Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Quan hệ mỹ và trung quốc trong trật tự thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.9 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên đề tài:
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - MỸ
GVHD : PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
Thực hiện : Nhóm 5
1. Nguyễn Phi Hùng
2. Nguyễn Thanh Điền
3. Bùi Nguyễn Trúc Linh
4. Nguyễn Thị Ngọc Oanh
5. Nguyễn Thanh Sang (1987)
6. Dương Thị Xuân Tiên
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02/2014
Quan hệ Trung – Mỹ Nhóm 5
MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
Công việc Người phụ trách
1. Tổng quan về Mỹ và Trung Quốc LINH, OANH
2. Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc
HÙNG
3. Quan hệ đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc SANG
4. Quan hệ nợ giữa Mỹ và Trung Quốc ĐIỀN
5. Quan hệ giữa tỷ giá USD và Nhân dân tệ TIÊN
Tổng hợp và trình bày file word
Trình bày Power Point
Thuyết trình


3
1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC – MỸ
1.1. Khái quái về Mỹ (Hoa Kỳ).
a. Giới thiệu lãnh thổ Hoa Kỳ.
Quốc kỳ Đại ấn
Hoa Kỳ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có50 tiểu bang và đặc khu
Columbia, có thủ đô là Washington, D.C.Với diện tích hơn 9 triệu km
2
và dân số hơn 317
triệu người, Mỹ là nước xếp thứ tưvề diện tích và thứ ba thế giới về dân số.
Phần lục địa Hoa Kỳ trải dài từ Đại Tây Dương đến
Thái Bình Dương, từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico.
Hoa Kỳ nằm giữa Bắc Mỹ, phía tây giáp Thái Bình Dương,
phía đông giáp Đại Tây Dương, phía bắc giáp Canada, và phía
nam giáp Mexico; có tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc
của lục địa Bắc Mỹ và lớn nhất về diện tích.
Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới.
Quốc gia này là một cộng hòa lập hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế
bởi quyền của khối thiểu số được luật pháp bảo vệ."
1
b. Tổng quan về kinh tế Hoa Kỳ.
Những năm 2008-2012 suy thoái toàn cầu đã có một tác động đáng kể vào Hoa
Kỳ. Nó để lại tỷ lệ thất nghiệp cao, gia tăng các doanh nghiệp phá sản, một cuộc khủng
hoảng leo thang liên bang nợ, lạm phát, xăng dầu và giá lương thực tăng cao. Một cuộc
thăm dò vào năm 2011 đã cho thấy hơn một nửa số người Mỹ cho rằng Mỹ vẫn còn trong
suy thoái kinh tế
Mặc dù vậy, nền kinh tế của Mỹ vẫn lớn nhất thế giới, với tổng sản phẩm nội địa
(GDP) vào quý 4 năm 2013 là 16724 tỷ USD, chiếm 22% tổng sản phẩm thế giới. Mỹ
1Scheb, John M., and John M. Scheb II (2002). An Introduction to the American Legal System. Florence,
KY: Delmar, p. 6. ISBN 0-7668-2759-3.

- 4 -
xếp hạng chín thế giới về tổng sản lượng nội địa bình quân đầu người và hạng sáu về
tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương.
Sau đây là biểu đồ thể hiện GDP của một số nước có vị thế trên nền kinh tế thế
giới.
Biểu đồ 1.1: GDP năm 2013 tính theo PPP và giá hiện hành
Ngoài ra, Mỹ còn là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu lớn thứ hai, mặc dù
kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tương đối thấp. Trong năm 2013, Mỹ xuất
khẩu 2.272 tỷ USD và nhập 2.743 tỷ USD, như vậy tổng thâm hụt thương mại của Mỹ là
471 tỷ USD.
Biểu đồ 1.2: Xuất nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ của Mỹ 2009 - 2013
Nguồn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
Theo ước tính của Cục Thống kê Mỹ thì Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản
và Đức là các đối tác thương mại hàng đầu của họ. Nợ công của Mỹ ước tính vào quý 4
năm 2013 khoảng 16.738 tỷ đô
2
; trong đó Trung Quốc là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất
về nợ công của Mỹ.
Biểu đồ 1.3: Xuất nhập khẩu của Mỹ với các nước tháng 12. 2013
2Federal Debt: Total Public Debt (GFDEBTN). Federal Reserve Bank of St. Louis. April 5, 2013.
Retrieved April 5, 2013.
- 5 -
Năm 1944, Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập năm tại hội nghị Bretton
Woods cùng ba tổ chức khác trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Cả WB và IMF
đều có trụ sở tại Washington D.C, và có mối quan hệ gần với nhau. Mặc dù có nhiều
nước tham dự Hội nghị Bretton Woods Conference, nhưng Hoa Kỳ và Liên Hiệp Anh là
có quyền lực nhất và chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán
3
. Trong năm 2010, quyền bỏ
phiếu tại Ngân hàng Thế giới đã được sửa đổi để tăng tiếng nói của các nước đang phát

triển, đặc biệt là Trung Quốc . Tuy nhiên, quyền hạng biểu quyết của Mỹ vẫn không đổi
và cao nhất là 15,85% , tiếp đó là Nhật Bản (6,84%), Trung Quốc (4,42 %),…. Như vậy,
tuy trải qua nhiều năm và có nhiều cải cách nhằm gia tăng “trọng lượng” của các nước
đang phát triển, nhưng Mỹ vẫn là nước có tiếng nói lớn trong WB và IMF.
Thông thường, người đứng đầu WB là một người Mỹ và người đứng đầu IMF là
người châu Âu.
1.2. Khái quái về Trung Quốc.
a. Giới thiệu lãnh thổ Trung Quốc .
Quốc kỳ Huy hiệu
* Đặc điểm tự nhiên:
Trung Quốc nằm ở phía đông và trung châu Á, diện tích
là 9,6 triệu km², đứng thứ ba thế giới về diện tích sau Nga và
Canada, có biên giới chung với 14 quốc gia. Đây là quốc gia
có địa hình đa dạng với với cao nguyên và sa mạc ở khu vực
phía bắc gần Mông Cổ và Siberi của Nga, rừng cận nhiệt đới ở
miền nam gần Việt Nam, Lào, Myanma.
* Đặc điểm xã hội:
Nền văn minh Trung Hoa cổ đại - là một trong những nền văn minh lâu đời nhất
thế giới - phát triển rực rỡ trên lưu vực Hoàng Hà chảy qua Đồng bằng Hoa Bắc. Trong
3 Goldman, Michael (2005). Imperial Nature: The World Bank and Struggles for Social Justice in the
Age of Globalization. New Haven, CT: Yale University Press. ISBN 978-0-30-011974-9, p.52-54
- 6 -
hơn 4000 năm, hệ thống chính trị Trung Quốc dựa trên chế độ quân chủ cha truyền con
nối. Triều đại đầu tiên là Nhà Hạ (khoảng năm 2000 TCN) và sau đó Nhà Tần thống nhất
Trung Quốc năm 221 trước CN. Triều đại cuối cùng là Nhà Thanh kết thúc năm 1911 với
sự thành lập của Trung Hoa Dân Quốc bởi Quốc Dân Đảng. Nửa đầu của thế kỷ 20
chứng kiến Trung Quốc chìm trong cuộc nội chiến phân chia quốc gia theo hai đảng phái
chính trị - Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản. Cuộc chiến chấm dứt năm 1949 sau khi
Đảng Cộng Sản dành chiến thắng và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở đại lục.
Ngày 01/10/1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung

