ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGƠN NGỮ HỌC
-----------
ĐÀM ÍCH HOA
(QIN YI HUA)
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÂU BỊ ĐỘNG
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội, 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGƠN NGỮ HỌC
-----------
ĐÀM ÍCH HOA
(QIN YI HUA)
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÂU BỊ ĐỘNG
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn
Hà Nội, 2014
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy PGS-TS
Nguyễn Hồng Cổn – người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian qua.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học –
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN đã giúp đỡ tôi trong
những năm học cao học tại trường.
Cuối cùng tơi xin gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên và
tạo mọi điều kiên thuận lợi để tơi hồn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Học viên
Đàm Ích Hoa
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được nêu trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa
từng được công bố trước đây.
Tác giả luận văn
Đàm Ích Hoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 2
4. Tư liệu và đối tượng nghiên cứu. ................................................................ 2
5. Bố cục luận văn .......................................................................................... 2
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................... 3
1. Khái niệm câu bị động trong ngôn ngữ học. ............................................... 3
1.1. Khái niệm dạng. ...................................................................................... 3
1.2. Dạng bị động trong các ngơn ngữ tổng hợp tính/biến hình. ..................... 4
1.3. Dạng bị động trong các ngơn ngữ phân tích tính/đơn lập. ........................ 5
2. Quan niệm về câu bị động trong tiếng Hán. ................................................ 6
2.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu.......................................................... 6
2.2. Quan niệm của tác giả luận văn. .............................................................. 9
3. Quan niệm về câu bị động trong tiếng Việt. ................................................ 9
3.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu........................................................ 10
3.1.1. Quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động. ............................ 10
3.1.2. Quan niệm cho rằng tiếng Việt không có cấu trúc bị động. ................. 13
3.1.3. Quan niệm của tác giả luận văn về vấn đề bị động trong tiếng Việt. ........... 15
Chương II. CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG HÁN ................................. 18
1. Nhận diện câu bị động trong tiếng Hán .................................................... 18
2. Đặc điểm và kết cấu câu bị động tiếng Hán. ............................................. 21
2.1. Loại câu bị động có giới từ 被 / 叫 / 让. ................................................ 24
2.2. Loại câu bị động có trợ từ 给 và 所. ...................................................... 28
Chương III. CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT ............................... 29
1. Nhận diện câu bị động trong tiếng Việt..................................................... 29
2. Đặc điểm và các kết cấu câu bị động trong tiếng Việt. .............................. 30
2.1. Loại câu có sự xuất hiện của từ “được”. ................................................ 30
2.1.1. Nhóm cấu trúc bị động có từ "được" có tác thể ( N1 ). ....................... 31
2.1.2. Nhóm cấu trúc bị động có từ "được" khuyết tác thể ( N2 ).................. 32
2.2. Loại câu có sự xuất hiện của từ “bị”. ..................................................... 34
2.2.1. Nhóm cấu trúc bị động có từ "bị" có tác thể ( N3 ). ............................ 35
2.2.2. Nhóm cấu trúc bị động có từ "bị" khuyết tác thể ( N4 ). ..................... 36
2.3. Loại câu có sự xuất hiện của “bị, được” kết hợp với từ “bởi” (N5).............. 38
2.4. Loại câu có sự xuất hiện của từ “do”. .................................................... 40
2.5. Loại câu khuyết “bị, được”. ................................................................... 42
2.6. Loại câu có sự xuất hiện đồng thời của 2 từ “bị, được”.......................... 44
Chương IV. NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA CÂU BỊ
ĐỘNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ..................................... 49
1. Tương đồng giữa câu bị động trong tiếng Việt và câu bị động trong tiếng
Hán .............................................................................................................. 49
2. Sự khác biệt giữa câu bị động trong tiếng Việt với câu bị động trong tiếng
Hán .............................................................................................................. 52
KẾT LUẬN ................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 56
XUẤT XỨ CÁC VÍ DỤ .............................................................................. 61
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong tiếng Hán, câu bị động là một loại câu mà các nhà Hán ngữ học
đã quan tâm đến. Các phương thức biểu hiện của câu bị động đã trờ thành
một chuyên đề khá phong phú. Tuy nhiên, về mặt cấu trúc – ngữ nghĩa , so
với tiếng Việt, vẫn chưa có ai nói đến. Do đó hướng nghiên cứu của luận văn
này là phân tích đối chiếu ngơn ngữ trên bình diện cấu trúc – ngữ nghĩa biểu
hiện của câu bị động. Cụ thể, luận án tập trung miêu tả các đặc trưng cấu
trúc – ngữ nghĩa của câu bị động tiếng Hán và tiếng Việt. Trong quá trình
nghiên cứu, tiếng Hán sẽ được coi là ngôn ngữ cơ cở và tiếng Việt là ngơn
ngữ đối chiếu.
Qua việc tìm hiểu về cấu trúc – ngữ nghĩa câu bị động ở hai ngôn ngữ
Việt – Trung sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Về khoa học : Xét về mặt lý luận, việc nghiên cứu ngữ pháp, đặc biệt
là cấu trúc của đơn vị câu là một trong những nội dung rất quan trọng của việc
nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ dù việc nghiên cứu dựa trên ngữ pháp truyền
thống hay ngữ pháp hiện đại. Câu bị động là một là một hiện tượng có tính
phổ qt hay có tính loại hình ? Câu bị động có gi chức năng trong giao tiếp ?
