Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quan niệm về con người trong triết học của friedrich wilhelm nietzsche

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC
CỦA FRIEDRICH WILHELM NIETZSCHE

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC
CỦA FRIEDRICH WILHELM NIETZSCHE

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết Học
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Tạ Thị Vân Hà
Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

TS. Tạ Thị Vân Hà

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 2
2. Tổ ng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cƣ́u ......................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 10
4. Cở sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u ....................................................... 10
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 11
6. Ý nghĩa khoa ho ̣c và thƣc̣ tiễn ............................................................................ 11
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 11
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 12

CHƢƠNG 1. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG
CHOSỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM CỦA F. NIETZSCHE VỀ CON NGƢỜI ...... 12
1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa - tinh thần ........................................ 12
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 12
1.1.2. Bối cảnh văn hóa - tinh thần ........................................................................... 16
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời triết học F. Nietzsche về con ngƣời ............ 21
1.2.1. Nhân sinh quan trong triết học Hy Lạp cổ đại ............................................... 21
1.2.2. Tự do ý chí con người của Schopenhauer ....................................................... 27

1.2.3. Ảnh hưởng từ âm nhạc của Richart Wargner ................................................. 36
1.3. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của F. Nietzsche ................................... 38
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 45
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA
F. NIETZSCHE VỀ CON NGƢỜI ........................................................................ 46
2.1.Quan niệm của F. Nietzsche về bản chất hiện thực của con ngƣời ................ 46
2.2.Quan niệm của F. Nietzche về hình thức biểu hiện của bản chất con ngƣời .......... 63
2.3 Quan niệm của F. Nietzsche về con ngƣời lý tƣởng và con đƣờng thực hiện nó. ...... 79
2.4. Một số nhận xét đánh giá ................................................................................. 92
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 101
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 104

1


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, thế kỷ XX là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học
phương Tây với hàng chục trào lưu triết học đan xen, nối tiếp nhau ra đời.
Các trào lưu triết học thời kỳ này đều cố gắng giải thích các vấn đề đa dạng
của thế giới xoay quanh con người đặc biệt là vấn đề giá trị con người. Mỗi
một trào lưu triết học khác nhau đều cố gắng luận giải quan điểm của mình
dưới một khía cạnh riêng biệt. Trong đó, nếu những nhà triết học đời sống đề
cao vai trị của ý chí con người thì chủ nghĩa hiện sinh lại đề cao vai trò của
vấn đề tồn tại người, chủ nghĩa Freud lại đề cập đến con người chủ yếu từ vấn
đề vô thức và bản năng tính dục của nó. Đa số các trào lưu triết học phương
Tây hiện đại ln có xu hướng liên kết với nhau, quan niệm trước làm tiền đề
cho sự ra đời của quan niệm sau. Để có thể nghiên cứu được các trào lưu triết
học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chúng ta không thể bỏ qua một giai đoạn

quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử triết học - đó là trào lưu triết học
đời sống. Triết học đời sống là một xu hướng triết học phi duy lý ở Đức nửa
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Các nhà triết học đời sống luôn cố gắng giải thích rõ ràng những vấn đề
về ý nghĩa, mục đích và giá trị của cuộc sống. Những quan niệm được họ đưa
ra nhằm khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật máy móc trên lập
trường của chủ nghĩa phi duy lý, chủ nghĩa hư vô. Một trong những triết gia
tiêu biểu của triết học đời sống phải kể là Friedrich Wilhalm Nietzsche. Ông
là một triết gia lớn người Đức nửa sau thế kỷ XIX, người được coi là một
trong những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh vơ thần. Khi
F.Nietzschecịn sống các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng đã bỏ qua những
quan niệm vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong thế kỷ XX của ông. Hiện nay,
các tác phẩm của F.Nietzsche đã được dịch ra tiếng Việt khá nhiều, tuy nhiên
2


chúng vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các độc giả cũng như học
giả ở trong nước. Trên thế giới F.Nietzsche lại là người được đánh giá cao
trong các lĩnh vực triết học, văn học, điện ảnh. Đồng thời, những quan niệm
của ơng chính là tiền đề cho sự ra đời của các trào lưu triết học về sau. Các
nhà triết học đương thời coi ông như ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, là người
khai phá chủ nghĩa hậu hiện đạivà chủ nghĩa nhân vị… Chính ơng là người đã
đi ngược lại các quan điểm truyền thống khi đặt ra vấn đề xem xét lại các giá
trị của con người. Những quan niệm, học thuyết của ông nếu khơng được hiểu
chính xác sẽ dẫn đến những cái nhìn sai lệch vềcuộc đời và sự nghiệp triết học
của F.Nietzsche.
Vấn đề con người đã và đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong
lịch sử triết học. Tất cả các trường phái triết học từ duy vật đến duy tâm, biện
chứng hay siêu hình đều cố lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn
đề chung nhất về con người. Như vậy, triết học nào cũng hướng đến con

người và trở về với con người. Việc giải quyết các nội dung xoay quanh vấn
đề con người là tiêu chí để phân biệt tính chất tiến bộ hay không tiến bộ của
các hệ thống triết học trong lịch sử. Chính vì vậy chúng ta phải có một cái
nhìn đúng và tồn diện về những quan niệm của F.Nietzsche về con người để
thấy được những đóng góp của ông trong tiến trình lịch sử triết học.
Ở thế kỷ XX, chúng ta thấy sự khác nhau rõ rệt giữa những thành tựu
của khoa học với những trang đen tối của thân phận con người. Trong thế kỷ
này, đúng như F.Nietzsche đã tiên đoán, con người đã giết Thượng đế để rồi
trở nên sa đọa, hư hỏng, tàn bạo và điên rồ chưa từng thấy… Những gì con
người trải qua trong những trận chiến tàn khốc chính là minh chứng rõ ràng
nhất cho sự tàn bạo và sự suy giảm đạo đức con người. Ngày nay những sự
việc đó vẫn đang tiếp tục diễn ra với mức độ và hậu quả lớn hơn. Vì vậy, việc
xem xét lại những giá trị của con người là điều chúng ta nên làm.
3


Mặt khác, trong những thập niên gần đây khi đất nước đang bước vào
thời kỳ mở cửa hội nhập thì việc xem xét những giá trị của con người ngày
càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nội dung liên quan
trực tiếp đến con người chưa thực sự được chú trọng trong công tác giảng dạy
ở các bậc học.Mỗi cá nhân không nhận ra được cái tơi của mình đang ở đâu
và nó tồn tại như thế nào, họ chưa nhận thức được vai trò của bản thân, chưa
có những nhận thức về tương lai hay khát vọng được sống cho riêng
mình,chưa tạo được ảnh hưởng nào đó đối với cộng đồng xã hội. Quan niệm
về con người của F.Nietzsche sẽ cho chúng ta sự nhìn nhận sâu sắc hơn về ý
nghĩa của cuộc đời mỗi cá nhân.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, tôi lựa chọn đề tài Quan
niệm về con người trong triết học củaFriedrich WilhelmNietzschelàm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn làm sáng tỏ những
nội dung trong quan niệm triết học F.Nietzsche về con người.

