Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 144 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THU LOAN

NGHIÊN CỨU CHẦU VĂN DƯỚI GÓC ĐỘ
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2013


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THU LOAN

NGHIÊN CỨU CHẦU VĂN DƯỚI GÓC ĐỘ
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60220125

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Lê Chí Quế



HÀ NỘI - 2013


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: “Nghiên cứu Chầu Văn
dưới góc độ văn hố và văn học dân gian” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Loan


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới GS. TS. Lê Chí Quế, nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - người đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội những người đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp - những người
đã hết lịng ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Thạc sĩ này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Loan


5

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài. ................................................................................................................ 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................ 5
2.1. Đối tượng nghiên cứu. .............................................................................................. 5
2.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................................. 5
3. Mục đích nghiên cứu. ........................................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................................. 7
5. Cấu trúc luận văn. .............................................................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. ......................................................................... 9
1.1. Khái luận về Chầu văn. Vị trí của Văn chầu
trong nghệ thuật Chầu văn. ....................................................................................... 9
1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Chầu văn ở Việt Nam. .......................................... 23
1.2.1. Các thuyết chính về nguồn gốc Chầu văn............................................................ 23
1.2.2. Lịch sử phát triển và phân bố của không gian Chầu văn. .................................... 24
1.3. Sự gắn bó của Chầu văn với tục lên đồng và thờ Mẫu, thờ Thánh........................ 25
1.4. Lịch sử nghiên cứu Chầu văn ở Việt Nam................................................................ 29
1.4.1 Tình hình nghiên cứu Chầu văn ở nước ta............................................................ 29
1.4.2 Tình hình nghiên cứu Chầu văn dưới góc độ
văn hóa - văn học dân gian ................................................................................... .33
Tiểu kết chương 1. ............................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA CÁC BÀI VĂN CHẦU

TRONG NGHỆ THUẬT CHẦU VĂN DƯỚI
GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN. ........................................................... 37


6

2.1. Các bài văn chầu là tác phẩm văn học dân gian Bài ca nghi lễ
với các đặc trưng cơ bản về tính nguyên hợp, tính tập thể
và chức năng sinh hoạt thực hành........................................................................... 37
2.2. Các giá trị nổi bật về mặt nội dung. .......................................................................... 41
2.2.1. Các đề tài chủ yếu của Văn chầu trong hát Chầu văn.......................................... 42
2.2.2. Các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong các bài hát văn.................................. 49
2.2.3. Thế giới tinh thần người Việt gửi gắm trong
các hình tượng Văn chầu. ................................................................................... 62
2.2. Tiếp cận một số nét đặc sắc nghệ thuật Văn chầu. .................................................. 69
2.2.1 Thể thơ của Văn chầu. .......................................................................................... 69
2.2.2 Hình ảnh, ngơn ngữ của một tư duy thơ độc đáo.................................................. 74
Tiểu kết chương 2. ............................................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: DIỄN XƯỚNG CHẦU VĂN DƯỚI GĨC ĐỘ
VĂN HỐ VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN. .................................................. 84
3.1 Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn và các hình thức
nghệ thuật khác trong trình diễn chầu văn ............................................................... 84
3.1.1. Đặc điểm âm nhạc hát văn ................................................................................... 84
3.1.2. Sự kết hợp tài tình của lời văn với âm nhạc
và các hình thức nghệ thuật khác...................................................................... 86
3.2. Chầu văn - một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc thuần Việt. ....................... 94
3.3. Sức sống của Chầu văn............................................................................................... 99
Tiểu kết chương 3. ............................................................................................................. 104
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 110

PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 114


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Văn học dân gian cần được coi là một chuyên ngành đặc biệt quan
trọng không chỉ riêng bởi vấn đề hiện nay văn học dân gian Việt Nam chưa
có nhiều thành tựu trong sưu tầm nghiên cứu và giải mã các hiện tượng văn
hóa và văn học mà cịn bởi sợi tơ mn màu của nó vẫn lan tỏa đầy ám ảnh
trong đời sống tâm thức người Việt hôm nay, chi phối đời sống thực tại vừa
như một ẩn ức tập thể của quá khứ xa xưa vừa như cái nôi cho mỗi tâm hồn
khao khát quay về tắm táp và tiếp nối vào linh mạch dân tộc. Từ bao đời nay,
Hát Văn – một tồn tại nguyên vẹn của vốn quí dân gian người Việt từ khởi
thủy, cùng với rất nhiều thể loại nghệ thuật dân dã đã trầm tích vào phong
hóa đất nước, ngày càng được đánh giá như một loại hình văn hóa – sinh hoạt
tâm linh đặc sắc, có ảnh hưởng sâu đậm tới diện mạo của văn hóa và văn học
dân tộc cùng sức sống tiềm ẩn và khả năng thích nghi tuyệt vời để khơng chỉ
hội nhập với tinh thần hiện đại mà cịn góp phần gìn giữ vẻ đẹp và khơng
gian văn hóa truyền thống, khơi gợi và định hình các mảng sắc màu văn hóa.
“Nghiên cứu Chầu văn dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian” là sự lựa
chọn cẩn trọng của người viết. Trước hết đề tài này xuất phát chính từ lịng
trân trọng một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống thuần Việt độc đáo,
nhưng đang bị pha tạp, cần được bảo vệ giữ gìn. Bên cạnh đó là mong muốn
khám phá được vẻ đẹp của các bài Văn chầu, nhất là khi nó được phối kết
cùng âm nhạc, vũ đạo trang phục và các nghi lễ thiêng. Chầu văn là mảng
đặc sắc riêng biệt nhưng rất đặc trưng cho cái tinh túy của phong vị dân gian,
lưu giữ mạch sống của tâm hồn dân tộc, tiềm tàng sức mạnh tinh thần to lớn
và bền bỉ, là bản chất nội sinh của cội nguồn văn hóa cộng đồng, lại có khả