Hoa, mở đầu kỷ nguyên độc lập và phát triển lâu dài, bền vững của đất nước Trung
Quốc.
Trung Quốc đứng đầu thế giới về dân số với hơn 1,3 tỷ người, phần lớn là người
Hán. Nhà nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo dưới chế độ một
chính trị một đảng. Đơn vị hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gồm 22 tỉnh,
năm khu tự trị, bốn thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải,
Trùng Khánh) và hai đặc khu hành chính (HongKong và Ma Cao). Ngoài ra Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố Đài Loan, hiện do Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát là
tỉnh thứ 23. Thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Bắc Kinh.
c. Tổng quan về kinh tế Trung Quốc.
Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế năm 1978, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở
thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ phát triển thần kỳ trung bình
10% trong vòng ba thập kỷ liên tiếp.
Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng
như thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, G-20 và Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải. Trung Quốc là quốc gia được công nhận có sở hữu vũ khí hạt nhân và là
quốc gia có quân đội chính quy lớn nhất thế giới. Trung Quốc được nhiều học giả, nhà
phân tích quân sự, nhà phân tích kinh tế đánh giá là một siêu cường tiềm năng. Cụ thể:
Năm 2006, GDP của Trung Quốc đã vượt 2.172 tỷ USD, trở thành nền kinh tế
lớn thứ ba thế giới. Tổng kim ngạch ngoại thương năm 2007 đạt trên 1,5 tỷ USD.
Trong đó, xuất siêu luôn đạt trên 100 tỷ USD/năm. Đến năm 2008, Trung Quốc đã
là thành viên đầy đủ của các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và thế giới với
lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới (tháng 3-2008 là 1.530 tỷ USD). Dự trữ
- 7 -
ngoại hối đạt 2,85 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2010, tăng 18,7% so với năm trước
đó, biến Trung Quốc trở thành nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới.
Trung Quốc có tổng giá trị thương mại quốc tế đạt 3,64 nghìn USD năm 2011.
Trung Quốc nắm giữ 1,16 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ và trở thành chủ
nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Trung Quốc là nước nhận được lượng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ ba trên thế giới, quốc gia này đã thu hút 115 tỉ USD

chỉ riêng trong năm 2011, tăng 9% so với năm 2010. Số vốn FDI của Trung Quốc
đầu tư ra nước ngoài cũng ngày càng gia tăng, tổng số vốn FDI ra nước ngoài năm
2010 là 68 tỉ USD. GDP của Trung Quốc năm 2011 đạt 7.298 tỷ USD, GDP bình
quân đầu người đạt 5.417 đô la Mỹ, bằng khoảng 1/9 GDP bình quân đầu người
của Mỹ (48.328 USD) và cao gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam
(1.374 USD). Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP của Trung Quốc đạt
11.299 nghìn tỉ USD, GDP đầu người tương đương là 8.382 USD. Đến năm 2012,
Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP danh nghĩa.
* Vai trò của Trung Quốc trong IMF.
Trung Quốc là một thành viên của IMF. Tuy nhiên, dù là nền kinh tế thứ hai thế
giới nhưng vị trí của Trung Quốc trong IMF vẫn chỉ cao hơn Italia một chút tại IMF. Mỹ
vẫn là nước giữa vai trò quyết định và chi phối mọi quyền lực trong IMF.
Với mong muốn ngày càng khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế,
Trung Quốc đã kêu gọi các nước mới nổi trong nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc, Nam Phi) quyết định sẽ thành lập một quỹ tiền tệ riêng của họ dự kiến sẽ
thành lập vào năm 2014.
* Vai trò của Trung Quốc trong WB.
Trung Quốc là một thành viên của WB và đang đóng góp vai trò tích cực trong
hoạt động của WB. Đặc biệt từ khi ông Jim Yong Kim lên nắm quyền Chủ tịch WB vào
năm 2012 càng khẳng định nhiều hơn vai trò chi phối của nền kinh tế Trung Quốc đối
với kinh tế thế giới.
1.3. Sơ lược về mối quan hệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa là cực kỳ quan trọng, liên quan một loạt các
lĩnh vực bao gồm chính sách kinh tế, an ninh, đối ngoại, và
- 8 -
nhân quyền. Lợi ích của Mỹ và Trung Quốc liên kết với nhau nhiều hơn, chặt chẽ hơn so
với một vài năm trước đây.
Về kinh tế, Mỹ và Trung Quốc đã trở thành cộng sinh gắn bó với nhau. Tính đến
thời điểm này, Mỹ đang nợ nước ngoài khoảng 5.000 tỷ USD, với hai chủ nợ hàng đầu là

Trung Quốc (1.300 tỷ USD) và Nhật Bản (1.100 tỷ USD). Trung Quốc là các đối tác
thương mại lớn thứ hai của Mỹ và đóng một vai trò rất quan trọng trong kế hoạch của
chính quyền Obama để giải quyết cuộc khủng hoảng và suy giảm Hệ thống tài chính Mỹ.
Đồng thời, kinh tế Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư và thương mại
của Mỹ.
2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
2.1. Tình hình giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc
Xu hướng chung trong chính sách ngoại giao của các nước trên thế giới là tự do
hóa thương mại, hợp tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Mỹ và Trung Quốc là
hai nước điển hình đi đầu trong xu hướng này, tuy nhiên ở mỗi nước có những đặc thù và
diễn biến khác nhau.
Trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc cần công nghệ, vốn và thị
trường của Mỹ, Mỹ cần thị trường Trung Quốc và những sản phẩm giá hợp lý của Trung
Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là dệt, hóa chất, quần áo, thực
phẩm, máy móc, đồ điện, Hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ chủ yếu là những
sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến như máy móc công nghiệp, sản phẩm điện tử, thiết bị
điện, thiết bị nghe nhìn, phụ kiện,…
Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ
luôn tăng ở mức kỷ lục, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2002 là 102
tỷ USD, năm 2003 lên tới 130 tỷ USD, đến năm 2008 là 266.3 tỷ USD.
Việc thâm hụt thương mại đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội
Mỹ. Trong giai đoạn 2001 – 2003, Mỹ mất 2.7 triệu việc làm và năm 2002 lại có thêm
1.7 triệu dân Mỹ sống ở mức nghèo đói.
Một số nhà phân tích thương mại cho rằng, thâm hụt thương mại của Mỹ với
Trung Quốc lớn như vậy là do Trung Quốc vẫn duy trì một số hoạt động thương mại
- 9 -
không công bằng, với các chính sách bảo hộ, hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, trong
khi không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.
Để bảo vệ sản xuất trong nước và dưới sức ép của nhóm lợi ích (ít có lợi thế cạnh
tranh), Quốc hội và Chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ như áp dụng thuế

