Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY MỞ RỘNG CHO VAY KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN- TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.3 KB, 8 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY MỞ
RỘNG CHO VAY KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
KINH MÔN- TỈNH HẢI DƯƠNG
I- GIẢI PHÁP
1. Nguồn vốn đầu tư:
- Đẩy mạnh huy động vốn bằng các các hình thức tiết kiệm truyền thống
trong dân cư để đáp ứng cho nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh của các đơn
vị và hộ sản xuất với lãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là
nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của
NHNo, có tính ổn định và không ngừng tăng lên tỷ lệ thuận với thu nhập quốc
dân. Đặc điểm của nguồn vốn này là thuộc sở hữu cá nhân, nằm rải rác ở các
nơi, trong tất cảcác tầng lớp dân cư, kể cả những người có thu nhập không ổn
định. Để thu hút nguồn vốn này phải có những giải pháp về mặt kinh tế thích
hợp, năng động nhằm kết hợp haig hoà giữa lợi ích của Ngân hàng với người
gửi tiền.
Áp dụng nhiều hình thức có lãi có thưởng, tiền gửi có lãi bậc thang, có
thể phát triển việc nhận tiền gửi tại nhà theo yêu cầu qua điện thoại, nhằm giúp
khách hàng xoá bỏ ngại ngần về rủi ro khi mang tiền đến gửi, loại tiết kiệm dài
hạn nhưng trả lãi hàng tháng phù hợp với người gia không tham gia kinh doanh
có khoản tiền lớn muốn gửi vào Ngân hàng lĩnh lãi hàng tháng để phục vụ nhu
cầu chi tiêu. Có thể huy động tiền gửi với các thời hạn khác nhau 01 tháng, 02
tháng... nhằm thu hút triệt để các nguồn vốn nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư.
Thực hiện tốt công tác huy động kỳ phiếu, gắn huy động với nhiệm vụ
phát triển kinh tế địa phương. Thông qua các dự án khả thi để xây dựng kế
hoạch phát hành kỳ phiếu có mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với kết
quả dự án tạo ra khả năng thu hồi vốn đúng thời hạn ( kỳ hạn huy động kỳ phiếu
căn cứ vào mục đích sử dụng vốn cho từng dự án cụ thể để xác định thời hạn
phù hợp và đảm bảo tính khả thi của dự án có thu nhập để tạo nguồn vốn hoàn
trả).
Mở rộng thu hút vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Từng


bước tiếp cận và tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
với Ngân hàng. Tạo điều kiện cho các khách hàng mở và đang mở tài khoản tại
Ngân hàng, đối xử bình đẳng về nghiệp vụ với các khách hàng mở tài khoản có
chính sách ưu đãi bằng lợi ích vật chất đối với khách hàng lớn, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần, vừa thu hút được nguồn tiền gửi,
nâng cao uy tín của Ngân hàng. Thực hiện phương thức chuyển tiền nhanh,
chính xác thuận tiện cho khách hàng.
Tại NHNo tỉnh thực hiện tốt chính sách huy động vốn ngoại để đi hỗ trợ
cho vốn nội tệ.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển
nông nghiệp nông thôn. Thực hiện tốt giải ngân quỹ quay vòng của các dự án đã
tiếp nhận đồng thời cùng các cấp các ngành của tỉnh chủ động xây dựng những
dự án mới để góp vốn.
Chấp hành trích đủ quỹ rủi ro theo chế độ quy định, đây là cơ sở đảm bảo
vững chắc cho an toàn vốn huy động.
2. Cho vay đối với hộ sản xuất:
Đối với kinh tế nông nghiệp và nông thôn hộ sản xuất đang chiếm tỷ
trọng lớn trong nền sản xuất ( Huyện Kinh Môn chiếm tới 90% là hộ sản xuất).
Qua khảo sát nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện Kinh Môn có tới 50% hộ sản
xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn, mức nhu cầu bình quân 1 hộ từ 6-7 triệu
đồng. Như vậy, nếu NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đáp ứng đươc thì dư nợ
cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng sẽ tăng khoảng 120 - 135 tỷ đồng.
Cụ thể các đối tượng cây, con như sau:
2.1- Cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ thâm canh cây lúa nước
sang thâm canh thêm vụ mầu và chuyển một phần diện tích đất một vụ bấp bênh
sang trồng cây mầu, cây công nghiệp và cây ăn quả như: Dưa, cà chua, ớt, tỏi,
dâu tơ tằm, vải, nhãn, hồng......
Những vùng chiêm chũng, ao hồ chuyển sang nuôi thả con đặc sản có giá
trị cao như: ba ba, rắn, tôm, cá chim trắng......
Bên cạnh cho vay hộ phát triển nông nghiệp còn đa dạng hoá các hộ có

