Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỦY VÂN

PHILIPPIN TRONG VẤN ĐỀ TRANH
CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội - 2013
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỦY VÂN

PHILIPPIN TRONG VẤN ĐỀ TRANH
CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐƠNG

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành Châu Á học
Mã số: 603150

Người hướng dẫn: TS.TRƢƠNG DUY HÒA


Hà Nội – 2013
2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................. 6
1. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................. 6
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 7
3. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
6. Bố cục của Luận văn .................................................................................. 9
CHƢƠNG 1. LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG TRANH CHẤP TRÊN
BIỂN ĐƠNG ..................................................................................... 10
1.1. Biển Đơng và các vùng tranh chấp ..................................................... 10
1.1.1. Biển Đông ....................................................................................... 10
1.1.2. Vùng biển đảo xảy ra tranh chấp chủ quyền .................................... 13
1.2. Lịch sử tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông .................................. 13
1.2.1. Giai đoạn tranh chấp ban đầu (1921 – 1945) .................................. 16
1.2.2. Tranh chấp mở rộng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1974 . 17
1.2.3. Giai đoạn xung đột leo thang từ 1974 đến năm 1999 ...................... 21
1.2.4. Hiện trạng tranh chấp năm 1999 cho đến nay ................................. 29
1.3. Các khái niệm cơ bản về ranh giới thềm lục địa theo Công ước
Luật biển 1982 .............................................................................................. 33
CHƢƠNG 2. PHILIPPIN VỚI TÌNH HÌNH TRANH CHẤP TRÊN
BIỂN ĐÔNG ..................................................................................... 37
2.1. Thƣ̣c tra ̣ng của Philippin trên các đảo ở quầ n đảo Trƣờng Sa ........ 37
2.1.1. Thực trạng chiế m giữ các đảo ......................................................... 37
2.1.2. Tình trạng quân sự của Philippin trong tranh chấp trên Biển Đông 38

2.2. Lập trƣờng của Philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần
đảo Trƣờng Sa ............................................................................................ 39
2.2.1. Sự thờ ơ của chính quyền Philippin trước chiến tranh thế giới thứ hai ... 39
2.2.2. Philippin hợp pháp hóa những tuyên bố chủ quyền của cá nhân ..... 42
3


2.2.3. Quan tâm tích cực đến Biển Đơng ................................................... 45
2.3. Phƣơng pháp ứng xử của Philippin trong việc giải quyết tranh chấp
Biển Đông ................................................................................................... 47
2.3.1. Đàm phán, hợp tác song phương với các nước hữu quan ................ 48
2.3.2. Tìm kiếm sự ủng hộ từ Hiệp hội ASEAN .......................................... 54
2.3.3. Philippin vận động sự ủng hộ của Mỹ và Nhật Bản ......................... 56
2.3.4. Giải quyết bằng Luật pháp Quốc tế ................................................. 59
CHƢƠNG 3. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHILIPPIN TRONG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM .............................................................................. 61
3.1. Những trở ngại đối với Philippin trong việc giải quyết vấn đề tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông ................................................................ 61
3.1.1. Mâu thuẫn nội bộ Philippin sâu sắc ................................................ 61
3.1.2. Một ASEAN không đồng thuận ........................................................ 67
3.2. Một số giải pháp trong tranh chấp đa phƣơng cho Philippin ........... 73
3.2.1. Giữ vững lập trường, kiên quyết khẳng định chủ quyền ................... 73
3.2.2. Tạo dựng lòng tin từ các nước ASEAN ............................................ 76
3.2.3. Quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông ...................................... 83
3.3. Một số bài học mà Việt Nam có thể tham khảo. ................................ 85
KẾT LUẬN ....................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 91
PHỤ LỤC.......................................................................................... 99


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

DOC

COC

JMSU

INCSEA

UNCLOS

ARF

AMM

EZZ

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Declaration on Conduct of the Parties in the East Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
Code on conduct in the East Sea
Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Joint Marine Seismic Undertaking

Thỏa thuận thăm dò địa chấn
Incidents at Sea Agreement
Thỏa thuận các vụ việc trên biển
United Nations Convention on Law of the Sea
Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Foreign Minister's Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Exclusive Economic Zone
Vùng đặc quyền kinh tế

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Biển Đông là một biển nửa kín, được bao quanh bởi lục địa châu Á ở phía Tây và
các đảo, quần đảo ở phía Đơng. Biển Đơng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về
quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế của các quốc gia ven biển này. Từ những
năm 1920 của thế kỷ XX, một số vùng biển đảo trên Biển Đông đã là khu vực diễn ra
tranh chấp chủ quyền giữa Viê ̣t Nam và Trung Qu ốc. Kể từ sau chiến tranh thế giới II,
tầm quan trọng của Biển Đông về các nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu khí, cũng như
về vị trí chiến lược an ninh và đường giao thông biển khiến nhiều nước khác như
Philippin, Đài Loan, Malaixia, Brunây, Inđônêxia cũng tham gia vào vòng tranh chấp.
Một số cuộc xung đột vũ trang đã diễn ra trong những năm 1974, 1988, 1995 song kể
từ sau năm 1999 đến nay, xung đột vũ trang đã dịu lắng, các bên liên quan bao gồm
các nước ASEAN và Trung Quốc đã ngồi vào bàn đàm phán, ký kết thoả thuận tạm
gác tranh chấp. Tuy vậy, trên thực tế, mâu thuẫn giữa các nước này xung quanh vấn đề
chủ quyền trên Biển Đông vẫn hết sức sâu sắc, nhất là khi cho đến nay, các bản đồ của

Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền lãnh hải của họ lên đến gần 80% diện
tích Biển Đơng (Đường lưỡi bị). Do đó, Biển Đơng đang tiềm ẩn nguy cơ xung đột, đe
dọa hịa bình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đứng trước tình hình tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng, các bên liên quan
cũng như các quốc gia có tầm ảnh hưởng đến khu vực Biển Đơng đã có những nỗ lực
nhằm giải quyết tranh chấp hàng thập kỷ nay, tìm hướng giải quyết ở cả các cấp nhà
nước đến những cuộc hội thảo của các nhà nghiên cứu. Kết quả mang lại là những thỏa
thuận nhằm gác xung đột chủ quyền sang một bên và cùng nhau khai thác các nguồn
tài nguyên theo các hiệp định tạm thời. Đây là một phương pháp để xây dựng lịng tin
và hướng về phía trước như các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông giữa Trung
Quốc và ASEAN, đặc biệt là Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002
(DOC), đã góp phần kiềm chế các căng thẳng, mặc dù khơng có cơ chế triển khai
chính thức. Tuy nhiên, các dàn xếp hiện hành cũng có những hạn chế của nó, thậm chí
một vài dàn xếp đã bị trì hỗn một cách vơ thời hạn. Hiện nay, căng thẳng vẫn tiếp tục
leo thang và thường xuyên trở thành tâm điểm thời sự, đặc biệt là giữa các quốc gia có
u sách ở Biển Đơng. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình tranh chấp trên Biển Đơng