Hiện nay, việc nghiên cứu đối chiếu đặc biệt là những ngơn ngữ khơng cùng
loại hình như tiếng Hán và tiếng Việt, phản ánh những nền văn hoà khác nhau
của những cộng đồng người sử dụng vẫn chưa nhiều và chưa có tính hệ thống.
Do đó việc nghiên cứu đối chiếu cẩu trúc –ngữ nghĩa câu bị động tiếng Hán
và tiếng Việt sẽ góp phần làm phông phú lý luận của ngữ pháp liên hệ với câu
và làm bộc lộ được đặc trưng loại hình của từng ngơn ngữ.
- Về thực tiễn: Việc tìm hiểu về cấu trúc – ngữ nghĩa câu bị động ở
hai ngôn ngữ Việt – Trung sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ..
1
3. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích câu trong
ngơn ngữ học.
Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng phương pháp phân tích so sánh.
Phương pháp đối chiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa cũng được sử dụng.
4. Tư liệu và đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các câu có dạng bị động trong
tiếng Hán và tiếng Việt.
Tư liệu nghiên cứu là một số tác phẩm văn học của Việt Nam và
Trung Quốc cũng như một số bài báo trên các trang mạng của Việt Nam
và Trung Quốc.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Câu bị động trong tiếng Hán
Chương 3: Câu bị động trong tiếng Việt
Chương 4 : Những tương đồng và khác biệt của câu bị động trong tiếng
Việt và tiến Hán
2
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm câu bị động trong ngôn ngữ học.
1.1. Khái niệm dạng.
Dạng là một phạm trù ngữ pháp phổ biến của động từ. Trong một phát
ngôn, ta thường phân biệt hai yếu tố liên quan đến động từ : chủ ngữ ngữ
pháp và đối tượng của hành động. Trong đó chủ ngữ ngữ pháp có thể là chủ
thể của hành động nhưng cũng có thể là đối tượng của hành động. Mối quan
hệ giữa hành động, chủ thể hành động và đối tượng của hành động có thể
được biểu thị bằng dạng thức của hành động. Lúc này, căn cứ vào dạng thức
của động từ chúng ta có thể biết được chủ ngữ ngữ pháp là tác nhân gây ra
hành động hay là đối tượng chịu sự tác động của hành động.
Các dạng thức khác nhau của động từ dùng để biểu thị mối quan hệ
giữa chủ thể và hành động chính là sự thể hiện của phạm trù dạng.
Phạm trù dạng được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo
từng ngơn ngữ. Nếu như trong tiếng Latin dạng được thể hiện bằng hình thái
của động từ thì trong tiếng Anh, tiếng Pháp nó lại được thể hiện bằng sự kết
hợp giữa trợ động từ to be ( tiếng Anh ) hay être ( tiếng Pháp ) với phân từ
quá khứ.
Ví dụ như :
a) He was given an apple by me (Anh ấy được tôi đưa cho 1 quả táo).
b) Il a été donné une pomme par moi (Anh ấy được tôi đưa cho 1 quả táo).
Dạng bị động là một hiện tượng ngữ pháp phổ biến ở các ngơn ngữ
biến hình như Anh, Pháp, Nga … Đây cũng là một đối tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với mỗi một trường phái ngữ pháp lại có một quan
điểm riêng của mình về hiện tượng ngơn ngữ thú vị này.
Trong các ngơn ngữ có phạm trù dạng, khi đề cập đến phạm trù dạng
của động từ (chủ yếu là động từ ngoại động ) người ta thường phân biệt hai
3
hình thái đối lập của dạng là hình thái chủ động ( active forms ) và hình thái
bị động ( passive forms ), cũng thường được gọi là dạng chủ động ( active
voice ) và dạng bị động ( passive voice ).
Trong các ngơn ngữ khơng có phạm trù dạng, phương thức bị động
thường được thể hiện qua các giới từ, hư từ, trợ từ hoặc các động từ đặc biệt.
1.2. Dạng bị động trong các ngôn ngữ tổng hợp tính/biến hình.
Ở các ngơn ngữ biến hình dạng bị động là một hiện tượng phổ biến.
Thông thường, trong các ngôn ngữ này chúng ta có thể thấy được hai
dạng của động từ :
- Dạng chủ động :
Dạng thức này được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp là tác nhân của
hành động, còn bổ ngữ là đối tượng hướng tới của hành động đó.
Dạng chủ động thường khơng có dấu hiệu hình thức cụ thể nào để biểu
thị riêng mà thường trùng với dạng thức của thời và ngơi.
Xét ví dụ sau :
Mr.Chinh call me ( Ơng Chinh gọi tơi ). Trong đó Mr.Chinh vừa có
vai trị là chủ ngữ ngữ pháp lại vừa là tác nhân của hành động call, do đó từ
call có dạng chủ động.
Un camion a renversé un pieton ( Một chiếc xe tải đã làm ngã một
người đi bộ ). Ở đây camion vừa là chủ ngữ ngữ pháp vừa là tác nhân của
hành động renversé.
- Dạng bị động :
Dạng thức này được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp là đối tượng chịu
tác động của hành động do một chủ thể khác gây ra. Trong các ngơn ngữ biến
hình ( Anh, Pháp, Nga …, gọi chung là ngôn ngữ Ấn – Âu ), dạng bị động là
tập hợp các hình thái động từ bị động. Đây là dạng thức phổ biến trong các
ngôn ngữ Ấn Âu.
