Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tư tưởng của sigmund freud về vô thức trong tác phẩm lý giải giấc mơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.81 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THẠCH THẢO

TƢ TƢỞNG CỦA SIGMUND FREUD VỀ VÔ THỨC TRONG TÁC
PHẨM "LÝ GIẢI GIẤC MƠ"

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THẠCH THẢO

TƢ TƢỞNG CỦA SIGMUND FREUD VỀ VÔ THỨC TRONG TÁC
PHẨM "LÝ GIẢI GIẤC MƠ"

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 60 22 03 01

Giảng viên hướng dẫn



: PGS. TS Nguyễn Vũ Hảo

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo. Các nguồn tài liệu
tham khảo được trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
là trung thực theo thực tế nghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả nào
nghiên cứu và công bố.

Hà Nội, ngày....tháng....năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


LỜI CẢM ƠN!
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa
Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã quan tâm giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Vũ
Hảo người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Do điều kiện thời gian và năng lực cịn hạn chế, chắc chắn luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cơ và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.
Học viên


Bùi Thị Thạch Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ H NH THÀNH
TƢ TƢỞNG CỦA FREUD VỀ VÔ THỨC TRONG TÁC PHẨM LÝ
GIẢI GIẤC MƠ” ................................................................................................ 12
1.1.

Nh ng iều iện inh tế -

h i ch u Âu thế

1.2.

Nh ng tiền ề ho học t nhiên ............................................................ 15

1.3.

Nh ng tiền ề tƣ tƣ ng ............................................................................ 17

1.4.

Cu c

i, s nghiệp c

1.4.1.


uộ

i và s nghi p

1.4.2

á ph m

Freud v t c ph

XIX- XX ................... 12

“Lý giải giấc mơ” ........... 21

Fr u .............................................................. 21

gi i gi

m

...................................................................... 25

CHƢƠNG : NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
CỦA TƢ TƢỞNG FREUD VỀ VÔ THỨC TRONG TÁC PHẨM LÝ
GIẢI GIẤC MƠ” ................................................................................................ 29
2.1

Vô thức v

t số h i niệ


liên qu n trong ph n t

học Freud .... 29

2.1.1 Khái ni m vô thứ ........................................................................................ 29
2.1.2 Một số khái ni m liên qu n .......................................................................... 39
2.2. Tƣ tƣ ng c

Freud về vô thức - th nh tố cơ bản trong cấu trúc nh n

cách ....................................................................................................................... 47
2.2.1.

u tr

nh n á h .................................................................................... 47

2.2.2. á gi i o n phát tri n
2.3.

Tƣ tƣ ng c

nh n á h ..................................................... 51

Freud về v i trị c

vơ thức trong s ng tạo ho học

v nghệ thuật........................................................................................................ 53

2.4.

Nh ng gi trị v hạn chế c

t c ph

tƣ tƣ ng c

Freud về vô thức trong

“Lý giải giấc mơ”...... .......................................................................... 59

2.4.1. Những ánh giá

á nhà nghiên ứu về giá trị và h n hế



tưởng Fr u về vô thứ ......................................................................................... 59


2.4.2. Những giá trị

tư tưởng Fr u về vô thứ ............................................ 62

2.4.2. Những m t h n hế

tư tưởng Fr u về vô thứ ................................... 63

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết c

ềt i

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh
mẽ của kinh tế thị trường, những hệ quả mà nó mang lại đang ngày một
biểu hiện rõ nét ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nhà nghiên
cứu nhận ra rằng, muốn xã hội phát triển một cách bền vững thì những lĩnh
vực như văn hóa, đời sống tinh thần của con người khơng thể bị bỏ qn.
Chính thực tiễn này đã đặt ra nhu cầu nghiên cứu, kế thừa và phát triển các
tư tưởng triết học phương Tây hiện đại về con người, văn hóa và xã hội.
Trong đó, việc nghiên cứu, đánh giá lại một cách khách quan học thuyết
Freud và những cống hiến của nó là cần thiết. Điều này được thể hiện qua
một số nguyên nhân chính sau:
hứ nh t, về xu hướng triết học phi duy lý. Vào những năm cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX ở châu Âu xuất hiện một trào lưu triết học mới với tên gọi
trào lưu triết học đời sống. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi các triết gia này
đều hướng học thuyết của họ về nghiên cứu các lĩnh vực của đời sống, đặc
biệt là đời sống tâm lý, tình cảm của các cá nhân trong xã hội. Trong bối cảnh
châu Âu đương thời với sự thống trị của chủ nghĩa duy lý máy móc siêu hình,
tuyệt đối hóa vai trị của lý tính, điều mà đã trực tiếp dẫn đến sự tha hóa rộng
rãi trong đời sống đạo đức xã hội với những biểu hiện như lối sống thực d ng
hay tư tưởng tuyệt đối hóa vai trị của khoa học kĩ thuật và những giá trị vật
chất do nó mang lại, thói đạo đức giả,v.v.. thì sự xuất hiện của trào lưu triết
học đời sống mang một ý nghĩa nhân văn không thể phủ nhận được khi đi sâu
vào khai thác đời sống nội tâm của con người cá nhân , một mảnh đất hầu

như còn để ngỏ trong lịch sử tư tưởng triết học trước đó. Với những giá trị kể
trên, chủ nghĩa Phi duy lý đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng

1


sâu rộng đến đời sống xã hội đặc biệt là từ thế kỉ XX. Trong các trào lưu triết
học phi duy lýnày, phải kể đến chủ nghĩa Freud.
hứ h i, về học thuyết vô thức và tác giả. Chủ nghĩa Freud được lấy
theo tên người sáng lập ra nó là bác sĩ tâm thần người

o Sigmund Freud.

