Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thực trạng tiếp cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư hiện nay nghiên cứu tại phường hạ đình quận thanh xuân thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

HÀ DIỆU LINH

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ NHÀ Ở
CỦA THANH NIÊN DI CƢ HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG HẠ ĐÌNH- QUẬN THANH XUÂNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI )

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

HÀ DIỆU LINH

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ NHÀ Ở
CỦA THANH NIÊN DI CƢ HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG HẠ ĐÌNH- QUẬN THANH XUÂNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI )
Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số : 60.31.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tơi, chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Tác giả

Hà Diệu Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh chị, bạn bè. Với
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Khoa Xã hội học và Khoa sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và hồn thành luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS.Nguyễn Thị Kim Nhung người đã hết lòng hướng dẫn, động viên và giúp
đỡ em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn UBND phường Hạ Đình đã hỗ trợ trong việc sắp
xếp, bố trí, hẹn gặp với người dân đang sinh sống lao động trên địa bàn
phường đã đồng ý tham gia khảo sát.
Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, thời gian có hạn nên trong
q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của

các thầy cơ giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


Mục Lục
Hà Nội - 2018 ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 1
Hà Nội - 2018 ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2

1.

Đặt vấn đề ............................................................................................... 1

2.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: ................. 3

3.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................ 20

4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................ 21

5.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: ...................................... 22


6.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 22

7.

Giả thuyết nghiên cứu: ........................................................................ 23

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu : .................................................................. 23

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 27
1.1. Các khái niệm công cụ : ...................................................................... 27
1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu : ...................................... 32
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: ............................................................ 37
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ ......... 38
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ NHÀ Ở
CỦA THANH NIÊN DI CƢ TẠI PHƢỜNG HẠ ĐÌNH, .......................... 38
THANH XUÂN, HÀ NỘI ............................................................................. 38
2.1.
Chân dung xã hội của thanh niên di cư tại Phường Hạ Đình,
Thanh Xuân, Hà Nội. .................................................................................... 38
2.1.1. Đặc điểm về độ tuổi: .......................................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm về tình trạng hơn nhân: .................................................... 39
2.1.3. Đặc điểm về giới tính:........................................................................ 41
2.1.4. Đặc điểm về trình độ học vấn và chun mơn. ................................ 44
iii



2.1.5. Đặc điểm về thời điểm di cư và mục đích di cư : ............................ 49
2.2. Hoạt động tiếp cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư tại phường Hạ
Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. .......................................................................... 59
2.2.1. Các loại hình nhà ở của các nhóm thanh niên di cư. .................... 59
2.2.2. Các Đặc điểm về nhà ở hiện tại của thanh niên di cư tại Phường
Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. .................................................................... 61
2.2.2.1. Đặc điểm về tiện nghi, chi phí nhà ở : .......................................... 61
2.2.2.2. Đặc điểm về vị trí nhà ở: ................................................................ 65
2.3. Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà ở của thanh
niên di cư ..................................................................................................... 71
2.3.1. Mức độ hài lòng về cuộc sống của thanh niên di cư hiện nay........ 72
2.3.2. Độ tuổi:............................................................................................... 75
2.3.3. Nghề nghiệp ....................................................................................... 77
2.3.4. Mức sống : ......................................................................................... 79
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG NHÀ Ở CỦA THANH NIÊN DI CƢ VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CHÍNH SÁCH NHÀ Ở ĐƠ THỊ HIỆN
NAY. ............................................................................................................... 82
3.1. Chính sách nhà ở cho người di cư và một số vấn đề đặt ra : .............. 87
3.2. Đề xuất giải pháp: ................................................................................. 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI


CNH

Công nghiệp hóa

HDH

Hiện đại hóa

ĐK DSGK

Điều tra Dân số giữa kỳ

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 : Độ tuổi của thanh niên di cư ........................................................ 38
Biểu đồ 2 : Tình trạng hôn nhân của thanh niên di cư .................................... 39
Biểu đồ 3 : Giới tính của thanh niên di cư ..................................................... 42
Biểu đồ 4 : Thời điểm di cư ............................................................................ 49
Biểu đồ 5 : Thời gian sinh sống tại địa bàn Phường Hạ Đình của thanh niên di cư50
Biểu đồ 6: Nguồn gốc xuất cư của thanh niên di cư ....................................... 53
Biểu đồ 7: Mục đích thanh niên di cư rời quê hương ..................................... 57
Biểu đồ 8 : Thời gian dự định mua nhà của thanh niên di cư ......................... 82
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Mối quan hệ giữa độ tuổi và tình trạng hơn nhân của thanh niên di cư.....40
Bảng 2: Cơ cấu giới tính chia theo loại hình di cư và luồng di cư, 2014 ....... 43
Bảng 3: Trình độ học vấn của thanh niên di cư .............................................. 45
Bảng 4: Mối quan hệ giữa tổng thu nhập và trình độ học vấn của thanh niên

di cư ................................................................................................................. 46
Bảng 5: Mối quan hệ giới tính và loại hình nhà ở mà thanh niên di cư đang sử
dụng ................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 6: Mô tả về không gian bên trong phòng trọ của thanh niên di cư........ 62
Bảng 7: Đặc điểm về mặt địa lý của nhà ở mà bạn đang ở hiện nay .............. 65
Bảng 8 : Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà của thanh niên di cư71
Bảng 10: Thanh niên di cư lựa chọn sống cùng ............................................. 68
Bảng 11: Mối quan hệ giữa tuổi và loại hình nhà ở mà thanh niên di cư đang
sử dụng ............................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 12: Mức độ sử dụng các dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư tại phường
Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội. ...................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 13 : Mối quan hệ giữa thu nhập và nhà ở của thanh niên di cư............. 79
Bảng 14: Địa điểm thanh niên di cư lựa chọn mua nhà trong tương lai ......... 83
Bảng 15: Loại hình nhà thanh niên di cư muốn sở hữuError! Bookmark not defined.