năng thích nghi và vươn tới tầm thời đại. Người Việt vốn coi trọng tự nhiên.
Niềm tin thiêng liêng mình là một phần của tự nhiên và quá khứ, tổ tiên và


8

thần thánh luôn đi bên cạnh thực tại đời sống như một vơ thức cố định hình
thành nền tảng tâm linh và tinh thần dân tộc. Ngày nay hầu hết những người
Việt dùng xe hơi, nhà lầu cao đẹp hơn cả phủ Mẫu, nghiên cứu tầu ngầm, tên
lửa, máy bay, tham gia chinh phục biển khơi, vũ trụ… Nhưng cũng chính
những con người đầy bản lĩnh thời đại ấy vẫn tham gia nhiệt liệt vào các sinh
hoạt tín ngưỡng, niệm Phật, cầu siêu, thiền định, xin lộc ấn đức Thánh Trần
hay lui tới dự các buổi hầu đồng, thờ Mẫu, nghe ca xướng hát chầu mà chẳng
hề lấy đó làm phẫn nộ, tức cười, phi lí. Họ vẫn có thể lễ lạy, cùng đám đơng
sì sụp xin ơn thánh ơn Mẫu, dù khơng mê tín thì cũng xuất phát từ tâm lí cầu
an, cầu phúc, tri ơn tiên tổ, uống nước lặng nghĩ tới nguồn. Người ta gọi đó là
“vơ thức cộng đồng” tiềm tàng trong các “cổ mẫu”, “cổ tượng”, “linh tượng”
tồn tại tiếp biến qua các lễ nghi, khuôn mẫu ứng xử xã hội và nghệ thuật như
một ‘di truyền văn hóa”.
Theo những khái quát hóa của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh trong
“Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”: trừu
tượng hóa là con đường để tín ngưỡng phát triển lên thành tơn giáo. Tín
ngưỡng Việt Nam trên con đường khái qt hóa, lại có xu hướng bổ sung
tính sinh động, cụ thể. Chầu văn là biểu hiện sinh động và có hệ thống nhất
cho sự “cụ thể hóa” của đạo Tam phủ và Tứ phủ, linh thiêng mà “gắn với
muôn mặt đời thường và gần gụi với mọi con người bình thường”, đáp ứng
được đầy đủ mọi ước vọng của cuộc sống bấp bênh, gian khó. Hơn ở đâu
hết, Chầu văn với âm nhạc, nghi lễ và lời hát chầu đã “kéo Đạo Mẫu về gần
hơn với đời sống.” Điều đó thúc đẩy tính thiết thực cho mọi sự tìm tịi,
nghiên cứu Chầu văn và Đạo mẫu để tìm ra được các hằng số tâm linh người

Việt. Tính cấp thiết của đề tài thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, với khoa học nghiên cứu: Việc sưu tầm và nghiên cứu các
thể loại âm nhạc cổ truyền của người Việt là một đóng góp khoa học quan


