Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
........................................

MAI NỮ MỸ NHÂN

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊNG TẠP CHÍ
GIẢI TRÍ – CHỈ DẪN NƯỚC NGỒI ĐỐI VỚI
TẠP CHÍ CÙNG LOẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
........................................

MAI NỮ MỸ NHÂN

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊNG TẠP CHÍ
GIẢI TRÍ – CHỈ DẪN NƯỚC NGỒI ĐỐI VỚI
TẠP CHÍ CÙNG LOẠI Ở VIỆT NAM

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Quang Hào



Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
Phần mở đầu ...............................................................................4
1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ..................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ luận văn ........................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .............................................................. 9
7. Cái mới của luận văn .......................................................................9
8. Cấu trúc luận văn .............................................................................10
Nội dung chính ..........................................................................11
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết về tạp chí và dịng tạp chí giải
trí – chỉ dẫn ......................................................................................11
1.1 Phân loại tạp chí ....................................................................................11
1.1.1 Phân loại tạp chí trên thế giới ....................................................11
1.1.2 Phân loại tạp chí ở Việt Nam .....................................................11
1.2 Khái niệm dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn .............................................14
1.3 Xu hướng phát triển của tạp chí ............................................................ 17
1.3.1 Xu hướng phát triển của tạp chí trên thế giới ............................. 17
1.3.2 Xu hướng phát triển của tạp chí ở Việt Nam ............................. 24
1.4 Diện mạo dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn .............................................29
1.4.1 Diện mạo dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn trên thế giới ...............29
1.4.2 Diện mạo dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn Việt Nam ...................34
1.5 Sự hình thành và phát triển của các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về
phương tiện...................................................................................................37
1.5.1 Sự hình thành và phát triển của các tạp chí giải trí chuyên về

phương tiện trên thế giới .....................................................................37
1.5.2 Sự hình thành và phát triển của các tạp chí giải trí chuyên về
phương tiện ở Việt Nam ......................................................................41

1


Tiểu kết chương 1 .............................................................................43
Chương 2: Sự ảnh hưởng của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước
ngồi đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam trên phương diện nội
dung và hình thức ............................................................................45
2.1 Sự ảnh hưởng của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp
chí cùng loại ở Việt Nam trên phương diện nội dung .................................45
2.1.1 Cách thức tổ chức hệ thống chuyên trang, chuyên mục .........45
2.1.2 Xây dựng các bài chuyên đề ...................................................51
2.1.3 Xây dựng bài “đinh” trên tạp chí ............................................56
2.1.4 Các tác phẩm biên dịch từ nguồn nước ngoài .......................... 63
2.2 Sự ảnh hưởng của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp
chí cùng loại ở Việt Nam trên phương diện hình thức ................................ 65
2.2.1 Hệ thống thể loại .....................................................................66
2.2.2 Thiết kế và trình bày tạp chí ....................................................69
2.2.3 Ngơn ngữ .................................................................................76
2.2.4 Tên riêng và thuật ngữ nước ngồi trên các tạp chí giải trí – chỉ
dẫn chuyên về phương tiện Việt Nam ..............................................81
2.2.5 Cách thức sử dụng ngôn ngữ phi văn tự … ............................. 84
2.3 Đánh giá chung ......................................................................................87
2.3.1 Mặt tích cực..............................................................................87
2.3.2 Mặt hạn chế .............................................................................88
Tiểu kết chương 2 ..............................................................................90
Chương 3: Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịng

tạp chí giải trí – chỉ dẫn Việt Nam ................................................ 92
3.1 Những vấn đề lý luận đặt ra ..................................................................92
3.1.1 Việc kế thừa những yếu tố nước ngoài một cách hiệu quả trên
cơ sở phát huy nét riêng có của tạp chí Việt Nam ........................... 92
3.1.2 Cần thiết xây dựng hệ thống tiêu chí dành cho dịng tạp chí giải
trí – chỉ dẫn Việt .............................................................................. 94
3.1.3 Nhìn nhận kịp thời sự đổi mới thể loại trên dịng tạp chí giải trí
– chỉ dẫn Việt Nam ..........................................................................99

2


3.1.4 Sự tác động của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối
với các dịng tạp chí, chuyên san … khác ở Việt Nam ..................100
3.1.5 Đổi mới nghiệp vụ kỹ thuật làm báo .....................................102
3.2 Những nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịng tạp chí giải trí
– chỉ dẫn ở Việt Nam .................................................................................105
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý báo chí ...........................................105
3.2.2 Đối với cơ quan tạp chí .........................................................109
3.2.3 Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên ............................113
Tiểu kết chương 3 ...........................................................................115
Kết luận ............................................................................................117
Tài liệu tham khảo
Phụ lục về các tạp chí được nghiên cứu
Phụ lục về biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu, mơ hình
Phụ lục về hình ảnh

3



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hóa, cơng nghệ thơng tin bùng nổ và sự “lên ngôi” của Internet đã
mở ra nhiều cơ hội phát triển to lớn cho báo chí hiện đại. Nhiều xu thế mới ra đời
chính là minh chứng cho một thời đại của hội tụ và tồn cầu hóa trong báo chí –
truyền thơng. Mỗi nền báo chí nói riêng khơng chỉ tồn tại đơn lẻ trong từng quốc gia
hay lãnh thổ, mà nó là một bộ phận của nền báo chí thế giới, trong đó, chịu sự tác
động, ảnh hưởng và chi phối theo nhiều mức độ khác nhau của các bộ phận báo chí
khác. Trong bối cảnh chung của báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cũng khơng
ngừng biến đổi mạnh mẽ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Sự phát triển đó khơng
chỉ biểu hiện ở mặt số lượng và chất lượng, mà còn ở sự “nổi lên” của nhiều dịng
báo chí mới, bên cạnh các dịng báo chí khác vốn dĩ rất được quan tâm từ trước đến
nay. Các dịng báo chí này vừa thổi một sức sống mới, vừa tăng tính đa dạng, phong
phú cho nền báo chí nước nhà. Đặc biệt, chúng ta khơng thể khơng kể đến dịng tạp
chí giải trí – chỉ dẫn phục vụ đối tượng cơng chúng chun biệt.
Dịng tạp chí mới mẻ này chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng hai
chục năm trở lại đây bắt đầu từ khi tạp chí Thời trang trẻ chính thức ra đời năm
1993. Với mục đích phục vụ cho nhóm cơng chúng chun biệt về nhu cầu thông
tin, như về thời trang, sức khỏe, phương tiện, thể thao, khoa học công nghệ…, các
tạp chí giải trí – chỉ dẫn đã tăng lên rõ rệt về số lượng, bên cạnh đó, nội dung và
hình thức cũng có nhiều đổi mới, hiện đại, đáp ứng sự thay đổi không ngừng của
công chúng tiếp nhận. Trong đó, dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn chun về phương
tiện hiện đang được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu của công
chúng. Đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu
về phương tiện không đơn giản chỉ là tiện lợi, dễ sử dụng, mà còn phải đáp ứng
nhiều tiêu chí khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng riêng. Do đó, các tờ
tạp chí giải trí – chỉ dẫn chun về phương tiện cịn phải có vai trị quan trọng trong
việc định hướng bước đầu cho cơng chúng về các thông tin dành cho “mặt hàng” xa
xỉ này. Trên thực tế, các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện chỉ mới
xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng đã có nhiều bước đột phá mạnh mẽ về

nội dung và hình thức, đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin của độc giả.