bảo hộ thép (2002), dành thuế ưu đãi đối với thu nhập ở nước ngoài của các công ty Mỹ.
Tuy nhiên các biện pháp bảo hộ của Mỹ đều ít nhiều vấp phải sự phản ứng từ các nước
khác, đặc biệt là EU, và nhóm lợi ích đối lập (có lợi thế xuất khẩu). Trong bối cảnh thâm
hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng và tình trạng việc làm tiếp tục giảm xuống, xu
hướng bảo hộ mậu dịch ở Mỹ sẽ còn gia tăng, cuộc đấu tranh giữa xu hướng tự do hóa
thương mại với bảo hộ mậu dịch sẽ ngày càng quyết liệt và diễn biến phức tạp.
Trong thời gian gần đây, cán cân thương mại Mỹ - Trung theo chiều hướng sáng
sủa hơn cho Mỹ, với hai thay đổi:
- Thay đổi đầu tiên đó là kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc
tăng nhanh hơn chiều ngược lại: Theo các số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan
Mỹ, trong 8 năm (2006 - 2013), mức tăng xuất khẩu hàng năm của Mỹ sang Trung
Quốc cao hơn mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Nhưng trong 10
tháng đầu năm ngoái, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng 6,9% so với
mức tăng 3,3% xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và đạt 131,3 tỷ USD, chiếm
10% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ của Mỹ. Còn theo số lượng thống kê của
Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ của Trung Quốc
sang Mỹ chỉ tăng 3,6%, trong khi nhập khẩu từ Mỹ lại tăng 16,1%.
- Thay đổi thứ hai đó là đầu tư của Trung Quốc sang Mỹ tăng nhanh hơn
đầu tư của Mỹ sang Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ tăng gấp đôi
trong năm ngoái, lên tới 14 tỷ USD, trong đó các công ty tư nhân chiếm tới 76%
tổng mức đầu tư. Theo Rhodium Group, các công ty Trung Quốc đã tạo tới 70.000
việc làm toàn thời gian tại Mỹ. Trong khi đó, trong 10 tháng đầu năm ngoái, đầu
tư thực tế của Mỹ vào Trung Quốc là 2,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm
trước đó.
Trung Quốc và Mỹ hiện là đối tác kinh tế lớn của nhau. Cả hai đều nhận thấy tầm
quan trọng của nhau trong sự phát triển kinh tế của mình. Vì vậy những mối quan hệ
thương mại, kinh tế song phương bền vững, tốt đẹp là điều rất quan trọng cho cả hai
- 10 -
nước. Hiện nay và trong thời gian sắp tới Mỹ và Trung Quốc sẽ dần dỡ bỏ các rào cản
thương mại và xây dựng một nên tảng cho mô hình mới về quan hệ cường quốc giữa hai

nền kinh tế lớn nhất thế giới.
2.2. Chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
Thị trường xuất khẩu của Trung Quốc có thể chia thành 4 nhóm nước (vùng lãnh
thổ) như sau: Khu vực Hồng Kông, các nước công nghiệp hoá như Mỹ, Nhật, Tây Âu,
các nước đang phát triển, cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và Ðông Âu. Hiện nay
các nước phát triển là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc (chiếm khoảng 40%
tổng kim ngạch xuất khẩu); tiếp đó là khu vực Hồng Kông; Ma Cao (33%). Các nước
đang phát triển (14%); các nước SNG và Ðông Âu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Trung Quốc.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của phát triển kinh tế, Trung Quốc thấy cần phải áp
dụng chiến lược đẩy mạnh triển khai thị trường xuất khẩu theo nhiều hướng, nhiều mức
độ khác nhau với nhiều phương thức mà chủ đạo là đa nguyên hoá thị trường và trọng
điểm là khu vực APEC và các nước xung quanh.
Trung Quốc đã áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu thu ngoại hối
bằng việc trợ giá xuất khẩutrong giai đoạn trước năm 1994, Trung Quốc đã cho phép
các xí nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) được giữ lại một phần ngoại hối, nâng đỡ tín dụng
đối với các xí nghiệp xuất khẩu; cho vay ưu đãi về lãi suất đối với những xí nghiệp mua
hàng để xuất khẩu và những vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế quan.
Thậm chí nếu các doanh nghiệp này bị lỗ vốn còn có thể được treo nợ tại Ngân hàng mà
thực tế là được Nhà nước xoá nợ. Tất cả các khuyến khích trên đều nhằm tăng cường
xuất khẩu và tạo ra ngoại hối.
Trung Quốc thực hiện nhất quán chính sách tỷ giá cố định, đồng nhân dân tệ yếu,
trong một thời gian dài để khuyến khích xuất khẩu, mặc dù bị Mỹ và các nước khác gây
áp lực đòi thả nổi tỷ giá.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng áp dụng chế độ hoàn thuế xuất khẩu. Hoàn thuế
gián tiếp hàng hoá xuất khẩu là cách làm thông dụng của các nước trên thế giới góp phần
củng cố và điều tiết chính sách thuế mậu dịch xuất khẩu. Từ năm 1983, Trung Quốc bắt
đầu thực hiện thử đối với 17 loại đồng hồ và các chi tiết linh kiện khác. Năm 1985 trở đi,
phạm vi hoàn thuế được mở rộng sang sản phẩm dầu thô, dầu thành phẩm, đến năm 1986
- 11 -