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, sự phát
triển nhanh của các thành phố lớn đã thu hút một số lượng lớn lao động, nhất
là lao động ở nông thôn ra làm việc. Trong số lao động nông thôn di cư,
thanh niên di cư là một bộ phận không thể không nhắc tới.
Thanh niên di cư thường là những người thuộc nhóm tuổi lao động,
thường muốn tìm một cơng việc có thu nhập cao hơn nghề nơng nghiệp để đủ
chi trả cho cuộc sống hằng ngày, điều này dẫn đến thanh niên nông thôn di cư
là một xu hướng tất yếu. Xu hướng này sẽ mở rộng cả về đối tượng và địa
bàn. Thanh niên di cư khơng chỉ góp một phần vào tăng trưởng triển kinh tế
tại nơi đến, mà còn cả vào nền kinh tế của Đất nước. Bên cạnh đó thanh niên

di cư chính là một cách để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng chỉ số GDP,…
Thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề về
công việc, đời sống vật chất cũng như tinh thần,… Do đó, nghiên cứu về đời
sống của thanh niên di cư, nơi đi và nơi đến của thanh niên di cư, nguyên
nhân di cư của thanh niên di cư... là cần thiết. Chúng ta đều biết con người
đều có những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí, khám chữa
bệnh,…nhưng những điều kiện cơ bản này lại là nỗi quan tâm của rất nhiều
thanh niên di cư. Đặc biệt là vấn đề về nhà ở của thanh niên di cư.
Số liệu thống kê Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cũng cho
thấy đa số người di cư là thanh niên. Các dòng di cư chủ yếu hướng tới các
khu vực thành thị: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng,… và các khu cơng
nghiệp nơi có nhiều cơ hội việc làm: Bình Dương, Biên Hịa, Bắc Ninh,...
Chính điều này dẫn tới sự tăng dân số ở khu vực thành thị với tỷ lệ tăng dân
số hàng năm lên tới 3,4% so với mức tăng dân số ở khu vực nông thôn là
0,4%. Về vấn đề nhà ở, có tới 86,3% lao động di cư phải thuê nhà ở và chỉ có
1


2,9% đã mua được nhà. Tiền thuê nhà, điện nước sinh hoạt chiếm tới 23% thu
nhập của người lao động. Đặc biệt, hơn 85% lao động di cư phải trả tiền điện,
nước sinh hoạt theo giá của chủ nhà và cao gấp 2-3 lần giá theo quy định.
Chính vì những khó khăn về nhà ở, tích lũy hạn chế khiến đại đa số lao động
di cư khơng có định hướng lâu dài cho công việc của họ, gần 60% lao động di
cư không biết dự định sẽ sinh sống ở địa phương nơi làm việc trong bao lâu
và chỉ có 7,5% lao động quyết định sẽ định cư hẳn. Cũng theo cơng bố, rất ít
lao động nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước để khắc
phục khó khăn khi di cư. Có tới 67,1% người lao động tự khắc phục khó
khăn; 18,5% nhờ bạn bè, đồng hương giúp đỡ và 15,7% nhờ họ hàng (Tổng
cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kì năm 2014, 2015). Tất cả
các vấn đề trên hoàn toàn trái ngược với mong muốn của thanh niên di cư.

Mặt khác, bản thân cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ cơ bản cho người dân đô
thị như y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh mơi trường,…cũng đang trong tình trạng
q tải. Các chính sách quản lý về các lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Trong
bối cảnh đó, thanh niên di cư gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cụ thể là về
nhà ở. Vậy thực trạng về dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư là như thế nào?,
Mong muốn của họ như thế nào về vấn đề nhà ở ?, Hướng giải quyết ra
sao?,…
Phường Hạ Đình được thành lập theo Nghị định 74/NĐ-CP ngày
22/11/1996 của Chính Phủ, trên cơ sở tách ra từ xã Khương Đình - huyện
Thanh Trì, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/01/1997, có diện tích tự
nhiên 70,7 ha; phường có 8 khu dân cư với 16 tổ dân phố. Dân số trên 17.000
người. Xuất phát điểm là 1 xã thuần nơng, nằm ở phía Tây nam Thành phố
Hà Nội, có dịng sơng Tơ Lịch chảy qua, phía đơng giáp phường Khương

2


Đình, phía tây giáp phường Thanh Xn Trung, phía nam giáp phường Kim
Giang, Thanh Xuân Nam, phía bắc giáp phường Thượng Đình.
Hiện nay trên xung quanh địa bàn phường có các trường Đại học lớn:
Đại học KHXH&NV, Đại học Khoa học Tự Nhiên,... ngồi ra cịn có các nhà
máy sản xuất: Cơng ty CP giày Thượng Đình, Cơng ty CP Bóng đèn Phích
Nước Rạng Đơng....Vì vậy số người đến cơng tác, lao động, học tập và cư trú
thường từ 3-4 nghìn người (UBND Phường Hạ Đình, 2018). Đây là điều kiện
lý tưởng thu hút một lượng lao động đông đảo các lao động ở nơi các tới làm
việc. Với các đặc điểm trên rất phù hợp với việc nghiên cứu của đề tài để làm
rõ những câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề nghiên cứu: “Thực trang tiếp
cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cƣ hiện nay” nghiên cứu tại Phƣờng
Hạ Đình- Quận Thanh Xuân- Hà Nội.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Nghiên cứu về người di cư thực sự đã trở thành một trong
những đối tượng nghiên cứu mang tính thời sự của khoa học xã hội và nhân
văn, đặc biệt trong xã hội học. Sự di cư diễn ra ngày càng
phức tạp cộng với tính dễ bị tổn thương đang k o theo nhiều vấn đề như môi
trường việc làm, thất nghiệp cũng như vấn đề an sinh xã hội, chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, vấn đề trợ giúp pháp lý…Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về
di cư nhằm tìm hiểu thực trạng cũng như ảnh hưởng của quá trình di cư đến
việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư tại các
thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…
 Hƣớng nghiên cứu về Thực trạng của ngƣời di cƣ :
Di cư là vấn đề xã hội có ở nhiều nước trên thế giới, do đó đã trở thành
chủ đề nghiên cứu của nhiều nước. Các nghiên cứu của các nước đều khẳng
định di cư là hiện tượng xã hội có từ lâu đời và hiện tượng đó càng phát triển
trong thời kỳ CNH, HĐH. Di cư vừa có tác dụng tích cực đối với sự phát triển
3


