Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phong cách thơ lưu trọng lư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===    ===

LÊ THỊ NHUNG
(màu XC14, 2 quyển, 100 trang)

PHONG CÁCH THƠ LƯU TRỌNG LƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21

Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===    ===

LÊ THỊ NHUNG
(màu XC14, 2 quyển, 100 trang)

PHONG CÁCH THƠ LƯU TRỌNG LƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21

NGƯỜ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS LÝ HOÀI THU


Hà Nội - 2012

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 8
5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 9
Chương 1
VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ LƯU TRỌNG LƯ ........ 9
1.1. Khái niệm phong cách ............................................................................... 9
1.1.1. Phong cách tác giả ............................................................................. 10
1.1.2. Phong cách thời đại ........................................................................... 12
1.1.3. Phong cách thể loại ............................................................................ 13
1.2. Hành trình thơ Lưu Trọng Lư ............................................................... 14
1.3. Sự vận động của cái tơi trữ tình trong thơ Lưu Trọng Lư .................. 19
Chương 2
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ ......... 27
LƯU TRỌNG LƯ ...................................................................................................... 27
2.1. Tình u đơi lứa ....................................................................................... 27
2.2. Tình u thiên nhiên ................................................................................ 37

2.3. Tình yêu đất nước và con người .................................................... 43
Chương 3
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA THƠ LƯU TRỌNG LƯ ....................... 59

3.1.Thể thơ ....................................................................................................... 59
3.2. Hình ảnh, ngơn ngữ ................................................................................. 64
3.3. Nhạc điệu .................................................................................................. 74
3.4. Giọng điệu ................................................................................................ 81
3.5. Không gian, thời gian .............................................................................. 86
3.5.1.Thời gian ............................................................................................. 86
3.5.2. Không gian ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 104
2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thơ mới (1932 -1945) đã thổi một luồng mới lạ, làm xôn xao và đánh
thức cả một nền thơ đang “triền miên trong cõi chết” - Lưu Trọng Lư. Là một
người nhiệt thành ủng hộ Thơ mới và có những sáng tác đăng báo ngay từ những
ngày đầu tiên, ông đã trở thành một trong những chủ soái của phong trào Thơ
mới trong cuộc chiến chống lại thơ cũ. Vừa là một nhà thơ có tài, lại vừa là một
chủ tướng dũng cảm, Lưu Trọng Lư đã góp một phần khơng nhỏ làm nên chiến
thắng cho Thơ mới. Vai trò tiên phong của Lưu Trọng Lư đã được ghi nhận qua
nhiều bài báo, bài phê bình và những cơng trình nghiên cứu về Thơ mới cũng
như về riêng sáng tác của Lưu Trọng Lư.
Lưu Trọng Lư – một tâm hồn say mê sáng tạo, ơng đến và gắn bó cuộc
đời mình với thơ như một định mệnh, một duyên nghiệp đã được sắp đặt. Dẫu
cuộc đời của thi sĩ không êm ả, bằng phẳng, dẫu có lúc ơng đã phải tận nếm đến
cùng những đắng cay, chua chát,… nhưng người thơ ấy vẫn không lúc nào hết
đam mê sáng tạo. Những cơn lốc mạnh đi qua đời ông không cuốn đi tài năng
sáng tạo thiên bẩm, và ngay cả bản thân nhà thơ, có đến mấy thập kỉ cùng gia
đình chống chọi trong cảnh khó khăn, cơ cực,… nhưng đáng trân trọng và khâm

phục thay khi trái tim người nghệ sĩ khơng vì thế mà lạc đi nhịp đập, dịng thơ vơ
tận trong tâm hồn thơ ấy vẫn mãi miết chảy và không lúc nào đi chệch ra ngoài
hai tiếng: Yêu thương.
Là nhà thơ xuất hiện ở thời kì đầu của phong trào Thơ mới, đi qua chặng
đường sáng tác khá dài trên 50 năm. Lưu Trọng Lư đã để lại nhiều tác phẩm thực
sự có giá trị. Ơng sáng tác nhiều thể loại : tiểu thuyết, truyện, kịch thơ, ký sự, hồi
ký văn học, nghị luận văn chương,... Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng
góp mang dấu ấn riêng, nhưng lại nổi tiếng với danh hiệu là nhà thơ. Không kể
thơ viết trên các bài báo Phụ nữ tân văn, Phong hóa,…Ơng có bốn tập thơ :
Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh (1966),
và Từ đất này (1971). Có thể khẳng định, Lưu Trọng Lư đã có nhiều cống hiến
trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, thúc đẩy sự phát triển đa dạng của thơ ca Việt
Nam hiện đại.
Với sự đột phá trong thơ, Lưu Trọng Lư đã dành được sự mến mộ từ phía
người đọc, và tình u ấy như là một sự chia sẻ, một dư âm sâu lắng để ngâm

3


nga, để suy ngẫm chứ không phải để phô bày, hưởng ứng một cách ồn ã, hời hợt.
Sự nghiệp sáng tạo phong phú và đột phá của Lưu Trọng Lư đã trở thành đối
tượng nghiên cứu, tìm hiểu của giới lý luận phê bình từ rất sớm. Nhưng để tìm
hiểu về vấn đề phong cách thơ Lưu Trọng Lư thì dường như vẫn còn bỏ ngỏ...
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phong cách thơ
Lưu Trọng Lư” như một lời tri âm và khẳng định của chúng tơi về vị trí, đóng
góp xứng đáng của nhà thơ Lưu Trọng Lư trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Lưu Trọng Lư là một trong những bông hoa nở sớm của phong trào Thơ
mới, nên ít nhiều cũng đã khẳng định được bản sắc của mình. Tập thơ đầu tay
Tiếng thu ra đời (1939), đã được công nhận là một trong những tập thơ hay nhất

và quan trọng nhất của thời tiền chiến. Đánh giá cao tài năng của nhà thơ trẻ này,
là nhà văn Hoài Thanh trong Một thời đại thi ca (1941), mở đầu cuốn Thi nhân
Việt Nam tác giả viết : “Tơi muốn xếp riêng vào một dịng những nhà thơ tuy có
chịu ảnh hưởng của phương Tây nhưng rất ít và cũng khơng chịu ảnh hưởng của
thơ Đường. Thơ của họ mang tính cách Việt Nam rõ rệt. Đứng đầu dòng này là
Lưu Trọng Lư ”. Và cũng trong Thi nhân Việt Nam, khi giới thiệu Lưu Trọng
Lư với lối phân tích say mê và hóm hỉnh về thơ của một con người hơn cả thi sĩ
này, cuối cùng, Hồi Thanh thú nhận : “Tơi chỉ biết dẫu có ưa thơ người này
người khác, mỗi lúc buồn đến, tơi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ
cứ vương vấn trong trí tơi hàng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi
vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những cơng trình nghệ
thuật, mà chính là tiếng lịng thổn thức cùng hịa theo tiếng thổn thức của lịng
ta”.[61; 303]. Hồi Thành cịn viết :“Tơi thấy Lưu Trọng Lư là một người tinh
tế, Lưu Trọng Lư đã nhạy cảm và đồng cảm khi lắng nghe được âm thanh của
mùa thu. Khi những ngày nắng hạ vừa tắt lửa, những cơn gió heo may thổi về,
thiên nhiên đã vào buổi giao mùa. Người nghe thấy cả những điều khơng hình
sắc, khơng âm thanh như những điệu huyền bay lạc khắp thôn – Từng nhà đây
đó hẹn nhau buồn” [61;323-324]. Và “Nét đặc sắc nhất của thơ Lưu Trọng Lư
chính là từ những kỉ niệm tươi sáng về người mẹ đã khuất, cho đến bao nhiêu
buồn thương, bao nhiêu chán nản, bao nhiêu đau khổ về tình yêu, cả cái cảnh
giá lạnh của đơi vợ chồng lúc “Tình đã xế bóng”, cùng cái thú ngây ngất của
cuộc đời “Giang hồ”, Lư đều kể cho ta nghe một cách rất cảm động”. Nhận xét
về Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ mới, Hoài Thanh viết “Tơi biết có kẻ

4


trách Lư cẩu thả, lười biếng, không chọn chữ, không chịu gọt giũa câu thơ.
Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lịng mình tràn lên trên mặt giấy. Tình đã
gửi trong lời thơ, Lư khơng đối hồi đến nữa…” . Tác giả cịn mạnh dạn khẳng