9

trọng vào công việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của
dân tộc Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Cịn nhiều vấn đề về
mặt âm nhạc, hệ thống bài bản các khối lượng tư liệu của loại hình Hát văn
chưa được chú ý tới để bao giá trị đích thực của tiền nhân để lại cho đời sau
phải được giữ gìn. Từ góc độ văn hóa- văn học dân gian nghiên cứu sự phong
phú và đặc sắc của Chầu văn và các bản Văn chầu với các đặc trưng thi pháp,
phong cách và tư duy ngôn ngữ riêng là điều mà các nhà nghiên cứu chưa
chú trọng để làm giàu có nền lí luận văn học dân gian dưới sự hỗ trợ đắc lực
của bộ phận chuyên biệt là khảo cứu sưu tầm.
Thứ hai, về thái độ của công chúng và các nhà quản lí với Chầu văn:
Trải qua những mài mòn, gạn lọc và bức chế của lịch sử, ngay cả khi môi
trường diễn xướng Chầu văn được trả lại thì với sự lộn xộn, đua đú, bừa bãi
của “thị trường sân khấu” hiện nay khiến cho cái vốn liếng vô giá, những giá
trị truyền thống lâu đời của Hát văn đang bị tiêu diệt. Các nhà quản lí văn
hóa đang cực kì lúng túng trong hành xử với thể loại nghệ thuật này để cho
nó chậm mai một trước hiện trạng “mỗi cung văn tài năng cỡ mấy cũng chỉ
nắm được một mảnh giá trị Chầu văn” để chờ đợi tàn phai, rơi rụng. Sự thẩm
định với những chuẩn mực nhà nghề khi các nghệ nhân lão thành cuối cùng
ra đi mà chưa kịp trao truyền lại cho các thế hệ sau thì chẳng bao lâu Chầu
văn có thể lại “mồ côi” như hát Xẩm. Với giới trẻ- “ơng chủ” của nền văn
hóa tương lai, khơng phải tất cả nhưng cũng khơng phải số ít các bạn trẻ thờ
ơ với truyền thống bởi họ đã có quá nhiều hình thức thư giãn, giải trí; nếu họ
khơng có khả năng tìm thấy ở truyền thống điều gì thiết thân, lí thú thì truyền

thống chỉ cịn thuần túy là di sản. Tồn bộ mạch ý thức dân tộc có thể bị phá
vỡ hoặc cắt đứt nếu những bộ môn nghệ thuật đặc sắc, có khả năng thu hút
cơng chúng trong mục đích hữu ích cho đời sống cá nhân mà vẫn cộng hưởng


10

được với giá trị của lịch sử, quá khứ của dân tộc, lí tưởng sống của cha ơng
như Chầu văn không được ghi nhận, khám phá và định hướng đúng.
Thứ ba, tính cấp thiết của đề tài được đặt ra từ chính thực tế tồn tại
của Chầu văn trong đời sống đương đại. Trong vòng hai năm trở lại đây,
nhiều tỉnh thành khu vực miền Bắc nước ta đã tổ chức nhiều Hội thảo về Hát
Văn và Diễn xướng Hầu đồng nhưng những giá trị nghệ thuật vô cùng độc
đáo cùng với ý nghĩa văn hóa, lịch sử của Chầu văn thì chưa được chú ý đúng
mức. Mới nhìn vào, ai cũng có thể lầm tưởng các hoạt động xã hội rầm rộ đó
là một sự đề xướng và phát triển Chầu văn. Nhưng những người đã từng theo
sát mọi thăng trầm của nó, thực sự muốn có một sự trường tồn thì hiểu ngay
đó chưa hẳn đã là báo hiệu của ngày mai huy hồng mà có thể chính là cái
bẫy của thời gian khiến Chầu văn phải thu hẹp và suy tàn khi thả cửa và pha
lỗng nó vào môi trường đầy rẫy những tùy tiện, nông cạn, thiếu khắt khe và
trân trọng của xã hội hiện đại. Đưa Chầu văn đến với công chúng và phổ biến
các giá trị của nó trong xã hội hiện đại là điều đúng đắn. Nhưng cái cách mà
Chầu văn sẽ tồn tại như thế nào giữa cuộc sống xô bồ và bận rộn này mới là
điều đáng bận tâm. Tháng 1-2013, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt ở Nam
Định” được cơng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và địa phương
này cũng được chọn làm đại diện để lập hồ sơ khoa học đưa vào danh mục Di
sản văn hóa phi vật thể nhân loại đề nghị UNESCO công nhận. Điều ấy
không chỉ là niềm vui của những người con Mẫu khi người Mẹ tinh thần của
họ tìm được sự tơn vinh xứng đáng, mà cịn trực tiếp khẳng định ý nghĩa
khoa học và thực tiễn mà loại hình này mang lại cho sự phong phú và độc

đáo có một khơng hai của diện mạo văn hóa tâm linh dân tộc, khơi động khát
vọng vừa quay lại cội nguồn vừa tìm con đường thích ứng với thế giới hiện
đại để trường tồn bất diệt.