mô hình chăn nuôi lớn như lai hoá đàn bò, lạc hoá đàn lợn và các hộ chăn
nuôitheo phương thức chăn nuôi truyền thống.
Ngoài ra cho vay thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn như chế biến nông sản, xay xát, phơi sấy khô hành, tỏi, ớt,
vải, nhãn và các ngành sản xuất khai thác vật liệu xây dựng như : khai thác đá,
sản xuất vôi, vận tải thuỷ bộ.....Vừa tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, vừa
tạo công ăn việc làm thu hút lao động......
2.2- Cho vay đầu tư công nghệ, máy móc khuyến khích nông dân mua
sắm máy làm đất loại nhỏ nâng cao tỷ trọng cơ giới hoá trong khâu làm đất.
2.3- Cho vay kết cấu hạ tầng như kênh mương cấp II, cấp III ( kinh phí
xây dựng dân phải đóng góp 50% kinh phí ), cho vay chương trình nước sạch,
giao thông nông thôn.
2.4- Quan tâm đến cho vay phục vụ đời sống như mua đất, nhà, tu sửa
xây mới nhà ở, đồ dùng và phương tiện đi lại, tạo điều kiện ổn định phát triển
nông nghiệp nông thôn.
3. Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án.
Ngân hàng cần giúp các hộ sản xuất dự án, phương án sản xuất.
Việc xây dựng và thẩm định dự án vay vốn là khâu quan trọng nhất, quyết
định chủ yếu đến hiệu quả tín dụng. Việc xây dựng, thẩm định phải dựa trên cơ
sở định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Xây dựng các dự
án phát triển kinh tế theo khu vực, theo vùng chuyên canh và từng chuyên
ngành liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Khi xây dựng phương án khả thi cần phải có 3 bước:
Bước 1: Thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách, quy chế cho
vay đối với khách hàng.
Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin từ các nguồn khác nhau, theo định
hướng phát triển kinh tế của địa phương để tổng hợp xây dựng dự án, phương
án đầu tư.
Bước 3: Xây dựng dự án trên cơ sở có sự chỉ đạo, tham gia của chính
quyền các cấp theo thẩm quyền, các ban ngành, các tổ chức kinh tế.

Khi thẩm định dự án vay vốn các cán bộ tín dụng phải đặt ra câu hỏi là
cho ai vay, cho vay làm việc gì? Hiệu quả của từng dự án cụ thể ra sao? Các dự
án có phù hợp với dịnh hướng phát triển kinh tế địa phương hay không?.
Hiện nay hoạt động tín dụng Ngân hàng phải xem xét những định hướng
lớn cho sự phát triển, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đến từng dự án cụ thể. Vấn đề
lập và thẩm định dự án đảm bảo tính hiệu quả, khả thi cao sẽ là tiêu chí ra quyết
định đầu tư.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp phải chủ động xây dựng các dự án khả thi nhằm kêu gọi vốn của
các tổ chức nước ngoài để có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Các cán bộ tín dụng phối hợp với UBND xã, phường lập bản "hồ sơ kinh
tế địa phương ", trong đó:
- Tình hình dân số, diện tích, mục tiêu kinh tế xã hội từng năm.
- Khung giá đất do UBND tỉnh quy định.
- Nêu rõ ngành nghề kinh tế của địa phương.
- Số hộ trên địa bàn chia theo ngành nghề ( sản xuất chuyên canh hoặc
kiêm ngành nghề khác).
- Phân loại số hộ đã vay: trực tiếp hoặc qua tổ.
- Nắm chắc nhu cầu vay vốn của hộ gia đình trên địa bàn chia theo ngành
nghề, đối tượng chi phí.
- Kết hợp với trung tâm khuyến nông, kỹ thuật xây dựng định mức kỹ
thuật kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng và xét duyệt dự án vay vốn. Nắm định
mức kinh tế kỹ thuật cho từng cây, con, ngành nghề có đầu tư trên địa bàn.
- Nắm bắt chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
- Tính toán sản xuất đầu tư.
Mô hình đầu tư trước hết xây dựng cho cây, con chủ yếu, giảm bớt việc
thẩm định cho từng hộ vay cùng một đối tượng.
4. Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động.
- Tăng cường cán bộ làm công tác tín dụng để có đủ điều kiện hoạt động.
- Củng cố Ngân hàng cấp III, xây dựng một Ngân hàng cấp III tại khu