định : “Tình già, Trên đường đời, Vắng khách thơ là những bài thơ được đăng
trên báo trước nhất. Trong ba bài ấy thì bài thứ ba đã là một bài có giá trị. Bài
thứ ba cịn có tên Xn về là của Lưu Trọng Lư” [61;324 -325].
Là một người sáng tác cần mẫn và đều đặn, sau Cách mạng Lưu Trọng Lư
liên tiếp cho ra đời những đứa con tinh thần của mình : Tỏa sáng đơi bờ (1959),
Người con gái sơng Gianh (1966), Từ đất này (1971), hầu như mỗi tập thơ của
ơng ra đời sau đó đều xuất hiện những bài phê bình kịp thời và cơng phu, điểm
qua một số bài viết dọc theo đường thơ Lưu Trọng Lư có thể thấy rõ điều này.
Bài viết của Minh Dương (1959), với tập thơ Tỏa sáng đơi bờ, trên Tạp
chí Văn nghệ, (số 31). Tác giả đã cảm nhận : “Nếu văn tức là Người. Thì đọc
Tỏa sáng đơi bờ ta có thể thấy rõ con đường tiến lên của Lưu Trọng Lư về tư
tưởng cũng như về nghệ thuật”.
Bài viết của Hà Minh Đức (1971), với Người con gái sơng Gianh, trên
Tạp chí Văn học. Tác giả nhận định : “ Với tập Người con gái sông Gianh, Lưu
Trọng Lư đánh dấu một chặng đường mới của tác giả. Tất cả những gì tưởng đã
lùi vào quá khứ, giờ đây vụt sống trở lại. Một cảm xúc khá rồi dào và có phần
tươi trẻ vẫn hiện lên khi bộc lộ khi tiềm tàng ẩn kín sau mỗi dịng thơ. Anh muốn
đem lời thơ như đem tấm lịng của mình để ngợi ca sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước của dân tộc, ca ngợi những con người anh hùng vừa đẹp trong tâm hồn lại
đẹp trong hành động”.
Và sau khi Lưu Trọng Lư đã có phong cách định hình và được khẳng định
trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại thì chúng tôi thấy liên tiếp xuất hiện ngày
càng nhiều các bài viết, bài thẩm bình về tác phẩm thơ của ông hoặc nhìn nhận
lại một chặng đường thơ cũng như đi vào những chủ đề đặc sắc trong thơ ơng.
Có thể liệt kê ra một số bài viết tiêu biểu này : Hoài Thanh trong Thi nhân
Việt Nam, Tác giả đã rất tinh tế khi cảm nhận rằng : “Thơ Lưu Trọng Lư là tiếng
lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta. Xuất phát từ tiếng
lòng ấy thơ Lưu Trọng Lư còn là biểu hiện của một tấm lịng gắn bó với đất
nước, với dân tộc”. Nguyễn Văn Long với Đường thơ Lưu Trọng Lư cũng đã
nhận định : “Cùng với nhiệt tình trẻ, điểm quy tụ những giá trị trong thơ Lưu

Trọng Lư chính là tình nghĩa. Tâm hồn ấy sống bằng tình nghĩa :Trước kia tình

5


yêu và lòng thương cảm dù còn mơ hồ và yếu đuối nhưng cũng đã giữ cho tâm
hồn ấy một khoảng trời trong lành trong cuộc sống nhiều buông thả, phóng đãng
và chán chường. Đến với Cách mạng, điều mà Lưu Trọng Lư thấm thía nhất vẫn
là nghĩa tình của Cách mạng, tình nghĩa của con người trong Cách mạng, trong
cuộc đời mới.“Một chiến khu Hịa Mỹ, một dịng sơng Hiền Lương, một khoảng
vườn Cự Nẫm, một dãi Trường Sơn đối với tơi là những chùm sao long lanh tình
nghĩa”. Tình trong thơ văn của Lưu Trọng Lư đã mở rộng và đổi mới, chan hòa
trong mối quan hệ đẹp nghĩa tình giữa người với người trong xã hội mới. Chủ
nghĩa nhân đạo mới thấm nhuần trong sáng tác của Lưu Trọng Lư, hòa nhập với
lòng nhân ái truyền thống, tạo nên vẻ đẹp giá trị của những tác phẩm thành
cơng của nhà thơ. Tình nghĩa ấy là điều Lưu Trọng Lư tâm niệm trong cuộc đời
và trong nghệ thuật, nhà thơ “sớm tối không rời một chữ thương”.
Vũ Ngọc Phan trong cơng trình Nhà văn hiện đại Việt Nam (1994), nhân
định : “Lưu Trọng Lư là một thi sĩ có tài… Tiếng thu là bài thơ hay của thơ ca
Việt Nam và ở bài thơ này, đã khẳng định giá trị của nhà thơ Lưu Trọng Lư”
[55;283], điệu hồn thơ riêng ấy của ông cũng được Vũ Ngọc Phan nắm bắt tinh
tế :“Một linh hồn thơ tinh tế, giàu cảm xúc. Ông say xưa tất cả những cái đẹp
của người và của tạo vật, tấm lịng ơng lúc nào cũng thổn thức, trí não ơng lúc
nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ lên
những lời thơ huyền ảo vô cùng”. Và “Tiếng thu thật khơng khác gì những tiếng
đàn thu não nùng của Verlaine trong Bài hát thu về. Thật nó nhẹ nhàng từ âm
điệu đến ý tưởng, nó cám dỗ ta bằng sự mơn man, rồi thấm dần vào trong cõi
lòng ta, khiến ta phải ngây ngất về cái hiu quạnh ở bên sự sống của loài người.
Người mẹ hiền, Người cô phụ, con nai vàng, chiếc cáng điều và bất cứ người
hay vật, đã góp phần vào cuộc sống thì phải rạo rực, ngơ ngác về cái tiếng thổn

thức của mùa thu dưới ánh trăng mờ, là những tiếng trong suốt và ngân nga như
tiếng sếu lưng trời sắp vào đơng. Tập Tiếng thu chính là tiếng lịng thổn thức
của nhà thơ” [55;284].
Tiếp theo là bài viết của Ngô Văn Phú (2001), với “Tiếng thu – một dấu
son trong phong trào Thơ mới”. Trên Báo Văn nghệ, (số tưởng niệm 90 năm
ngày sinh Lưu Trọng Lư). Tác giả viết : “Tơi nhận ra trong Tiếng thu Lưu
Trọng Lư có một bút pháp riêng. Đó là lối viết theo dịng cảm hứng. Tiếng thu
là một thứ tùy bút bằng thơ, khi cảm về một điều gì, một khoảng khắc nào, một
chuyện đã qua hay một điều gì mơ hồ sẽ tới. Nhà thơ viết trong sự đắm chìm khá

6


tập trung trong cảm hứng … Thi sĩ nói hết điều mình nghĩ, mình tưởng, mình
nhớ, mình thương, mình ăn năn hối hận, mình mường tượng nhận ra, như một
thứ thổ lộ tâm tình. Lúc nào thấy khơng muốn nói nữa thì thơ cũng hết. Đó là lối
viết bằng nội tâm, bằng trực cảm, mà chính bây giờ nhà thơ hiện đại đang nói
đến, đang muốn thể hiện theo trang lứa của mình”.
Sau bài viết của Ngơ Văn Phú phải kể đến bài viết của Hà Minh Đức
(2002), trong Một thời đại thi ca, Nxb. Giáo dục. Tác giả cảm nhận về tập thơ
Tiếng thu : Thơ của Lưu Trọng Lư là “Khúc đàn bình dị, khúc đàn xưa”. Tiếng
thu của Lưu Trọng Lư thiên về chất nhạc bên trong, tiếng thì thầm, lời tâm sự,
nguyện cầu. Và tác giả còn viết : “Tiếng thu, đi qua nửa thế kỉ nay, vẫn ngân,
vẫn ca hát trong trái tim người người, tiếng mùa thu“thổn thức”, tiếng trái tim
“rạo rực” của người cô phụ, tiếng “xào xạc” của lá vàng rừng thu”.
Văn Thị Minh Tư (2003), với “Tiếng thu – một nỗi niềm tha thiết với
cuộc đời”, trên Tạp chí Khoa học (số 6). Bằng sự cảm thụ tinh tế của nhà thơ đã
nêu được nét đặc sắc của Tiếng thu trên nhiều phương diện :“Đến với Tiếng thu
là đến với thế giới của mộng và tình. Mộng và tình là cảm hứng bao bọc, xuyên
thấm thế giới nghệ thuật Tiếng thu, đem lại cho thế giới ấy một khơng khí mơ