4


Tuy nhiên, khơng như các dịng báo chí khác vốn có một nền tảng vững
chắc, dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở nước ta vẫn còn rất non trẻ, vì vậy, sự ảnh
hưởng mạnh mẽ từ dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi là điều khơng thể tránh
khỏi. Sự ảnh hưởng này vừa mang tính tích cực, vừa đưa đến những hạn chế nhất
định. Một mặt, các tạp chí giải trí có thể học hỏi nhiều ưu điểm của tạp chí giải trí
nước ngồi, từ đó áp dụng cụ thể vào tình hình Việt Nam. Mặt khác, chính sự ảnh
hưởng đó lại làm hạn chế phần nào bản sắc riêng của các tạp chí bản địa, hoặc vơ
hình chung biến tạp chí Việt Nam thành “bản sao” của chính các tạp chí nước
ngồi. Thêm nữa, dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Việt Nam vẫn chưa có được sự
quan tâm đúng mức về tính định hướng, xây dựng cách thức phát triển hay tạo dựng
phong cách mang bản sắc riêng cho tạp chí, đào tạo đội ngũ làm báo chun nghiệp.
Ngồi ra, cơng chúng tiếp nhận của dịng tạp chí này lại rất đa dạng và phức tạp, địi
hỏi cần phải có sự nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu. Trong đó, đặc trưng cơ bản
của nhóm cơng chúng dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn là tính chuyên biệt rất cao. Cho
nên, họ có nhiều u cầu cũng như địi hỏi chính đáng dành cho các sản phẩm báo
chí phục vụ mình. Nếu các tạp chí giải trí – chỉ dẫn trong nước không đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu thông tin ngày càng nâng cao, dần dần lớp công chúng này sẽ
chuyển sang nhiều nguồn tiếp cận thông tin khác.
Thực tế đó địi hỏi các nhà nghiên cứu báo chí cần thiết phải có cách nhìn
nhận đúng đắn về dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Việt Nam, và nhất là sự ảnh
hưởng của dịng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp chí cùng loại ở Việt
Nam, đồng thời thực hiện những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về các vấn đề liên
quan đến dịng tạp chí này. Tuy nhiên, từ trước đến nay, vẫn chưa có một đề tài
nghiên cứu cụ thể nào về nội dung nói trên.
Những lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn lựa đề tài “Sự ảnh hưởng của dịng tạp

chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam” (Khảo sát
các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện).
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về tạp chí ln thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên. Tuy nhiên, tài liệu về dịng tạp chí giải trí –
chỉ dẫn và sự ảnh hưởng của dịng tạp chí – giải trí chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp

5


chí cùng loại trong nước lại khá ít ỏi. Gần đây nhất có luận văn thạc sĩ báo chí của
học viên Đinh Thu Hiền (2010) do PGS TS Vũ Quang Hào hướng dẫn với đề tài
Dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí ở Việt Nam: hiệu quả và bất cập, được xem là một
trong những nghiên cứu mang tính chất tiên phong về dịng tạp chí mới mẻ này.
Đây là một luận văn được đánh giá cao về tính thực tiễn, tính khoa học và tính hệ
thống. Tác giả đã đưa ra khái niệm đầy đủ, toàn diện về dịng tạp chí này, đồng thời
phác thảo thành cơng diện mạo dịng tạp chí chỉ dẫn - giải trí, đưa ra những mặt
hiệu quả và bất cập của hệ thống tạp chí chỉ dẫn - giải trí và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tạp chí chỉ dẫn - giải trí. Do đó,
luận văn đã trở thành một nguồn tư liệu q cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Ở cấp độ thấp hơn là các nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên cũng nghiên cứu về những nội dung liên quan đến dịng tạp chí giải trí – chỉ
dẫn và rất thành cơng, phải kể đến nghiên cứu khoa học sinh viên (2002) và khóa
luận tốt nghiệp (2004) của Lê Vũ Điệp do PGS. TS Vũ Quang Hào hướng dẫn cùng
với đề tài: Tìm một hướng đi cho tạp chí giải trí – chỉ dẫn Việt Nam; Tạp chí thời
trang trẻ, chặng đường đầu 4 năm 1993 – 1997, khóa luận tốt nghiệp của tác giả
Đồn Văn Lê, A1 K38, ĐHKHXH và NV, ĐHQGHN; Bước đầu tìm hiểu nội dung
và hình thức của một số tạp chí văn hóa đời sống hiện nay của Vũ Thị Vân Anh,
K41, ĐH KHXH và NV, ĐH QGHN. Những nghiên cứu này đã giúp tơi bước đầu
có được các lý thuyết quan trọng về dịng tạp chí giải trí - chỉ dẫn, đồng thời góp

phần xây dựng phần nào diện mạo dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn Việt.
Ngồi ra, một số cuốn sách, bài viết, khóa luận tốt nghiệp khác cũng đề cập
đến một phần nội dung mà tơi muốn nghiên cứu như: sách Báo chí thế giới, xu thế
và khuynh hướng phát triển của tác giả Đinh Thị Thúy Hằng; Những khuynh hướng
phát triển của báo chí hiện đại, khóa luận tốt nghiệp năm 1995 của tác giả Đinh Thị
Chinh, Học viện báo chí và tuyên truyền; Bài báo Truyền thông sẽ tiếp tục phát
triển, báo Bưu chính viễn thơng – cơng nghệ thơng tin, số 270/2006; Tạp chí Tiếng
Việt – Những vấn đề cần thảo luận nhìn từ gốc độ báo chí học, khóa luận tốt nghiệp
của tác giả Nguyễn Thu Hiền, K39, Đại học KHXH và NV, ĐHQG HN; Một số vấn
đề về biện pháp nghiệp vụ của tạp chí nghiên cứu quốc tế, khóa luận tốt nghiệp của
tác giả Phạm Thị Thành, K43, ĐH KHXH và NV, ĐH QGHN; Tên riêng nước

6


ngồi trên báo chí Tiếng Việt, từ 1986 đến 1994, khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thu
Hương, ĐH KHXH và NV, 1995…
Như vậy, các nghiên cứu trên chỉ mới đưa ra hệ thống các khái niệm liên
quan đến dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn, phác thảo diện mạo dịng tạp chí này ở Việt
Nam với những hiệu quả và bất cập, cũng như xây dựng các nhóm giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn trong nước, chứ chưa đào sâu về
sự ảnh hưởng của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp chí cùng loại
ở Việt Nam. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đưa ra một cách nhìn nhận đầy đủ,
tồn diện và hệ thống về sự ảnh hưởng này, đồng thời nêu bật những vấn đề lý luận
đặt ra trong tính hình hiện này và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm cải thiện chất
lượng của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Việt Nam trong bối cảnh chịu sự ảnh
hưởng từ dòng tạp chí cùng loại nước ngồi.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích
-


Xây dựng những nhận thức lý luận về dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Việt
Nam.

-

Làm rõ sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối với
tạp chí cùng loại ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu dịng tạp chí giải trí – chỉ
dẫn chun về phương tiện.