Xét ví dụ sau :
4
Tea is drunk by the farmer everyday. Ở đây chủ ngữ ngữ pháp tea là
đối tượng chịu sự tác động của hành động drink do chủ thể famer tạo ra.
Станкu производятся этим заводом. ( Những chiếc máy được sản
xuất bởi nhà máy này ). Chủ ngữ ngữ pháp cтанкu là đối tượng chịu sự tác
động của hành động производятся do chủ thể заводом gây ra.
- Dạng phản thân :
Bên cạnh 2 dạng thường gặp trên, trong các ngôn ngữ tổng hợp
tính/biến hình người ta cịn nhắc tới dạng phản thân của động từ. Dạng phản
thân được sử dụng trong những tình huống khi chủ thể gây ra hành động đồng
thời cũng là chủ thể chịu sự tác động của chính hành động đó. Dạng thức này
thường gặp trong một số ngơn ngữ biến hình như tiếng Nga, tiếng Pháp.
Một số động từ phản thân trong tiếng Nga :
мытся/rửa, купается/tắm, оставлятся/rời xa, ( nguyên dạng : мыть,
оставлять, купаетъ).
Do đó, người ta nói đến dạng khi người ta nói có thể sử dụng hai hoặc
hơn hai hình thức ( chủ động, bị động, phản thân ) của vị từ để thể hiện các
kiểu khác nhau của mối quan hệ giữa vị từ với các tham tố của hành động.
1.3. Dạng bị động trong các ngơn ngữ phân tích tính/đơn lập.
Do các ngơn ngữ thuộc nhóm phân tích tính/đơn lập khơng có sự biến
đổi hình thái từ nên các ngơn ngữ này khơng có các phạm trù ngữ pháp như :
giống, số, cách, ngôi, thức, thể, thời, dạng. Do trong các ngôn ngữ phân tích
tính/đơn lập khơng có dạng, nên hiển nhiên chúng cũng khơng có dạng chủ
động, dạng bị động. Tiếng Việt và tiếng Hán là các ngơn ngữ phân tích
tính/đơn lập nên khi muốn thể hiện kiểu nói bị động thì bắt buộc phải thêm
một số động từ đặc biệt ( bị, được, phải ) trong tiếng Việt; các trợ từ ( 给 , 所 )
hay các giới từ ( 被 ,叫 ,让 ) trong tiếng Hán.
Xét các ví dụ sau :
5
a) 老 虎 给 打 死 了 ( Con hổ đã bị đánh chết ). Trong câu này, để biểu
thị kết cấu bị động trong tiếng Hán, chúng ta phải sử dụng trợ động từ 给.
b) Tên trộm đã bị bắt. Trong tiếng Việt, muốn thể hiện kết cấu bị động
thì buộc phải sử dụng các động từ tình thái như bị, được, phải.
Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm tiếng Việt khơng có dạng bị động
hay câu bị động do từ trong tiếng Việt khơng có sự biến đổi hình thái. Tuy nhiên,
một số học giả khác lại cho rằng tiếng Việt khơng có dạng bị động với tư cách là
một phạm trù ngữ pháp của động từ, nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu/câu bị
động trong tiếng Việt. Sở dĩ có điều này là do họ căn cứ vào sự tồn tại của các
cấu trúc có vị ngữ gồm được/ bị kết hợp với một động từ ngoại động.
2. Quan niệm về câu bị động trong tiếng Hán.
Vấn đề Câu bị động trong tiếng Hán là một vấn đề không mới. Nhưng
trước đây, trong những giai đoạn nghiên cứu đầu tiên, người ta chủ yếu lấy lý
luận ngữ pháp truyền thống làm cơ sở để phân tích các đặc điểm cú pháp của
câu bị động. Phải đến thập kỷ 80 của thế kỷ trước mới xuất hiện những hướng
nghiên cứu mới về câu bị động. Các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này đã có
sự khái quát kiểu câu, phân tích ngữ nghĩa của câu bị động.
2.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu.
Câu bị động tồn tại khách quan trong tiếng Hán hiện đại. Việc nghiên
cứu câu bị động là một đề tài quan trọng trong việc nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Hán, nhưng trong giai đoạn đầu thường tập trung lấy ngữ pháp truyền
thống làm cơ sở, chủ yếu phân tích các đặc điểm cú pháp của câu bị động. Từ
những năm 80 trở lại đây, cùng với việc tiếp thu những lý thuyết về ngữ pháp
mới thì việc nghiên cứu ngữ pháp đã khơng ngừng đi sâu, nghiên cứu câu bị
động cũng bước sang giai đoạn mới, bắt đầu nghiên cứu từ các bình diện khác
nhau, khái quát kiểu câu, đặt biệt là phân tích sâu từ góc độ ngữ nghĩa của câu
bị động. Tuy nhiên số lượng các học giả nghiên cứu về câu bị động trong
6
tiếng Hán không nhiều, và câu bị động vẫn chưa thật sự trở thành đối tượng
nghiên cứu chính. Có thể điểm qua dưới đây một vài tác giả đã đề cập đến câu
bị động trong tiếng Hán trong những nghiên cứu của họ:
Triệu Nguyên Nhiệm (1979) trong cuốn “Ngữ pháp khẩu ngữ tiếng
Hán”《汉语口语语法》chỉ ra rằng : “ Các giới từ “ 被/叫 / 让/给 ” đều đặt
trong câu bị động dẫn ra chủ thể phát ra động tác, tần suất sử dụng giảm dần.
