Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Giản Tư Trung- Người kinh doanh kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.27 KB, 93 trang )

Giản Tư Trung- Người kinh doanh kiến thức
Giản Tư Trung
Từ khi còn là sinh viên, anh đã có thể tự lập về kinh tế, anh đi làm
thêm rất nhiều công việc khác nhau. Đây cũng là thời gian anh bắt đầu công
việc kinh doanh và gặp không ít thất bại. Đặt mục tiêu 5 năm làm việc tại 5
Tập đoàn nổi tiếng thế giới, anh đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Với
khát vọng doanh trí, năm 2000 anh đã thành lập Trường đào tạo Giám đốc.
Tại đây anh cùng các cộng sự đã học hỏi các kiến thức tinh hoa thế giới về
quản trị kinh doanh,Việt hóa các sản phẩm đào tạo để chúng trở nên gần gũi
hơn với các doanh nhân người Việt. Anh là Giản Tư Trung - Chủ tịch
HĐQT Trường Đào tạo Giám đốc và Doanh nhân PACE.



Bước đường gây dựng sự nghiệp kinh doanh của anh ra sao?
Tôi có mở một cái xưởng trong ngành nhựa, việc kinh doanh hấp dẫn tôi
một cách khủng khiếp. Đến khi làm thì mình cứ nghĩ rằng làm như vậy thì
chắc chắn sẽ trúng, sẽ thành công. Rốt cục là nó không như mình mong
muốn. Lúc đó lỗ tất cả hơn 100 triệu đồng. Trong suốt một quãng thời gian
dài sau đó, nó trở thành nỗi ám ảnh rất lớn. Thậm chí là tổn thương nặng nề.
Tôi sợ đến nỗi nhìn thấy cái gì bằng nhựa là cũng nổi hết da gà. Sau này thì
tôi thấy đó là một kinh nghiệm rất quý giá. Nhờ đó mà lần đầu tiên trong đời
tôi hiểu được thế nào là kinh doanh:
Vậy kinh doanh thật khó, không phải ai cũng có thể làm được?
Một công việc mà không phải ai cũng làm được. Nó đòi hỏi một số tố chất,
kiến thức, kinh nghiệm. Và thậm chí mình có hết rồi mình vẫn có thể thất
bại. Mãi gần một năm sau đó tôi mới bắt đầu kinh doanh một số thứ khác.
Dần dần sau đó tìm nơi đi học. Học những gì mình cảm thấy thực sự một
doanh nhân cần. Đương nhiên đó là về kiến thức quản trị kinh doanh, còn về
kinh nghiệm thì thật ra không ai dạy cho mình được hết. Kinh nghiệm là sự
trải nghiệm.


Anh đã tìm ra hướng đi mở trường đào tạo Giám đốc là ở đâu và vì sao?
Tôi có hai niềm đam mê lớn. Làm kinh doanh và thích nghiên cứu về khoa
học. Tôi muốn được làm việc gì đó để làm thỏa mãn cả hai điều. Về phía cá
nhân thì tôi nghĩ lập ra một ngôi trường phù hợp với mình chẳng hạn, nhưng
nếu trường đó không đào tạo nên những nhân lực hay không giải quyết được
những vấn đề mà xã hội đang cần thì cái trường đó cũng không tồn tại được.
Sinh năm 1974 tại Nghệ An nhưng anh lại là người thành danh tại mảnh đất
phương Nam đầy sôi động. Anh là người được biết tới đã dám đứng ra mở
trường đào tạo nhân lực cho doanh nhân với mục tiêu nâng cao doanh trí
bằng tri thức thế giới và giá trị thực học.
Vậy các loại hình đào tạo của PACE như thế nào?
PACE đào tạo nguồn nhân lực cao cấp như Giám đốc điều hành, tài chính,
tiếp thị, nhân sự. Sau 7 năm thành lập đã có hàng chục ngàn lượt doanh nhân
trong và ngoài nước tham gia để cập nhật kiến về quản trị kinh doanh, giúp
doanh nghiệp của mình kinh doanh có văn hóa và đạt hiệu quả cao. PACE
đã góp phần nhỏ bé của mình trong việc xây dựng văn hóa doanh nhân.
Triết lý của anh trong kinh doanh và cuộc sống?
Tôi có một triết lý rất riêng mà tôi đã thực hiện thời gian qua và có lẽ sẽ theo
đuổi hết cuộc đời đó là: “chơi là làm những gì mình thích và làm là chơi
những gì mình không thích”. Hiểu theo cách đó thì tôi mình thích chính là
sự hưởng thụ, tôi tận hưởng điều đó và cảm thấy mình sinh ra để rong chơi.
Tôi có niềm tin vào cuộc đời và sống trọn vẹn vì niềm tin đó nên cảm thấy
lúc nào cũng thoải mái. Nhiều năm nay tôi đã tạo ra việc để làm, nên mình
có thể đạt được cái riêng trong cái chung. Khi tôi làm cho mình thì cũng là
làm cho cộng đồng, tất cả đã hòa quyện với nhau.
Có phải ngay lập tức sau khi tìm ra hướng di là kinh doanh kiến thức
thì anh đã tìm ra được nguồn hàng từ đâu không?
“Công việc chính của doanh nhân không phải là học mà là lãnh đạo doanh
nghiệp. Nhiều người đi học để lấy bằng nhưng doanh nhân không cần bằng
vẫn nỗ lực đi học trong lúc công việc rất bộn bề. Họ học để tìm kiếm giá trị

thực cho mình…”
Ngay từ khi thành lập PACE, tôi và những cộng sự đã có ý tưởng là những
doanh nghiệp Việt Nam rồi sẽ phải hội nhập với thế giới. Muốn như vậy thì
phải tiếp cận được những tinh hoa, những tri thức về quản trị của thế giới.
Lúc đầu tôi nghĩ rằng chắc có lẽ những tri thức của thế giới nằm ở các nước
phát triển là Anh thấy những sản phẩm giáo dục này rất khó, khó ngay cả
với người bản xứ, vì thế tôi có cảm giác là họ nói đúng, nếu vậy mình cũng
có thể tìm ra tri thức của thế giới mà nó gần gũi với Việt Nam hơn. Tôi nghĩ
đó là 3 nước Hong Kong, Malaysia và Singapore. Sau khi tìm hiểu thì mới
vỡ ra một điều là hóa ra các chương trình đào tạo của các Tổ chức giáo dục,
các Trường nổi tiếng của Malaysia, Singapore, Hong Kong thì cũng lấy
những chương trình chuẩn từ Anh và Mỹ về. Nếu mình đã đi làm học trò thì
mình phải đi tìm thầy thực sự để học, không lẽ mình đi làm học trò của học
trò.
Vậy PACE thu hút học viên bằng cái gì?
Trong thời gian đầu, PACE chỉ có hai thứ để dựa vào. Thứ nhất là PACE
đưa ra sản phẩm đào tạo mà PACE biết chắc rằng cộng đồng doanh nghiệp
hiện nay đang rất cần nhưng không nơi .nào có. Ví dụ như chương trình đào
tạo thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ toàn doanh nghiệp, chương trình đào
tạo kế toán dành cho Sếp, tài chính dành cho Giám đốc. Thứ hai chúng tôi
đưa ra chủ trương tôn vinh giá trị thực học.
Theo anh, cái sự học của doanh nhân quan trọng như thế nào? PACE
giúp gì cho họ?
Công việc chính của doanh nhân không phải là học mà là lãnh đạo doanh
nghiệp. Nhiều người đi học đế lấy bằng, nhưng doanh nhân không cần bằng
vẫn nỗ lực đi học trong lúc công việc rất bộn bề. Họ học để tìm kiếm giá trị
thực cho mình. Ngày nay doanh nhân cũng là một đội ngũ tri thức đặc biệt
của xã hội. Chưa cần bàn đến nỗ lực học nhiều hay ít, học giỏi hay dở, thì sự
học của doanh nhân cũng đáng được trân trọng. Việc học của doanh nhân
không chỉ làm thay đổi bản thân họ mà còn làm thay đổi cả một xã hội đằng