2. Tổ ng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cƣ́u
Các học giả phương Tây đã tìm hiểu và nghiên cứu những quan niệm
triết học của F.Nietzsche từ rất sớm. Nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu
cuộc đời của F.Nietzsche để có thể hiểu một cách tồn diện về quan niệm của
ông như Martin Heidegger, Felicien Challaye, Charter Andler, Karl Jasper…
Trong đó đã có những tác phẩm của các tác giả phương Tây nghiên cứu về
F.Nietzsche được dịch ra tiếng Việt như: F.Nietzsche và triết học của Gilles
Deleuze hay tác phẩm F.Nietzsche cuộc đời và triết lý của Felicien Challaye.
Các tác phẩm này đều nói lên cuộc đời và sự nghiệp của F.Nietzsche ở nhiều
góc độ khác nhau.
Tác phẩm Nietzsche và triết học[12]là một tác phẩm sáng giá của tác
giả Gilles Deleuze được Bùi Văn Nam Sơn dịch và xuất bản vào năm 2010,
tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống về những quan điểm,quan niệm của
4


F.Nietzsche. Tác giả đã trình bày những quan niệm

, thuâ ̣t ngữ quan tro ̣ng

trong triế t ho ̣c F. Nietzsche theo mô ̣t hê ̣ thố ng từ đó đem la ̣i mô ̣t cách hiể u
mới về triế t ho ̣c F. Nietzsche. Với những phân tích chính xác và mang tính
phê phán về triết học F.Nietzsche, Deleuze đã soi sáng tác phẩm của triết gia
này, người vốn thường xuyên bị quy giản về chủ nghĩa hư vô, về ý chí quyền
lực và về hình ảnh siêu nhân. Deleuze đã nhận thấy trong triết học hiện đại
trình bày những quan điểm mang sức sống mạnh mẽ nhưng nó cũng gây ảnh
hưởng đối với tinh thần. Những suy nghĩ của F.Nietzsche có một khả năng
tranh luận lớn đối với triết học hiện đại lúc đó.

Tác phẩm F.Nietzsche cuộc đời và triết lý[10]của Felicien Challaye
được dịch giả Mạnh Tường dịch và xuất bản đã đưa người đọc đi sâu tìm hiểu
về cuộc đời dữ dội đầy dao động và lôi cuốn của F.Nietzsche, những bước
khởi đầu của tư tưởng F.Nietzsche những giai đoạn chịu ảnh hưởng của
Schopenhauer và Wagner, những phê bình của F.Nietzsche về mọi quan niệm
đã có, sau hết là những mặc khải của F.Nietzsche về ý chí hùng tráng, lật đổ
các giá trị, siêu nhân và trở về với vĩnh cửu. Những nội dung được Felicien
Challaye xem xét trong tác phẩm này bao gồm việc trình bày những phê bình
của F. Nietzsche về những quan điểm đã có, về siêu nhân, về tơn giáo chính
trị, về nghệ thuật và cả khoa học. Sau đó là những mặc khải của F. Nietzsche
về ý chí quyền lực, về siêu nhân và vĩnh cửu.
Ở mỗi một tác phẩm, các tác giả đều hướng sự nghiên cứu của mình
vào cuộc đời nhiều biến cố của triết gia này để từ đó khái quát lại một cách hệ
thống những quan điểm của F.Nietzsche. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quan
trọng để các triết gia thời kỳ hiện đại có cơ sở nghiên cứu về những đóng góp
của triết học F.Nietzsche cho triết học của nhân loại. Những ghi chép của
Gilles Deleuze và Felicien Challaye đều dựa trên những hoạt động và tác
phầm của cả đời F.Nietzsche. Cả 2 tác phẩm đều chỉ rõ cho người đọc thấy
5


được những giá trị về mặt nội dung, ý nghĩa của triết học F.Nietzsche đồng
thời phê phán những mặt siêu hình hạn chế trong cái nhìn tiêu cực của ơng về
cuộc sống và tôn giáo.
Mới đây nhất trong cuốn sách Dẫn luận về Nietzsche [35] của Michael
Tanner được Trịnh Huy Hóa dịch lại (2014) đã cho người đọc thấy bức chân
dung của triết gia lừng lẫy với nhiều mảng sáng - tối tương phản gợi mở nhiều
suy nghĩ về tình trạng con người ở thế kỷ F. Nietzsche sống cũng như trong
xã hội hiện đại. Các vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm là bi kịch của sự
sống, luân lý đạo đức và những dự báo của F. Nietzsche về xã hội tương lai.

Ở Việt Nam triết học của F.Nietzsche đã được tìm hiểu từ trước năm
1975 đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Người đầu tiên tìm hiểu nghiên cứu về
F.Nietzsche là Nguyễn Đình Thi với cuốn Triế t học F.Nietzschexuấ t bản vào
năm 1942. Sau đó là sự ra đời của rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về
F.Nietzsche như: F.Nietzsche và chủ nghĩa đi lên con người của Thế Phong
xuấ t bản năm 1967. Các tác phẩm nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh của các
tác giả cũng đã tập trung vào nghiên cứu triết học của F.Nietzsche như: Triết
học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh xuất bản năm 1967, Hiện tượng luận hiện
sinh của Lê Thành Trị xuất bản năm 1974.
Từ sau năm 1975 các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng triết học
F.Nietzscheđược thực hiện trên hai bình diện là văn học và triết học. Trong
văn học có các tác phẩm: Những trường hợp giữa F.Nietzsche và văn học của
Trần Mai Nhi được xuất bản năm 1993, hay cuốn F.Nietzsche: con người và
tác phẩm của Zarathutra đã nói như thế của Hồng Đức Bình được xuất bản
năm 2004. Trong triết học có: Triết học phương Tây hiện đại của Lưu Phóng
Đồng, Mười nhà tư tưởng lớn thế giới của Vương Đức Phong và Ngô Hiếu
Minh, Phridrich F.Nietzsche của Lưu Căn Báo.Cả 3 tài liệu trên đều là cơng
trình của người nước ngồi được dịch sang tiếng Việt.
6