Lấy lý thuyết về vô thức và sự đ nén bản năng làm trung tâm để giải thích
các vấn đề đạo đức- xã hội. Ngay từ khi xuất hiện, học thuyết này đã tạo ra
một bước ngoặt to lớn không chỉ trong lĩnh vực tâm lý học mà cả trong lĩnh
vực triết học. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, vấn đề bản
năng của con người được đưa ra không phải như một thứ xấu xa, đáng khinh
bỉ, mà là đối tượng nghiên cứu trung tâm, là nền tảng lý luận để giải thích
mọi hiện tượng xã hội. an đầu, những tư tưởng của Freud được cho là quá
mới m , và vì thế ít nhận được sự đồng cảm trong đại bộ phận giới nghiên
cứu, thậm chí phải chịu sự đả kích, phê phán ở nhiều nơi. Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển của xã hội, với sự hình thành lối tư duy ngày một cởi mở, phóng
khống và đặc biệt là với những thành tựu to lớn mà Freud đạt được trên thực
tiễn lĩnh vực tâm lý học cũng như trong giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội
đặt ra, các học thuyết của ông ngày càng có ch đứng và được đánh giá lại
một cách khách quan, toàn diện hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu chấp
nhận tư tưởng của ơng, đưa nó vào trong q trình xây dựng học thuyết của
mình, thậm chí, nhiều người còn cố cải tạo triết học Freud bằng cách kết hợp
nó với triết học Marx, một học thuyết được xem là đối lập ở ch đề cao mặt

xã hội của con người trong khi triết học Freud lại chú trọng đến bản năng và
tâm lý cá nhân.
hứ b , sự ảnh hưởng của học thuyết vô thức của Freud đến Việt Nam.
Việt Nam, triết học Freud cũng đang được nhìn nhận và đánh giá lại một
cách khách quan- tồn diện hơn. Vô thức và tâm lý cá nhân được xem như

2


một lĩnh vực quan trọng của triết học và nghiên cứu học thuyết vô thức của
Freud là cần thiết để góp phần b sung và hồn thiện hơn nữa quan điểm triết
học về con người, về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
hứ tư, nghiên cứu học thuyết vô thức của Freud chúng ta không thể
không đề cập đến những luận giải về giấc mơ được ơng trình bày chủ yếu
trong các bài viết về giấc mơ và tác ph m

gi i gi

m

. ởi theo Freud,

giấc mơ chính là một trong hai biểu hiện tiêu biểu nhất, là minh chứng trực
tiếp nhất cho sự tồn tại của cõi vơ thức trong tâm lý m i cá nhân.
Tóm lại, học thuyết về vô thức của Freud là một phát minh khoa học có
giá trị to lớn khơng chỉ trong việc nghiên cứu tâm lý cá nhân mà còn trong
việc vận d ng nghiên cứu các vấn đề đạo đức, xã hội. Việc đưa ra những đánh
giá khách quan và toàn diện hơn về học thuyết này với tư cách một học thuyết
có giá trị trong lịch sử triết học nhân loại là thực sự cần thiết. Vì những lý do
trên, tôi chọn chủ đề:

ph m ‘

gi i gi

ư tưởng

Sigmun Fr u về vô thứ trong tá

m ’ làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. T ng qu n t nh h nh nghiên cứu ề t i
Học thuyết Vô thức của Freud từ khi ra đời đã là một đề tài gây tranh
cãi mạnh mẽ, cho đến ngày nay, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với
học thuyết này chỉ có tăng chứ khơng hề giảm. Nhiều tác ph m và cơng trình
nghiên cứu về tư tưởng của Freud đã lần lượt ra đời, trong đó đáng chú ý là
một số cơng trình sau:
hứ nh t, nhóm cơng trình nghiên cứu tư tưởng triết học của Freud với
tư cách một trào lưu triết học độc lập của phương Tây hiện đại, trong mối
tương quan với thời đại và với những học thuyết đi trước gồm có:
Tác ph m Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại của Nguyễn
Hào Hải đã trình bày một cách cô đọng nhất về bối cảnh lịch sử xã hội là tiền

3


đề cho sự ra đời của học thuyết Vô thức và những nội dung chính của học
thuyết này.
Trong cuốn giáo trình Triết học Phương Tây hiện đại do Nguyễn Vũ
Hảo chủ biên, nhóm tác giả đã nêu ra những tư tưởng triết học cơ bản trong
phân tâm học của Sigmund Freud, dù sự tồn tại của những tư tưởng này ln

bị chính Freud phủ nhận.
Cuốn Triết học

o và ý nghĩa hiện thời của nó do Phạm Văn Đức

làm chủ biên, đã nghiên cứu những vấn đề chung của triết học

o, triết học

Freud và những ảnh hưởng của triết học Freud.
Trong cuốn Triết học Phương Tây hiện đại của Lưu Phóng Đồng do
Lê Khánh Tường dịch, học thuyết về vô thức được tác giả tiếp cận với tư cách
một trong hai phát hiện lớn của chủ nghĩa Freud sơ k