-

Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng của dịng tạp chí giải trí – chỉ
dẫn tại Việt Nam hiện nay trong bối cảnh chịu sự ảnh hưởng của dịng tạp
chí giải trí nước ngồi.

b. Nhiệm vụ
-

Tập hợp, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu để đưa ra những lý thuyết cơ
bản về dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn.

-

Khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu về thực trạng sự ảnh
hưởng của dịng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp chí cùng loại
ở Việt Nam.

-


Cơng tác đánh giá thực trạng của sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí - chỉ
dẫn nước ngồi đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam trên cơ sở xây dựng hệ

7


thống tiêu chí đánh giá, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn trong nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng tổng hợp một số phương
pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp khảo sát, thống kê, hệ thống hóa cứ liệu thực tế.

-

Phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp khái qt hóa vấn đề.

-

Phương pháp so sánh đối chiếu giữa các dòng tạp chí, giữa các tạp chí

-

Các phương pháp khác: phân loại, loại suy, miêu tả …

-

Các quan điểm: biện chứng, lịch sử cụ thể, hệ thống…


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về
phương tiện: 3 tạp chí nước ngồi là Topgear, Car and Drives, Evo và 2 tạp chí Việt
Nam là Autonet và Ô tô - xe máy Việt Nam.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện
làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình là bởi những ngun nhân chính
sau đây. Trước hết, ở Việt Nam, các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chun về phương tiện
có tuổi đời cịn khá non trẻ chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây như Ơ tơ – xe máy
Việt Nam ra đời năm 2000, Autonet ra đời năm 2008. Đội ngũ thực hiện tạp chí từ
phóng viên, biên tập viên, thiết kế… đều chủ yếu là nghiệp dư, chưa có sự đào tạo
chun nghiệp. Do đó, các tạp chí này chịu sự tác động mạnh mẽ từ các tạp chí giải
trí – chỉ dẫn nước ngoài về cả mặt nội dung và hình thức.
Mặt khác, trong dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn Việt, các tạp chí giải trí – chỉ
dẫn chuyên về phương tiện là một trong các tạp chí giải trí – chỉ dẫn có sự phát triển
mạnh mẽ nhất về số lượng và sự đổi mới tích cực về mặt chất lượng. Chỉ trong vòng
10 năm, ban đầu chỉ có một tờ tạp chí giải trí – chỉ dẫn chun về phương tiện là Ơ
tơ – xe máy Việt Nam, thì nay, con số đó được tăng lên đáng kể với nhiều tạp chí,
chuyên san, phụ trương. Nội dung thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng với
hệ thống chuyên trang, chuyên mục phong phú, đa dạng, các bài “đinh” ấn tượng…
Hình thức đẹp mặt, hấp dẫn, tạo sức hút với hình ảnh màu trên chất lượng giấy cao
cấp.

8


Trên thực tế, đây cũng là các tạp chí giải trí – chỉ dẫn xuất hiện nhiều vi
phạm như: các bài viết PR, quảng cáo trá hình, hình ảnh khơng phù hợp, kích động
bạo lực, tình dục, đi ngược lại với văn hóa mỹ tục người Việt, sao chép phản cảm
các nguồn tạp chí nước ngồi… Khơng những vậy, nhu cầu thơng tin mang tính giải

trí – chỉ dẫn của công chúng về phương tiện lại đang ngày càng tăng cao, bởi đời
sống nhân dân đang được nâng cao, kinh tế phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa,
quốc tế hóa tồn diện trên mọi lĩnh vực. Do vậy, rất cần những nghiên cứu mang
tính định hướng về dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nói chung, và các tạp chí giải trí –
chỉ dẫn chuyên về phương tiện nói riêng. Trước những lý do đó, chúng tơi lựa chọn
các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện làm đối tượng nghiên cứu của
mình với phạm vi nghiên cứu trong vòng 3 năm (2008 – 2010).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-

Đóng góp vào việc xây dựng những vấn đề lý luận nền tảng cho dịng tạp chí
giải trí – chỉ dẫn ở Việt Nam.

-

Góp phần đưa ra những định hướng bước đầu về việc phát triển dịng tạp chí
giải trí – chỉ dẫn ở Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.

-

Giúp ích cho các tạp chí trong việc khai thác và ứng dụng tạp chí nước ngồi,
nhất là về kỹ thuật làm tạp chí giải trí – chỉ dẫn.

-

Làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo và cho những ai quan
tâm đến lĩnh vực này.

7. Cái mới của luận văn
-


Nhìn nhận khái niệm dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn theo quan điểm hệ thống.

-

Khảo sát, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của dịng tạp chí giải trí – chỉ
dẫn nước ngồi đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam

-

Xây dựng các vấn đề mang tính chất lý luận về sự phát triển của báo chí Việt
Nam trong sự tác động của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối với
tạp chí cùng loại ở Việt Nam.

-

Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của dịng tạp chí giải
trí – chỉ dẫn trong nước trong bối cảnh chịu sự ảnh hưởng của tạp chí cùng
loại nước ngồi.

9


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận được bố cục
trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết về tạp chí và dịng tạp chí giải trí – chỉ
dẫn.
Chương 2: Sự ảnh hưởng của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi với
tạp chí cùng loại ở Việt Nam trên phương diện nội dung và hình thức (Khảo

sát các tạp chí giải trí – chỉ dẫn chuyên về phương tiện)
Chương 3: Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịng tạp chí giải
trí – chỉ dẫn Việt Nam.

10


CHƢƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TẠP CHÍ VÀ DÕNG
TẠP CHÍ GIẢI TRÍ – CHỈ DẪN
1.1 Phân loại tạp chí
1.1.1 Phân loại tạp chí trên trên thế giới
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, năm 1994 tạp chí được hiểu
đơn giản là những “xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài do nhiều người viết
đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo”. Nội dung tạp chí hướng tới đáp ứng
những nhu cầu thơng tin ngày càng tăng cao và chuyên sâu của con người, xoay
quanh vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật.
Chính vì vậy, hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại tạp chí thuộc nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành nghề khác nhau, mà để phân loại chúng sẽ phải mất nhiều thời gian,
công sức. Về cơ bản, tạp chí được phân loại theo rất nhiều tiêu chí khác nhau, theo
định kỳ, theo đối tượng độc giả, theo cơ quan chủ quản, theo mục đích nội dung
thơng tin (Bảng 1.1, Phụ lục tr.7)
1.1.2 Phân loại tạp chí ở Việt Nam
Trên thực tế, việc phân loại tạp chí ở Việt Nam khá phức tạp và chưa có sự
thống nhất, ổn định. Hệ thống mạng lưới tạp chí thuộc các tổ chức Đảng, Nhà nước,
các cơ quan đoàn thể, quần chúng tạm thời được phân loại như sau [34, tr.17-18]:
-

Tạp chí chính trị như tạp chí Cộng sản, Xây dựng Đảng, Giáo dục quản

lý, Cơng đồn …

-

Tạp chí quân sự như tạp chí Quân đội nhân dân, Lịch sử qn sự…

-

Tạp chí văn hóa – văn nghệ như Văn nghệ quân đội, Nghiên cứu nghệ
thuật, Sân khấu…

-

Tạp chí khoa học gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội, khoa học quản lý: Khoa học về trái đất, Dân tộc học,
triết học, Luật học…

