Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án L2 tuần 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.28 KB, 20 trang )

@
?
Thứ hai ngày …. … tháng …… năm 2010
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đặt tính, tìm x.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 đến bài tập 5 trang
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc bài Chuyện bốn mùa. Biết nghỉ hơi sau mỗi câu.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.
II. Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn đọc phân vai.
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ


I. Mục tiêu:
- Viết đoạn cuối của bài “Lá thư nhầm địa chỉ” SGK-TV2 tập 2 trang 7.
- Phân biệt được l/n; dấu hỏi/dấu ngã.
II. Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1 của bài.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
1
+ Vì sao khi gửi thư chúng ta phải ghi đúng địa chỉ của người nhận?
+Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con:bóc thư, bưu điện, chuyển,Nga,
Tường, Mai, Hải Phòng.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- GV đọc cho HS viết vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống:l hay n:
….á cây,…ỗi niềm,.…ảy lộc, ……ạnh lùng.
b) Tìm 2 từ có tiếng chứa dấu hỏi, 2 từ có tiếng chứa dấu ngã.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Tập đọc
CHUYỆN BỐN MÙA.
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẽ đẹp riêng, đều có
ích cho cuộc sống ((trả lời được CH 1,2,4).

- HS khá, giỏi trả lời được cấu hỏi3.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: Đàm thoại, thực hành, ….
- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.
2- Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Gọi 1 HS lên báng và yêu cầu kể tên 1 các mùa trong năm. nêu đặc điểm của mỗi
mùa đó.
- Giới thiệu: về bốn mùa và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu, chú ý phân biệt giọng của các nhân vật.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.
- Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn, sau đó hướng dẫn học sinh chia bài văn thành
2 đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải trong Sách giáo khoa.
- Tồ chức cho học sinh luyện đọc câu văn dài.
- Hướng dẫn giọng đọc của từng nhân vật cho học sinh bằng cách đọc mẫu và yêu
cầu học sinh đọc lại.
2
- Gọi học sinh đọc lại đoạn 1.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. Giáo viên và cả lớp theo dõi
để nhận xét.
Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Tiết 2: Tìm hiểu bài.
- Giáo viên đọc lại bài lần 2, yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời
lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, mỗi nhóm có 6 em nhận các vai trong truyện, tự
luyện đọc trong nhóm của mình sau đó tham gia thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên hệ thống nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh kể những điều em biết về vẻ đẹp của các mùa trong năm, ngoài
những vẻ đẹp đã được nêu trong bài.
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học
Toán
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tổng của nhiều số.
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
- Làm được các bài tập:Bài 1 (cột 2), bài 2 ( cột 1,2,3 ),bài 3a.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP:quan sát, thực hành, ….
2- Học sinh: Vở toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
2 + 5 = 7
3 + 12 + 14 = 29
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Yêu cầu học sinh đọc lại 2 phép tính trong bài tập kiểm tra bài cũ và hỏi.
- Giới thiệu: Khi chúng ta thực hiện phép cộng có từ 3 số trở lên với nhau là chúng
ta đã thực hiện tính tổng của nhiều số
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép tính.
a) Phép tính: 2 + 3 + 4 = 9.
- Giáo viên viết: Tính 2 + 3 + 4 lên bảng, yêu cầu học sinh đọc, sau đó yêu cầu học
sinh tự nhẩm kết quả.
3
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phép tính
- Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét và nêu lại cách thực hiện phép tính.
b) Phép tính: 12 + 34 + 40 = 86.
- Giáo viên viết: Tính 12 + 34 + 40 lên bảng, yêu cầu học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách đặt phép tính theo cột dọc.
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu học
sinh nêu cách tính.
c) Phép tính: 15 + 46 + 29 + 8 = 98.
- Tiến hành tương tự như trường hợp phép tính 12 + 34 + 40 = 86.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
Bài 2:
- Hãy nêu yêu cầu của Bài tập 2.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hướng dẫn: Để làm đúng bài tập cần quan sát kỹ
hình vẽ minh họa, điền các số còn thiếu vào ô trống, sau đó thực hiện tính.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Yêu cầu học sinh đọc tất cả các tổng được học trong bài

- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà thực hành tính tổng của nhiều số
Thứ ba ngày …. … tháng …… năm 2010
Toán
PHÉP NHÂN.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- Làm được các bài tập:Bài 1,bài 2.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, …
- 5 miếng bìa, mỗi miếng có dán 2 hình tròn; các hình minh họa trong bài tập 1, 3.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính: 12 + 35 + 45 =
56 + 13 + 27 + 9 =
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
4
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép nhân.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh:
- Đọc, viết các số, phân tích các số.
Bài 2:

- Hướng dẫn học sinh làm.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học bài và làm bài
Kể chuyện
CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn một (BT1); biết kể nối
tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
- HS khá, giỏi thực hiện được BT3.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, …
- Tranh ảnh minh họa. Bảng ghi các câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới
a. Phần giới thiệu:
Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện đã học tiết tập đọc trước “Chuyện bốn
mùa”
b. Hướng dẫn kể từng đoạn:
* Bước 1: Kể theo nhóm.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
-Treo bức tranh.
- Yêu cầu học sinh kể trong từng nhóm.
* Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét bạn sau mỗi lần kể.
- GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi.
* Bước 3: Kể lại đoạn 2.

- Bà Đất nói gì về bốn mùa?
* Bước 4: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HD HS nói lại câu mở đầu của truyện.
-Yêu cầu kể nối tiếp theo đoạn.
- Chia nhóm yêu cầu HS kể theo vai.
- Mời 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
c. Củng cố dặn dò:
5
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe
.
Thủ công
GẤP, CẮT, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách cắt,gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt,gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp. cắt thiếp chúc mừng theo
kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản
- Với HS khéo tay:Cắt,gấp trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức
trang trí phù hợp, đẹp.
II. Chuẩn bị:
1-Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, …
- Một số thiếp chúc mừng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.Giấy thủ công và
giấy nháp khổ A4, bút màu, kéo cắt, thước...
2- Học sinh: Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4, bút màu, kéo cắt, thước...
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Giáo viên nhận xét đánh giá

2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tập “Gấp cắt và trang trí thiếp chúc mừng”
b. Khai thác:
*Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- Cho HS quan sát mẫu thiếp chúc mừng.
- Đặt câu hỏi:Thiếp chúc mừng có hình gì?
- Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì?
- Em hãy kể tên những thiếp chúc mừng mà em biết?
* Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.

*Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
Bước 1:Gấp cắt thiếp chúc mừng.
- Gấp cắt tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 20ô, rộng 15 ô.Gấp đôi tờ giấy theo
chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
6
Chúc
mừng Sinh
nhật
- Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiệp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau
(thiệp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào hoặc mai.Thiếp chúc mừng
sinh nhật thường trang trí bằng bông hoa)
- Để trang trí thiếp chúc mừng ta có thể vẽ, xé dán hoặc cắt dán hình lên mặt ngoài
thiếp.
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng cả lớp
quan sát
- GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp, cắt.
- GV tổ chức cho các em tập gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng bằng giấy nháp.
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp.

c. Củng cố- Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước cắt gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau thực hành gấp cắt trang trí
thiếp chúc mừng.
Thứ tư ngày …. … tháng …… năm 2010
Toán
THỪA SỐ - TÍCH.
I. Mục tiêu:
- Biết thừa số, tích.
- Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại,
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dự vào phép cộng.
- Làm được các bài tập:Bài 1(b,c),bài 2b,bài 3.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, ….
- Bảng phụ.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Giới thiệu thừa số, tích.
- Giáo viên viết phép nhân 2 x 5 = 10 lên bảng
- Giáo viên chỉ vào từng số trong phép nhân và nêu trong phép nhân này:
+ 2 gọi là thừa số.
+ 5 gọi là thừa số.
+ 10 gọi là tích,
- Chú ý 2 x 5 = 10cũng gọi là tích.

- Giáo viên viết lên bảng giáo viên và trình bày như sách giáo khoa.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức:
Bảng con, miệng, vở, trò chơi, …
7
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Chính tả
Tập chép:CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2 a / b hoặc BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, …
- Bảng phụ.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Trong giờ học chính tả này, các em sẽ tập chép một đoạn trong bài tập đọc
Chuyện bốn mùa. Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt n/l, dấu hỏi/ dấu nặng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép.
- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép.
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Lá, tốt tươi, trái ngọt, trời xanh,
tựu trường, mầm sống, đâm chồi nảy lộc…
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.

- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
- Giáo viên đọc lại bài. Đừng lại và phân tích các từ khó viết cho học sinh soát lỗi.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở.
Bài 3:
- Trò chơi: Thi tìm trong bài chuyện bốn mùa các chữ bắt đầu bằng n/l, các chữ có
dấu hỏi, dấu ngã.
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh thi tìm các chữ theo yêu cầu đã
nêu,sau 2 phút, các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm nào tìm được nhiều từ
hơn và đúng là nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét và tuyên đương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Tập đọc
THƯ TRUNG THU
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×