Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quan điểm của samuel p huntington về văn minh sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.73 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Văn Quyết

Quan điểm của Samuel P. Huntington về văn minh, sự va
chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên
các nền văn minh
Luận văn Thạc sĩ Triết học
Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Đức

Hà Nội - 2008


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI chứng kiến rất nhiều
cuộc xung đột mang tính chất dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và những vụ khủng bố
đẫm máu. Đi tìm ngun nhân cho những hiện tượng này có rất nhiều cách lý
giải khác nhau. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Âu là cơ hội thuận lợi cho một số quan điểm của các học giả tư sản nổi
lên nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác bằng cách đưa ra những những cách lý giải
khác nhau về sự phát triển của lịch sử lồi người. Trong các quan điểm đó,
phải kể đến quan điểm của các học giả như Alvin Topffler về Đợt sóng thứ
ba, Fukuyama về Sự kết thúc của lịch sử và đặc biệt gần đây là quan điểm của
S.P Huntington về Sự va chạm của các nền văn minh... Đặc điểm chung của
các quan điểm trên đều phủ nhận một trong các nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác về động lực phát triển của lịch sử lồi người trong xã hội có đối
kháng giai cấp là đấu tranh giai cấp; phủ nhận cách tiếp cận sự phát triển lịch
sử lồi người từ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.


Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đơng Âu, đi kèm với nó là sự sụp đổ
của cả một hệ thống trật tự quốc tế, trật tự hai cực Ianta. Thế giới sẽ đi về đâu,
trật tự nào sẽ thay thế trật tự Ianta? Mỹ và các nước phương Tây đang tạm
thời nắm những ưu thế nhất định về kinh tế, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc
phịng… nhưng có phải họ có tồn quyền tự tung tự tác chủ động sắp đặt lại
trật tự thế giới theo mưu đồ chủ quan của họ?
Sự nổi lên của một số quốc gia châu Á và một số quốc gia ngoài văn minh
phương Tây đang thách thức các sức mạnh siêu cường của phương Tây. Sự
xuất hiện các mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và các nước ngoài
phương Tây nhất là các nước Hồi giáo địi hỏi cũng phải được giải thích và
tìm các biện pháp để giảm bớt căng thẳng đó.


S.P Huntington, trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”, là
người đưa ra câu trả lời khá mạch lạc về những vấn đề trên. Tuy nhiên, câu trả
lời của Huntington có nhiều điểm cần xem xét, bàn luận; nó có những điểm
hợp lý, những điểm chưa hợp lý, thậm chí có những điểm cịn mang tính chủ
quan, gị ép. Phân tích làm rõ để tiếp thu những điểm hợp lý, phê phán các
điểm chưa hợp lý nhằm góp phần nhận thức những vấn đề quốc tế hiện nay là
lý do tôi chọn đề tài “Quan điểm của S.P Huntington về văn minh, sự va
chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên nền văn minh”
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
“Sự va chạm của các nền văn minh” là một tác phẩm lớn, gây được
nhiều sự tranh luận trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở Việt
Nam cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về tác phẩm này ở nhiều góc
độ khác nhau. Ví dụ như tác giả Dương Văn Lượng phê phán về nguồn gốc
chiến tranh của S.P Huntington [38]; tác giả Hồ Sĩ Quí phê phán thế giới quan
về văn minh qua đó cũng thể hiện mưu đồ chính trị của Huntington khi ơng
“q chú ý tới những khác biệt và mâu thuẫn, thổi phồng ý nghĩa và vai trị

tiêu cực của chúng, lãng qn hay cố tình lãng quên những giá trị khác của
văn hoá và văn minh” [50-23]. Đặc biệt, gần đây nhất, tác giả Nguyễn Chí
Tình xuất bản tác phẩm “Số phận các nền văn minh và thế giới ngày nay”,
một tác phẩm lớn nhất ở Việt Nam đưa ra các quan điểm tranh luận mang tính
tồn diện những vấn đề mà Huntington đặt ra từ khái niệm văn hoá, văn minh;
diện mạo các nền văn minh; mối quan hệ giữa các nền văn minh; số phận các
nền văn minh ... Trong đó, quan điểm cốt lõi mà tác giả Nguyễn Chí Tình
nhấn mạnh là thế giới hiện nay không phải xung đột văn minh đã thay thế các
hình thái xung đột khác, mà trái lại các xung đột giai cấp và hệ tư tưởng vẫn
đóng vai trị chủ đạo và nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Điểm
quan trọng nữa là, trái với Huntington dự đoán xu hướng xung đột giữa các


nền văn minh, Nguyễn Chí Tình cho rằng xu thế chung là đối thoại văn hoá,
văn minh; các nền văn minh phải cùng học hỏi để tồn tại trong hoà bình [59].
Tuy nhiên, trong đề tài luận văn của tơi “Quan điểm của S.P Huntington về
văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa
trên các nền văn minh” dưới cái nhìn triết học, chính trị học thì chưa ai
nghiên cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ quan điểm của Huntington về văn minh,
sự va chạm của các nền văn minh và việc thiết lập một trật tự thế giới mới
dựa trên các nền văn minh, chỉ ra những điểm hợp lý để kế thừa, những điểm
bất hợp lý để phê phán; qua đó bảo vệ những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề trên.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
như sau:
Thứ nhất, làm rõ quan điểm của Huntington về văn minh (khái niệm,
các yếu tố để xác định, mối quan hệ giữa các nền văn minh), sự va chạm của
các nền văn minh (nguyên nhân, biểu hiện sự va chạm), một trật tự thế giới