vực 5 xã khu đảo.
- Củng cố hoạt động, trang bị phương tiện làm việc đối với tổ cho vay thu
nợ lưu động tại tổ, nhóm và tại xã.
- Kết hợp chặt chẽ với hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh để chuyển
tải vốn đến tận hộ vay- tạo điều kiện thuận lợi gắn bó với người nông dân theo
nghị quyết liên tịch 2038 và 02.
5. Nâng cao chất lượng thực hiện an toàn tín dụng.
Thực hiện phương châm " Tăng trưởng phải an toàn, an toàn để tăng
trưởng mở rộng đầu tư, tập trung mọi cố gắng giải quyết những tồn đọng làm
lành mạnh tình hình Ngân hàng, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm
nợ quá hạn".
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tiêu cực phát sinh, xử
lý kịp thời các sai phạm, thực hiện tốt các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi
cho vay theo quy định cho vay tại quy chế cho vay đối với khách hàng của
NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện nguyên tắc " chất lượng tín dụng hơn mở
rộng tín dụng", thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế mà Giám đốc Ngân hàng
tỉnh đề ra.
6. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo.
Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo những hoạt động là một việc không
thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh Ngân hàng
nói riêng, nhất là trong tình hình hiện nay trình độ dân trí của người dân nông
thôn vẫn chưa cao, hiểu biết về hoạt dộng Ngân hàng còn có hạn. Để " xã hội
hoá công tác Ngân hàng " thì một trong những biện pháp quan trọng là tăng
cường công tác khuếch trương quảng cáo.
7. Đào tạo và củng cố kiến thức về ngiệp vụ đối với cán bộ tín dụng.
- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng theo học tại
trường dưới hình thức tại chức.
- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tại cơ sở hoặc tỉnh tổ chức.
- Tổ chức Hội thảo cán bộ nghiệp vụ để học tập kinh nghiệm- nghiệp vụ
lẫn nhau để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ xây dựng dự án và thẩm định

dự án, hướng dẫn hộ vay xây dựng dự án và phương án vay vốn.
Trang bị thêm phương tiện làm việc, công nghệ tin học, máy vi tính, đào
tạo nghiệp vụ vi tính đối với cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán để giải quyết khi
cho vay nhanh chóng và thuận tiện. Cán bộ tín dụng nhập hồ sơ cho vay tại
phòng tín dụng- cán bộ kế toán làm thủ tục giải ngân và quản lý dữ liệu hồ sơ và
hồ sơ cho vay, tiến tới thuận lợi trong giao dịch một cửa.
II- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
1. Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho
Ngân hàng và khách hàng.
* Thủ tục cho vay:
Đề nghị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nghiên
cứu thu gọn lại hồ sơ cho vay, để phù hợp với trình độ dân trí ở nông thôn.
* Biện pháp cho vay:
Ngân hàng nông nghiệp Việt Namnên có hướng dẫn cụ thể về cho vay đối
với kinh tế trang trại, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá
nhân tạo điều kiện cho khách hàng và Ngân hàng cho vay.
* Đối với tài sản thế chấp:
Đối với cấp huyện chưa có trụ sở giao dịch đảm bảo nên cụ thể phân cấp
đăng ký hợp đồng thế chấp cho UBND xã. Xã là những người nắm vững nhất
tình hình kinh tế, tài sản của từng gia đình do đó có thể xác nhận nhanh chóng
và khi phải xử lý thì họ cũng có quan pháp luật xử lý nhanh chóng hơn.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay NHNo Việt Nam có hướng dẫn cụ
thể đảm bảo tiền vay.

×