màng, sương khói. Trong mộng có tình, trong tình lại có mộng, hồn thi nhân cứ
từ giấc mộng này sang cơn mơ kia, đưa ta đến giấc mộng giang hồ với những
cuộc tình đứt nối của giấc mơ tình ái đầy xao xuyến vấn vương. Và điều đáng
quý hơn cả không chỉ đắm chìm trong những mối sầu riêng tư mà ở nhà thơ ấy,
vẫn luôn day dứt một nỗi niềm tha thiết với cuộc đời”.
Ngồi ra, cịn một số bài viết nhỏ, lẻ bình phẩm vẻ đẹp của Tiếng thu qua
tác phẩm Nắng mới có giá trị như bài viết của Lê Quang Hưng (1998), trong
Tinh hoa thơ mới – Thẩm bình và suy ngẫm, Nxb. Giáo dục. Vũ Quần Phương
(1999), trong Thơ với lời bình, Nxb. Giáo dục. Và Trần Trung (2001), trên Tạp
chí gia đình.
Nhìn lại, tồn bộ những cơng trình và những bài viết trên, chúng tơi nhìn
thấy hầu hết các nhà phê bình văn học đều đã cố gắng làm nổi bật những thành
công của Lưu Trọng Lư về nội dung và nghệ thuật cùng các mặt hạn chế, đồng
thời cũng làm nổi bật vị trí của từng tập thơ trong hành trình sáng tạo của ông.
Song vẫn còn rất khiêm tốn, chưa thật tương xứng với sự nghiệp thơ ca và những
đóng góp của Lưu Trọng Lư. Đa số các bài viết chỉ là những lời giới thiệu đánh
giá thẩm bình chung chung hoặc dừng lại ở việc phân tích vẻ đẹp của một bài

7


thơ riêng biệt mà chưa có một cơng trình nghiên cứu tỉ mỉ và hệ thống về phong
cách thơ Lưu Trọng Lư. Vì vậy, để có cái nhìn tổng thể, tồn diện và khoa học
hơn. Chúng tơi chọn đề tài Phong cách thơ Lưu Trọng Lư làm đối tượng
nghiên cứu cho luận văn của mình, với mong muốn cho người đọc hiểu hơn về
một tài năng thơ. Một Lưu Trọng Lư với tư cách là một nhà thơ, một phong cách
thơ độc đáo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Phong cách thơ Lưu Trọng Lư”.
- Phạm vi khảo sát là toàn bộ hệ thống sáng tác của Lưu Trọng Lư trong

Tuyển tập thơ Lưu Trọng Lư do Hà Minh Đức và Nguyễn Văn Thành tuyển
chọn và giới thiệu năm 1997, Nxb. Văn học.
Ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo thêm sáng tác của một số nhà thơ khác
để có căn cứ làm sáng rõ hơn các đặc điểm của phong cách thơ Lưu Trọng Lư.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ bản
sau đây :
- Phương pháp nghiên cứu tác giả
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp, thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tiếp cận của thi pháp học
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1 : Vấn đề phong cách và hành trình thơ Lưu Trọng Lư
Chương 2 : Đề tài và những nguồn cảm hứng chính trong thơ Lưu
Trọng Lư
Chương 3 : Phương thức biểu hiện của thơ Lưu Trọng Lư

8


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ LƯU TRỌNG LƯ
1.1. Khái niệm phong cách
Không phải đến xã hội hiện đại như ngày nay thuật ngữ về phong cách
mới được nói đến mà ngay từ xa xưa, phương Tây cũng như phương Đơng đã có
quan niệm : Phong cách là bản thân con người, hay nói ngắn gọn hơn, Văn tức là

người (Văn như kỳ nhân) tính chất cá thể ở đó vơ cùng rõ nét.
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách xuất hiện từ thời
kì Hy Lạp và La Mã cổ đại cùng với sự xuất hiện của khoa học về hùng biện.
Phong cách ngôn ngữ là sự kết hợp của hai nhân tố : “Nói gì ” và “nói như thế
nào”, có nghĩa đây là sự tổng hịa các phương tiện ngơn ngữ. “Nói gì ” là phạm
trù về nội dung và “nói như thế nào” là phạm trù về hình thức.
Trong Thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân cho rằng : “Phong cách là
những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương
thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một
tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học nào đó… Phong cách có
sự thể hiện cụ thể trực tiếp : những đặc điểm của phong cách dường như hiện
diện ở bề mặt tác phẩm, như một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của
tất cả các yếu tố chủ yếu của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong
cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh
thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt” [2;18].
Như vậy, phong cách không phải là một đặc điểm lẻ tẻ, biểu hiện một
cách rời rạc mà vơ cùng chặt chẽ và khăng khít với nhau, nó là một đặc tính “Tất
lẽ dĩ ngẫu” của văn học nghệ thuật. Sự hiển thị và là dấu hiệu nhận biết nó nằm
chính trong những thủ pháp nghệ thuật, trong cách thức sử dụng ngơn ngữ, xây
dựng hình tượng, trong cả quan niệm về cuộc sống … Và tất cả cùng kết hợp
nhuần nhuyễn trong một chỉnh thể thống nhất, nó tiêu biểu cho từng chủ thể sáng
tạo riêng trong từng thời kì lịch sử.
Theo giáo sư Phan Ngọc : “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả
các kiểu lựu chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, có thể cho phép ta nhận
diện một thời đại, một thể loại hay một tác giả” [53;22].

9


Đây cũng là một quan niệm rất thú vị và đầy đủ bao quát về phong cách.

Sự quan trọng nằm trong hai cụm từ “kiểu tiêu biểu lựa chọn ” và “nhận diện ”.
Phong cách của nhà văn nằm ở sự lựa chọn của nhà văn đó trước một vốn chất
liệu của cuộc sống như nhau. Nhưng cái khác biệt là bản thân “cái tạng ” của
nhà văn đã “lựa chọn ” cách đi, cách viết, cách sáng tạo như thế nào, để tạo nên
sự độc đáo và khác biệt của mình. Đồng thời, nỗ lực lao động nghệ thuật nghiêm
túc sẽ phải ln ý thức tìm tịi sự mới mẻ, “Khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao). Đơi khi hiện thực đời sống chỉ có vậy
nhưng tái tạo nó lên trang viết thì lại phụ thuộc vào cách nhìn, cách cảm và cách
nghĩ của chính nhà văn.
Trong mối quan hệ biện chứng, chính những “sự lựa chọn tiêu biểu ” ấy
đã hình thành nên những nét riêng biệt, những đặc điểm phong cách mà người ta
có thể soi rọi vào đó để phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với
thời đại khác. “Sự lựa chọn tiêu biểu ” là thuộc về tác giả, còn “sự nhận diện ”
lại thuộc về bạn đọc và thước đo của thời gian.
Đỗ Lai Thúy quan niệm : “Phong cách là cá tính của chủ thể sáng tạo, và
sự tự do lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nó trong tác phẩm. Cá
tính, cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy, là tất cả” … “Phong cách cũng là chỗ đặc
dị, nơi chứa đựng mật số của tác phẩm văn chương”… [66;22].
Như vậy, có thể nói rằng, dù bề ngồi từ ngữ có thể chưa trùng khít, và dù
tiếp cận có khác nhau, nhưng vấn đề nội hàm khái niệm “Phong cách” trong lí
luận văn học dường như đã có một sự thống nhất nhất định. “Phong cách là nét
riêng biệt, là sự khu biệt, bản sắc của cá nhân, một tác phẩm hay một thời đại”.
Phong cách học, bộ mơn của khoa học ra đời với vai trị nghiên cứu phong
cách vẫn đang trên tiến trình hồn thiện những khái niệm cơ sở của phong cách
như phong cách thể loại, phong cách thời đại, phong cách tác giả. Tìm hiểu
phong cách, chúng ta cũng làm rõ thêm khái niệm và mối quan hệ biện chứng
của chúng.
1.1.1. Phong cách tác giả
Mác – Xen Prút nói : “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi
lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì mỗi lần thế giới lại được tạo lập”. Chính

cái độc đáo ấy đã tạo nên phong cách văn học, dấu hiệu trưởng thành về bản lĩnh
của một nhà văn.