6


chỉ ra các căn cứ lịch sử và pháp lý nhằm giải quyết thỏa đáng các tranh chấp này,
đang trở thành một vấn đề bức thiết.
Nếu như Việt Nam và Trung Quốc đòi chủ quyền trên cả hai quần đảo Hồng Sa
và Trường Sa, thì Philippin nước quần đảo duy nhất trong vùng tranh chấp đòi quyền
tài phán trên quần đảo Trường Sa, nhưng khơng phải tồn bộ quần đảo. Cộng hồ
Philippin là một nước ở Đơng Nam Á trải dài 1.210 kilơmét bao gồm 7.107 hịn đảo
trong đó chỉ 700 đảo có người ở. Philippin giáp với Biển Philippin ở phía đơng, Biển
Đơng ở phía tây, và Biển Celebes ở phía nam. Đây là nước duy nhất ở Đơng Nam Á
được bao bọc bởi biển. Vì vậy, Biển Đơng nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng
có vai trị quan trọng về địa - chính trị và an ninh của Philippin. Một số đảo, bãi đá trên

quần đảo Trường Sa có khoảng cách khá gần với đường bờ biển của quốc gia này. Hơn
thế nữa, có nhiều nghiên cứu về những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nói
chung và những nước liên quan nói riêng như Việt Nam, Trung Quốc và các nước
ASEAN. Nhưng riêng với Philippin, quốc gia có tầm ảnh hưởng khơng kém trong
vùng tranh chấp lại chưa có nghiên cứu chính thức, cụ thể nào. Philippin đòi yêu sách
những vùng đảo, bãi đá nào? Lý lẽ pháp lý để giành quyền tài phán ra sao? Những đối
sách cũng như hành động của quốc gia hải đảo này với các nước có chung yêu sách
như thế nào? Đây cũng chính là những vấn đề cần làm sáng tỏ, là tính cấp thiết của đề
tài và chúng ta sẽ được giải đáp trong luận văn với tiêu đề “Philippin với tình hình tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đơng”.

2. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn làm sáng tỏ những tranh chấp ở Biển Đông giữa các bên liên quan.
- Tìm hiểu các sáng kiến của Philippin để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.
- Từ động thái của Philippin để rút ra bài học cho Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của rất nhiều học giả trên thế giới. Những yêu sách chủ quyền cũng như diễn biến
hành động của các bên tranh chấp được nghiên cứu và viết thành sách. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu riêng về Philippin và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đơng thì vẫn chưa có
một nghiên cứu cụ thể nào.
Năm 1982, Marwin S. Samuels xuất bản cuốn sách “Tranh chấp Biển Đông”
(Contest for the South China Sea), trong đó ơng tập trung nghiên cứu lịch sử tranh
7


chấp Biển Đông của Trung Quốc và sức mạnh quân sự của nước này. Trong cuốn sách,
những tuyên bố và hành động của Philippin về chủ quyền biển cũng được ông đề cập
đến mặc dù chưa sâu sắc.
Tiếp sau đó, năm 1997, Mark J. Valencia cùng với John M. Vandyke và Noel A.

Ludwig cho ra đời cơng trình “Chia sẻ nguồn tài nguyên Biển Đông” (Sharing the
Resources of the South China Sea), trong đó các tác giả phân tích khá sâu sắc tình hình
chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương và yêu sách chủ quyền của mỗi nước
tham gia tranh chấp trong đó có Philippin. Các tác giả đã phân tích những yêu sách của
Philippin đồng thời đưa ra điểm yếu trong những yêu sách này.
Một bài nghiên cứu tác giả Nguyễn Hồng Thao và Ramses Amer với tiêu đề
“Biển Đông: tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới nhằm tăng cường ổn định, hịa bình và
hợp tác” đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2/2009. Hai tác giả đã phân tích
những cuộc đàm phán song phương, đa phương về việc thực hiện “Tuyên bố ứng xử
các bên trên Biển Đông” (gọi tắt là DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Nghiên cứu đáng chú ý về Philippin là của tác giả Lê Văn Anh, Trần Hữu Trung
với tiêu đề “Phương cách ứng xử của Philippin đối với Trung Quốc trong giải quyết
tranh chấp ở Biển Đông” đang trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á số 7/2012. Tác
giả khẳng định sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, gây bất ổn
đến an ninh, chính trị của khu vực này là nhân tố tác động đến sự hình thành chính
sách về tranh chấp Biển Đơng của Philippin. Bên cạnh đó, khẳng định phương cách
hành xử của Philippin là lấy ngoại giao là phương tiện chủ yếu trong giải quyết tranh
chấp với Trung Quốc, cụ thể tác giả dựa trên hai lần tranh chấp vũ trang giữa Trung
Quốc và Philippin năm 1995 và năm 2012.
Hay tác giả Trần Trường Thủy có bài “Yêu sách và cơ sở pháp lý đòi chủ quyền
của các bên ở Biển Đơng” in trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á số 2/2012 đã khái
quát toàn bộ những lý lẽ của các bên trong đó có Philippin. Tác giả phân tích yêu sách
chủ quyền của Philippin dựa trên tính kế cận về mặt địa lý giữa các đảo của khu vực
Kalayaan và lãnh thổ Philippin, dựa vào sự phát hiện và kiểm soát hữu hiệu, dựa vào
tầm quan trọng về an ninh, kinh tế của Kalayaan đối với Philippin.
Một vài dẫn chứng trên cho thấy, Philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền
trên Biển Đông đã được nhiều tác giả đề cập đến nhưng chưa hoàn chỉnh. Trong những
nghiên cứu này, vấn đề lịch sử tranh chấp đã được đề cập nhiều, đặc biệt là Việt Nam
8



nhưng việc phân tích về Philippin thì cịn hạn chế. Vì vậy, luận văn ngồi việc hệ
thống lại lịch sử, hiện trạng và nguyên nhân tranh chấp, còn tập trung phân tích tình
hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đơng của Philippin, cũng như phân tích vai trị,
ảnh hưởng của những đối sách mà Philippin lựa chọn để giải quyết tình hình đang
ngày một căng thẳng trên Biển Đơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lịch sử tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của các
quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malayxia, Brunây, và vùng lãnh thổ Đài
Loan; Lý lẽ, cơ sở trong tranh chấp Biển Đông của Philippin và những vấn đề mà
Philippin gặp phải khi giải quyết tranh chấp.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu từ những năm 1920 đến nay.
Về không gian: Những sự kiện xảy ra tại Đông Nam Á, châu Á và một số quốc
gia có liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khoá luận là tổng hợp tư
liệu và phân tích lịch sử, diễn biến tranh chấp và chính sách của nước Philippin. Ngồi
ra, phương pháp so sánh cũng được áp dụng để cho thấy những tương đồng và khác
biệt trong lập trường và chính sách giữa các nước, cũng như ở mỗi nước giữa các thời
kỳ lịch sử.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Lịch sử và hiện trạng tranh chấp trên Biển Đơng
Chương 2: Philippin với tình hình tranh chấp trên Biển Đông
Chương 3: Thách thức đối với Philippin trong giải quyết vấn đề Biển Đông và
một số giải pháp. Bài học cho Việt Nam

9



CHƢƠNG 1.
LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐƠNG
1.1. Biển Đơng và các vùng tranh chấp
1.1.1. Biển Đơng
Biển Đông (tên quốc tế là South China Sea) là một biển rìa lục địa, một phần của
Thái Bình Dương, trải dài từ Xingapo tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng
3.500.000 km². Biển Đơng có chiều rộng khoảng 600 hải lý nếu tính từ bờ biển Viê ̣t
Nam ở tỉnh Phan Rang đến đảo Balabac ở phía nam đảo Palawan ở Philippin, chiều dài
khoảng 1800 hải lý tính từ Trung Quốc kéo dài xuống tận phía nam của eo biển
Xingapo, Biển Đơng có độ sâu trung bình là 1140m, chỗ sâu nhất là khoảng 5420m
[18, tr. 6]. Biển Đông là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Biển Đơng
gồm có khoảng 200 đảo lớn nhỏ, các bãi đá ngầm và các dải san hô nằm tập trung
thành từng nhóm. Phần lớn các đảo, đá trên Biển Đông không đủ điều kiện để con
người đến ở hay có một đời sống kinh tế riêng. Bù lại, chúng lại có những giá trị chiến
lược to lớn về kinh tế, chính trị và an ninh, và do đó đã trở thành mục tiêu tranh chấp
của các quốc gia ven bờ.
Dựa trên vị trí địa lý của từng nhóm mà người ta phân chia các đảo và bãi ngầm
trên Biển Đơng thành 8 nhóm chính:
1. Quần đảo Hồng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa)
2. Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa)
3. Quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa)
4. Bãi ngầm Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa)
5. Nhóm Bradas
6. Nhóm Tambelan
7. Nhóm Natuna
8. Nhóm Anambas
Trong tám nhóm đảo và bãi ngầm này, đáng chú ý nhất là hai quần đảo ở trung
tâm Biển Đông là Hoàng Sa và Trường Sa, nơi xảy ra tranh chấp giữa một số nước