Những tác phẩm kể trên là kết quả quá trình tìm tịi nghiên cứu lâu dài
của các tác giả đã đưa người đọc khám phá ra nhiều điều mới mẻ trong các
quan niệm của F.Nietzsche. Các tác phẩm có đóng góp lớn trong q trình
nghiên cứu triết học F.Nietzshce lại xuất hiện trong vài chục năm trở lại đây,
khi triết học hiện đại là trung tâm của tất cả các nghiên cứu. Trong những
nghiên cứu về Triết học hiện sinh[4]của Trần Thái Đỉnh xuất bản năm
1967tác giả cũng đã cho người đọc thấy một khía cạnh mới của triết học
F.Nietzsche khi đánh giá F. Nietzsche là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh vô
thần. Tác giả không thông qua cuộc đời của F.Nietzsche để nhận định những

quan điểm của triết gia này, ông nêu lên những quan điểm nổi bật trong tất cả
các tác phẩm của F.Nietzsche như phê phán những giá trị cổ truyền và triết lý
người hùng. Những phân tích của tác giả Trần Thái Đỉnh cho đọc giả thấy
được rõ nhất những nội dung quan trọng trong triết học F.Nietzsche, phê phán
là nội dung quan trọng trong triết học F.Nietzsche để muốn mọi người nhận
thấy những giá trị vô song của cuộc đời. Trần Thái Đỉnh đã cho người đọc
thấy ngòi bút phê phán của F.Nietzsche dù muốn bảo vệ con người nhưng
những từ ngữ F.Nietzsche dùng để phê phán lại có phần gay gắt và mang
trong nó mầm mống của tội ác.
Nổi lên trong những nghiên cứu về F.Nietzsche phải kể đến tác
phẩmPhridrich F.Nietzsche[1] của Lưu Căn Báo được xuất bản năm 2004 khi
triết học hiện đại đang được các triết gia nghiên cứu nhiều. Tác phẩm được
viết dựa trên những dấu mốc quan trọng của cuộc đời F.Nietzsche. Những
quan niệm của Nietzsche dần dần được mở ra dựa trên những biến cố lớn
trong cuộc sống của ông, từ quãng thời gian ở trường đại học đến những ngày
tháng phiêu bạt đều được F.Nietzsche kể lại trong tác phẩm của mình và điều
này đã được Lưu Căn Báo đúc rút lại trong tác phẩm Phridrich F.Nietzsche.

7


Triết học F.Nietzsche hiện lên một cách rõ nét thông qua những đặc điểm về
con người, tính cách và các biến cố lớn xảy ra trong cuộc đời ông.
Tác phẩm F.Nietzsche triết nhân và thi nhân[13] của Trần Thanh Hà
được xuất bản năm 2009 đã đưa người đọc đến với cái nhìn khác về con
người và sự nghiệp của F.Nietzsche. Trong tác phẩm này tác giả đã có nhìn
nhận khác về cuộc đời đầy thăng trầm của F.Nietzsche thông qua nghiên cứu
những mối quan hệ của ơng, đây cũng chính là tiền đề cho sự ra đời những
quan điểm vô cùng quan trọng của F.Nietzsche. Tác giả đã cho thấy những
yếu tố ảnh hưởng đến triết học của F.Nietzsche như cuộc đời đầy bất hạnh,

những mối quan hệ với Schopenhauer hay Wagner và điều quan trọng là bối
cảnh xã hội phương Tây cũng ảnh hưởng vô cùng lớn đến những tác phẩm
của F.Nietzsche. Sau cùng trong tác phẩm, tác giả Trần Thanh Hà đã cho thấy
một con người hoàn toàn khác của F.Nietzsche khi nhìn nhận ơng dưới góc độ
là thi nhân. Con người F. Nietzsche khi là thi nhân có phần dịu dàng, thèm
khát được yêu thương và là một gã si tình biết u tha thiết khác hồn tồn
F.Nietzsche với ngịi bút sắc nhọn và giọng văn phê phán.
Trong những năm gần đây các chủ đề trong triết học F.Nietzsche ngày
càng được nghiên cứu rộng rãi trong các cơng trình của các tác giả lớn như
Lược khảo triết học phương Tây hiện đại[3] của Nguyễn Tiến Dũng và Bùi
Đăng Duy(2003), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại [15] của Đỗ Minh
Hợp (2006)... Các cơng trình này đều ít nhiều đề cập đến những tư tưởng cơ
bản của F.Nietzsche, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng của
F.Nietzsche ở Việt Nam chỉ trình bày ở mức độ lý giải mội số nội dung cơ
bản của triết học F.Nietzsche. Những khía cạnh sâu trong nội dung về con
người của triết học F.Nietzsche vẫn cần được nghiên cứu sâu và làm rõ hơn
trong luận văn này.

8


Trong Triết học phương Tây hiện đại [9] của tác giả Lưu Phóng Đồng
(2004) cũng chỉ ra vai trị của con người theo quan niệm của F.Nietzsche.
Những nội dung quan trọng của triết học F. Nietzsche cũng được tác giả hệ
thống hóa một cách chi tiết. Trong đó, tác giả nhấn mạnh quan điểm phê phán
của F. Nietzsche với tư tưởng văn hóa và đạo đức cũ, đây cũng là phê phán sự
chi phối của siêu hình học truyền thống đối với chủ nghĩa lý tính [9, 141].
Một cơng trình mới được công bố trong năm 2018 được nhiều đọc giả
chú ý đó là Friedrich Nietzsche và những suy niệm bên kia thiện ác[2] của tác
giả Phạm Văn Chung đã cho người đọc cái nhìn sâu sắc nhất về khía cạnh đạo

đức được bàn đến trong tác phẩm "Bên kia thiện ác". Tác giả đã đi sâu phân
tích nội dung ý nghĩa của từ “bên kia thiện ác” để thấy một cách tổng thể tinh
thần của F. Nietzsche khi tạo nên những quan niệm, tư tưởng, tri thức mới với
những khả thể của chúng thuộc các lĩnh vực khác nhau được thể hiện trong
Bên kia thiện ác[2, 57].
Ngồi ra, cịn có rất nhiều các bài tạp chí, luận văn, luận án tập trung
nghiên cứu về quan niệm của F.Nietzsche như: Tư tưởng đạo đức học của
F.Nietzsche trong “Những vấ n đề triế t học phương Tây thế kỉ XX”