kinh tế-xã hội, vừa có những tác động tiêu cực như: vi phạm pháp luật, vệ
sinh môi trường...
Tại Việt Nam dân số di cư giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng
rõ rệt. Từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên tới 3,4
triệu người năm 2009. Tỷ trọng di cư trong tổng dân số cũng tăng tương ứng
từ 2,5% trong năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và 4,3% năm 2009. Trong khi tỷ
lệ tăng hàng năm của dân không di cư giảm 2,4% trong giai đoạn 1989-1999
xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ tăng hàng năm của dân di cư
giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này trong nhóm dân di cư giữa
các tỉnh từ 4,0% lên 5,4% (Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009, 2010)
Năm 2004, trong cuốn “Di dân tự do đến Hà Nội - thực trạng và giải
pháp quản lý” Hồng Văn Chức đã trình bày quan niệm chung về di cư, ảnh

hưởng của di dân đến phát triển kinh tế- xã hội, quản lý nhà nước về di dân,
kinh nghiệm quản lý di dân. Cuốn sách đã làm rõ thực trạng di dân tự do đến
Hà Nội, quản lý nhà nước đối với những nguời di cư tự do đến Hà Nội và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di dân tự do đến Hà
Nội. Về thực trạng di dân tự do đến Hà Nội, sách đã chỉ rõ: từ năm 1990 đến
nay dân số Hà Nội tăng nhanh hơn so với thời kì trước, chủ yếu tăng dân số
cơ học, địa bàn của người di cư vào Hà Nội thường theo các trực đường từ
ngoại thành vào trung tâm(Mai Động, Giáp Bát, Phúc Tân, Thanh Xuân)
(Hoàng Văn Chức, 2004)
(Văn Toàn, 2010) trong “Dịch vụ xã hội cho người nhập cư ở Hà Nội” đã
chỉ ra cùng với khó khăn do thu nhập thấp, người nhập cư ở đơ thị có rất ít
khả năng và cơ hội đến được với hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản. Các vấn
đề xã hội nảy sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có mối quan hệ giữa hộ
khẩu và việc tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người nhập cư. Người lao
4


động nhập cư thường phải trả tiền cho các dịch vụ xã hội cơ bản với mức chi
phí khá cao: Nhà ở, tiền điện, dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường…Bài
viết đã chỉ ra thực trạng đời sống cũng như những khó khăn mà người nhập
cư tự do hiện nay đang gặp phải. Tuy nhiên, bài viết chưa đi vào đánh giá
từng dịch vụ xã hội cơ bản,và chưa chỉ ra những rào cản khiến người nhập cư
không tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản như những người dân bản địa.
Kết quả sơ bộ từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 mới công bố
đã cho thấy, tốc độ di dân và nhập cư giữa các vùng kinh tế - xã hội của đất
nước đã có những thay đổi lớn so với 10 năm trước đây. Do tốc độ di dân và
q trình đơ thị hóa, hai vùng Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sơng Cửu
Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống. Số liệu cũng cho thấy, Đơng
Nam bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất với 3,2%/năm; Tây Nguyên là
vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, do vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ bình quân

2,3%/năm... Về tình trạng di cư ra nước ngoài, theo Báo cáo phát triển con
người 2009 do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cơng bố, Việt
Nam có tỷ lệ dân di cư là 2,4%. Lục địa mà phần lớn người Việt di cư tới là
Bắc Mỹ và hiện có 57,4% dân di cư Việt Nam đang sống ở đó. (Tổng cục
Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, 2010)
Báo cáo Điều tra di cư nội địa Quốc gia, Tổng Cục Thống kê – Quỹ dân
số Liên Hợp Quốc (tháng 12.2016) cho thấy: Có tới 42,6% di cư cho biết họ
gặp khó khăn về chỗ ở và hơn 60% số người di cư gặp khó khăn cho biết họ
tìm sự giúp đỡ của người thân thích (Tỷ lệ tìm sự giúp đỡ từ họ hàng là 32,6%
và từ bạn bè là 40,5%) nhưng sự giúp đỡ chủ yếu nhất là sự “động viên tinh
thần”. Vai trị của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ những người di
cư gặp khó khăn tương đối mờ nhạt. “Tình hình an ninh trật tự k m”, “mất
cắp/trộm cắp/trấn lột”, “cơ sở hạ tầng k m”, “môi trường ô nhiễm/k m vệ
sinh” là những lý do chủ yếu khiến người di cư cảm thấy không an
5


tồn/khơng hài lịng/khơng thoải mái ở nơi cư trú mới. Trong số những người
cảm thấy khơng an tồn nơi cư trú mới, khoảng trên 50% cho rằng “an ninh
trật tự k m” hoặc bị “mất cắp/trộm cắp/trấn lột”; 25,2% người di cư khơng
hài lịng vì cơ sở hạ tầng ở nơi cư trú mới k m và 24,5% là con số của người
di cư khơng hài lịng vì “mơi trường ô nhiễm/k m vệ sinh”. Đối với người di
cư ở khu vực thành thị, những người đề cập đến khó khăn về chỗ ở chiếm tỷ
lệ cao nhất (40,9%); tỷ lệ cao thứ hai thuộc về những người gặp khó khăn về
nguồn thu nhập (31,6%) và thứ ba là vấn đề việc làm (28,6%). những người
mới di cư đến sống trong những căn nhà trọ xây tạm, hoặc trong những nhà
trọ chất lượng thấp và trả tiền trọ hàng ngày hoặc sống tại nơi làm việc mà
thường là các công trường xây dựng. Họ cố gắng dành dụm tiền cho tương lai
hoặc gửi về cho gia đình và chấp nhận giảm thiểu chi phí cho các nhu cầu
khác của mình. Họ chỉ sử dụng rất ít tiền cho việc ăn uống và chăm sóc sức