và được đánh giá

một cách khách quan về cả nội dung tư tưởng lẫn ý nghĩa của học thuyết đối
với thời đại. Nghiên cứu về Vơ thức với vai trị yếu tố trọng tâm trong tư
tưởng triết học Freud, tác giả đã chỉ ra những đặc tính của Vơ thức như tính
ngun thủy , tính chủ động , tính phi đạo đức , tính phi ngơn ngữ ,…
[Xem 12]
Thứ hai, nhóm các cơng trình chun khảo về tư tưởng của Freud.
Trong đó, cần phải kể đến một số cơng trình như:
Cơng trình Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó tới nhân
học triết học phương Tây hiện đại do Đ Minh Hợp chủ biên nghiên cứu
chuyên sâu về các tư tưởng triết học của Freud, đặc biệt là vấn đề con người
trong tư tưởng triết học của ơng. Trong đó, các tư tưởng về vơ thức đóng vai
trị hết sức quan trọng, bởi đối với Freud, vô thức được xem như đối tượng
nghiên cứu chính trong q trình đi tìm bản chất con người [Xem 33, tr.189].
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã chỉ ra được nội dung triết học trong học thuyết


4


Phân tâm học của Freud. C thể, theo đó yếu tố bản thể trong học thuyết Phân
tâm học là Vô thức: Freud thực sự thừa nhận vị thế bản thể đặc thù của vơ
thức [33, tr.200]. ên cạnh đó, nghiên cứu vô thức cũng được coi là yếu tố
quan trọng trong quan điểm về quá trình nhận thức của Freud, M i hành vi
tâm thần, m i q trình vơ thức đều có nghĩa xác định, bao hàm những quan
hệ về nghĩa, việc làm sáng tỏ chúng là nhiệm v quan trọng của nhân học
phân tâm [33, tr.247].
Tác ph m Freud đã thực sự nói gì của David Stanfford. Trong tác
ph m này, một loạt các khái niệm cơ bản của Phân tâm học như : Vô thức, sự
dồn nén,… đã được tác giả hệ thống hóa và trình bày lại. Với m c tiêu hệ
thống hóa và đi tìm bản chất những quan điểm của Freud, tác giả David
Stanfford đã đi khảo cứu lại những tiền đề về khoa học, tư tưởng cho sự ra đời
của học thuyết Phân tâm học: Trong sự phát triển lý luận bản năng của
Freud,tiến hóa luận và di truyền học đã có ảnh hưởng rất lớn đối với ông.
Thời thanh niên, Phrớt chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đacuyn, khi học ở Đại học
Viên, rất thích thú với sinh vật học. Ơng thường nghe giáo sư giảng về sinh
vật học, sinh lý học, thần kinh học, do đó đã xây dựng được cơ sở sinh vật
học vững chắc cho nghiên cứu tâm lý học sau này. Ngồi ra, di truyền học đã
nói rõ cơ thể bản năng hoặc cơ sở của thể xác là khuynh hướng có tính điển
hình cho một hành động nhất định [5, tr.178]. àn về tác ph m Lý giải giấc
mơ , tác giả đã trích dẫn lại lời của Freud trong lời tựa của lần xuất bản Tiếng
Anh "Tác ph m này, mà sự đóng góp mới m của nó vào tâm lý học đã từng
làm mọi người kinh ngạc lúc cơng bố nó (1900), về căn bản vẫn giữ nguyên.
Ngay cả hiện nay, tôi vẫn cho rằng nó chứa đựng những cái có giá trị nhất
trong tất cả những phát hiện mà tơi có may mắn thực hiện. Một trực giác như


5


trực giác này không thể xảy tới hai lần trong một đời người"[Dẫn theo 5,
tr.125]
Cuốn sách Ximôn Phrớt của tác giả Diệp Mạnh Lý đã trình bày một
cách chuyên khảo về cuộc đời sự nghiệp cũng như các tư tưởng của Freud với
lời t ng kết:

Thời đại biến đ i lớn thường thai nghén ra những vĩ nhân.

Những tháng năm xao động, biến cải đã sinh ra Freud- một con người vĩ đại
có tư tưởng kiệt xuất". Đặc biệt, trong chương Từ đốn mộng đến vơ thức ,
tác giả đã trình bày một cách khái qt tư tưởng về Vơ thức của Freud
thơng qua các giải thích về giấc mơ của ơng. Luận giải về vai trị của tiền ý
thức trong quan niệm của Freud, tác giả Diệp Mạnh Lý nhận định: Phrớt chỉ
rõ, hễ cái gì chúng ta ý thức được đều trải qua sự chấp nhận của bước thứ hai
tâm lý; còn những tài liệu của bước thứ nhất tâm lý, một khi không lách qua
cửa ải thứ hai thì khơng thể nào được ý thức thừa nhận và tiếp thu. Do đó
muốn đi qua cửa ải thứ hai thì đành phải dùng các loại hóa trang để được ý
thức thỏa mãn, mới bước được vào địa phận ý thức [43, tr.98].
Tác ph m Freud và tâm phân học của nhà nghiên cứu Phạm Minh
Lăng là sự trình bày có hệ thống tồn bộ tư tưởng về phân tâm học của Freud
với tư cách một hệ thống triết học vô cùng phong phú với nhiều vấn đề đáng
quan tâm. Với mong muốn nhìn nhận một cách thực sự khách quan và khoa
học về học thuyết Phân tâm của Freud, tác giả Phạm Minh Lăng đã lựa chọn
điểm xuất phát nghiên cứu là các giấc mơ với nhận định Hiểu được đúng đắn
giấc mơ cũng có nghĩa là hiểu đúng đắn những ảnh hưởng gì và sự hoạt động
của cái vô thức với tư cách một hoạt động tinh thần [41, tr.153]. Tiếp t c đi
sâu vào nghiên cứu giấc mơ, tác giả Phạm Minh Lăng chỉ ra rằng bất cứ biểu

hiện nào trong mơ cũng bị quy định bởi yếu tố vơ thức, hay nói cách khác,
giấc mơ có thể được hiểu như là biểu hiện của hoạt động tinh thần vô thức của