ASEAN và giữa các nước trong ASEAN với Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Quần đảo Hồng Sa nằm ở vùng đơng bắc, cịn quần đảo Trường Sa nằm ở vùng trung
tâm của Biển Đông. Hai quần đảo có khoảng 170 đảo nhỏ, đá ngầm và bãi san hô,

10


phần lớn trong số này đều nằm chìm xuống dưới mặt nước khi thủy triều lên. Xung
quanh các đảo thường có một rặng san hơ ngầm hình vịng trịn hoặc bầu dục.
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa là một nhóm gồm khoảng 30 đảo nhỏ, đá ngầm, bãi san hơ,
có tọa độ địa lý từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông với chu vi bờ
biển khoảng 518 km. Quần đảo nằm cách Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam
khoảng 200km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230km. Khoảng cách từ
quần đảo đến miền Trung Việt Nam chỉ bằng một phần ba khoảng cách đến những đảo
phía Bắc của Philippin. Khí hậu ở đây nóng ẩm mưa nhiều, thường xuyên có sương
mù và hay có bão. Một số đảo có nguồn nước ngọt. Trong khu vực quần đảo, ngoài
nguồn sinh vật biển phong phú, cịn có mỏ phốt phát và đặc biệt là được dự đốn có
trữ lượng dầu khí lớn. Quần đảo Hồng Sa gồm hai nhóm đảo chính là An Vĩnh
(Amphitrite) và nhóm Lưỡi Liềm hay Trăng Khuyết (Cresecent).
Nhóm đảo An Vĩnh gồm có các đảo, bãi san hơ và bãi đá ngầm. Các đảo này cao
và tương đối lớn so với các đảo khác trên quần đảo Hoàng Sa. Các bãi san hô cũng
thuộc loại lớn của Biển Đông. Những đảo lớn thuộc nhóm An Vĩnh là: đảo Cù Mộc
(Tree Island), đảo Bắc (North Island), đảo Trung (Middle Island), đảo Nam (South
Island), đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo Linh Côn (Lincoln Island), Cồn Cát Tây
(West Sand), Cồn Cát Nam (South Sand), Hịn Tháp (Rocky Island). Đảo Phú Lâm có
diện tích lớn nhất và có giá trị về kinh tế cao nhất trong quần đảo Hồng Sa.
Nhóm Trăng Khuyết nằm ở phía Tây Nam quần đảo Hồng Sa gồm 8 đảo và 3
bãi đá ngầm. Tám đảo này là đảo Hoàng Sa (Pattle Island), đảo Đá Bắc (North Reef),
đảo Cam Tuyền (Robert Island), đảo Đá Lồi (Discovery Reef), đảo Bạch Quy (Passu

Keah/Island), đảo Tri Tôn (Triton Island), đảo Quang Ảnh (Money Island), đảo Quang
Hòa (Duncan Island), đảo Duy Mộng (Drummond Island), Cồn Bông Bay (Bombay
Reef), đảo Chim Yến (Vuladdore Reef).
Quần đảo Trƣờng Sa
Quần đảo Trường Sa bao gồm 148 đảo nhỏ, bãi san hô, bãi cạn, đá ngầm trải dài
trên Biển Đơng, nhưng chỉ có 26 đảo nổi lên trên mặt nước khi thủy triều dâng cao.
Quần đảo nằm ở giữa Biển Đông, trong 8°38′ vĩ độ Bắc và 111°55′ vĩ độ Đơng, với
diện tích đất liền chưa đến 5 km², nhưng diện tích cả vùng nước bao trùm lên đến gần
410.000 km².
11


Hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa không có đất trồng trọt và khơng có
người dân sinh sống, nhưng khu vực quần đảo này lại có những nguồn lợi thiên nhiên
khác quan trọng như thuỷ sản, phân chim. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở đây được
ước tính là rất lớn. Hiện trên quần đảo Trường Sa chưa có cảng hay bến tàu thương
mại nào, nhưng một số cầu cảng và sân bay quân sự đã được thiết lập trên những đảo
có vị trí chiến lược nằm gần tuyến giao thơng đường biển chính trên Biển Đơng.
Các đảo chính của Trường Sa gồm đảo Ba Bình (Itu Aba Island), Nam Yết
(Namyit Island), Song Tử Tây (Northeast Cay), Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island),
Song Tử Đông (Southwest Cay), đảo Trường Sa (Spratly Island), Đá Hoa Lau
(Swallow Reef), đảo Thị Tứ (Thitu Island), đảo Dừa (West York Island). Trong số đó,
đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất với khoảng 47 hecta, được coi là nơi cư dân có thể
sinh sống bình thường. Hịn đảo có khả năng được hưởng 200 hải lý đặc quyền kinh tế,
hiện nay Đài Loan đang kiểm sốt.
Nhóm đảo Pratas
Nhóm đảo Pratas nằm tại 20o30‟ vĩ độ Bắc và 117o kinh Đông, cách Hồng Kơng
khoảng 300km về phía Đơng Nam, cách Đài Loan khoảng 400km về phái Tây Nam,
cách đảo Luzon của Philippin khoảng 500km về phía Tây Bắc. Nhóm đảo Pratas gồm
có đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và hai bãi cát ngầm. Đây là quần đảo có hệ

thực vật phong phú và nằm trên đường hàng hải từ Hồng Kông đi Manila. Nhóm đảo
này đang thuộc quyền quản lý của Đài Loan.
Bãi ngầm Macclesfield
Bãi ngầm Macclesfield nằm tại 15o20‟ và 16o20‟ vĩ Bắc, 113o40‟ và 115o kinh
Đông, cách quần đảo Hồng Sa khoảng 300km về phía Đơng Nam và chỉ gồm những
bãi san hô ngầm. Chiều dài của bãi Macclesfield khoảng 140km và rộng trên 60km.
Đây là bãi nước ngầm khơng nước nào có thể có chủ quyền đối với Macclesfield như
đối với đảo, tuy nhiên Trung Quốc vẫn tuyên truyền như Trung Sa là đảo và tuyên bố
chủ quyền.
Các nhóm đảo khác (bao gồm bốn nhóm: Bradas, Tambelan, Natuna và
Anambas)
Bốn nhóm đảo này nằm ở khoảng 4o vĩ Bắc và 108o15‟ kinh Đơng, gồm 270 đảo
ở phía nam Biển Đông nằm giữa bán đảo Mã Lai và Inđônêxia. Bốn nhóm đảo này
được Luật pháp Quốc tế cơng nhận thuộc chủ quyền của Inđônêxia.
12


