với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì kinh tế các
nước phương Tây ngày càng phát triển
Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX đã dẫn đến một cao trào cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười
Nga 1917.chính cuộc cách mạng này đã thức tỉnh các dân tộc châu Á
Cuộc cách mạng tháng mười Nga thành công là tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc
bị áp bức bóc lột và “mở ra trước mắt thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng
dân tộc” và nó cịn gắn kết các dân tộc các dân tộc thuộc địa trên thế giới lại với nhau và kẻ
thù chung là chủ nghĩa đế quốc


III: BỐI CẢNH VIỆT NAM
Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp tiến
hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì
phương thức sản xuất phong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuât tư bản
chủ nghĩa


Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao
thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra
hàng trăm thứ thuế vô lý và vơ nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho
dân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều...
Cùng với độc quyền về kinh tế, chun chế về chính trị, về văn hố, thực dân Pháp thi hành
chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vịng nơ lệ
Về chính trị: Chúng làm cho dân ta khơng có một chút tự do, dân chủ nào. Để ngăn chặn tình
đồn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị".
Về cơ cấu xã hội: bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu,
xuất hiện thêm giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản.
Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội
phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến
Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn với giai cấp địa chủ
phong kiến( chủ yếu là nơng dân). Nhân dân ta bị bần cùng hố, cơng nhân, nơng dân nghèo
đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép
Các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ như phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh
nghĩa thục, Duy Tân… Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã
hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt,
phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc
IV: NGUYỄN ÁI QUỐC RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Việc nguyễn Ái Quốc ra nước ngồi xuất phát từ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu nước.Qua
cuộc hành trình đến nhiều nước, phụ thuộc, tư bản, đế quốc, người đã xúc động trước cảnh

khổ cực, bị áp bức của nhân dân lao động.Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng mong muốn
thoát khỏi ách áp bức bóc lột.
Nhờ những bài học từ buổi học thiếu niên về lý tưởng “bốn bể đều là anh em” và “năm châu
họp làm một nhà”, Nguyễn Ái Quốc không chỉ đau xót với nỗi đau của dân tộc mình mà
người cịn đau xót cho nỗi đau của các dân tộc khác trên thế giới bị đày đọa. Người nảy sinh
ý thức về sự đoàn kết các dân tộc để đấu tranh cho lợi ích và nguyện vọng chung
Trước yêu cầu lịch sử xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống thưc dân Pháp diễn
ra sôi nổi với nhiều phương thức và biện pháp khác nhau: bạo động, hoặc cải cách, với quan
điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau như: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách hoặc
dựa vào bên ngoài để đánh Pháp...nhưng cuối cùng cũng đều thất bại.
Sự thất bại của phong trào Cần Vương do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đánh dấu thời kì đấu
tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nằm trong hệ tư
tưởng phong kiến chấm dứt, và đó chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn.


Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây. Phan Bội
Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau đó sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng
Tân Hợi (1911). Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những trí thức yêu nước
hướng ra nước ngồi tìm đến những con đường mới để mong được giải phóng
Những con đường cứu nước của các sỹ phu yêu nước tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều là
chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt Nam mới biết đến,
nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động. Do đó các phong trào này đều thất bại và
nó đã phản ánh được sự yếu kém về kinh tế, chính trị và sự bất lực của họ trước nhiệm vụ của
lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra
Nguyễn Ái Quốc đã dám “phủ định con đường xuất dương truyền thống” của cha ơng. Sang
phương Tây tìm con đường mới chứ không phải Trung Quốc, Nhật Bản. Nguyễn Ái Quốc
mặc dù rất khâm phục các vị cách mạng tiền bối, nhưng Người đã nhận ra những hạn chế của
các phong trào u nước, người khơng hồn tồn tán thành cách làm của họ. Do đó Người
khơng lựa chọn con đường cứu nước của họ và tự quyết định con đường nên đi.
V: Ý NGHĨA CỦA VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC TỐI ƯU

Người chọn con đường cách mạng vơ sản cịn vì tính đúng đắn của nó đối với cách mạng một
nước thuộc địa. Đây là con đường cách mạng duy nhất có khả năng giải phóng dân tộc Việt
Nam, là con đường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đầy khó khăn của cách mạng nước ta khi
đó. Tính đúng đắn phù hợp của nó được thể hiện rõ nét qua nội dung con đường cách mạng
mà Người đã nêu lên trong thời gian hoạt động từ 1920-1927.
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn ái Quốc là việc Người
đọc được bản “Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên
báo Nhân đạo. Với sự kiện này, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc tìm thấy và đến với con đường
cách mạng vơ sản. Trên đường đi tìm chân lý cho dân tộc, Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ
nghĩa Mác-Lênin từ một phương diện hết sức thực tế: chỉ có chủ nghĩa cộng sản, con đường
cách mạng vơ sản mới có thể chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc và
đồng thời thực hiện được ba cuộc giải phóng vốn là ước mơ từ lâu của nhân loại là giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Nếu như luận cương của Lênin làm cho Nguyễn ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo
Quốc tế III, lựa chọn con đường cách mạng vô sản thì một loạt những sự kiện chính trị sau đó
đã góp phần củng cố vững chắc thêm niềm tin ấy. Đó là việc đọc được điều thứ 8 trong 21
điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản làm Nguyễn ái Quốc thật sự tâm đắc bởi vì nó khẳng
định sự giúp đỡ, tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản ở các nước đế quốc đối với
các nước thuộc địa và phụ thuộc: “Về vấn đề thuộc địa và dân tộc bị áp bức thì các Đảng ở
các nước của giai cấp tư sản có thuộc địa và áp bức các dân tộc khác, phải có một đường lối
đặc biệt rõ ràng minh bạch. Đảng nào muốn gia nhập Quốc tế III đều buộc phải thẳng tay
vạch mặt những thủ đoạn xảo trá của bọn đế quốc nước mình ở các thuộc đại, ủng hộ bằng
thực tế chứ khơng bằng lời nói mọi phong trào giải phóng ở thuộc địa, địi hỏi phải trục xuất
bọn đế quốc nước mình ra khỏi các thuộc địa ấy, gây trong cơng nhân nước mình thái độ anh
em chân thành với nhân dân lao đọng các nước thuộc đại và các dân tộc bị áp bức và tiến
hành tuyên truyền có hệ thống trong qn đội nước mình chống mọi sự áp bức các dân tộc


