Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên báo phụ nữ thủ đô báo phụ nữ thành phố hồ chí minh năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

Nguyễn Thị Hà

VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG GIA ĐÌNH TRÊN BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐƠ,
BÁO PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2015 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

Nguyễn Thị Hà

VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG GIA ĐÌNH TRÊN BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐƠ,
BÁO PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2015 - 2016
Chuyên ngành:

Báo chí học

Mã số:



60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình
trên báo Phụ nữ Thủ đô, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016” là
cơng trình nghiên cứu do tơi viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Mai Quỳnh Nam.
Các trích dẫn và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Thị Hà

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thơng
Khoa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các ông/bà trong Ban lãnh đạo Báo

Phụ nữ Thủ đơ, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và cung cấp
tư liệu cần thiết trong thời gian nghiên cứu và thực địa.
Trân trọng cảm ơn các thầy/cơ trong Viện Đào Tạo Báo chí và Truyền thông,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn PGS.TS. Mai Quỳnh Nam, người thầy đã định hướng và tận
tâm chỉ bảo giúp tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Thị Hà

năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 16
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................... 16
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 17
6. Giá trị lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 21
7. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 21
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN THÔNG
ĐẠI CHÚNG ĐƢỢC VẬN DỤNG CHO NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG............................................................................................ 22
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................... 22

1.2. Quan điểm đường lối chính sách của Đảng về bình đẳng giới, tuyên truyền
về bình đẳng giới, chống bất bình đẳng giới............................................................. 33
1.2.1. Quan điểm, đường lối của Đảng về bình đẳng giới ................................. 33
1.2.2. Về cơng tác truyền thơng về bình đẳng giới, chống bất bình đẳng giới .. 35
1.3. Vấn đề bình đẳng giới và bất bình đẳng giới trong gia đình hiện nay............... 37
1.4. Đặc điểm của báo in, vai trò của báo in trong truyền thơng về bình đẳng giới,
chống bất bình đẳng giới........................................................................................... 40
1.5. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 43
1.5.1. Báo chí truyền thơng ................................................................................ 43
1.5.2. Xã hội học truyền thông đại chúng .......................................................... 45
1.5.3. X ã hội học gia đình ................................................................................. 47
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 48


Chƣơng 2: NỘI DUNG THƠNG ĐIỆP BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG GIA ĐÌNH PHẢN ÁNH TRÊN BÁO PNTĐ, BÁO PNTP HCM
NĂM 2015 - 2016 ..................................................................................................... 50
2.1. Thơng điệp bất bình đẳng giới trong chức năng gia đình .................................. 50
2.1.1. Thơng điệp bất bình đẳng trong chức năng kinh tế ................................. 50
2.1.2. Thơng điệp bất bình đẳng giới trong đời sống tình dục và chức năng
sinh con ..................................................................................................................... 59
2.1.3. Thông điệp bất bình đẳng giới trong chức năng xã hội hóa .................... 68
2.1.4. Thơng điệp bất bình đẳng giới trong chức năng an sinh gia đình ........... 73
2.2. Thơng điệp bất bình đẳng trong các mối quan hệ gia đình ................................ 80
2.2.1. Thơng điệp bất bình đẳng trong quan hệ vợ - chồng ............................... 81
2.2.2. Thơng điệp bất bình đẳng trong quan hệ cha mẹ - con cái...................... 82
2.2.3. Thông điệp bất bình đẳng trong mối quan hệ ơng bà - cháu ................... 83
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 84
Chƣơng 3: HÌNH THỨC THỂ HIỆN THƠNG ĐIỆP BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRÊN BÁO PNTĐ VÀ BÁO PNTPHCM NĂM 2015 - 2016 ............................. 86

3.1. Đặc điểm chung về cách đưa tin bài của báo PNTĐ và Báo PNTPHCM ......... 86
3.1.1. Báo PNTĐ ................................................................................................ 86
3.1.2. Báo PNTPHCM ........................................................................................ 87
3.2. Tít bài báo và nguồn đăng tải............................................................................. 88
3.2.1. Tít bài báo ................................................................................................ 88
3.2.2. Nguồn đăng tải ......................................................................................... 92
3.3. Thể loại, hình thức, chuyên mục đăng tải .......................................................... 94
3.3.1. Thể loại ..................................................................................................... 94
3.3.2. Hình thức tổ chức thơng tin ...................................................................... 96
3.3.3. Chuyên mục đăng tải ................................................................................ 97


3.4. Ngơn ngữ và hình ảnh trong bài viết ............................................................... 100
3.4.1. Ngơn ngữ bài viết ................................................................................... 100
3.4.2. Hình ảnh trong bài viết .......................................................................... 101
3.5. Thời gian đăng tải ............................................................................................ 103
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 104
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ
CỦA THƠNG ĐIỆP CHỐNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG GIA ĐÌNH
TRÊN BÁO PNTĐ VÀ BÁO PNTPHCM .......................................................... 106
4.1. Giải pháp chung cho báo PNTĐ và báo PNTPHCM ...................................... 106
4.1.1. Về cách thức làm việc của tòa soạn ....................................................... 106
4.1.2. Tạo điều kiện cho các phóng viên, nhà báo, biên tập viên viết về lĩnh vực
gia đình được nâng cao kiến thức chuyên môn. ..................................................... 107
4.1.3. Về nội dung và hình thức đưa tin ........................................................... 109
4.2. Giải pháp đối phóng viên, nhà báo, biên tập viên ........................................... 116
4.2.1. Cần nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm việc
thường xuyên ........................................................................................................... 116
4.2.2. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp .............................................................. 117
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 118