1.1.2. Vùng biển đảo xảy ra tranh chấp chủ quyền
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông xảy ra giữa Trung Quốc, Viêṭ Nam,
Philippin, Malaixia, Brunây và vùng lãnh thổ Đài Loan với bốn nhóm đảo Hồng Sa,
Trường Sa, bãi ngầm Macclesfield là nhóm đảo Pratas. Ngồi ra, tranh chấp chủ quyền
cịn xảy ra trên khu vực phía bắc quần đảo Natuna giữa Inđônêxia và Trung Quốc.
Các khu vực tranh chấp cụ thể như sau:
- Quần đảo Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Viê ̣t Nam.
- Quần đảo Pratas là nơi tranh Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và Đài Loan hiện
đang quản lý.
- Bãi đá ngầm Macclesfield là nơi Trung Quốc, Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
- Quần đảo Trường Sa là nơi diễn ra tranh chấp giữa 6 bên: Viê ̣t Nam, Malaixia,
Philippin, Brunây, Trung Quốc, Đài Loan.
- Khu vực phía bắc của quần đảo Natuna, cho đến năm 1993 mới xảy ra tranh

chấp giữa Trung Quốc và Inđônêxia do đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc bao
trùm lên phía đơng bắc của quần đảo.
1.2. Lịch sử tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông diễn ra đã gần một thế kỷ, nếu tính bắt đầu
từ tranh chấp giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam lúc đó) với Trung Quốc (lúc đó là
Trung Hoa dân quốc) năm 1921. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn lịch sử tranh chấp từ năm
1921 cho đến nay, cần điểm qua một số sự kiện xác định chủ quyền từ các thế kỷ trước
đó mà các quốc gia đã đưa ra nhằm bảo vệ cho yêu sách chủ quyền hiện nay của họ.
Quốc gia hiện đang yêu sách chủ quyền trên một diện tích lớn nhất trên Biển
Đơng là Trung Quốc. Để chứng minh cho tính hợp pháp của tuyên bố này, Trung
Quốc viện dẫn là từ đời Tống, vua Tống Nhân Tông (1023-1063) đã cử thủy quân đi
tuần tiễu quần đảo Tây sa (Hồng Sa). Sau đó đến thời Ngun, Trung Quốc đã đo đạc
thiên văn phía Nam đảo Hải Nam. Đầu thế kỷ XIX, chính quyền tỉnh Quảng Đơng Trung Quốc cử một hạm đội nhỏ đi khảo sát và chiếm hữu một số đảo thuộc quần đảo
Hoàng Sa. Theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn, đô đốc Lý
Chuẩn dẫn ba chiếc pháo thuyền Phục Ba, Thám Hăng, Quảng Kinh đi “thị sát” vùng
biển quần đảo Tây Sa. Tháng 6 năm 1909 đoàn tàu đến quần đảo, đổ bộ lên đảo Phú
Lâm, treo cờ, bắn súng, thăm một vài đảo ở phía đơng đảo Hải Nam rồi về thẳng
Quảng Đơng [9, tr. 12-16]. Đó là sự đổ bộ chớp nhoáng của Trung Quốc xuống quần
13


đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ viện dẫn những sự kiện đó ra mà chưa
có những bằng chứng lịch sử như thư tịch cổ, sách nói nên điều đó. Dựa trên sự kiện
đó mà Trung Quốc sau này cho rằng họ là nước đầu tiên khai phá quần đảo Hồng Sa.
Tuy nhiên, họ cố tình lờ đi thực tế rằng, Việt Nam từ rất sớm cũng đã khẳng định chủ
quyền khơng chỉ đối với quần đảo Hồng Sa, mà đối với cả quần đảo Trường Sa trên
Biển Đông.
Với nhiều bằng chứng lịch sử xác đáng, Việt Nam đã cho thấy từ lâu, hai quần
đảo này đã thuộc chủ quyền của mình. Các tài liệu trong suốt triều đại Lê Thánh Tông
(1460-1497) đều ghi chép cả hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc

lãnh thổ của Viê ̣t Nam. Nhiều tài liệu trong các thế kỷ sau đó cũng đều khẳng định chủ
quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đơng. Ví dụ, lời
chú thích bản đồ xứ Quảng Nam trong tập bản đồ Việt Nam “Toàn tập Thiên Nam tứ
chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá Soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ “giữa biển có một bãi cát dài,
gọi là “Bãi Cát Vàng” (chỉ Hoàng Sa). Còn trong “Phủ biên tạp lục” của nhà sử học Lê
Q Đơn (1726-1784) có chép rằng đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa)
thuộc phủ Quảng Ngãi. Trong “Đại Nam thực lục chính biên” (1848) ghi lại sự kiện
năm 1815 vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn “Đội Hoàng Sa” đi thuyền ra Hoàng
Sa để khảo sát và đo đạc đường biển. Vào năm 1833, vua Minh Mạng đã cho chuyên
chở nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo Hoàng Sa để dựng miếu [11, tr. 12]. Đội Hoàng
Sa và Đội Bắc Hải được (thời chúa Nguyễn) được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác,
tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo, và đặc biệt có nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần
đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi Pháp nhảy vào Đông Dương.
Đến khi Pháp xâm lược Việt Nam, năm 1884 Việt Nam khi đó là An Nam trở
thành thuộc địa của Pháp, điều đó cũng đồng nghĩa với việc Pháp thay mặt An Nam
quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên trên thực tế Pháp khơng có bất
cứ động thái nào, cũng như không hề quan tâm đến vùng chủ quyền ngồi biển. Chỉ
đến khi Trung Quốc có những bước đi đầu tiên nhằm sát nhập chủ quyền Hồng Sa,
Trường Sa thì Pháp mới bắt đầu có những cuộc khảo sát cũng như khẳng định chủ
quyền của mình trên hai quần đảo này.
Trong khi Trung Quốc và Việt Nam đưa ra nhiều bằng chứng nhằm chứng minh
từ nhiều thế kỷ trước, hai quốc gia này đã xác lập chủ quyền trên các đảo ở Biển Đơng,
thì các quốc gia cịn lại có vẻ thiếu các bằng chứng chính xác hay mâu thuẫn nhau. Ví
14


dụ, đối với Philippin, trong Hiệp định Paris ký giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898,
Tây Ban Nha giao Philippin cho Mỹ đã xác định phạm vi quần đảo Philippin trên bản
đồ không bao gồm bất kỳ đảo nào của quần đảo Trường Sa: “Tây Ban Nha nhượng lại
cho Hoa Kỳ quần đảo được cho là thuộc Philippin, bao gồm các đảo nằm trong các

tuyến sau: Đường chạy từ Tây sang Đông dọc theo hoặc gần vĩ tuyến 20 vĩ độ Bắc,
xuyên qua eo Bachi mà tàu bè đi lại được, từ kinh tuyến thứ 118 đến 127 kinh độ Đơng
Greenwich, từ đó chạy dọc theo kinh tuyến 127 thuộc kinh độ Đông Greenwich đến vĩ
tuyến 4o45’ thuộc vĩ độ Bắc và từ vĩ tuyến 4o45’ thuộc vĩ độ Bắc đến phần giao nhau
với kinh tuyến 119o 35’ phía Đông Greenwich và từ đây kéo đến vĩ tuyến 7o 40’ thuộc
vĩ độ Bắc, từ tọa độ này kéo dài đến chỗ giao nhau với kinh độ 116 thuộc kinh độ
Đông, và chạy thẳng đến chỗ giao nhau giữa vĩ tuyến 10 thuộc vĩ độ Bắc với kinh
tuyến 118 thuộc kinh độ Đông Greenwich rồi trở về khởi điểm. Hoa Kỳ sẽ trả cho Tây
Ban Nha số tiền là 20 triệu US.D trong thời hạn 3 tháng sau khi trao đổi sự phê chuẩn
của hiệp ước hiện hành.” [Washington: Government Printing office, 1899, 5-11]. Sau
này, khi đã trở thành một quốc gia độc lập, nước Cộng hoà Philippin cũng chưa đưa ra
được bằng chứng nào về việc xác lập chủ quyền của các tiểu quốc trước đó của
Philippin đối với quần đảo Trường Sa.
Tương tự như Philippin, hai nước Malaixia và Brunây cũng không đưa ra được
bằng chứng về chủ quyền của họ đối với các đảo và vùng biển trên Biển Đông trước
thế kỷ XX.
Như vậy, trong các nước tham gia tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, chỉ có
Trung Quốc và Việt Nam là đưa ra những bằng chứng về sự xác lập chủ quyền trên
biển từ thời các vương triều phong kiến. So với Trung Quốc, những bằng chứng về
lịch sử chủ quyền Việt Nam phù hợp với Luật pháp quốc tế hơn.
Như vậy, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có lịch sử tranh chấp Biển
Đông từ sớm, mỗi bên đưa ra những bằng chứng của riêng mình để khẳng định phần
đảo, quần đảo thuộc quyền sở hữu của mình. Philippin có sự linh hoạt hơn trong lý lẽ
địi hỏi chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa: có thời điểm sử dụng tính kế cận,
có thời điểm sử dụng tính vơ chủ và quản lý hữu hiệu nhưng lại có những lúc sử dụng
Luật biển quốc tế 1982. Malaixia và Brunây là tranh chấp để đòi quyền theo Luật biển
bị chồng lấn đối với những đảo thuộc quần đảo Trường Sa và một phần chồng lấn lên
đường lưỡi bò – yêu sách của Trung Quốc. Đây là cơ sở để các quốc gia này tham gia
15