sau lưng họ. Nói cụ thể hơn, việc học của doanh nhân có một ý nghĩa đặc
biệt lớn lao đối với sư phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế và của cả
đất nước. Điều mà tôi luôn tâm niệm, đó là
“con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính
những gì người đó đã làm trong cuộc đời”.
PACE giúp các doanh nhân thay đổi nhiều về tư duy và phương pháp quản
trị cũng như tiếp cận mọi vấn đề từ gốc đến ngọn, từ tổng thể đến chi tiết.
Muốn đào một cái giếng sâu phải có đủ một độ rộng nhất định, nếu không
thì không thể đào sâu được. Một con người giỏi về kinh tế thì không thể
không am hiểu về chính trị, vặn hóa, xã hội. Vì tất cả mọi vấn đề đều
được móc xích, hòa quyện với nhau.
Là một người kinh doanh kiến thức, anh có thể cho biết rằng đầu tư vào
trong việc đi mua kiến thức hay là đi học để làm việc tốt hơn, mang lại
lãi suất như thế nào?
Đầu tư cho chuyện học là đầu tư một đồng lãi hơn một vạn. Nhiều khi cũng
khó nói lắm. Có khi chỉ cần một, khi mà trong quá trình mình học hỏi mình
có thể xác định hường đi mới này hay là mình có thể hạn chế được rủi ro sắp
xảy ra hoặc mình đưa ra một ý tưởng mới thì cái đó là vô giá. Một nền kinh
tế dựa vào sức lao động thuần túy phổ thông thì giá trị tạo ra sẽ không lớn .
Do đó, chúng ta cần chuyển dịch dần từ một nền kinh tế dựa vào lao động
phổ thông sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Chỉ có thể dựa vào đó, khi mà
người dân có hàm lượng chất xám cao, thì sẽ tạo ra giá trị cho nền kinh tế
nhiều hơn.
PACE trong tương lai sẽ như thế nào, thưa anh?
Khát vọng của tôi là tạo nền móng vững chắc, vạch ra một con đường để
trong tương lai PACE sẽ trở thành một trong những tập đoàn giáo dục hàng
đầu Đông Nam Á. Con đường phát triển lâu dài của PACE là tiếp tục đưa
kiến thức của thế giới vào Việt Nam để dòng chảy ấy không bị gián đoạn
nhằm phát triển con người, nhất là người lãnh đạo cho các doanh nghiệp ở
Việt Nam. Đó là sứ mệnh là đạo của PACE.

Theo Thu Minh- Kinh doanh và Tiếp thị, 4/2008
+ Xin được hỏi anh Giản Tư Trung, những tố chất "bắt buộc phải có"
của doanh nhân thành công là gì? (Vũ Quang Vinh, 35 tuổi, vinhvq@
)
- Anh Giản Tư Trung: Đây là một câu hỏi lớn và rất hay, và cũng là một
câu hỏi nên được trả lời một cách rốt ráo trước khi khởi nghiệp.
Doanh nhân là người làm nghề kinh doanh. Mà kinh doanh là một nghề vừa
có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Một khi đã là khoa học thì phải học
mới biết (vì đó là sự đúc kết của cả thế giới). Một khi là nghệ thuật thì phải
có năng khiếu mới làm được. Mà nói đến năng khiếu tức là nói đến tố chất
bẩm sinh (trời cho).
Cụ thể hơn, kinh doanh vừa giống như toán học (tính khoa học cao), vừa
giống như hội họa (tính nghệ thuật cao). Đối với nghề kinh doanh, tính nghệ
thuật cao hơn tính khoa học.
Nếu không có năng khiếu về hội họa thì không thể nào trở thành họa sĩ
được, cho dù có cố gắng học đến mấy đi chăng nữa. Làm kinh doanh cũng
vậy. Nếu không có năng khiếu kinh doanh (tố chất bẩm sinh) thì có học kinh
doanh cả đời cũng không trở thành doanh nhân thành công được.
Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt, nghề kinh doanh (doanh nhân) và nghề
quản lý (nghề giám đốc, nghề CEO) là 2 nghề khác nhau. Có nhiều người
làm nghề kinh doanh rất giỏi, nhưng lại không thành công lắm trong vấn đề
quản lý. Và lại có nhiều người làm quản lý tốt nhưng lại không có khả năng
làm kinh doanh.
Trên thế giới, 2 nghề này được phân biệt khá rõ nét, nhưng ở VN thì doanh
nhân thường kiêm nhiệm công việc quản lý. Chính vì vậy, tố chất cần có của
một doanh nhân thành công tại VN bao gồm cả tố chất của người làm nghề
kinh doanh và tố chất của người làm nghề quản lý. Đối với nghề quản lý,
tính khoa học và tính nghệ thuật tương đương nhau (nói một cách tương
đối).
Tóm lại, theo tôi, một số tố chất cơ bản cần có của một doanh nhân thành đạt