11

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Các bài Văn chầu trong nghệ thuật Hát văn với tư cách là tác
phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh và đặc sắc phản chiếu đời sống tâm thức
người Việt.
2.2.2 Nghiên cứu tác phẩm Văn Chầu trong không gian trình diễn của
sân khấu hầu đồng thờ Thánh thờ Mẫu. Cụ thể là: sự kết hợp uyển chuyển
của lời Văn Chầu- trong tư cách của tác phẩm văn học dân gian- với âm nhạc
và các yếu tố nghi lễ làm nên một không gian Chầu văn đặc biệt sống động,
độc đáo.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu các bản văn gắn liền với âm nhạc Chầu
văn dùng trong các giá văn, gắn liền với tục lên đồng thờ tứ phủ đã khai sinh
và tồn tại lâu đời ở đồng bằng Bắc bộ. Đó là những bản văn có giá trị do các
nhà nghiên cứu dân gian sưu tầm, chỉnh lí hoặc do các nghệ nhân, cung văn
cịn lưu giữ và diễn xướng. Các bản Văn chầu trên tách biệt hoàn toàn với
các bản văn và âm nhạc được sử dụng trong các nghi lễ Hầu đồng ở Miền
Trung và Miền Nam- vốn là hiện tượng giao thoa và cộng hưởng văn hóa, tín
ngưỡng; các truyện thơ và các truyền thuyết về các thánh như: “Liễu Hạnh
công chúa diễn âm’ của Nguyễn Công trứ, “Tiên phả dịch lục” dài 776 câu
của Kiều Oánh Mậu, “Vân cát thần nữ cổ lục’ 732 câu của tác giả khuyết
danh hay các bản giáng bút đề thơ của các Thánh Mẫu khuyên răn, dạy bảo
người đời.

Thứ hai, luận văn nghiên cứu không gian vừa thiêng vừa tục rất đặc
sắc trong trình diễn Chầu văn và mối quan hệ mật thiết của lời Văn Chầu với
các hình thức nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ đạo, trang phục, các qui tắc
nghi lễ hầu bóng, hát thờ…


12

Thứ ba, so sánh sự thu hẹp dần không gian sống của hầu hết các loại
hình nghệ thuật dân gian khác như hát xoan, hát ví, ca trù, quan họ, hát
xẩm… với sức sống và sự lan tỏa mãnh liệt chứng tỏ khả năng thích nghi và
vị trí quan trọng của Chầu văn trong nhịp sống đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu.
Góp thêm tiếng nói khẳng định bản chất văn hóa và khoa học của nghệ
thuật hát văn trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân để đi tới nhận định:
Chầu văn không phải là một tồn nghi về sự mê tín, hỗn tạp, vụn vặt như
những mảnh vụn của văn hóa dân gian, mà là một nghệ thuật độc đáo thuần
Việt với những qui tắc, tính hệ thống và vẻ đẹp riêng biệt. Khẳng định vị thế
của Chầu văn như một loại hình nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc đậm đà bản sắc
dân tộc cả ở góc độ văn hóa và văn học dân gian, tơi hướng tới các mục tiêu
cụ thể sau:
- Thứ nhất, luận văn lí giải trên cơ sở khoa học những đặc sắc nghệ
thuật Chầu văn từ góc nhìn của văn hóa và văn học dân gian tạo nên sức sống
mãnh liệt và bền bỉ của nó trong lịch sử, đặc biệt là khả năng tự tái tạo và mở
rộng không gian sống của Chầu Văn.
- Thứ hai, luận văn khẳng định vẻ đẹp của các bản văn trong nghệ thuật
Chầu văn từ góc độ nghiên cứu văn học dân gian, đặc biệt là hệ thống các
hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cũng như sự độc đáo về nghệ thuật ngôn từ.
- Thứ ba, luận văn đề cập đến sự trình diễn Chầu văn từ góc độ văn
hóa- văn học dân gian để khẳng định đó là một loại hình nghệ thuật dân gian

thuần Việt, với sự phối kết nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, lời văn, vũ đạo, trang
phục và các nghi lễ trong một không gian vừa thiêng vừa tục, thấm đẫm chất
Folklore cần được gìn giữ và bảo tồn.
Đạt được những mục tiêu kể trên, đề tài cũng có những đóng góp nhất
định, đó là luận văn vừa kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà


13

nghiên cứu đi trước góp phần khẳng định được bản chất văn hóa và khoa học
của Chầu văn, nhất là sự kết hợp của nhiều hình thức nghệ thuật trong diễn
xướng Chầu văn, khẳng định vị trí quan trọng xứng đáng của Chầu văn trong
bản sắc văn hóa và văn học dân tộc. Kết quả của Luận văn ít nhiều góp phần
gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu khả năng bảo tồn toàn bộ bản thể con
người trong nghệ thuật Chầu văn. Thêm nữa, những điểm hạn chế của đề tài,
thiết nghĩ, cũng có thể tạo hứng thú cho những ai cùng có mối quan tâm đến
vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp cấu trúc- loại hình.
- Phương pháp phân tích liên ngành.
- Phương pháp văn hóa học.
Trong các phương pháp nghiên cứu trên tôi lấy phương pháp điền dã,
nghiên cứu, đi thực tế, khảo sát, miêu tả và nhận định làm phương pháp chủ
đạo. Nguyên lý chủ đạo của phương pháp điền dã đảm bảo tính khách quan
và khoa học khi phân tích lí giải các hiện tượng văn hóa văn học dân gian mà
khơng cần tách nó ra khỏi mơi trường sinh hoạt tức là khơng tước mất đi sự
sống linh hồn của nó. Thứ nhất tôi chú trọng nghiên cứu cấu trúc thi pháp của
các bản Văn chầu trong tư cách một văn bản thuộc về văn học dân gian, chú