vào cuộc tranh chấp chủ quyền sau khi tuyên bố độc lập. Nhìn chung, có thể chia diễn
biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ năm 1921 đến nay như sau:
1.2.1. Giai đoạn tranh chấp ban đầu (1921 – 1945)
Đây là giai đoạn đầu tiên diễn ra tranh chấp và chỉ giữa Pháp (đại diện cho Việt
Nam lúc đó) với Trung Quốc. Giai đoạn này bắt đầu vào năm 1921 với sự kiện hai
nước trong cùng một khoảng thời gian đều đưa ra những tuyên bố và thực hiện những
hành động để khẳng đình chủ quyền trên biển.
Đầu tiên là sự khẳng định chủ quyền của An Nam (Việt Nam) vào ngày 8-3-1921
khi tồn quyền Đơng Dương tun bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ
của Pháp (Pháp lúc này nhân danh nước bảo hộ cho Việt Nam). Ngay sau đó, ngày 303-1921, chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sát nhập quần đảo Hoàng
Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam.
Tuy nhiên, sau khi sự kiện này diễn ra, Pháp lại chưa phản ứng ngay vì lo lắng
đến lợi ích của Pháp ở Trung Quốc. Song dựa trên Hiệp ước chuyển giao chủ quyền
của triều đình Nguyễn cho Pháp năm 1884 cũng như tun bố của tồn quyền Đơng
Dương năm 1921 đối với hai quần đảo này, năm 1925, Viện Hải Dương học thay mặt
chính quyền Pháp lập các đồn đi khảo sát Hồng Sa. Cịn Thượng thư Bộ binh Thân
Trọng Huề của triều đình An Nam (Viê ̣t Nam) ngày 3-3-1925 tuyên bố rằng: “Các đảo
đó bao giờ cũng là sở hữu của nước An Nam, khơng có gì tranh cãi trong vấn đề này ”
[10, tr. 42].
Tiếp đó, từ năm 1930, việc khẳng định chủ quyền của Pháp khơng chỉ đối với
quần đảo Hồng Sa mà cả Trường Sa trở nên mạnh mẽ hơn do ý thức về lợi ích chiến
lược mà các đảo biển này mang lại. Năm 1930, ba tàu Pháp là La Malicieuse, L‟Alerte
và L‟Astrobale chiếm quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này. Năm
1931, Pháp phản đối sự kiện Trung Quốc ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo
Hồng Sa. Đến tháng 12 năm 1931, chính phủ Pháp đã gửi một thông điệp cho công sứ
quán Trung Quốc tại Paris về yêu sách các đảo. Năm 1932, Pháp chính thức tun bố
An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa, sáp nhập quần đảo Hoàng Sa
với tỉnh Thừa Thiên và lần lượt đặt các trạm khí tượng trên đảo Phú Lâm và trên đảo
Hồng Sa. Trong khi đó, chính quyền Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã nâng

cấp chuyến đi của đô đốc Lý Chuẩn (1909) thành một dấu mốc thời gian để ấn định
chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Năm 1933, Pháp tiếp tục sát nhập
16


quần đảo Trường Sa với tỉnh Bà Rịa, đồng thời đề nghị với Trung Quốc đưa vấn đề
chủ quyền Hoàng Sa ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Quốc từ chối.
Tuy vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Biển Đơng.
Năm 1935, Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ quốc gia bao gồm tất cả các
quần đảo trên Biển Đông.
Năm 1938, Pháp và An Nam lại tăng cường việc khẳng định chủ quyền đối với
Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 30-3-1938, vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo
Hoàng Sa ra khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi và nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ khẳng
định là các cù lao Hoàng Sa từ lâu đã thuộc chủ quyền của nước Nam. Cùng trong năm
đó, chính quyền Pháp và An Nam cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa
đội biên phịng người Việt ra để bảo vệ đảo Hồng Sa.
Như vậy, tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã bắt đầu từ thập niên 1920, song chỉ
mới diễn ra giữa hai nước là Việt Nam (Pháp đại diện) và Trung Quốc, chưa có xung
đột vũ trang trong thời kỳ này. Khi tranh chấp còn đang tiếp diễn qua những tuyên bố
về chủ quyền và phản đối lẫn nhau thì chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.
Nhật Bản trên con đường xâm lược châu Á đã tấn công và chiếm giữ các đảo thuộc
quần đảo Trường Sa cho đến tận khi chiến tranh kết thúc.
1.2.2. Tranh chấp mở rộng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1974
Đặc điểm chủ yếu của tranh chấp Biển Đông trong giai đoạn này là tranh chấp đã
mở rộng ra nhiều nước, ngoài Việt Nam, Trung Quốc (bao gồm cả Trung Hoa Dân
Quốc - tức Đài Loan và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - gọi tắt là Trung Quốc), cịn
có Philippin, Malaixia, Brunây. Cũng giống như giai đoạn trước, giai đoạn này vẫn
chưa bị ghi dấu bởi xung đột quân sự giữa các nước, mà chủ yếu vẫn là các tuyên bố
và tranh cãi về chủ quyền giữa các bên.
Nối tiếp những tranh chấp diễn ra từ trước chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi

chiến tranh kết thúc, Pháp quay trở lại Việt Nam và tiếp tục cho các tàu tuần tra trên
quần đảo Trường Sa (năm 1946). Cũng trong thời gian này, Trung Quốc dựa theo Hiệp
định Potsdam1, lấy lý do giải giáp quân đội Nhật đã cử tàu chiến ra chiếm đóng đảo
Phú Lâm (thuộc quần đảo Hồng Sa) vào năm 1946 và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo

Hiệp định Potsdam tán thành việc thi hành Tuyên bố Cairo là Nhật Bản sẽ rút khỏi Mãn Châu, Đài
Loan và Bành Hồ mà khơng nói gì đến hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa và chia Đơng Dương
làm hai phần với vĩ tuyến 16 làm giới tuyến, giao cho Trung Hoa dân quốc tiếp nhận sự đầu hàng của
quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên
1