lại tiếp tục đi vào chiều sâu. Trước đây, chỉ hoàn thuế sản phẩm ở khâu sản xuất trung
gian. Ðến năm 1988, tiếp tục tăng hoàn thuế doanh thu với một tỷ lệ nhất định. Ðến nay,
các loại thuế sản phẩm được hoàn lại bao gồm bốn loại thuế sản phẩm, thuế giá trị gia
tăng, thuế doanh thu và đặc biệt là thuế tiêu dùng.
Trung Quốc cũng thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu ngành
nghề sản xuất, hạ thấp giá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của xí nghiệp, làm giảm khó
khăn về nguồn vốn kinh doanh, từ đó góp phần củng cố chính sách điều tiết thuế mậu
dịch xuất khẩu. Quyền kinh doanh ngoại thương cũng được nới lỏng, mở ra nhiều kênh
tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu. Quyền kinh doanh ngoại thương cũng được nới lỏng, mở
ra nhiều kênh tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu.
Nhà nước thực thi chính sách khuyến khích tích cực phát triển các loại gia công
xuất khẩu do đó đã trực tiếp thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Việc coi trọng mậu dịch gia
công xuất phát từ tình hình cụ thể của Trung Quốc nhằm tận dụng ưu thế địa lý gần Hồng
Kông, có vùng ven biển thuận tiện và có nguồn lao động dồi dào.Vì vậy, chính sách
khuyến khích gia công xuất khẩu có thể giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao
động, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp xúc với kinh tế thị trường, đồng thời cũng là dịp
chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với tình hình mới.
2.3. Chính sách nhập khẩu của Mỹ
Tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng may mặc và điện tử từ Trung
Quốc đã được Chính quyền Bush áp dụng vào cuối năm 2003, đồng thời cũng kêu gọi và
gây sức ép đòi Trung Quốc phải áp dụng cơ chế thị trường trong việc định đoạt tỷ giá
đồng nhân dân tệ.
Các hàng rào kỹ thuật được Mỹ sử dụng để hạn chế hàng hóa của Trung Quốc
như: Dư lượng chất kháng sinh, dịch bệnh, chất bảo quản… để hạn chế hàng thực phẩm
của Trung Quốc; áp dụng các tiêu chuẩn về mẫu mã, quy cách sản phẩm để gây khó khăn
cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc; áp dụng luật chống khủng bố sinh học, trong đó yêu
cầu các doanh nghiệp kinh doanh chế biến phải đăng ký với Cơ quan Dược phẩm và
Thực phẩm Mỹ (FDA), điều này gây khó khăn lớn hơn cho các doanh nghiệp Trung
Quốc khi xuất khẩu.
Chống bán phá giá cũng là công cụ mà Mỹ áp dụng nhiều năm qua, đặc biệt là

đối với hàng hóa Trung Quốc, để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi các nhà sản
- 12 -
xuất nước ngoài. Hoàn toàn không ngạc nhiên khi các nhà sản xuất Trung Quốc là các
nhà sản xuất bị điều tra bán giá thường xuyên nhất. Không những thế, họ còn đối mặt với
khả năng cao hơn về bán phá gia so với các nhà sản xuất khác, dẫn đến việc họ phải đối
mặt với thuế phá giá cao hơn mà Mỹ áp dụng so với các nhà sản xuất khác.
Tiếp tục gây sức ép đòi Trung Quốc thực hiện vấn đề quyền sở hữu trí tuệ: Mỹ
đã ép Trung Quốc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ từ rất lâu. Trong khi Trung Quốc cũng
cố gắng nỗ lực sửa lại luật và tăng cường tính hiệu lực của nó, thì nạn vi phạm bản quyền
vẫn không hề giảm. Khi Trung Quốc gia nhập WTO, họ đã cam kết thực hiện các yếu
cầu về vấn đề này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ vẫn phàn nàn về việc thực hiện
quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc.
3. QUAN HỆ ĐẦU TƯ GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC
Theo số liệu thống kê từ Cục Phân tích Kinh tế của Mỹ (U.S. Bureau of Economic
Analysis – BEA), Mỹ đã đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc vào thập niên 80 khi đất nước
này mở cửa nền kinh tế. Cột móc đáng chú ý cho đầu tư của 2 nước khi Trung Quốc
chính thức gia nhập WTO năm 1999, tình hình đầu tư trực tiếp Mỹ vào Trung Quốc tăng
hơn 30%. Cuộc khủng hoảng dotcom năm 2000 ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình đầu tư
song phương của hai nước nên những năm 2000 đến 2003 tỷ tăng trưởng đầu tư song
phương của hai nước có xu hướng chững lại theo tình hình chung của thế giới. Giai đoạn
2003-2008, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tình hình đầu tư song phương phát
triển nhanh chóng. Từ 2008 đến nay, đầu tư từ Mỹ đã suy giảm về số vốn nhưng vẫn giữ
mở mức cao (trên 50 tỷ USD), trong khi đó đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn tăng
trưởng. Tính đến cuối năm 2012, số vốn đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc tăng gần 5 lần
và số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ tăng gấp 18 lần (so với 2003). Điều đó cho
thấy tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp quá nhanh. Tuy nhiên về số lượng vốn đầu
tư trong 10 năm (2003-2012) của Mỹ (377,7 tỷ USD) lớn hơn Trung Quốc (17,5 tỷ USD)
hơn 20 lần. Qua đó cho thấy sự lớn mạnh trong đầu tư trực tiếp của Mỹ so với Trung
Quốc. Theo phân tích của Michael F. Martin (2012) trong báo cáo của CRS Report for
Congress cho thấy có sự khác biệt rất lớn về thống kê dòng giao dịch thương mại của Mỹ

và Trung Quốc. Trung Quốc thống kê xuất khẩu ít hơn và nhập khẩu nhiều hơn so với số
liệu thống kê từ Mỹ. Do vậy cần lưu ý khi sử dụng các báo cáo thương mại của các quốc
gia này.
- 13 -
Trung Quốc đã thay đổi và khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên dẫn
đến tốc độ tăng vốn FDI nhanh chóng tại nước này (Craig K. Elwell & ctg, 2007). Việc
tăng trưởng tốc độ đầu tư nhanh chóng này cũng do chính sách mở cửa đầu tư toàn diện
các ngành vào năm 2003 của Trung Quốc. Trước khủng hoàng kinh tế 2008, tình hình
tăng trưởng quá lớn về đầu tư trực tiếp song phương của hai nước vào các lĩnh vực bất
động sản, tài chính. Cuộc khủng hoảng thế giới 2008 ảnh hưởng nặng nề đối với Mỹ dẫn
tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc có chững lại nhưng vốn đầu tư vẫn
tăng trong các năm sau đó. Riêng đối với Trung Quốc, do việc chính phủ Mỹ thực hiện
các chính sách kêu gọi đầu tư nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ nên dòng vốn từ Trung
Quốc chảy vào Mỹ tốc độ trung bình 30% mỗi năm. Việc Mỹ đầu tư trực tiếp vào Trung
Quốc tăng trưởng trong thời gian dài vì đây thị trường lao động giá rẻ, tài nguyên thiên
nhiên phong phú và thị trường tiêu thụ lớn. Năm 2009, trong tình hình kinh tế toàn cầu
bấp bênh, tổng thống Barack Obama với phát “tôi đảm bảo với các bạn là bỏ vốn đầu tư
ở Hoa Kỳ vẫn an toàn nhất.” cùng với một số chính sách thực tế đã thu hút được rất
nhiều đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc và các nước khác. (Nguyễn Văn Khanh, 2013).
Bảng : Số liệu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc và ngược lại
(Foreign) Direct Investment Position Abroad on a Historical-Cost Basis)
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Đầu tư Mỹ vào Trung Quốc Đầu tư Trung Quốc vào Mỹ
2000 11.140 (Không có số liệu)
2001 12.081 (Không có số liệu)
2002 10.570 385
2003 11.261 284
2004 17.616 435
2005 19.016 574
2006 26.459 785