đươ ̣c in

trong Kỉ yế u hô ̣i thảo khoa học quố c tế năm 2007 của tác giả Đỗ Minh Hợp,
hay luận văn thạc sĩ Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghiã phi đạo đức
của F .Nietzschedo Nguyễn Thị Thủy thực hiện đã nghiên cứu mô ̣t cách ki ̃
càng vấn đề đạo đức trong triế t ho ̣c F.Nietzsche. Luận văn Vấn đề con người
trong triết học F. Nietzschecủa Hồ Thị Mỹ Tình cũng đã bước đầu khái quát
được những quan niệm của ông về con người, tuy nhiên, sự nghiên cứu đó chỉ
dừng lại ở cái nhìn tiêu cực trong quan niệm của F. Nietzsche về con người
mà chưa thấy được những đóng góp của ơng cho triết học hiện sinh, triết học
đời sống hiện đại. Trong luận văn này, quan niệm về con người của
F.Nietzche sẽ được nghiên cứu dưới một góc nhìn khác, dựa vào bối cảnh của
9


thời đại và những ảnh hưởng của xã hội lúc bấy giờ.Tư tưởng của F.Nietzsche
không chỉ là sự phê phán mà nó cịn bộc lộ những khát khao của cá nhân
muốn vượt qua chính bản thân mình. Như vậy, quan niệm triết học của
F.Nietzsche đã được nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng chưa
có luận văn, luận án nào đi sâu nghiên cứu quan niệm về con người trong triết
học của ơng. Chính vì thế, tơi chọn đề tài nghiên cứu Quan niệm về con người

trong triết học của Friedrich WilhelmNietzsche với mong muốn ít nhiều khỏa
lấp sự trống vắng đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:Làm rõ một số nội dung chính trong quan niệm của
F.Nietzsche về con người, từ đó đánh giá về những giá trị và hạn chế của
chúng.
Nhiệm vụ:
+ Phân tích bối cảnh kinh tế -xã hội, văn hóa - tinh thần ở phương Tây
nửa sau thế kỷ XIX và những tiền đề tư tưởng cho sự đời quan niệm của
F.Nietzsche về con người.
+ Phân tích làm rõ những nội dung chủ yếu của quan niệm F.Nietzsche
về con người: về đạo đức của con người, về ý chí khát vọng quyền lực cá
nhân và về quan niệm siêu nhân.
+ Bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của quan niệm
F.Nietzsche về con người.
4. Cở sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
- Cơ sở lý luận : Luận văn đươ ̣c th ực hiê ̣n trên cơ sở quan đi ểm về con
người của triết học Mác, của chủ nghĩa phi duy lý về con người, về đa ̣o đức,từ đó
tham chiếu quan điểm của triết học đời sống, về lich
̣ sử tư tưởng triế t ho. ̣c

10


- Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sửdụng phương pháp luận biện
chứng duy vật với quan điểm: lịch sử, cụ thể, toàn diện và phát triển.
Ngoài ra luận văn cịn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng
hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh,…
5. Đối tƣơ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u
- Đối tượng: Những nô ̣i dung v ề con người trong triết học F.Nietzsche

được thể hiện trong các tác phẩm chính của F.Nietzsche.
- Phạm vi nghiên cứu: giới hạn chủ yếu ở các tác phẩm đã được dịch ra
tiếng Việt của ông như: Bên kia thiện ác, Buổi hoàng hôn của những thần
tượng, Zarathutra đã nói như thế, Nguồn gốc của bi kịch,Schopenhauer nhà
giáo dục.
6. Ý nghĩa khoa ho ̣c và thƣ̣c tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luâ ̣n văn này góp phần trình bày sâu hơn nội dung
quan niệm con người của F.Nietzsche. Từ đó làm rõ hơn ý nghĩa c ủa những
quan niệm đó đối với triết học hiện sinh và đời sống xã hội hiện đại, đồng thời
gỡ bỏ những cách hiểu sai lệch với quan niệm của F.Nietzsche.
- Ý nghĩa thực tiễn : Luâ ̣n văn có th ể dùng làm tài liệu phục vụ nghiên
cứu và giảng dạy các môn học về con người, lịch sử triết học… góp phầ n
trình bày những quan ni ệm của F.Nietzsche về con ngư ời, từ đó tác giả nhận
thấ y trong quan ni ệm triế t ho ̣c về con ngư ời của F.Nietzsche có chứa đựng
những giá tri ̣về lý tưởng sớ ng, mục đích sống rất sâu sắc và thiết thực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luâ ̣n văn
gồm 2 chương và 7 tiết.

11


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CHO
SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM CỦA F.NIETZSCHE VỀ CON NGƢỜI
1.1.Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa - tinh thần
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy lý nền văn minh kỹ thuật đã trải qua
giai đoạn công nghiệp và những cuộc cách mạng xã hội từ thế kỷ XIX và thế

kỷ XX. Ở giai đoạn này bối cảnh kinh tế xã hội châu Âu đang diễn ra những
biến động về mọi mặt. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới
diễn ra ở nước Anh sau đó lan ra các nước Pháp, Đức, Nga, Mỹ, Nhật… Càng
về sau do điều kiện học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước, thời
gian thực hiện cách mạng công nghiệp diễn ra nhanh hơn và thành quả mà nó
đem lại càng rõ rệt hơn. Cuộc cách mạng cơng nghiệp có ý nghĩa to lớn đối
với q trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Có thể coi cuộc cách mạng này
là sự khởi đầu cho hàng loạt những thay đổi của bộ mặt thế giới sau đó. Trước
hết, cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của chủ nghĩa tư
bản, nó có tác dụng dọn sạch đường cho sự thống trị toàn diện của chủ nghĩa
tư bản. Những thành tựu của cuộc cách mạng này đều được ứng dụng vào sản
xuất dẫn tới sự đột phá trong năng suất lao động, tạo nên một khối lượng của
cải đồ sộ bằng nhiều thế kỷ trước cộng lại. Từ đó, khẳng định ưu thế kinh tế
của chế độ tư bản trước chế độ phong kiến. Sự phát minh ra động cơ hơi nước
có vai trị vơ cùng quan trọng, đây được coi là phát minh có ý nghĩa quốc tế
đầu tiên. Nó được chế tạo ra khơng chỉ cho một vài lĩnh vực mà được áp dụng
phổ biến cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, cũng chính động cơ hơi
nước đã đẻ ra chủ nghĩa tư bản. Khả năng lao động và sáng tạo của con người
được phát huy cao độ, kỹ thuật cơ khí hóa ngày càng sâu rộng trong tất cả các
12


ngành các lĩnh vực.Đây là thời kỳ gắn với những thay đổi, biến động dữ dội
trên mọi mặt ở châu Âu.
Một kỷ nguyên mới bắt đầu: kỷ nguyên của chủ nghĩa duy lý và chủ
nghĩa công nghiệp. Các thành tựu trong khoa học, kỹ thuật, lý thuyết thực
nghiệm đã chi phối các quá trình của xã hội, đem lại sự thay đổi lớn cho
người dân châu Âu [15, 19].Sau gần một thế kỷ với những thay đổi mạnh mẽ
về kinh tế, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã tạo dựng được một khối lượng sản
phẩm khổng lồ bằng tổng khối lượng của cải vật chất của loài người tạo ra

