1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận
Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà
nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
1. Hoàn thiện luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 đã có những tác
động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, từng bước đưa hoạt
động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào nền nếp, ngăn chặn các hành vi
bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cho đến nay, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc
lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định
hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số
điểm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên
quan đến tự do hoá thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, đặc biệt là sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO;
chưa có các chế tài đủ mạnh cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Luật pháp
các nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ
quan bảo vệ người tiêu dùng) và chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo hiệu
quả của công tác này. Chính vì vậy, Bộ Thương mại( nay là Bộ Công
Thương) với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong
lĩnh vực này cho rằng cần phải bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và nâng lên thành Luật cho phù hợp với yêu cầu của tình
hình mới. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tầm quan trọng của
công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của Pháp lệnh
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp
1
Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46
1
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận
phần phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của người kinh doanh, người tiêu dùng, phát huy tối đa nguồn lực
của mọi thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nói chung và vấn đề
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng.
Muốn hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì các nhà làm luật
cần xác định người tiêu dùng là trung tâm của hệ thống nói trên, pháp luật
phải vì người tiêu dùng, cần bảo vệ người tiêu dùng ở trạng thái động, trong
bối cảnh phát triển nhanh cóng của khoa học - kỹ thuật và tác động tích cực
lẫn tiêu cực của quá trình hội nhập. Chú trọng cơ chế nâng cao khả năng tự
bảo vệ của người tiêu dùng, cơ chế hậu kiểm thông qua công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy bảo vệ
người tiêu dùng bao gồm cả hệ thống cơ quan quản lý nhà nước lẫn hệ thống
các tổ chức xã hội. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cần tập trung và các khía cạnh: Tăng cường trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, đổi mới tổ chức, hoạt động
của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đổi mới công tác quản lý
nhà nước và nâng cao năng lực bộ máy về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
tạo ra các chế tài đủ mạnh (trao thẩm quyền xử phạt) cho các cơ quan bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, việc nâng pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lên
thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi và
nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng
cao tính khả thi, tính minh bạch của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
2
Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46
2
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận
dùng và tạo hành lang pháp lý lành mạnh để góp phần phát triển môi trường
kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người kinh
doanh, người tiêu dùng.
Theo ý kiến của các chuyên gia pháp luật, để hoàn thiện luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng , trước hết, cần khắc phục tư tưởng chỉ coi trọng việc phát
triển kinh tế, bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp mà không
coi trọng đúng mức công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng . Trong
việc xây dựng quy định pháp luật, về mặt hình thức, cần nâng tầm các pháp
lệnh hiện hành thành văn bản luật. Về các nội dung cụ thể, pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng nên hoàn thiện theo hướng quy định chi tiết chế độ bảo hành
đối với từng dòng sản phẩm cụ thể; hoàn thiện các quy định về trách nhiệm
sản phẩm theo hướng áp dụng chế độ trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt đối
với nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Nhà nước cần có sự đầu tư hỗ trợ cho các
tổ chức bảo vệ người tiêu dùng về kinh phí tuyên truyền pháp luật, mua sắm
các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu hoạt động. Công tác điều tra, truy
tố, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cần được
thực hiện nghiêm minh. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà
nước về cạnh tranh, kiểm tra chất lượng sản phẩm, khuyến khích thành lập
Hội bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương.
Bên cạnh đó, cũng cần đơn giản hoá thủ tục khiếu kiện của người tiêu
dùng để nếu doanh nghiệp không giải quyết khiếu nại chính đáng của người
tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền nhờ cơ quan chức năng (cơ quan quản lý
nhà nước, các cấp toà án) can thiệp kịp thời. Tuyên truyền phổ biến đề người
tiêu dùng biết được các quyền của mình theo quy định của pháp luật để người
3
Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận
tiêu dùng chủ động bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm cũng là chuyện
không thể lơi là.
Đồng thời, xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều,
nhiều tầng. Việc xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều,
nhiều tấng đối với việc quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhằm bảo vệ
người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Mạng lưới này không chỉ gồm các cơ
quan thực thi pháp luật mà còn phải gồm các tổ chức xã hội, các tổ chức phi
chính phủ, các cơ quan báo chí truyền thông, các hội đoàn. Có như vậy mới
có thể đấu tranh hiệu quả chống lại nạn hàng giả hàng nhái, hàng kém chất
lượng, chống lừa đảo trong đo lường... bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .
Trong thời gian gần đây, với hoạt động tích cực của báo chí và truyền
thông, nhiều việc làm khuất tất, nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực đã bị phát
hiện. Điều đó chứng minh rằng, chỉ khi có mạng lưới giám sát nhiều chiều,
nhiều tấng, nhiều lớp cộng với sự vào cuộc của mọi tầng lớp trong xã hội thì
quyền lợi của người tiêu dùng mới được bảo vệ hiệu quả.
2. Nghiên cứu nội dung, yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế
Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam có
nhiều cơ hội mới trong việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản nói riêng, trong
đó có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng đảm bảo
và giá cả thích hợp và thực sự được sử dụng các quyền của người tiêu dùng
nói chung. Tuy nhiên, quá trình này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể khiến
cho việc kiểm soát an toàn, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu trở
nên khó khăn hơn, việc xử lý sai phạm của doanh nghiệp ở nước ngoài cũng
trở nên phức tạp. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo
4
Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46
4
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận
nhiều loại hình kinh doanh mới (như mua hàng qua điện thoại, qua
internet…), và những vấn đề mới như thư rác (spam), lừa đảo trên Internet
cũng càng trở nên tinh vi hơn.
Nhiều hành vi kinh doanh hiện đại cũng đang dần xuất hiện và phát triển
với tốc độ nhanh chóng (bán hàng từ cửa đến cửa, bán hàng đa cấp…) và,
trong một số trường hợp đã có những biến tướng, những biểu hiện bất chính
cần được xử lý. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho
những người bị lừa gạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xã hội nói
chung. Bởi lẽ những người tiêu dùng là nạn nhân của hành vi gian lận, lừa
đảo này chủ yếu là những người có thu nhập thấp, trình độ hiểu biết còn hạn
chế và sống ở khu vực nông thôn. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, những hành
vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền… cũng sẽ làm môi trường cạnh tranh bị bóp méo,
ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa, dịch vụ và từ đó gây thiệt hại đối với quyền
lợi người tiêu dùng.
Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng làm thay đổi xu hướng
tiêu dùng, ví dụ: thay đổi thói quen mua sắm từ mua sắm hàng ngày ở các
chợ, kể cả các chợ được gọi là “chợ cóc, chợ tạm” đến mua sắm khối lượng
lớn cho cả tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng internet cũng
như tăng giá trị mua sắm; xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ, kể cả chăm sóc sắc đẹp cho cả phụ nữ và nam giới; dịch
vụ du lịch; dịch vụ bảo hiểm, giáo dục … Tầng lớp có thu nhập khá và thu
nhập cao tăng lên và trở thành lực lượng tiêu dùng các mặt hàng cao cấp, sẽ
đặt ra yêu cầu mới cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những vấn
5
Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46
5
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận
đề này tuy chưa phải là ưu tiên trước mắt, nhưng cần tập trung nghiên cứu để
có một tầm nhìn tổng thể, lâu dài và chuẩn bị cho tương lai.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện của tội phạm xuyên
quốc gia, những cơ sở, cá nhân làm hàng giả hàng nhái đang tăng cường hoạt
động và tìm mọi cách để tránh sự phát hiện của chính phủ. Việc tăng cường
hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hết sức
cần thiết. Việc hợp tác đó không chỉ dừng ở mức giữa các cơ quan chức năng
của chính phủ mà cần phải được mở rộng đến tận các tổ chức phi chính phủ,
các tổ chức xã hội. Nội dung hợp tác không chỉ dừng ở mức trao đổi, cung
cấp thông tin mà cần phối hợp chặt chẽ trong hành động. Chỉ như vậy mới có
thể đấu tranh hiệu quả chống lại tệ hàng giả, hàng nhái trên quy mô rộng lớn
hiện nay.
3. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng
Người tiêu dùng là tất cả mọi người, là số đông trong xã hội nhưng khi hành
động thì chủ yếu là hành động riêng lẻ. Trong quan hệ giao dịch với doanh
nghiệp, người tiêu dùng thường đứng ở thế yếu, và thường chịu thiệt thòi,
nhiều khi bất bình nhưng không hoặc chưa biết cách đấu tranh để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình.
Dưới khía cạnh tố tụng, tuy chưa có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống toà án
các cấp có những e ngại đối với việc thụ lý, giải quyết các vụ kiện về bảo vệ
người tiêu dùng, nhưng cho đến nay, người tiêu dùng vẫn chưa có thói quen
sử dụng phương thức này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một
cách cần thiết.
6
Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46
6