thuộc địa”. Mặt khác, trong Đại hội Quốc tế cộng sản và đại hội các dân tộc phương Đông đã
đưa ra khẩu hiệu về tư tưởng cách mạng quốc tế, về mối quan hệ chặt chẽ giữ giai cấp vô sản

phương tây và các dân tộc phương Đông bị áp bức: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị
áp bức đoàn kết lại. Như vậy, con đường cách mạng vô sản ở các thuộc địa không bị cô lập,
luôn được ủng hộ, giúp sức. Đồng thời cùn là một lựa chọn tối ưu và đúng đắn nhất trong thời
gian đó với dân tộc ta.

Lời mở đầu
Bác Hồ,vị cha già kính yêu của dân tộc,người lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến
bến bờ thắng lợi,người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trước những thế lực
ngoại bang hùng mạnh khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đưa nước ta từ một
nước nơ lệ thành một nước hồn tồn độc lập tự do. Để làm được điều đó,Người phải có một
nghị lực phi thường,một ý chí mạnh mẽ để vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhằm đi tới
thắng lợi cuối cùng. Nhằm tìm hiểu thêm về hoạt động của Bác Hồ trong những năm đầu ra
đi tìm đường cứu nước,tơi xin chọn đề tài “Hành trình Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước giai
đoạn (1911-1920) và ý nghĩa đối với cách mạng Việt nam” .Trong quá trình thực hiện chắc
chắn có nhiều sai sót kính mong q thầy(cơ) chỉ dẫn thêm
Tôi xin chân thành cám ơn
I)Sơ lược tiểu sử và nguyên nhân Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày
19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị
Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực.Nguyễn Tất Thành từ rất sớm
có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám,
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ.
Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách
mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một
đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu
nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
II)Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
1) Giai đoạn đầu khi mới rời quê hương đến Pháp

Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc
Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của
hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gịn đi Mácxây (Marseille), Pháp.
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đơ đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài
Gịn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu
nước.
Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng:
“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…
Tơi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau
những chữ ấy” Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong


đó có ơng cụ thân sinh ra tơi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi
ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tơi thấy phải đi ra
nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tơi”
Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ
(Le Havre) của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có
những người nghèo như ở Việt Nam, anh nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và
lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương.
2)Nguyễn Ái Quốc đến nhiều đất nước khác nhau để tìm hiểu thêm về cuộc sống của nhân
dân lao động ở các nước
Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng
Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước
như Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông…
Đến đâu anh cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô
nhân đạo của bọn thống trị. Một trong những cảnh ấy anh đã trông thấy ở Đaca (Dacar): “Đến
Đaca, bể nổi sóng rất dữ. Tàu khơng thể vào bờ. Cũng khơng thể thả canơ xuống vì sóng rất
to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra chiếc tàu. Một,
hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng bể cuốn đi”
Cảnh tượng đó làm cho Nguyễn Tất Thành rất đau xót. Anh liên tưởng một cách tự nhiên đến

số phận của người dân Việt Nam, đồng bào khốn khổ của anh. Họ cũng là nạn nhân của sự
hung ác, vô nhân đạo của bọn thực dân. Những sự việc như vậy diễn ra khắp nơi trên đường
anh đi qua, tạo nên ở anh mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các nước
thuộc địa.
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay
và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Tại đây, anh có dịp tìm hiểu
cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong
lịch sử. Anh vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động
Mỹ. Anh đã đến thăm quận Brúclin (Brooklin) của thành phố Niu Oóc (New York). Anh đi xe
điện ngầm đến khu Háclem (Harlem) để tìm hiểu đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt
chủng tộc của những người da đen.
Với mục đích ra đi để tìm hiểu, do vậy, trong thời gian tàu dỡ hàng và lấy hàng, Nguyễn Tất
Thành đã tranh thủ lúc rỗi rãi đi xem xét nhiều nơi, từ những khu phố hoa lệ nổi tiếng thế giới
với những ngôi nhà cao chọc trời ở Niu c đến những ngơi nhà ổ chuột ở khu Háclem.
Dừng chân ở nước Mỹ không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra bộ mặt thật của
đế quốc Hoa Kỳ. Đằng sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư sản Mỹ là những
thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo. Anh cảm thông sâu sắc với đời sống của
người dân lao động da đen và rất căm giận bọn phân biệt chủng tộc, hành hình người da đen
một cách man rợ, mà sau này anh đã viết lại trong bài báo Hành hình kiểu Linsơ.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang
Anh. Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, anh nhận cào tuyết cho một trường học, rồi làm
thợ đốt lị. Cơng việc hết sức nặng nhọc, nhưng sau mỗi ngày anh đều tranh thủ thời gian học
tiếng Anh.



×