trong lịch sử phát triển. Kết quả của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất
đã làm sụp đổ hồn toàn chế độ xã hội phong kiến và quan hệ sản xuất phong
kiến, thay vào đó là xã hội tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn. Phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu về cơ bản đã được xác lập và phát triển mạnh
mẽ đang từng bước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình so với các phương
thức sản xuất trước đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế thì đời
sống tinh thần của người dân châu Âu cũng có những mâu thuẫn gay gắt trong
nhiều lĩnh vực đặc biệt là về chính trị, tơn giáo. Đời sống của người dân trở
nên căng thẳng, nhạy cảm và phức tạp hơn.
Từ sự thay đổi một cách chóng mặt của kinh tế đã làm biến đổi sâu sắc
đời sống chính trị, văn hóa, xã hội về cả tích cực lẫn tiêu cực. Điều dễ dàng
nhận thấy nhất trong sự đi lên của xã hội chính là đời sống con người ngày
càng được nâng cao. Khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm giảm bớt sự tham gia
của con người vào quá trình sản xuất đồng thời nâng cao được chất lượng sản
xuất. Tuy nhiên nền sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao càng làm
cho sự phân chia giai cấp, sự phân hóa giàu nghèo trở nên gay gắt. Nông dân
thời kỳ này rơi vào bần cùng hóa và trở thành người khơng có tư liệu sản xuất
và buộc họ phải bán sức lao động đi làm th là chủ yếu. Sự bùng nổ của q
trình đơ thị hóa đã khiến cho tỉ lệ dân thành thị tăng đột biến và dân cư sống ở
13


nơng thơn giảm nhanh. Đây chính là ngun nhân dẫn đến sự ô nhiễm và các
tệ nạn xã hội gia tăng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, sự phân
biệt giữa các giai tầng trong xã hội trở nên sâu sắc.
Những thay đổi lớn về kinh tế dẫn đến sự thay đổi trong tư tưởng.
Trước sức ép của những hoạt động kinh tế, pháp luật đã được xây dựng nhằm
điều tiết các hoạt động kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp cầm
quyền. Các thiết chế tôn giáo lớn đang mất dần ảnh hưởng. Nếu như trước

đây tơn giáo nắm vai trị thống trị trong đời sống tinh thần thì giờ đây khi
khoa học kỹ thuật phát triển, đã khiến những thiết chế xã hội dần thay đổi
theo hướng duy lý và làm lung lay vai trò của giáo hội. Đời sống tinh thần của
người dân châu Âu thay đổi, họ khơng cịn tin tưởng tuyệt đối vào quyền lực
của Chúa, chỗ dựa tinh thần của nhân dân châu Âu là Kitô giáo cũng dần
giảm sút. Người châu Âu lúc này được sống trong tư duy lý tính khi những
chân lý khoa học đang dần thay thế cho những câu chuyện thần thoại của tôn
giáo.Con người dường như bị phi nhân cách, bị tha hóa; tình trạng xã hội bất
an ngày càng gia tăng. Nghiên cứu sâu vấn đề kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật, Karl
Marx đã chỉ ra mặt trái của nó trong xã hội tư bảnlà những thành tựu khoa học
làm suy đồi những giá trị tinh thần. Xã hội phương Tây tiềm ẩn đầy những
mâu thuẫn châm ngòi nổ cho các cuộc chiến tranh. Trong xã hội phương Tây
lúc này xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới, đặc biệt là trong đời sống tinh thần:
giữa một bên là những quan niệm truyền thống với những tập tục thành kiến
của xã hội cũ đã tồn tại hàng trăm năm với bên kia là xã hội mới hiện đại với
những quan điểm và chuẩn mực mới. Con người lúc này đang đứng giữa sự
khủng hoảng về giá trị, điều này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà tư tưởng là phải
xác lập hệ thống giá trị chuẩn mực. Auguste Comte (1799 - 1857) đã thể hiện
sự tin tưởng vào những tiến bộ của khoa học và lợi ích mà kỹ thuật đem lại.
Ơng đã đưa ra phân kỳ lịch sử gồm ba thời kỳ: thời kỳ thần học, thời kỳ siêu
hình học, thời kỳ khoa học hay còn gọi là thời kỳ thực nghiệm. Vào thời kỳ
14


thứ ba, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, về mặt tư tưởng, các trào lưu
triết học mới cũng phát triển mạnh.
Ở thế kỉ XIX, trong khi hầu hết các nước đều chọn con đường tư bản
chủ nghĩa và đạt được những thay đổi rõ rệt về kinh tế thì ở Đức mọi
thứdường như chưa có sự thay đổi rõ ràng. Sau cách mạng 1848, nền đại công
nghiệp Ðức bắt đầu phát triển nhanh chóng, đặc biệt ở Phổ. Có thể nói rằng

thời kỳ này Ðức từ một nước nông nghiệp chuyển sang một nước công
nghiệp. Giữa thế kỷ XIX, tồn bộ nước Ðức được lơi cuốn vào cao trào cách
mạng cơng nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng thủ cơng nghiệp gia đình vẫn cịn
tồn tại khá nhiều và trước sự phát triển của công nghiệp, các ngành thủ công
nghiệp ở Ðức cũng bị phá sản trầm trọng. Trong đời sống chính trị tư tưởng
nhân dân Đức đang bị chi phối bởi triết học duy tâm và tô n giáo , đă ̣c biê ̣t là
triế t ho ̣c của Hegel . Lúc này ở Đức n ổi lên ba khuynh hướng đáng chú ý sau
đây: xét lại truyền thống nhưng không vượt khỏi truyền thống; đối lập với
truyền thống; chiết trung và cải lương. Từ đó , có thể thấ y đời số ng tinh thầ n
của nhân dân, xã hội Đức hoàn toàn bị tê liệt. Ngay cả những người đấ u tranh
chố ng tôn giáo cũng không thoát khỏi hê ̣thố ng triế t ho ̣c của Hegel.
Ngày nay, người ta vẫn nhìn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
với con mắt đầy cảm phục. Sự thay đổi cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang
công nghiệp, vai trị của cơng nghệ trong sản xuất được chú trọng, nhân tố
con người giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển công nghệ hiện đại. Những
thành quả mà nó đem lại cho xã hội thời kỳ đó nói chung và nền tảng của kinh
tế thế giới sau này là không thể phủ nhận.Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật
đã góp phần làm thay đổi cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, nhưng
cũng vì nó mà giá trị nhân phẩm tương lai nhân loại bị ảnh hưởng. Các giá trị
truyền thống trước kia bị phá bỏ. Con người châu Âu bàng hoàng, rơi vào
cuộc khủng hoảng tín ngưỡng, khủng hoảng giá trị chưa từng có. Từ những
15