Nhưng hiện nay vẫn chưa có một phân tích định lượng nào phản ánh tình
hình sử dụng câu bị động dùng “被/叫 / 让/给”.
Châu Nhất Dân (1998) trong cuốn “Ngữ pháp khẩu ngữ tiếng Bắc
Kinh”《北京话口语语法》(tuyển tập ngữ pháp) nói rằng: “ Trong ngơn ngữ
nói của tiếng Bắc Kinh khơng có giới từ ‘被’, biểu thị chủ thể phát ra động
tác phải dùng ‘叫 / 让’, đôi khi dùng ‘给’, và rằng trong tiếng Bắc
Kinh khẩu ngữ thường dùng ‘叫 / 让’ “
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cụ thể về câu bị động trong tiếng Hán:
Trong quyển “Ngữ pháp hiện đại trung quốc”《中国现代语法》tác giả
Vương Lực đã định nghĩa câu bị động là câu " tất cả những câu tường thuật
biểu thị hành vi mà người bị tác động là chủ ngữ ” ( 凡叙述词所标示的行为
为主谓所遭受者” ,叫做“被动句 )
Sách “ Ngữ pháp hiện đại ” 《现代 汉语语法》của khoa tiếng Hán đại
học Bắc Kinh cho rằng : " chủ ngữ đối với vị ngữ , có những chủ ngữ là sự
việc bị tác động . Trong tiếng Hán, trong câu mà có chủ ngữ là sự việc chịu sự
tác động thì là câu bị động “.
Tác giả Tống Ngọc Trụ trong cuốn “ Những câu đặc thù của tiếng Hán
7
《现代汉语特殊句》 thì cho rằng: "câu bị động là để chỉ những câu mà chủ
ngữ không phải đối tượng phát ra hành động của động từ vị ngữ mà là dối
tượng chịu tác động của đơng từ vị ngứ đó ”. Ơng đưa ra ví dụ :
钟如雷被列为斗争的对象 : Trung Như Lơi bị đưa ra làm đối tượng để
đấu tranh.
Ơng giải thích trong câu này Trung Như Lơi ko thể tự mình đưa ra làm
đối tượng đấu tranh , mà là đối tượng bị tác động bởi đông từ vị ngữ. Do đó
đây là câu bị động.
Hồng Bá Tống và Miêu Mâu Đơng trong quyển “Ngữ pháp hiện đại”
《现代汉语》có viết : “ chủ ngữ chịu sự tác động mà lại dùng từ "被" để đưa
ra sự việc, hoặc để "被" trực tiếp đứng trước động từ để biểu thị câu bị đông,
gọi là câu chữ bị ( tức câu bị động ) ”.
Lữ Tố Tương trong “100 từ hán hiện đại”《现代汉语八百词》cho rằng:
"câu chữ " 被 " trong tiếng Hán là một loại câu bị động, dẫn vào hành động
người phát hành động. Chủ ngữ đằng trước là đối tượng chịu tác động, động
từ đằng sau chủ yếu là từ ngữ biểu thị sự hoàn thành hoặc kết quả hoặc bản
thân động từ cũng đã chứa những thành phần thể hiện loại này ”.
Tơn Đức Kim trong cuốn “Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán”《汉语语法
教程》(Nxb Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh) chỉ ra : "những câu có từ"被" thể
hiện sự bị động (gồm cả từ " gọi là" "cho phép" .v.v.. tham gia cấu thành câu
đều gọi là câu chữ "被" (tức câu bị động)”.
Lưu Minh Hịa, Phan Văn Ngơ trong cuốn "Ngữ pháp thực dụng tiếng
Hán hiện đại "实用现代汉语语法》có viết : “trước động từ làm vị ngữ có một
8
giới từ biểu thị " 被 " hoặc có cụm giới từ làm trạng ngữ do "被" kết hợp tạo
thành, thì được gọi là câu chữ " 被 ”( tức câu bị động) ”.
Như vậy có thể thấy trong tiếng Hán hiện đại những câu có chứa giới từ
biểu thị nghĩa bị động như "被/叫 / 让/给 " , lấy chữ "被 " làm đại diện, được
gọi chung là câu chữ " bị" cũng có thể được coi là câu chữ "被 " là những câu
bị động.
2.2. Quan niệm của tác giả luận văn.
Sau khi trình bày một số quan niệm của các nhà nghiên cứu về vấn đề
bị động trong tiếng Hán, chúng tôi thấy rằng :
- Nếu như trong tiếng Việt có 2 luồng ý kiến khác nhau về vấn đề có
hay khơng có cấu trúc bị động thì trong tiếng Hán các học giả Trung Quốc
đều nhất quán thừa nhận sự tồn tại của câu bị động.
- Trong tiếng Hán tồn tại câu bị động. Các nhà nghiên cứu của Trung
Quốc đều chung nhận định : những câu nào mà chủ ngữ không phải đối tượng
phát ra hành động của động từ vị ngữ mà là đối tượng chịu tác động của đơng
từ vị ngữ đó là câu bị động.
- Câu bị động trong tiếng Hán có những dấu hiện nhận biết khá rõ rệt :
đó là sự xuất hiện của các giới từ 被/叫 / 让/给, đặc biệt là từ 被. Vì vậy mà
câu bị động trong tiếng Hán còn được gọi là câu chữ 被.
- Bên cạnh những câu bị động có đánh dấu bằng các từ 被/叫 / 让/给
cịn có những câu bị động khơng có dấu hiệu nhận biết. Đấy là những câu
mang hàm nghĩa bị động hay những câu mang khái niệm bị động.