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 126


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Mơ hình truyền thơng tuyến tính ............................................................... 22
Bảng 2.1a: Nội dung phản ánh trong chức năng kinh tế trên báo PNTĐ
và báo PNTPHCM (nguồn khảo sát luận văn) ......................................................... 51
Bảng 2.1.2a: Các vấn đề được đề cập trong chức năng sinh con............................. 60
Bảng 2.1.3a: Vai trị, trách nhiệm ni dạy con cái của các thành viên
trong gia đình ............................................................................................................ 68
Bảng 2.1.4: Vấn đề được đề cập phản ánh trong chức năng an sinh gia đình ......... 74
Bảng 2.2: Bất bình đẳng trong mối quan hệ giới trong gia đình .............................. 80
Bảng 3.1: Số trang trên báo PNTĐ .......................................................................... 86
Bảng 3.2: Số trang trên báo PNTPHCM .................................................................. 87
Biểu 3.1: Cách đặt tít báo (số liệu phân tích là số liệu của luận văn) ...................... 88
Biểu 3.2: Tên bài báo chứa thông điệp (Nguồn số liệu luận văn) ............................ 89
Bảng 3.3: Nguồn đăng tải thông tin ......................................................................... 93
Biểu 3.4: Các thể loại sử dụng (nguồn số liệu phân tích của luận văn) ................... 95
Biểu 3.5: Hình thức đăng tải tin bài (tỷ lệ %) (nguồn số liệu của luận văn) ............ 96
Bảng 3.6: Chuyên mục mảng Hơn nhân gia đình trên báo PNTĐ ........................... 99
Bảng 3.7: Chun mục mảng Hơn nhân gia đình trên báo PNTPHCM .................. 99
Bảng 3.8: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài viết .................................................. 100
Bảng 3.9: Sử dụng hình ảnh trong bài viết (%) (nguồn khảo sát của luận văn) .... 101
Bảng 3.10: Hình ảnh có sử dụng chú thích, khơng chú thích (%) ......................... 102
Bảng 3.11: Thời gian đăng tải tin bài ..................................................................... 103


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐG


Bình đẳng giới

BLGĐ

Bạo lực gia đình

PV

Phóng viên

BTV

Biên tập viên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia đ u tiên trên thế giới k kết các công
ước quốc tế về thực hiện quyền phụ nữ và quyền tr em và việc đưa những tư tưởng
tiến bộ về bình đẳng giới vào gia đình được coi là một bước tiến bộ lớn tạo điều
kiện về mặt pháp l để nâng cao vị tr và vai tr của người phụ nữ trong gia đình.
Tuy nhiên thực hiện bình đẳng giới (BĐG) khơng dễ dàng. Bởi một bộ phận
xã hội vẫn hiểu không đúng về bất bình đẳng giới, và những nhận thức mang tính
định kiến giới, coi trọng con trai hơn con gái mặc định cơng việc gia đình là trách
nhiệm của riêng phụ nữ… vẫn cịn tồn tại nặng nề, tình trạng bạo lực gia đình vẫn
tiếp tục gia tăng gây bất ổn cho xã hội.
Báo cáo tóm tắt tình hình giới của Việt Nam năm 2016 của Liên hiệp quốc
tại Việt Nam cho thấy “mặc dù có một mơi trường chính sách thuận lợi nhưng phân
biệt đối xử với phụ nữ và tr em gái vẫn phổ biến ở Việt Nam. Vẫn có tình trạng

phá bỏ thai nhi nữ do sự ưu tiên có con trai phụ nữ và tr em gái bị phân biệt đối xử
trong suốt cuộc đời. Phụ nữ có quyền lực hạn chế trong nhiều lĩnh vực của đời sống,
kể cả trong đời sống cá nhân và trong đời sống xã hội… Họ vẫn phải đối mặt với
những rào cản trong việc tiếp cận và kiểm soát đất đai cũng như các tài sản khác,
dịch vụ tài chính, tài sản thừa kế và tài nguyên thiên nhiên. Giống như ở nhiều nước
khác, phụ nữ và tr em gái Việt Nam vẫn là người mang gánh nặng chính của
những cơng việc chăm sóc khơng được trả lương và việc nhà. Họ cũng bị bạo lực
dưới nhiều hình thức khác nhau” [1].
Bình đẳng giới là động lực và mục tiêu phát triển quốc gia và để thực hiện
được mục tiêu này, rất c n đến sự phối hợp của nhiều nhân tố, trong đó thơng tin,
giáo dục nâng cao nhận thức về BĐG thực hiện xóa bỏ bất BĐG quan trọng.
Với tư cách là một thiết chế của xã hội nêngia đình cũng phản ánh các vấn đề
của xã hội.Nhận thức của các thế hệ đi trước trong gia đình về giới và BĐG sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi của các thế hệ sau. Khi những định kiến
giới tồn tại trong cuộc sống gia đình nó sẽ được thể hiện cụ thể thông qua các hành
1


vi chăm sóc giáo dục tr của cha mẹ.Ngược lại, khi các thế hệ trước nhận thức
đúng đắn về bất BĐG, xóa bỏ định kiến giới thì họ sẽ truyền dạy cho các thế hệ kế
tiếp những nhận thức đúng đắn.
Hiện nay, việc xóa bỏ bất BĐG trong gia đình vẫn là một cuộc chiến gian
nan nhiều thách thức. Theo Báo cáo g n đây nhất của Chính phủ về kết quả thực
hiện Chương trình quốc gia về BĐG trong giai đoạn 2011-2015 đã thừa nhận tiến
độ BĐG ở Việt Nam vẫn cịn chậm chạp đơi khi c n trì trệ, hoặc thậm chí là thụt
lùi trong một số lĩnh vực. Báo cáo Khoảng cách giới toàn c u năm 2014 Việt Nam
đã tụt hạng từ thứ 42 năm 2007 xuống thứ 76 năm 2014.
Xuất phát từ thực tiễn đó việc thơng tin định hướng nhận thức cho cộng
đồng xóa bỏ bất BĐG trong gia đình là rất c n thiết, trong đó truyền thơng đại
chúng (TTĐC) là một kênh rất quan trọng. Bên cạnh báo điện tử, truyền hình, phát

thanh, báo in được xem là một kênh truyền thông góp ph n làm chuyển biến nhận
thức và hành vi của cộng đồng dân cư về việc phòng chống bất BĐG trong các
mối quan hệ gia đình xóa bỏ những định kiến giới trong vai trò của nam giới và
phụ nữ, phịng chống bạo lực gia đình v.v...Bởi báo in là một trong những thể loại
của báo chí có những thế mạnh khác biệt so với các loại hình báo ch khác như:
Thứ nhất, khả năng lưu trữ thông tin cao, nhất là lưu trữ bằng tr não. Khi người
đọc tiếp nhận thông tin qua mắt nhưng đồng thời với đó là tr não hoạt động, tập
trung mọi

nghĩ vào trong tờ báo để tiếp nhận thông tin rất hiệu quả. Khi người

đọc tiếp nhận một thông tin từ báo in, họ có thể truyền tải lại thơng ấy một cách
chi tiết, cụ thể sinh động cho người khác nghe qua những cử chỉ điệu bộ của
mình để thu hút sự lắng nghe, quan tâm của người khác. Điều này là hơn hẳn với
các loại hình báo chí khác. Thứ hai, báo in có khả năng phân t ch bình luận, lý
giải sâu rộng về các vấn đề, sự kiện. Đây là một thế mạnh mà có thể nói đặc trưng
nhất của báo in mà đến nay khơng loại hình báo chí nào có thể làm được điều này,
kể cả báo mạng điện tử. Chính lợi thế này nó đã giúp báo in đứng vững và cạnh
tranh với các loại hình báo chí khác trong sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của
khoa học công nghệ.
2


