Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bằng thực tiễn hãy chứng minh rằng trang trại có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.55 KB, 9 trang )


Đề bài
Câu 1: Bằng thực tiễn hãy chứng minh rằng: trang trại có vai trò to lớn trong
phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Câu 2: Hãy giải thích các câu sau đây ( Đ – S, vì sao? )
1. Phải xóa bỏ tính thời vụ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
2. Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khác với doanh nghiệp nhà nước
3. Trong các phương pháp quản trị, phương pháp quản trị kinh tế là quan
trọng nhất hiện nay
4. Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản trị kinh doanh
5. Cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều
khó khăn.
Bài làm
Câu 1 : Chứng minh trạng trại có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp
nông thôn hiện nay.
a, Khái niệm: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở trong
nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư liệu sản
xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất
được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung
tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao;
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
b, Vai trò:
Trang trại là đơn vị cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân,
được hình thành và phát triển từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ngày nay, trang trại là loại
1
hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc
gia trên thế giới.
Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có
những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng.
Tuy nhiên từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo


nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều
chính sách khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh
chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày
càng đa dạng.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản
xuất hàng hóa, vì vậy trang trại có vai trò hết sức to lớn trong việc sản xuất
lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội. Trang trại là tế bào kinh tế quan
trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao động xã
hội.
Nhận thức được vai trò to lớn đó của trang trại nên trong những năm gần
đây Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển
nên số lượng trang trại đã tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000 trang trại, bình quân mỗi năm số
trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại là
quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn
nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thuỷ
sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hàng năm, các
trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao
động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng.
Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
2
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang
sản xuất hàng hóa, sự hình thành và phát triển của các trang trại có vai trò cực kì
quan trọng. Biểu hiện:
• Vai trò về mặt kinh tế:
- Trang trại sản xuất, cung cấp nông sản hàng hóa ngày càng nhiều.
Theo báo cáo của tổng cục thống kê, 9 tháng đầu năm 2009 sản
lượng thủy sản ước tính đạt 3623,3 nghìn tấn tăng 4,1% so với cùng kì
năm 2008 trong đó cá đạt 2755,3 nghìn tấn, tăng 3,7%; tôm đạt 380,4

nghìn tấn, tăng 3,6%. Kết quả đó có vai trò rất lớn của các trang trại
thủy sản
- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng
và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất
chủ yếu. Vì vậy nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao
động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả.
Nhờ vậy, nó góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển
của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Theo quy định của tổng cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại
(Quyết định số 359/1998/QĐ – TCTK ngày 01/07/1998)thì cả nước có
45372 trang trại. Trong đó chia theo hướng sản xuất có 37949 trang trại
trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm chiếm 83,6%; 1306
trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 3,8%; 2559 trang trại kinh doanh
tổng hợp đa ngành chiếm 5,6%.
Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển
kinh tế trang trại ở Việt Nam trong những năm qua đã giải quyết việc
làm tại chỗ cho hơn 50000 lao động làm thuê thường xuyên và 520000
lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở nông thôn. Tổng số vốn huy
động đầu tư phát triển kinh tế trang trại ước tính là 2730,8 tỷ đồng, thu
3
nhập hành năm từ các hoạt động kinh tế của trang trại là 10236 tủy
đồng. Ngoài ra các trang trại còn đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ bảo
vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ của rừng từ 22% đến 28%.
Kinh tế trang trại đã tự khẳng định vai trò của mình trên hầu khắp các
vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển,
- Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng
hóa cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn
hóa, tập trung hóa, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
Vùng đồng bằng: đồng bằng là nơi sản xuất ra 70-80% sản lượng