3. Quan niệm về câu bị động trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt bị động là một trong những vấn đề đã được bàn đến
9
khá nhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nhìn chung,
theo cách hiểu truyền thống, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng
Việt không có phạm trù dạng bị động vì nó khơng đáp ứng được các tiêu chí
ngữ pháp hình thái học. Tuy nhiên khơng phải khơng có các ý kiến ngược lại.
3.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu.
Khi bàn về vấn đề bị động trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu vẫn
chưa có quan niệm thống nhất. Một số đưa ra quan niệm tiếng Việt có cấu trúc
bị động, trong khi số cịn lại thì cho rằng tiếng Việt khơng có cấu trúc bị động.
3.1.1. Quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản [37] “ không nhận rằng bị là dấu
hiệu của dạng bị động của động từ tiếng Việt ”. Ông khẳng định rằng các
động từ “ được, bị, phải, mắc, chịu ” cũng “ khơng phải là những hình thức
ngữ pháp của dạng bị động ”. Ông đưa ra nhận xét “ tuy không dùng từ để
biểu thị dạng bị động nhưng tiếng Việt lại dùng cấu trúc cú pháp để biểu thị ý
nghĩa bị động ”.
Ơng khơng cơng nhận có dạng bị động của động từ tiếng Việt, nhưng
ông vẫn cơng nhận rằng trong tiếng Việt có cấu trúc bị động. Khơng những
vậy, ơng cịn nêu rõ trong [37, 221] “ cấu trúc bị động trong tiếng Việt có
những đặc điểm như sau :
- Cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác, ý nghĩa bị động chỉ tồn tại ở
những cấu trúc có động từ tác động. Những động từ thuộc các tiểu loại vận
động, tiếp thu, những động từ thuộc nhóm trung tính và nhóm nội hướng
khơng dùng trong cấu trúc bị động.
Song cũng không phải bất kỳ động từ tác động nào cũng có khả năng
tham gia cấu trúc bị động. Những động từ có thể tham gia cấu trúc đối lập
nhau : chủ động, bị động có hai điều kiện sau đây :
a. Về mặt chủ quan, bản thân nó phải là động từ khơng biểu thị những
hoạt động có thể tiến hành qua lại giữa chủ thể và đối tượng […]
10
b. Về mặt khách quan, và điều này là chủ yếu, chủ ngữ của câu đặt
trước những động từ này thường là thể từ và biểu thị sự vật vô sinh.
c. Có khả năng kết hợp với những động từ về ngữ nghĩa biểu thị sự chịu
đựng là bị, được, .v.v…
- Một đặc điểm nữa của cấu trúc bị động trong tiếng Việt là nó thường
khơng có thành phần phụ biểu thị chủ thể của hoạt động. ”
Tác giả Xtankevich trong [50, 176] cũng khẳng định tiếng Việt có câu
bị động. Ơng đã liệt kê ra trong tiếng Việt có tất cả 6 kiểu câu bị động : “ Ở
tiếng Việt có 6 kiểu câu bị động sau đây :
V1 : Đ + V : Thư viết xong.
V2 : Đ + Tt + V : Chữ Hán khó viết.
V3 : V + Đ : ( Trên tường ) treo một bức tranh.
V4 : Đ + thụ động + C + V : Tôi bị thày phạt.
V5 : Đ + là do + C + V : Tranh này là do An vẽ.
V6 : Đ + V + C : Áo thấm nước ”
[Trong đó C chỉ chủ thể, V chỉ đối tượng của hành động, V chỉ hành động]
Bên cạnh đó, ơng đã nêu ra những đặc điểm của cách diễn đạt ý nghĩa
bị động trong tiếng Việt [50, 15]: “ tiếng Việt hiện nay có mấy đặc điểm như
sau về mặt diễn đạt ý nghĩa bị động:
- Kiểu câu có động từ thụ động là kiểu phổ biến khá rộng;
- Trong khi trình bày ý nghĩa bị động, có sự phân biệt rõ giữa trường
hợp “may, tốt” và trường hợp “rủi, xấu”;
- Cái mà người ta gọi là “câu bị động” chỉ là một trường hợp cá biệt
trong những biến thể có thể có của kiểu câu có động từ thụ động;
- Vai trò của từ trong câu bị động là một vai trị khơng rõ nét lắm ”
Hồng Trọng Phiến trong [33] quan niệm rằng: “ trong tiếng Việt,
phương thức đối lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ
pháp thuần túy mà bằng con đường từ vựng-ngữ pháp.” Theo đó, câu bị động
11
tiếng Việt có quan hệ cú pháp như sau:
- Bổ ngữ đối tượng trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị
động tương ứng.
- Vị ngữ bao gồm các từ “ bị, được, do ” kèm theo ngoại động từ.
- Chủ thể ở câu chủ động không bắt buộc phải xuất hiện trong câu bị
động tương ứng.
Từ đó sẽ có các khả năng biến đổi từ một câu chủ động tiếng Việt thành
các câu bị động tương ứng như sau :
- Thầy giáo khen học sinh.
=> Học sinh được thầy giáo khen.
- Anh tặng em bó hoa.
=> Em được anh tặng bó hoa.
=> Bó hoa được/do anh tặng em.
- Tôi bảo cô ấy làm cái bánh này.
=> Cô ấy làm cái bánh này do tôi bảo.