17


Trường Sa) vào đầu năm 1947. Pháp phản đối sự chiếm đóng này và vào tháng 101947 đã đưa một pháo hạm ra yêu cầu quân đội của Tưởng Giới Thạch rút quân. Trung
Quốc từ chối yêu cầu, do đó Pháp liền cử một đội lính lập một đồn trên đảo Hồng Sa.
Năm 1948, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc ban bố bản đồ ranh giới lãnh thổ
với “đường đứt khúc 9 đoạn” bao lấy gần hết Biển Đông. Một năm sau đó, năm 1949,
nội chiến ở Trung Quốc kết thúc với sự kiện Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Đối mặt với nguy cơ mất Trung Quốc lục địa, tháng 4-1950, quân đội Trung Hoa Dân
Quốc rút khỏi đảo Phú Lâm và Ba Bình để tập trung lực lượng chống Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa. Sau sự kiện này, trên các đảo của Hoàng Sa và Trường Sa, ngồi lực
lượng trú phịng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại, khơng cịn qn đội của nước
nào chiếm đóng. Từ ngày 14-10-1950, chính phủ Pháp đã chính thức chuyển giao
quyền quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại.
Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hồ bình với Nhật Bản tháng 9 năm 1951 đã
quy định Nhật Bản phải từ bỏ quyền chiếm đóng trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Tại đây, tuyên bố của Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia
Việt Nam Trần Văn Hữu (đại diện chính phủ Bảo Đại) rằng cả hai quần đảo này đều
thuộc lãnh thổ Việt Nam đã không gặp phải kháng nghị nào từ 51 nước tham dự hội

nghị. Cũng trong hội nghị, đề nghị của đại biểu Liên Xô về việc trao hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc bị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận.
Như vậy, quốc tế đã phủ quyết quyền của Trung Quốc đối với Hồng Sa, Trường Sa
và cơng nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Không tham dự hội nghị này, cả Trung Quốc (Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) và
Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) đều tìm cách khẳng định chủ quyền đối với các đảo
trên Biển Đông. Tháng 8-1951, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai khẳng định chủ
quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường
Sa. Cịn Đài Loan vào năm 1952 ký hoà ước Trung - Nhật để địi sự kiểm sốt của
mình ở hai quần đảo này. Tuy nhiên, đòi hỏi này của Đài Loan là khơng có cơ sở vì
Hiệp ước San Francisco năm 1951 đã khơng cơng nhận quyền chiếm đóng của Nhật tại
Hồng Sa và Trường Sa.
Trên bình diện quốc tế, Hồng Sa và Trường Sa sau đó vẫn được cơng nhận là
chủ quyền của Việt Nam. Năm 1954, sau khi Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ, Hiệp
định Giơnevơ được ký kết đã tạm thời chia đôi Việt Nam theo vĩ tuyến 17 (ranh giới
18


cho cả trên bộ và trên biển). Theo quy định này, quần đảo Hồng Sa nằm ở phía Nam
vĩ tuyến 17, được giao cho Chính quyền miền Nam Việt Nam (Quốc trưởng Bảo Đại
đứng đầu) quản lý. Sau đó, quyền quản lý này được chuyển giao cho chính phủ Việt
Nam Cộng hồ vào tháng 4 năm 1956 theo cơng pháp quốc tế. Ngày 1-6-1956, ngoại
trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 22-8-1956,
lực lượng hải quân của chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã đổ bộ lên các hịn đảo
chính của quần đảo Trường Sa, dựng một cột đá và trương cờ. Tuy nhiên, tháng 101956, hải qn Đài Loan đã chiếm đóng đảo Ba Bình, bất chấp tuyên bố chủ quyền
của chính quyền Việt Nam Cộng hồ. Cịn Trung Quốc, cũng trong năm 1956 đã
nhanh chóng chiếm đảo Phú Lâm - đảo lớn nhất quần đảo Hoàng Sa trước khi quân
đội Việt Nam Cộng hoà kịp thời triển khai quân đội ra đảo này.
Tiếp nối hành động quân sự chiếm đóng trên, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ

tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chu Ân Lai cơng bố quyết định của Chính phủ
Trung Quốc nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý, có đính kèm bản đồ đường ranh giới lãnh
hải tính từ lục địa và các hải đảo thuộc Trung Quốc trong đó có Hồng Sa và Trường
Sa. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn
Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung cịn nhiều điểm tranh cãi:
"Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố,
ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung-hoa, quyết
định về hải phận của Trung quốc. Chính phủ nước Việt-Nam Dân chủ Cộng hịa tơn
trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn
trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân
dân Trung-hoa trên mặt bể”. Công hàm này cũng đăng trên báo Nhân Dân Viê ̣t Nam
ngày 22 tháng 9 cùng năm. Tuy vậy, phía Việt Nam Cộng hồ vẫn khẳng định chủ
quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Năm 1961, tổng thống
Việt Nam Cộng hịa Ngơ Đình Diệm ban hành sắc lệnh quy định quần đảo Hoàng Sa
sáp nhập vào tỉnh Quảng Nam với tên đơn vị hành chính là xã Định Hải (thuộc quận
Hịa Vang). Đến năm 1969, chính phủ Việt Nam Cộng hịa quyết định sáp nhập xã
Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hịa Long cùng quận.
Về phía Đài Loan, lo ngại sự đe doạ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đối với
sườn biển phía Nam đảo Đài Loan, cũng như phản đối việc công dân Philippin là
19


Tomas Cloma đã đứng lên lập một nhà nước Kalayaan trên tồn bộ phía đơng Biển
Đơng, chính quyền Đài Loan đã cử một lực lượng hải quân tới xây dựng căn cứ quân
sự trên đảo Ba Bình cũng như củng cố các vị trí chiến lược của mình ở quần đảo
Trường Sa. Tháng 10-1963 một lực lượng tiếp tế và trinh thám đặc biệt đã được điều
ra đảo Ba Bình. Trong suốt thập niên 1960, chính quyền Đài Loan đã chiếm đóng và
dựng các cột mốc trên các đảo Thị Tứ, Nam Yết và các đảo khác ở quần đảo Trường
Sa [41, tr. 103].
Ngoài Đài Loan, Trung Quốc, một số quốc gia Đông Nam Á khác như Philippin,

Malaixia, Brunây cũng ra tuyên bố về chủ quyền trên một số đảo của Biển Đông.
Năm 1946, Philippin lần đầu ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa
tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Năm 1949, Tổng thống Philippin là Quirino tuyên bố:
“Quần đảo Trường Sa nên thuộc về Philippin vì nó ở gần Philippin” mà khơng đưa ra
được bằng chứng lịch sử nào về chủ quyền trước đó. Chính sự thiếu cơ sở bằng chứng
của Philippin là lý do khiến vào những năm đầu của giai đoạn này, Philippin chưa lên
tiếng cương quyết và mạnh mẽ đòi hỏi chủ quyền. Chính vì thế, năm 1950, Tổng thống
Elpidio Quirino cịn tun bố rằng Philippin khơng có tham vọng trên quần đảo
Trường Sa, nhưng Philippin chỉ lo ngại rằng nếu quần đảo này lọt vào tay Cộng sản
Trung quốc thì an ninh quốc gia của Philippin sẽ bị đe dọa.
Đến năm 1956, một sự kiện đáng chú ý diễn ra là vào ngày 15-5, một công dân
Philippin là Tomas Cloma tuyên bố thiết lập một nhà nước mới trên toàn bộ phía đơng
Biển Đơng, gồm cả tồn bộ quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình, đảo Thị Tứ và đảo
Nam Yết, cũng như đảo West York, đảo chìm North Danger, đảo chìm Mariveles và
bãi cát ngầm Invertigator. Cloma đặt tên nhà nước này là Kalayaan (Vùng đất tự do)
với thủ đô là Pagasa, còn Cloma là "Chủ tịch hội đồng tối cao của nhà nước Kalayaan".
Hành động này dù không được chính phủ Philippin xác nhận, vẫn bị các nước khác coi
là một hành động gây hấn của Philippin. Các bên Đài Loan, Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan đều đưa ra phản kháng chính thức.
Tuy nhiên, những thập niên sau đó, những hành động nhằm xác lập chủ quyền
của Philippin đối với quần đảo Trường Sa bắt đầu mạnh mẽ hơn. Năm 1968, Philippin
cho đóng quân trên ba đảo để bảo vệ các công dân Kalayaan. Đầu năm 1971 Philippin
gửi một lưu ý ngoại giao nhân danh Cloma tới Đài Loan yêu cầu nước này rút quân
khỏi đảo Ba Bình. Ngày 10-7-1971, Ferdianand Marcos thông báo sáp nhập Kalayaan
20