khỏe. Thực tế này dẫn đến điều kiện sống tạm và khơng an tồn cho các cư
dân và làm tăng các nguy cơ về các bệnh lây nhiễm và sức khỏe k m. Khi ốm
đau, đa số (trên 70%) người di cư và không di cư tìm đến cơ sở y tế cơng là
bệnh viện/phịng khám nhà nước. Chỉ có gần 20% tới điều trị tại các bệnh
viện/phòng khám tư nhân. Kết quả điều tra đã phản ánh được thực trạng
chung và những khó khăn của những người lao động di cư lên thành phố kiếm
sống so với những người không di cư. Đây là cơ sở để nhìn lại những dịch vụ
xã hội cung cấp cho những đối tượng này (Hoàng Thiên Trang, 2017)
Nghị quyết 43/181 ngày 20/12/1988 của Đại hội đồng LHQ về “Chiến
lược toàn cầu về chỗ ở đến năm 2000” nhấn mạnh rằng “Chỗ ở thích hợp và
an tồn là một quyền cơ bản của con người và là điều cơ bản cho việc hoàn
thành những ước vọng của con người”, rằng “Một môi trường ở tồi tệ là mối
đe dọa thường trực cho sức khỏe và bản thân cuộc sống và như vậy tạo nên sự
6


kiệt quệ các nguồn lực con người, một tài sản quốc gia giá trị nhất”, đồng thời
“Tình trạng thảm thương này có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và chính trị
của các quốc gia”. Nghị quyết nhấn mạnh, “Một số lớn gia đình và cá nhân ở
các nhóm thu nhập khác nhau đang sống trong chỗ ở có tiêu chuẩn thấp hơn
so với khả năng thực sự của họ. Họ khơng thể vươn lên được bởi vì chính
sách hiện hành của chính phủ khơng tạo điều kiện hoặc thực tế khơng khuyến
khích việc xây dựng chỗ ở”. (Trần Thị Kim Xuyến & Phạm Thị Thùy Trang,
2015).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Xoan “Vấn đề nhà ở và môi
trường sống khu dân cư nghèo TP.HCM” đã chỉ ra về thực trạng nhà ở: Tình
trạng cư trú hiện tại cũng có mối quan hệ với việc sở hữu nhà. Những nghiên
cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người nhập cư gặp rất nhiều khó khăn khi
sống ở thành phố lớn. Do thu nhập thấp, họ phải sống trong những căn hộ
thuê chật hẹp, ở những nơi mà tình trạng vệ sinh, mơi trường và an ninh đều

không đảm bảo. Nghiên cứu này cũng ghi nhận kết quả tương tự, khi có đến
35,4% hộ tạm trú sống trong nhà thuê, trong khi tỷ lệ này chỉ có 1,2% ở hộ
thường trú…, 35,4% hộ tạm trú sống trong nhà thuê, trong khi tỷ lệ này chỉ có
1,2% ở hộ thường trú. Mối liên hệ giữa các biến và trình trạng sở hữu nhà ở.
Có hơn 90% hộ trong mẫu khảo sát có nhà riêng. Tuy nhiên, đa số là nhà cấp
4 (68,1%). Hầu hết các hộ nghèo trong địa bàn khảo sát đều đang cư ngụ
trong loại nhà cấp 4 (68,1%). Gạch và đá là hai loại vật liệu chính được sử
dụng để xây nhà. Tỷ lệ hộ sống trong nhà cấp 3 chỉ có 25,4%. Kết quả trong
cuộc nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước đây về các nhóm
thu nhập thấp ở đơ thị, trong đó chỉ ra rằng người nghèo thường sống trong
những khu vực có hạ tầng cơ sở k m phát triển và nhà ở của họ có giá trị kinh
tế thấp. Có thể họ sống ở khu vực trung tâm thành phố nhưng thường là khu
vực cũ kĩ và xuống cấp. Yếu tố thu nhập cũng có tác động đến loại nhà ở cũng
7


như việc có cơ hội sử dụng nước sạch dễ dàng hơn. Có mối liên hệ giữa diện
tích nhà và tình trạng cư trú của hộ. Những hộ tạm trú thường sống trong
những căn nhà nhỏ hơn hộ thường trú.Ngoại trừ loại nhà 31 – 60 m2 có tỷ lệ
cao khá tương đồng giữa hai nhóm thường trú và tạm trú (40,2% và 40,7%),
trên 25,7% hộ tạm trú sống trong những ngơi nhà có diện tích 11 - 20 m2, và
9,7% có nhà diện tích nhỏ hơn 10 m2.. Tỷ lệ tương ứng đối với nhóm thường
trú là 14,2% và 1,9%. (Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2015)
Nghiên cứu “Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người - Báo cáo
phát triển con người năm 2011 – UNDP” (Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc hợp tác với Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), đã đề cập đến
vấn đề chênh lệch về tiếp cận y tế, giáo dục trong nhóm dân nhập cư tại các
thành phố lớn và cũng chỉ ra rằng rào cản lớn nhất đối với người di cư từ
nông thôn ra thành thị trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục là sự phụ thuộc
vào hệ thống đăng ký hộ khẩu. Người di cư vẫn cịn tên trong hộ khẩu gia