trọng tinh lọc những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của những văn bản
có giá trị nghệ thuật cao, kể cả những tác phẩm được phóng tác, cải biên bởi
những nghệ nhân hát Chầu văn gạo cội. Thứ hai, để tìm hiểu diện mạo đời
sống đích thực của Văn học dân gian qua Văn chầu người viết phải nghiên
cứu sự sử dụng văn bản Văn chầu từ các hình thức hiện tồn của tác phẩm
trong cuộc sống, tức là khơng gian trình diễn Chầu văn để thấy được vẻ đẹp


14

tự nhiên và những tác dụng thiết thực của nó đối với cuộc sống và văn học.
Những khoảnh khắc thăng hoa của trình diễn Chầu văn, vai trị cá nhân của
các cung văn trong việc thể hiện cái hồn của Văn chầu tạo nên các biến thể
sinh động từ đời sống hình thành sức sống cho thể loại này. Kết hợp với
phương pháp hình thức và văn hóa học, xu hướng nghiên cứu này giúp ta
thấy được tầm quan trọng của việc: không được phép tước bỏ yếu tố thiêng
liêng trong khơng gian trình diễn Chầu văn của các bản văn để bắt cho được
các đặc trưng thẩm mĩ, bản chất các diễn ngôn văn học dân gian; mặt khác,
xác lập được các nguyên tắc, các hệ thống thao tác văn bản hóa tác phẩm một
cách chuẩn xác, cũng như hiểu sâu hơn ý nghĩa của việc văn bản hóa tác
phẩm một cách khoa học.
5. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA BÀI VĂN CHẦU TRONG NGHỆ THUẬT
CHẦU VĂN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN.
CHƯƠNG 3: DIỄN XƯỚNG CHẦU VĂN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HOÁ
VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN.


15


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Khái luận về Chầu văn. Vị trí của Văn chầu trong nghệ thuật
Chầu văn.
Giải thích nghĩa Hán việt của từ ngữ: Chầu (朝) có nghĩa là bầy tơi vào
hầu vua gọi là chầu, vào hầu kẻ tôn quý, xưa cũng gọi là chầu. Chữ Văn (文)
được hiểu là văn tự, bài văn, lời văn, văn chương, nghĩa rộng hơn của từ này
là lễ nghi, văn vẻ, màu mè bởi lẽ ‘Văn” được xem như “cái dấu vết do đạo
đức lễ nhạc giáo hố mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh,văn
hoá”.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: Chầu văn cịn gọi là Hát văn, là một
loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền đặc sắc, sử dụng âm nhạc mang tính tâm
linh gắn với nhiều nghi lễ lễ nhạc cùng các lời văn chau truốt nghiêm trang
mang ý nghĩa chầu Thánh. Chầu văn ra đời từ đồng bằng Bắc bộ, chủ yếu
gồm hát và diễn xướng phục vụ các buổi lên đồng cịn gọi là hầu bóng của tín
ngưỡng Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Nhạc sĩ Thao Giang
trong bài nghiên cứu “Nghệ thuật hát Chầu văn” phần Vài nét về lịch sử
Nghệ thuật hát Chầu đã khá dè dặt về định nghĩa Hát văn: “Hát Chầu văn là
loại hình Âm nhạc dân gian gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
vùng đồng bằng Bắc Bộ, có nguồn gốc từ Nam Định và Hà Nội.” Ban đầu
Hát văn chỉ lưu hành giới hạn cùng các nghi lễ thờ cúng ở đền miếu, phủ
chùa tại miền Bắc, sau cùng với sự phát triển và nhu cầu giao lưu văn hóa mà
lan tỏa mạnh mẽ ra khắp đất nước và theo chân người Việt ra cả nước ngoài
nhằm thỏa mãn nhu cầu của sinh hoạt tâm linh. Chầu văn có nhiều hình thức
biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu và hát văn nơi cửa đền. Nếu như


