Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Tục ngữ ca dao truyền thống trong kịch bản chèo hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 189 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

TỤC NGỮ - CA DAO TRUYỀN THỐNG
TRONG KỊCH BẢN CHÈO HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

TỤC NGỮ - CA DAO TRUYỀN THỐNG
TRONG KỊCH BẢN CHÈO HIỆN ĐẠI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Chí Quế

Hà Nội - 2013



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tơi. Mỗi kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung
thực, nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.


Lời cảm ơn

Luận văn được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân tôi, sự
giúp đỡ của các thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tơi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc của mình tới GS - TS Lê Chí Quế, người đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và động viên tơi rất nhiều trong suốt
q trình làm luận văn. Tơi cũng xin được cảm ơn các thầy, cô giáo
trong khoa Văn học trường ĐHKHXH & NV, bạn bè, gia đình và người
thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận văn
của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Thu Huyền.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 7
5. Giới hạn khái niệm thuật ngữ.................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 9

7. Bố cục ........................................................................................................ 9
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................10
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ........................... 10
1.1. Một số vấn đề chung về Chèo ....................................................... 10
1.1.1. Chèo và nguồn gốc của Chèo ................................................. 10
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chèo .......................... 13
1.1.3. Một số đặc điểm cơ bản của nghệ thuật Chèo ........................ 24
1.2. Tục ngữ, ca dao truyền thống ....................................................... 30
1.2.1. Khái niệm tục ngữ truyền thống............................................................ 30
1.2.2. Một số đặc điểm của tục ngữ................................................................. 32
1.2.3. Ca dao truyền thống ............................................................................... 35
1.2.4. Một số đặc điểm của ca dao .................................................................. 37
1.3. Tục ngữ, ca dao truyền thống trong xã hội hiện đại ..................46
CHƢƠNG 2: TỤC NGỮ TRUYỀN THỐNG TRONG KỊCH BẢN
CHÈO HIỆN ĐẠI .................................................................................50
2.1. Tục ngữ trong kịch bản Chèo truyền thống ................................50
2.1.1. Thống kê.................................................................................................. 50
2.1.2. Cách vận dụng tục ngữ trong kịch bản Chèo truyền thống ................ 51
2.1.3. Nhận xét việc sử dụng tục ngữ trong kịch bản Chèo truyền thống ... 55


2.2. Tục ngữ trong kịch bản Chèo hiện đại ........................................60
2.2.1. Thống kê.................................................................................................. 60
2.2.2. Cách vận dụng tục ngữ trong kịch bản Chèo hiện đại ........................ 61
2.2.3. Nhận xét việc sử dụng tục ngữ trong kịch bản Chèo hiện đại ........... 78
CHƢƠNG 3: CA DAO TRUYỀN THỐNG TRONG KỊCH BẢN
CHÈO HIỆN ĐẠI ..................................................................................... 84
3.1. Ca dao trong kịch bản Chèo truyền thống ..................................84
3.1.1. Thống kê ca dao trong các kịch bản Chèo truyền thống..................... 84
3.1.2. Cách vận dụng ca dao trong kịch bản Chèo truyền thống.................. 85

3.1.3. Nhận xét việc vận dụng ca dao truyền thống trong kịch bản Chèo ...........91
3.2. Ca dao truyền thống trong kịch bản Chèo hiện đại ........................93
3.2.1. Thống kê ca dao trong các kịch bản Chèo hiện đại............................. 93
3.2.2. Cách vận dụng ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại .......................... 94
3.2.3. Nhận xét việc sử dụng ca dao truyền thống trong kịch bản Chèo
hiện đại ............................................................................................................. 105
KẾT LUẬN ..............................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................112
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng trong đó
bao gồm tục ngữ, ca dao có vai trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa,
xã hội của con người. Các sáng tác dân gian luôn là cơ sở, nền tảng vững
chắc và cốt lõi của một nền văn học cũng như nhiều hoạt động khác trong
đời sống xã hội như giao tiếp, truyền thông, học tập, nghiên cứu, giảng
dạy.... Có thể nói sự tiếp nhận và ảnh hưởng của sáng tác dân gian truyền
thống đã diễn ra như một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại, nó
khơng chỉ bó hẹp ở một ngành hay một lĩnh vực nào đó mà diễn ra trên một
phạm vi rộng, bao gồm cả văn học, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc
và cả sân khấu truyền thống trong đó có Chèo.
Chèo một loại hình sân khấu tổng hợp, bắt nguồn từ văn nghệ dân
gian, mang đậm bản sắc dân tộc cần phải được bảo tồn, phát huy trong giai
đoạn hiện nay. Chính vì vậy mà tính dân gian đã được coi như một thuộc
tính phẩm chất vốn có làm nên giá trị của Chèo. Đã có nhiều ý kiến khi
nhận định về thuộc tính phẩm chất này và đa số các nhà nghiên cứu đều có
những ý kiến tương đồng. Chẳng hạn trong Quá trình hình thành và phát
triển của nghệ thuật Chèo, PGS Hà Văn Cầu cho rằng: “Nghệ thuật Chèo