Đây ch nh là l do mà tác giả chọn báo in làm kênh nghiên cứu của mình và
cụ thể là hai tờ báo in: báo Phụ nữ Thủ đô (PNTĐ) và báo Phụ nữ Thành phố Hồ
Chí Minh (PNTPHCM).
Bên cạnh việc truyền thơng góp ph n làm chuyển biến nhận thức và hành vi
của cộng đồng về thực hiện BĐG ph ng chống bất BĐG trong gia đình thì cách xử
lý thông tin của truyền thông (báo in)khi đề cập vấn đề giới vẫn cịn nhiều bất cập.
Nhiều khn mẫu giới định kiến giới vẫn vơ tình được phản ánh trong các tác

phẩm báo chí, trong các câu hỏi, lời bình, dẫn dắt của một số nhà báo. Điều này
khiến cho việc truyền thơng về bình đẳng giới vẫn cịn hạn chế, góp ph n làm cho
tiến trình thực hiện BĐG bị chậm lại ngăn cản sự phát triển của gia đình nói riêng
và xã hội nói chung.
Vì thế đề tài nghiên cứu "Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên Báo
Phụ nữ Thủ đơ, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 - 2016 là một cố
gắng để ph n nào đóng góp vào nỗ lực chung nhằm tìm ra giải pháp cho việc truyền
thơng về vấn đề BĐG trong gia đình có hiệu quả hơn trên báo PNTĐ báo
PNTPHCM nói riêng và báo in nói chung.
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn do có giới hạn nên tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu ph n thơng điệp bất bình đẳng giới trong gia đình thơng
qua các chức năng gia đình trên báo PNTĐ và báo PNTPHCM từ năm 2015-2016.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1.

i n t nghiên c u tru ền thơng đ i ch ng

2.1.1. Ngồi nước
Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu truyền thông được chia làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn đ u được đánh dấu từ Thế kỷ XX tới năm 30 của Thế kỷ XX: Giai đoạn
hai khoảng những năm 50 - 60 của Thế kỷ XX; Giai đoạn ba bắt đ u từ những năm
60 của Thế kỷ XX và cho tới khi kết thúc Thế kỷ XX; Giai đoạn bốn bắt đ u từ Thế
kỷ XXI đến nay.
Giai đoạn thứ nhất, vào giai đoạn này những người thuộc trường phái
Frankfurt của Đức cho rằng truyền thông đại chúng đặc biệt ở Mỹ đã biến các cá
nhân thành những khối đại chúng, làm tan rã những khối xã hội truyền thống. [21].
3


Câu hỏi lớn được đặt ra cho giới nghiên cứu lúc bấy giờ là vai trò và t m

quan trọng của truyền thông đại chúng đối với xã hội như thế nào?
Định nghĩa của Harold Laswell về truyền thông đại chúng đúc kết trong câu
nói nhiều người biết đến “Ai nói cái gì bằng kênh nào với ai với hiệu ứng thế nào”
(who says what in which channel to whom with what effect) là một trong những vấn
đề được thảo luận sôi nổi trong thời kỳ này. Nhiều nhà nghiên cứu trong giai đoạn
này thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh khả năng tác động trực
tiếp của truyền thông đến công chúng. Hiệu ứng của truyền thông trong giai đoạn
này được xem như “mũi kim tiêm” hoặc “viên đạn th n kỳ” nghĩa là có sức mạnh
vạn năng trong việc tác động đến nhận thức và hành vi của khán thính giả.
Giai đoạn thứ hai, người ta đưa ra những đánh giá bớt bi quan hơn về truyền
thông đại chúng. Ở giai đoạn này, truyền thông đại chúng tác động gián tiếp thông
qua nhiều bước trung gian. Trong đó bước trung gian đóng vai tr là máy lọc hay
những người hướng dẫn dư luận.
Do ảnh hưởng của những vấn đề chính trị (trong đó có cuộc chiến tranh
lạnh), các nghiên cứu truyền thơng có xu hướng phục vụ cho nhu c u của các nhà
lãnh đạo nhằm đề cao hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội.
Về mặt kỹ thuật nghiên cứu điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc tiến
hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm, tinh lọc lại các kỹ thuật điều tra dư luận bằng
bảng hỏi.
Đây cũng là giai đoạn phát triển các lý thuyết như Thuyết về Nhóm Tham
khảo và Q trình Truyền thông Hai bước (Two-Step Flow), Thuyết Khuếch tán
(Diffusion of Innovation), Thuyết Thiết lập Chương trình Nghị sự (Agenda
Setting)...
Cũng trong giai đoạn này, các nghiên cứu truyền thông dựa trên phương
pháp định lượng trở nên phổ biến.
Ở giai đoạn thứ ba, những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, các nghiên cứu
truyền thông thuộc trào lưu thứ hai xuất hiện. Lúc này, chính trị và dư luận xã hội
khơng cịn là mối ưu tiên hàng đ u. Những người làm truyền thông quan tâm hơn
đến các ứng dụng của truyền thông trong việc đào tạo nhân lực, cung cấp kiến thức,
4