16


Hát thờ được sử dụng chủ yếu vào các ngày lễ tiết, ngày tiệc thánh mừng
thánh sinh hoặc hóa hoặc hát trước khi vào các giá văn lên đồng thì hình thức
Hát hầu lại chuyên dùng cho việc ca ngợi ba giá tam tòa Thánh Mẫu, đức
Vua cha, đức thánh Trần Hưng Đạo và các quan, chầu bà, các cô các cậu. Hát
văn thờ có lẽ vì mục đích phục vị sinh hoạt tín ngưỡng nên được khẳng định
là ra đời sớm hơn so với các thể loại hát Văn khác. Khởi đầu của nó chính là
những bản Văn sự tích của những ngơi Đền thờ tứ phủ được lưu truyền qua
nhiều thế hệ bởi nhân dân quanh vùng. Âm nhạc giúp sự thông quan với thần
linh cầu tài lộc, còn các bản văn giúp người dân ghi nhớ về lịch sử ngơi đền
cũng như sự tích, chiến cơng, oai đức của những người anh hùng dân tộc đã
hiển Thánh. Hát Thi là cuộc đua tài và khẳng định tài năng của các cung văn
chuyên nghiệp và lão luyện của các địa phương, và cũng là dịp để thống nhất
bài bản cho từng thời kỳ phát triển của nghệ thuật Hát Văn. Các cung văn trải
qua những mục thi bắt buộc như hát “Văn Công đồng”, khi hát phải kị húy
đồng thời kĩ năng chuyển giọng, nối điệu phức tạp hoặc một bản văn được
biểu diễn qua nhiều làn điệu đặc biệt được chú ý đánh giá về kĩ năng. Rięng
Hát văn nơi cửa đền chúng ta chỉ gặp ở cửa đền phủ trong những ngày đầu
xuân, ngày lễ hội, hát cửa đền phục vụ khách hành hương đi lễ, lời ca tiếng
hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành
hương, đổi lại người hát sẽ được nhận tiền công đức của du khách.
* Về vị trí của Văn chầu trong nghệ thuật Chầu văn:
Có thể khiên cưỡng mà tách bạch rằng Chầu văn bên cạnh các yếu tố
nghi thức cúng lễ, âm nhạc, vũ đạo, trang phục…cịn có các bản Văn chầu.
Văn chầu là phần lời của các bài hát cung thỉnh các thánh Tam phủ, Tứ phủ.
Các bản Văn chầu có cấu trúc của một tác phẩm văn học dân gian hồn chỉnh,
viết bằng chữ Hán- nơm hay quốc ngữ với số lượng rất lớn do các cung văn
lưu truyền trong dân gian hoặc sáng tác sau này bởi các nghệ nhân tài năng


17


như Phạm Văn Khiêm, Đoàn Đức Giang , Lương Ngọc Tùng…Những bài hát
văn có thể khá ổn định trong giai điệu nhưng phong phú về lời văn bởi tính
chất dân gian và truyền khẩu. Ví như có nhiều bản văn Cơ Bé, các bản văn lại
có sự đa dạng trong hình ảnh, ngơn ngữ biểu đạt:
“Chim tung cánh bay lượn trong nắng
Hồng trời mùa xuân hoa là hoa thắm tươi
Song đăng cơ Bé thượng đang múa vui trên q nhà
Hị là hị ca
Vang trước bản đền nghiêm trang.
Song đăng cơ Bé thượng đang múa vui trên quê nhà.
Chim tung cánh bay lượn trong nắng.
Bầu trời mây trôi là hoa thắm tươi.
Song đăng cô Bé múa là sáng khúc ca núi.
Đồi hị là hị ca vang trời cơ đẹp đoan trang.
Song đăng cô Bé thượng đang múa vui trên quê nhà.
Phát rẫy làm nương a cô Bé về đồng phát rẫy làm nương.
Phát từ Tam đảo phát ra Thạch Bàn.
Lúa vàng cơ phát nhanh nhanh.
Khéo khơn khơn khéo có ai tài bằng”.
(Giá văn hầu “Cô Bé thượng ngàn”)
“Đông Cuông cảnh đẹp hữu tình
Thỉnh mời cơ bé rừng xanh ngự về
Suối rừng đồi núi Đông Cuông
Cảnh tiên giá ngự sông Đà,Văn Yên
Theo đèo Khau Phạ đi vào
Đông Cuông Tuần Quán biển đề tối linh


18


Bốn phương sơn thủy hữu tình
Nơi cơ giá ngự cảnh tiên non bồng
Sơn Trang tích cũ lưu truyền
Vâng lời Mẫu Thượng quản cai cửa rừng
Giáng về trấn giữ sơn lâm
Thần thông hiển ứng xa gần vang danh
Đốn vui nô nức tưng bừng
Sông thao thác đổ cảnh rừng cheo leo
Non cao trăng sáng dải vàng
Nghe tiên cô bé vào ra sớm chiều
Đơng Cng chíng qn q nhà
Thiên thai cảnh đẹp 1 tòa Sơn Trang
Trước đến suối nhỏ vắt ngang
Đường đèo dẫn tới bản làng đơng vui
Vốn dịng đài các trâm oang
Ra tay giáo hoá Cứu người giúp dân
Thiên Thai 1 cảnh thần tiên
Đua thuyền rẽ sóng vượt ghềnh dốc cao
Mênh mơng thuyền ngược bè xuôi
Khi chơi Tuần Lạc lúc qua Thác Bà
Ven rừng ven suối ven khe
Đằng vân giá vũ thượng đồng lên chơi
Văn Yên nơi đó quê nhà
Có khi lên núi ngắm trăng hái trà
Củ mài củ sắn củ măng
Táo mèo,lúa mạch,măng rừng,nếp hương
Cây cao khơng ngại gió rung