là một hình thức nghệ thuật dân gian do nông dân sáng tạo ra để thực hiện
mình và trở lại phục vụ giai cấp mình”(1). Trong Lịch sử sân khấu Việt
Nam, nhà nghiên cứu Chèo Trần Việt Ngữ đã trích dẫn ý kiến của Giáo sư
Trần Bảng khi nói chuyện về Chèo như sau: “Chèo là một hình thức nghệ
thuật tổng hợp, bắt nguồn từ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú và rất
cổ xưa của đất nước, lấy dân ca dân vũ làm nền tảng”(2) hay trong giáo
trình Văn học dân gian do Giáo sư Lê Chí Quế (chủ biên) cũng đưa ra định
(1) , (2)

Dẫn theo Trần Đình Ngơn, Kịch bản Chèo từ dân gian đến bác học, Nxb Sân khấu, Hà Nội, 1996,
tr. 10, 11.

1


nghĩa về Chèo: “Chèo là bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc, vừa có tính
chất dân gian, vừa có tính chất chun nghiệp từ những hình thức ngun
sơ của nhân dân ta”[45, tr.259].
Một trong những yếu tố để làm nên tính dân gian này thể hiện ở chỗ
Chèo đã tổng hợp được khả năng của văn học dân gian ở các mặt như tích
truyện, ngơn ngữ, yếu tố thi pháp… và được thể hiện rõ nhất qua các kịch
bản Chèo. Sự tổng hợp này cũng diễn ra theo một dòng chảy liên tục từ quá
khứ đến hiện tại. Nếu như xưa kia các nghệ sĩ sân khấu đã biết tận dụng từ
kho tàng văn học dân gian những truyện dân gian, những câu tục ngữ, ca
dao dân ca để làm chất liệu sáng tác và đã tạo ra những kịch bản có sức
sống mãnh liệt như Quan Âm Thị Kính, Tấm Cám, Thạch Sanh, Trương
Viên, Lưu Bình - Dương Lễ… thì gần đây, các nhà viết kịch hiện đại cũng
đã tìm về với suối nguồn dân gian để lấy cảm hứng và chất liệu sáng tác
cho những kịch bản của mình và đã có những thành cơng đáng ghi nhận
như Tào Mạt, Lưu Quang Vũ, Việt Dung, Trần Đình Ngôn…

Ngày nay trước sự du nhập, phát triển nở rộ, phong phú, đa dạng của
các loại hình nghệ thuật, biểu diễn và dịch vụ giải trí, sân khấu Chèo vắng
bóng khán giả hơn vì vậy Chèo phải đổi mới, cách tân để tăng sức cạnh
tranh của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên đổi mới,
cách tân sao cho vừa đáp ứng, phù hợp với hiện thực cuộc sống, vừa giữ
được cái hồn, cái cốt của Chèo. Việc vận dụng và phát triển sáng tạo tục
ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo nói chung và Chèo hiện đại mang lại
những hiệu quả thẩm mĩ nhất định, nó giúp cho ngơn ngữ đối thoại trong
kịch bản Chèo mềm mại, uyển chuyển hơn, giữ được sự bình dị, hồn nhiên,
trong sáng, và là phương tiện hữu hiệu để thể hiện tính cách, tâm tư, tình
cảm của nhân vật, đồng thời nó gần gũi với cách cảm cách nghĩ của người
Việt Nam.