đình ở các xã, phường gốc, nhưng trên thực tế lại sống tạm thời hoặc lâu dài
tại đô thị nơi đến mà chưa đăng ký. Những người di cư không đăng ký hộ
khẩu tại nơi đến có hai lựa chọn: hoặc xin vào các trường bán cơng hoặc tư
thục với học phí cao hơn, hoặc trả thêm tiền để con của họ được nhận vào các
trường công. Nhiều người di cư để con cái của họ ở lại q với gia đình hoặc
hàng xóm và chuyển tiền kiếm được về để hỗ trợ học hành và chăm sóc cho
con cái. Cách thức này gây căng thẳng lớn về tình cảm giữa người di cư và
con cái họ. Tương tự như vậy, người di cư khơng có hộ khẩu tại nơi ở mới và
những người khơng phải cư dân chính gốc thường khơng đủ điều kiện để
được hưởng các dịch vụ xã hội trong các chương trình xố đói giảm nghèo
quốc gia, bao gồm cả các khoản vay lãi suất thấp, khám chữa bệnh miễn phí
và miễn học phí. Nhiều người lao động di cư nghèo sống trong điều kiện nhà
ở tồi tàn và các khu định cư thu nhập thấp, phải đối mặt với rào cản trong tiếp
8


cận và bảo đảm về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, cũng như các dịch vụ
điện, nước và vệ sinh. Người di cư ở các khu vực đô thị thường có sức khỏe
k m hơn và tình trạng sức khỏe của họ xấu đi nhanh hơn những cư dân
thường trú. Các vấn đề về sức khỏe đặt một gánh nặng lớn lên người di cư,
đặc biệt là những người làm việc trong khu vực khơng chính thức với tiền
công thấp. Người di cư thường phải chi trả cho các dịch vụ y tế nhiều hơn
đáng kể, do họ khơng có bảo hiểm y tế hoặc để tránh chậm trễ trong tiếp cận
dịch vụ y tế. Những người không đăng ký hộ khẩu thường khơng có thẻ
BHYT cho con cái và không nhận được các thông tin hoặc chương trình uống
vitamin, tiêm vắc xin. Các phát hiện trong báo cáo chỉ đã chỉ ra rất rõ những
vấn đề mà hiện nay người di cư đang gặp phải mà nguyên nhân chính liên
quan đến vấn đề đăng ký hộ khẩu. Tuy nhiên những phát hiện này cũng chỉ
dừng lại ở tính chất mơ tả, chỉ ra những vấn đề tồn tại chung chung, chưa chỉ
ra được đâu là vấn đề thực sự họ quan tâm, đâu mới là nhu cầu, mong muốn

khi sử dụng dịch vụ xã hội cơ bản của người nhập cư tự do, cách thức cải
thiện việc cung cấp dịch vụ và cách tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho người
nhập cư tự do. (Hoàng Thiên Trang, 2017)
Trong đó Bộ KH-ĐT đề xuất gói kích cầu cho các dự án kết cấu hạ tầng
để vừa kích cầu đầu tư đẩy mạnh tăng trưởng, đồng thời tập trung xây dựng
các dự án nhà ở xã hội hướng đến đối tượng có nhu cầu lớn về nhà ở hiện nay
là công nhân trong các KCX; KCN; nhân viên; người lao động ; ….Đồng thời
tác giả cũng nêu lên một khó khan là mặc dù hiện nay đã có quy hoạch dành
cho công nhân các KCX; KCN; nhà ở cho HSSV nhưng nguồn vốn đầu tư
còn eo hẹp và khơng có cơ chế để các doanh nghiệp bỏ tiền vào đầu tư cho
khu vực này…..

9


 Hƣớng nghiên cứu về nguyên nhân di cƣ:
Theo tác giả Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm “ Các nghiên cứu
cấp độ hộ và cá nhân cho thấy di cư là một trong những chiến lược chính của
các cá nhân cũng như các hộ gia đình để có được sự an toàn về kinh tế. Di cư
giúp giảm nghèo và phát triển tại địa phương. Nhưng di cư cũng k o theo
những chi phí kinh tế và xã hội đáng kể do người di cư phải xa rời mạng lưới
hỗ trợ của gia đình và cộng đồng quê hương. Tuy nhiên, nhìn chung người di
cư thường thích nghi nhanh với môi trường sống và làm việc mới ở đô thị do
những khó khăn đó có thể được bù đắp bởi thu nhập tốt hơn so với mức mà
họ có thể kiếm được nếu vẫn ở lại quê nhà.” (Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh
Liêm, Từ Nông Thôn Ra Thành Phố tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt
Nam, 2011).
Tác giả Vũ Thị Cúc nghiên cứu đề tài “Vấn đề giới trong di cư tự do từ
nông thôn ra thành thị hiện nay” đã đưa ra nhận x t: “Trong di cư tự do đã
xuất hiện sự tham gia của nữ giới nhiều hơn với quan niệm ai có khả năng

kiếm tiền và tìm được việc làm nhanh thì người đó sẽ đi kiếm tiền. Ngun
nhân di cư của phụ nữ và nam giới cũng có sự khác nhau nhưng đều gặp nhau
ở cùng một mục đích và động lực đó là nghèo đói và mong muốn thốt
nghèo” (Vũ Thị Cúc, 2011). Có thể nói di dân đến các thành phố lớn là chủ đề
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian vừa qua. Các tác giả
thường tập trung tìm nguyên nhân của vấn đề di dân vào thành phố và nhấn
mạnh đến những thuận lợi cũng như bất lợi của những người nhập cư và
những cư dân tại chỗ dưới tác động của quá trình này
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy trong giai
đoạn 2004-2009 có 6,6 triệu người di cư giữa trong và ngoài tỉnh của Việt
Nam. Con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể so với 4,5 triệu người di cư
trong nước ghi nhận từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Các số liệu
thống kê cũng cho thấy đa số người di cư là thanh niên, trong đó nữ di cư gia
10


tăng đáng kể. Đồng thời số liệu điều tra cũng cho thấy phần lớn người di cư
không di chuyển cùng gia đình, lý do có thể là họ chưa lập gia đình hoặc gia
đình họ vẫn đang cư trú tại địa bàn nơi họ ra đi. Hầu hết người di cư là vì lý
do kinh tế bao gồm những người tìm việc làm, những người muốn tăng thêm
thu nhập và nâng cao điều kiện sống và những người di cư theo gia đình có
mục đích nêu trên. Phần lớn những người di cư trong nước vì lý do kinh tế
khơng nằm trong chương trình di cư của Chính phủ vì thế họ được gọi là
“người di cư tự do”. Trong khi các chương trình di cư của Chính phủ - hầu hết
là các chương trình định cư đã giảm đáng kể từ những năm 1990, gần đây đã
có một số chương trình tái định cư vì các lý do mơi trường ví dụ như do thiên
tai và thay đổi khí hậu. (Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009, 2010)
 Hƣớng nghiên cứu về tác động của di cƣ:
Theo tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo về "Di dân và giảm nghèo