-

Tạp chí kinh tế, kinh tế - kỹ thuật như Thống kê, Tài chính…

-

Tạp chí khoa học – kỹ thuật: Giao thơng vận tải, Kiến trúc…

-

Tạp chí chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ chuyên ngành như Thanh
tra, Người làm báo…


11


-

Tạp chí y tế, giáo dục: Thuốc và sức khỏe, Nội khoa…

-

Tạp chí thơng tin như Thơng tin lý luận, Thơng tin quốc hội…

-

Tạp chí đối ngoại làm cơng tác tuyên truyền cho người nước ngoài như
Sciences Sociales, Femmes V.N…

Cách phân loại khá phổ biến này có ưu điểm lớn là tổng hợp được hầu hết
các hình thức tạp chí xuất hiện ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các tiêu chí phân
loại lại chưa hợp lý và chồng chéo. Chẳng hạn, tạp chí văn hóa – nghệ thuật, tạp chí
kinh tế, tạp chí khoa học là dựa trên tiêu chí nội dung thơng tin; trong khi tạp chí chỉ
đạo, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, tạp chí qn sự lại phân loại theo
tiêu chí ngành; cịn tạp chí đối ngoại làm cơng tác tun truyền cho người nước
ngồi lại theo đối tượng hưởng thụ thơng tin. Hoặc trong tạp chí về y tế, sức khỏe
đã thuộc nhóm các tạp chí khoa học; tạp chí tạp chí đối ngoại làm cơng tác tun
truyền cho người nước ngồi cũng thuộc nhóm tạp chí thực hiện mục đích thơng tin.
Mặt khác, nhiều hình thức tạp chí mới vẫn khơng được phân loại như tạp chí giải trí
– chỉ dẫn.
Ngồi ra, cịn có cách phân loại khác: Một là, tạp chí khoa học. Hai là, tạp
chí trực thuộc liên hiệp hội, các hội khoa học, hội kinh tế, hội nghề nghiệp, đồn thể
chính trị - xã hội, các hội phi Chính phủ … Dạng này hiện có khoảng gần hai trăm

đầu tạp chí. Hầu hết các tạp chí này được xếp vào đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt
động theo cơ chế tự trang trải. Ba là, tạp chí thuộc các bộ, ngành, Tổng cơng ty
thường gọi là tạp chí chun ngành. [11, tr.22-23] Cách phân loại này tuy đơn giản,
nhưng lại thiếu hợp lý, khi một bên là tạp chí khoa học (theo tiêu chí nội dung thơng
tin), một bên là tạp chí chuyên ngành, tạp chí thuộc các tổ chức, đồn thể (theo tiêu
chí cơ quan chủ quản).
Cách phân loại mới đây của tác giả Vinh Hạnh trong luận văn có đề tài Khảo
sát loại hình tạp chí cơng cụ qua ấn phẩm tạp chí truyền hình cũng rất đáng chú ý.
[40] Tác giả chia tạp chí theo tiêu chí nội dung và thành phần độc giả: tạp chí
chuyên ngành, tạp chí chỉ dẫn và tạp chí cơng cụ. Trong đó, hai tạp chí chỉ dẫn và
tạp chí cơng cụ có sự đan xen nhau. Tạp chí chỉ dẫn thể hiện tính cơng cụ và tạp chí
cơng cụ bao hàm ý nghĩa của sự chỉ dẫn. Hai khái niệm của hai loại hình tạp chí

12


trên được tác giả đưa ra tuy cụ thể, rõ ràng nhưng vẫn rất dễ gây nhầm lẫn, bởi bản
thân hai thuật ngữ công cụ và chỉ dẫn trên tạp chí đã rất khó để phân biệt.
Một cách phân loại tạp chí mới hiện nay được xem là khá phù hợp với tình
hình phát triển của tạp chí Việt Nam [41, tr.23]:
-

Dịng tạp chí lý luận chính trị bao gồm các tạp chí như: Tạp chí Cộng sản, Tạp
chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị…

-

Dịng tạp chí khoa học bao gồm các tạp chí như: Tạp chí Khoa học và cơng nghệ
nơng nghiệp, Tạp chí Triết học, Tạp chí Luật học, Tạp chí Văn học, Tạp chí
Tốn học, Tạp chí Khoa học về trái đất, Tạp chí Thuốc và sức khỏe…


-

Dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn bao gồm các tạp chí như Thời trang trẻ, Tiếp thị
và gia đình, Mốt, Ơ tơ – xe máy Việt Nam…
Cách thức phân loại về nội dung thông tin này vừa tổng hợp được hầu hết

các hình thức tạp chí ở Việt Nam, vừa cập nhật kịp thời tình hình phát triển hiện nay
của tạp chí trong nước và có nhiều nét đổi mới so với cách phân loại truyền thống.
Bên cạnh dịng tạp chí khoa học và lý luận chính trị vốn đã xuất hiện từ khá sớm ở
nước ta, dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn, tuy chỉ mới bùng nổ mạnh mẽ trong hơn
chục năm trở lại đây, nhưng đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển
của báo chí nói chung và tạp chí nói riêng. Dịng tạp chí này tạo nên một “cơn sốt”
trong làng báo với hàng chục đầu tạp chí ra đời chỉ trong một thời gian ngắn. Mặt
hạn chế của cách thức phân loại này chính là vẫn cịn mang tính chung chung, chưa
phân loại một cách cụ thể, chi tiết các hình thức tạp chí, khiến người nghiên cứu gặp
nhiều khó khăn, ví dụ như các tạp chí về văn hóa – văn nghệ sẽ thuộc dịng tạp chí
nào: dịng lý luận – chính trị, hay dịng giải trí – chỉ dẫn? Qua phân tích ưu, nhược
điểm của các cách thức phân loại tạp chí hiện nay ở Việt Nam, tơi xin đề xuất phân
loại tạp chí theo hai dịng chính cơ bản: dịng tạp chí chun ngành – nội bộ và
dịng tạp chí chun về giải trí – chỉ dẫn. Hình thức phân loại này theo hai mảng
nội dung chính của tạp chí hiện nay là nội dung mang tính chuyên ngành – nội bộ
và nội dung mang tính giải trí – chỉ dẫn. Mặc dù cách phân loại trên chưa phải là tối
ưu nhất nhưng mang tính tổng quát và phù hợp với sự phát triển tạp chí trong nước
cũng như với q trình nghiên cứu thực hiện luận văn của chúng tôi.