6


con người. Tác giả viết: "Những khó khăn nảy sinh trong q trình tìm cách
giải thích giấc mơ mà đương sự khơng hay biết có thể hiểu là do bị những
khuynh hướng nào đó chống đối lại, kìm hãm khơng cho cái vô thức (tức nội
dung thực) của giấc mơ hiện ra rõ ràng. Đó là nguyên nhân của những biến
dạng trong mơ"[41, tr.95]
hứ b , những tư tưởng về vơ thức của Freud cịn được đề cập đến
trong rất nhiều cơng trình nghiên cứu văn hóa, tơn giáo và tâm lý học như:
Cuốn sách Tìm cội nguồn của ngơn ngữ và ý thức của tác giả Trần
Đức Thảo đã trình bày những nghiên cứu dựa trên tư duy phê phán về hệ
thống quan điểm của Freud về vô thức, đặc biệt là phê phán tư tưởng về phức
cảm Oedipe của Freud dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cuốn Các học thuyết về nhân cách của tác giả Barry D.Smith và
Harold J.Vetter đã nghiên cứu tư tưởng của Freud với tư cách một học thuyết
tâm lý có giá trị vơ cùng to lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực tâm
lý học. Tuy chỉ tiếp cận trên lĩnh vực tâm lý, nhưng tác ph m cũng góp phần
giúp người đọc hiểu được một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn về học thuyết
của Freud.
Cuốn Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật do tác giả Đ Lai Thúy
sưu tầm và biên soạn đã trình bày những nghiên cứu học thuyết về vô thức
của Freud cũng như những ảnh hưởng của học thuyết này trong Văn học,
nghệ thuật, đặc biệt là tại Việt Nam. Tập trung vào phân tích một số tác ph m
văn thơ Việt Nam như Về Kinh ắc - Hồng Cầm,… nhóm tác giả đã chỉ ra
những nội dung của phức cảm Oedipe biểu hiện qua các hình ảnh nghệ thuật,

từ đó chứng minh cho những quan điểm của Phân tâm học về sự tồn tại của
vô thức trong đời sống tinh thần của con người. Đi sâu tìm hiểu về những

7


huyễn tưởng gây ra bởi phức cảm Oedipe, một trong những nội dung của Vô
thức, Nhà nghiên cứu Đ Lai Thúy khẳng định: Nhà thơ phóng chiếu và cấu
trúc hố các huyễn tưởng của mình thành những hình tượng văn học [51,
tr.13]. Nhận thức được vai trò của giấc mơ như là sự biểu hiện ra của yếu tố
vô thức, nhóm tác giả cũng nhận định: Mộng chính là dùng bộ mặt được hóa
trang hiện trở lại nguyện vọng vơ thức [51, tr.103]. Tác ph m Về Kinh

ắc

cũng là một trong những tác ph m được nhà nghiên cứu Đ Lai Thúy lựa
chọn để phân tích, như một vũ hội hóa trang đầy sống động đầy màu sắc, âm
thanh và hình ảnh mà nhà thơ Hồng Cầm sử d ng để che đi những nội dung
của mặc cảm Oedipe của chính nhà thơ.[Xem 51, tr.105]
Ngồi ra, tư tưởng của S.Freud còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều đề
tài Luận văn, luận án khoa học, tiêu biểu là Luận án Tư tưởng triết học của
S.Freud của Tạ Thị Vân Hà, Luận án Quan điểm của Phân tâm học về con
người và văn hóa- văn minh của Nguyễn Văn Quế, Luận văn Quan niệm về
con người trong phân tâm học của Sigmund Freud của Dương Thị Hồng
Điệp và rất nhiều công trình khác.
hứ tư, nhóm cơng trình về Freud và học thuyết vơ thức ở nước ngồi
gồm có:
Cuốn Freud: Conflic and culture : Essay on his life, work, and legacy
do Michael S. Roth t ng hợp lại 18 bài luận văn về Freud, khám phá những
nghiên cứu của Freud và sự quan tâm của ơng đến vấn đề văn hóa và con

người. Trong đó nhận định về tác ph m

gi i gi

m

: "Tác ph m Lý

giải giấc mơ có thể được hiểu theo nhiều nghĩa: một học thuyết khoa học, một
tập hợp những quy tắc tài tình nhưng cũng rất rõ ràng, mạch lạc trong việc
luân giải các giấc mơ, một lý thuyết khoa học táo bạo về những giấc mơ mà
trên đó đã dựng lên một cuộc cách mạng tâm lý học về vơ thức. Nhưng nó