2


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về tục ngữ, ca dao
Tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của
dân tộc ta. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ
thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ
nhớ nên nó ln được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau như ngôn ngữ học, triết học, xã hội học, tâm lý học, đạo đức học… và
được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau từ nội dung đến hình thức nghệ
thuật.
Bên cạnh việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tục ngữ, ca
dao thì cũng xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu tục ngữ, ca dao trong
các thể loại văn học cụ thể, hoặc nghiên cứu tục ngữ, ca dao trong sáng tác
của các tác giả cụ thể. Ví dụ như: Bước đầu tìm hiểu ngơn ngữ của Hồ Chủ

tịch qua “Những lời kêu gọi” của Nguyễn Phan Cảnh in trong tạp chí Văn
học, Hà Nội, số 6 năm 1965; “Tục ngữ với câu thơ lục bát trong ca dao,
dân ca” của Trần Đức Các đăng trên tạp chí Văn học, Hà Nội, số 1 năm
1973; Tục ngữ với một số thể loại văn học của Trần Đức Các. Trong cuốn
sách của mình Trần Đức Các đã dành chương “Tục ngữ với thơ ca cổ điển”
để nghiên cứu sự tác động tích cực của tục ngữ trong thơ ca bác học, ngoài
ra ông cũng giới thiệu khái quát sự vận dụng tài tình tục ngữ của các nhà
thơ nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du qua đó để
người đọc nhận thức đúng đắn giá trị của tục ngữ trong thơ ca bác học và
hiểu thêm tài năng của các tác giả trên. Ngồi ra cịn các cơng trình nghiên
cứu, khảo sát việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên báo chí. Nghiên
cứu tục ngữ, ca dao trong tác phẩm của các tác giả hiện đại như Nguyễn
Huy Thiệp, Sơn Nam, Tố Hữu…
2.2. Nghiên cứu về tục ngữ, ca dao trong Chèo

3


Chèo là một loại hình sân khấu tổng hợp, một loại hình nghệ thuật
truyền thống của dân tộc vì vậy mà nó đã thu hút được sự quan tâm, chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học - nghệ thuật. Các vấn đề liên
quan đến Chèo như quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm của Chèo
(cốt truyện, ngôn ngữ, các yếu tố về nghệ thuật biểu diễn…) đã được đề
cập đến trong các sách, các công trình lí luận, nghiên cứu về loại hình này
chẳng hạn như Chèo - một hình thức sân khấu dân gian Việt Nam (Trần
Bảng, Nxb Nhà hát Chèo); Chèo và tuồng (Hoàng Ngọc Phách - Huỳnh Lý
(1958), Nxb Giáo dục); Mấy vấn đề trong kịch bản Chèo (Hà Văn Cầu,
Nxb Văn hóa, H. 1977); Bước đầu tìm hiểu sân khấu Chèo (Trần Việt Ngữ
- Hồng Kiều, Nxb Văn hóa Nghệ thuật, H.1964); Bước đầu viết Chèo (Tú
Mỡ); Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc (Trần Bảng, Nxb Sân Khấu,

1995); Kịch bản Chèo từ dân gian đến bác học (Trần Đình Ngơn, Nxb Sân
Khấu, H.1996); Vai trị của văn học dân gian với sân khấu truyền thống
(Nguyễn Cát Điền, Nxb Văn học, 1995)…
Trong một số sách, cơng trình nghiên cứu nói trên có đề cập đến vai
trị hết sức quan trọng của ngơn ngữ trong kịch bản Chèo, trong đó có đề
cập đến việc ngơn ngữ trong Chèo bên cạnh việc sử dụng ngơn ngữ bình
dân, ngơn ngữ bác học thì cũng đã triệt để khai thác và vận dụng kho tàng
tục ngữ, ca dao, dân ca làm chất liệu để chuyển tải nội dung, cốt truyện,
chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Hai nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Phách - Huỳnh Lý trong cuốn Chèo
và tuồng (1958), cho rằng “văn chương trong Chèo có đủ những đặc sắc
của sự phơ diễn trong ca dao, dân ca, tục ngữ: hình ảnh, âm điệu, ngữ
ngơn phong phú và chính xác. Nhiều khi nó dùng ngay những thành ngữ,
tục ngữ, ca dao cũ, chọn và ghép rất phải chỗ”. [42, tr.18]
Tác giả Tú Mỡ khi nhận định về ngôn ngữ của Chèo trong cuốn
Bước đầu viết Chèo (1960) đã có một nhận xét khá thấu đáo “Ngôn ngữ