Hai tác giả Nguyễn Hồng Cổn và Bùi Thị Diên cũng nhất trí cho rằng
trong tiếng Việt có tồn tại câu bị động. Trong [7], sau khi đã phân tích một
cách kỹ lưỡng các quan niệm của các tác giả khác nhau về dạng bị động và
câu bị động trong tiếng Việt, hai tác giả đã khẳng định : “ Xét về mặt lý luận
cũng như tư liệu thực tế, chúng ta có đủ cơ sở để nói đến sự có mặt của các
câu bị động trong tiếng Việt ”. Để có thể nhận diện được câu bị động tiếng
Việt các tác giả cho rằng “ cũng như trong các ngôn ngữ khác, câu bị động
trong tiếng Việt được coi là có quan hệ cải biến với các câu chủ động tương
ứng, mặc dù không phải câu chủ động nào cũng chuyển được thành câu bị
động. Dĩ nhiên, các phép cải biến cú pháp đó phải thỏa mãn các điều kiện về
nghĩa học và dụng học của câu bị động […]. Xét về mặt hình thức, một câu bị
động điển hình của tiếng Việt có thể được nhận diện và phân biệt với câu chủ
động dựa vào các tiêu chí sau :
12
a. Chủ ngữ (N2) của câu bị động là bổ ngữ của câu chủ động tương
ứng. Tùy từng trường hợp, đó có thể là bổ ngữ chỉ bị thể, nhận thể, đích đến
hoặc vị trí.
b. Vị ngữ (V) trong câu bị động tiếng Việt được cấu tạo trực tiếp từ vị
ngữ của câu chủ động tương ứng bằng cách thêm trợ động từ được/bị vào
trước ngoại động từ.
c. Bổ ngữ (N1) của câu bị động chính là chủ ngữ trong câu chủ động
tương ứng. Bổ ngữ này thường bị tỉnh lược ( trong câu bị động khơng có bổ
ngữ tác thể ). Nếu khơng tỉnh lược thì có thể chuyển đến trước V ( trong câu
bị động có bổ ngữ tác thể khơng có giới từ hoặc ở vị trí sau V ) với điều kiện
phải có thêm giới từ bởi ( trong câu bị động có chủ ngữ tác thể giới từ ) ”.
Cuối cùng, hai tác giả kết luận : “ trong các ngơn ngữ phân tích tính
điển hình như tiếng Việt, ý nghĩa bị động chủ yếu được biểu hiện bằng từ và
trật tự từ, và bị động có dáng dấp của một phạm trù thuần túy cú pháp. Từ
cách nhìn đó, chúng tơi cho rằng mặc dù trong tiếng Việt không tồn tại dạng
bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học thuần túy, nhưng ý nghĩa bị
động với tư cách là một loại ý nghĩa ngữ pháp ( đối lập với ý nghĩa chủ động
– ngoại động ) vẫn được biểu hiện bằng các phương tiện ngữ pháp nhất định
là từ và trật tự từ, và vì vậy tiếng Việt vẫn có các cấu trúc bị động và câu bị
động ” [7].
3.1.2. Quan niệm cho rằng tiếng Việt khơng có cấu trúc bị động.
Các nhà ngơn ngữ theo trường phái loại hình học cú pháp cho rằng
trong các ngôn ngữ thiên chủ đề như tiếng Việt thì khơng thể xuất hiện bị
động bởi đó là đặc trưng của các ngơn ngữ thiên chủ ngữ. Những người ủng
hộ quan điểm này còn dựa trên quan niệm cho rằng các động từ bị và được là
những động từ ngoại động chính danh. Tiêu biểu cho quan niệm này phải kể
đến Nguyễn Minh Thuyết.
Mặc dù phủ nhận sự tồn tại của dạng bị động trong tiếng Việt, nhiều tác
13
giả, trong đó có Nguyễn Minh Thuyết vẫn cho rằng ý nghĩa bị động trong
tiếng Việt được biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp hay phương tiện từ vựng.
Theo Nguyễn Minh Thuyết cho rằng do tiếng Việt khác hẳn các ngôn
ngữ Ấn - Âu về nguồn gốc cũng như loại hình nên các phạm trù ngữ pháp :
giống, cách, ngơi, thời, thức, dạng vốn là đặc tính của các ngơn ngữ này
không thể xuất hiện trong tiếng Việt. Tác giả nhấn mạnh rằng tiếng Việt diễn
đạt loại ý nghĩa tương tự ý nghĩa bị động trong các ngôn ngữ Ấn – Âu, bằng
phương tiện từ vựng là các động từ bị và được. Để minh chứng cho lập luận
này ông đưa ra các lý do sau :
- Khả năng chứng minh bị và được là các từ đồng âm với hai động từ bị
và được gần như khơng có. Ví dụ : Năm Sài Gòn vừa bị (1) bắt vừa bị (2) đòn
đau ( Nguyên Hồng ). Tác giả cho rằng cấu trúc “ … vừa … vừa … ” biểu thị
quan hệ đẳng lập, là quan hệ chỉ tồn tại giữa các yếu tố cùng loại, vì vậy trong
ví dụ này rất khó để biện minh rằng bị (1) là từ, còn bị (2) là thực từ.
- Nếu coi bị, được là từ đi kèm động từ để cấu tạo dạng bị động thì phải
chấp nhận một kiểu cụm động từ có danh từ đứng chen giữa phần đầu với
phần trung tâm. Trên thực tế, chính bộ phận đứng sau bị, được mới chinh là
thành tố phụ của cụm động từ này. Vì :
+ Chúng dễ được thay thế bằng các từ nghi vấn như “được gì ?” ( Được
thầy khen ), “Bị làm sao ?” ( Bị thầy chê ).