là:
- Về chỉ số: IQ, EQ, chỉ số vượt khó... cao
- Về tư duy chiến lược tốt: Tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy hệ
thống, tư duy quy luật, tư duy logic...
- Về tính cách: Nhanh nhạy, quyết đoán, rốt ráo, có óc tổ chức tốt, mạnh mẽ,
chu toàn...
- Về thần uy: Có khả năng chỉ huy bẩm sinh, có thần thái, phong cách của
người làm chỉ huy...
- Và những tố chất khác.
Tuy nhiên, để trở thành một doanh nhân thành công, 99% là nhờ vào nỗ
lực, 1% nhờ vào tố chất. 1% này tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% tố chất
này thì 99% kia cũng không có ý nghĩa gì.
Hy vọng bạn có đầy đủ tố chất của một doanh nhân thành công và chúc bạn
thành công!
- Anh Nguyễn Thu Phong: Vốn đối với người
khởi sự doanh nghiệp và kể cả doanh nghiệp đã
hình thành, luôn là một nhu cầu rất lớn, một
thách thức mà các lãnh đạo doanh nghiệp phải
"vắt trán suy nghĩ". Cũng có trường hợp ngược
lại, đôi khi cầm vốn trên tay mà không biết làm gì. Điều đó xuất phát từ chỗ:
đồng vốn sẽ gắn liền với một kế hoạch kinh doanh như thế nào, được sử
dụng vào mục đích gì.
Trên cơ sở các kinh nghiệm cá nhân, cũng là một người khởi sự tay ngang từ
ngành kỹ thuật, tôi có thể chia sẻ với các bạn một số suy nghĩ:
+ Trước hết, ý tưởng khởi sự kinh doanh phải được thẩm định và nghiêm túc
xem xét kỹ lưỡng về tính khả thi của nó. Sự nhất trí cao đối với kế hoạch
kinh doanh từ những người cùng khởi sự hoặc từ gia đình, bạn bè, đối tác là
điều kiện không thể thiếu, mang tính chất cương quyết khi kêu gọi vốn. Một
dự án sẽ trở nên không khả thi khi có quá nhiều người hoài nghi. Tuy vậy,
cũng có những ý tưởng "vượt tầm", chỉ cần 1 nhà đầu tư thông hiểu là có thể

tạo ra những doanh nghiệp đầy sáng tạo. Đối với bạn trẻ VN, nguồn vốn từ
gia đình cho dù rất ít ỏi cũng rất nên đáng suy nghĩ. Đó là sự ủng hộ của cha
mẹ, người thân với những gì mà bạn đang làm.
+ Việc kêu gọi sự hợp tác kinh doanh, hùn hạp từ bạn bè là một việc kiên trì,
đòi hỏi người chủ xướng phải kiên nhẫn và bền bỉ để bảo vệ ý tưởng của
mình. Sẽ có những lúc doanh nhân trẻ cảm giác chẳng ai hiểu mình và điều
đó có nghĩa là không ai cung cấp vốn cho mình làm. Vì vậy, đó là thử thách
bắt mình phải kiểm tra lại chính kế hoạch kinh doanh của mình.
+ Việc khởi sự luôn luôn phải đặt ra một loạt kế hoạch chi tiêu cho thời kỳ
đầu, vậy hãy xem trong đề án của mình, thì khâu đầu tư nào có khả năng dễ
hợp tác nhất. Thay vì có thể hợp tác cả dự án, thì có thể kêu gọi vốn hợp tác
từng phần nhỏ. Đối với kinh nghiệm của Nhà vui, chúng tôi đã nhận được sự
hỗ trợ rất lớn của nguồn vốn tài trợ bằng các vật liệu xây dựng, các trang
thiết bị công trình từ các đối tác để hợp tác quảng bá và quảng cáo sản phẩm
đến người dân xây nhà là những khách hàng chủ yếu của chúng tôi. Điều đó
có nghĩa là việc kêu gọi nguồn vốn của mình sẽ đem đến lợi ích cho tất cả
mọi người: doanh nghiệp của mình, đối tác và dĩ nhiên là lợi ích của người
tiêu dùng.
+ Một lời khuyên nhỏ: Không nên tự ái đòi hỏi quyền làm chủ tất cả cổ phần
của mình. Một ý tưởng thông minh trị giá 20% cổ phần
- điều đó cũng rất tuyệt vời để mời các nhà đầu tư tài
trợ khởi sự. Vấn đề là tài thuyết phục của các bạn...
+ Thưa anh Giản Tư Trung, em đã tìm hiểu khá
nhiều về những chương trình đào tạo doanh nghiệp
của PACE mà em cho là ai có ý định gia nhập nhóm
những nhà doanh nghiệp tương lai đều cần đến. Tuy
nhiên, mức học phí hình như là quá cao so với HSSV.
Vậy PACE đã và sẽ làm gì để HSSV được tiếp cận
với những chương trình đào tạo của mình (Trần
Trung Hiếu, 23 tuổi, hieutranvnus@ )

+ Xin chào anh Giản Tư Trung. SV rất muốn học
thêm 1 chương trình đào tạo sau ĐH, đặc biệt là những chương trình
đào tạo doanh nghiệp PACE, tuy nhiên học phí lại quá đắt? Cảm ơn
anh! (Nguen Minh Trung, 25 tuổi, trung@)
- Giản Tư Trung: Chào các bạn. Khi đưa ra mức học phí PACE đã suy tính
rất nhiều. Điều mà PACE luôn trăn trở là làm thế nào sản phẩm đào tạo của
mình có thể đến với nhiều người nhất. PACE không quan tâm đến học phí
"cao" hay "thấp", mà chỉ quan tâm đến mức học phí "mắc" hay "rẻ". Chúng
tôi đã đầu tư rất lớn cho từng sản phẩm.
Tôi có thể đưa ra ví dụ: Công ty A trả lương cho một nhân viên B với mức
lương là 1000USD/tháng. Sau một thời gian làm việc, TGĐ nói rằng, anh
Anh Giản Tư
Trung: "Cơ sở để
quyết định là:
không phải bỏ ra
bao nhiêu, mà là
thu được cái gì"
này lương 1000USD là quá cao. Sau đó công ty tuyển một người khác thay
vào vị trí của B với mức lương là 10.000USD/tháng. TGĐ lại nói rằng, mức
lương này quá rẻ.
Vậy vấn đề nằm ở chỗ, "cơ sở để quyết định là: không
phải bỏ ra bao nhiêu, mà là thu được cái gì".
Chúng tôi đã nhận đựơc sự động viên rất lớn từ những
doanh nghiệp đã tham gia chương trình tại PACE.
Sắp tới, năm 2006, chúng tôi dự kiến sẽ đưa ra một số
chương trình với học phí rất "sinh viên".
Cảm ơn các bạn.
+ Làm gì muốn đi đến thành công đều đòi hỏi sự
"ĐAM MÊ", đặc biệt trong khởi sự kinh doanh, vậy
theo các anh "đam mê" là như thế nào, làm sao để

tìm ra nó? Và phải nuôi dưỡng chúng ra sao? Các
anh có thể bật mí là khi nào các anh đã tìm ra niềm
đam mê cho mình. Có phải "đam mê" quyết định tất
cả không? Làm sao đánh giá, ước lượng được sự
đam mê của mình. (Tran Dai Hai, 20 tuổi,
trandaihai2003@ )
+ Em còn thiếu nhiều hành trang, chỉ có khát khao
vươn lên và muốn thử sức bản thân mình. Nếu thế
thì phải xác định hướng đi như thế nào với xu thế
hiện nay để có được thời cơ? (phong, 26 tuổi,
thieuhiepchungtinh@ )
TS Ngô Trần Công
Luận: Triết lý kinh
doanh nhà đất: phải
có niềm tin vào
tương lai phát triển
của quốc gia này,
và đặc biệt là phải
yêu lấy thành phố
này
Anh Nguyễn Thu
Phong: "Hãy tích
cóp các kiến thức
từ các môi trường
chuyên nghiệp từ
khi còn là một
nhân viên cấp
thấp"
- Anh Nguyễn Thu Phong: Việc khao khát khởi sự và làm chủ doanh
nghiệp riêng của mình là ước mơ hết sức chính đáng của giới trẻ chúng ta.