ở nông thôn - Một số vấn đề và chính sách" cho rằng: “Di dân ở Việt Nam là
một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn liền với
quá trình phát triển. Di dân thực tế là sự dịch chuyển của dân số đến nơi đất
lành chim đậu. Thông qua khối lượng hàng, tiền mà người lao động mang,
chuyển, gửi về cho gia đình, di cư đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch
về thu nhập giữa nơng thơn và thành thị, góp phần thực hiện công bằng xã
hội, cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình của
người di cư, góp phần vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở nông thôn” (Đặng
Nguyên Anh, 2006)
Đáng chú ý là : “Điều tra di cư Việt nam năm 2004” Do Tổng cục Thống
kê và dân số Liên Hợp Quốc thực hiên đã cho thấy người di cư có độ tuổi trẻ,
khoảng 60% người di cư là nam, 66% người di cư là nữ trong độ tuổi từ 1529, hầu hết người di cư khơng có nhà ở phải th và đăng kí hộ khẩu tạm trú.
(Tổng Cục Thống Kê & Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 2005)
11


Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 đã cho thấy bức tranh khá chi
tiết về di cư. Nhìn chung di cư giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, từ
1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và tăng lên 3,4 triệu
người năm 2009. Số liệu Tổng điều tra dân số cho bằng chứng về các vấn đề
xã hội: Hiện tượng nữ hóa di cư, dân số nữ di cư chiếm khoảng một nửa tổng
số dân di cư và tỷ lệ dân số nữ di cư trên tổng số dân di cư liên tục tăng trong
vòng hai thập kỉ qua, đa số dân di cư đặc biệt là di cư liên tỉnh. Di cư đã góp
phần thúc đẩu q trình đơ thị hóa. Sự tăng trưởng dân số đô thị chủ yếu diễn
ra tại khu đô thị lớn với 200.000 dân trở lên. Trong thập niên qua, tỷ lệ dân số
đô thị tăng từ 23,7% năm 1999 lên 29,6% năm 2009 (10 năm tăng 5,9%).
Điều đó có nghĩa là dân cư đơ thị chiếm 25,4% triệu người trong tổng số 85,8
triệu dân toàn quốc, thời điểm năm 2009. Điều đó cho thấy CNH,HĐH là yếu
tố thúc đẩy nhanh q trình đơ thị hóa (Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2009, 2010)

Kết quả trong cuộc Điều tra di cư nội địa Việt Nam về các nhóm thu
nhập thấp ở đơ thị có chỉ ra rằng người nghèo thường sống trong những khu
vực có hạ tầng cơ sở k m phát triển và nhà ở của họ có giá trị kinh tế thấp. Có
thể họ sống ở khu vực trung tâm thành phố nhưng thường là khu vực cũ kĩ và
xuống cấp. Yếu tố thu nhập cũng có tác động đến loại nhà ở cũng như việc có
cơ hội sử dụng nước sạch dễ dàng hơn. Có mối liên hệ giữa diện tích nhà và
tình trạng cư trú của hộ. Những hộ tạm trú thường sống trong những căn nhà
nhỏ hơn hộ thường trú.Ngoại trừ loại nhà 31 – 60 m2 có tỷ lệ cao khá tương
đồng giữa hai nhóm thường trú và tạm trú (40,2% và 40,7%), trên 25,7% hộ
tạm trú sống trong những ngơi nhà có diện tích 11 - 20 m2, và 9,7% có nhà
diện tích nhỏ hơn 10 m2.. Tỷ lệ tương ứng đối với nhóm thường trú là 14,2%
và 1,9%.” (Tổng cục thống kê & Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Điều tra dân số
và nhà ở giữ kì năm 2014 - Di cư và đơ thị hóa ở Việt Nam, 2016)

12


Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Thành, Viện Nghiên cứu xã hội Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2000 về vấn đề “Di dân với phát triển kinh tế-xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo này đã nêu được quy mơ dân nhập cư vào
TP Hồ Chí Minh, sự thay đổi cơ cấu dân số của TP Hồ Chí Minh do dân nhập
cư. Một số đặc điểm của người nhập cư; động lực nhập cư vào thành phố, khả
năng tiếp cận các dịch vụ đô thị: Y tế nhà ở , giáo dục; vấn đề đăng ký hộ
khẩu, vai trị tích cực, đóng góp vào q trình phát triển kinh tế - xã hội cả ở
hai đầu đi và đến, đồng thời ông cũng đưa ra một vài dự báo trong tương lai”.
Trong Tạp chí Xã hội học số 3, Tác giả Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn
Hoàng Mai đã chỉ ra vấn đề đối với người lao động di cư có trình độ cao, có
thu nhập khá thì nhà ở ổn định. Song đa số công nhân lao động tại các khu
cơng nghiệp làm các dịch vụ thì phải ở nhà trọ, hay nhà cho thuê với chất
lượng thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh, ánh sáng. Tại nhiều khu công