2007 29.710 584
2008 53.927 1.105
2009 54.069 1.624
2010 58.996 3.300
2011 55.304 3.729
- 14 -
2012 51.363 5.154
Nguồn: Cục Phân tích Kinh Mỹ (U.S. Bureau of Economic Analysis – BEA)
Biểu đồ 3.1: Đầu tư trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc
Trong bài tổng hợp USB Economy in brief (2006) có đoạn trích dẫn từ Trung Tâm
Nghiên Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ - CRS cho rằng các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ
vào Mỹ dường như nhanh hơn cả tốc độ phát triển của Mỹ và cao hơn bất kỳ nơi nào của
thế giới do hệ thống tài chính của Mỹ phát triển cao và ổn định. Cần nhìn nhận thực tế
rằng việc tăng trưởng đầu tư song phương giữa hai nước được thúc đẩy thông qua đàm
phám chiến lược kinh tế (Strategic Economic Dialogue U.S & China), đặc biệt là đàm
phám song phương về đầu tư giữa hai nước (China-US bilateral investment treaty - BIT)
từ giữa 2008 (Qingjiang, 2010). Theo Thanh Hà (2014), vòng đàm phán BIT thứ 11 diễn
ra ngày 15/01/2014 tại Thượng Hải (Trung Quốc), hai bên thảo luận về việc mở cửa thị
trường đầu tư, bảo vệ các quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, cạnh tranh công bằng,
lành mạnh trong các loại hình đầu tư và cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh.
Theo Qingjiang (2010) BIT thành công sẽ mở ra cơ hội cho dòng vốn FDI giữa
hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay tăng lên. Hiện nay, Trung Quốc là một
trong những quốc gia nhận FDI hàng đầu của thế giới và các nhà đầu tư Trung Quốc
đang đầu tư hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư sang thị trường Mỹ và ngược lại đều bị cản trở
đầu tư bởi các quy định ràng buộc của chính phủ. Trung Quốc rất cần các nguồn lực từ
FDI để phát triển đất nước, trong khi đó Mỹ là quốc gia đầu tư hàng đầu thế giới. Về
phía Mỹ, các nhà đầu tư gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn lực mà chính phủ Trung
Quốc ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung tình hình đầu tư của hai nước
có tiến triển nhưng chưa có cơ chế, quy tắc cụ thể để phát triển lâu dài dẫn đến khó khăn
trong một số mặt nhất định của đầu tư. Do vậy việc ra đời BIT giữa hai nước là hết sức

cần thiết.
Theo Thilo Hanemann & Cassie Gao (2014), trong năm 2013 Trung Quốc đầu tư
vào Mỹ ở các lĩnh vực chính là dịch vụ ăn uống, năng lượng và bất động sản. Các công
ty Trung Quốc đã tạo ra hơn 70.000 việc làm tại Mỹ. Trong khi đó Mỹ đầu tư vào Trung
Quốc các lĩnh vực như máy tính – điện tử, hóa chất, ăn uống, vận chuyển… Xu hướng
- 15 -
giảm máy tính điện tử và tăng sản xuất máy móc. Điều này cho thấy xu hướng dịch
chuyển theo lợi thế cạnh tranh riêng của mỗi quốc gia.
Biểu đồ 3.2: Các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ
Biểu đồ 3.3: Các lĩnh vực đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc
Nguồn: Theo số liệu từ Bureau of Economic Analysis
4. NỢ CÔNG TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ
Theo số liệu do “The Economist” cập nhật tính đến đầu tháng 3/2013, những khu
vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ, Brazil,
châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,5 nghìn
tỷ USD (tương đương 226,1% GDP), tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,8 nghìn tỷ USD (tương
đương 75,2% GDP). Trung Quốc cũng đang là nước có mức nợ công cao trên thế giới.
Tổng mức nợ công của Trung Quốc tính tới cuối năm 2010 là gần 1,03 nghìn tỷ USD,
nhưng nợ công cũng chỉ chiếm có 17% GDP của Trung Quốc.
4.1. Nợ công của Trung Quốc
- 16 -
Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, một trong
những ví dụ điển hình cho bài học về nợ công là trường hợp của Trung Quốc trong thế kỷ
XX. Trong thời gian này, Trung Quốc phát triển nhanh chóng bằng cách mở rộng các
chính sách tài chính. Lúc đầu, lãi suất ở Trung Quốc thấp và nhiều nhà đầu tư đã chọn
đầu tư vào nước này. Các nhà đầu tư đã nhận được lợi nhuận khổng lồ trong nhiều thập
kỷ. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc có xu hướng bảo thủ hơn và lãi suất sẽ cao hơn để
ngăn chặn lạm phát. Bất động sản và đầu tư tài chính khác ở Trung Quốc trở nên dễ bị
tổn thương hơn vì Trung Quốc đang nắm giữ hầu hết trái phiếu Mỹ. Trung Quốc có lẽ