mới dựa trên các nền văn minh (văn minh với hợp tác kinh tế, văn minh với
chính trị, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dựa trên nền văn minh)
Thứ hai, từ những quan điểm đó, so sánh, đối chiếu với những sự kiện
thực tế xảy ra trong những năm gần đây để chỉ ra những điểm hợp lý, những
điểm chưa hợp lý của Huntington.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các phạm trù văn hoá, văn minh, sự va chạm của các nền văn minh trong
luận văn được nghiên cứu khơng phải dưới góc độ văn hoá học mà được
nghiên cứu chủ yếu trong mối quan hệ với chính trị học, nhất là chính trị học
hiện đại giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.


Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào hai nội dung mà
Huntington đã đề cập đến trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”
đó là: thứ nhất, quan điểm của Huntington về văn minh và sự va chạm của các
nền văn minh; thứ hai, những dự đoán của Huntington về một trật tự thế giới
mới trong đó các liên kết chính trị chủ yếu dựa trên cơ sở văn minh.
Tác phẩm mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là bản dịch “Sự va
chạm của các nền văn minh” Nxb Lao động, Hà Nội 2003 do nhóm tác giả
Nguyễn Phương Sửu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Phương Nam, Lưu Ánh
Tuyết dịch.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử; quan điểm, nhận định của Đảng cộng sản Việt Nam về những mâu
thuẫn và xu thế chủ yếu của thời đại trong những năm đầu thế kỷ XXI là cơ
sở lý luận trực tiếp của luận văn này.
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính như: lơgíc và lịch
sử, trừu tượng và cụ thể, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận
với thực tiễn…
6. Đóng góp của luận văn

Luận văn cố gắng làm rõ quan điểm của Huntington về văn minh, sự va
chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh;
nhằm chỉ ra những điểm hợp lý để kế thừa, những điểm không hợp lý để đấu
tranh, phê phán; qua đó, bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng ta về
những vấn đề này.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu về
văn hoá, văn minh, về các vấn đề quốc tế hiện nay; đặc biệt vấn đề quan hệ
giữa các trung tâm quyền lực lớn trên thế giới trong những năm đầu thế kỷ


XXI nói chung; nghiên cứu về tác giả - Huntington, tác phẩm – “Sự va chạm
của các nền văn minh” nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
hai chương, tám tiết.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Alvin and Heidi Toffler (1996), Tạo dựng một nền văn minh mới
chính trị của làn sóng thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2

Alvin Toffer (2002), Làn sóng thứ ba, Nxb Thanh niên.

3


Alvin Toffer (2002), Thăng trầm quyền lực, Nxb Thanh niên.

4

Ban Tư tưởng văn hoá trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu
nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5

Bernard Wasserstein (2008), Cuộc chiến giữa Israel và Palestine,
Nxb Văn hóa Thơng tin.

6

Nguyễn Đức Bình (2003), “Mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu
thế giới đương đại”, Góp phần nhận thức thế giới đương đại, tr. 9 - 58.

7

Minh Chi (1/6/2000), Thử bàn nguyên nhân của xung đột tôn giáo,
.

8

Đặng Chuẩn (27/12/2001), 2001 – Năm rung chuyển tư tưởng trí thức
phương Tây, .

9

Lý Thực Cốc (1996) – Mỹ thay đổi lớn chiến lược tồn cầu, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10

Kim Cúc (4/7/2007), Cơn đau đẻ của một trật tự mới,
.

11

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13

Đỗ Lộc Diệp (2002), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Những nét mới từ
thực tiễn Mỹ, Tây âu, Nhật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

14

Đỗ Lộc Diệp, Đào Duy Quát, Lê Văn Sang (2003), Chủ nghĩa tư bản


đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15


Nguyễn Văn Du & Trịnh Thị Hoa (2003), “Tác động của chiến lược
đối ngoại của các nước lớn đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau
chiến tranh lạnh”, Góp phần nhận thức thế giới đương đại, tr. 395-417.

16

Trần Hữu Dũng (21/4/2006), Francis Fukuyama và bước ngoặt của
nước Mỹ, .

17

George Soros (1999), Khủng hoảng chủ nghĩa tư bản toàn cầu, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.

18

Nguyễn Tĩnh Gia (2000), “Cách tiếp cận lịch sử bằng các nền văn
minh”, Tạp chí Cộng sản, (1), tr. 23-25.

19

Vũ Hồng Hà (3/3/2003), Chiến tranh Irắc - ủng hộ và phản đối,
.

20

Vũ Hồng Hà (17/2/2003), Lợi ích của Mỹ là vị trí lãnh đạo thế giới,
.