nghiệp hiện nay, công nhân phải thuê nhà với mức th tối thiểu
50.000đ/người/tháng với diện tích bình qn 4,4m2/người. Chất lượng nhà
cho thuê, vệ sinh, nước, điện chưa đảm bảo u cầu sinh hoạt. Năm 2005, ước
tính tồn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 240.000 phịng trọ dành cho
thuê, đây là phòng ở chủ yếu do người dân tự xây dựng, cải tạo cơi nới từ nhà
cũ, cơng trình phụ. Nhìn chung các phịng cho th này được xây dựng tạm
bợ, không đảm bảo các điều kiện về sinh hoạt, mơi trường, phịng cháy chữa
cháy. Hầu hết các nhà trọ khơng có tivi, khơng đài báo, dẫn đến tình trạng
"mù" thơng tin, trong đó có thơng tin về AIDS của khơng ít người lao động
th trọ. Đến nay mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay các doanh nghiệp xây
dựng ký túc xá cho công nhân lao động. Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, khoảng 65-70% lao động trong các khu công
nghiệp của thành phố là người ngoại tỉnh, thuê nhà trọ gần khu công nghiệp.
Đây không phải là trường hợp cá biệt của Hà Nội mà hơn 93% các khu công
nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn cả nước khơng có nhà ở cho cơng nhân.
13


Nguyên nhân chính là do từ cả hai phía cung và cầu. Mức thu nhập thấp nên
thuê nhà trọ vẫn là giải pháp phù hợp với túi tiền của hầu hết người lao động.
Trong khi đó, các chủ sử dụng lao động khơng có nghĩa vụ pháp lý lo nhà ở
cho cơng nhân và có muốn lo cũng khơng được vì gặp nhiều hạn chế về mặt
bằng xây dựng. Quỹ đất nhà ở khơng có trong quy hoạch ban đầu ở các khu
công nghiệp. Từ ngày 1/7/2006, Luật Nhà ở đã có hiệu lực quy định các hình
thức cho th, cho mua nhà, đã mở ra một số cơ hội về nhà ở cho người lao
động. Song các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở rất ngại làm nhà ở cho cơng
nhân cơng nghiệp và lao động ngoại tỉnh th vì lợi nhuận thấp, thậm chí cịn
thua lỗ. Một số địa phương đã có quyết định phê duyệt quy hoạch, có biện
pháp chỉ đạo xây dựng nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp,
song do quy mô đầu tư lớn, vốn đầu tư đòi hỏi nhiều, thu hồi vốn chậm, hiệu
quả đầu tư thấp, nên không hấp dẫn các doanh nghiệp. Do đó, ngay cả các địa

phương phát triển nhanh về công nghiệp cũng chưa giải quyết được vấn đề
nhà ở cho cơng nhân. Như tỉnh Bình Dương mới đảm bảo nhà cho 15% số lao
động (đáp ứng cho khoảng 11.000 lao động), ở Đồng Nai mới đảm bảo được
6,5% lao động (đáp ứng được gần 9.000 lao động), thành phố Hồ Chí Minh
kết quả đạt cịn thấp hơn, chỉ bảo đảm nhà ở cho xấp xỉ 4% lao động khu cơng
nghiệp. (Nguyễn Văn Tun & Nguyễn Hồng Mai, 2006)
 Nghiên cứu về nhà ở của thanh niên di cƣ hiện nay:
Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, nhà ở cho thuê chiếm khoảng
15% quỹ nhà ở của Việt Nam, tương đương 3,3 triệu đơn vị nhà ở trên cả
nước. Nhu cầu thuê nhà ở tập trung ở các khu vực đô thị (lên đến 26% ở TP
HCM), chủ yếu ở nhóm người nhập cư (64% người nhập cư ở TPHCM và
Hà Nội sống ở nhà thuê), các gia đình trẻ và các hộ gia đình thu nhập thấp.
Nhu cầu nhà ở tạm thời hay giải pháp nhà thuê ước tính sẽ tăng khi Việt
Nam ngày càng đơ thị hố nhiều hơn, số lượng học sinh, sinh viên và công
14


nhân nhập cư tăng, lượng người đến tuổi kết hôn tăng, và nhiều người trẻ
tuổi về sau muốn định cư ở thành phố. Nhà ở cho thuê với giá hợp lý hiện tại
ở Việt Nam phần lớn là khơng chính thức, quy mô nhỏ và không đáp ứng
tiêu chuẩn. Việc nhiều hộ gia đình khơng có quyền sử dụng ổn định và chính
thức đã có tác động khơng nhỏ đến cơ hội kiếm sống của họ và làm tăng
nguy cơ nghèo đói, đặc biệt là những người nhập cư. Mặc dù nhu cầu liên
tục tăng, song nguồn cung nhà cho thuê giá hợp lý cũng rất hạn chế do khả
năng chi trả thấp, nhiều rào cản về mặt pháp lý, và những khó khăn đối với
tư nhân trong việc lập các dự án khả thi về mặt tài chính, làm cản trở sự
tham gia của họ và khiến các chủ cho th chưa thể thay đổi tình trạng phi
chính thức của mình.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2014 cho thấy, luồng di cư
từ nông thôn ra thành thị chiếm tỷ trọng cao nhất (44,2%). Dân cư khu vực

nông thôn từ tỉnh khác chuyển đến chiếm 3,38% dân số thành thị. So với
giai đoạn 2004-2009, tỷ trọng luồng di cư từ nông thôn ra thành thị
tăng lên (44,2% so với 30,5%), tỷ trọng luồng di cư từ thành thị đến thành
thị giảm xuống từ 34,6% xuống 14,9%. Điều này cho thấy sức hút kinh tế
của khu vực thành thị đối với khu vực nông thôn ngày càng lớn. Trong giai
đoạn 2004-2009 có 6,6 triệu người di cư giữa trong và ngoài tỉnh của Việt
Nam. Con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể so với 4,5 triệu người di cư
trong nước ghi nhận từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Trong quý 3
năm 2014, trong tổng số 15,8 triệu người đang làm việc tại các khu vực đô
thị, 3,05 triệu người làm việc trong lĩnh vực sản xuất với số lượng 2,25 triệu
người lao động tại 295 khu công nghiệp và 15 khu kinh tế trên cả nước.
Trong tổng số công nhân các khu cơng nghiệp, khoảng 40% có độ tuổi từ 15
đến 29 và khoảng 78%, tương đương 1,6 triệu người hiện đang ở trọ. Theo
ước tính, nguồn cung chính thức chỉ đủ đáp ứng 10% nhu cầu nhà thuê này,
15