lương thực, thực phẩm của cả nước và là nơi xuất khẩu toàn bộ lúa gạo.
Đồng bằng là nơi đất trật, người đông, lao động dồi dào cơ sở hạ tầng
phát triển, gần thị trường, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa. Đồng bằng sông Cửu Long có quỹ đất tương đối dồi dào nên
nhiều hộ nông dân đã thực hiện sản xuất theo mô hình trang trại với đủ
quy mô từ 1- 30 ha. Có trên 50% tổng số 1,8 triệu hộ nông dân đồng
bằng sông Cửu Long sản xuất hàng hóa, trong đó khoảng 400000 hộ
nông dân là trang trại gia đình với nhiều dạng khác nhau thông qua đấu
thầu đất đai, mặt nước hoang hóa, nhận khoán thâm canh, phát triển
chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp, nuôi trồng các loại cây con đặc sản
như: hoa, cây cảnh, ba ba, rùa,
Ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay có ít nhất 10- 12% số hộ
nông dân sản xuất kinh doanh hàng hóa.
- Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông
sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, vì vậy
trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế
biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển.
4
Trong những năm qua công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã
có những bước tăng trưởng đáng kể. Giá trị chế biến nông, lâm, thủy sản
liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình là 12-14% và là ngành chiếm tỉ lệ
khá lớn trong nông thôn 30-32%, giá trị sản lượng công nghiệp chế biến
so với tổng sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng từ 33,8% năm 1990
lên 42% năm 1995 và khoảng 46% những năm gần đây.
- Trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ vì vậy có
khả năng áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ
vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
- Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lí kinh doanh tiên tiến, trang
trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công nghệ
đến hộ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.

Ngày nay với quy mô sản xuất hàng hóa ngày càng lớn các trang
trại đều áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm
tăng sản lượng và nhằm phát triển nông nghiệp sinh thái. Hầu hết các
trang trại ở Nam Bộ đều trang bị máy bơm 90%, máy kéo 23%, sân phơi
16%, ghe xuồng 21%, giếng nước 43%,
• Vai trò về mặt xã hội: phát triển kinh tế trang trại làm tăng số hộ giàu ở
nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về
cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả.
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: tỉ trọng giá trị
sản xuất công nghiệp tăng thừ 17,3% ( 2001) lên 19.3% (2007)
Tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm 9.87%; hộ công nghiệp tăng 8,78%.
Năm 2007 số hộ công nghiệp dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6
triệu hộ tăng lên 62% so với năm 2000 ( theo tạp chí công sản)
5
Kinh tế trang trại cũng đã góp phần rất lớn trong giải quyết việc làm
ở nông thôn: từ lao động làm thuê thưỡng xuyên đến lao động làm thuê
thời vụ ( khoảng 50000 lao động làm thuê thường xuyên và 520000 lao
đọng làm thuê thời vụ). Chính vì vậy cơ sỏ hạ tầng ở nông thôn cũng được
cải thiện rất lớn, đời sống của người dân được nâng cao, thu nhập ổn định,
họ được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục,
• Vai trò môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết
thực và lâu dài của mình mà chủ các trang trại luôn có ý thức khai thác
hợp lí và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong
phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng
vùng
Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc
trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sử dụng hiệu
quả tài nguyên đất – những việc làm này đã góp phần tích cực bảo vệ và
cải tạo môi trường sinh thái trên các vùng đất nước.