Tuy nhiên, việc chọn lựa cách thức và con đường đạt tới ước mơ của mình
không sẵn có, trải ra trước mặt chúng ta đâu. Cũng không có doanh nhân
thành đạt nào có những lời khuyên giúp ích được ngay. Điểm mấu chốt đối
với người khởi nghiệp là tìm hiểu cặn kẽ về chính bản thân, năng lực, sở
trường và hoàn cảnh hiện tại của mình, với các câu hỏi như sau:
+ Sở trường, năng lực và điểm vượt trội của mình là gì so với bạn bè cùng
giới, cùng ngành.
+ Cá tính bản thân có phù hợp với việc làm lãnh đạo, tổ chức và đương đầu
chịu trách nhiệm hay không.
+ Những thuận lợi bên ngoài, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, các mối quan
hệ, vốn, khách hàng tiềm năng đã có sẵn chưa.
+ Cộng sự hợp tác cùng khởi nghiệp đã đầy đủ hoàn thiện trong đội ngũ
chưa, họ có bổ sung các điểm yếu của bạn thân mình, làm gia tăng sức mạnh
tập thể hay không.
+ Ngành kinh doanh chọn lựa có tiềm năng và sức tăng trưởng tốt trong thời
gian sắp tới hay không. Đề án của mình có triển vọng lâu dài hay không và
để đi xa thì mình có đủ sức hay không với tất cả "vốn" mình đang có.
Lời khuyên của tôi: hãy tích cóp các kiến thức từ các môi trường chuyên
nghiệp từ khi còn là một nhân viên cấp thấp, trải nghiệm qua một vài vị trí
quản lý. Khi bạn đủ nội lực, tự khắc bạn sẽ thấy mọi việc trở nên sáng sủa và
khởi sự với nhiều thuận lợi hơn.
+ Kinh doanh có phải là một nghề lãng mạn không? Và đời sống của
một doanh nhân có phải rất nặng nề vì những sức ép (thanh nhân, 35
tuổi, nhan2e@ )
- Anh Giản Tư Trung: Nếu bạn muốn chuẩn bị khởi nghiệp thì đây là một
câu hỏi rất hay. Phải tìm hiểu nghề trước khi vào nghề.
Nói chung thì nghề kinh doanh (doanh nhân) cũng là một nghề như bao nghề
khác. Tuy nhiên, nếu bạn phù hợp và đam mê nghề nào thì nghề đó sẽ trở
nên tuyệt với đối với riêng bạn.
Cụ thể, nếu bạn đam mê kinh doanh, thì đây sẽ là một nghề rất lãng mạn, rất

hào hùng... Kinh doanh là một nghề có tính nghệ thuật cao, nên người ta
thường nói, "doanh nhân là nghệ sĩ trên thương trường" là đúng theo nghĩa
đen của nó.
Tôi nghĩ đời sống của doanh nhân khá khốc liệt nếu so sánh một số nghề
khác "thanh bình" hơn trong xã hội. Nhưng đối với những người đam mê nó
thì nó không quá khốc liệt như nhiều người nghĩ.
Thêm nữa, kinh doanh và kiếm tiền là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Kinh
doanh cũng là kiếm tiền, nhưng tiền chỉ là hệ quả, chứ không phải mục đích.
Mục đích thực sự của kinh doanh là đáp ứng nhu cầu gì hay giải quyết vấn
đề gì của xã hội. Và khi làm được điều này thì tiền sẽ đến.
Tại sao, các doanh nhân lớn của Nhật lại được xem như những vị anh hùng
dân tộc? Tại sao, Bill Gate càng kiếm được nhiều tiền thì người ta càng nể
trọng? Trong khi đó, có một số doanh nhân, càng kiếm được nhiều tiền thì
càng bị xã hội lên án, thậm chí nguyền rủa? Vấn đề không nằm ở chỗ tiền,
mà là cách kiếm tiền. Các doanh nhân lớn của Nhật và Bill Gates không đi
kiếm tiềm mà họ chỉ kinh doanh thôi.
Nếu tìm bạn thấy được ý nghĩa thật sự của kinh doanh thì rất tuyệt vời.
Cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn.
- TS Ngô Trần Công Luận: Không lãng mạn, nhưng
rất hào hứng.
+ Thỉnh thoảng tôi hay điểm danh những yếu tố nào
tạo nên một doanh nghiệp xuất sắc, và thế là tôi ráng
khép mình vào những yếu tố đó để mà phấn đấu.
Nhưng sau 5 năm tôi chợt nhận ra rằng, những yếu
tố tốt đẹp vẫn không đủ để tạo nên một nhà doanh
nghiệp. Mà nó còn cần một cái gì khác nữa... mà tôi
không biết. Các anh có nghĩ về điều này không? (huu
truong, 33 tuổi, nguyenhuutruong_02@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: Câu hỏi rất hay. Tôi từng
gặp rất nhiều (mà anh cũng vậy đúng không?) những nhà kinh doanh đàn

anh rất thành công. Họ khác nhau nhiều quá!
Người thì nhanh nhạy, mưu lược (nghĩa tốt!) và đầy sáng kiến. Bạn có thể
lên xe đi với họ để định làm 1 chuyện nhưng trên đường về đã đầy ắp kế
hoạch để làm chuyện khác.
Người thì chắc chắn, cặn kẽ.
Người thì giỏi ở những mối quan hệ. Người thì biết thu nạp hiền tài. Người
thì bản thân họ là siêu sao trong đúng cái nghề họ đang làm.
Người là nhà tổ chức tài tình. Hàng chục nhân viên của họ luôn tin và hết
mình làm việc cho 1 mục tiêu anh chủ đặt ra. Người thì ham nắm bắt. Những
TS Ngô Trần
Công Luận:
"Những nhà
doanh nghiệp
xuất sắc có 1 tầm
nhìn, có niềm tin
vào việc họ làm
và biết họ đang
làm gì"
cú đảo người, lật cánh trong kinh doanh làm cho nhân viên của họ bị bỏ lại
phía sau, ngơ ngác!
Người thì thích làm việc mọi lúc mọi nơi, làm đến gục gã. Người thì xem kế
hoạch và sức khoẻ là nền tảng của thành công...
Và tất cả họ đều thành công. Tôi nghĩ họ có những điểm chung là: họ có 1
tầm nhìn, có niềm tin vào việc họ làm và biết họ đang làm gì, có khả năng
giải quyết những khó khăn và khủng hoảng khi họ gặp phải trên con đường
đó.
- Anh Giản Tư Trung: Kết quả nghiên cứu gần đây về 30 doanh nhân đang
lãnh đạo 30 tập đoàn hàng đầu thế giới là: Về tính cách không ai giống ai cả.
Người thì nóng tính, người thì nguội tính; người thì nói nhiều, người thì ít
nói; người thì rất dữ dằn, người lại rất hiền lành... Nhưng tất cả họ đều là