rạn nứt của xã hội bấy giờ, nhiều chủ thuyết triết học, xã hội học ra đời chống
lại chủ nghĩa cơng nghiệp, chủ nghĩa duy lý, tìm ra con đường thoát khỏi
khủng hoảng. Kierkegaad và F. Nietzsche là những nhà triết học đời sống đã
cố gắng xây dựng lại các giá trị của đạo Kitơ giáo.
1.1.2. Bối cảnh văn hóa - tinh thần
F.Nietzsche nhận ra những gì đang diễn ra trong xã hội hiện đại, những

tiến bộ về mặt vật chất không tự thân dẫn đến những tiến bộ về mặt tinh thần.
Mà con người ngày càng chịu nhiều những áp bức bất công của giai cấp thống
trị trong xã hội. Do vậy, một nhiệm vụ mà con người cần thực hiện là giải
phóng mình khỏi sự áp bức bên ngoài. Một thực trạng quan trọng nữa là xã
hội hiện đại đặt ra vấn đề tự do bên trong của con người. Triết học con người
F.Nietzsche ra đời để đặt lại những giá trị trong xã hội và giải phóng con
người khỏi những gì đang tồn tại.Triết học con người của F.Nietzsche cũng là
một bước ngoặt trong quan niệm triết học về con người. Nó buộc người ta bắt
đầu thừa nhận cần phải xem xét con người một cách cụ thể và sâu sắc hơn so với
trước đây bằng những quan niệm về triết học siêu nhân và đạo đức con người.
F. Nietzsche sống ở thời kỳ mà những quyền cơ bản của con người đang
dần mất đi. Từ cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX, các cuộc cách mạng
dân chủ tư sản dành được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng đã liên tiếp nổ
ra ở nhiều nước châu Âu và thu được nhiều thắng lợi về mọi mặt. Giai cấp tư
sản đang tạo dựng lòng tin trong nhân dân bằng những khẩu hiệu “Tự do –
Bình đẳng – Bác ái”. Tất cả mọi mặt đời sống ngưởi dân châu Âu đều thay
đổi, chính chế độ tư bản đã tạo nên sự thay đổi đó và đạt được những thành
tựu phát triển kinh tế to lớn. Sau khi giai cấp tư sản làm chủ về kinh tế, họ đã
làm chủ cả chính trị, từ lúc đó chính các tập đồn tư sản bắt đầu bộc lộ bản
chất độc tài với sự bóc lột dã man đối với nhân dân lao động. Tất cả những
khẩu hiệu mà giai cấp tư sản nêu lên nhằm mục đích tạo dựng niềm tin đều đã
bị sụp đổ[15, 28].
16


Mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội mới văn minh và tiến bộ
hơn đều bị tan vỡ. F. Nietzsche là người đã nhìn thấy những mặt hạn chế của giai
cấp tư sản, từ đó ơng muốn làm rõ bộ mặt thật mà xã hội tư sản đang che giấu.
Thứ nhất: khi xã hội tư sản phát triển và trở nên thắng thế cũng là lúc
xã hội cơng nghiệp hiện đạiđược hình thành. Một trong những nội dung của

nền công nghiệp hiện đại lúc này là muốn khẳng định sức mạnh của mình
bằng cách đề cao vai trị của máy móc và cho rằng như thế nghĩa là nhân dân
lao động sẽ được giải phóng khỏi tình cảnh nô lệ cho tầng lớp địa chủ thống
trị. Họ chỉ thấy máy móc đang dần thay thế cho sức lao động của con người,
con người được tự do và giảm bớt sức lao động [15, 21]. Nhưng F. Nietzsche
đã thấy được hậu quả của nền công nghiệp hiện đại khi máy móc làm chủ.
Nhân dân lao động khơng bị lệ thuộc vào chủ như xã hội phong kiến mà lệ
thuộc vào máy móc. Con người lúc này chịu một tầng nô lệ nữa dưới đồng
tiền do cơ chế thị trường của xã hội công nghiệp hiện đại gây nên. F.
Nietzsche nhận thấy sự tự do thực sự của con người là khi con người tự chủ
lấy mình mà khơng chịu tác động của hoàn cảnh xã hội. Cùng với đó, xã hội
do giai cấp tư sản làm chủ đã đặt ra hàng loạt những nguyên lý đạo đức, thể
chế nhà nước, các quy định về tôn giáo, pháp luật bắt con người phải tuân
theo. Con người luôn bị ràng buộc trong các nguyên tắc luật lệ hà khắc nên
không thể gọi đó là xã hội tự do như giai cấp tư sản rêu rao.
Thứ hai: Từ khi loài người xuất hiện mọi sự bình đẳng chỉ là tương đối.
Vậy mà ở chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản lại nêu ra khẩu hiệu bình
đẳng, đây phải chăng là một chiêu bài mà giai cấp tư sản đưa ra để thống trị
xã hội. Sự bình đẳng tuyệt đối chưa bao giờ tồn tại trong xã hội loài người bởi
những kẻ mạnh luôn là người nắm giữ quyền lực và gây áp lực lên kẻ yếu.
Đây chính là những gợi mở cho sự hình thành quan niệm về ý chí quyền lực
cá nhân của F. Nietzsche. Ơng thấy rằng trong xã hội nào cũng vậy bản chất
17


của những người cầm quyền là sự sở hữu nhằm tạo dựng nên những nhà nước
độc quyền.
Giai cấp tư sản lúc này đề cao tinh thần bác ái, khi mọi người dân đã
thấm nhuần tinh thần bác ái thì họ có thái độ nhẫn nhịn và cam chịu, đây
chính là cơ sở cho giai cấp tư sản thao túng. Sự tự do – bình đẳng – bác ái

giúp F. Nietzsche xây dựng nên tư tưởng về quyền tự do cá nhân, quyền tự do
cá nhân ở đây không phải là việc con người sử dụng bạo lực, phi nhân tính mà
F. Nietzsche nhìn vào mặt trái của giai cấp tư sản, phủ nhận mặt trái của
những gì giai cấp tư sản tuyên bố. Xã hội tư sản được xây dựng trên nền tảng
của chủ nghĩa duy lý, sự ra đời của xã hội mới bao giờ cũng dựa trên một hệ
quả tất yếu nào đó. Ở thời kỳ này, con người đang được sống trong giai đoạn
đầu của thời đại văn minh công nghiệp, nền văn minh công nghiệp hiện đại đã
đem lại cho con người nhiều giá trị to lớn, nhưng những mặt trái nó đem lại
cho xã hội cũng khơng nhỏ. Con người bị đặt trong hồn cảnh sống làm nơ lệ
về tinh thần, đây chính là điều khoa học tự nhiên không giải quyết được. Các
nhà triết học thời kỳ này bắt đầu đưa ra các học thuyết, quan điểm để đưa con
người thoát khỏi sự cám dỗ hư ảo bên ngoài mà xã hội tư bản tạo nên và quay
trở về với chính con người bên trong của mình. Khi khoa học cơng nghệ phát
triển mạnh mẽ con người đặt niềm tin tuyệt đối vào những gì khoa học đem
lại mà khơng màng đến sự hao mòn dần những giá trị nhân văn cổ truyền hay
giá trị đạo đức thiện ác. Điều này có thể dẫn đến hậu quả làm mất đi tính nhân
văn trong các mối quan hệ xã hội đương thời. Những hạn chế của chế độ tư
bản và giai cấp tư sản bộc lộ ngày càng rõ ràng, chủ nghĩa duy lý với tư cách
là hình thái ý thức cũng chứa đựng những mâu thuẫn bên trong vô cùng quan
trọng. Cho đến giữa thế kỷ XIX khi các cuộc cách mạng tư sản châu Âu ở
Anh, Pháp, Đức dần lắng xuống, chế độ tư bản chủ nghĩa chính thức được xác
lập thì những hạn chế của chúng mới bắt đầu bộc lộ rõ nét. Xã hội hiện đại mà
18