vào lãnh thổ Philippin. Tháng 4-1972 Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan.
Trong những năm 1971-1973, Philippin bắt đầu giành quyền kiểm soát trên một số đảo
thuộc Trường Sa. Philippin cho quân đội ra chiếm đóng 5 đảo ở phía Bắc và Đơng Bắc

quần đảo Trường Sa là Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Loại Ta, Thị Tứ và Song Tử Đơng
[76].
Cịn đối với Malaixia, năm 1957, sau khi được trao trả độc lập, Malaixia cũng
đưa ra yêu sách chủ quyền 12 đảo trên Biển Đông. Cơ sở pháp lý cho yêu sách của
Malaixia dựa trên Công ước Giơnevơ về lãnh hải và ranh giới thềm lục địa mà
Malaixia đã ký. Theo Công ước này, thềm lục địa của họ là “đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển của những vùng tiếp giáp liền bờ biển của Malaixia” tới độ sâu 200m hoặc tới
giới hạn có thể khai thác được [42, tr. 32 -34].
Mặc dù trong giai đoạn này, các nước đã đưa ra những u sách của mình trên
Biển Đơng, thậm chí đưa qn chiếm đóng các đảo nhưng những căng thẳng chưa leo
thang dẫn đến xung đột vũ trang. Có thể có một số lý do giải thích cho tình hình này là
do Trung Quốc đang mắc vào cách mạng văn hố trong nước, dính dáng đến xung đột
qn sự trên bán đảo Triều Tiên (thập niên 1950) và xung đột với Ấn Độ trong vấn đề
biên giới (thập niên 1960). Còn tại Việt Nam, chiến tranh liên tục diễn ra kể từ năm
1946 cho đến tháng 4, 1975. Những vướng mắc này khiến cho tranh chấp Biển Đông
chưa diễn ra quyết liệt. Bên cạnh đó, một lý do khác nữa cũng được coi là hết sức quan
trọng khiến cho xung đột Biển Đông chưa bùng nổ là trong thời gian này, tầm quan
trọng kinh tế của Biển Đông chưa được nhấn mạnh (mãi đến năm 1969 mới có một số
báo cáo dự đoán ban đầu về tiềm năng dầu khí của Biển Đơng và cho đến trước năm
1973, khủng hoảng thiếu năng lượng trên thế giới chưa nổ ra nên chưa làm bộc lộ hết
tầm quan trọng của khu vực này). Tuy vậy, so với giai đoạn trước đó (từ 1921 đến
1945), tranh chấp chủ quyền Biển Đơng giai đoạn này (1945-1974) đã trở nên phức
tạp và căng thẳng hơn.
1.2.3. Giai đoạn xung đột leo thang từ 1974 đến năm 1999
Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra gây nên tác động tiêu cực đối
với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này khiến các quốc gia nhận
thấy tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển kinh tế nên khơng
ngừng tìm kiếm những nguồn cung cấp năng lượng mới. Những cuộc thăm dị, khảo
sát trên Biển Đơng lúc đó đã cho thấy một tiềm năng dầu khí to lớn tại khu vực này.
21



Ngồi ra, vị trí quan trọng về an ninh chiến lược tại Biển Đông cũng thúc đẩy các
cường quốc trên thế giới cũng như các quốc gia ven biển tìm cách chiếm giữ hoặc
khống chế được các đảo và quần đảo trên Biển Đơng. Do đó, các nước ven bờ Biển
Đông đã bước vào một cuộc chạy đua nhằm nhanh chóng xác lập chủ quyền vững chắc
trên các đảo, trong đó quốc gia hành động mạnh mẽ và quyết liệt nhất trong số này
chính là Trung Quốc.
Nhìn chung, so với trước, trong những thập niên từ 1974-1999 là giai đoạn tranh
chấp gay gắt hơn cả. Các nước không chỉ đua nhau chiếm đóng các đảo để khẳng định
chủ quyền, mà cịn tấn cơng và đáp trả bằng vũ lực.
Giai đoạn này khởi đầu với việc Trung Quốc tấn công quần đảo Hồng Sa của
Việt Nam năm 1974. Phải nói rằng, đối với Trung Quốc, tham vọng độc chiếm Hoàng
Sa đã có từ lâu nhưng năm 1974 mới là cơ hội vàng cho Trung Quốc tấn cơng chiếm
giữ hồn tồn quần đảo này. Đây chính là thời điểm các đảo thuộc Hồng Sa do qn
đội Việt Nam Cộng hồ kiểm sốt bị bng lỏng do chính quyền Việt Nam Cộng hồ
lúc này đang bận tâm đối phó với quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa. Sự kiện
Trung Quốc tấn cơng các đảo trên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 đã mở màn cho tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông giai đoạn này.
Từ tháng 9-1973, chính phủ Viê ̣t Nam Cộng hồ đưa qn tới đóng ở 5 vị trí của
quần đảo Hồng Sa và tun bố rằng “11 vị trí của quần đảo này sẽ thuộc quyền quản
lý hành chính của tỉnh Phước Tuy” [2, tr. 23]. Cuối năm đó, chính quyền Viê ̣t Nam
Cộng Hồ tun bố kế hoạch thăm dị dầu khí ở ngồi khơi quần đảo Hồng Sa.
Nhằm nhanh chóng gạt bỏ chủ quyền nói trên của Việt Nam Cộng hịa, và lợi
dụng tình trạng qn đội Việt Nam Cộng hồ đang suy yếu, ngày 11-1-1974, chính
phủ Trung Quốc đưa tuyên bố đòi chủ quyền đối với tồn bộ quần đảo Hồng Sa. Đáp
lại, chính quyền Sài Gòn ngày 12-1-1974 đã bác bỏ yêu sách này. Một tuần sau đó,
ngày 19-1-1974, Trung Quốc với máy bay chiến đấu MIG, tàu chiến và hàng trăm binh
lính đã tấn cơng và chiếm lĩnh các đảo phía tây của quần đảo Hồng Sa .
Sau khi bị mất Hồng Sa, chính quyền Sài Gịn đã điều thêm binh lính ra một số

đảo chưa có người ở Trường Sa, tiếp tục cơng bố sách trắng về chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tố cáo Trung quốc tấn cơng qn lực Việt Nam
Cộng Hịa để chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đầu tháng 4-1975, quân đội Nhân dân Việt
Nam giải phóng và tiếp quản các đảo mà quân đội Việt Nam Cộng hoà đang chiếm
22


