Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

BÙI THỊ BÍCH HƯỜNG

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUN ĐỀ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THƠNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

BÙI THỊ BÍCH HƯỜNG

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUN ĐỀ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THƠNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 62.30.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đậu Ngọc Đản

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tơi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đậu Ngọc Đản – Ngun
Tổng biên tập Tạp chí truyền hình thuộc Đài THVN. Các số liệu phân tích và
đánh giá trong luận văn là dựa trên cơ sở thực tế nghiên cứu, trung thực và
khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về cơng trình của mình.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Bích Hường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đậu Ngọc Đản - người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này với đề tài: Sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cơ giáo trong khoa Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã giảng dạy và
hướng dẫn tơi tận tình, giúp tơi có cách nhìn khoa học về sản xuất truyền hình
trong bối cảnh truyền thơng mới.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Phim tài liệu và phóng
sự (Ban Biên tập chương trình truyền hình chuyên đề cũ), Đài Truyền hình
Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Bích Hường


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn .................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH
VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUN ĐỀ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THƠNG ĐA PHƯƠNG TIỆN .............. 10
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ................................................... 10
1.2. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình trong bối cảnh
truyền thông đa phương tiện .................................................................... 22
1.2.1. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình ........................... 22
1.3. Tiêu chí để xây dựng chương trình truyền hình chuyên đề trong
bối cảnh truyền thông đa phương tiện..................................................... 25
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 27
Chương 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH CHUYÊN ĐỀ TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN .............................. 28
2.1. Giới thiệu tổng quan về Đài Truyền hình Việt Nam và Trung tâm
Phim tài liệu và phóng sự .......................................................................... 28
2.1.1. Đài Truyền hình Việt Nam ............................................................. 28
2.1.2. Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự ............................................. 33
2.2. Nội dung và hình thức các chương trình truyền hình chuyên đề .. 33
2.2.1 Nội dung các chương trình truyền hình chuyên đề ......................... 34


2.2.2 Hình thức các chương trình truyền hình chuyên đề........................ 49

2.3. Quy trình tổ chức sản xuất các chương trình trùn hình chun
đề trong bối cảnh trùn thơng đa phương tiện..................................... 58
2.4. Thành công và hạn chế trong phương thức sản xuất chương trình
truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện... 67
2.4.1. Thành công ..................................................................................... 67
2.4.2. Hạn chế........................................................................................... 70
2.4.3 Nguyên nhân .................................................................................... 71
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 75
Chương 3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH CHUN ĐỀ TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THƠNG
ĐA PHƯƠNG TIỆN ..................................................................................... 76
3.1. Những vấn đề đặt ra ........................................................................... 76
3.2. Giải pháp ............................................................................................. 81
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Internet ra đời đã tạo được bước đột phá mang tính cách mạng trong
truyền tải và thể hiện thông tin từ những năm 2000 đến nay. Sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện đại đã tác động mạnh đến truyền
thông. Hiện nay, trên thế giới, một cơ quan báo chí có thể sở hữu nhiều loại
hình báo chí khác nhau, từ báo in, báo điện tử và truyền hình. Bước tiến đó
giúp công chúng trong thời đại truyền thông đa phương tiện được thụ hưởng
rất nhiều lợi ích mà xu thế truyền thông hiện đại này mang lại. Sự xuất hiện
của báo điện tử, mạng xã hội…trên nền tảng internet đã khiến thị hiếu của
khán giả xem truyền hình thay đổi, khơng chỉ trung thành với chiếc Ti vi gia

đình mà thay vào đó, chỉ bằng một thiết bị cầm tay thông minh như máy tính
bảng, điện thoại smartphone…khán giả đã có thể xem truyền hình trực tuyến
hay xem lại qua dạng video. Công nghiệp 3.0 và bây giờ là 4.0 đã làm thay
đổi cách thức truyền thông trên thế giới. Truyền thông đa phương tiện đã làm
thay đổi bộ mặt truyền thơng tồn cầu, con người được thụ hưởng thơng tin
một cách chủ động và thông minh nhất, tuy nhiên điều này cũng tạo ra những
thách thức lớn cho những người làm báo nói chung và báo truyền hình nói
riêng. Để có được thị phần công chúng, các đài truyền hình, đặc biệt là các
chương trình truyền hình chuyên biệt không thể không tính đến việc xây dựng
cách thức sản xuất mới, hiện đại hơn, nâng cao chất lượng từng sản phẩm, tác
phẩm truyền hình. Đây là yêu cầu bắt buộc để tồn tại, nâng cao khả năng cạnh
tranh và thực hiện sứ mệnh phục vụ công chúng.
Đối với báo chí truyền hình thì chương trình truyền hình chuyên đề
được quan tâm và sử dụng nhiều ở tất cả các kênh truyền hình, đài truyền hình
hiện nay. Sự hiện diện của chương trình truyền hình chuyên đề nhiều như vậy
ở các kênh truyền hình xuất phát bởi lượng thơng tin được truyền tải nhiều, đa