13


1.2 Khái niệm dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn

Từ trước đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm nào được xem là
hồn thiện, chính xác và cụ thể nhất về dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Ngay cả bản
thân dịng tạp chí này cũng đã chứa đựng nhiều nội dung đa dạng và phong phú, gây
cho các nhà nghiên cứu nhiều khó khăn khi muốn nhận diện nó một cách thấu đáo.
Dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn ln được hiểu nơm na là một dịng tạp chí nhằm
cung cấp những thơng tin chuyên biệt về một đề tài, hay một nhóm đề tài thuộc các
lĩnh vực như nghệ thuật, văn học, điện ảnh, âm nhạc, thời trang… trong cuộc sống
(trang www.wikipedia.com). Những thơng tin này có đặc điểm nổi bật là mang tính
chỉ dẫn chuyên sâu và mang tính giải trí cao. Đối tượng cơng chúng mà các tạp chí
này hướng đến là lớp công chúng phổ thông. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá
chung chung và dễ gây hiểu nhầm với các dịng tạp chí khác.
Để đi đến tận cùng khái niệm, tác giả Đinh Thu Hiền trong luận văn thạc sĩ
với đề tài Dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí ở Việt Nam: hiệu quả và bất cập đã chỉ rõ
hai nội dung thơng tin của dịng tạp chí này là giải trí và chỉ dẫn. Trong đó, chỉ dẫn
trên tạp chí là một hình thức truyền tải thơng tin đặc biệt của tạp chí, qua đó, người
làm báo tìm kiếm và trao đổi những thơng tin có tính định hướng với người đọc
nhằm hỗ trợ và giúp đỡ họ giải quyết một vấn đề nhất định, nội dung chỉ dẫn chiếm
tỷ lệ lớn, thông tin chỉ dẫn thường mang hàm lượng thông tin khoa học cao, đáng
tin cậy [41, tr.31], cịn giải trí được hiểu theo hai nghĩa thứ nhất dịng tạp chí này
cung cấp những thơng tin phục vụ nhu cầu giải trí cho bạn đọc, thứ hai bản thân
việc đọc tờ tạp chí phải trở thành một hình thức giải trí của bạn đọc, đáp ứng nhu
cầu giải trí, thỏa mãn khối cảm thẩm mỹ cho bạn đọc [41, tr.32 – 33]. Qua đó, tác
giả đưa ra khái niệm đầy đủ về dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn: là dịng tạp chí có nội
dung cung cấp thơng tin chỉ dẫn cho bạn đọc về các lĩnh vực khác nhau của đời
sống, đáp ứng nhu cầu giải trí của bạn đọc bằng nội dung thơng tin hấp dẫn và
hình thức đẹp mắt [41, tr.38].
Chúng tơi hồn tồn tán thành cách thức tiếp cận và giải quyết khái niệm về
dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn của tác giả Đinh Thu Hiền, và xem đây như một khái
niệm tương đối đầy đủ, hoàn thiện về dịng tạp chí mới mẻ này ở Việt Nam. Trên
phương diện cá nhân, chúng tôi khai thác khái niệm dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn


14


dưới một góc độ tiếp cận mới: theo quan điểm hệ thống. Điều này đồng nghĩa với
việc dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn sẽ được nhìn nhận như một bộ phận của hệ thống
báo, tạp chí; và đồng thời quan niệm về dịng tạp chí này cũng sẽ được xem xét
trong mối tương quan với các yếu tố hợp thành dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Quan
điểm hệ thống hiểu một cách ngắn gọn là cách nhìn sự vật, hiện tượng trong sự cấu
thành từ nhiều yếu tố bằng các mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ quy định lẫn nhau
trong không gian và thời gian cụ thể, bảo đảm cho các yếu tố ấy hoạt động nhằm
vào mục tiêu của hệ thống [4, tr.21].
Nhìn nhận khái niệm dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn dưới góc nhìn hệ thống
tức là đầu tiên phải xem xét nó trong mối quan hệ với các yếu tố cấu thành nên hệ
thống báo chí (báo in, các dịng tạp chí khác, báo phát thanh, báo truyền hình, báo
mạng điện tử, báo ảnh…), mà bản thân báo chí đã là một tiểu hệ thống của hệ thống
xã hội trong tổng thể. Về phương diện này, dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn cũng
giống như những yếu tố trên, đều chịu sự chi phối của quyền lực chính trị, đều nằm
trong chỉnh thể các hình thức hoạt động đồng bộ tạo nên hiệu quả của sự vận hành
của hệ thống báo chí, bao gồm nhiều hệ thống tác phẩm với các thể loại phong phú,
linh hoạt, cùng thực hiện các chức năng cơ bản của báo chí: chức năng tư tưởng,
chức năng giám sát, quản lý xã hội, chức năng khai sáng, giải trí. Điểm khác biệt ở
đây là chức năng khai sáng, chỉ dẫn và giải trí được đặt lên hàng đầu, trở thành
nhiệm vụ trọng tâm của các tạp chí thuộc dịng giải trí – chỉ dẫn. Mối quan hệ giữa
dịng tạp chí này với các yếu tố cịn lại trong hệ thống báo chí là mối quan hệ tương
hỗ, gắn bó và quy định lẫn nhau chặt chẽ.
Bản thân khái niệm của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn khi được xem xét theo
quan điểm hệ thống được cấu thành từ các yếu tố sau đây [4, tr.22]:
1) Quyền lực chính trị


5

2) Người sáng lập
3) Nhà báo

1

4

6

2

3

7

4) Tác phẩm
5) Kênh thông tin
6) Công chúng

THỰC TIỄN

7) Các tổ chức xã hội

15


Trong đó, quyền lực chính trị đóng vai trị chi phối đến mọi hoạt động của
mỗi một tạp chí giải trí – chỉ dẫn thơng qua đường lối, chủ trương, chính sách, hệ

thống luật pháp. Quyền lực chính trị cịn quyết định đến trách nhiệm, nghĩa vụ của
đội ngũ nhà báo và tạp chí, cũng như khuynh hướng phát triển của tạp chí. Quyền
lực chính trị có thể hiểu là hiến pháp, pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của Nhà nước. Ngƣời sáng lập có vai trị quan trọng khơng kém với những chức
năng, trách nhiệm phải thực hiện, từ việc thai nghén ý tưởng, xin cấp giấy phép, lựa
chọn nhân lực cho đến xác định khuynh hướng, tơn chỉ, mục đích của tạp chí. Đối
với các tạp chí giải trí – chỉ dẫn, người sáng lập phải tiến hành nghiên cứu thị
trường thông tin để lựa chọn nội dung thơng tin giải trí – chỉ dẫn phù hợp mà tạp chí
hướng tới ngay từ buổi ban đầu, cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí nội dung, xác
định những kế hoạch, chiến lược đúng đắn cho tạp chí. Nhà báo ln đóng vai trị
trọng tâm trong mối quan hệ giữa các yếu tố này. Đây là những người vừa chịu sự
chi phối của các yếu tố khác, vừa là chủ thể thông tin thông qua q trình lao động
mang tính đặc thù của mình. Nhà báo của tạp chí giải trí – chỉ dẫn khơng chỉ có
những nhà báo chun nghiệp, mà cịn là đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học, …
tham gia sáng tạo tác phẩm dưới vai trò là các cộng tác viên, cố vấn...
Khác với tác phẩm của báo hay tạp chí khác, các tác phẩm thuộc dịng tạp
chí giải trí – chỉ dẫn luôn hướng đến hai nội dung thông tin quan trọng là giải trí và
chỉ dẫn. Trong đó, sự cân bằng giữa hai nội dung thông tin này luôn được đánh giá
cao. Nếu chỉ dẫn được xem như một quá trình nhà báo tìm kiếm, nghiên cứu, xử lý
thông tin và truyền đạt đến công chúng theo định hướng, nhằm giúp cơng chúng dễ
dàng có được sự tư vấn cần thiết đối với vấn đề mình quan tâm, qua đó nâng cao
hiệu lực, hiệu quả báo chí, thì giải trí được nhìn nhận như một q trình giúp con
người giải phóng bản thân, tìm được sự hứng thú lành mạnh về tinh thần thơng qua
nội dung và hình thức tạp chí hấp dẫn, lơi cuốn, ấn tượng. Hình thức của các tạp chí
giải trí – chỉ dẫn ln được đầu tư nghiêm túc và bài bản từ chất lượng giấy, màu
sắc… cho đến hình ảnh, thiết kế, đồ họa, các thành tựu khoa học kỹ thuật, công
nghệ lại được áp dụng triệt để vào xuất bản tạp chí .Yếu tố chỉ dẫn được lồng ghép
với yếu tố giải trí trên cơ sở tơn trọng tơn chỉ, mục đích của tạp chí đáp ứng và thỏa
mãn được nhu cầu thông tin của công chúng.