10


Phong cách nghệ thuật là nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá
trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trên tất cả
các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong
cách là sự thể hiện tài năng của một người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc
giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện
nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. “Phong cách chính là
người” theo quan niệm của (Buy – Phông).
Trong đời sống văn học Việt Nam cũng không thiếu những trường hợp mà
phong cách không chỉ nhận biết, mà cịn có thể gọi thành tên. Thời kì Thơ mới,
Hồi Thanh đã “gọi tên” phong cách của các nhà thơ vô cùng chuẩn mực “Tôi
quả quyết rằng trong lịch sử thơ Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một
hồn thơ rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy
Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân
Diệu” [61;6].
Điều đó chứng minh một điều rằng trong dòng chung của Thơ mới, mỗi
nhà thơ đều có âm điệu riêng, một độc đáo mới lạ, điều đó tạo nên một phong
cách riêng, bởi sự độc đáo đó làm cho diện mạo nền văn học thay đổi, đa dạng,
phong phú hơn, đồng thời nó cũng kích thích sự đổi mới và vận động của cả một
thời kì văn học đó. Phong cách khơng phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, tự phát
mà là cả một quá trình vận động, biến đổi thậm chí có những thay đổi nhưng
thực sự bên trong thường chứa đựng những nét thống nhất, ổn định, xuyên suốt
phong cách một khi đã định hình thì thường có tính bền vững. Tạo ra phong cách

ngồi yếu tố thế giới quan, cịn có những yếu tố khác nữa như truyền thống gia
đình, hồn cảnh sống, mơi trường văn hóa, cách suy nghĩ cảm thụ và cái tạng
riêng của mỗi nhà văn. Độc đáo, bền vững là những phẩm chất căn bản của
phong cách nghệ thuật nhưng phong cách nghệ thuật theo đúng nghĩa của nó địi
hỏi phải có chất thẩm mỹ, nghĩa là nó phải đem lại cho người đọc một sự hưởng
thụ mỹ cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, hay sinh động,
hấp dẫn. Chỉ khi đó dấu ấn của phong cách trong quá trình văn học mới được ghi
nhớ mãi mãi.
Đỗ Lai Thúy trong Con mắt thơ đã tổng kết rằng : “Nếu cái nhìn nghệ
thuật chung của cả dòng thơ như là một chuẩn, một phong cách chung cho cả

11


“Một thời đại thi ca”, thì mỗi cái nhìn nghệ thuật riêng của mỗi thi nhân là một
lệch chuẩn tạo nên phong cách riêng cho mỗi nhà văn, nhà thơ” [66;12]. Và
chính những nhận định này, cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa phong cách
tác giả và phong cách thơ Lưu Trọng Lư.
1.1.2. Phong cách thời đại
Cũng giống như phong cách tác giả, có thể thấy rằng phong cách thời đại
in đậm trong các sáng tác của tác giả, thời đại nào thì phong cách đó. Tuy nhiên,
từng thời điểm, từng lịch sử, từng giai đoạn văn học khác nhau cũng quy định
những phong cách thời đại khác nhau và có dấu ấn riêng. Nhưng nó chỉ trở thành
phong cách thời đại khi nó tựu trung lại những điểm độc đáo và nổi bật mà người
ta khơng tìm thấy ở một thời đại khác. “Mỗi một thời đại chỉ có được phong
cách của mình sau khi đã có được một cách khám phá riêng cho nó mà đời chưa
có” [53;23].
Phong cách thời đại là một khái niệm rộng lớn, nó bao hàm diện mạo của
cả một thời kì văn học kéo dài. Cũng như vậy, nó phải là sự tập trung nhất, chắt
lọc cô đọng nhất những đặc điểm thống nhất bền vững của nhiều những phong

cách cá nhân khác nhau.
Khi nghiên cứu tác giả chúng ta bao giờ cũng đặt trong một trục biện
chứng mối quan hệ tương tác với phong cách thời đại, cũng như Phan Ngọc đã
nói: “Phong cách nhà văn, dù vĩ đại đến đâu cũng phải nằm trong phản ánh của
phong cách thời đại ” [53;25]. Đó là một tất yếu.
Thời đại và lịch sử khơi gợi nguồn cảm hứng của các cây bút, trao cho họ
những đề tài, những chất liệu cuộc sống. Đặc biệt, tạo ra những tác phẩm của cả
một thời kì có một nền tảng bền vững tương đối giống nhau về tư tưởng, màu
sắc, xu hướng và sự vận động. Nhưng cũng thấy một điều ngược lại rằng, từ vai
trò của người sáng tác, với ý thức về sự sáng tạo, chính họ đã tạo nên diện mạo
của thời đại, với từng vai trò của cá nhân từng mảng màu, từng sự độc đáo. Từ
rất nhiều sự riêng biệt, họ vẫn tạo thành một nét chung thống nhất của thời đại.
Cho đến nay các cơng trình nghiên cứu về phong cách một tác giả, phong
cách một trào lưu, phong cách một thời đại đã có những thành cơng rất đáng ghi
nhận. Cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử đã cho thấy những hướng
đi để tiếp cận thơ Tố Hữu rất thi vị và rất ấn tượng. Khi nhắc tới điều này, khơng
thể khơng nhắc tới Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều của
Phan Ngọc. Ngay từ khi vừa ra đời cuốn sách đã gây sự chú ý cho giới nghiên

12


cứu cũng như độc giả và tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận phong cách tác giả
hết sức khoa học. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau :
Thứ nhất : Xét tần số lặp đi lặp lại của một hiện tượng. Một hiện tượng lặp
đi lặp lại đến một tần số nhất định mới được chú ý. Đó là vì phong cách là sự lặp
đi lặp lại của những chùm những nét khu biệt.
Thứ hai : Sau khi rút ra một nét khu biệt, nét này sẽ được nghiên cứu phân
tích trên hai trục, là trục lịch sử và trục thời đại. Bởi lẽ, như một quá trình biện
chứng, phong cách các cá nhân sẽ tạo nên màu sắc, phong cách chung của thời

đại. Từ đó, phong cách thời đại để lại dấu ấn trực tiếp trên phong cách cá nhân.
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ biện chứng, của những phong cách cá
nhân đã làm nên phong cách thời đại, nó trao cho họ một nền tảng chung để họ
tự tìm nên những biến số của mình. Sự tác động qua lại khơng ngừng giữa cá
nhân – thời đại, đó chính là động lực phát triển trong văn học.
1.1.3. Phong cách thể loại
Thể loại, bản thân nó cũng trải qua một q trình ra đời, phát triển, đổi
mới, hoàn chỉnh, đạt đến “Một cách nhìn riêng”, lúc đó mới có phong cách.
Nhìn trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ song thất lục bát xuất hiện từ thế kỉ
XV, nhưng phải đến giữa thế kỉ XVIII, nó mới trở thành phong cách với những
tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều,… Lục bát thì đã có từ lâu
trong dân gian, nhưng nó chỉ trở thành đỉnh cao, chuẩn mực khi vào tay Nguyễn
Du. Thơ ngũ ngôn xuất hiện trong dân gian dưới dạng vè đã từ lâu nhưng cũng
phải tới những năm 30 của thế kỉ XX thì mới có phong cách ngũ ngơn thực sự,
khi nó trở thành bài hát, một khúc ca nội tâm với sự kết hợp của nhạc lý, điệp từ
và vần điệu. Cũng như thể loại văn chính luận tuy xuất hiện với tần xuất thấp
nhưng nó chỉ trở thành chính nó với phong cách riêng biệt trong tay của Hồ Chí
Minh, Trường Chinh, Thép Mới, Nguyễn Khải, …
Như vậy, có thể thấy phải qua một cuộc hành trình, mỗi thể loại mới tìm
được cách thể hiện phù hợp nhất với cái nhìn của thể loại.
Thể loại, là một yếu tố của hình thức. Nhưng đặt ra hình thức thì dễ mà xây
dựng nó thì khơng đơn giản chút nào, nó địi hỏi một sự lao động nghệ thuật
nghiêm chỉnh và khổ luyện, mẫn cảm.
Người sáng tác khi cầm bút thơng thường khơng có sự băn khoăn về thể loại,
bởi lẽ tự thân họ đã biết mình phù hợp với thể loại nào nhất. Nhưng nhiều khi
chính nội dung truyền tải đã lựa chọn thể loại hình thức cho nó, bởi phong cách