1


dạng, phong phú, sinh động và có chiều sâu. Vì vậy chương trình truyền hình
chuyên đề được khán giả đánh giá cao. Một số chương trình truyền hình
chuyên đề độc đáo, mới mẻ, có sự đầu tư trong quá trình sản xuất bao giờ
cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất định, tạo hiệu ứng xã hội
cao. Nếu chương trình thành cơng, nó có thể nâng cao nhận thức, làm thay đổi
hành vi của công chúng và tác động của nó sâu sắc hơn so với việc sử dụng
các thể loại báo chí khác trong truyền tải thơng tin. Vì vậy nâng cao chất
lượng chương trình truyền hình chuyên đề cũng là cách để cải thiện nội dung
kênh truyên hình, thu hút khán giả quan tâm theo dõi. Đây là mối quan hệ
mang tính biện chứng lẫn nhau.

Tuy nhiên, một vài năm gần đây, sự lên ngôi của báo điện tử, mạng xã
hội và các loại hình truyền thơng đa phương tiện khác đã khiến truyền hình
nói chung và chương trình truyền hình chuyên đề nói riêng phần nào mất đi
lượng khán giả nhất định. Chương trình truyền hình chuyên đề của Đài
Truyền hình Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Nếu khơng thay đổi
theo hướng đi mới và nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thông tin của công chúng, những chương trình chuyên đề của Đài Truyền
hình Việt Nam sẽ mất đi một lượng lớn khán giả. Để thu hút cơng chúng về
mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và doanh thu quảng cáo, một trong
những vấn đề sống còn của Đài Truyền hình Việt Nam là sản xuất chương
trình truyền hình chuyên đề theo hướng đi mới, bắt kịp xu thế của thời đại.
Từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương
tiện” để chỉ ra và phân tích những ưu điểm, hạn chế, thực trạng chất lượng
chương trình truyền hình chuyên đề qua khảo sát tại và Trung tâm Phim tài
liệu & Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) - Đài Truyền hình Việt Nam. Từ
đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục làm cơ sở cho việc đổi
mới cách thức sản xuất, nội dung, hình thức thể hiện và các giải pháp cơ bản,
2


để những người làm truyền hình tham khảo và thực hiện chương trình truyền
hình chuyên đề đạt chất lượng cao. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng
chương trình truyền hình chuyên đề nói chung và các sản phẩm tại Trung tâm
Phim tài liệu & Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) – Đài Truyền hình Việt
Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Thực tế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, sách, các bài viết
của các nhà báo, nhà khoa học, nhà quản lý về chương trình truyền hình nói
chung và chương trình truyền hình chuyên đề nói riêng. Cụ thể như:

- Giáo trình Báo chí Truyền hình do PGS.TS Dương Xuân Sơn chủ
biên - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009 đã chỉ ra những lý
thuyết căn bản về Truyền hình. Trong đó có nói sâu về phim tài liệu truyền
hình, một thể loại gần gũi với chương trình truyền hình chuyên đề.
- Cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh,
Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin 2003 đã nói sâu về việc tổ chức sản xuất
một chương trình truyền hình, bao gờm đầy đủ các thể loại: Tin, phóng sự
truyền hình, chương trình truyền hình thực tế… Cuốn sách cung cấp những
kiến thức sâu sắc về các khâu để cho ra đời một sản phẩm báo chí truyền hình
hồn chỉnh.
- Cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường)”
của PSG.TS. Nguyễn Văn Dững do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành
năm 2011 đã cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn báo chí Việt Nam.
Trong đó, tác giả cũng dành vài trang viết để nhận định về truyền thông đa
phương tiện. Theo tác giả, truyền thông đa phương tiện là thế mạnh nổi trội
của báo điện tử.
- Trên Tạp chí Cộng sản, số 15 – năm 2015, GS.TS Tạ Ngọc Tấn có bài
viết “Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của đất nước”. Ở bài viết

3


này, tác giả khẳng định: Để bắt kịp xu thế phát triển của truyền thông hiện đại
phải đổi mới báo chí. Các cơ quan báo chí cần đổi mới để thu hút công chúng.
- Tháng 6/2013, Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông – Học viện
Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức hội thảo khoa học “Sự vận động, phát
triển của Báo chí, Truyền thông trong thời kỳ Hội tụ truyền thông, tích hợp
phương tiện”. Tại hội thảo nhiều bài viết có liên quan đến chủ đề truyền thông
đa phương tiện, hội tụ truyền thông đã được đưa ra như: “Xu thế báo chí đa
phương tiện thời truyền thông hội tụ” của TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó

trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
“Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay” do TS. Trương
Thị Kiên – Phó Tổng biên tập tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền viết, TS. Nguyễn Thị Hằng - Viện Nghiên cứu
Báo chí và Truyền thông – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng nêu ra
nhiều vấn đề thú vị trong bài viết “Truyền thông đa phương tiện – Xu thế tất
yếu toàn cầu”… Những bài viết đều nêu ra vấn đề hội tụ truyền thông, truyền
thông đa phương tiện dưới góc nhìn sâu sắc, thấu đáo. Hội thảo thực sự mang
lại những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cả về lý thuyết lẫn hoạt động thực
tiễn liên quan đến xu thế truyền thông đa phương tiện.
- Trong luận văn Thạc sĩ “Xây dựng mơ hình tòa soạn đa phương tiện
của báo Kinh tế và Đô thị”, tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh hoàn thiện năm
2013 cũng nhấn mạnh cần xây dựng mơ hình tòa soạn đa phương tiện tại tờ
báo này. Nhận định này được đưa ra trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu
nhược điểm trong quá trình tổ chức hoạt động tòa soạn Báo Kinh tế và Đô thị.
Giải pháp xây dựng tòa soạn đa phương tiện rất phù hợp với bước phát triển
của tờ báo này.
- Luận văn Thạc sĩ “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Hờng hồn thành năm
2010 đã chỉ ra cách thức sản xuất tin tức đa phương tiện tại tòa soạn báo điện
4


tử. Trên cơ sở khảo sát quá trình sản xuất tin tức tại báo điện tử Vietnam.vn
và VnExpress tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm của tin đa phương tiện hiện
nay từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nội dung các tin bài
multimedia.
- Tác giả Lý Hồng Tú Anh cũng đã nghiên cứu mơ hình tòa soạn đa
loại hình của báo An ninh Thủ đơ trong luận văn “Mơ hình tổ chức tòa soạn
đa loại hình của báo An ninh thủ đô – Thực trạng và vấn đề đặt ra” (2012).

Tác giả đã chỉ ra ưu điểm của sự phối hợp giữa các loại hình trong tòa soạn,
những rào cản trong quá trình phát triển của tòa soạn. Từ đó, tác giả đặt ra
những đề xuất góp phần xây dựng tòa soạn đa loại hình.
- “Đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động của Tòa soạn Báo in trong cơ
quan báo chí đa loại hình” là luận văn của tác giả Nguyễn Quý Hoài thực hiện
năm 2012. Bằng việc đưa ra ví dụ về một số mơ hình cơ quan báo in nằm
trong tòa soạn báo chí đa loại hình tại các nước tiên tiến trên thế giới, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp để đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động của tòa
soạn báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình tại nước ta.
Những cuốn sách, giáo trình, cơng trình nghiên cứu nêu trên đều có góc
độ tiếp cận, cách nhìn khác nhau và đều đề cập những vấn đề lý luận truyền
thông đa phương tiện; về cách thức tổ chức thực hiện các sản phẩm báo chí đa
phương tiện, sản xuất chương trình truyền hình, nâng cao chất lượng sản
phẩm báo chí, truyền thông trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện. Các
tác giải cũng đề cập nhiều đến tòa soạn đa phương tiện dưới nhiều góc độ
khác nhau, cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề sản xuất chương trình truyền hình
chuyên đề trong bối cảnh truyền thơng đa phương tiện và chương trình truyền
hình chuyên đề tại Đài Truyền hình Việt Nam.

5


Có thể nói luận văn này là cơng trình nghiên cứu, đánh giá một cách
toàn diện và thấu đáo về thực trạng quy trình sản xuất chương trình truyền
hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện và những hạn chế
trong việc nâng cao chất lượng chương trình truyền hình chuyên đề trên Đài
Truyền hình Việt Nam. Qua đó, đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao
hơn nữa thể loại chương trình truyền hình chuyên đề trong thời gian tới.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài “Sản xuất chương trình truyền

hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện” cho đến thời
điểm này vẫn có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Ở đây, tác giả có kế
thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, các thầy cô và anh
chị đồng nghiệp đi trước để làm cơ sở lý luận và kinh nghiệm kiên cứu giúp
tác giả thực hiện đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận
văn khảo sát thực trạng sản xuất các chương trình chun đề trong bối cảnh
truyền thơng đa phương tiện, từ đó, làm rõ ưu điểm và hạn chế của việc sản
xuất chương trình truyền hình chuyên đề từ trước đến nay của Trung tâm
Phim tài liệu & Phóng sự – Đài Truyền hình Việt Nam, đờng thời, đề xuất các
giải pháp để thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng chương
trình truyền hình chuyên đề cả về nội dung và hình thức trong bối cảnh truyền
thông đa phương tiện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ
sau đây:
- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông đa phương
tiện nói chung, phương thức sản xuất chương trình truyền hình dưới góc độ đa
phương tiện nói riêng.
6


- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến việc sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề, chất lượng chương trình truyền hình
chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong bối cảnh truyền thơng đa
phương tiện, cũng như tâm lý tiếp nhận các chương trình truyền hình của
cơng chúng trong thời đại thơng tin số.
- Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình sản xuất chương

trình truyền hình chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong bối cảnh
truyền thơng đa phương tiện qua khảo sát thực tế.
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để cải tiến cách thức sản xuất
chương trình truyền hình chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong bối
cảnh truyền thơng đa phương tiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền
thông đa phương tiện
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ khảo sát cách thức tổ chức sản
xuất các chương trình truyền hình chuyên đề do và Trung tâm Phim tài liệu &
Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) của Đài Truyền hình Việt Nam trong
khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Khi thực hiện luận văn, tác giả sử dụng lý luận chung mang tính hệ
thống về loại hình báo chí truyền hình, xu hướng phát triển của truyền hình ở
Việt Nam, hệ thống lý thuyết về chương trình truyền hình, chất lượng của
chương trình truyền hình, chương trình truyền hình chuyên đề và cách thức tổ
chức sản xuất của nó. Từ đó, vận dụng vào việc khảo sát, phân tích sự phát

7


triển của chương trình truyền hình chuyên đề được phát sóng trên sóng Đài
Truyền hình Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiện
những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Thực hiện trong quá trình khảo sát
nghiên cứu các tài liệu khoa học, giá trình, các văn bản,… Phương pháp này
được sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề về lý luận báo chí, truyền hình
tạo cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng phân tích quy trình tổ chức sản
xuất chương trình truyền hình chuyên đề tại Trung tâm Phim tài liệu & Phóng
sự (Ban Chuyên đề trước đây) của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các dữ liệu có được từ
khảo sát thực tiễn, tác giả phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của việc sản
xuất chương trình truyền hình chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam trong
bối cảnh đa phương tiện. Từ đó, tổng hợp và phân tích để làm sáng tỏ mục
đích nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu các tác giả thực hiện
chương trình truyền hình chuyên đề tại Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự
(Ban Chuyên đề trước đây) của Đài Truyền hình Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa thêm khung lý luận về báo chí
truyền hình, cụ thể là về quy trình thực hiện chương trình truyền hình chun
đề. Đờng thời nêu ra những u cầu cần thiết đối với người làm báo truyền
hình để tối ưu hóa việc thực hiện chương trình truyền hình chuyên đề trong xu
thế truyền thông đa phương tiện - xu thế tương lai.

8


6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi những mặt hạn chế của quy
trình thực hiện chương trình truyền hình chuyên đề theo lối truyền thống để
có thể đáp ứng tối đa yêu cầu sản xuất chương trình truyền hình trong bối

cảnh truyền thơng đa phương tiện. Từ đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và tâm lý
tiếp nhận thông tin của công chung hiện đại.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển nghề của
những người làm báo truyền hình, tối ưu hóa quá trình sản xuất chương trình
truyền hình cũng như chương trình truyền hình chuyên đề ở Đài Truyền hình
Việt Nam. Đây cũng là tài liệu giúp các Đài Truyền hình tham khảo về việc tổ
chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong xu thế mới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền hình và sản xuất chương
trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
Chương 2: Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề
trong bối cảnh truyền thơng đa phương tiện của Đài Truyền hình Việt Nam
Chương 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền
thông đa phương tiện

9


Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH
VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
Truyền hình
Thuật ngữ truyền hình (Television) có ng̀n gốc từ tiếng Latinh và
tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là
''thấy được'', còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó l ại
“Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng

Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”.
Trong giáo trình “Báo chí truyền hình”, PGS.TS Dương Xuân Sơn có
viết: Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng chủn tải thơng tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ
tuyến điện.
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển mạnh mẽ
nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin
quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết
yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình cịn được gọi các
tên gọi khác như Tivi, Vô tuyến truyền hình và tên gọi ngắn gọn là Truyền
hình. Để hiểu rõ hơn về truyền hình, ngồi là phương tiện truyền thơng có tác
động chủ ý, ta tìm hiểu về lịch sử phát triển khoa hoc cơng nghệ Truyền hình.
Truyền hình là hệ thống phát và thu hình ảnh, âm thanh bằng những
thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ cáp, sợi quang và sóng điện từ. Những hệ thống
truyền hình thật sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động chính thức trong thập
niên 40 của thế kỷ này, không lâu sau khi khái niệm "truyền hình" được sử
dụng với nghĩa như chúng ta vẫn hiểu ngày nay.