8


cũng là cánh cửa s mở ra thế giới bên trong của chính tác giả và là một cuốn
nhật ký riêng tư về cuộc đời và sự nghiệp của một bác sĩ Do Thái tài giỏi sống
tại fin- de- si cle Vienna, người đã ghi lại với sự châm biếm một cách hài
hước đời sống riêng tư của những bệnh nhân có học thức và khơng kém phần
hóm hỉnh cũng như đời sống riêng tư của chính ơng"1
Tác ph m Freud: A Life for Our Time của nhà nghiên cứu Peter Gay
đã trình bày lại tồn bộ cuộc đời, sự nghiệp và các đóng góp của Freud trong
sự phát triển Phân tâm học cũng như toàn bộ học thuyết của Freud. Trong
cuốn sách này, tác giả đã dựng lại một cách hết sức sinh động hoàn cảnh xã
hội Viên những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX cũng như tái hiện một
cách sống động, chi tiết bức tranh cuộc sống của gia đình Freud từ thủa ấu
thời cho đến khi ơng qua đời và những cơng trình khoa học mà ông đã để lại.
Tác giả cũng đã phân tích một cách hết sức khách quan, khoa học về sự
nghiệp cũng như các tư tưởng của Freud, góp phần tránh những quan điểm

chưa thực sự đúng đắn khi nhận định về ơng.
3. M c ích v nhiệ

v nghiên cứu c

luận v n

M c đích nghiên cứu của luận văn là phân tích làm rõ tư tưởng của
Freud về vơ thức trong tác ph m

gi i gi

m , từ đó đưa ra đánh giá về

những giá trị và hạn chế của nó.
Để đạt được m c đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm v sau
đây:

1 Nguyên bản tiếng Anh: " the Interpretation of dreams is many things: a scholary treatise,

an ingenious yet lucid set of rules for interpreting dreams, a bold scientific theory of
dreams upon which is built a revolutionary psychology of the unconcious. But it is also a
window on the inner life of its author and an intimate diary of the life and work of a
cultured Jewish physician living in fin- de- siecle Vienna, who records with irony and
humor the private lives of his cultivated and witty patients as well as his own", [63, tr.05].

9


hứ nh t, trình bày các điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tư tưởng

vơ thức của Freud trong tác ph m

gi i gi

m

, đặc biệt là những tiền

đề triết học.
hứ h i, phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng của
Freud về vô thức trong tác ph m

gi i gi

m

.

hứ b phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng của Freud về vô
thức trong tác ph m

gi i gi

4. Đối tƣ ng v phạ

m

.

vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tiền đề, điều kiện ra đời và nội
dung của tư tưởng về vô thức của Freud trong tác ph m

gi i gi

m

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ những
tư tưởng cơ bản của S. Freud về vô thức trong tác ph m

gi i gi

m

.

5. Cơ s l luận v phƣơng ph p nghiên cứu:
- ơs

ý u n

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm triết học Mác- Lênin về
con người, về tâm lý cá nhân và vai trị, vị trí của tâm lý cá nhân trong ý thức
xã hội; quan điểm về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Luận
văn được quán triệt các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin trong
nghiên cứu, đánh giá một học thuyết lý luận như nguyên tắc khách quan,
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử c thể và nguyên tắc thống nhất giữa
lý luận với thực tiễn.


10


- hương ph p nghiên c u
Luận văn sử d ng các phương pháp nghiên cứu biện chứng như:
Phương pháp phân tích- t ng hợp, Phương pháp đối chiếu so sánh tài liệu và
phương pháp thống nhất logic- lịch sử
6. Ý ngh
ngh

l luận v th c tiễn c

Luận v n

l lu n: Luận văn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống

những tư tưởng về vô thức của S.Freud được trìnhg bày trong tác ph m
gi i gi

m

. Từ đó làm rõ những thành tựu và hạn chế trong học thuyết này

nhằm góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu ở Việt Nam về tư
tưởng vô thức của Freud.
ngh

th

ti n: Luận văn có thể được sử d ng như tài liệu tham khảo


về tư tưởng triết học của Freud nói chung và học thuyết vơ thức của Freud
trong tác ph m

gi i gi

m

nói riêng. Mặt khác, Luận văn cũng có thể

được tham khảo trong những nghiên cứu về vận d ng học thuyết vô thức vào
thực tiễn Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu c

Luận v n

Luận văn có kết cấu gồm có 2 chương và 7 tiết.

11


CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ
H NH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA FREUD VỀ VÔ THỨC TRONG
TÁC PHẨM LÝ GIẢI GIẤC MƠ”

1.1.

Nh ng iều iện inh tế -

h i châu Âu thế


XIX- XX

Vào thời k này, ở châu Âu đã diễn ra nhiều biến động trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội, c thể:


rên nh v c inh t :

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ở châu Âu, nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Các ông chủ tư bản với m c
đích tối đa hóa lợi nhuận đã không ngừng phát triển khoa học kỹ thuật, mở
rộng sản xuất, phát triển hệ thống giao thông,... Tất cả những n lực kể trên đã
giúp cho "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế
kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản
xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại"[44, tr.42]. Thời k này, sự phát
triển vượt bậc của nền kinh tế đã khiến cho giai cấp tư sản giàu lên một cách
nhanh chóng, làm tăng khoảng cách giàu- ngh o trong xã hội hơn tất cả các
hình thái kinh tế- xã hội trước đó. Đây được xem như nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến hàng loạt những bất công trong xã hội, tạo ra những áp lực to lớn đối
với đời sống tinh thần của con người.
Ngồi ra, để bóc lột một cách tối đa giá trị thặng dư, các ông chủ tư bản
cũng hết sức quan tâm tới việc phát triển Khoa học- kỹ thuật. Các phát minh
giúp nâng cao năng suất lao động, mang lại lợi nhuận kh ng lồ luôn là ước
mơ mà các ông chủ tư bản theo đu i. Chính vì lý do này, đây cịn được xem
như thời k tơn sùng Khoa học kỹ thuật, Khoa học- kỹ thuật với các dây
chuyền sản xuất, các c máy công nghiệp được xã hội tư bản tôn thờ. Điều