13



thể loại phù hợp được với điều mà tác giả định nói (và ở cách biểu hiện này rất
đúng với trường hợp của Lưu Trong Lư).
Phong cách thể loại trong mối quan hệ với phong cách tác giả và phong
cách thời đại cũng như mối quan hệ biện chứng, có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phong cách thể loại là một phần tạo nên phong cách tác giả như khi nói tới
Nguyễn Cơng Hoan người ta nhớ đến truyện ngắn, nói tới Nguyễn Tn là nhớ
tới tùy bút, cịn nói tới phóng sự thì ơng vua phóng sự đất Bắc Vũ Trọng Phụng
… đồng thời chính phong cách thể loại cũng góp phần làm nên những mảng màu
đa dạng của phong cách thời đại.
Đối với văn học Việt Nam, thơ là một thể loại văn học truyền thống, đạt
được nhiều thành tựu. Là một thể loại nằm trong phương thức trữ tình, nhưng
bản chất thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến đổi và màu sắc phong phú. “Thơ tác
động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống và bằng khả năng gợi
cảm sâu sắc, vừa trực tiếp tạo nên cảm xúc, vừa gián tiếp gợi nên những liên
tưởng” [2;165]. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, biến hóa
qua nhiều sắc thái bất ngờ …
Và ở thể loại này, thời đại nào cũng có phong cách tác giả ghi dấu ấn những
lứa thế hệ kế tiếp nhau khơng ngừng …
1.2. Hành trình thơ Lưu Trọng Lư
Những giới thuyết khái niệm ở trên, là cơ sở để chứng minh cho phong
cách thơ Lưu Trọng Lư. Khác hẳn với các nhà văn, nhà thơ khác. Lưu Trọng Lư
cịn là nhà viết tiểu thuyết, kịch nói, kịch thơ, sân khấu, là tác giả của nhiều bài
hồi kí, bút kí, phê bình văn học,… Do đó, ơng có rất nhiều bài diễn thuyết, tranh
luận bảo vệ Thơ mới, và cả những cơng trình nghiên cứu về thơ, điều đó càng
khẳng định phong cách thơ Lưu Trọng Lư là một phong cách độc đáo mà khơng
nằm ngồi dịng chảy của thơ ca hiện đại Việt Nam.
Lưu Trọng Lư sinh ngày 19/6/ 1911, quê xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình. Ơng sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.
Ông học trường Quốc học Huế đến năm thứ ba, bỏ ra Hà Nội học tư rồi bỏ học
đi làm báo, viết văn. Trong kháng chiến (1945 – 1954) hoạt động tuyên truyền

và văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên Khu IV. Sau năm 1954, là Vụ trưởng Vụ
sân khấu Bộ văn hóa, ủy viên ban chấp hành Hội Việt – Trung hữu nghị. Năm
1971 là Tổng thư kí Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Tổng biên tập Tạp chí sân
khấu, là ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (Khóa II). Từ 1983, là uỷ

14


viên Hội đồng cố vấn của Hội nhà văn và Hội nghệ sĩ sân khấu. Năm 1985, được
nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, năm 1990, được tặng
Huân chương Độc lập hạng nhất vào năm 2000, sau khi ơng mất được nhà nước
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Mang tâm trạng chung của thế hệ mình, Lưu Trọng Lư đến với thơ bằng
cả một tâm hồn sầu mộng. Từ thuở nhỏ cậu thiếu niên ấy đã cảm nhận được nỗi
buồn của người mẹ giàu tình thương và nhiều nước mắt, nỗi u hồi của người
cha – một ơng quan huyện bất đắc chí về nghỉ ở làng. Bước vào tuổi thanh niên,
vào Huế học, từng gặp gỡ nhà nho và nhà giáo khí tiết Võ Liêm Sơn và cụ Phan
Bội Châu, lúc này đang bị “an trí ” ở Huế. “Ơng già bến Ngự” lúc này vẫn được
thanh niên kính trọng, nhưng đã khơng cịn có thể cho họ một con đường đi. Còn
với cụ Võ, ấn tượng sâu sắc nhất để lại trong Lưu Trọng Lư là tiếng ngâm thơ
“trời sầu đất thảm” của cụ, một bài tứ khúc trong Cỏ lâu mộng.
Trời khó hỏi
Đất khó hỏi
Sự thế đảo điên
Kiếp người chìm nổi

Thôi, thôi !
Thôi thánh hiền, thôi tiên phật
Thôi hào kiệt, thơi anh hùng
Nghìn năm sự nghiệp nước về đơng …

Hăm hở đến với thơ Lưu Trọng Lư tưởng như tìm thấy một con đường giải
thoát bằng nghệ thuật cho tâm trạng của mình và của cả thế hệ thanh niên đương
thời. Trong sự mơ hồ về nhận thức chính trị và đầy ảo tưởng về vai trò của thơ,
Lưu Trọng Lư viết : “Ai cũng biết người thanh niên Việt Nam ngày nay đã chán
nản về những chính trị ồn ào mà vô hiệu, đã thất vọng về những cái mộng tưởng
mĩ miều và giả dối. Người thanh niên Việt Nam ngày nay chỉ ao ước có một điều,
một điều mà thiết tha hơn trăm nghìn điều khác là được có một nhà thi nhân
hiểu thấu mình và an ủi mình, một bậc thiên tài lỗi lạc đi vào tận tâm hồn của
mình, đến chỗ cùng sâu, mà vạch những cái kín miệng uất ức …”. Cái ý tưởng
tìm đến thơ như một cứu cánh ấy thực chất là một khao khát đi tìm sự cảm
thơng, và một địi hỏi được nói lên những tâm tư u hồi, những xúc cảm mới mẻ
của một thế hệ. “Người thanh niên Việt Nam ngày nay đương bơ vơ đi tìm người

15


thi nhân của mình như con đi tìm mẹ”. Nhưng chính các nhà thơ cũng khơng
thốt khỏi sự bơ vơ bởi họ cũng khơng tìm được con đường đi cho mình và thế
hệ mình.
Lưu Trọng Lư là người cơng kích thơ cũ rất hăng hái. Khơng chỉ cơng
kích thơ cũ, mà cịn cơng kích ln cả những người làm thơ cũ và nhiều khi hơi
quá đà và “xốc nổi ” (Bài thơ Thách họa cụ đồ nho là một ví dụ). Trong những
ngày đầu của Thơ mới, Lưu Trọng Lư đã đưa ra những lý lẽ xác đáng bênh vực
cho Thơ mới và nói lên những suy nghĩ, tình cảm của bản thân, của thế hệ trẻ
trong sự đối sánh với “các cụ xưa” : “… các cụ chỉ thích cái bóng trăng vàng
giọi trên mặt nước, chúng ta lại thích cái ánh mặt trời buổi sáng lấp lánh, vui vẻ
trên đầu ngọn tre. Các cụ bâng khuâng vì những tiếng trùng khuya, ta lại nao
nao vì những tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cơ gái xinh xắn ngây thơ, các cụ
coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh
đồng xanh. Cái ái tình của các cụ chỉ là sự hơn nhân nhưng đối với ta thì trăm

hình mn vẻ, cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa
xơi, cái tình giây phút, cái tình ngàn thu,…” (trích bài diễn thuyết tại nhà Hội
học Quy Nhơn). Lưu Trọng Lư đã chỉ ra sự khác nhau giữa hai thế hệ, khác nhau
về tâm hồn là vậy, ơng vẫn hơ hào : “Hình thức của thơ phải mới, mới luôn, cho
hợp với tâm hồn của ta, tâm hồn phiền phức của ta trong khi tiếp xúc với hoàn
cảnh mới lại càng thêm phiền phức …”. Ngay từ bức thư đầu gửi Phan Khôi,
Lưu Trọng Lư đã dự báo : “Một ngày kia thành thục rồi, thơ sẽ trở vào trong
những cái nguyên tắc lề lối rộng rãi hơn, tự do hơn …”. Tuy cơng kích thơ cũ
(có khi tràn lan) nhưng Lưu Trọng Lư trong thực tế sáng tác lại rất trân trọng đối
với những giá trị cũ. Ông tâm sự với Tản Đà rằng “dù Thơ mới có sản sinh ra
được những bậc tài ba lỗi lạc ơng cũng khơng vì thế mà rẻ rúng một Nguyễn Du
bất diệt, nhà thi sĩ của muôn đời”. Có phải vì thế mà Lưu Trọng Lư khơng thích
tham gia vào những cuộc “thí nghiệm” về thể loại lúc bấy giờ mà chỉ hài lịng
trong khn khổ những thể thơ đã có từ trước đó. Cũng trong bức thư gửi lên
Khê Thượng, nói chuyện thơ với Tản Đà, Lưu Trọng Lư cũng trình bày quan
điểm của mình về điệu thơ. “Cái điệu phải hợp với thi tình, thi tứ mà cũng cần
phải hợp với luật pháp nhất định của thanh âm, có như thế “mới hịng đi vào
lịng ta, bằng khơng nó chỉ đi lên trí ta làm cho ta suy nghĩ mà không cảm xúc”.
Lưu Trọng Lư vẫn có ý thức giữ lại những đường giây tiếp nối giữa truyền
thống, quá khứ và hiện đại. Rồi Thơ mới đã giành được quyền sống, đã “hòa