xây dựng hình ảnh thơng qua đó đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế. Các
nghiên cứu về hiệu quả truyền thơng xác định vai trị của Người Dẫn đường Dư
luận (opinion leader) và Thuyết Truyền thông Hai bước (Two - Step) được vận
dụng trong truyền thông để tác động đến công chúng.
Một xu hướng khác xuất hiện trong nghiên cứu truyền thơng giai đoạn này là
phân tích mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông đại chúng với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Mối lưu tâm ở đây không tập trung vào các phương tiện
truyền thông đại chúng mà tập trung vào mạng lưới truyền thơng có t nh tương tác.
Về mặt hiệu ứng truyền thơng xu hướng nhấn mạnh vai trị của cơng chúng
d n d n chiếm ưu thế.
Ví dụ: Thuyết Sử dụng và Hài lòng (Uses & Gratifications) bắt đ u nhìn
nhận cơng chúng truyền thơng là chủ thể của hoạt động tiếp nhận nội dung truyền
thông một cách chủ động theo nhu c u của mình.
Hay nhà nghiên cứu Stuart Hall theo trường phái Cultural Studies (tạm dịch
là việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hóa một cách hệ thống) đề xuất
cách hiểu thông điệp truyền thông theo cơ chế mã hóa và giải mã (Hall, 1997).
Thơng điệp truyền thông c n mang t nh đa nghĩa và có rất nhiều cách hiểu. Cơng
chúng thường giải mã thơng điệp theo quan điểm riêng của họ. Ngồi ra, họ cịn có
cảm giác “thỏa mãn” khi có thể “chống lại”

đồ truyền tải thông điệp của nhà

truyền thông (Fiske, 1986).
Bước sang giai đoạn thứ tư từ những năm đ u của thế kỷ XX đến nay, gắn
liền với sự phát triển của công nghệ thông tin, với sự ra đời của Internet thì hàng
loạt các loại hình truyền thơng mới ra đời. Truyền thơng khơng cịn là vấn đề của
từng địa phương mà trở thành một trong các yếu tố quan trọng của q trình tồn
c u hóa. Các nhà phân tích cho rằng các ch nh sách và quy định của từng quốc gia ít

có khả năng chi phối đến các tổ chức và hoạt động truyền thông xuyên quốc gia.
Trên thực tế, hoạt động của các tập đoàn truyền thơng đa quốc gia đã có xu hướng
tách rời khỏi sự điều khiển của một nước cụ thể. Cùng với những công nghệ mới,
nhiều học giả đưa ra giả thiết truyền thơng tự sẽ tự quản lý chính mình chứ khơng
cịn chịu sự chi phối của luật pháp từng quốc gia nữa.
5


Một trong những nghiên cứu truyền thông sớm nhất ứng dụng phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi diễn ra năm 1916 khi tờ Literary Digest (Mỹ) gửi một triệu
bảng hỏi tới những người có tên trong danh bạ điện thoại và danh sách những người
sở hữu xe hơi. Tất nhiên phương pháp lấy mẫu của tờ này chưa đạt tiêu chuẩn của
một mẫu khoa học. Dù thế, tờ báo này đã dự đoán đúng trong 5 kỳ tổng thống Mỹ
từ năm 1916 đến năm 1932 và mắc sai l m năm 1936 khi họ dự đoán tổng thống
Roosevelt sẽ thất bại. [22, tr 11]
Tiếp đó năm 1922 tờ báo St.Louis Post Dispatch thuê 50 sinh viên tiến hành
điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp với 55 cư dân tại thành phố St.Louis để tìm hiểu
quan điểm của họ về tờ báo. George H. Gallup (một trong những sinh viên được
thuê) là người đã đưa ra phương pháp chọn mẫu giúp tránh được việc phải phỏng
vấn toàn bộ 55.000 cư dân thành phố mà kết quả vẫn có thể áp dụng cho toàn bộ
dân số. Năm 1930 George H. Gallup đã công bố phương pháp nghiên cứu chọn
mẫu trên tờ Editor& Publisher sau khi ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về lý
thuyết chọn mẫu. Theo đó phương pháp nghiên cứu truyền thơng được đánh dấu
bước phát triển mới.
Ngồi ra, một số nhà nghiên cứu về truyền thông đề xuất đ u tư nhiều hơn
cho hạ t ng kiến trúc của cơng nghệ nhằm phát triển thơng tin vì cả lợi ích kinh tế
lẫn xã hội. Đến cuối thế kỷ XX, truyền thơng đóng vai tr quan trọng trong các hoạt
động mang tính tồn c u như vận động dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường,
sức khỏe người lao động, an toàn hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ truyền
thơng mới... Trong giai đoạn này có một điều đáng chú


là các học giả xuất thân từ

lĩnh vực kinh tế chính trị và nghiên cứu chính sách cơng bố các nghiên cứu về
truyền thông nhiều hơn những nhà nghiên cứu có nền tảng đào tạo là truyền thơng.
Giới nghiên cứu truyền thông cũng khảo sát những thay đổi của ngành công
nghiệp truyền thông cùng các ch nh sách q trình tư nhân hóa mua bán sáp nhập,
dân chủ và tự do hóa. Bên cạnh đó sự chủ động của công chúng trong việc tiếp
nhận thông tin là một căn cứ khác để một số nhà nghiên cứu giảm bớt mối quan
ngại rằng truyền thông của các nước phát triển sẽ “nơ lệ hóa” hoặc “điều khiển”
người dân ở các quốc gia đang phát triển.
6


Trong đại chiến thế giới thứ II, seri phim "Tại sao chúng ta chiến đấu" (Why
we fight) được thiết kế thành một thí nghiệm áp dụng tại các doanh trại qn đội
Mỹ để kiểm tra tính thuyết phục của thơng điệp đối với các thay đổi thái độ của
binh lính. Nghiên cứu quy mô rất lớn này do tiến sĩ Carl Holvand làm trưởng nhóm,
đặt nền móng cho pương pháp th nghiệm, một phương pháp nghiên cứu định lượng
khác trong nghiên cứu truyền thông bên cạnh phương pháp điều tra và phỏng vấn.
Nghiên cứu này đã chỉ ra mơ hình thay đổi thái độ, nhấn mạnh vai tr động cơ cũng
như sự khác biệt c n lưu tâm giữa hiệu quả tức thời và hiệu quả lâu dài của truyền
thông đối với cá nhân. [22, tr 12]
Phương pháp phân t ch thơng điệp ra đời với sự đóng góp của Harold
Lasswell người tiến hành những nghiên cứu về tuyên truyền trong cả hai cuộc Đại
chiến thế giới áp dụng phương pháp này.
Tổng kết lại các phương pháp nghiên cứu truyền thơng chính (cả định đ nh
và định lượng) đã được phát triển và ứng dụng đến ngày nay gồm có:
- Điều tra (Survey)
- Phân tích nội dung (Content analysis)