16


Các sản phẩm mang nội dung thông tin trên được truyền đạt đến công chúng
tiếp nhận thông qua kênh thông tin mang tính đặc trưng của tạp chí. Cơng chúng
là đối tượng mà mỗi tạp chí giải trí – chỉ dẫn hướng đến và cần thu hút. Cơng chúng
của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn có sự phân chia các lớp lang riêng, theo lứa tuổi,
theo giới tính, theo nghề nghiệp, theo sở thích… và mang tính riêng biệt cao.
Nhưng đặc điểm chung của hầu hết những lớp cơng chúng này chính là u cầu cao
về mặt nội dung, hình thức để thỏa mãn nhu cầu thơng tin của mình về một hoặc
một số lĩnh vực chuyên sâu nhất định. Bên cạnh đó, bản thân các lớp cơng chúng
này cũng thường xuyên có sự vận động thay đổi, do đó, việc nghiên cứu cơng chúng
là hoạt động khơng thể thiếu đối với các tạp chí giải trí – chỉ dẫn. Các tổ chức xã
hội là các tổ chức chính trị, nhà nước, xã hội, kinh tế… mà các tạp chí giải trí – chỉ
dẫn muốn hướng đến nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của tạp chí mình.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm cơ bản về dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn
như sau: là dịng tạp chí nằm trong mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, quy định lẫn
nhau của hệ thống báo chí, chịu sự chi phối của quyền lực chính trị, hướng đến
các lớp cơng chúng có nhu cầu thỏa mãn thơng tin theo từng lĩnh vực chuyên
sâu nhất định với nội dung thơng tin tư vấn, chỉ dẫn và giải trí thơng qua hình
thức hấp dẫn, ấn tượng.
1.3 Xu hƣớng phát triển của tạp chí
1.3.1 Xu hướng phát triển của tạp chí trên thế giới
Bước vào thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, tạp chí thế giới gặp phải nhiều
“chướng ngại vật lớn” trong sự phát triển của mình. Đó là sự ra đời của ô tô sau thế
chiến thứ I – khiến cho mọi người có nhu cầu đi lại nhiều hơn, thời gian cho một tờ
báo hay tạp chí vì thế cũng trở nên eo hẹp hơn. Vào giữa thế kỷ 20, báo phát thanh
xuất hiện làm thu hẹp dần lượng độc giả của các tạp chí. Năm 1927, điện ảnh bắt
đầu có tiếng nói của mình và thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Đỉnh điểm
là giai đoạn sau thế chiến thứ II, khi truyền hình trở nên thơng dụng, sự phát triển

của tạp chí gặp nhiều khó khăn hơn. Và đặc biệt trong những thập niên gần đây sự
“bành trướng” của Internet khiến lượng cơng chúng của tạp chí càng bị thu hẹp
hơn. Những trở ngại đó đã khiến cho sự phát triển của tạp chí thay đổi theo xu
hướng khó nắm bắt.

17


Trong thế kỷ 20, tạp chí trên thế giới có những bước chuyển đổi mạnh mẽ
trên mọi phương diện. Đầu tiên phải kể đến sự thay đổi lớn trong lớp cơng chúng
của tạp chí. Giờ đây, những đối tượng cơng chúng được quan tâm hàng đầu khơng
cịn là lớp thượng lưu giàu có, mà mở rộng hơn và có sự chuyên biệt rõ nét hơn: các
tạp chí phụ nữ, tạp chí trẻ em, tạp chí ngành nghề, tạp chí du lịch, mua sắm… nở rộ
và tạp chí thực sự trở thành “món hời” kinh doanh lớn. Các tạp chí khơng ngừng mở
rộng thị trường và tăng lượng các ấn bản hàng năm. Ở Mỹ - quốc gia hàng đầu về
số lượng tạp chí – nhiều tờ tạp chí tăng 49% lượng bản bán ra mỗi năm. (Bảng 1.2,
Phụ lục tr.8)
Riêng ở Pháp, năm 1985, có 15.000 ấn phẩm thì các báo chuyên đề chiếm tới
118 đầu tạp chí dành cho phụ nữ, 343 đầu tạp chí dành cho thanh niên, 7889 tạp chí
về kỹ thuật và chuyên ngành thể thao, khoa học, giới tính… Các tạp chí chun về
truyền hình cũng là đặc trưng cho tạp chí Pháp như tờ Tele 7 Jours có lượng phát
hành hơn 3 triệu bản/kỳ [2, tr.197]. Tạp chí hiện đại có sự phân hóa mạnh mẽ theo
nhu cầu thị hiếu và thông tin của độc giả, bên cạnh đó, mỗi tờ tạp chí cũng tìm
những phương thức riêng để thu hút sự chú ý, hạ giá thành sản phẩm, tận dụng tối
đa các điều kiện khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, những năm đầu thế kỷ 21, hàng loạt báo in trên toàn thế giới rơi
vào tình trạng giảm sút độc giả. Lượng phát hành báo chí tại nhiều nước phương
Tây giảm trung bình 5 – 7 % trong 2 năm 2003 – 2004. Theo thống kê của hãng tin
AP năm 2005, ở Đức số lượng phát hành giảm 7,7% trong vòng 5 năm qua, ở Đan
Mạch giảm 9,5%, ở Áo giảm 9,9%, ở Bỉ giảm 6%.

Tại Mỹ, từ năm 2000 đến năm 2004, trong ngành báo in, trên 2.000 chức vị
đã bị huỷ bỏ, chiếm khoảng 4% công ăn việc làm. Sự phát triển của nhiều tờ tạp chí
cũng lâm vào tình trạng lao đao. Theo Hiệp hội báo chí Mỹ, thói quen đọc báo mỗi
ngày của người Mỹ trong năm 1982 là 67%. Đến năm 2002, con số này chỉ còn
55%. Độc giả trong độ tuổi từ 18 – 34 chỉ có 17% trong khi độc giả trên 55 tuổi
chiếm 43%. Cơn đại suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008 bắt đầu từ Mỹ, đang đe
dọa sự phát triển của báo chí nói chung và báo in nói riêng. Ở Mỹ, báo in, bao gồm
cả báo mạng điện tử, năm 2009 chứng kiến sự sụt giảm 26% doanh thu, điều này
dẫn đến tỷ lệ thâm hụt 41% doanh thu trong vòng 3 năm trở lại đây. Viện nghiên