Như vậy mặc dù kinh tế trang trại nước ta mới phát triển trong những
năm gần đây nhưng nó có vai trò to lớn và tích cực trong việc phát triển
nông nghiệp nông thôn không chỉ trong kinh tế mà còn trong xã hội và môi
trường.
Câu 2:
1. Phải xóa bỏ tính thời vụ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Đúng. Vì:
- Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của các quy luật tự nhiên,
quy luật sinh học, điều kiện thời tiết do đó hiệu quả sử dụng các yếu
tố sản xuất giảm, hiệu quả kinh doanh giảm.
6
- Tính thời vụ làm cho người sản xuất nông nghiệp bị thiệt. Họ được
mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa.
- Tình thời vụ của sản xuất nông nghiệp có xu hướng dẫn đến tính thời
vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là sức lao động và
công cụ lao động. Do vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh tiến hành
chuyên môn hóa sản xuất phải chú ý phát triển sản xuất đa dạng hóa,
kết hợp hợp lí các ngành sản xuất, xây dựng và thực hiện cơ cấu cây
trồng và hệ thống luân canh khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất
tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất như: xen canh, gối
vụ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ như nhà
kính, , đa dạng hóa trên cơ sở chuyên môn hóa.
- Tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp còn ảnh hưởng và đòi hỏi cơ
sở sản xuất kinh doanh phải có kế hoạch tổ chức và thực hiện tốt các
khâu chăm sóc, thu hoạch bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, cả
việc xác định giá bán theo mùa vụ,
2. Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khác với doanh nghiệp nhà nước.
Sai. Vì: doanh nghiệp tư nhân và một số doanh nghiệp nhà nước có
điểm chung là hoạt động sinh lời.
- Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp nông

nghiệp do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lí với tư cách chủ
sở hữu, là pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật, thực hiện các
mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Đồng thời doanh nghiệp
Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc ít nhất là trên 50% vốn
điều lệ, hoặc nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức
dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn
- Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp đồng thời doanh nghiệp tư nhân không được
7
phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn cũng
như mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân trên
lãnh thổ Việt Nam.
3. Trong các phương pháp quản trị phương pháp kinh tế là phương pháp
quan trọng nhất hiện nay.
Sai. Vì: Không phải trường hợp thực tiễn nào phương pháp này cũng
có hiệu quả. Ví dụ như trong trang trai gia đình, doanh nghiệp nhà nước thì
áp dụng phương pháp này sẽ không có hiệu quả cao nhất.
Vì vậy cần tránh lạm dụng phương pháp kinh tế trong quản trị kinh
doanh nhất là khi trình độ quản lí còn ở mức thấp.
4. Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản trị kinh doanh.
Đúng. Vì:
- Kiểm tra là chức năng cơ bản của quản trị kinh doanh nhằm mục đích
xác định thực chất các công việc đã được thực hiện theo mục tiêu đã
định.
- Trên cơ sở kiểm tra để biết các công việc đã được thực hiện, phát
hiện những lệch lạc trong việc xác định mục tiêu hay những trục trặc
trong việc thực hiện các công việc
5. Cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước hiện nay vẫn còn gặp

nhiều khó khăn.
Đúng. Vì:
- Việt Nam là một nền kinh tế non kém việc cổ phần hóa doanh nghiệp
chưa lâu nên kinh nghiệm cổ phần hóa cón thiếu, kỹ thuật cổ phần
hóa còn lúng túng.
- Người lao động chưa có tinh thần làm chủ.
- Tiến độ tiến hành cổ phần hóa còn chậm. Tốc độ và quy mô tiến
hành cổ phần hóa không đồng đều giữa các ngành các địa phương.
Các mục tiêu cổ phần hóa chưa đạt được như mong muốn.
8
- Vốn huy động được sau cổ phần hóa không nhiều, số nhà đầu tư
nước ngoài có trình độ quản trị, công nghệ lại chưa được tham gia
rộng rãi,
- Có không ít trường hợp cổ phần hóa còn mang tính khép kín, nội bộ,
nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa với giá trị dưới mệnh giá.Cổ
phần hóa còn mang tính chất chia phân hóa, chưa thay đổi được cơ
bản phương thức quản trị, điều hành doanh nghiệp.
- Mục tiêu là huy động vốn của toàn xã hội để phát triển doanh nghiệp
nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư.
- Tình hình doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn gặp nhiều vướng mắc
về tư cách pháp nhân trong vấn đề vay vốn, cơ chế quản lí đối với
doanh nghiệp vẫn không thực sự được cải thiện.
- Việc định giá doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ chế chính sách chậm được ban hành đồng bộ, thiếu cụ thể, quy
trình xác định giá doanh nghiệp khá phức tạp, còn nhiều mặt chưa
được phù hợp,
9

×