4


của Chèo cũng giống như ngôn ngữ thuần túy dân tộc với những đặc tính:
nơm na, mộc mạc, sáng sủa, lưu lốt và nhiều hình ảnh. Tuy rằng có khi
phải nói chữ, dẫn điển Nho học trong những vai thầy đồ, nho sĩ, vua quan,
hề đồng của nhà nho nhưng phần lớn lời văn của Chèo đại chúng là lời của
ca dao, tục ngữ” [31, tr.6].
Trong cuốn Tìm hiểu phương pháp viết Chèo (1964), tác giả Hà Văn
Cầu cũng giới thiệu những đặc điểm cơ bản của Chèo, trong đó có đề cập
đến phần ngơn ngữ, lời thoại trong Chèo: “Lời trò của Chèo vốn là sự kết
hợp của hai luồng văn chương bác học và văn chương bình dân nhưng
nhìn chung thì lời trị trong các vở Chèo mang phong vị ngôn ngữ dân gian

rất đậm đà, đặc biệt là phong vị của ca dao, tục ngữ và tiếu lâm, truyện
cười”. [9, tr.54].
Giáo sư Trần Bảng trong cuốn Chèo một hiện tượng sân khấu dân
tộc (NXB Sân khấu, HN, 1994) cho rằng cái đẹp của lời Chèo là nhờ một
phần của ca dao, tục ngữ: “ngôn ngữ trong Chèo long lanh những câu tục
ngữ, ca dao, những câu thơ bác học đã được truyền tụng lâu đời”.[3, tr.7].
Trong chuyên luận “Sự nhận diện Chèo qua âm nhạc, Đôn Truyền
cũng đã đưa ra nhận định: “Nếu ví Chèo là một món ăn đặc sản của cư dân
đồng bằng Bắc Bộ, thì các chất liệu để làm nên món ăn tinh thần đó chính
là những tinh hoa của tâm hồn người Việt được kết tinh lại trong ca dao,
hò vè, tục ngữ, dân ca, nhịp điệu múa rước, tế lễ… Cái chất dân dã mộc
mạc, nhắn nhủ duyên dáng, hài hước, ẩn dụ đã tạo dựng lên cái xương cốt
của Chèo với phong vị riêng của nó: nghiêm chỉnh đấy nhưng hài hước
ngay đấy; cái bi tưởng đến tột cùng nhưng lại xóa ngay được bằng cái hài
ý vị, thoắt hư, thoắt thực, có lúc nhấn cái phi lý để làm rõ cái có lý, cứ thế
dẫn người xem vào một cuộc hành trình đầy bất ngờ và thú vị. Đó phải
chăng là cái đặc sắc, cái riêng biệt của tích Chèo khác với các kịch bản
sân khấu khác. [55, tr.110].

5


Hai nhà nghiên cứu Chèo Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều cũng có
quan điểm tương đồng với những nhận xét trên về ngôn ngữ của Chèo:
“Phương pháp đem nhiều thành ngữ, tục ngữ, đồng thời ghép lại hoặc phát
triển lên để thể hiện một khía cạnh - chủ yếu - của tính cách nhân vật mà
đọc lên vẫn thấy thanh thoát, nhẹ nhõm là một nghệ thuật trong lời
Chèo…” [37, tr.140].
Theo tác giả Trần Đình Ngơn để có một kịch bản Chèo hay thì
“người viết Chèo cần chú ý thường xuyên học thuộc, nhớ lâu những câu ca