không có cách nào khác ngoài việc tiếp tục cho Mỹ vay nợ vì Trung Quốc sợ rằng Mỹ sẽ
phá sản một ngày nào đó. Đó cũng sẽ là một dấu chấm hết đối với Trung Quốc. Vì vậy,
nợ công là một tay mạnh mẽ để huy động vốn cho bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, sử
dụng nợ công bằng quy trình quản lý yếu kém sẽ dẫn đến sự mất kiểm soát. General
Motor là một minh chứng thích hợp cho trường hợp này (theo Bloomberg).
Theo Don P. Clark (2011), sự gia tăng FDI sẽ ảnh hưởng đến nợ công. Trung
Quốc và Mỹ là ví dụ thích hợp cho trường hợp này. Bằng chứng cho thấy rằng khi FDI
đến bất kỳ quốc gia nào càng lớn thì nó sẽ càng là một kênh quan trọng làm thay đổi tỷ lệ
lãi suất. FDI không chỉ có thể luân chuyển vòng quanh vốn, mà còn có thể vay nhiều hơn
từ bên trong quốc gia đó.
Vào những năm 90, Mỹ có nhiều FDI hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Trung
Quốc đã sẵn sàng để tham gia vào nền kinh tế thế giới, dòng FDI đã thay đổi rất lớn và
chảy vào Trung Quốc. Ngày nay, Trung Quốc được biết đến là một quốc gia thu hút
nhiều FDI nhất. Tuy nhiên, vấn đề lớn của Trung Quốc lạm phát cao do không thể kiểm
soát được số lượng FDI.
Nợ chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã chạm tới “mức báo động” và đe dọa
nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, theo một cơ quan nghiên cứu của chính phủ.
Hai năm sau khi các nhà phân tích bày tỏ quan ngại, các khoản vay nợ của chính
quyền địa phương Trung Quốc dường như đã chất chồng nhiều hơn, lên đến 3.300 tỷ
USD tính đến cuối năm 2012, gấp đôi năm 2010.
Đó là số liệu trong báo cáo vừa được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Trung Quốc (CASS). Đây có thể là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đầu tư quá
- 17 -
mạnh vào các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng, có khả năng dẫn đến một làn sóng vỡ
nợ và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Trong khi nhiều nhà kinh tế kỳ vọng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7% trong
năm 2014, nhiều người quan ngại tính bền vững của các đầu kéo kinh tế. Các nhà lãnh
đạo nước này đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo định hướng thị trường mạnh
hơn, với hy vọng giúp phát huy các nguồn lực tốt hơn và giải quyết khối nợ công đang
có nguy cơ tiềm ẩn rất lớn.

Những năm gần đây, tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu
tư lớn vào cơ sở hạ tầng, từ đường cao tốc, đường sắt đến các cảng, tàu điện ngầm và
trung tâm mua sắm Khi tăng trưởng chậm lại do tác động của khủng hoảng tài chính
toàn cầu, năm 2009 Bắc Kinh tung ra chương trình kích thích kinh tế khổng lồ, nhưng
ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng, nó cũng làm giá bất động sản tăng vọt.
Từ đầu năm 2013, ít nhất 3 ngân hàng lớn của nước ngoài làGoldman Sachs,
Citigroup và Bank of Americađã bất ngờ thoái toàn bộ vốn đầu tư khỏi hệ thống ngân
hàng Trung Quốc. Đột biến đã xảy ra khi năm 2013 bước vào những ngày cuối
cùng.Chính vào lúc đó, cơ quan kiểm toán Trung Quốc bất ngờ công bố số nợ công của
nhà nước này đã lên đến 3.000 tỷ USD. Con số này, xét về mặt giá trị tuyệt đối, gần bằng
toàn bộ kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Hoa đại lục và là một con số đáng báo
động.
Theo ông Xie “Ngành công nghiệp tín dụng của Trung Quốc trị giá khoảng 10
nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 1,65 nghìn tỷ USD), đang gặp rắc rối lớn và là
nơi tập trung phần lớn tài sản không mang lại lợi nhuận”. Theo báo cáo tháng 11 của Ủy
ban quản lý giám sát Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng
mạnh trong quý 3 năm 2013 và cao nhất trong 8 năm qua.
Các nhà kinh tế cho biết mức nợ công ngày một tăng của chính phủ là một trong
những mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc. Cũng có những lo ngại rằng
chính phủ sẽ không thể hoàn trả đầy đủ các khoản nợ do hầu hết tiền vay mượn đều tài
trợ cho các dự án phi lợi nhuận.
Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế được mặc định cũng dấy lên mối lo ngại các ngân
hàng Trung Quốc sẽ phải gánh vác các khoản nợ xấu và đe dọa đến ổn định của thị
- 18 -
trường tài chính. Khủng hoảng tài chính của Trung Quốc sẽ tác động sâu sắc đến thị
trường quốc tế.
Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của
Trung Quốc lên cao.
Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so
với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.

Viện kiểm toán quốc gia công bố một bản báo cáo, theo đó tổng nợ công của
Trung Quốc đã tăng 400 % trong bốn năm qua : Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh
tế số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên thành 58 %.
Tích chung cả nợ của Nhà nước lẫn tư nhân, thì tỷ lệ này tăng từ 131 % năm 2008
lên thành 215 % vào năm 2013.
Đành rằng nợ công của Trung Quốc không thấm vào đâu so với Nhật Bản (250 %
GDP) hay của Hy Lạp (160 % GDP), nhưng các con số nói trên cho thấy khu vực kinh tế
Nhà nước Trung Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian từ 4 đến 5 năm trở lại đây.
Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt trong thời gian gần đây ? Đó là do
thái độ ngông cuồng, tiêu xài quá trớn của các chính quyền địa phương. Trong hai năm
rưỡi vừa qua, tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ Euro.
Chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe, khoảng 3 000 ngôi biệt thự sang
trọng vẫn chưa tìm được chủ.
Tại một thành phố khác ở miền đông bắc Trung Quốc thì có tới hàng chục ngàn
căn hộ do chính quyền bỏ tiền ra xây để rồi. Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được
xây dựng trên thế giới thì có tới 60 công trình đang mọc lên tại Trung Quốc.
- 19 -
Biểu 4.1: Top 12 nước là chủ nợ hàng đầu của Mỹ
Nguồn: www.lewrockwell.com
4.2. Nợ công của Hoa Kỳ
Nợ công Hoa Kỳ là tổng số nợ của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Số nợ này từ thập
niên 1980, ngoại trừ một thời gian ngắn, gia tăng đều đặn, đặt biệt là vào thập niên 2000,
phần lớn vì chiến tranh ở Afghanistan và Iraq cũng như vì ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chánh từ năm 2007. Tính tới ngày 29 tháng 11 2011 số nợ công tổng cộng là
14,46 ngàn tỷ USD tương đương với 98,6 % Tổng sản phẩm nội địa. Tính tới ngày 2
tháng 12 2013 là 17,226 ngàn tỷ USD hay trên 100% GDP. 47% số tiền cho vay là từ các
nhà đầu tư ngoại quốc, từ Nhật Bản và Trung Quốc mỗi nước trên 1,1 ngàn tỷ.
Tổng nợ đã tăng lên trên 500 đô la Mỹ mỗi năm kể từ năm tài chính 2003, với
tăng 1000 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008, $ 1,9 nghìn tỷ trong năm 2009, và $ 1,7 nghìn tỷ
trong năm 2010. Tại thời điểm ngày 3 tháng tám năm 2011, tổng nợ công của Hoa Kỳ