đóng trên quần đảo Trường Sa. Ngày 2-7-1976, Nước Việt Nam thống nhất mới ra đời
với tên gọi Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục kế thừa quyền sở hữu các
quần đảo trên Biển Đông từ các chính quyền trước.
Trong các văn bản Hiến pháp, Luật biên giới quốc gia, sách trắng... suốt các năm
1977, 1979, 1980, 1992, 2003, Việt Nam đều tuyên bố và khẳng định chủ quyền của
mình về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đơng, trong đó
khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt,
năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị
định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc huyện Phú Khánh.
Những năm sau đó, Trung Quốc và Việt Nam liên tục bác bỏ tuyên bố chủ quyền
của bên đối diện về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến năm
1987, Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc diễn tập qn sự tại Nam Biển Đơng và
Tây Thái Bình Dương.
Ngồi ra, để hỗ trợ cho việc đòi hỏi chủ quyền Biển Đơng, năm 1987, Trung
Quốc cịn cho đăng bài báo của hai nhà khoa học Trung Quốc là Dương Thu Phong và
Thi Ương Khuông trên tờ “Tri thức bách khoa” số 9/1987, lập luận về bản chất gắn kết
của Hoàng Sa và Trường Sa với lục địa Trung Quốc: “Đảo Hải Nam và quần đảo
Trường Sa là ví dụ điển hình về địa thể ly tán. Căn cứ vào giám định địa từ các mẫu
nham thạch kỷ Creta cách đây khoảng 130 triệu năm ở đảo Hải Nam, thì vĩ độ ở thời
đó là 23,3-25,9 độ vĩ Bắc. Có nghĩa rằng ở kỷ Creta đảo Hải Nam không nằm ở vị trí
18-20 độ vĩ Bắc như hiện nay mà nằm ở khu vực tương đương với vịnh Bắc bộ, gắn
liền với miền Hoa Nam (một lục địa hay nền cổ cổ đại bao gồm Nam và Đông Nam
Trung Quốc). Đến kỷ Creta do trái đất nở ra, đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa dần

dần trơi về phía Nam, tách khỏi lục địa Hoa Nam”. Dựa trên lập luận như vậy Trung
Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tiếp sau hành động quân sự năm 1974, Trung Quốc lại tiếp tục đánh chiếm các
đảo, đá ngầm tại Trường Sa. Tháng 1-1988, Trung Quốc cử một lực lượng lớn tàu
chiến, tàu khu trục và tàu tên lửa, đi từ đảo Hải Nam xuống phía Nam, trong đó có bốn
chiếc được phái đến khu vực quần đảo Trường Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động
của hai tàu vận tải Việt Nam trong khu vực bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên
(thuộc quần đảo Trường Sa). Quân lính Trung Quốc cắm cờ trên hai bãi đá trên, đồng
23


thời cho tàu chiến thường xuyên ngăn cản, khiêu khích các tàu vận tải của Việt Nam
đang tiến hành những hoạt động tiếp tế bình thường giữa các đảo do quân đội Việt
Nam bảo vệ.
Ngày 14-3-1988, Trung Quốc sử dụng một biên đội tàu chiến đấu gồm sáu chiếc,
trong đó có ba tàu hộ vệ số 502, 509 và 531 trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm, vô cớ
tiến cơng bắn chìm ba tàu vận tải Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở các bãi đá
Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma. Tàu vận tải số 604 của hải qn Việt Nam chở đầy binh
lính bị bắn chìm tại chỗ, tàu đổ bộ số 505 và một tàu vận tải khác số 605 bị bắn trọng
thương. Tàu đổ bộ số 505 bị chìm trên đường về, cịn tàu đổ bộ số 605 thì bị mắc cạn.
Cuộc chiến đấu không cân sức trên giữa các tàu vận tải của Việt Nam với các tàu chiến
của Trung Quốc, vẻn vẹn chỉ diễn ra có 28 phút đã kết thúc với kết quả phía Việt Nam
có một tàu bị chìm tại chỗ, hai tàu bị thương, chết và bị thương 20 người, mất tích 74
người. Cịn phía Trung Quốc chỉ có một số nhân viên khảo sát và nhân viên khác trên
đảo bị thương, ngồi ra khơng bị tổn thất gì. Sau các va chạm trên, hải quân Trung
Quốc tiếp tục ngăn cản các hoạt động tiếp tế do tàu Việt Nam thực hiện.
Tính đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng: Đá Chữ Thập,
Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi. Ngày 28 tháng 4 năm
1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội,
phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo

Trường Sa.
Từ đó cho đến nay, Việt Nam vẫn liên tục phản đối việc chiếm đóng bất hợp
pháp của Trung Quốc đối với các đảo biển của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc
cương quyết khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này, sát nhập hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (năm 1988), thậm chí sau đó cịn tiến xa
hơn với việc trắng trợn tun bố chủ quyền của Trung Quốc chiếm tới 80% diện tích
Biển Đông.
Ngày 25-2-1992, Quốc hội Trung Quốc công bố Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp
Trung Quốc, quy định lãnh hải rộng 12 hải lý và lãnh thổ Trung Quốc giữa bốn quần
đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và đảo Điếu Ngư. Việt
Nam đã lên tiếng công khai phản đối sự kiện này. Đến năm 1994, Việt Nam tiếp tục
phản đối Trung Quốc đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

24


khi Trung Quốc ký với công ty Crestones (Mỹ) cho phép thăm dị khai thác dầu trong
vùng Tư Chính mà Trung Quốc gọi là hợp đồng Vạn An Bắc 21.
Nhưng những sự phản đối này chưa đủ sức ngăn cản được tham vọng của Trung
Quốc đối với Biển Đông.
Như vậy, với những xung đột quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp
Biển Đông giai đoạn này đã chuyển sang một thời kỳ hết sức căng thẳng và quyết liệt.
Thêm vào đó, các quốc gia khác cũng khơng ngừng mở rộng tuyên bố chủ quyền của
mình trên các đảo và vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều đang khẳng định chủ
quyền.
Năm 1975, chính phủ Philippin cho xây dựng một đường băng dài 1800 m trên
đảo Thị Tứ là đảo lớn nhất trong số các đảo mà Philippin chiếm đóng cách thủ đơ
Manila 450 hải lý. Philippin ra sức củng cố vị trí trên quần đảo như chở đất ra đảo đã
chiếm đóng trước đó để trồng dừa, làm đường băng cho máy bay chiến đấu, mở đường
hàng không thường kỳ, tổ chức đánh cá, xây dựng kho ướp lạnh, tổ chức thăm dị, khai

thác dầu khí ở Đơng Bắc quần đảo.
Năm 1977, Philippin cịn cố gắng đổ quân xuống đảo Ba Bình nhưng bị quân đội
Đài Loan đóng trên đảo đẩy lùi. Khơng có báo cáo về thương vong trong xung đột.
Năm 1978, Philippin tiếp tục đưa ra nghị định phác thảo tuyên bố chủ quyền trên
quần đảo. Đầu năm 1979, Philippin công bố sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày
11-6-1978, coi toàn bộ quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin
và đặt tên cho quần đảo là Kalayaan thuộc tỉnh Palawan với lý do là quần đảo Trường
Sa nằm trên phần lục địa kéo dài của Philippin. Sắc lệnh này còn quy định nhóm đảo
Kalayaan là thiết yếu đối với an ninh quốc gia và kinh tế của Philippin.
Năm 1980, Philippin mở rộng lấn chiếm xuống phía Nam quần đảo Trường Sa,
chiếm đóng đảo Cơng Đo, cách đảo gần nhất mà họ đã chiếm đóng gần 150 hải lý.
Cho đến năm 1980, Philippin đã mở rộng chủ quyền của mình ra 8 đảo thuộc quần đảo
Trường Sa và xây dựng các cơng trình kiên cố ở trên đó. Năm 1982, Philippin cũng
chiếm thêm nhiều đảo và xây dựng thêm một đường băng.
Trong nửa đầu thập niên 1990, phía Philippin tiếp tục có các hành động khẳng
định chủ quyền của họ. Vào tháng 3-1992 và tháng 9-1994, Philippin bắt giữ hai tàu
đánh cá của Trung Quốc hoạt động gần vùng đảo mà họ đang chiếm giữ [43, tr. 16].

25


×