- Thí nghiệm (Experiment)
- Phỏng vấn nhóm tập trung (Focus group interview)
- Phỏng vấn sâu (In- depth interview)
- Nghiên cứu trường hợp (Case study)
- Phân tích thứ cấp (Secondary Analysic)
- Các phương pháp nghiên cứu định tính khác: Nghiên cứu dân tộc học,
nghiên cứu cách thức tiếp nhận, nghiên cứu văn hóa nghiên cứu văn bản. [23, tr.14).
2.1.2. Trong nước
Lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng ở Việt Nam khá mới m . Tuy
nhiên các cơng trình liên quan đến hướng nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về
công chúng đã xuất hiện từ thập kỷ những năm 1990 đến nay. Xét riêng trong ngành
báo chí, xã hội học một số nghiên cứu có thể kể đến là:
Cuốn "Truyền thơng đại chúng" của Tạ Ngọc Tấn xuất bản năm 2001 giới
thiệu về các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc phương
7


pháp quản l

điều hành, phát huy vai trò sức mạnh của các loại hình phương tiện

truyền thơng đại chúng.
Một số giáo trình cung cấp các tri thức về lý luận báo ch như: Cơ sở lý luận
báo chí - Đặc tính và phong cách (Hà Minh Đức), Cơ sở lý luận báo chí truyền
thơng (Đinh Hường- Dương Xn Sơn-Tr n Quang) với nội dung đề cập đến những
vấn đề có tính chất phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù đặc trưng chức
năng nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo ch làm cơ sở cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí truyền thơng.
Nhóm sách về thể loại báo ch như: Thể loại báo chí thơng tấn (Đinh
Hường), Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật (Dương Xuân Sơn) Thể loại báo

chí chính luận (Tr n Quang). Thể loại báo chí chính luận của Tr n Quang, Phê bình
tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí của Nguyễn Thị Minh Thái. Đặc biệt là bộ
sách Báo chí-Những vấn đề lý luận và thực tiễn (nhiều tập, nhiều tác giả do Khoa
Báo ch trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn HN thực hiện) đã mô tả bức tranh
tồn cảnh của nền báo chí truyền thơng Việt Nam hiện nay từ lý luận đến thực tiễn,
giữa sự bùng nổ của cơng nghệ số và tồn c u hóa, vấn đề trách nhiệm xã hội đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo. Đồng thời, bộ sách tập hợp nhiều bài viết về lý luận
báo chí học, nghiên cứu truyền thơng đại chúng, kỹ năng làm truyền thông. Các tập
sách chú trọng cách tiếp cận báo chí học và hướng nghiên cứu truyền thông đại
chúng. Hiện nay, bộ sách là tài liệu tham khảo hữu ích cập nhật cho nhà báo, nhà
truyền thông, nhà nghiên cứu và sinh viên.
Cuốn Ngôn ngữ báo chí của tác giả Vũ Quang Hào đưa ra cách tiếp cận có
hệ thống ngơn ngữ Việt với tư cách là ngôn ngữ của truyền thông đại chúng ở Việt
Nam. Đây là giáo trình bổ ích và c n thiết cho người đọc về những vấn đề chung
của ngôn ngữ truyền thơng Việt Nam.
Cơng trình Nghiên cứu Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến
nay) của tác giả Dương Xuân Sơn đã khẳng định những đóng góp của báo chí Việt
Nam thời kỳ đổi mới. Đồng thời tập trung nghiên cứu về vai trò của báo ch được thể
hiện trên các vấn đề: Vai trò của đội ngũ nhà báo; Báo ch với lĩnh vực đổi mới kinh
tế... Tìm ra những hạn chế để báo chí phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo.
8


Các ấn phẩm về báo chí của các tác giả kể trên cho thấy những vấn đề cơ bản
về lý luận báo chí, kiến thức nghiệp vụ của hoạt động báo chí, vai trị của báo chí
trong đời sống xã hội và báo ch trong đời sống quốc tế, khu vực.
Về nghiên cứu dưới góc độ xã hội học truyền thơng đại chúng, có thể điểm
qua một vài nghiên cứu như:
Các cơng trình nghiên cứu của tác giả Tr n Hữu Quang như: Chân dung
công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM, 2001); Xã hội học về

truyền thông đại chúng (tài liệu hướng dẫn học tập), Xã hội học báo chí (NXB
Trẻ,2006) được xem là một trong những cuốn giáo trình đ u tiên ở nước ta tiếp cận
hướng nghiên cứu xã hội học trong báo chí truyền thơng một cách có hệ thống....
Đặc biệt trong nghiên cứu "Truyền thông đại chúng và công chúng, trường hợp
thành phố Hồ Chí Minh (luận án tiến sĩ xã hội học năm 2000) đã khảo sát mức độ
và cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của cơng chúng. Từ
đó đi đến nhận diện, phân tích những mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng của
các giới cơng chúng ở thành phố Hồ Chí Minh. Phát hiện đáng chú

của luận án là

sự ghi nhận hiệu quả không đồng đều của truyền thông đại chúng tới các t ng lớp
công chúng khác nhau như một sự phân t ng về văn hóa góp ph n củng cố cho quá
trình phân t ng xã hội đang diễn ra trong thực tế.
Hay các nghiên cứu về xã hội học truyền thông của tác giả Mai Quỳnh Nam
như: Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và công chúng trong điều kiện hiện
nay (Đề tài nghiên cứu khoa học 2006); Truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội
(Tạp chí Xã hội học số 1, 1996), Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả của truyền thơng
đại chúng (Tạp chí Xã hội học số 4 năm 2001). Bài Nghiên cứu hiệu quả truyền
thơng địa chúng trong cuốn Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập 6),
Nghiên cứu Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in (Tạp chí Xã hội học số 2,
2002), Nghiên cứu Dư luận xã hội, mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu
(Tạp chí Xã hội học số 1 1995)… Những nghiên cứu này không chỉ phác ra xu
hướng phát triển của nghiên cứu truyền thông mà c n đưa ra nhiều kết quả thực
chứng thuyết phục và có giá trị thực tiễn cao.
9