nhà nước tư sản và chủ nghĩa duy lý đem lại cho người dân khơng phải là
hạnh phúc tồn diện và sự phát triển đầy đủ về ý thức con người mà thay vào
đó là những khổ đau và sự tha hóa nhân cách con người. Có thể nói từ đây
chủ nghĩa tư bản ngày càng mất dần vị trí thống trị, con người mất dần niềm
tin vào chủ nghĩa duy lý. Trong bối cảnh đó, ở các nước phương Tây dấy lên

làn sóng phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy lý truyền thống mà F. Nietzsche
cũng là người tham gia tích cực.
Một trong những mục tiêu của các nhà triết học thời kỳ này chính là
phá vỡ cơ sở của chủ nghĩa duy khoa học khi xã hội đặt những thành tựu về
khoa học lên hàng đầu, những tư tưởng của các nhà triết học cho thấy họ đang
loại dần đi sự thống trị của yếu tố khoa học, loại bỏ đi quyền lực của chủ
nghĩa cơ giới. Những thành tựu khoa học kỹ thuật thể hiện là nhân tố làm
phức tạp hơn nữa bối cảnh tinh thần đang ngày càng trở nên phong phú và rối
rắm hơn rất nhiều so với trước kia. Quyền lực của kỹ thuật đặt ra vơ số vấn đề
gay gắt nhất, địi hỏi cần phải được giải quyết. Chỉ cần nhắc đến nguy cơ
chiến tranh hạt nhân và hiểm họa sinh thái là ai cũng thấy rõ, song những vấn
đề đó chỉ là một phần của vơ số vấn đề tồn cầu đang thật sự đe dọa đến sự
tồn tại của loài người [15, 34]. Ở thời đại này vấn đề đặt ra trong xã hội là
phải giải phóng con người ra khỏi thế giới quan tơn giáo, giải phóng con
người khỏi sự nơ dịch của máy móc từ đó đặt con người vào vị trí trung tâm
của xã hội.
Nền văn minh phương Tây bắt đầu từ Socrates và Cơ đốc giáo đã làm
con người ngày càng rơi vào trạng thái trụy lạc và tha hóa. Sự suy đồi những
giá trị của con người đã manh nha từ hàng trăm năm nhưng nó như dồn dập
hơn vào thời gian cuối thế kỷ XIX. Phương Tây thời kỳ này đối mặt với sự
sụp đổ của nền văn minh đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ và sự trỗi dậy của chủ
nghĩa hư vô. Nền văn hóa chân chính có sức sáng tạo bị suy tàn, văn hóa con
19


bn xâm nhập vào các đơ thị, cùng với nó là sức sống và xung động bản
năng con người bị bóp nghẹt, con người lâm vào trạng thái bị tê liệt, sống
khơng có mục đích, khơng có tự do. Khoa học kỹ thuật mặc dù đạt những
thành tựu vượt bậc nhưng tinh thần của con người thì lại ngày càng nghèo
nàn. Trong Fridrich Nietzsche, Lưu Căn Báo đã nói rằng: “Nếu thần sáng tạo

ra tất cả, thế thì tại sao lồi người khơng biến thành những con vật đớn hèn
chỉ dựa vào bố thí, giống như những người truyền giáo suốt ngày chỉ quỳ lạy
cầu xin vơ tích sự. Chúng ta đã là người thì cần phải sống ra dáng con người,
hãy đứng lên rời bỏ hạnh phúc nô lệ!” [1, 101]. Những giáo lýmà Cơ đốc giáo
đang ca tụng đã bộc lộ tính giả dối và dần sụp đổ. Con người dần mất đi chỗ
dựa về tinh thần và lý tưởng do đó cũng mất đi những giá trị truyển thống
[1,13-14].
Ở nửa sau thế kỷ XIX, nước Đức thực hiện sự thống nhất từ trên xuống
dưới, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nước phát triển nhanh chóng và từ
chủ nghĩa tư bản tự do nước Đức đi rất nhanh lên chủ nghĩa đế quốc, nhưng
chủ nghĩa đế quốc ở Đức được xác lập khi các nước trên thế giới đã chia xong
thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc Đức lúc này thể hiện đặc tính nóng vội bành
trướng lãnh thổ, mở rộng thế lực. Lúc này nước Đức đang ngủ quên trong
chiến thắng. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận chính trị khơng có nghĩa
đi kèm với thắng lợi về văn hóa. Những thắng lợi về chính trị đang dần hủy
diệt tinh thần nước Đức. Nền văn hóa Đức dần mai một, khơng cịn ý nghĩa,
khơng thực chất.
Đến nửa sau của thế kỷ XIX nhất là những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, hàng loạt những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Đức ngày càng
nổi lên gay gắt, niềm tin của mọi người vào lý tưởng quốc gia và xã hội lý
tính mà các nhà tư tưởng tán dương đã lụi tàn, tính hạn chế của siêu hình học
truyền thống, của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa lý tính đã bộ lộ rõ
20


ràng. Trường phái triết học Hegel từng chiếm địa vị thống trị trong triết học
Đức nay đã đến thời kỳ suy tàn, làn gió chuyển hướng trong lĩnh vực triết học
ở Đức và các nước phương Tây nổi lên mạnh mẽ. Các vấn đề trong xã hội
như tự do, giá trị, sự sống, lịch sử và văn hóa đang dần thay thế cho các vấn
đề siêu hình học truyền thống. Các nhà triết học tập trung nghiên cứu về con