16


giải với truyền thống” (Trần Đình Hượu). Người ta khơng còn phân biệt Thơ
mới, thơ cũ nữa mà chỉ xét những bài thơ hay, dở,...
Trong sự gần gũi với tiếng nói chung của các nhà Thơ mới lớp đầu như
Thế Lữ, Huy Thơng, Nguyễn Nhược Pháp, Lưu Trọng Lư có một tâm hồn sầu
mộng, đa tình, một sự nhạy cảm tinh tế về nhạc điệu, tạo được một “điệu tâm
hồn” riêng, một tiếng đàn riêng có sức thu hút với công chúng rộng rãi của thơ

lúc ấy. Sáng tác trong hai giai đoạn trước và sau Cách mạng. Lưu Trọng Lư thực
sự đã tạo nên một dấu ấn riêng, một phong cách thơ độc đáo, và cho ra đời
những tác phẩm thơ thật sự có giá trị.
Năm 1932 – 1933, ông có thơ đăng trên báo Phụ nữ tân văn, Phong hóa,
như Hồng hơn, Xn về, Trên bãi biển,…
Năm 1939 ra đời tập thơ đầu tay Tiếng thu, người ta khơng có lí lẽ nào
để phủ nhận sự góp cơng quan trọng của Lưu Trọng Lư bằng những dòng thơ
trong sáng, đượm buồn với một nhạc điệu vấn vương, êm đềm. Tập thơ gồm 38
bài như một tổ khúc trầm đều, đã chiếm trọn tình cảm nồng nhiệt và lịng
ngưỡng mộ của độc giả yêu thơ, đồng thời nó củng cố ngôi vị nhà thơ trên thi
đàn Việt Nam. Với Tiếng thu ông xứng đáng là “con chim đầu đàn”, là một
trong những “chủ tướng ” của phong trào Thơ mới. Hơn nữa, hơn nửa thế kỉ nay,
Tiếng thu vẫn ngân vang trong trái tim nhiều độc giả. Họ tìm đến Tiếng thu và
gặp gỡ chính lịng mình ở đó. Thi nhân nói hộ chúng ta bao điều, nói hộ cho một
thế hệ trẻ những thành thực, những tình cảm sâu xa, những rung động tinh tế của
lòng người.
Đến năm 1945, tại Huế, Lưu Trọng Lư đã tham gia Văn hóa Cứu quốc
ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám. Trở thành đảng viên Đảng cộng
sản Việt Nam, đảm nhiệm chức trách Phó giám đốc Khu tuyên truyền Văn nghệ,
chi hội trưởng Chi Hội Văn nghệ Liên khu Bốn, khi ở Chiến khu Hòa Mỹ (Thừa
Thiên), lúc ở chiến khu Ba Lịng (Quảng Trị) trong những năm khói lửa gian khổ
này, thơ Lưu Trọng Lư tiếp tục được khơi nguồn trẻ, phơi phới tuổi thanh xuân.
Đã cho ra đời những bài thơ Ngò cải đơm hoa, O tiếp tế, Tiếng hát thanh
niên,...
Những năm đất nước bị chia cắt, chặng đường sáng tác thơ của ông lại in
một dấu ấn tiếp theo đối với độc giả đó là việc cho ra đời tập thơ Tỏa sáng đôi
bờ, năm 1958. Cả tập thơ gồm có 15 bài, nhưng khơng chỉ là kết quả của chuyến
xâm nhập thực tế mà còn là cả một tâm sự gắn bó với quê hương, với sông Hiền

17



Lương, bờ Bến Hải. Sự chia cắt ngang trái đất nước nơi giới tuyến và cả những
tâm tư, hình ảnh, tiếng gọi gắn bó của đơi bờ Bến Hải như là một nỗi ám ảnh
thường trực, do đó tập thơ ra đời như muốn nói hộ lịng ơng với q hương xứ sở
và những tình cảm chân thành dành cho q hương.
Khơng dừng lại ở đó, những năm kháng chiến chống Mỹ, mặc dù tuổi đã
cao, nhưng cùng với nhiều văn nghệ sĩ, nhà thơ vẫn tha thiết với vùng tuyến lửa
Khu Bốn, để thâm nhập thực tế và sáng tác. Chuyến đi vào sơng Gianh, Quảng
Bình năm 1966, ơng viết về Người con gái sông Gianh với một niềm tự hào sâu
sắc về độ cao sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sự bộc lộ rực rỡ chủ nghĩa anh
hùng và vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam. Ở nơi tuyến lửa, hàng ngày
có bao nhiêu câu chuyện bình dị mà rất cao đẹp, rất anh hùng của những con
người quả cảm. Tập thơ Người con gái sông Gianh ra đời, cả tập thơ gồm 15
bài, nhưng là quê hương đấy, là ân tình đấy.
Năm 1971, tiếp tục chủ đề ca ngợi tinh thần chiến đấu cho độc lập tự do,
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do vậy, tập thơ Từ đất này ra đời,
cả tập thơ gồm 14 bài nhưng lại in đậm dấu ấn quê hương và cả những vùng đất
nơi nhà thơ đã đặt chân đến.
Từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ Lưu Trọng Lư vẫn thể
hiện một nhiệt tình gắn bó với cuộc sống, một thái độ “nhập cuộc”, đáng quý.
Với sự ra đời của những bài thơ Đường ta đi thế đấy bạn lòng ơi (1975), Điệp
khúc biển trời, Lẽ nào anh chết (1981), Giữa ổ rơm (1982), Bài thơ tình khơng
đứt đoạn (1986), Lại lên đường (1986), Đi giữa vườn nhân (1994), Hồn lân
xác, Chải lại đời anh, và Nhật ký đọc Kiều (1996),…
Như vậy, qua việc tìm hiểu sơ qua quá trình sáng tác thơ của Lưu Trọng
Lư chúng tơi thấy thơ ơng có sự vận động hết sức mạnh mẽ hợp với quy luật
phát triển của thơ ca đó là đi từ hướng nội ra hướng ngoại rồi lại trở về với
hướng nội mà ngay nhan đề tập thơ Tiếng thu cũng đã cho chúng ta cảm nhận
một phần nào đó về con người cũng như thơ ơng.

Ơng quan niệm về thơ hết sức độc đáo “Thơ không phải là nhạc. Nhưng
nhạc điệu trong thơ là một ngôn ngữ cực kỳ phong phú, tuyệt nhiên đó khơng
phải là niêm luật thành khn phép đã sáo mịn”. Có thể thấy qua quan niệm về
thơ đó chúng ta đã hiểu được một phần nào về con người nhà thơ và thơ của ơng.
Và khơng chỉ có những quan niệm về thơ hết sức độc đáo mà ngay cả trong
quan niệm về sáng tác thơ, ông cũng có những cái nhìn hết sức mới lạ. Thơ tơi

18


nói : “Dăm chàng trai trẻ sầu biêng biếc – Mộng nở trong lịng sắc đỏ hoe”, và
riêng tơi, là một người làm thơ, tơi muốn tìm những hình thức thoải mái, tự do,
gọi là thơ mới, để tự thể hiện mình một cách chân thật nhất. Thể hiện một tâm
hồn tiểu tư sản. Dẫu yếu hèn thế nào, bé nhỏ thế nào, lạc lõng thế nào, thật sự
tôi muốn có một tiếng nói từ trái tim, một tiếng lịng. Tơi tạo cho mình một nhạc
điệu riêng, một âm hưởng riêng…” . Điều đó thật đúng và có ý nghĩa muốn nhấn
mạnh vai trò sáng tác cũng như phải hiểu được vai trò của thơ như trong bài
Trước gương mà nhà thơ đã viết :
Giữa đường “Từ ấy” đến “Từ góc sân nhà em”
Ta khơng muốn làm lão thơ đầu bạc
Con ve sầu lột xác
Giữa mùa ve xin dâng trọn tiếng ve
Ta khơng muốn ru mình trong một nhịp điệu q mịn q cũ
Bằng lịng với những điều đã có
Và tự ngắm mình như một con cơng.
(Trước gương)
Hơn 50 năm cầm bút, Lưu Trọng Lư đã có nhiều thành cơng gặt hái trên
con đường thi ca, những cảm xúc thật trong trẻo tinh tế đã làm cho ông khác hẳn
những nhà thơ khác cùng thế hệ. Những quan niệm về thơ là kim chỉ nam soi
đường chỉ lối cho Lưu Trọng Lư sáng tác thơ. Chính những quan niệm và sáng

tác đó đã đưa thơ Lưu Trọng Lư thành một phong cách lớn, một sự độc đáo mà
không thể lẫn với một phong cách thơ nào khác.
1.3. Sự vận động của cái tơi trữ tình trong thơ Lưu Trọng Lư
Chặng đường sáng tác khá dài trên 50 mươi năm với trên 4 tập thơ, Lưu
Trọng Lư đã thể hiện cuộc hành trình của cái tơi khá là trung thực. Năm hai
mươi hai tuổi gia nhập phong trào Thơ mới, lúc này nhà thơ cịn rất trẻ. Ơng háo
hức bước vào cuộc đời và lao vào làng thơ với trọn vẹn nhiệt tình của một chàng
trai thanh niên mới lớn. Với bản chất chân thật giàu cảm xúc và cách nhìn đời
trong trẻo đằm thắm và tinh tế, Lưu Trọng Lư cho ra đời tập thơ đầu tay Tiếng
thu (1939). Tập thơ Tiếng thu đã được giới phê bình và nghiên cứu văn học
đánh giá cao. Xem là một trong những cơng trình văn nghệ được nhiều tiếng
vang nhất trong những năm nửa đầu thế kỷ XX bởi chất thơ quyến rũ, đắm say
của nó. Trong những vần thơ này, Lưu Trọng Lư viết về những kỉ niệm thời ấu
thơ, về q hương, dịng sơng, chiếc cáng điều, về một phút phân tâm hay một