đạt mức 14,34 nghìn tỷ đô la, trong đó 9,78 nghìn tỷ là nợ tổ chức của công chúng và
4560 tỷ đô la Mỹ được nắm giữ bởi intragovernmental debt holdings. Do cuối quý II
năm 2011, GDP của Mỹ là 15.003 nghìn tỷ. Tổng số công cộng tồn động đạt giá trị 100%
GDP và nợ của công chúng là 65,2% GDP
Trong Quốc hội Hoa Kỳ hiện nay có một số bất đồng giữa Đảng Dân chủ và Đảng
Cộng hòa về nợ công Hoa Kỳ. Ngày 02 tháng 8 năm 2011, Tổng thống Barack Obama
ký thành luật Đạo luật kiểm soát ngân sách năm 2011, ngăn ngừa một khả năng vỡ nợ có
thể xảy ra
- 20 -
Trần nợ hiện tại của Mỹ là 16.700 tỷ USD, hai chủ nợ nước ngoài lớn nhất của họ
là Trung Quốc - Nhật Bản và quốc gia này chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn chót nâng
trần để tránh vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Biểu đồ 4.2: Nợ công của Mỹ (%GDP)
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Mỹ vỡ nợ?
Theo CNBC, một số tác động và ảnh hưởng có thể xảy ra:
1. Suy thoái và vỡ nợ
Những cơn sốc tài chính, bắt đầu từ Bộ tài chính và Cục dự trữ liên bang, sẽ lan
tỏa thông qua hệ thống ngân hàng và gây tổn thất cho hệ thống tài chính. Cũng giống
như khủng hoảng tài chính 2008, các doanh nghiệp sẽ ngừng tuyển nhân viên do bất ổn.
Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao từ mức 7,3% hiện nay.
Vào thời điểm tháng 12/2007, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 5%, tương đương với 30
tháng trước đó. Thế nhưng khi Đại suy thoái kết thúc, tỷ lệ này là 9,5% và đã lên đến
đỉnh 10% tháng 10/2009.
Một loạt các sự kiện khác sẽ tấn công nền kinh tế Mỹ: thị trường chứng khoán lao
dốc, khoản đầu tư tiền hưu trí của nhiều người “bốc hơi”, ngân hàng ngừng cho vay, Mỹ
mất vị thế trên thị trường thế giới.
2. Đồng USD mất giá, giá cả, lãi suất tăng cao
Trong số những ảnh hưởng lớn nhất chính là việc đồng bạc xanh bị bán tháo, một
điều có thể đe dọa vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới của USD. Nó sẽ ngay lập tức làm

giảm sức mua của người tiêu dùng do giá cả tăng cao.
“Trong trường hợp thực sự xảy ra vỡ nợ, lợi suất trái phiếu Bộ tài chính và các chi
phí vay vốn khác có lẽ sẽ tăng và giữ ở mức cao”, Julian Jessop, kinh tế gia trưởng toàn
cầu của Capital nhận định.
Những người có nhà và người mua nhà tiềm năng sẽ không thể tiếp cận các khoản
lãi suất thấp như khi Fed kiểm soát được nền kinh tế. “Toàn bộ tiền sẽ được giấu dưới
- 21 -
gối, và có lẽ nó sẽ không còn giá trị như ngày nay”, Kyle Bass, đến từ công ty quản lý
quỹ Hayman Capital Management nhận định.
3. Các khoản đầu tư bị giảm sụt
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, các chỉ số chứng khoản Mỹ đã lao
dốc không phanh. Chỉ số S&P mất 37% trong năm đó khiến nhiều khoản đầu tư của
những người về hưu tổn thất lớn, Viện nghiên cứu phúc lợi người lao động cho biết.
Mức độ ảnh hưởng ra sao sẽ phụ thuộc vào tài sản mỗi người nắm giữ là gì.
Những nhà đầu tư có tỉ lệ đầu tư cao vào chứng khoán sẽ chịu tổn thất lớn hơn những
người có danh mục đầu tư cân bằng. Theo ước tính của các nhà phân tích, thị trường tài
chính có thể sụt giảm từ 10% - 20%.
4. Chi trả an sinh xã hội bị đình trệ
Theo những ước tính của Bộ tài chính Mỹ, chính phủ nước này chỉ đủ tiền để chi
trả các hóa đơn cho tới ngày 17/10. Dù vậy các nhà phân tích tin rằng Bộ tài chính sẽ có
đủ tiền để thanh toán khoản chi trả an sinh xã hội 12 tỷ USD đến hạn vào đúng ngày đó.
Nhưng đến ngày 1/11, việc này sẽ không thể thực hiện khi Bộ tài chính Mỹ phải
trả 25 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là rất nhiều người sẽ không nhận được trợ cấp. Đến
ngày 15/11, tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi Bộ tài chính Mỹ phải trả 30 tỷ USD
nợ đến hạn.
5. Hoạt động ngân hàng đóng băng
Có một dữ liệu đáng ngại đó là các ngân hàng Mỹ nắm giữ khoảng 1850 tỷ USD
các khoản nợ khác nhau được chính phủ Mỹ bảo lãnh. Như vậy nếu chính phủ vỡ nợ, hậu
quả sẽ vô cùng tệ hại.
“Nếu Bộ tài chính và các chứng khoán liên quan bị vỡ nợ, không ai có thể biết giá

trị còn lại của những chứng khoán đó là gì”, ông Bove nhận định. “Tôi tin tưởng một
cách mạnh mẽ rằng nếu Bộ tài chính Mỹ thực sự vỡ nợ, cổ phiếu ngân hàng sẽ bị xóa
sạch. Toàn bộ hoạt động cho vay đối với các lĩnh vực tư nhân tại Mỹ sẽ ngay lập tức
dừng lại. Những khoản nợ hiện tại sẽ không được gia hạn, thay vào đó là yêu cầu hoàn
trả ngay lập tức”.
6. Các thị trường toàn cầu chao đảo
- 22 -
Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ hiện cũng đang lo ngại về viễn cảnh
chính phủ Mỹ vỡ nợ không kém gì Washington. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tuần qua đã
cảnh báo rằng việc Mỹ vỡ nợ sẽ đẩy kinh tế Mỹ trở lại suy thoái và gây ra “sự gián đoạn
lớn” trên thị trường toàn cầu.
Trung Quốc và Nhật, những chủ nợ lớn nhất của Mỹ, cũng đã liên tục kêu gọi cần
có hành động nhanh chóng. Tính tới tháng 7/2013, hai nước này đang nắm giữ lần lượt
1280 tỷ USD và 1140 tỷ USD trái phiếu Bộ tài chính Mỹ, dữ liệu của chính phủ Mỹ cho
biết. Việc giá trái phiếu chính phủ Mỹ sụt mạnh sẽ nhanh chóng làm suy kiệt dự trữ
ngoại hối của hai nước này.
5. TỶ GIÁ ĐÔ LA MỸ- NHÂN DÂN TỆ
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc nổi lên như một nền kinh tế lớn của thế giới
với tốc độ tăng trưởng cao. Trung Quốc đã vượt qua ba trụ cột kinh tế chính đang phục
hồi chậm chạp đó là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như
năm 1978 (năm đầu tiên mở cửa nền kinh tế) cán cân thương mại Trung quốc thâm hụt
hơn 1 tỷ USD thì tính đến nửa đầu 2009 con số này đã là thặng dư 400 tỷ USD. Sự thay
đổi ngoạn mục trong vòng 30 năm nhờ vào việc hoạch định và điều hành các chính sách
của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt trong chính sách điều hành tỷ giá.
Biểu đồ: Tỷ giá CNY/USD 1981 - 2014
4
Sau 14 năm (1979 đến 1993) phá giá mạnh đồng nhân dân tệ, tổn thất xuất khẩu
do tỷ giá (đánh giá cao đồng nhân dân tệ) gây ra vẫn rất lớn mặc dù năm 1993, mức điều
chỉnh tỷ giá (phá giá) so với năm 1985 đã là gần 70%. Để cải thiện tình hình, năm 1994,
Chính phủ Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng nhân dân tệ. Biên độ phá giá lên