người, về ý chí về sức sống của con người đã trở thành trào lưu có ảnh hưởng
rộng rãi trong bối cảnh đó.
F. Nietzsche đã nhận thấy những quan niệm trật tự và đạo đức được lý
tính thần thánh hóa trước đó nay đã bộc lộ những mặt tiêu cực, ngày càng trở
nên mâu thuẫn gay gắt với hiện thực. F. Nietzsche nhận định rằng phải đánh
giá lại những giá trị cổ truyền xưa cũ, chỉ ra con đường mới trong tương lai là
việc làm bức thiết nhất đối với các nhà tư tưởng. Những đòi hỏi này xuất hiện
ngay từ thời Schopenhauer khi nó cịn chìm đắm trong chủ nghĩa duy lý. Đến
nay nền văn minh phương Tây đã bước vào giai đoạn thay đổi nhiều chưa
từng có. F. Nietzsche đã cho thấy sự nhanh nhạy của mình khi chỉ ra những
biểu hiện đặc trưng của con người ở thế kỷ XIX. Con người đang sống trong
sự sa đọa và chủ nghĩa hư vô đang làm chủ đời sống tinh thần của con người,
nó làm cho con người mất niềm tin vào sức sống của mình, làm cho con
người trở thành nô lệ trước sức mạnh của kẻ khác không có khả năng trống đỡ
và mất đi quyền tự do. Chính vì lẽ đó trong các tác phẩm của F. Nietzsche
hiện lên rõ nét nhất là tính chất phê phán những sai lầm của chủ nghĩa duy lý.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời triết học F.Nietzsche về con ngƣời
1.2.1. Nhân sinh quan trong triết học Hy Lạp cổ đại
Trong lịch sử văn minh thế giới, văn minh Hy Lạp với những thành tựu
tuyệt vời và phong cách đặc sắc đã tạo nên một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối
với phương Tây nói riêng và tồn thể nhân loại nói chung. Hy Lạp cổ đại là
cái nơi của nền văn minh phương Tây. Khơng có Hy Lạp cổ đại thì khơng thể
21


tưởng tượng được văn minh phương Tây sẽ như thế nào và rõ ràng, châu Âu
ngày nay mang dấu ấn truyền thống của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Điều
đặc biệt chính là việc nền văn minh Hy Lạp cổ đại xuất hiện một cách hết sức
đột ngột và có thể xem đó là một bí mật vẫn cần được các nhà nghiên cứu,
nhà khoa học tiếp tục giải mã. F.Nietzsche coi nền văn minh Hy Lạp là nền

văn minh đẹp nhất, được nhiều người thèm muốn nhất. Người Hy Lạp đã sử
dụng nghệ thuật để chế ngự nỗi đau, nỗi bi quan của mình. Hình ảnh thần
rượu Dionysus và thần mặt trời Apollo là những vị thần tượng trưng cho
những mặt đối lập nhau trong xã hội. Đây cũng là hai khái niệm quan trọng
trong triết học về con người của F.Nietzsche. Cuộc chiến trong xã hội Hy Lạp
cổ đại chính là việc giải quyết mối quan hệ đối kháng giữa thần mặt trời và
thần rượu. Theo F.Nietzsche thần mặt trời tượng trưng cho ánh sáng, cho
những gì được coi là cái đẹp trong cuộc sống. Ngược lại thần rượu thì lại
tượng trưng cho những gì đau khổ, bế tắc, bi kịch của con người. F.Nietzsche
cho rằng những người Hy Lạp kết tinh những đức tính kiên cường, hoan lạc
nhưng cũng từng có những đau khổ, bi kịch; từ đó họ chính là những người
hiểu sâu sắc nhất cuộc sống nơi trần thế. Hai vị thần này là hai thế lực đối lập
vừa mâu thuẫn nhưng cũng vừa hỗ trợ bổ sung cho nhau. Theo F.Nietzsche,
triết học phải là nền triết học có cả hai yếu tố của thần rượu và thần mặt trời.
Cuộc đời của Dionysos là một chuỗi những khổ đau bi thảm nhưng ông
vẫn vươn lên hưởng thụ những thú vui của cuộc đời mà khơng có một chút
ốn hận. Những gì Dionysos làm là nhìn vào sự đau khổ và tìm cách chống lại
sự đau khổ đó và thấy được những lạc thú ở trần thế để tiếp tục sống chứ
không phải là thái độ phủ định lại sự đau khổ đấy. Thái độ sống của Dionysos
chính là cơ sở để thơng qua đó F. Nietzsche đưa ra quan niệm về tự do về ý
chí sống của con người.

22


Dionysos là một nhân cách khá phức tạp trong các vị thần, nhưng ơng
là vị thần thể hiện được tính thống nhất của tất cả mọi thực thể và là hiện thân
của sự sống. Bởi, dù phải trải qua nhiều đau khổ, mất mát, hy sinh nhưng thần
vẫn khẳng định và xác nhận cuộc sống. Từ đây F. Nietzsche cũng bộc lộ sự
cơng kích của mình với những quan niệm lạc hậu của Kitô giáo, những niềm

vui sự tốt đẹp của sự sống đều đã bị giáo lý của Kitô giáo biến thành những
điều xấu xa dẫn đến hủy hoại con người. Thần Dionysos đã gợi mở trong F.
Nietzsche những quan niệm về sức sống mãnh liệt của con người qua sự tái
sinh của Dionysos.
Bên cạnh hình ảnh của Dionysos là hình ảnh vị thần của ánh sáng, lý
tính, cái đẹp, trật tự – thần mặt trời Apollo. Theo F. Nietzsche, thần mặt trời
là tượng trưng của ngoại quan đẹp, còn ngoại quan của cái đẹp về bản chất là
một loại ảo tưởng của con người. Theo tinh thần Apollo, rằng con người, cuộc
sống và định mệnh của hắn nằm ở trong quyền lực của những nguyên động
lực tăm tối. Dù bị chi phối và điều khiển bởi những ác lực như thế, nhưng con
người cổ đại Hy Lạp, bằng sự lý giải của lý tính, vẫn có thể duy trì cuộc sống
lạc quan, yêu đời trước những nghịch cảnh của sự đau khổ. Trước ngưỡng cửa
của đền thờ Apollo tại Delphi, có ghi khắc hai phương châm: “hãy tự biết
mình” và “hãy tiết độ”.
Đây là hai kim chỉ nam để sống, để biết vai trò và bản chất của ta ở
thân phận hữu tử làm người, tức là đã mang kiếp làm người thì phải chấp
nhận tính hữu tử của mình, chấp nhận mọi khổ lụy, thử thách, hạn hữu và sự
mong manh, dòn mỏng của kiếp người. Hãy lạc quan, bằng lòng và an phận
với mọi gian khổ, phải sống tiết độ, tìm cách trốn tránh chúng chỉ là khổ lực
hồi cơng, nếu khơng muốn nói là căn nguyên của bi quan, tuyệt vọng. Tinh
thần của Thần mặt trời dạy cho con người giữ vững sự sống cá thể, lưu giữ
lấy ảo mộng, quên đi đau khổ của cuộc sống – đây được coi là một loại nhân
23


×