10


Năm 1873, nhà khoa học người Scotland James Cleck Maxwell tiên
đốn sự tờn tại của sóng điện từ, phương tiện chuyền tải tín hiệu truyền hình.
Cùng năm này, nhà khoa học người Anh Willoughby Smith và trợ lý Joseph
May chứng minh rằng điện trở suất cuả nguyên tố Selen thay đổi khi được
chiếu sáng. Phát minh này đã đưa ra khái niệm "suất quang dẫn", nguyên lý
hoạt động của ống vidicon truyền ảnh.
Năm 1888, nhà vật lý người Đức Wihelm Hallwachs tìm ra khả năng
phóng thích điện tử của một số vật liệu. Hiện tượng này được gọi là "phóng
tia điện tử", nguyên lý của ống orthicon truyền ảnh. Năm 1884, kỹ sư Paul

Nipkow chế tạo thành công thiết bị thực nghiệm truyền hình đầu tiên, đĩa
Nipkow. Để thu được hình ảnh, Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi vòng quay,
tất cả các điểm của bức tranh lần lượt hiện lên. Những chiếc đĩa tương tự
quay ở điểm nhận. Khi tốc độ quay đạt 15 vòng/'giây, ánh sáng đi qua hệ
thống đĩa tái tạo được hình ảnh tĩnh của bức tranh. Thiết bị của Nipkow được
sử dụng mãi tới thập kỷ 20 của thế kỷ này. Sau đó kỹ thuật truyền ảnh tĩnh
dựa trên hệ thống đĩa Nipkow được Jenkins và Baird tiếp tục hồn thiện. Năm
1926 Baird cơng bố một hệ thống truyền ảnh tĩnh sử dụng đĩa Nipkow 30 lỗ.
Kỹ thuật này được gọi là phương pháp quét cơ học, hay phương pháp phân
tích cơ học Đồng thời với sự phát triển của phương pháp phân tích cơ học,
năm 1908 nhà sáng chế người Anh Campbell Swinton đưa ra phương pháp
phân hình điện tử. Ơng sử dụng một màn ảnh để thu nhận một điện tích thay
đổi tương ứng với hình ảnh, và một súng điện tử trung hồ điện tích này, tạo
ra dòng biến tử biến thiên. Nguyên lý này được Zworykin áp dụng trong ống
ghi hình iconoscope, bộ phận quan trọng nhất của camera. Về sau, chiếc đèn
orthicon hiện đại hơn cũng sử dụng một thiết bị tương tự như vậy.
Năm 1878, nhà vật lý và hoá học người Anh, William Crookes phát
minh ra tia âm cực. Tới năm 1908, Campbell Swinton và Boris Rosing, người

11


Nga, độc lập nghiên cứu những kết qủa thu được của hai ông lại tương đồng.
Ngày 13/1/1928, nhà phát minh Emst Alexanderson cho ra đời chiếc máy thu
hình áp dụng phương pháp phân hình điện tử đầu tiên trên thế giới tại
Schenectady, New York, Mỹ. Hình ảnh trên màn hình 76 mm (3 inch) xấu và
không ổn định nhưng máy thu hình vẫn phổ biến ở nhiều gia đình. Nhiều máy
thu kiểu này đã được sản xuất và bán tại Schenectady. Cũng tại đây, ngày
10/5/ 1928, đài WGY bắt đầu phát sóng đều đặn, chương trình truyền hình
cơng cộng đầu tiên lại xuất hiện ở London, Anh năm 1936.

Ngay từ năm 1904 người ta đã biết rằng có thể chế tạo thiết bị truyền
hình màu bằng cách sử dụng 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh. Năm 1928,
Baird cho ra mắt truyền hình màu dùng 3 bộ đĩa Nipkow quét hình ảnh. 12
năm sau, Peter Goldmark chế tạo được hệ thống truyền hình màu với khả
năng lọc tốt hơn. Những bước phát triển tiếp theo của nghành truyền hình thế
giới chỉ là hồn thiện chất lượng truyền hình bằng những màn hình lớn hơn,
cơng nghệ phát và truyền dẫn tín hiệu truyền hình tốt hơn. Những màn hình
đầu tiên chỉ đạt 18 hoặc 25 cách mạng (7 hoặc 10 inch) kích thước đường
chéo. Màn hình ngày nay có kích thước lớn hơn rất nhiều. Với sự ra đời của
máy chiếu, mán ảnh truyền hình có thể phục vụ những mán hình có kích
thước đường chéo lên tới 2m. Nhưng các nhà sản xuất cũng không quên phát
triển máy thu hình để nhỏ gọn, chẳng hạn một máy thu hình cỡ 3 inch (7,6
cm) Ngày nay, ngành truyền hình thế giới đang từng bước chuyển dần từ công
nghệ tương tự (hay tuần tự- analog) sang truyền hình kỹ thuật số (digital). Từ
thập kỷ 80, hệ truyền hình độ nét cao (high-definition television - HDTV) sử
dụng kỹ thuật số bắt đầu được nghiên cứu Các giai đoạn phát triển của truyền
hình thế giới Truyền hình có mối liên hệ mất thiết với một số loại hình truyền
thống hay nghệ thuật khác như phát thanh, điện ảnh…Tuy nhiên, chỉ sau một