dao tục ngữ và những áng thơ văn cổ điển, những áng thơ hay của các thời
kì cận đại, hiện đại, coi đó là nguồn chất liệu phong phú để học tập và vận
dụng vào Chèo hiện đại” [36, tr.267].
Khi tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở triết học, văn hóa và mĩ học của Chèo
cổ, nhà nghiên cứu Trần Trí Trắc cũng đã nhận định: “Ca dao - dân ca thơ lục bát của người Việt đã trở thành một trong những tiền đề quan
trọng, khách quan cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật Chèo. Chèo,
khơng thể khơng có những yếu tố của ca dao - dân ca! Những yếu tố đó
khơng chỉ là lời thơ, làn điệu mà cịn là lối kết cấu theo thể đối thoại, theo
lối so sánh, ví von, ẩn dụ, nhân cách hóa và hành động hóa trong tự sự
cũng như trong cảm hứng trữ tình”. [51].
Tuy có đề cập đến việc khai thác và vận dụng kho tàng tục ngữ, ca
dao trong kịch bản Chèo nhưng hầu hết các ý kiến mới chỉ dừng lại ở các
nhận định khái quát. Tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ - ca dao truyền thống
trong kịch bản Chèo hiện đại dường như vẫn cịn là một vấn đề ít được đề
cập đến và chưa có nhiều những cơng trình nghiên cứu, lí luận cụ thể về
vấn đề này. Những ý kiến, nhận định ở trên của các nhà nghiên cứu sẽ là
tiền đề khoa học, cơ sở lí luận để chúng tôi thực hiện đề tài này.

6


3. Mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát tục ngữ, ca dao trong một số kịch bản Chèo truyền
thống và Chèo hiện đại.
- Tìm hiểu tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại trong
tương quan so sánh với tục ngữ, ca dao truyền thống để tìm ra những n t
tương đồng và đổi mới của tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại
nói riêng và trong văn học hiện đại nói chung.
- Khẳng định sức sống của văn học dân gian trong đó bao gồm tục
ngữ và ca dao.

- Góp thêm một hướng đi trong việc sáng tác kịch bản Chèo
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
Thực hiện đề tài “Tục ngữ - Ca dao truyền thống trong kịch bản
Chèo hiện đại”, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu một số kịch
bản Chèo truyền thống tiêu biểu như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương
Lễ, Trương Viên, Kim Nham, Tôn Mạnh - Tôn Trọng, Chu Mãi Thần, Từ
Thức… trong Tuyển tập Chèo cổ do Hà Văn Cầu tuyển chọn để so sánh với
những kịch bản Chèo hiện đại.
Những kịch bản Chèo hiện đại được viết sau Cách mạng tháng Tám
có nội dung phản ánh về những vấn đề của xã hội Việt Nam từ sau Cách
mạng tháng Tám đến nay như (những kịch bản viết về đề tài hiện đại): Con
trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả, (Trần Bảng), Chị Tâm bến Cốc, Cuộc đời
theo Đảng (Tào Mạt), Đường về trận địa (Tào Mạt - Hoài Giao), Máu
chúng ta đã chảy, Sợi tơ vàng (Việt Dung); Cơ gái làng Chèo; Mối tình
Điện Biên (Lưu Quang Thuận);Chiếc nón bài thơ (Trần Đình Ngơn)… và
chỉ khảo sát ở khía cạnh kịch bản văn học, cụ thể là khảo sát ngôn ngữ (lời
thoại trong các kịch bản Chèo) chứ không chú ý đến việc mở rộng phạm vi
ra sân khấu Chèo - một loại hình nghệ thuật tổng hợp mà ngồi văn học cịn

7


có các yếu tố thành phần khác như âm nhạc, mỹ thuật, múa và đặc biệt là
nghệ thuật biểu diễn.
5. Giới hạn khái niệm thuật ngữ
- Chèo cổ: Chèo cổ là Chèo do các nghệ sĩ Chèo sáng tác và biểu
diễn từ thế kỉ XIX trở về trước, với nội hàm khái niệm như vậy, các vở
Chèo được sáng tác và biểu diễn nửa đầu thế kỉ XX được xem là Chèo thời
kì cận đại và thuộc nửa sau thế kỉ XX thì được xem là Chèo thời kì hiện
đại.