18


cứu Poynter, Hoa Kỳ, tính tốn rằng ngành cơng nghiệp báo in nước này đã mất 1,6
tỷ USD trong năm 2009, và năm 2010, con số cũng sẽ vẫn là khá lớn.
Tình trạng chung của tạp chí thế giới cũng hết sức lao đao. Theo báo cáo của
Project For Excellence In Journalism, trong nửa năm đầu 2004, 100 tạp chí hàng
đầu thế giới chỉ bán được 36,8 triệu bản, giảm so với con số 37,4 triệu bản năm
2003. Doanh thu tạp chí ở Mỹ giảm tới 19%. Năm 2009, số lượng trang quảng cáo
trên tạp chí Mỹ giảm 25,6%. (Bảng 1.3, phụ lục tr.8)
Trong bối cảnh đó, việc nhìn nhận những xu hướng phát triển chính của tạp
chí thế giới trong tương lai đóng một vai trị quan trọng, góp phần vào cơng tác định
hình diện mạo tạp chí thế giới trong nhiều năm nữa. Theo từ điển tiếng Việt [19,
tr.1135] “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về
những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một
thời gian lâu dài. Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí, đó là xu thế
thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng
trong thời gian dài. Tác động đến sự phát triển của hệ thống báo chí thế giới.
Xu hƣớng tồn cầu hóa thơng tin đóng vai trị quyết định trong sự phát
triển của báo chí thế giới. Alvin Toffer, nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ của

thế kỷ 20, trong tác phẩm Làn sóng thứ ba đã dự đốn: “Thời đại mà chúng ta đang
sống hiện nay là thời đại thông tin”. Và ngay cả nhà báo kỳ cựu người Mỹ Thomas
L Friedman cũng phải thốt lên trong cuốn Thế giới phẳng rằng thế giới của chúng ta
đang ngày càng phẳng đi trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực. Đó là xu thế chung
của thời đại khi mà tồn cầu hố đang ngày càng bao trùm cái bóng của mình lên tất
cả mọi ngóc ngách của địa cầu. Một khi đó đã là xu thế chung của tồn nhân loại,
thì báo chí - truyền thơng cũng khơng thể nằm ngồi quy luật tất yếu đó.
Tồn cầu hóa là khái niệm thường dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng
giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hố, kinh tế, v.v. trên
quy mơ tồn cầu.[35, tr.5].Tồn cầu hóa thơng tin được hiểu như một xu hướng thể
hiện sự thay đổi trong xã hội thông tin thế giới, mà ở đó sự liên kết, trao đổi thông
tin giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các tổ chức và cá nhân… ngày càng trở
nên mạnh mẽ.

19


Trong cuốn Mass communication theory, tác giả Denis Mcqual đã chỉ rõ 8
ngun nhân cơ bản của tồn cầu hóa trong lĩnh vực truyền thơng nói chung và
thơng tin nói riêng. Đó là: sự phát triển của cơng nghệ, khoa học, kỹ thuật trong các
lĩnh vực in ấn, đăng tải, báo, tạp chí, sự phát triển của cơng nghệ phát thanh, truyền
hình, và đặc biệt là Internet; sự bùng phát các doanh nghiệp thương mại; sự tiếp nối
các mối quan hệ thương mại và ngoại giao giữa các quốc gia; hệ quả của chủ nghĩa
thực dân và đế quốc; sự phụ thuộc kinh tế và mất cân bằng trong chính trị; quảng
cáo và sự bùng nổ của viễn thông. [27, tr.250] Ngồi ra, tồn cầu hóa thơng tin trở
thành xu hướng của tạp chí nói riêng và báo chí nói chung cịn là do nhu cầu thơng
tin của con người ngày càng tăng cao. Giờ đây, câu hỏi “chuyện gì đang diễn ra”,
“cái gì đang xảy đến”… ở bất cứ nơi nào trên thế giới luôn là những mối quan tâm
hàng đầu của hơn 6 tỷ người trên hành tinh này. Sự nhanh hay chậm của thơng tin

đơi khi cịn có những ý nghĩa sống cịn.
Ý nghĩa của tồn cầu hóa thơng tin trước hết là sự hình thành, bành trướng
của các tập đồn báo chí truyền thơng trên tồn cầu. Đồng thời, xu hướng này tăng
nhanh sự xuất hiện của các hệ thống truyền thông tương tự nhau trên tồn thế giới.
Từ đó, các sản phẩm tin tức và giải trí giống nhau cũng có mặt ở mọi nơi, tạo cơ hội
cho công chúng tiếp cận sản phẩm truyền thông chất lượng ở bất cứ quốc gia nào.
Tuy nhiên, hậu quả của chúng là xu hướng đồng nhất và “tây” hóa trong văn hóa
bản địa, cũng như sự sụt giảm của truyền thông trong nước và sự xuất hiện các dịng
thơng tin khó kiểm sốt. [27, tr.254]
Xu hướng tồn cầu hóa thơng tin chính là chìa khóa vàng đối với sự phát
triển của tạp chí trên thế giới. Trước hết, các nguồn tin được mở rộng mạnh mẽ, nội
dung thông tin ngày càng đa dạng, nhiều chiều, tăng năng lực cạnh tranh của mỗi
tạp chí, xóa bỏ sự độc quyền thông tin, thủ tiêu kiểu đưa tin chủ quan, một chiều.
Bên cạnh đó, tồn cầu hóa khiến các tạp chí mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến
những nhóm cơng chúng mới và phát huy nguồn lực vốn có. Biểu hiện cụ thể nhất
của xu hướng này trong phát triển báo chí – truyền thơng nói chung và tạp chí nói
riêng chính là sự hình thành, bành trướng của các tập đồn báo chí truyền thơng trên
tồn cầu. Tiếp đó là sự tăng cường sở hữu nước ngồi đối với báo chí – truyền

20


thông trong nước và ranh giới giữa các sản phẩm báo chí - truyền thơng ngày càng
bị xóa mờ.
Chẳng hạn như tập đoàn Singapore Press Holdings (SPH, tập đoàn đa truyền
thông lớn nhất Singapore xuất bản hơn 13 tờ báo bằng 4 ngơn ngữ chính (Anh, Hoa,
Malay và Tamil) và hơn 80 tờ tạp chí (phát hành rộng trong nước và trên thị trường
khu vực). Kinh doanh tạp chí được xem là thế mạnh của tập đoàn SPH. Các tạp chí
của SPH có nhiều loại, từ các nguyệt san dành cho phụ nữ như Her World và tạp chí
Hoa ngữ Citta Bella cho đến các ấn phẩm hướng dẫn cách thức làm cha mẹ và cách