12


vài thập kỷ sơ khai, truyền hình đã tiến hành những bước dài và thực sự tách
ra khỏi các loại hình khác, trở thành phương tiện truyền thơng độc lập.
Buổi phát sóng đầu tiên của kỷ nguyên truyền hình được ghi nhận vào
tháng 8 năm 1936 trong khuôn khổ thế vận hội Olympic Berlin, sóng truyền
hình đã được phát sóng tại 2 địa điểm là Berlin và Leipzing và đây là lần đầu
tiên, con người được theo dõi những trận thi đấu diễn ra trong khuôn khổ của
đại hội Olympic.
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, truyền hình đã trở thành một phương

tiện giải trí quan trong trong đời sống của nhân loại, công nghệ này đã mang
đến cho con người những trải nghiệm vô cùng thú vị trong đời sống tinh thần.
Và truyền hình đã ghi lại dấu ấn vàng son của minh trong một sự kiện trong
đại của thế giới, đó chính là sự kiện ngày 20/1/1969 khi nhà du hành vũ trụ
người mỹ Neil Amstrong cùng phi thuyền Apollo 11 đặt những bước chân
đầu tiên lên mặt Trăng, khoảng khắc lịch sử ấy đã đi vào trái tim hàng triệu
con người trên khắp nước Mỹ và thế giới thơng qua hệ thống truyền hình.
Ngày nay, Truyền hình là phương tiện thiết yếu trong mỗi gia đình, mỗi
Quốc gia, mỗi dân tộc. Sự phát triển khoa học cơng nghệ mang truyền hình đã
mang đến cho nhân loại một phương tiện truyền thông hiện đại, đánh dấu nền
văn minh nhân loại, đến nay, cùng với sự ra đời của internet truyền hình đa
được truyển tải nhanh chóng và lan tỏa tồn thế giới.
Chương trình trùn hình
Thuật ngữ chương trình “program” trong chương trình truyền hình được
hiểu gờm các chương trình như: chương trình “Thời sự”, “Vì an ninh Tổ quốc”,
chương trình “Kinh tế”, “Văn hóa”, “Quân đội”, “Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, “Trò
chơi (show games)”,… được phân bổ theo các kênh chương trình và được thể
hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình.

13


PGS.TS Dương Xuân Sơn khẳng định: Chương trình truyền hình là sự
liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh
trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết
thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo
chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.
Báo chí truyền hình có nhiều dạng chương trình khác nhau. Nếu phân
chia theo tiêu chí tính chất thời sự của thơng tin, có: chương trình Thời sự,
chương trình Chun đề. Nếu phân chia theo lĩnh vực phản ánh, có: chương

trình Kinh tế, Văn hóa, Quân đội, Giáo dục, Y tế, Thể thao… Nếu chia theo
tiêu chí giới và lứa tuổi, có các chương trình: Phụ nữ, Thiếu nhi, Thanh niên,
Người cao tuổi… Nếu theo tiêu chí mục đích thơng tin, chủ yếu có các
chương trình Giải trí (gameshows), các chương trình tin tức thời sự…
Mỗi chương trình truyền hình có chức năng nhiệm vụ khác nhau và hướng
đến đối tượng khán giả khác nhau. Căn cứ vào các yếu tố đó, người ta thường
xây dựng chương trình có cấu trúc, format tương đối ổn định, có thời lượng
xác định, thời điểm phát cụ thể. Các chương trình được phát trên từng kênh
sóng khác nhau.
Chương trình truyền hình chuyên đề
Hệ thống chương trình chuyên đề là mảng nội dung quan trọng của bất
kỳ kênh truyền hình nào. Trên thực tế tại tất cả các đài phát thanh - truyền
hình tồn quốc đều có các chương trình chuyên đề trên sóng. Tuy nhiên, đến
nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu về khái niệm “chương trình truyền hình
chuyên đề”. Khái niệm này cũng chưa được sử dụng một cách nhất quán.
Theo từ điển Tiếng Việt, thì “chuyên đề” là vấn đề chuyên môn có giới
hạn, được nghiên cứu riêng. Có thể hiểu thuật ngữ “chuyên đề” bao gồm
“chuyên” và “đề”. “Chuyên” là chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên về một lĩnh
vực cụ thể. Còn “đề” trong phạm vi nghiên cứu này có nghĩa là vấn đề, đề tài,
14


chủ đề. Như vậy, thông tin chuyên đề là thông tin chuyên sâu, chuyên biệt về
một chủ đề, vấn đề, đề tài chuyên môn nào đó, trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, dưới các góc độ, các thức, phương pháp, phương tiện kỹ
thuật tiếp cận khác nhau. Từ đó, nhằm cung cấp một khối lượng thông tin
nhất định trước một chủ đề, vấn đề, đề tài nào đó cho công chúng, khán, thính
giả hoặc độc giả nhà báo thường chọn chuyên đề báo chí. Riêng với truyền
hình, các đài truyền hình thường có riêng bộ phận sản xuất chương trình
truyền hình chuyên đề với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng.