19

Có tiên cơ bé độ cho thọ trường
Ai mà độc ác bất nhân
Cơ liền hóa phép cho thời khốn thay
Biết ra phải tới kêu ngay
Cô cho nước thánh thuốc tiên khỏi liền
Cứu người nửa dại nửa điên
Hiếu thuận thảo hiền cô mới độ cho
Khuông phù làng bản ấm no
Tiên cô lưu phúc thiên ân thọ trường
Ban tài tiếp lộc cho đồng
Cô về tấu đối Thánh Bà Đông Cuông
Lộc tài vượng tiến công danh
Lộc cô vô số trên kho thượng ngàn
Xin đừng sớm nắng chiều mưa
Đừng như con nhện quên ơn tị vị
Oai linh hiển hách lạ lùng
Cưỡi mây cưỡi gió thần thông nhiệm màu
Lúc lên Mẫu Thượng Sapa
Khi về Hữu Lũng lại qua Bảo Hà
Ngồi trên đỉnh núi ngắm trăng
Tay cô gảy khúc cung ngâm dịu dàng
*
*

*

Lấy gạo nếp Tú Lệ Văn Chấn
Nấu thành xôi ngũ sắc dẻo thơm

Dùng chè Shan tuyết nước sương
Hãm dâng chén ngọc hương thơm dịu dàng


20

Tiến về Tiên Chúa Thượng Ngàn
Dâng lên bệ ngọc toà vàng tối cao
Mẫu khen cơ bé nhu mì
Nết na thùy mị dịu dàng đảm đang
Đền thờ 1 dải trơng sang
Gió lùa heo hút mây trôi lững lờ
Cỏ cây điệp điệp trùng trùng
Ông hổ gọi bầy gầm thét đêm thâu
Gà rừng điểm mõ tụng kinh
Long chầu hổ phục xà tinh khấu đầu
Nhất tâm thành kính cúi đầu
Tiên cơ gia hộ sở cầu tịng tâm
Đơng Cng cảnh đẹp hữu tình
Thỉnh mời cơ bé rừng xanh ngự về
Suối rừng đồi núi Đông Cuông
Cảnh tiên giá ngự sông Đà,Văn Yên
Theo đèo Khau Phạ đi vào
Đông Cuông Tuần Quán biển đề tối linh
Bốn phương sơn thủy hữu tình
Nơi cơ giá ngự cảnh tiên non bồng
Sơn Trang tích cũ lưu truyền
Vâng lời Mẫu Thượng quản cai cửa rừng
Giáng về trấn giữ sơn lâm
Thần thông hiển ứng xa gần vang danh

Đốn vui nô nức tưng bừng
Sông thao thác đổ cảnh rừng cheo leo
Non cao trăng sáng dải vàng


21

Nghe tiên cơ bé vào ra sớm chiều
Đơng Cng chíng quán quê nhà
Thiên thai cảnh đẹp 1 tòa Sơn Trang
Trước đến suối nhỏ vắt ngang
Đường đèo dẫn tới bản làng đơng vui
Vốn dịng đài các trâm oang
Ra tay giáo hố Cứu người giúp dân
Thiên Thai 1 cảnh thần tiên
Đua thuyền rẽ sóng vượt ghềnh dốc cao
Mênh mơng thuyền ngược bè xuôi
Khi chơi Tuần Lạc lúc qua Thác Bà
Ven rừng ven suối ven khe
Đằng vân giá vũ thượng đồng lên chơi
Văn Yên nơi đó quê nhà
Có khi lên núi ngắm trăng hái trà
Củ mài củ sắn củ măng
Táo mèo,lúa mạch,măng rừng,nếp hương
Cây cao khơng ngại gió rung
Có tiên cơ bé độ cho thọ trường
Ai mà độc ác bất nhân
Cơ liền hóa phép cho thời khốn thay
Biết ra phải tới kêu ngay
Cô cho nước thánh thuốc tiên khỏi liền

Cứu người nửa dại nửa điên
Hiếu thuận thảo hiền cô mới độ cho
Khuông phù làng bản ấm no
Tiên cô lưu phúc thiên ân thọ trường


22

Ban tài tiếp lộc cho đồng
Cô về tấu đối Thánh Bà Đông Cuông
Lộc tài vượng tiến công danh
Lộc cô vô số trên kho thượng ngàn
Xin đừng sớm nắng chiều mưa
Đừng như con nhện quên ơn tò vò
Oai linh hiển hách lạ lùng
Cưỡi mây cưỡi gió thần thơng nhiệm màu
Lúc lên Mẫu Thượng Sapa
Khi về Hữu Lũng lại qua Bảo Hà
Ngồi trên đỉnh núi ngắm trăng
Tay cô gảy khúc cung ngâm dịu dàng
*
**
Lấy gạo nếp Tú Lệ Văn Chấn
Nấu thành xôi ngũ sắc dẻo thơm
Dùng chè Shan tuyết nước sương
Hãm dâng chén ngọc hương thơm dịu dàng
Tiến về Tiên Chúa Thượng Ngàn
Dâng lên bệ ngọc tồ vàng tối cao
Mẫu khen cơ bé nhu mì
Nết na thùy mị dịu dàng đảm đang