21


Vũ Đăng Hinh (2003), “Một số đặc điểm, xu hướng quan hệ quốc tế
của chủ nghĩa tư bản hiện đại”, Góp phần nhận thức thế giới đương
đại, tr. 342 - 365.

22

Lưu Vỹ Hồ (27/2/2006), Cuộc xung đột giữa Hồi giáo và phương
Tây, .

23

Đỗ Minh Hợp & Nguyễn Kim Lai (2006), Những vấn đề toàn cầu
trong thời đại ngày nay, Nxb Giáo dục.

24

/wiki/H%E1%, Hội đồng bảo an LHQ

25

(13/9/2004), Đa dạng văn hoá là di sản chung của
nhân loại.

26

(3/11/2001), Đạo Hồi khác gì với chủ nghĩa Hồi giáo.

27


(04/12/05), Phóng viên chiến tranh Robert Frisk.

28

(21/6/2006), F. Fukuyama - Người gây tranh cãi.

29

(26/5/2004), Cảnh báo về xung đột Hồi giáo


với phương Tây
30

, Cuộc chiến giữa các nền văn minh.

31

(7/2/2002), Những người đạt giải Nobel hịa
bình nói về sự kiện ngày 1/9.

32

, Samuel P. Huntington.

33

Nguyễn Mạnh Hùng (2003), “Một số vấn đề trong tiếp cận đến việc
phân tích những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế giới và
khu vực trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Góp phần nhận thức

thế giới đương đại, tr. 59-67.

34

Nguyễn Quốc Hùng (1/6/2005), Thế giới sau chiến tranh lạnh - một
số đặc điểm và xu thế,

35

Trần Quang Lâm (2003), “Tồn cầu hố với trật tự kinh tế thế giới
mới và các quan hệ quốc tế”, Góp phần nhận thức thế giới đương đại,
tr. 294-238.

36

Vũ Hồng Lâm (2006), Thế giới đa vực: Cấu hình quyền lực thế giới
đương đại, Cambridge, tháng 6/2006

37

Hoài Linh (12/7/2005), Liên Hợp quốc tranh luận về nghị quyết cải
tổ Hội đồng Bảo an, .

38

Dương Văn Lượng (18/10/2006), Góp phần phê phán luận điểm về
nguồn gốc chiến tranh của S.P.Huntington, .

39


Maridon Tuarenơ (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40

Phương Minh (9/12/2006), Xung đột lợi ích,
.

41

Lê Hữu Nghĩa (2003), “Xu thế tồn cầu hố – một đặc điểm lớn của
thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Góp phần nhận thức thế
giới đương đại, tr. 192-203.

42

Phan Ngọc (2004), “Về văn hoá và văn minh”, Tạp chí văn nghệ


quân đội, (3), tr 96.
43

Nguyễn Nguyên (13/3/2005), Khủng bố và xung đột giữa các nền văn
minh, http://kim-sơn.com.

44

Trần Quang Nhiếp (2003), “Mấy suy nghĩ về một số đặc điểm lớn
của thế giới trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI”, Góp phần nhận
thức thế giới đương đại, tr. 68-76.


45

Trần Doãn Nho (12/2001), Ngày 11 tháng chín,
/>
46

Noam Chomsky (2006), Tham vọng bá quyền, Nxb Tri thức.

47

Nxb Lao động (2001), Khủng bố & Chống khủng bố, Hà Nội.

48

Nxb Thanh niên (2004), Từ điển Anh - Việt

49

Hồ Sĩ Quý (1999), Tìm hiểu về văn hố và văn minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

50

Hồ Sĩ Quý (2006), Về giá trị và giá trị châu Á, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

51

Rê-nơ Đuy-mơng (1990), Một thế giới không thể chấp nhận được, Hà Nội.


52

S. P. Huntington (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao
động, Hà Nội.

53

Lê Văn Sang (2003), “Bước đầu dự báo nền kinh tế thế giới và khu
vực 20 năm đầu thế kỷ XXI”, Góp phần nhận thức thế giới đương
đại, tr. 261-278.

54

T. L. Friedman (2005), Chiếc Lexus và cây ô liu, Nxb Khoa học xã hội.

55

Tanabe Wakado (28/10/2007), “Vì những điều tốt đẹp cho cuộc
sống”, Thanh niên, 301, tr. 11.

56

Nguyễn Anh Thái (chủ biên) (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục.

57

Trần Ngọc Thêm (2000), “Khái luận về văn hóa”, Phác thảo chân
dung văn hóa Việt Nam, tr 17-36.


58

Cao Huy Thuần, Số phận của thế kỷ,


59

Nguyễn Chí Tình (2007), Số phận các nền văn minh và thế giới ngày
nay, Nxb Thanh niên.

60

Lại Văn Toàn (chủ biên) (2004), Chủ nghĩa khủng bố toàn cấu vấn
đề và cách tiếp cận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

61

Phạm Thái Việt & Đào Thế Tuấn (2004), Đại cương về văn hố Việt
Nam, Nxb Văn hố – thơng tin, Hà Nội.



×