12



này xét trên một khía cạnh nào đó có ảnh hưởng hết sức tiêu cực tới sự phát
triển đời sống tinh thần của con người.
Hơn thế nữa, sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng đặt ra
vấn đề về nguồn nguyên, nhiên liệu ph c v tái sản xuất mở rộng và vấn đề
thị trường tiêu th sản ph m. Để giải quyết những vấn đề kể trên, Chủ nghĩa
tư bản đã thực hiện cuộc xâm chiếm thuộc địa trên phạm vi tồn thế giới. Từ
đó, dẫn đến nhiều hệ quả trên lĩnh vực chính trị- xã hội.
 Trên nh v c ch nh tr - ã h i:
Để đạt được m c đích tối đa hóa lợi nhuận, các nhà tư sản thời k này
khơng chỉ chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật mà cịn thực hiện những
chính sách bất cơng như cắt giảm lương, kéo dài giờ làm việc,... Chính những
điều này đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của giai cấp cơng nhân, làm
sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
Mặt khác, các cuộc xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản thời k
này đã làm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong lịng xã hội, đó là mâu
thuẫn giữa các nước tư bản và thuộc địa và mâu thuẫn trong nội bộ các nước
tư bản do sự phân chia thuộc địa và tầm ảnh hưởng không đồng đều.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất vẫn là những hệ quả của sự phát triển kinh
tế đối với đời sống tinh thần của con người. Thời k này, thân phận con người
dường như trở nên vô cùng nhỏ bé so với những thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực
khoa học công nghệ. Vấn đề con người, hạnh phúc,... dường như bị quên lãng,
các học thuyết chính trị- xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự phát triển khoa
học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học.

iểu hiện qua sự thống trị của phương

pháp siêu hình, cùng với sự ra đời của một số học thuyết duy khoa học và chủ
nghĩa thực chứng. Ngồi ra, sống trong bối cảnh một nền cơng nghiệp máy
móc, cơ giới phát triển mạnh, đời sống tinh thần của con người cũng không


13


khỏi chịu những ảnh hưởng tiêu cực, trong đó có lối sống thực d ng; vị kỉ; chỉ
coi trọng các giá trị vật chất, văn minh;... và hàng loạt các vấn đề đạo đức
khác. Việc bị gò ép vào trong những quy trình sản xuất cơng nghiệp với hiệu
suất cao khiến cho con người chịu áp lực tâm lý nặng nề, mất cảm giác tự do
và từ đó dẫn đến những căn bệnh tâm lý.
Những hệ quả trên đã gây nên sự khủng hoảng trầm trọng trong đời
sống tinh thần con người châu Âu. Trong ý nghĩa đó, nhà nghiên cứu Phạm
Minh Lăng cho rằng trong lịch sử, các nước phương Tây ln được coi là nơi
có một nền triết học duy lý đáng trân trọng. Nhờ vào những thành tựu của nền
triết học duy lý mà các quốc gia này đã tạo ra một nền sản xuất phát triển,
khoa học- cơng nghệ tiên tiến. Do đó, chỉ trong vịng vài thế kỷ, các quốc gia
này đã tạo ra được những bước nhảy vọt trong lĩnh vực kinh tế, vượt xa
những quốc gia phương Đông c đại, những quốc gia vẫn được coi là cái nôi
của nền văn minh thế giới trước đó. Tuy nhiên, cũng vì q say sưa với những
thành tựu vật chất do mình sáng tạo ra mà các quốc gia phương Tây đã bỏ
quên mất chính mình, cái con người đã làm nên những kì tích đó. Con người
trở thành nơ lệ cho những sản ph m sáng tạo của mình. Khi đó, Con người đã
thực sự bị giáng cấp xuống hàng những công c loại 2, cơng c của cơng c .
Cũng từ đó xã hội đã đ

ra không biết bao nhiêu là hội chứng. Con người

trở nên sung túc về vật chất nhưng tâm hồn thì trở nên cằn c i và ln trong
tình trạng bất an... [Xem 41, tr.334]. Điều nghịch lý này đã tồn tại hàng thế kỉ
dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, các giá trị vật chất văn minh tưởng
chừng như sẽ mang lại hạnh phúc cho con người thì nay lại trở thành xiềng

xích nơ lệ con người. Ngoài xã hội, khoa học kỹ thuật phát triển với những
thành tựu rực rỡ bao nhiêu thì bên trong đời sống tâm lý của m i cá nhân lại
càng ngh o nàn, tù túng bấy nhiêu.