Theo tác giả Mai Quỳnh Nam, truyền thông đại chúng được coi như một
thiết chế cơ bản trong xã hội hiện đại. Đã là thiết chế thì phải chuẩn mực, phải duy

trì các giá trị, phải tạo dựng được khn hình văn hóa phải tham gia vào hoạt động
tổ chức và kiểm soát xã hội. Hệ thống này phổ biến các điển hình tiên tiến, các hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm nhân rộng các khn mẫu xã
hội tích cực. Các phương tiện truyền thơng đại chúng, bằng hoạt động cung cấp
thông tin đã tạo điều kiện để công chúng tham gia vào các quyết định xã hội, là diễn
đàn của mọi t ng lớp nhân dân. Đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là
công chúng xã hội, cụ thể là ý thức qu n chúng. Báo chí, truyền thơng tác động vào
ý thức qu n chúng trước hết là tác động vào dư luận xã hội. Truyền thơng đại
chúng có vai tr đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã
hội. Truyền thông khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánh dư luận xã hội định hướng,
điều h a dư luận xã hội...
Tác giả cũng đưa ra những phân tích về mối liên hệ giữa giao tiếp liên cá
nhân, giao tiếp đại chúng và hệ thống truyền thơng đại chúng qua bài viết "Về đặc
điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng". Trên cơ sở đưa ra những phân tích này,
tác giả chỉ ra tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động báo chí từ hai phía. Phía thứ
nhất của pháp luật, của các cơ quan quản lý mà thiết chế truyền thơng đó là cơng cụ.
Phía thứ hai từ cơng chúng báo chí. Bài viết cũng lưu

rằng trong xu thế tồn c u

hóa, những biến đổi văn hóa dưới tác động của các phương tiện truyền thông đại
chúng đã diễn ra ở những bộ phận công chúng mà nhất là đối với công chúng thanh
niên đô thị; ảnh hưởng là dương t nh khi nhân tố văn hóa trong giao tiếp đại chúng
phù hợp với chiều hướng tích cực của hội nhập văn hóa...
Như vậy trên cơ sở các nghiên cứu, các nhà xã hội học được trang bị đ y đủ
về phương pháp nghiên cứu, giúp họ có phương tiện để phát triển những hướng
nghiên cứu như: Nghiên cứu thông điệp, nghiên cứu công chúng dư luận xã hội,
hiệu quả truyền thông....
2.2. Nghiên c u về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình
2.2.1. Ngồi nước

Gia đình là một trong những đề tài được các nhà khoa học xã hội trong nhiều
ngành trên thế giới quan tâm. Mỗi nhà nghiên cứu có một cách tiếp cận riêng.
10


Những người theo trường phái nữ quyền (Feminists) nhìn gia đình như một kiến
trúc có bản chất xã hội, ph n nhiều do con người nghĩ ra và không dựa trên cơ sở
những tất yếu mang tính tự nhiên. Theo họ các vai tr gia đình là kết quả đã định
trước của các quan hệ quyền lực mà theo đó nam giới có quyền gắn với những cơng
việc nhất định cho phụ nữ và loại trừ họ khỏi các công việc khác.
Những nhà kinh tế (becker, Eang land và Farkas) thì lập luận gia đình được
kiến trúc theo các trục các lợi ích kinh tế. Cịn những nhà theo thuyết sinh học xã
hội lại cho rằng tổ chức gia đình bị quy định rất nhiều bởi việc sinh con và những
khác biệt sinh học khác giữa nam và nữ. Một số nhà xã hội học cơ bản cho rằng
công nghệ có thể là một yếu tố chính của đời sống gia đình (Huber); Hoặc giải thích
việc gán cho phụ nữ các vai trị có tính nội trợ (trong khn khổ hộ gia đình) như
một đặc điểm có t nh định vị văn hóa (Collin) [1].
Các nhà Mác xít tranh luận rằng một nền kinh tế tư bản và những người kiểm
sốt nó có lợi từ sự tồn tại của sự phân công lao động giới một cách cứng nhắc
trong gia đình.
Một số nghiên cứu trên thế giới về bất BĐG trên các sản phẩm truyền thơng
có thể kể đến như:
Một số dự án về giám sát giới và truyền thông được thực hiện ở quy mô 71
quốc gia do Media Watch Canada tổ chức (1995); Dự án giám sát truyền thơng tồn
c u "Who make the news" (2000;2010) tập trung xem xét số lượng, t n suất, khuôn
mẫu giới định kiến giới trong nội dung sản phẩm truyền thông, vấn đề quan điểm,
nhận thức, tiếng nói, sự hiển diện của nam và nữ, hình ảnh bạo lực giới trên truyền
thơng... Các kết quả nghiên cứu này đều cho thấy khuôn mẫu giới định kiến giới là
phổ biến trong các sản phẩm truyền thông trên thế giới. [2]
Nghiên cứu "Những xu hướng chính ảnh hưởng đến gia đình trong thiên niên

kỷ mới ở Tây Âu và Bắc Mỹ" của Robert Cliquet-nhà tư vấn về dân số chính sách xã
hội giáo sư nhân chủng học và sinh học xã hội của trường ĐH Ghent (Bỉ) nêu lên
thực trạng biến đổi về cấu trúc và chức năng gia đình ở các nước Tây Âu và Bắc
Mỹ trong thế kỷ XX, và những xu hướng chính ảnh hưởng đến gia đình trong thiên
kỷ mới. Những vấn đề nêu ra từ nghiên cứu này tuy diễn ra ở các nước Tây Âu và
11