19


giây đồn tụ,… và những rung động của tình u. Nhiều sáng tác thành công ở
giai đoạn này là Tiếng thu, Nắng mới, Chiếc cáng điều, Xuân về, Chị em, Tình
điên, Chiều cổ,… trở thành thi phẩm nổi bật của phong trào Thơ mới. Người đọc
cảm nhận ở Tiếng thu một cái tôi đằm thắm và yêu mến chân thành. Lưu Trọng
Lư rất mực yêu cái làng quê êm đềm “Chiều sương rừng tím, lệ mn hàng –
San sát nghe đầy bến trúc lang…” (Chiều cổ). Ông chập chờn sống lại những kỷ
niệm tươi sáng về người mẹ trong những ngày nắng mới “….Lòng rượi buồn
theo thời dĩ vãng – Chập chờn sống lại những ngày không” (Nắng mới ), và
cũng san sẻ lịng mình cùng mn vàn nỗi bất hạnh của người phụ nữ sống trong
xã hội phong kiến (Chị em).
Chồng chị là ai
Chi nào có biết

Đợi đến ngày mai
Nhìn qua kẽ liếp
Sao em thổn thức
Buồn nỗi gì em
Nay em khóc chị
Mai em khóc em ?
(Chị em)
Điều đáng quý của hồn thơ Lưu Trọng Lư còn là khả năng nắm bắt, diễn tả
những cảm xúc mơ màng, bàng bạc lan thấm vào mọi ngõ ngách của tâm hồn.
Từ cái xào xạc của rừng thu, tiếng thổn thức của ánh trăng mờ, nỗi buồn hồi cố
man mác gợi lên trong tiếng gà gáy trưa não nùng, và nỗi buồn lan tỏa trong
dòng thời gian qua tiếng xa quay “Năm năm tiếng lụa xe đều”, cả cái thẩn thờ
khi nghe tiếng ngừng giữa nhịp “Hoa lan quên nở trên giàn – Nhớ ai em để
tiếng đàn ngừng đưa”, trong âm thanh là tiếng thì thầm, là những rạo rực “Hình
ảnh kẻ Chinh phu – Trong lịng người cơ phụ ”… đến cái nao lòng của mùa thu
qua bước nhỏ của con nai trên lá vàng khơ,… tất cả chỉ có trong thơ ông.
Tuy nhiên trong chế độ cũ, chàng thi sĩ trẻ tuổi Lưu Trọng Lư cũng như
những chàng thanh niên tiểu tư sản lúc đó cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, đi trong
cuộc đời mà khơng thấy mình dính dáng gì đến cuộc đời. Thêm vào đó, khi
Lưu Trọng Lư nhập vào làng thơ thì phong trào Thơ mới mới được thành lập,
là người cổ vũ nhiệt tình cho Thơ mới và trong lúc đó làng thơ Việt Nam đang
đi tìm một nghệ thuật thơ mới lạ, Lưu Trọng Lư không khỏi ảnh hưởng của xu

20


thế chung đó. Những luồng gió lãng mạn Pháp thổi vào tâm hồn Lưu Trọng Lư
khiến thơ ông sầu muộn bế tắc, xa rời cuộc sống hiện thực. Những bài thơ của
ông mang nỗi buồn khá nặng nề, biểu hiện một cái tơi buồn cơ đơn và có phần
bế tắc trước cuộc đời. Ở một phần của Tiếng Thu, ta bắt gặp cái tơi đắm trong

tình và mộng, trong say, giang hồ phiêu lãng. Một con người luôn khao khát
làm những cuộc phiêu du (trong đời và trong thơ, nhưng có lẽ trong thơ nhiều
hơn là trong đời) và mộng, thực ra cũng là một cách trốn tránh và phủ nhận
thực tại xã hội đương thời. Thêm nữa trong cuộc đời nhiều cay đắng, đen bạc
lúc ấy, những giấc mộng lành cũng có thể là một nguồn an ủi trong trẻo, một
cách tìm ra những vẻ đẹp ni dưỡng cho tâm hồn. Vì khơng thể gặp ở cuộc
đời thực, nhà thơ đã tìm trong mộng “Ta mơ trong đời hay trong mộng – Vùng
cúc bên ngoài đọng dưới sương”, và cịn gửi cái mộng mơng lung vào chốn
giang hồ “Ta say ngựa cũng là đà – Trời cao xuống thấp, núi xa lại gần”, gửi
vào cảnh thần tiên “Như hai làn mây biếc – cùng tan nơi mờ mịt”. Ngay cả tình
yêu và thơ cũng chỉ là mộng “Thơ ta cũng giống tình nàng vậy - Mộng, mộng
mà thơi, mộng hão hờ!” . Ở con người mơ mộng lơ đãng Lưu Trọng Lư đi giữa
đời và trong thơ như “Con nai vàng ngơ ngác – Đạp trên lá vàng khô” nhưng
cuộc đời đâu chỉ có mộng ! đã nhiều lúc vấp phải một thực tế đắng cay, con
người ấy đã phải xót xa : “Giật mình ta thấy bồ hơi lạnh – Mộng đẹp bên chăm
đã biến rồi ”. Nhưng khơng có một hướng đi, khơng tìm được một lẽ sống
đúng đắn, sau những phút sực tỉnh ấy, nhà thơ lại chìm sâu vào phóng đãng và
một mối sầu như là nghiệp dĩ, thậm chí xem đó là thú “Hãy lịm người trong thú
đau thương”.
Tâm hồn ông tuy chân thành nhưng khơng gắn bó với cái gì lâu dài, chỉ
biết bng mình vào mơ mộng, giang hồ phóng đãng trong một mối sầu não nề
và ngày càng mất phương hướng. Sau này, Lưu Trọng Lư đã có dịp nhìn lại cái
tơi trong qng đời cũ của mình ơng viết :
Nửa đời úp mặt trong đêm tối
Từ trên gác lạnh viết thơ sầu
Cái tôi ấy đã như một màu sắc buồn đau bi quan trong thơ Lưu Trọng Lư
những năm trước Cách mạng. Nhưng may mắn cho Lưu Trọng Lư, khi nhà thơ
mới chớm bắt vào những suy nghĩ có tính chất hư vơ thì Cách mạng đến, kịp
thời chỉ hướng cho ông cũng như bao nhà thơ khác.


21


Cách mạng tháng Tám đến đã lay tỉnh những con người đang chìm đắm
trong “bến mê ”, đánh thức và khơi dậy cái phần tốt đẹp và những khao khát
chân chính trong con người thi sĩ tưởng chỉ có mộng, sầu, say, giang hồ phóng
đãng và cũng như cho nhiều nhà thơ khác. Lưu Trọng Lư đã có những bước
chuyển đổi sâu sắc, căn bản trong thế giới cái tôi của mình.
Đối với Lưu Trọng Lư, quả là “Cách mạng đã sinh thành ra hai số kiếp :
một kiếp người và một kiếp thơ ”. Từ đây, cái tôi cá nhân của nhà thơ đã có sự
hịa nhịp trong cái ta chung rộng lớn của cộng đồng. Cái tôi trữ tình trong thơ
Lưu Trọng Lư có sự chuyển biến về chất. Đó khơng cịn là cái tơi buồn sầu, cơ
đơn ln đắm trong tình u và mộng tưởng mà song song với cái tình và cái
mộng giờ đây cao đẹp hơn, hùng vĩ hơn và cũng hiện thực hơn. Không cịn là cái
tơi cơ đơn kín mít mà là cái tơi cơng dân hịa nhập với cộng đồng. Đó là cái tôi
hiện thực hướng vào dân tộc, hướng vào đại chúng, hướng vào những vấn đề của
đời sống kháng chiến. Tuy nhiên, bước chuyển biến ấy không diễn ra một cách
trôi chảy nhẹ nhàng mà thực sự là một cuộc đấu tranh để đẩy lùi con người cũ.
Gió lạnh mưa xưa còn ố vàng tay áo
Mà mưa nay mát lạnh những mầm tơ
Cách mạng tháng Tám hân hoan được ít ngày thì Huế của Lưu Trọng Lư
cũng bắt đầu một cuộc kháng chiến. Thực dân Pháp đã quay trở lại. Một cuộc
sống thử thách … bom đạn, gian khổ “không đùa với khách thơ ”… Nhiều khí
phách hơn Lưu Trọng Lư cũng “dinh tê ” vào thành. Nhưng Lưu Trọng Lư theo
kháng chiến ngay từ những buổi đầu, với một tâm thành, với một sức mới. Ơng
hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ kháng chiến. Từ Huế đi dọc miền Trung,
rồi sống trong lịng chiến khu Bình Trị Thiên khói lửa. Đây là lần đầu tiên Lưu
Trọng Lư sống nghiêm túc nhất của một đời người. Ông nhận thức ra những vẻ
đẹp mới của chính thể Dân chủ cộng Hịa, ơng hịa đồng cảnh gian nan vất vả
với đồng bào, chiến sĩ của ơng. Và lại có thêm những nhận thức sâu sắc về nhân