+ Chúng dễ được đảo lên đầu câu “ Thầy khen tơi cũng được vài lần rồi,
cịn chê thì chưa hề bị ”.
- Khi đằng sau bị, được xuất hiện một chuỗi động từ quan hệ bình đẳng
với nhau, trong đó có những động từ khơng có ý nghĩa bị động và không quan
hệ trực tiếp với bị, được, nếu giải thích bị, được là từ cấu tạo dạng bị động của
một động từ trong chuỗi thì ta sẽ rất lúng túng khi phải giải thích quan hệ giữa
các từ ấy với những động từ cịn lại. Ví dụ : Nhà vua bị họ Mạc sai người vào
ngục giết chết. ( Nguyễn Đổng Chi ).
14
- Việc giải thích tổ hợp của bị, được với ngoại động từ là dạng bị động
mâu thuẫn với một thực tế là ở “ dạng bị động ” này, ngoại động từ tiếng Việt
vẫn giữ khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng. Ví dụ : Con người bị những của cải
mà nó tạo ra thống trị lại nó, và chi phối nó.( Nguyễn Đình Thi ).[4]
Nguyễn Thiện Giáp trong [14,160-161] khi bàn đến vấn đền bị động
trong tiếng Việt đã như sau : “ Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ sự tồn tại của
phạm trù dạng trong tiếng Việt. Một số người đưa ra những lí lẽ sau :
- Nếu coi bị, được là phương tiện biểu hiện dạng bị động thì giải thích
như thế nào trường hợp bị, được được dùng hoàn toàn như một vị từ, thí dụ :
Nó bị địn; Nó được nghỉ.
- Nếu coi bị, được là phương tiện để cấu tạo dạng bị động thì phải chấp
nhận một kiểu đoản ngữ vị từ có danh từ đứng chen giữa phần đầu với phần
trung tâm. Thí dụ : Được thầy khen; Bị thầy chê.
- Khi đằng sau bị, được xuất hiện một chuỗi vị từ quan hệ bình đẳng
với nhau, trong đó có những vị từ khơng có ý nghĩa bị động, như : Nhà vua bị
họ Mạc sai người vào ngục giết chết, thì phải giải thích quan hệ giữa bị, được
với những vị từ như thế nào ?
- Thực tế, khi kết hợp bị, được với vị từ ngoại động, vị từ ngọai động
tiếng Việt vẫn giữ khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng. Ví dụ : Con người bị
những của cải mà nó tạo ra thống trị lại nó, và chi phối nó.”
Cuối cùng Nguyễn Thiện Giáp đưa ra quan điểm của mình : “ Có lẽ nên
quan niệm tiếng Việt diễn đạt ý nghĩa bị động, tương tự ý nghĩa dạng bị động
trong các ngôn ngữ Ấn – Âu bằng phương tiện từ vựng là các vị từ bị và
được ”. [14,161]
3.1.3. Quan niệm của tác giả luận văn về vấn đề bị động trong tiếng Việt.
Sau khi trình bày những quan niệm của các nhà nghiên cứu về vấn đề
bị động trong tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng:
- Vấn đề dạng, dạng bị động và cấu trúc bị động trong tiếng Việt vẫn
15
còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
- Những nhà nghiên cứu cơng nhận có cấu trúc bị động trong tiếng Việt
bảo vệ quan niệm của mình bằng các lập luận như “ […] trong tiếng Việt,
phương thức đối lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ
pháp thuần túy mà bằng con đường từ vựng - ngữ pháp ” [35]; hay “ […]
trong các ngôn ngữ phân tích tính điển hình như tiếng Việt, ý nghĩa bị động
chủ yếu được biểu hiện bằng từ và trật tự từ, và bị động có dáng dấp của một
phạm trù thuần túy cú pháp”[7].
- Còn những nhà nghiên cứu phủ nhận sự tồn tại của cấu trúc bị động
trong tiếng Việt thì đưa ra ý kiến : “ Có lẽ nên quan niệm tiếng Việt diễn đạt ý
nghĩa bị động, tương tự ý nghĩa dạng bị động trong các ngôn ngữ Ấn – Âu
bằng phương tiện từ vựng là các vị từ bị và được”[14].
Qua quá trình tiếp xúc với ngơn ngữ phân tích tính/đơn lập như tiếng
Việt, chúng tơi nhận thấy khơng thể cơng nhận có phạm trù dạng trong tiếng
Việt. Bởi nếu cơng nhận có phạm trù dạng thì tất nhiên cũng phải cơng nhận
các phạm trù ngữ pháp khác như thời, thể, ngôi, giống, số …, những phạm trù
đặc trưng của các ngôn ngữ tổng hợp tính/biến hình. Hơn nữa, “dạng” nghĩa
là dạng thức của động từ, tức là một động từ sẽ có nhiều dạng khác nhau.
Điều này là không thể trong một ngôn ngữ đơn lập khơng biến hình như ở
tiếng Việt.
Nhưng khơng thể phủ nhận một thực tế là trong tiếng Việt tồn tại cấu
trúc bị động. Tiếng Việt hồn tồn có thể diễn đạt ý nghĩa bị động, tương tự ý
nghĩa dạng bị động trong các ngơn ngữ tổng hợp tính/biến hình. Tuy nhiên, để
diễn đạt ý nghĩa bị động này tiếng Việt dùng phương thức từ vựng ( là các vị
từ bị/được ), chứ không phải bằng phương thức ngữ pháp như ở các ngôn ngữ
Ấn – Âu.