Bắc Mỹ nhưng lại có giá trị đối với các nước khác trên thế giới. Liên hợp quốc xem
nghiên cứu này là một trong những tư liệu nền tảng khi nghiên cứu về sự phát triển
của gia đình.
Nghiên cứu về sự xuất hiện các hình ảnh nam-nữ trên truyền thơng của
David Gaunlett (2003) cho rằng trong quá khứ, truyền thông đại chúng thường rập
khn trong sự trình bày các vai trò giới. So với phụ nữ, nam giới thường theo mẫu
hình năng động, quyết đốn thơng minh. Ngày nay sự thể hiện vai trị giới trên
truyền thơng đã đa dạng hơn và bớt đi t nh khuôn mẫu so với q khứ....[3]
Ngồi ra cịn có các nghiên cứu của tổ chức ILO như: "Work, income and
gender equality in East Asia" (2014) (Cơng việc, thu nhập và bình đẳng giới ở
Đơng Á); "Gender Equality and Decent work selected ILO conventions and
recommendations that promote Gender Equality as of 2012" (Bình đẳng giới và
công việc quyết định đã chọn các công ước và khuyến nghị của ILO thúc đẩy bình
đẳng giới kể từ năm 2012); Hay cuốn "Rethinking Domestic Violence A Training
Process for Community activists" của tác giả: Dipak Naker, Lori Michau (2014)
(Suy nghĩ lại bạo lực gia đình Một quá trình đào tạo cho các nhà hoạt động cộng
đồng). Cuốn sách gồm 4 ph n: Nhận thức giới và quyền; Hiểu sâu về Bạo lực gia
đình; Phát triển các kỹ năng để phịng chống bạo lực trong gia đình; Hành động
nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình.
Như vậy trên thế giới đã có khơng t nghiên cứu liên quan đến nội dung của
luận văn. Những nghiên cứu này rất có giá trị ở chỗ nó giúp phác ra xu hướng phát
triển chung của thế giới cũng như định hướng nghiên cứu của luận văn. Việc quan

sát và tìm hiểu về những nghiên cứu liên quan đến truyền thông đại chúng trên thế
giới và Việt Nam cho thấy những nghiên cứu truyền thông là không thể thiếu trong
thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Truyền thơng đại chúng có phạm vi tác động
đến mọi thành viên của các nhóm xã hội từ tr em đến người cao tuổi. Do đó việc
chuyển tải thông điệp cụ thể trên các phương tiện truyền thông đại chúng c n được
xem xét cẩn trọng nhằm khẳng định hướng hành vi định hướng dư luận xã hội góp
ph n hạn chế những hành vi lệch chuẩn trong xã hội. Để làm được diều này một
trong khâu rất quan trọng là phải nghiên cứu thông điệp truyền thông.
12


2.2.2. Trong nước
Vấn đề bất BĐG trong gia đình được rất nhiều các cơng trình nghiên cứu xã
hội học đề cập tới. Có thể điểm qua một vài cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Cơng trình nghiên cứu "Bạo lực trên cơ sở giới" của Vũ Mạnh lợi Vũ Tuấn
Huy, Nguyễn Hữu Minh năm 1999 đã tiến hành ở 3 thành phố Hà Nội, Huế, TP
HCM. Các tác giả đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về
bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể
chết với nạn bạo lực gia đình.
Cuốn "Gia đình trong tấm gương xã hội học" do tác giả Mai Quỳnh Nam
chủ biên (NXB khoa học xã hội, 2002) là tập hợp những nghiên cứu của các tác giả
trong Viện Xã học và các cộng tác viên của Viện về gia đình; nêu lên những vấn đề
về cấu trúc gia đình và vấn đề giới, chức năng kinh tế, chức năng sinh đ của gia
đình các ảnh hưởng văn hóa sự biến đổi và các quan hệ trong gia đình.
Cuốn "Bạo lực gia đình một sự sai lệch của giá trị" của tác giả Lê Thị Quý,
Đặng Vũ Cảnh Linh (NBX Khoa học xã hội 2007); cuốn “Định kiến giới đối với
cán bộ nữ lãnh đạo các cấp trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Nguyễn Thị Thu Hà
chủ biên (Nxb Khoa học xã hội, 2015); cuốn “Hướngtới bình đẳng giới ở Việt Nam:
Để tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ” của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam; UN Women 2016… không chỉ mang tính gợi ý cho một chiến lược hành

động lâu dài của đất nước, mà còn làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn và những người tham
gia trong các hoạt động phòng chống BLGĐ.
Trong bài viết tổng quan của nghiên cứu “Bạo lực của chồng đối với vợ ở
Việt Nam trong những năm gần đây” do Nguyễn Hữu Minh và cộng sự thực hiện đã
chỉ ra tình trạng một bộ phận phụ nữ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực
diễn ra ngay trong gia đình do ch nh nam giới đặc biệt là người chồng gây ra. Dựa
vào kết quả nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam từ đ u những năm 1990 thế
kỷ trước đến nay đặc biệt là những nghiên cứu trong 5 năm g n đây. Tổng quan đã
tập trung phân tích các hiện tượng bạo lực trong gia đình do người chồng gây ra đối
với người vợ. Đây là một tổng quan tương đối bao quát tình hình nghiên cứu về bạo
lực gia đình ở Việt Nam từ trước đến nay.
13


Tài liệu "Cơng tác phịng chống bạo lực gia đình" (2011) của cơ quan ph ng
chống Ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC Việt Nam) đã nêu khái quát về
khái niệm BĐG và bạo lực gia đình những quan niệm sai l m về bạo lực gia đình
vịng trong bạo lực. Từ đó đưa ra những góc nhìn chân thật đa chiều về bản chất
của bạo lực gia đình và hậu quả của bạo lực gia đình.
Cơng trình nghiên cứu “Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở
Việt Nam” do Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện từ năm 2012-2015. Mục
đ ch chung của nghiên cứu là tìm hiểu những chiều cạnh, bản chất và những yếu tố
quyết định của tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam. Các mục tiêu nghiên cứu
của cuộc nghiên cứu bao gồm: Mô tả về thực hành giới và nhận thức giới ở Việt
Nam; Tìm hiểu những yếu tố góp ph n tạo nên tình trạng bất bình đẳng; Xây dựng
các khuyến nghị nhằm cải thiện ch nh sách và cách chương trình can thiệp nhằm
thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Nghiêu cứu cũng đã làm rõ sự bất bình đẳng
trong hơn nhân-gia đình trên phương diện đời sống hơn nhân, sự ưa th ch con trai
quyền sở hữu tài sản đời sống tình dục vợ chồng…