dân, về đất nước, ông tận mắt thấy những tấm gương hy sinh cao cả … quá trình
ấy, đối với một văn nghệ sĩ, mỗi người một vẻ. Có người đi theo Cách mạng về
lý tưởng và hành động, tất cả cho quyền lợi, cho nhân dân, cho đất nước, nhưng
trong đáy lòng cái gốc thơ ca vẫn níu giữ lại. Sự chuyển đổi từ lối viết lãng mạn,
lấy cái mơ làm chủ thể, sang lối viết hiện thực Cách mạng, lấy đời thực, lấy dân dã
làm chủ thể, đâu có phải dễ dàng. Trừ Tố Hữu, một số nhà thơ tiền chiến, dẫu có
thơ đăng, những Xn Diệu, những Vũ Hồng Chương, thậm chí cả Nguyễn Bính,

22


Thơ mới về cuộc kháng chiến đâu đã rũ được cái hồn mờ phía trước, hoặc cố tách
biệt ra, thì bài thơ thực sự đâu đã chín…
Nhưng Lưu Trọng Lư thì khơng thế. Tâm thành của ơng đã giúp ơng đi
nhanh trước bạn bè một chút (Tất nhiên là những bạn thơ tiền chiến). Thơ Lưu
Trọng Lư viết về kháng chiến hồn tồn khác trước, đó là một sự đổi chất, đổi
hướng, nhà thơ “đã sửng sốt và bừng mắt trước một xã hội mới trong đó cái
nguyên tắc ràng buộc cao nhất là sự đùm bọc, dìu dắt thương yêu nhau”. Vốn là
người sống bằng tình cảm, quý trọng tình thương, những thực tế sống ấy đã tác
động đến thế giới tâm hồn, tư tưởng của Lưu Trọng Lư. Cũng chính ở đây, Lưu
Trọng Lư tìm thấy một con đường đi cho thơ của mình trong cuộc sống chiến
đấu của dân tộc. Lúc này trong thơ ta bắt gặp hình ảnh cái tơi của sầu mộng năm
nào nay dứt khốt tỉnh mộng lên đường.
Tỉnh mộng, người ơi, tỉnh mộng
Vì bên khe chim đã đổi giọng

Chân theo chân, người hỡi hãy lên đường
(Lên đường)
Những năm đầu kháng chiến, thơ Lưu Trọng Lư chưa có những bài thơ
thật hay, hiệu quả nghệ thuật chưa cao. Nhưng những sáng tác ấy có ý nghĩa

đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt của cái tơi trữ tình trong thơ Lư Trọng Lư. Ở đó,
cái tôi công dân được biểu hiện thông qua cái tôi hành động. Chủ thể nhà thơ
xuất hiện trực tiếp thông qua phẩm chất cái tôi hành động, chủ thể nhà thơ hầu
như không xuất hiện trong trạng thái trầm tĩnh, trầm tư trữ tình mà như một
người trong cuộc đang trực tiếp tham gia vào hoạt động kháng chiến. Và gắn liền
với cái tôi hành động là cảm quan hiện thực mới. Nếu như ở thơ Lưu Trọng Lư
trước Cách mạng, tâm thế hướng nội tự biểu hiện là tâm thế chủ đạo thì ở tập
Tỏa sáng đơi bờ, Người con gái sông Gianh, tâm thế hướng ngoại và cái nhìn
hướng ngoại đã trở thành phương thức trữ tình chủ yếu. Thơ Lưu Trọng Lư lúc
này có sự tăng cường chất liệu hiện thực và hướng về đại chúng. Không phải là
những tráng sĩ, giai nhân như trong thơ trước Cách mạng mà đã xuất những nhân
vật trữ tình mới mẻ, khỏe khoắn, những con người bình thường trong lao động,
chiến đấu : một O tiếp tế chiến khu Thừa Thiên, Ơng cụ hồ lơ, một em bé Tĩnh
Gia, Những đoàn thanh niên trên tuyến đường Trường sơn, rồi những bà mẹ như
: mẹ Suốt, mẹ Hàm Rồng, đến nữ sinh bên bờ sông Hương, và cả những chiến

23


gái miền Nam, …Đặc biệt hơn với Người con gái sơng Gianh. Bài thơ Người
con gái sơng Gianh có thể là sáng tác hay hơn cả của Lưu Trọng Lư trong giai
đoạn này, ghi lại một bước chuyển biến của Lưu Trọng Lư đi về hướng đại
chúng, hướng dân tộc, thơ ơng đạt độ chín trong sự hịa nhập thật sự giữa cái tôi
và cái ta. Một chủ đề lớn, xuyên suốt và bao trùm thơ Lưu Trọng Lư – chủ đề
đấu tranh thống nhất đất nước. Không những vậy, trong hai tập thơ này cịn có
những thi phẩm đặc sắc đi cùng năm tháng : Sóng vỗ Cửa Tùng, Tâm sự đơi bờ,
Trăng sáng đơi bờ,… Ở đó Lưu Trọng Lư đã tìm được sự hịa hợp nhuần nhị
của hồn thơ mình với chất thơ của đời sống. Và cũng vẫn trên nguồn mạch chủ
đề đấu tranh thống nhất đất nước là tậpTừ đất này, ở đây hồn thơ ơng có bước
tiến vượt bậc, cái tơi trữ tình của nhà thơ khơng cịn bó hẹp trong cái riêng tư mà

thật sự mở rộng hòa nhập với cuộc đời chung, chan chứa tình người. Đồng thời
thơ Lưu Trọng Lư cịn thể hiện một cách nhìn mới về hiện thực, hiện thực được
phản ánh thông qua tâm trạng và cảm xúc sâu lắng của cái tơi nhà thơ.
Ngồi chủ đề đấu tranh thống nhất, trong Người con gái sông Gianh và một
phần của Từ đất này, chúng tơi thấy có sự mở rộng đề tài : về bè bạn quốc tế, về
Đảng, ca ngợi những đổi thay của cuộc kháng chiến, ở đề tài nào cũng thể hiện
tấm lòng chân thành và yêu mến của tác giả. Đặc biệt trong những bài thơ viết về
Đảng, về Bác Hồ, Lưu Trọng Lư bày tỏ tấm lịng kính u và biết ơn sâu sắc. Có
thể nói, đến Từ đất này cái tơi trữ tình của Lưu Trọng Lư đã có sự mở rộng hòa
nhập với cuộc đời, đã “hiểu được cả xung quanh” để hóa thân vào nhân vật trữ
tình và dạt dào tiếng vọng của hai miền đất nước thương yêu.
Nằm trong sóng vỗ đơi bờ
Cả da thịt với đất trời dào dạt
Trên cảm xúc mới mẻ này, Lưu Trọng Lư đã nhiệt tình sống, lặng lẽ bồi
đắp tâm hồn. Thơ ơng do vậy ngày càng có sự mở rộng hơn về đề tài, cuộc sống
và con người trong thơ ông ngày một sâu hơn, khẻo khoắn và sôi động hơn.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước thống nhất mở ra chặng
đường mới trong thơ Lưu Trọng Lư. Hồn thơ của Lưu Trọng Lư nhạy cảm đón
bắt lấy vẻ đẹp của thiên nhiên của con người. Và cảm xúc chủ đạo ở giai đoạn
này là một niềm vui, một không khí náo nức ít thấy ở một thời kỳ nào khác.

24


×