cho thấy rằng phần lớn người dân phải đi thuê nhà khơng chính thức, và có
một lượng lớn nhu cầu chưa được đáp ứng ở các khu công nghiệp về các giải
pháp nhà thuê giá hợp lý và nhà ở cơ bản ban đầu để khởi nghiệp.
Kết quả điều tra DSGk 2014 cho thấy có 5668,8 nghìn người từ 5 tuổi
trở lên di cư trong 5 năm trước thời điểm điểu tra, trong đó nữ là 3339,4 nghìn
người (59%) và tập trung nhiều hơn ở khu vực thành thị (59,2%). Xem x t số
liệu theo vùng, số lượng người di cư tập trung nhiều nhất là ở vùng đông Nam
Bộ (41,3%). Xem x t số người di cư chia theo nhóm tuổi thì nhóm thanh niên
20-24 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất (24,2%), tiếp đến là nhóm dân số 25-29
tuổi chiếm 21,7% tổng số người từ 5 tuổi trở lên di cư. So sánh giữa 20042009 với 2009-2014 cho thấy có sự giảm về số lượng di cư. Di cư của những
người từ 5 tuổi trở lên giữa các vùng giảm mạnh nhất, giảm gần 1,5 lần, từ 30
người di cư/1000 dân năm 2009 xuống còn 21 người di cư/1000 dân năm
2014. Di cư giữa các tỉnh giảm 12 điểm phần nghìn, từ 43 người di cư/1000

dân năm 2009 xuống 31 người di cư/1000 dân năm 2014. Di cư giữa các
huyện giảm 2 điểm phần nghìn, từ 22 người di cư/1000 dân năm 2009 xuống
20 người di cư/1000 dân năm 2014. Di cư trong huyện, giảm 4 điểm phần
nghìn từ 21 người di cư/1000 dân năm 2009 xuống 17 người di cư/1000 dân
năm 2014. tại thời điểm 1/4/2014, trên cả nước có khoảng 33,1% dân số sống
ở khu vực thành thị, tăng 3,5 điểm phần trăm so với năm 2009. trong thời kỳ
2009-2014, dân số thành thị đã tăng khá nhanh với tỷ lệ tăng bình quân là
3,26%/năm, trong khi con số đó của khu vực nơng thơn là 0,05%/năm. kết
quả điều tra cũng cho thấy đã có sự cải thiện về nhà ở của hộ dân cư. tỷ lệ hộ
khơng có nhà ở đã giảm trong vịng 15 năm qua, (hiện khoảng 4 hộ/10.000 hộ
điều tra, giảm gần 3 hộ/10.000 hộ so với năm 1999 và 01 hộ/10.000 hộ so với
năm 2009). thêm vào đó, đã có sự thay đổi tích cực ở khu vực thành thị về chỉ
tiêu này. tỷ lệ hộ “khơng có nhà ở” khu vực thành thị giảm từ 9 hộ/10.000 hộ

16


năm 1999 xuống 7 hộ/10.000 năm 2009 và còn gần 4 hộ/10.000 hộ năm 2014.
(Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kì năm 2014, 2015)
Năm 2009 diện tích ở bình qn đầu người cả nước là 16,7 m2 sau 5 năm
con số này đã lên đến 20,6 m2. mức tăng này được phân bố đều cho cả thành
thị và nông thôn lần lượt là 19,2 m2 năm 2009 lên đến 23,0 m2 năm 2014 và
15,7 m2 năm 2009 lên 19,5 m2 năm 2014. đây là một thành công lớn trong nỗ
lực thực hiện chiến lược phát triển nhà ở nhằm tăng diện tích ở bình qn của
chính phủ. kết quả điều tra cho thấy tiện nghi sinh hoạt của hộ cũng đã cải
thiện nhiều so với 5 năm trước đây. Năm 2014, tỷ lệ hộ có sử dụng điện thoại
cố định và di động là 85%; tỷ lệ hộ sử dụng máy vi tính là 25,1%; tỷ lệ hộ sử
dụng máy giặt là 30,9%; tỷ lệ hộ sử dụng tủ lạnh là 59,0%; đều tăng gần 2 lần
so với năm 2009. tỷ lệ hộ sử dụng điều hoà là 13,3%, tăng gần 3 lần so với
năm 2009. tỷ lệ hộ sử dụng mô tô/xe gắn máy là 84,6%, cao hơn 12,3 điểm

phần trăm so với năm 2009. tỷ lệ hộ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hiện đại ở
khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, chứng tỏ mức
sống người dân thành thị cao hơn so với người dân nông thôn. (Tổng cục
thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kì năm 2014, 2015)
Tình trạng nhà ở của những người di cư tự do ra thành thị là một vấn đề
nan giải và phức tạp nhất. Đặc biệt là đối với những người di cư tự do có trình
độ tay nghề thấp, họ khơng đủ tiền để mua hoặc thuê căn hộ trung bình. Đối
tượng này thường tập trung ở các vỉa hè, gầm cầu, ven sông hồ hoặc ở các
khu nhà trọ rẻ tiền, điều kiện sinh hoạt ăn ở rất khó khăn. Phần lớn dân di cư
tự do tự tìm cho mình chỗ ở tại các “xóm liều” với những mái nhà được dựng
lên tạm bợ bằng những vật liệu rẻ tiền như: Giấy dầu, cót p, tranh tre, nứa lá.
Các khu cư trú này thường ở các vùng giáp ranh, gần ngoại thành, khơng có
cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc có song rất yếu k m. Phần lớn là gần các sông hồ
, các bãi rác, nghĩa địa, gầm cầu.

17


×