Nghiên cứu về vấn đề bấtBĐG trên truyền thơng đại chúng gồm có:
Nghiên cứu “Một số vấn đề về quan hệ gia đình qua báo chí” của tác giả
Nguyễn Hồng Thái đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4 năm 2000 đã trình bày
những vấn đề phụ nữ hơn nhân gia đình ở Việt Nam mà báo ch đề cập đến trong
thời gian g n thời điểm nghiên cứu qua đó cho thấy được ph n nào thực trạng, xu
hướng biến đổi, các chiều cạnh tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội tới các
quan hệ hơn nhân gia đình. Nghiên cứu qua báo chí các vấn đề về gia đình là một
cách tiếp cận, nó gợi mở con đường nhận thức nội dung, tập hợp các yếu tố, các tác
nhân xã hội, tạo nên những biến đổi rất phức tạp trong quan hệ gia đình. Báo ch
phản ánh sự tương tác của những biến đổi trong các quan hệ xã hội tới nội hàm của
quan hệ gia đình giúp xác định những vấn đề c n nghiên cứu sâu, phục vụ cho
chiến lược phát triển xã hội bền vững.
“Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in” (Mai Quỳnh Nam,Tạp chí Xã
hội học, số 2, 2002), là một ph n kết quả nghiên cứu phân tích quốc tế về “Hình ảnh
trẻ em trên báo chí” do Trung tâm truyền thơng ASIAN (AMIC) phối hợp với Viện
14


Xã hội học thực hiện năm 1999. Nghiên cứu này tiến hành quan sát các thông điệp
về tr em được thông báo trong tháng 10 năm 1999 về 10 tờ báo in và trên 2 đài
truyền hình. Tác giả bài viết chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: nội dung thơng điệp về
cả số lượng tờ báo có bài liên quan đến tr em, về vị trí, về thể loại, về trang mục;
cách đưa tin về các vấn đề liên quan đến tr em trên truyền hình và báo in; vấn đề
tr em trong hồn cảnh đặc biệt khó khăn trên báo hình báo in...
Nghiên cứu về “Định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông trên các
phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay” do tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh
và cộng sự tiến hành năm 2011 đã đi tìm kiếm và phân t ch các vấn đề giới
địnhkiến giới khuôn mẫu giới trong thông điệp truyền thông trên các phương tiện
thơng tin đại chúng qua hình ảnh minh họa và ngôn từ được sử dụng.
Tài liệu "Truyền thông có nhạy cảm giới" của TS. Trịnh B ch Liên do tổ

chức OXFAM tài trợ và CSAGA phát hành năm 2011 đặt ra câu hỏi người làm
truyền thơng có thể làm gì trước vấn đề BLGĐ. Từ đó trang bị kiến thức kỹ năng
truyền thơng về nhạy cảm giới có liên quan đến BLGĐ có thể tạo nên sự khác biệt
quan trọng trong việc giúp đỡ cộng đồng nhận thức đúng đắn về BLGĐ.
Nghiên cứu "Bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng trên báo in"
do Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường phối hợp với Học viên Báo ch
và Tuyên truyền thực hiện. Đây là nghiên cứu trường hợp trên một số báo in nhằm
xem xét vấn đề giới trong các quảng cáo tuyển dụng dưới tác động của các nhân
tố như thể chế kinh tế và xã hội các yếu tố thị trường lao động xã hội văn hóa...
Từ đó đánh giá cơ hội việc làm do các nhà tuyển dụng đưa ra đối với nam giới và
nữ giới.
Tài liệu "Nhạy cảm giới trong ngôn ngữ báo in" của Csaga và Oxfam (2011)
nêu lên sự nhạy cảm giới trong ngôn ngữ báo in - nơi các định kiến khn mẫu tiêu
cực về giới có thể tồn tại dưới những dạng thức không dễ nhận ra.
Về ch nh sách pháp luật liên quan đến công tác bình đẳng giới nói chung và
bất đẳng giới trong hơn nhân và gia đình nói riêng có: Luật Bình đẳng giới có hiệu
lực từ năm 2006 Luật ph ng chống Bạo lực gia đình năm 2007 Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2014...
15


Nhìn chung ph n tổng quan đã cho thấy vấn đề nghiên cứu truyền thông về
BĐGđã được nghiên cứu nhiều ở trên thế giới và cả ở trong nước. Tuy nhiên chưa
có nhiều các cơng trình nghiên cứu về hoạt động truyền thông bất BĐG nhất là
nghiên cứu về vai tr của hoạt động truyền thơng xóa bỏ bất BĐG trên một địa bàn
cụ thể nhằm chỉ ra một số hạn chế nhất định c n tồn tại trong hoạt động này, và đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thơng bất BĐG. Vì
vậy cùng với những hướng nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng gồm:
công chúng truyền thông các nhà truyền thơng ảnh hưởng xã hội thì hướng nghiên
cứu thơng điệp truyền thơng có vị tr quan trọng nhưng chưa có nhiều cơng trình

theo hướng này. Đặc biệt là hướng nghiên cứu về nội dung thông điệp truyền thông
về vấn đề bất BĐG trong gia đình phản ánh cụ thể trên tờ báo dành cho giới nữ c n
rất t. Đây
cũng là l do để tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn sẽ
phân tích nội dung thơng điệp về vấn đề bất BĐG trong lĩnh vực gia đình được phản
ánh trên báo PNTĐ Báo PNTPHCM năm 2015-2016, phân tích những thành cơng
và hạn chế thơng điệp, từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp các nhà
báo các cơ quan báo ch thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình (trên báo
Phụ nữ Thủ đơ báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh)
Khách thể nghiên cứu: Báo Phụ nữ Thủ đô (PNTĐ) Báo Phụ nữ Thành phố
Hồ Chí Minh (PNTPHCM)
Phạm vi nghiên cứu: Các tin bài viết về gia đình đăng trên ấn phẩm báo
PNTĐ Báo PNTPHCM từ năm 2015-2016.
Sở dĩ tác giả lựa chọn báo PNTĐ và báo PNTPHCM làm khách thể nghiên
cứu bởi đây là hai tờ báo của giới nữ, có nhiệm vụ tun truyền về các chính sách
bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước, góp ph n thực hiện mục tiêu bình đẳng giới,
xóa bỏ bất bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và tr em.
16


×