Đền thờ 1 dải trơng sang
Gió lùa heo hút mây trơi lững lờ
Cỏ cây điệp điệp trùng trùng
Ông hổ gọi bầy gầm thét đêm thâu
Gà rừng điểm mõ tụng kinh


23

Long chầu hổ phục xà tinh khấu đầu
Nhất tâm thành kính cúi đầu
Tiên cơ gia hộ sở cầu tịng tâm
Đơng Cng cảnh đẹp hữu tình
Thỉnh mời cơ bé rừng xanh ngự về
Suối rừng đồi núi Đông Cuông
Cảnh tiên giá ngự sông Đà,Văn Yên
Theo đèo Khau Phạ đi vào
Đông Cuông Tuần Quán biển đề tối linh
Bốn phương sơn thủy hữu tình
Nơi cơ giá ngự cảnh tiên non bồng
Sơn Trang tích cũ lưu truyền
Vâng lời Mẫu Thượng quản cai cửa rừng
Giáng về trấn giữ sơn lâm
Thần thông hiển ứng xa gần vang danh
Đốn vui nô nức tưng bừng
Sông thao thác đổ cảnh rừng cheo leo
Non cao trăng sáng dải vàng
Nghe tiên cô bé vào ra sớm chiều
Đơng Cng chíng qn q nhà
Thiên thai cảnh đẹp 1 tòa Sơn Trang

Trước đến suối nhỏ vắt ngang
Đường đèo dẫn tới bản làng đơng vui
Vốn dịng đài các trâm oang
Ra tay giáo hoá Cứu người giúp dân
Thiên Thai 1 cảnh thần tiên
Đua thuyền rẽ sóng vượt ghềnh dốc cao


24

Mênh mông thuyền ngược bè xuôi
Khi chơi Tuần Lạc lúc qua Thác Bà
Ven rừng ven suối ven khe
Đằng vân giá vũ thượng đồng lên chơi
Văn Yên nơi đó quê nhà
Có khi lên núi ngắm trăng hái trà
Củ mài củ sắn củ măng
Táo mèo,lúa mạch,măng rừng,nếp hương
Cây cao khơng ngại gió rung
Có tiên cơ bé độ cho thọ trường
Ai mà độc ác bất nhân
Cơ liền hóa phép cho thời khốn thay
Biết ra phải tới kêu ngay
Cô cho nước thánh thuốc tiên khỏi liền
Cứu người nửa dại nửa điên
Hiếu thuận thảo hiền cô mới độ cho
Khuông phù làng bản ấm no
Tiên cô lưu phúc thiên ân thọ trường
Ban tài tiếp lộc cho đồng
Cô về tấu đối Thánh Bà Đông Cuông

Lộc tài vượng tiến công danh
Lộc cô vô số trên kho thượng ngàn
Xin đừng sớm nắng chiều mưa
Đừng như con nhện quên ơn tị vị
Oai linh hiển hách lạ lùng
Cưỡi mây cưỡi gió thần thông nhiệm màu
Lúc lên Mẫu Thượng Sapa


25

Khi về Hữu Lũng lại qua Bảo Hà
Ngồi trên đỉnh núi ngắm trăng
Tay cô gảy khúc cung ngâm dịu dàng
*
**
Lấy gạo nếp Tú Lệ Văn Chấn
Nấu thành xôi ngũ sắc dẻo thơm
Dùng chè Shan tuyết nước sương
Hãm dâng chén ngọc hương thơm dịu dàng
Tiến về Tiên Chúa Thượng Ngàn
Dâng lên bệ ngọc tồ vàng tối cao
Mẫu khen cơ bé nhu mì
Nết na thùy mị dịu dàng đảm đang
Đền thờ 1 dải trơng sang
Gió lùa heo hút mây trơi lững lờ
Cỏ cây điệp điệp trùng trùng
Ông hổ gọi bầy gầm thét đêm thâu
Gà rừng điểm mõ tụng kinh
Long chầu hổ phục xà tinh khấu đầu

Nhất tâm thành kính cúi đầu
Tiên cơ gia hộ sở cầu tịng tâm”
(Giá văn Cơ Bé Đơng Cuông)
“Ai lên Mạn Ngược Sông Hồng
Lắng nghe tiếng hát ấm lòng thượng du
Hát về mảnh đất hoang vu
Lăng Khay ,Lăng Khít ,Phố Lu Bảo Hà


×