Chun đề báo chí truyền hình là những chương trình phản ánh hiện
thực khách quan những vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội, có đối
tượng cơng chúng xác định. Chương trình chun đề không có tính hư cấu như
văn nghệ, giải trí, cũng khơng phải các chương trình nghệ thuật trên truyền
hình mà là chương trình mang tính báo chí, phản ánh thực tiễn cuộc sống.
Chương trình truyền hình chun đề gờm một chuỗi các tác phẩm
chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ đề, vấn đề nhất định; được biểu hiện
thông qua nhiều óc độ nhằm làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng đã được
nêu và hướng tới một nhóm đối tượng công chúng xác định.
Một số đặc điểm cơ bản của chương trình truyền hình chuyên đề đó là:
- Tính định hướng và chuyên sâu
- Tính định kỳ
- Hướng tới đối tượng công chúng cụ thể
- Sử dụng đa dạng các loại thể của báo hình
Đa phương tiện
Từ điển Tiếng Việt (NXB Từ điển bách khoa, 2010) giải nghĩa “Phương
tiện” được hiểu là “những cách thức, công cụ, con đường để thực hiện một
công việc cụ thể nào đó”. Như vậy, có thể hiểu với truyền thơng nói chung và

15


báo chí nói riêng, phương tiện chính là những cách thức, công cụ, con đường
để truyền thông điệp (nội dung thông tin) đến với công chúng.
Trong các tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ “Multimedia” xuất hiện
khoảng vào giữa thế kỷ 20 – khi internet còn chưa ra đời. Theo đó, “Media” là
phương tiện, “Multi” là nhiều; “Multimedia” là sản phẩm được tạo ra để
“chạy” trên nhiều thiết bị khác nhau, hay nói cách khác, là sản phẩm được
truyền tải bởi nhiều phương tiện khác nhau.
Thuật ngữ này có thể được sử dụng như một danh từ (một phương tiện

với nhiều hình thức nội dung) hoặc như một tính từ để mơ tả một phương tiện
có nhiều hình thức nội dung. Đa phương tiện được sử dụng mang ý nghĩa
tương phản với phương tiện truyền thông sử dụng chỉ máy tính thô sơ để hiển
thị như chỉ văn bản hoặc các dạng thức truyền thống của in ấn hoặc tài liệu
sản xuất thủ công. Đa phương tiện bao gồm sự kết hợp văn bản (text), âm
thanh (audio), ảnh tĩnh, hoạt hình, video, link hoặc các dạng nội dung tương
tác khác. Khi là tính từ đa phương tiện cũng mơ tả các thiết bị điện tử được sử
dụng để lưu và trải nghiệm nội dung.
Lần đầu tiên, cụm từ “đa phương tiện” xuất hiện là vào tháng 7/1966,
được Bob Goldstein sử dụng để miêu tả một buổi trình diễn đặc biệt mang
tên “Exploding PlasticInevitable” (Sự kết hợp hoàn hảo mang tính đột phá từ
những điều quen thuộc). Đây là buổi biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của
nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật. Sau này, trong sử
dụng thường ngày, thuật ngữ đa phương tiện dùng để chỉ sự kết hợp điện tử
phương tiện truyền thông gồm video, ảnh tĩnh, âm thanh và văn bản theo cách
có thể được truy cập tương tác.
Khái niệm “đa phương tiện” được rất nhiều tác giả đề cập đến trong
nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài báo, bài thảo luận... Tùy vào
lĩnh vực, khái niệm “đa phương tiện” được định nghĩa khơng hồn tồn giống
16


nhau. Chẳng hạn, trong lĩnh vực điện tử công nghệ, “multimedia” hay “đa
phương tiện” là sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông (media) và các
dạng nội dung (contents) khác nhau bao gồm tổ hợp văn bản (text), âm thanh
(audio), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (video), đờ hình – đờ họa
(graphic), và những nội dung mang tính tương tác (interactive programs) vào
trong cùng một thiết bị công nghệ như điện thoại di động, máy vi tính, máy
ảnh, máy nghe nhạc…
Trong cuốn “Multimedia Technologies”, tác giả Ashok Banerji viết:

“Khi được sử dụng như một danh từ: Đa phương tiện đề cập đến công nghệ và
các thiết bị, phương tiện truyền thông. Đó là việc sử dụng kết hợp các hình
thức khác nhau của các phương tiện truyền thơng âm thanh và hình ảnh như:
văn bản, đờ họa, hoạt hình, âm thanh và video; khi sử dụng như một tính từ:
Đa phương tiện mơ tả sự trình bày liên quan đến việc sử dụng nhiều phương
tiện truyền thông cùng một lúc”. Ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, PGS. TS. Đỗ
Trung Tuấn – Giảng viên Khoa Toán Cơ Tin học, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên đưa ra định nghĩa: “Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử
dụng đờng thời nhiều dạng phương tiện chủn hóa thơng tin và các tác phẩm
từ kỹ thuật đó. Trong khi đó, lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là trong lĩnh vực
báo chí, thuật ngữ “đa phương tiện” lại được dùng thiên về cách hiểu là
phương thức truyền tải thông tin trên các thiết bị khác nhau, với các dạng thức
ngôn ngữ khác nhau phù hợp cho mỗi loại thiết bị.
Nói tóm lại, mỗi lĩnh vực, thuật ngữ đa phương tiện có cách hiểu tương
đối khác nhau tùy vào mục đích, đối tượng sản xuất, phương tiện kỹ thuật, nội
dung thông tin, đối tượng tiếp nhận. Tuy nhiên, một cách chung nhất, có thể
hiểu: Đa phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện thiết bị kỹ thuật
và nhiều loại ngơn ngữ khác nhau để chủn hóa, truyền tải thông tin đến
công chúng.