những doanh nhân thành công nhất thế giới.
Trong quản lý và kinh doanh, điều quan trọng nhất của một người lãnh đạo
là phải có cá tính mạnh. Nếu mình cố gắng để giống ai đó thì không những
không có cá tính mà có khi còn đánh mất chính mình nữa. Để thành công
trong lãnh đạo cũng như trong mọi việc thì phải có cá tính và phải đưa được
cá tính của mình vào trong công việc, dù đó là việc gì. Tức là, "Hãy là chính
mình". Khi mình không là mình, là bản sao của ai đó thì sẽ không là gì cả,
chứ đừng nói chi đến chuyện làm lãnh đạo hay quản lý - những công việc
đòi hỏi cá tính nhất.
Tuy nhiên, cũng có một số tố chất chung mà tất cả doanh nhân thành công
đều có. Chẳng hạn như: Nhạy bén, quyết đoán, mạnh mẽ, có óc tổ chức tốt,
có khả năng "dụng nhân" tốt...
Cảm ơn anh.
+ Thưa anh, để tạo 1 thương hiệu thì những yếu tố nào là quan trọng
nhất? (PHAM VAN TU, 04/1981 tuổi, TU200572)
- Anh Giản Tư Trung: Theo tôi cần nhiều yếu tố. Có thể kể đến một số yếu
tố cơ bản sau: Có một chiến lược lâu dài cho công ty trước khi có một chiến
lược riêng về thương hiệu. Phải xác định được lợi thế cạnh tranh của thương
hiệu trên thị trường, không chỉ trong nước mà thậm chí cả thị trường quốc tế.
Định vị được một cách khá rõ ràng và tương đối lâu dài cho thương hiệu.
Thương hiệu phải có bản sắc, phải có cá tính, phải có sự khác biệt. Cũng cần
xét đến cả tính nhân bản và nhân văn trong thương hiệu nữa.
Cảm ơn bạn.
+ Chào anh Luận, em đang làm PhD năm 1 ngành hệ thống thông tin ở
ĐH London. Phải công nhận là anh rất dũng cảm và quyết đoán khi về
nhà với mảnh bằng PhD vì như ai cũng biết, về nhà đồng nghĩa với việc
khó có thể sử dụng đúng kiến thức và đam mê nghề nghiệp của mình
được. Có khi nào anh nghĩ: nếu quyết định về sống ở VN thì đâu cần
phải học đến tận Anh và ở 1 ĐH đòi hỏi cao như thế? Anh có thể nói
cảm xúc nếu như trong hoàn cảnh anh không được thành công như hôm

nay? (Phuong, 30 tuổi, k_london@)
- TS Ngô Trần Công Luận: Chào... đồng hương Anh quốc!
Lúc anh đi học, anh nghĩ đây đúng là việc mình phải làm, và học say sưa
lắm! Từ nhỏ đi học không thôi, học giỏi và học miệt mài. Anh đi học ở Anh,
như em, là đúng rồi phải không?
Bây giờ nghĩ lại thì thấy đi làm giống như làm luận án tiến sĩ. Mỗi dự án
kinh doanh bây giờ thường kéo dài 3-4 năm. Phải biết viết lách, đề cương,
nghiên cứu, bảo vệ, và... tốt nghiệp (để luận án lại trường, ai làm tiếp thì
làm, mình đi làm chuyện khác!)
Nếu không thành công, thì anh sẽ có cảm xúc gì? Chắc cũng không tiếc. Ở
đâu thì cũng đầy việc cần làm. Nếu làm việc mà mình thích thì không bao
giờ hối hận cả. Không có con người thành công và con người thất bại. Chỉ
có công việc thành công hay việc thất bại. Việc mà thất bại thì làm tiếp việc
khác.
+ 1. Làm sao để chọn một ý tưởng trong nhiều ý tưởng của mình để
thực hiện, vì ý tưởng nào cũng hay và có nhiều tiềm năng cả. 2. Có phải
kinh doanh cần một chút bạo gan? (Nguyen Chi Lan, 38 tuổi,
penceevn@)
- TS Ngô Trần Công Luận: Cần có niềm tin và quyết tâm, chứ không phải
sự liều lĩnh!
+ Tôi có một vài kỷ niệm "thương đau" khi tự
mình đứng ra kinh doanh; và bây giờ thì... cụt
vốn. Tôi học được một ít kinh nghiệm nhưng
lại trắng tay, phải đi làm thuê. Tôi có vẻ mất
hết niềm tin vào vận may của mình. Tôi cũng
không chắc những "kinh nghiệm" kia sẽ giúp
tôi tránh được những nhầm lẫn tai hại trong
tương lai, "vì không có sự thất bại nào giống
sự thất bại nào". Tôi rất muốn nghe những
suy nghĩ của các anh về câu chuyện của tôi. (Tran, 32 tuổi,

thienbaotran1973@ )
- Anh Giản Tư Trung: Tôi nghĩ bất kỳ ai kinh doanh thành công thì có lẽ
trong quá khứ chắc hẳn họ cũng đã từng trải qua những thất bại đau thương.
Anh Giản Tư Trung:
Nếu lạc quan thì có thể
xem thất bại là một
phần tất yếu của cuộc
sống, đặc biệt là cuộc
sống kinh doanh
Nên người ta thường nói "trong kinh doanh thất bại là lẽ thường tình".
Tuy nhiên, câu này chỉ đúng với những người có tố chất bẩm sinh về kinh
doanh, mặc dù tố chất chỉ quyết định 1% thành công (Vì nghề kinh doanh có
tính nghệ thuật rất cao). Còn nếu không có tố chất về kinh doanh thì "Thất
bại trong kinh doanh là lẽ đương nhiên".
Đúng như anh nói, thất bại trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống thì
chẳng có thất bại nào giống thất bại nào. Nhưng hầu như ai cũng sẽ lớn lên
sau thất bại (nếu đứng dậy được). Lớn lên như thế nào? Lớn lên về góc nhìn,
lớn lên về tư duy và nhận thức, lớn lên về tư tưởng, lớn lên về bản lĩnh, lớn
lên về kiến thức cuộc sống, kiến thức ngành, kiến thức nghề... Hiểu mình
hơn, hiểu đời hơn, hiểu việc hơn...
Và khi người ta lớn lên thì người sẽ làm được nhiều điều hơn.
Nếu lạc quan thì có thể xem thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống, đặc
biệt là cuộc sống kinh doanh. Vấn đề là làm sao để hạn chế tối đa thất bại
mà thôi.
+ Tôi đang có nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng hiện thời không có đủ
vốn để thiết lập một công ty riêng và làm theo dự án của mình. Có cách
nào để gầy dựng một công ty bắt đầu từ ý tưởng không? (TA MINH
NGHIA, 27 tuổi, nghiatm@)
- TS Ngô Trần Công Luận: Em cần phải nói chuyện với những người có
thể quan tấm đến những ý tưởng đó, và họ phải... có tiền. Đây là một công