14


Chính thực tiễn này đã đặt ra nhu cầu cho triết học phải đi sâu tìm hiểu
lại về những vấn đề như bản chất của con người và tâm lý cá nhân mà chủ
nghĩa Freud là một điển hình. Freud khẳng định: Sự cơng nhận rằng có
những hoạt động tinh thần vô thức sẽ mở cho khoa học một hướng đi mới có
tính chất quyết định , hướng đi mới ấy chính là việc thừa nhận một cách
thẳng thắn những bản năng của con người, coi đó như đối tượng nghiên cứu
chủ yếu của toàn bộ một học thuyết chứ không phải một điều đáng xấu h ,
cần bị chối bỏ. Hướng đi đó khơng những đã xây dựng được một hệ thống lý
luận riêng mà còn đưa được những lý thuyết của mình vào trong việc giải
quyết những vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra, hướng đi mới đó cũng chính là
lối thốt duy nhất của đời sống tinh thần con người, là một hướng đi đầy
tính nhân văn trong bối cảnh xã hội đương thời.
1.2.

Nh ng tiền ề ho học t nhiên
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở châu Âu, khoa học tự nhiên phát triển

mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn. Các phát minh có giá trị vạch thời
đại được đưa ra ở hầu hết mọi lĩnh vực đã gây nên sự chao đảo trong thế
giới quan của bản thân các nhà khoa học nói riêng và tồn châu Âu nói chung.


rong nh v c v t ý học


Sự ra đời của hàng loạt các phát minh quan trọng, trong đó có định
luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng là cơ sở cho tư tưởng về những năng
lượng tâm lý và sự chuyển hóa giữa chúng trong nội tâm của con người
(Freud coi Libido là năng lượng tính d c nguyên thủy của con người, không
tự sinh ra và cũng khơng tự mất đi. Ơng cũng khẳng định khi năng lượng
libido của con người khơng tìm được m c tiêu, khơng được giải phóng thì sẽ
dẫn đến những biến thái trong tâm lý cá nhân. Trong tác ph m "

gi i gi

m " ơng đã đưa ra những phân tích trên nhiều ca bệnh tâm lý xuất phát từ

15


nguyên nhân này.) Sự vận d ng lý thuyết bảo tồn và chuyển hố năng lượng
vào lý giải q trình vận động và biến đ i của các năng lượng tâm lý đã mang
tới cho Freud những thành công bước đầu trong việc điều trị bệnh tâm lý và,
đây cũng là một trong những cơ sở được Freud sử d ng để chứng minh cho sự
tồn tại của cõi vô thức.


rong nh v c sinh học

Phải kể đến các phát minh như Học thuyết tiến hóa của Darwin và
cơng trình nghiên cứu về hệ thần kinh và phản xạ của nhà sinh lý học người
Nga Ivan Pavlov. Những cơng trình nghiên cứu này đã cung cấp cho Freud
cái nhìn t ng quan về cấu trúc, sự vận hành của cơ thể và đặc biệt là hệ thần
kinh, từ đó giúp cho Freud xác định hướng nghiên cứu của mình. Những kiến

thức về kết cấu và quá trình vận hành của hệ thần kinh cũng có thể được xem
như cơ sở lý luận giúp cho Freud hình thành những tư tưởng đầu tiên của
Phân tâm học, bác bỏ quan điểm sai lầm của một số nhà nghiên cứu trước đó
coi bệnh tâm lý hoàn toàn do sự t n thương của não bộ.

àn về những ảnh

hưởng của học thuyết tiến hóa đối với Freud, David Staffort Clark viết:
Trong sự phát triển lý luận bản năng của Freud,tiến hóa luận và di truyền học
đã có ảnh hưởng rất lớn đối với ơng. Thời thanh niên, Phrớt chịu ảnh hưởng
sâu sắc của Đacuyn, khi học ở Đại học Viên, rất thích thú với sinh vật học.
Ông thường nghe giáo sư giảng về sinh vật học, sinh lý học, thần kinh học,
do đó đã xây dựng được cơ sở sinh vật học vững chắc cho nghiên cứu tâm lý
học sau này. Ngoài ra, di truyền học đã nói rõ cơ thể bản năng hoặc cơ sở của
thể xác là khuynh hướng có tính điển hình cho một hành động nhất định[5,
tr.178]. Điều này lý giải cho sự coi trọng các mong muốn bản năng con người
trong các nghiên cứu của Freud.

16




rong nh v c tâm ý học

Những quan niệm cũ coi bệnh tâm lý được gây nên hoàn toàn do
những t n thương và khuyết thiếu trong cơ quan thần kinh đã trở nên lạc hậu
và không đáp ứng được hết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn nghiên cứu và
chữa trị các rối loạn về tâm lý. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội đang diễn ra
một cuộc khủng hoảng trầm trọng về mặt tâm lý, về những định hướng giá trị

của con người thì những quan điểm này càng thể hiện rõ sự bất lực của mình
trong việc giải thích các hiện tượng đó.
Thực trạng nêu trên đã thơi thúc nhiều nhà nghiên cứu đi tìm con
đường mới cho nghiên cứu tâm lý học, trong đó phải kể đến nghiên cứu của
trường phái Tâm lý học biến thái với những đại biểu như J.