thức tân trang nội thất như Young Parents và Home & Décor. Các tựa tạp chí mới
xuất hiện của hệ thống tạp chí SPH là Maxim, Shape, Simply Her, và Icon. Phạm vi
hoạt động của SPH trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, đặc biệt là mảng tạp chí, mở
rộng ra Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, và Thái Lan, thông qua các liên doanh tại
chỗ của các nước này. Ngồi ra tập đồn SPH cịn rất thành công trong các lĩnh vực
khác như báo trực tuyến, in ấn, xuất bản, quảng cáo, phát hành, truyền hình…
Tuy nhiên, một thực tế là tồn cầu hóa cũng mang lại nhiều mặt tiêu cực cho
sự phát triển của tạp chí. Đó là với lượng thơng tin ồ ạt, thiếu kiểm duyệt, nhiều
chiều, sẽ gây khó khăn trong cơng tác phân loại, biên tập và sử dụng thông tin phù
hợp. Thêm vào đó, tính định hướng trong thơng tin chính là một thách thức lớn với
các tạp chí cịn non trẻ.
Song song với xu hướng tồn cầu hóa, xu hƣớng quốc tế hóa cũng đã và
đang ảnh hưởng tới sự phát triển của báo chí thế giới, mà trong đó tạp chí chịu sự
ảnh hưởng khơng nhỏ. Quốc tế hóa là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí
được phát hành ở nhiều quốc gia, hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được bán
ở quốc gia khác. [35, tr.7]. Quốc tế hóa tạp chí thể hiện rõ trên các mặt:
• Tạp chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước trên thế
giới. Tờ tạp chí thời trang Vouge được phát hành ở 18 nước trên thế giới, như
Úc, Pháp, Trung Quốc, Đức, Brazil, Hy Lạp, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Nga, Bồ Đào Nha, Mehico, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ. Tờ
Cosmopolitan cũng có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới.
• Tạp chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc: 58 là số ấn bản mà Cosmopolitan
đang sở hữu, ELLE có tới 43 ấn bản trên thế giới và 10 tại châu Á.

21


• Hai nước liên kết với nhau xuất bản một tạp chí
• Cơ quan tạp chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngồi
• Các tập đồn báo chí phát triển những tờ tạp chí cho khu vực riêng với ngơn

ngữ của khu vực đó.
Một quốc gia tiêu biểu cho xu hướng này chính là Trung Quốc. Các tạp chí
nước ngồi xâm nhập vào quốc gia này theo ba đường chính là nhập khẩu (với 30
công ty Trung Quốc chuyên nhập và xuất khẩu các ấn bản); hợp tác bản quyền (các
công ty Trung Quốc sẽ biên tập, bán và phân phối); kinh doanh hợp tác nhưng
không tham gia xuất bản (chủ yếu trong quảng cáo và phân phối). Nhìn vào biểu đồ
1.4 ở phụ lục tr.9 ta dễ dàng nhận thấy các tạp chí nước ngồi thu về một nguồn lợi
khổng lồ từ Trung Quốc, đứng đầu là tờ tạp chí dành cho phụ nữ của Mỹ
Cosmopolitant với doanh thu 3,18 triệu USD năm 2004.
Xu hƣớng thƣơng mại hóa khiến quảng cáo đóng vai trị quan trọng trong
sự phát triển của báo chí nói chung và tạp chí nói riêng. Ngay từ khi mới ra đời, lợi
nhuận luôn là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại của một tờ
báo. “Xu hướng thương mại hóa nội dung báo chí truyền thơng, tức là tiến trình
biến nội dung thông tin, tin tức thuần túy thành một sản phẩm hay dịch vụ có thể
mua bán được” [9, tr.136]. Theo thống kê, ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập
tăng từ 12,2 tỷ USD vào năm 1975 lên 54,4 tỷ USD năm 2000. Điều này đồng
nghĩa với việc báo in tăng thu nhập gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm 2000 so với năm
1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ vượt trên
60% [35, tr.43]. Từ lâu, tạp chí vốn ln được xem là một “món hàng sinh lợi
nhuận”, khi mà người ta thay từ “xuất bản” bằng từ “sản xuất” tạp chí. Quảng cáo
trên tạp chí ảnh hưởng tới 57% đến công chúng, trong khi con số này đối với TV và
mạng Internet lần lượt là 44% và 35%. (Bảng 1.5, Phụ lục tr.9)
Ở Nhật Bản, mức chi tiêu cho quảng cáo trên tạp chí ln chiếm một tỷ lệ
khá lớn và đồng đều, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, mức chi tiêu này luôn đạt con
số ấn tượng (như 418 triệu Yên năm 2001 hay 436,9 triệu n năm 2000). Do đó,
chỉ tính riêng trong năm 2003, mức chi tiêu dành cho quảng cáo trên tạp chí ở Nhật
đứng vị trí thứ 3, chỉ sau truyền hình và báo giấy. (Biểu đồ 1.6 Phụ lục tr.9, và Biểu
đồ 1.7, Phụ lục tr.10)

22



Một xu hướng quan trọng khác của báo chí hiện đại nói chung và tạp chí nói
riêng chính là sự phân hóa và chun mơn hóa khơng ngừng. Đó là một phương
thức mà trong đó một ấn phẩm báo chí chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời
sống, nhằm vào một lượng đối tượng công chúng xác định, cụ thể. Chúng ta có
thể lấy nền báo chí Mỹ như một ví dụ điển hình nhất. Ở quốc gia này sự phân hóa
và chun mơn hóa manh nha từ những ngày đầu ra đời của tạp chí. Những ấn
phẩm chuyên ngành đã xuất hiện ở Mỹ từ lâu khi vào cuối thế kỷ VXIII, tờ tạp chí
khoa học đầu tiên của Mỹ “Brayxitzo Gioocnel”, chuyên công bố những thông tin
báo đặc sắc được xuất bản. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, một loạt các tạp chí khoa học
ra đời đánh dấu sự chuyên biệt hóa sâu sắc trong tạp chí Mỹ như tờ American
Journal of Science (1818), American Mechanic (1826). Tính đến năm 1860, Mỹ đã
có 200 tạp chí chuyên về khoa học, và trong giai đoạn 1890 – 1900, con số này tăng
lên gấp đơi. Ngồi ra, các tạp chí chun về qn đội, cơng đồn, tơn giáo, giải trí
của Mỹ cũng rất phát triển.[33] Úc cũng có trên 1500 tạp chí được xuất bản về các
vấn đề: mối quan tâm của phụ nữ, mối quan tâm của cộng đồng, về truyền hình, nhà
cửa, vườn tược, giải trí và các vấn đề hơm nay. Sự phân hóa và chun mơn hóa
cho phép nâng cao hiệu quả của các sản phẩm tạp chí, và quan trọng hơn, góp phần
hình thành một nhóm cơng chúng riêng cho tờ tạp chí.
Tạp chí điện tử (online magazines), tạp chí kỹ thuật số (digital
magazines) đang là xu hướng mới nhất của tạp chí thế giới. Tạp chí điện tử cũng
giống như báo điện tử là một phần của World Wide Web và thường được gọi là
webzines. Chúng là loại báo mà người ta đọc trên máy tính, điện thoại di động, máy
tính bảng… khi có kết nối Internet. Các tạp chí điện tử có một đội ngũ biên tập,
quản lý chất lượng riêng nhằm đảm bảo những thông tin đưa ra đáp ứng yêu cầu của
những nhà xuất bản và công chúng. Ngồi ra, chúng ta cịn có ezine – thuật ngữ
được dùng để chỉ các tạp chí nhỏ, được phân phối bởi các thiết bị điện tử như email
(thư điện tử). Thuật ngữ cyberzine và hyperzine cũng được dùng để chỉ các nguồn
cung cấp điện tử. Hiện nay, hầu hết các nhà xuất bản tạp chí đều có một sản phẩm

điện tử cho tạp chí của mình. Chúng được cung cấp qua nhiều dịch vụ trực tuyến
khác nhau. Những tờ tạp chí điện tử đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng
những năm 90 của thế kỷ 20 và thu hút sự quan tâm của công chúng. Tờ

23


×