việc cần nhiều sáng kiến. Và họ chính là những khách hàng đầu tiên của em.
Phải thuyết phục được họ. Trung thực, thẳng thắn, có niềm tin và quyết tâm
là những phẩm chất hàng đầu mà họ tìm kiếm ở em vào lúc này. Chúc thành
công.
+ Trong quá trình khởi nghiệp, có lúc nào các anh cảm thấy không phù
hợp với việc mình đang làm, và phương pháp giải quyết nó? Có khi nào
các anh tư duy, và tự nhìn nhận, từ đó cảm nhận được sự thay đổi chính
bản thân so với trước khi thực hiện những dự định để thay đổi những
kỹ năng, phương pháp. Mong trả lời cụ thể. Xin chân thành cảm ơn.
(Tran Dai Hai, 20 tuổi, trandaihai2003@)
- TS Ngô Trần Công Luận: Kỳ lạ là... không! Chẳng có lúc nào mình nghĩ
mình không phù hợp với công việc mà mình đang định làm hay đang làm cả.
Chỉ có thấy là mình đang thiếu những gì để làm công việc này mà thôi. Cần
thì đi gặp anh Trung/PACE!
Có thể người ngoài thì thấy rõ hơn (kệ họ)!! Hay là phải 10 năm sau nhìn lại
mới thấy (tới đó thì hay!).
+ Cho phép mình được hỏi: trong suốt quá trình kinh doanh, có bao giờ
khát vọng làm kinh doanh của mình bị chùng xuống bởi những quy
định hành chánh rắc rối, đặc biệt là thuế. Nếu có, các anh vượt qua
bằng cách nào? (Robo, 30 tuổi, Robo@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: đó là chướng ngại nhỏ nhất trên con đường đi
đến thành công. Có thể 1 cái gai nhỏ vẫn làm bạn đau, nhưng đó không phải
là tai nạn lớn (như té hầm hay lỗ đầu vậy!). Bạn phải vượt qua thôi. Bạn còn
một việc lớn nữa kia mà! Chúc bạn lễ được cây dằm này ra!
+ Thưa anh Giản Tư Trung, là 1 người kinh doanh, có bao giờ anh cảm
thấy cô độc với các quyết định của anh không được người khác hiểu và
nhiệt tình hưởng ứng không? (Tiểu Muội, 32 tuổi, tieumuoivn@)
- Anh Giản Tư Trung: Có chứ. Lãnh đạo là người dẫn dắt doanh nghiệp.
Có những con đường mình dẫn công ty đi nhưng không phải lúc nào mọi
người cũng thấy và hiểu được con đường đó. Nhưng mình vẫn phải quyết

định. Những lúc như vậy thì rất cô đơn. Nhưng khi mọi người đã hiểu và
chia sẻ những quyết định của mình mà trước đây họ chưa hiểu hoặc hiểu sai
thì hạnh phúc của người dẫn dắt (người lãnh đạo) sẽ được nhân đôi.
Tôi được biết, đối với những người lãnh đạo có hoài bão lớn và có tầm nhìn
xa thì điều này vẫn thường xảy ra. Vì họ luôn có những quyết định táo bạo
và những ý tưởng đột phá. Và do vậy, có một số người chưa hiểu và chia sẻ
ngay với lãnh đạo thì cũng không có gì là lạ. Tuy nhiên, khi đội ngũ nhân
viên đã đặt trọn niềm tin vào người lãnh đạo thì điều này sẽ trở nên rất bình
thường và không có vấn đề gì lớn xảy ra.
+ Đọc những bài viết về anh, em thật sự khâm phục nghị lực và ý chí
của anh,vậy có lúc nào anh cảm thấy chán nản muốn bỏ cuộc không?
Giới trẻ bây giờ không có nhiều nghị lực sống như anh, anh có lời
khuyên hay kinh nghiệm nào không? (hồ quỳnh như, 22 tuổi, qhnhu@
)
- Anh Ngô Trần Công Luận: những câu chuyện buồn với nhân viên và
cộng sự là dễ làm chán nản nhất. Nhưng công việc vẫn tiếp diễn và rồi
không có cơ hội để bỏ cuộc.
Giới trẻ bây giờ mới thực là giỏi hơn anh. Thế hệ nào cũng có người như thế
này hay như thế khác. Cho là lớp trẻ không giỏi thì tự làm giảm sức chiến
đấu của chính em đó. Chuẩn bị mà... cạnh tranh
với họ đi!
+ Em có ý tưởng mở 1 cửa hàng di động bán
hàng chính hãng và chỉ lời mỗi cái điện thoại 2
Ảnh: Thanh Đạm
USD nhưng điều em lo lắng nhất là làm sao để khách hàng đến mua
hàng của mình nhiều (tối thiểu phải là 500 cái/tháng) vì có số luợng bán
ra như thế mới chi đủ cho mỗi tháng. Ðiều thứ 2 là liệu mình bán giá
như vậy có vi phạm hay không vì mình bán phá giá?
Với kinh nghiệm là những người anh đi trước, các anh có thể tư vấn
giúp em để em có thể thực hiện mơ uớc mở được 1 cửa hàng di động vì