reur và đặc

biệt là J. M. Charcot. Đây là nguồn cảm hứng trực tiếp giúp cho Freud xây
dựng lên học thuyết của mình. Freud rất tâm đắc với câu châm ngôn của
Charcot Lý thuyết thì tốt, nhưng khơng ngăn được thực tiễn tồn tại . Freud
cũng đã từng tham gia một khóa học thơi miên của J.M. Charcot tại Paris và
sau đó ơng đã vận d ng lý thuyết này vào trong các trị liệu tâm lý của mình
một thời gian dài trước khi phát minh ra phương pháp "Liên tưởng tự
do"[Xem 62, tr.16]
1.3. Nh ng tiền ề tƣ tƣ ng
ản thân Freud, trong các trước tác của mình ln khẳng định học
thuyết của ơng khơng có nội dung triết học và cũng không chịu sự ảnh hưởng
của các trào lưu triết học đương thời bởi theo ông, các học thuyết triết học đều
phần nhiều mang tính tư biện cịn học thuyết Phân tâm học lại được xây
dựng hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn đúc rút từ hoạt động
tâm lý học lâm sàng. Tuy nhiên, chính những tài liệu về q trình nghiên cứu
của Freud từ khi cịn trong ghế nhà trường đến khi xây dựng học thuyết về

17


phân tâm học cũng như chính những tư tưởng được trình bày trong các tác
ph m của Freud đã minh chứng cho nguồn gốc triết học của học thuyết này.
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Đ Minh Hợp đã có nhận xét: Trong một số

tác ph m của mình, Freud có trực tiếp viện dẫn Schopenhauer, song ơng vẫn
kiên quyết khẳng định mình chỉ ‘đọc Schopenhauer vào giai đoạn cuối đời’!
Freud cũng có thái độ tương tự đối với Nietzsche. Một mặt, ông thường viện
dẫn Nietzsche trong các tác ph m của mình; mặt khác, ơng lại nhấn mạnh
rằng, các tư tưởng của Nietzsche khơng có ảnh hưởng đến việc hình thành
phân tâm học…Ảnh hưởng của triết học đến phân tâm học là hiển nhiên,
nhưng Freud lại kiên trì phủ nhận sự thực này và thường xuyên tuyên bố tính
độc đáo trong những tư tưởng phân tâm học mà ông đưa ra, đồng thời nhấn
mạnh không một thế giới quan triết học nào có ảnh hưởng đến sự hình thành
phân tâm học, nếu chỉ viện dẫn vào nguồn gốc triết học trong trường hợp tối
cần thiết [32, tr.12].
Trong những suy giải về giấc mơ và bản năng tính d c của con người,
c thể là trong chính tác ph m

gi i gi

m

, Freud nhiều lần trích dẫn

và cho thấy sự ảnh hưởng của Aristotle. Ngay trong chương đầu của tác
ph m, ơng viết: "Cả hai cơng trình nghiên cứu có đề cập đến giấc mơ của
Aristotle đều khẳng định giấc mơ là một vấn đề thuộc tâm lý... Aristotle đã
biết rõ một số đặc trưng của giấc mơ; chẳng hạn như ông đã biết rằng trong
mơ, những cảm giác không đáng kể mà con người nhận được lúc ngủ sẽ bị trở
thành những cảm giác rất mãnh liệt ('một người mơ thấy mình đang đi trong
biển lửa và cảm thấy rất nóng, nếu như chỉ một phần nào đó của cơ thể cảm
thấy hơi ấm'), điều này đã dẫn ông đến kết luận rằng giấc mơ có thể dễ dàng
đánh lạc hướng các giác quan. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng một thay đ i


18


ban đầu trên cơ thể đã thoát khỏi sự giám sát của cơ quan kiểm duyệt." 2 Như
vậy, ở đây Freud dựa trên các quan điểm về nguồn gốc giấc mơ của Aristotle
để chứng minh cho học thuyết của mình. Theo đó, giấc mơ hồn tồn khơng
phải là vấn đề thuộc lĩnh vực tâm linh, không phải những lời mách bảo của
Thần linh hay bất cứ một lực lượng siêu nhiên nào khác mà là một vấn đề
thuộc phạm vi tâm lý của con người. Cũng trong tác ph m

gi i gi

m

,

Freud đã kể một kỉ niệm trong đó cho thấy quan điểm của ông về mối quan hệ
giữa triết học và khoa học: Trong một cuộc tranh luận của một câu lạc bộ
sinh viên nước Đức về mối quan hệ giữa triết học và các khoa học cơ bản, là
một thanh niên theo chủ nghĩa duy vật, tôi đã đứng lên chống lại những quan
điểm cực đoan, một chiều 3. Có thể thấy, ở đây chính Freud cũng khơng thể
phủ nhận hoàn toàn mối quan hệ giữa học thuyết của mình với triết học.
Mặt khác, những quan niệm của Freud về vai trị của vơ thức đối với
hoạt động tư duy sáng tạo cũng như việc hình thành các giấc mơ rất tương
đồng với quan niệm về linh hồn bất tử và q trình nhận thức của Platon. Nói
cách khác, Freud đã chịu ảnh hưởng từ quan điểm nhận thức luận của Platon,
c thể: Platon coi nhận thức là quá trình hồi tưởng lại của linh hồn những tri
2 Nguyên bản tiếng Anh "In the two works of Aristotle in which there is mention of

dreams, they are already regarded as constituting a problem of psychology... Aristotle was

acquainted with some of the characteristics of the dream-life; for example, he knew that
dream converts the slight sensations perceived in sleep into intense sensations ('one
imagines that one is walking through fire, and feels hot, if this or that part of the body
become only quite slightly warm'), which led him to conclude that dreams might easily
betray to the physician the first indications of an incipient physical change which escaped
observation during the day", [59, tr.7]
3

Nguyên bản tiếng Anh There was a debate in a German students’ club about the relation
of philosophy to the general sciences. Being a green youth, full of materialistic
doctrines, I thrust myself forward in order to defend an extremely one- sided position
[59,tr.212]

19


×