17


Truyền thông đa phương tiện
Đa phương tiện theo nghĩa rộng là việc tổ hợp các phương tiện khác
nhau để tạo nên một cách mô tả nhiều mặt ý tưởng, khái niệm hay tư tưởng. Đa
phương tiện đơn giản có nghĩa là có khả năng liên lạc, giao tiếp theo nhiều hơn
một cách thức. Như vậy, đa phương tiện thật ra là liên lạc, giao tiếp theo vài
cách thức khác nhau”.
Trong cuốn “Multimedia Journalism – A practical guide” (Báo chí đa

phương tiện – Hướng dẫn thực hành), tác giả Andy Bull cho rằng: “Báo chí
đa phương tiện là sự phát triển của Báo mạng điện tử khi các tác phẩm báo
chí trên Báo mạng điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn”.
Trong bài viết “What is Multimedia Journalism” (Thế nào là nhà báo
đa phương tiện”), tác giả Mark Deuze, giảng viên báo chí thuộc trường Đại
học Amsterdam (Hà Lan) lại cho rằng: “Báo chí đa phương tiện đơn giản là
hình thức báo chí dựa vào các loại phương tiện truyền thơng như văn bản,
hình ảnh, đờ họa, âm thanh, video, chương trình tương tác để truyền tải thơng
tin đến độc giả một cách đa dạng, sống động và chân thực”.
PGS. TS. Nguyễn Văn Dững –Học viện Báo chí & Tuyên truyền nhận
định: “Đa phương tiện chính là khả năng kết hợp các tài liệu văn bản, hình
ảnh, âm nhạc, video, hình động và tài liệu in ấn có thể được sử dụng ở nhiều
mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý và truyền đạt một cách có hiệu
quả thông điệp của bạn (…) Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình
truyền thơng trong việc chủn tải thông điệp nhằm gây chú ý, hấp dẫn và
thuyết phục công chúng”.
Tham khảo một số ý kiến trên, tác giả cho rằng: Truyền thơng đa
phương tiện là hình thức truyền thông sử dụng đồng thời nhiều phương thức
truyền tải thơng tin như văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh
động (animation), âm thanh (audio), video và các chương trình tương tác
18


(interactive programs) để đưa thông tin đến với công chúng, thỏa mãn khả
năng tiếp nhận thông tin bằng nhiều giác quan của họ.
Truyền thơng đa phương tiện có 2 hình thức thể hiện:
Thứ nhất là Truyền thông đa phương tiện trên cùng một sản phẩm báo
chí. Ví dụ như trong cùng một chương trình truyền hình (có thể gọi là chương
trình truyền hình theo phương thức đa phương tiện), trên cùng một tác
phẩm/một tờ báo điện tử...

Thứ hai là Truyền thông đa phương tiện trong một cơ quan báo chí, hay
còn gọi là cơ quan báo chí đa phương tiện, tức là một cơ quan báo chí có
nhiều loại hình báo chí khác nhau: báo viết, báo phát thanh, báo truyền hình,
báo điện tử…
Ở luận văn này, khi nghiên cứu về phương thức sản xuất chương trình
truyền hình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, là chúng tôi đang tiếp
cận thuật ngữ Truyền thông đa phương tiện ở cả hai hình thức trên. Trong đó,
tác giả đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát và phân tích truyền thông đa phương
tiện ở hình thức thứ hai.
Hội tụ trùn thơng
Liên quan đến thuật ngữ đa phương tiện, các nhà nghiên cứu trên thế
giới cũng như ở Việt Nam còn sử dụng thuật ngữ “Hội tụ truyền thông”. Ngay
từ năm 1978, giáo sư công nghệ truyền thông nổi tiếng người Mỹ Nicholas
Negroponte đã đưa ra khái niệm hội tụ. Điều đó cho thấy, quá trình hội tụ trên
thế giới đã diễn ra từ vài thập kỷ nay. Tuy nhiên, đến năm 1983, Giáo sư
Ithiel de Sola Pool của Học viện Công nghệ Hoa kỳ (MIT) mới chính thức
đưa ra khái niệm truyền thơng hội tụ và dự đốn rằng, với sự phát triển của kỹ
thuật số hóa, sẽ khiến các loại hình truyền thơng vốn được phân chia rạch rịi,
nay hội tụ với nhau.

19


×