hiện giờ cửa hàng bán di động thì rất nhiều mà nếu mình không có 1 ý
tưởng khác lạ thì khó mà tồn tại được. Cám ơn các anh rất nhiều.
(Nguyễn Hoài Phong, 25 tuổi, cherish710@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: Hay quá! Đúng là phải nghĩ đến cái gì sẽ giúp
mình cạnh tranh trên thị trường. Ý tưởng kinh doanh phải giúp chủ nhân của
nó cạnh tranh, chứ không thể là ý tưởng hay. Nhưng nếu em bán chỉ lời 2
USD một cái, thì người khác có thể làm như vậy không? Và nếu họ làm như
vậy thì em sẽ làm sao?
Chúc thành công.
+ Đã có 1 ý tưởng kinh doanh. Làm cách nào các anh có thể tìm được
câu trả lời là kế hoạch đó có tính khả thi hay không?? Thân! (Lê
Nguyễn Vũ, 24 tuổi, lenguyenvu@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: Một là bằng một kế hoạch kinh doanh hoàn
chỉnh. Hai là bằng... trực giác và niềm tin của mình. Trong giai đoạn khởi
nghiệp, chúng ta không có nhiều thông tin, nên thông thường phải quyết
định dựa trên cách thức 2 mà thôi!
Tốt nhất là phải có trực giác, và sau đó cố thể hiện nó bằng 1 kế hoạch kinh
doanh.
Chúc bạn thành công.
+ Trong quá trình khởi nghiệp, có lúc nào các anh cảm thấy không phù
hợp với việc mình đang làm, và phương pháp giải quyết nó? Có khi nào
các anh tư duy, và tự nhìn nhận, từ đó cảm nhận được sự thay đổi chính
bản thân so với trước khi thực hiện những dự định để thay đổi những
kỹ năng, phương pháp. Mong trả lời cụ thể. Em xin chân thành cảm ơn.
(Tran Dai Hai, 20 tuổi, trandaihai2003@ )
- Anh Giản Tư Trung: Theo tôi, mình nên chọn "nghề" trứơc khi chọn
"ngành" hay chọn "lĩnh vực" để theo đuổi.
Quyết định khởi sự doanh nghiệp tức là đã chọn nghề kinh doanh (doanh
nhân). Khi đã chọn nghề kinh doanh rồi thì câu hỏi tiếp theo là kinh doanh
cái gì (sản phẩm gì, dịch vụ gì, ngành gì, lĩnh vực gì)? Câu hỏi này sẽ được

trả lời trong suốt quá trình làm nghề kinh doanh. Nghĩa là, câu hỏi này
không phải chỉ trả lời một lần. Chừng nào còn làm nghề kinh doanh thì
chừng đó còn phải tiếp tục trả lời câu hỏi này.
Có những người chỉ có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này trong suốt
cuộc đời kinh doanh của họ (nghĩa là, cả đời họ chỉ kinh doanh một sản
phẩm, một ngành, một lĩnh vực). Nhưng lại có những người có nhiều câu trả
lời cho câu hỏi này (họ thay đổi nhiều, thay đổi sản phẩm, thay đổi ngành,
lĩnh vực kinh doanh).
Kinh doanh thì thiên biến vạn hóa, chẳng có công thức gì nhiều (có tính
nghệ thuật cao). Làm gì, bỏ gì đối với từng doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh là một quyết định và sự lựa chọn có tính chiến lược.
Ví dụ hãng Ford chỉ sản xuất độc có xe hơi trong suốt hơn 100 năm tồn tại.
Còn Samsung thì lúc đầu chỉ kinh doanh một vài ngành, sau đó lại kinh
doanh hàng trăm ngành và bây giờ chỉ giữ lại có mấy ngành thôi (những
ngành mà Samsung cho rằng có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với thế giới).
Bản thân tôi cũng đã thay đổi ngành vài lần, mỗi một lần thay đổi đều là sự
lựa chọn mang tính chiến lược của cá nhân và phù hợp với xu hướng chung
của xã hội. Nhưng tôi vẫn chỈ làm có một nghề đó thôi - nghề kinh doanh
(doanh nhân).
+ Điều gì sẽ quyết định thành công của mình khi quyết định sẽ không
làm thuê nữa và đi khởi nghiệp? Tôi đang có ý định thành lập công ty
sản xuất hàng mỹ phẩm và vệ sinh tẩy rửa dùng trong gia đình nhưng
sao vẫn thấy thiếu tự tin? (Toan, 25 tuổi, ledinhtoan@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: Ngày làm công tôi còn làm việc chăm chỉ hơn
cả bây giờ. Việc khởi nghiệp là do một bức xúc là thấy ra một việc mình có
thể làm, có khả năng thành công.
Tôi nghĩ bạn nên bắt đầu. Thị trường nước tẩy rửa và mỹ phẩm không dễ
thâm nhập, nhưng chờ 5-10 năm nữa thì còn khó hơn. Đừng nghĩ sản phẩm
nói chung, mà cần phải nghĩ xem sản phẩm của bạn có gì khác biệt để giúp
bạn gây tiếng vang và cạnh tranh?

Vốn là vấn đề đầu tiên quan trọng nhất. Nhưng chiến lược cạnh tranh của
bạn là vấn đề lâu dài và quan trọng hơn.
Chúc thành công.
+ Hiện tại, em thật sự rất buồn và thất vọng bản thân mình. Em tốt
nghiệp cao đẳng ngành tin học nhưng lại đi làm hành chánh ở một cơ
quan nhà nước. Trong tư tưởng em luôn luôn diễn ra sự đấu tranh giữa
một bên là muốn an phận, không lo nghĩ gì cả và một bên là muốn dấn
thân, bươn chải trong cuộc sống để “lập thân kiến quốc” như anh. Em
không tìm thấy được niềm vui trong công việc...(VO TRUONG SINH,
24 tuổi, votruongsinhhcm@)
- Anh Nguyễn Thu Phong: Trước hết tôi muốn chia sẻ với bạn những suy
nghĩ của những người trẻ. Chúng ta luôn mong muốn sống có ích, sống có
niềm vui và sống có một định hướng, một lý tưởng hay đơn giản là một
niềm tin để phấn đấu. Điều đầu tiên là chúng ta đều có những vị trí XH và
công việc thường ngày dù thích hay không thích, dù cảm thấy phù hợp hoặc
không!
Sự dằn vặt trong bản thân mỗi con người chúng ta đều đáng quý và đáng
trân trọng. Bởi vì chúng ta chỉ muốn điều tốt hơn cho bản thân trên cơ sở
được đóng góp nhiều hơn cho XH. Vấn đề ở đây không phải là chuyện "an
phận" hay là chuyện "xông pha" mà là chuyện chúng ta có sống hữu ích hay
không? Chúng ta có cần thiết cho tổ chức, cho doanh nghiệp, cho đơn vị mà
chúng ta đang công tác hay không?
Điểm tiếp theo, nếu bạn là một công chức tốt, tròn chức phận, nghĩa là bạn
đã là một người đáng quý, rất được trân trọng. Công việc có thể không đem
lại niềm vui cho chính mình nhưng đem lại lợi ích XH và cho cộng đồng. Đó
cũng là một phần lý tưởng mà chúng ta nên tự hào.
Nhưng đặt vấn đề xa hơn, bạn tự hỏi: Nếu ở cương vị khác, có khi tôi lại làm
tốt hơn, hiệu quả hơn và đóng góp cho đời nhiều hơn. Nếu chắc chắn câu trả
lời này, bạn sẽ không có gì phải áy náy với sự lựa chọn của riêng mình. Tuy
nhiên, một khi đã chọn lựa, ta phải có niềm tin vững chắc để đeo đuổi, để