Tuy nhiên, cấu trúc bị động trong tiếng Việt có lẽ thiên về “dạng”
may/rủi nhiều hơn là “dạng” bị động. Nếu như dạng bị động là rõ ràng và có
16
quy luật biến đổi trong các ngôn ngữ Ấn – Âu thì cấu trúc bị động trong tiếng
Việt phần lớn phải dựa vào mặt từ vựng ngữ nghĩa để nhận diện. Thật vậy,
tính chất may rủi được thể hiện rất rõ trong các câu có kiểu nói bị động, ví dụ :
- Chương trình này được tài trợ bởi Vinamilk.
- Cầu Long Biên được người Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19.
- Thủ tướng Đức bị chỉ trích bởi các thành viên thuộc đảng đối lập
trong chính phủ.
17
Chương II. CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG HÁN
1. Nhận diện câu bị động trong tiếng Hán
Câu bị động trong tiếng Hán là loại câu mà quan hệ giữa chủ ngữ
và vị ngữ là quan hệ bị động : chủ ngữ là chủ thể chịu sự tác động của
hành vi mà động từ vị ngữ biểu thị, chứ không phải là chủ thể thực hiện
hành vi đó. Câu bị động là một kiểu câu cơ bản của tất cả các ngôn ngữ,
nhưng cấu trúc ngữ pháp của câu bị động trong các ngôn ngữ khác nhau
đều tồn tại một số điểm khác biệt.
Trong tiếng Hán, về ngữ nghĩa, câu bị động chỉ sự thay đổi về mặt
trạng thái do chủ thể chịu sự tác động của động tác gây ra, hoặc có thể nói
động tác làm chủ thể chịu sự tác động có sự thay đổi về mặt trạng thái , những
câu mang đặc trưng như thế được gọi là câu bị động .
Câu bị động trong tiếng Hán thường được nhận diện bằng các giới từ
“被/叫 / 让/给”xuất hiện trong câu. Chẳng hạn như :
饭被小张吃完了 : Cơm đã bị Tiểu Trương ăn hết rồi.
大楼被炸倒了 : Tòa nhà bị nổ sập rồi.
文学家在阶级社会必受自己的本阶级的阶级意识所支配: Nhà
văn trong xã hội phân chia giai cấp phải chịu sự chi phối bởi ý thức giai
cấp của chính giai cấp mình.
他的手被菜刀切破了 : Tay của anh ấy bị dao thái rau cắt đứt rồi
好苗子都被北京、上海的运动队挑走了 : Những tài năng trẻ đều
bị đội thể dục thể thao Bắc Kinh, Thượng Hải chọn mất rồi
Tuy nhiên, khơng phải cứ có sự xuất hiện của các từ “被/叫 / 让”
trong câu thì đó là câu bị động. Trong “Từ điển tiếng Hán hiện đại” (2002) có
3 nghĩa của từ “被”, thứ nhất là “cái chăn”; thứ 2 (sách) “che”, “che đậy”;
18
thứ 3: “bị”, “gặp phải” dùng trong câu biểu thị chủ ngữ là chủ thể chịu sự tác
động của động tác (chủ thể phát ra động tác đặt sau chữ “ 被 ”, nhưng
thường được tỉnh lược); có thể dùng trước động tự tạo thành cụm từ bị động:
bị áp bức/bị phê bình/giai cấp bị bóc lột. Rõ ràng 3 chữ “被” này thuộc 3 từ
loại khác nhau: “被”1 là danh từ, “被”2 là động từ, “被”3 thường
được cho rằng: là giới từ khi dẫn ra chủ thể phát ra động tác, là trợ từ khi đặt
trước động từ (1 quan điểm khác cho rằng đều là giới từ).
Trạng thái ngữ nghĩa của câu bị động là chỉ chữ “被” thay đổi từ
biểu thị ngữ nghĩa của hành động “gánh chịu” đến biểu thị ngữ nghĩa trạng
thái bị động. Diễn biến ngữ nghĩa này của chữ “被”được biểu hiện là hình
thức phân chia và tính thời gian của cú pháp chữ “ 被 ”giảm dần thành
không phân chia và không mang tính thời gian.
Cũng trong “Từ điển tiếng Hán hiện đại ”(2002) thì “让” là 1 từ,
nhưng các lớp nghĩa của nó cũng rất phức tạp, tổng kết lại có 3 lớp nghĩa: thứ
nhất là động từ, ví dụ: nhượng bộ, chuyển nhượng, nhường đường; thứ hai là
động từ biểu thị sự cho phép: ai bảo anh tới/ để tôi nghĩ kỹ xem; thứ 3 với
nghĩa là “bị”, nhưng chủ thể phát ra động tác đứng sau “让”không thể tỉnh
lược. “叫”cũng chia thành “叫”1 và “叫” 2. Nghĩa thứ nhất là chỉ các
động từ “kêu”, “la hét”, “gọi”, “gọi là”…, nghĩa thứ hai bao gồm: “làm cho”,
“bảo” và “bị”.
Câu bị động sử dụng 3 dấu hiệu nhận biết này, thông thường trong khẩu
ngữ dùng “被/叫 / 让”, trong những trường hợp trang trọng thì dùng câu
chữ “被” (Lữ Thục Tương chủ biên, 1980).
19