tới 50%: từ mức 5,75 CNY/USD năm 1993 lên 8,7 CNY/USD kể từ ngày 1/1/1994.
Đồng thời với việc điều chỉnh và phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc huỷ bỏ
chế độ tỷ giá ấn định của Nhà nước để chuyển sang chế độ tỷ giá được thả nổi có quản
lý. Và để giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ, Trung
Quốc đã ban hành một loạt các quy định hỗ trợ như : thực hiện chế độ ngân hàng kết hối,
xoá bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch
ngoại tệ liên ngân hàng, cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; cải tiến và hoàn thiện
4 />- 23 -
quản lý thu chi, kết toán ngoại hối, xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi
ngoại hối… kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng trung ương đối với các
hoạt động ngoại hối ở các ngân hàng thương mại bằng cách quy định ngân hàng nào
được phép chuyển đổi và với số lượng là bao nhiêu. Các ngân hàng này có toàn quyền
hoạt động trong thị trường ngoại hối. Đối với các công ty nước ngoài, Trung Quốc yêu
cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang Nhân dân tệ. Còn đối với doanh
nghiệp nhà nước. Nhà nước yêu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được thay vì 50% như
trước đây
Biểu đồ: Tỷ giá CNY/USD 1995 - 2014
5
Kết quả của một loạt những điều chỉnh kết hợp thả lỏng và xiết chặt từng bộ phận
trong chính sách tỷ giá và tiền tệ vào thời điểm này đã có tác động tích cực nhanh chóng
khôi phục lại đà tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên,
Trung Quốc cũng đã phải chấp nhận trả giá bằng một mức lạm phát cao không mong
muốn năm 1994 là 24,24% (cao hơn năm 1993 24,24/ 14,58 = 66,25%), trong khi lạm
phát Mỹ năm 1994 chỉ ở mức 2,6%. Sang năm 1995, Chính phủ Trung Quốc kịp thời
điều chỉnh bằng chính cách thắt chặt tiền tệ (tốc độ tăng cung tiền giảm và lãi suất tăng),
lạm phát đã giảm xuống ở mức 16,9% và nhanh chóng trở lại ổn định, trong khi đó, tại
Mỹ lạm phát tăng lên mức 3%. Sự khác biệt về mức lạm phát ở cả hai quốc gia này đã
làm đồng nhân dân tệ bị lên giá tương đối so với USD và cuối cùng ổn định ở mức 8,3
CNY/USD.

Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ không những giúp hàng hoá xuất khẩu của
Trung Quốc rẻ đi rất nhiều,có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế, giúp Trung
Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế
mà còn mang lại nhiều lợi thế cho Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy,
để bảo vệ đồng nhân dân tệ trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, năm
1998 Trung Quốc đã quay trở lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ
đầu cơ và găm giữ ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ. Thu nhập ngoại tệ của các doanh
nghiệp bắt buộc phải bán cho những ngân hàng đã được chỉ định trước, việc bán ngoại tệ
5 />- 24 -
cũng phải có hoá đơn theo quy định mới được rút, thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài
cũng phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng Trung Quốc để đổi lấy một lượng nhân dân tệ
nhất định sử dụng trong lãnh thổ nước này. Song song với việc quản lý chặt chẽ thị
trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối với xuất khẩu và sự tăng trưởng của nền kinh
tế, Trung Quốc còn phối hợp với các chính sách kinh tế như nới lỏng chính sách tiền tệ
và kích cầu. Trong năm này, Trung Quốc đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất tiền cho vay và tiền
gửi bằng đồng nhân dân tệ, lãi suất chiết khấu cũng giảm 1,91%, đồng thời với việc giảm
cả lãi suất với các loại tiền gửi bằng ngoại tệ, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kích
thích tiêu dùng ở các tầng lớp dân cư Với cơ chế quản lý rất chặt chẽ như vậy và việc
liên tục chi tiền, Trung Quốc đã giữ được tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ và USD ở mức
8,3 CNY/USD trong 12 năm mặc cho những sức ép định lại giá trị thực của đồng nhân
dân tệ từ các quốc gia bị thâm hụt thương mại nặng nề khi giao thương với Trung Quốc
như Mỹ, Nhât Bản, EU.
Giữa năm 2005, khi đồng USD giảm giá nghiêm trọng kéo theo đồng nhân dân tệ
bị tăng giá tương đối so với USD làm giá hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn
trước. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu
của các nước lớn giảm đáng kể, trong đó quốc gia xuất siêu Trung Quốc cũng bị ảnh
hưởng nặng nề.
Tháng 7/2008, chính phủ Trung Quốc tiếp tục cố định tỷ giá ở mức 6.83
CNY/USD để mở rộng xuất khẩu trong tình hình kinh tế khó khăn hiện tại. Tuy nhiên,
xuất khẩu Trung Quốc vẫn giảm dẫn đến thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm

34% trong năm 2009.
Ngày 19 tháng 6 năm 2010, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ đẩy mạnh quá
trình cải cách chế độ tỷ giá đồng nhân dân tệ theo hướng linh hoạt hơn. Và trong 6 tháng
sau đó, khi Trung Quốc tái tiến hành cải cách tỷ giá, đến 21/9/2010, đồng nhân dân tệ đã
tăng giá gần 2%, ở mức 6,74 CNY/USD. Trước những diễn biến đó, Mỹ vẫn không lấy
làm hài lòng. Mục tiêu của chính phủ Mỹ là phải tăng giá đồng nhân dân tệ từ 20-24%.
Trung Quốc cho rằng cơ sở cho việc tăng giá đồng nội tệ của Trung Quốc trên quy mô
lớn chưa xuất hiện ở thời điểm này. Họ cho rằng đồng nhân dân tệ tăng giá quá mau,
cùng với chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc leo thang, sẽ
càng làm lung lay đà hồi phục của thương mại thế giới. Những năm gần đây, các doanh
- 25 -

×