đương đầu với khó khăn. Sự chọn lựa của TT sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều nếu
bỏ qua sự cân nhắc thiệt hơn về bản thân. Tôi tin rằng, một con én bay cao
thì luôn làm cho bầu trời thêm xanh và vòm trời thì luôn rộng mở. Hãy sống
với những gì mình vốn có và hạnh phúc với những điều làm được cho mọi
người, tôi tin rằng bạn sẽ biết rõ câu trả lời của mình.
Chúc bạn có một sự lựa chọn tốt đẹp và vững tin trong công việc.
+ Chào anh Luận, Trung đang có một kế hoạch kinh doanh và mình dự
kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm sau. Nhưng khi nghe câu nói của anh
"Nếu bạn đang định làm gì, hãy làm nhanh lên" thì mình thấy khá
phấn chấn. Vậy anh có thể giải thích rõ hơn cho Trung câu này không?
(Minh Trung, 28 tuổi, hoangvuvnn@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: Đó là câu nói của một người bạn (tiền bối)
người Singapore nói với tôi hồi năm ngoái. So với Singapore, mọi thị trường
của chúng ta còn thô sơ, và còn nhiều cơ hội để chúng ta tham gia vào thị
trường, cho dù đó là bán cafe, bán phở, xây nhà hay bán đất.
Thật lòng mà nói, cách đây 5 năm lúc tôi mở nhadat.com và Nhà đất ĐÔ
THỊ MỚI thì chỉ thấy hay rồi làm. Nhưng nếu không đến bây giờ mới mở ra
thì thật là ngại và lo lắng lắm. Và có lẽ đến lúc phải làm chuyện gì khác nữa,
hay hơn nữa.
Nhưng bạn phải cẩn thận nhé.
+ Quá trình kinh doanh của anh có trải qua nhiều mạo hiểm không?
Anh có thể nói sự mạo hiểm cần thiết cho khởi nghiệp thế nào không?
(thu thủy, 25 tuổi, ronghoa@ )
- Anh Giản Tư Trung: Quá trình kinh doanh của tôi trước đây cũng trải qua
khá nhiều mạo hiểm. Nhiều khi dự án kinh doanh là 5 ăn 5 thua nhưng mình
đặt hết tất cả niềm tin, trí tuệ, tâm huyết và tư tưởng của mình vào đó thì khả
năng thành công sẽ cao hơn.
Ông bà ta thường nói, "có chí thì làm quan, có gan thì làm giàu". Bản chất
của kinh doanh là mạo hiểm mà. Không chấp nhận mạo hiểm thì có lẽ không
làm kinh doanh được.

Tuy nhiên, theo tôi, điều mạo hiểm nhất khi khởi nghiệp chính là thiếu kinh
nghiệm, thiếu tầm nhìn, thiếu bản lĩnh, nhiều khi chủ quan duy ý chí mà
không hề biết. Sau đó mới nói đến mạo hiểm về vốn đầu tư, về cạnh tranh...
Để giảm bớt sự mạo hiểm này thì nên chia sẻ và học hỏi những người đi
trước, những người đã thành công, những người mà mình có thể tin được cái
tâm và cái tầm của họ.
Nếu bạn có ý định khởi nghiệp thì bạn hãy sãn sàng chấp nhận mạo hiểm và
chúc bạn thành công!
+ Em có một dự định thành lập một doanh nghiệp du lịch với quy mô
ban đầu là quy tụ tất cả các bạn sinh viên đang học du lịch (ban đầu là
của miền Bắc) làm thành một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh
hướng dẫn... Vậy em phải làm gì? Bản thân em cũng đang là sinh viên
du lịch tại Hải Phòng và có một số bạn học du lịch tại Hà Nội có ý định
như vậy. Em đang tính lập dự án để xin cấp vốn. Một đề án khả thi liệu
có được cấp vốn không? Nơi nào có thể giúp đỡ một cách tôt nhất trong
vấn đề về vốn? Em xin cám ơn. (phạm tú, 21 tuổi,
tu_moving_forward@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: chỉ qua 1 đoạn văn ngắn nhưng anh có thể
cảm nhận sự nhiệt huyết của em trong ý tưởng kinh doanh này. Anh không ở
trong nghề nên không đánh giá được nó, nhưng nếu em viết ra hoàn chỉnh
thì anh có thể xem và góp ý giúp em.
Vốn ban đầu thì cần phải huy động ở những người quen, người thân. Họ
chính là những khách hàng đầu tiên của em. Em chưa có kinh nghiệm, chưa
trải nghiệm thì huy động từ những người lạ... là rất khó.
Huy động vốn phải được xem là thử thách đầu tiên mà em phải cố gắng hết
sức. Chúc em thành công.
+ Em làm du lịch và đang có ý định lập một trang web kinh doanh đặt
phòng khách sạn. Điều trước tiên em cần gì nhất? Để mở rộng địa chỉ
web của em, em phải làm gì?(Trinh Binh Giang, 28 tuổi,
binhtrinhgiang@)

- Anh Ngô Trần Công Luận: Có khá nhiều các trang web như vậy trên thị
trường hiện nay. Nhưng nếu bạn có ưu thế gì so với họ, bạn vẫn có thể thành
công. Để mở rộng địa chỉ, bạn cần xác định khách hàng của mình. KH của
bạn có lẽ sẽ là: 1. các khách sạn; 2. người du lịch trong nước; 3. người du
lịch nước ngoài; 4. các trung tâm lữ hành. 5. còn gì nữa? Mọi công sức của
bạn sẽ được tập trung cho từng đối tượng này.
Nhớ email cho tôi địa chỉ email của bạn. Và chúc thành công.
+ Chào anh Luận! Em một người cùng quê với anh, cũng học trường
PTTH Rạch Kiến nơi anh đã từng học lúc xưa. Em cũng đã tốt nghiệp
ngành cơ khí động lực trường ĐHSP Kỹ thuật TP.HCM. Em đã nghe
danh của anh lâu lắm rồi, hôm nay có dịp giao lưu trực tuyến với anh.
Em làm sale trong lĩnh vực thiết bị máy móc công nghiệp cũng mấy năm
rồi nhưng chưa phát triển tốt lắm. Xin anh cho em một số kinh nghiệm
(Quốc Thái, 28 tuổi, hoquocthais@)
- Anh Ngô Trần Công Luận: Biết lo thì tốt rồi. Em ra nhà sách mua một
vài cuốn sách xem kỹ năng bán hàng. Hôm nào gọi cho anh nhé.

×