- Chèo truyền thống: là Chèo cổ được bảo lưu và phát triển thêm trên
cơ sở giữ gìn những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của
Chèo cổ. Các vở diễn Chèo truyền thống bao gồm các vở Chèo cổ được
chỉnh lý hoặc cải biên mà vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của Chèo.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng như người xem khơng cịn được tiếp
cận được với các vở diễn Chèo cổ mà chỉ được xem Chèo truyền thống.
- Chèo hiện đại:
+ Hiểu theo nghĩa hẹp: Chèo hiện đại là Chèo đề tài hiện đại, phản
ánh cuộc sống đương thời, nói về con người đương thời và phục vụ khán
giả đương thời.
+ Hiểu theo nghĩa rộng: Chèo hiện đại là Chèo do các nhà văn, nghệ
sĩ ngày nay sáng tạo ra, nhằm phục vụ cho đời sống văn hóa của người
đương thời. Theo cách hiểu thứ hai thì phạm vi đề tài khơng bị hạn chế ở
cuộc sống đương thời. Nó bao gồm cả đề tài khai thác từ kho tàng truyện
dân gian, dã sử, huyền thoại, lịch sử và kể cả những truyện dân gian mới do
các nhà soạn Chèo tự sáng tác theo các mơ típ của truyện dân gian và đề tài
hiện đại.
Trong chương 1 của luận văn chúng tôi sẽ đi sâu vào việc phân kì và
chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu của Chèo hiện đại

8


- Tục ngữ truyền thống hay còn gọi là tục ngữ cổ truyền là những
câu tục ngữ được sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám trở về trước.
- Ca dao truyền thống (hay còn gọi là ca dao cổ, ca dao cổ truyền, ca
dao cũ, ca dao xưa) là những bài ca dao sáng tác trước cách mạng tháng
Tám, mang những đặc điểm nhất định trở thành khuôn mẫu cho việc sáng
tác ca dao của nhân dân ở các giai đoạn sau.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng
chủ yếu là phương pháp phân tích - tổng hợp qua các kịch bản mà rút ra
nhận định; phương pháp thống kê để khảo sát, liệt kê những câu tục ngữ, ca
dao được sử dụng trong các kịch bản Chèo; đồng thời có vận dụng phương
pháp lịch đại, đồng đại, phương pháp so sánh để so sánh việc sử dụng tục
ngữ, ca dao trong những kịch bản Chèo hiện đại với những kịch bản Chèo
truyền thống, với các thể loại văn học khác.
7. Bố cục: bố cục của bài viết gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục tham khảo, luận văn gồm có
ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung.
Chương 2: Tục ngữ truyền thống trong kịch bản Chèo hiện đại.
Chương 3: Ca dao truyền thống trong kịch bản Chèo hiện đại.
Kết luận: Khái quát lại toàn bộ nội dung, tinh thần của luận văn.
Danh mục tài liệu tham khảo.

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Một số vấn đề chung về Chèo
1.1.1. Chèo và nguồn gốc của Chèo
Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch
chủng như: Múa rối, Tuồng, Chèo mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ
thuật độc đáo, không thể trộn lẫn. Trong số những bộ môn nghệ thuật sân
khấu này sân khấu Chèo giữ một vị trí hết sức quan trọng, là món ăn tinh
thần không thể thiếu của đông đảo người dân Việt. Ðể Chèo có được vị thế
như ngày hơm nay, chúng ta cùng nhau quay trở lại nguồn gốc của nó.
Từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến phát biểu về nguồn gốc của Chèo.

Nhóm ý kiến thứ nhất dựa trên mấy sự kiện được ghi trong chính sử
hoặc dã sử trong các cuốn Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ; Việt Nam
văn hóa sử cương - Đào Duy Anh; Việt Nam cổ văn học sử - Nguyễn Đổng
Chi; Đại Việt sử kí tồn thư; Kiến văn tiểu lục - Lê quý Đôn…cho rằng:
Chèo nảy sinh từ việc các nghệ nhân Trung Quốc sang ta truyền dạy vào
đời Lý hoặc đời Trần.
Nhóm văn sử địa trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam cho
rằng: “Tuồng của ta khởi đầu từ Lý Nguyên Cát” và “Trong khi giai cấp
phong kiến thống trị cho diễn tuồng lấy sự tích Trung Quốc trong các
vương phủ, thì nhân dân bắt chước lối diễn tuồng mà sáng tác các vở Chèo
lấy đề tài ngay trong sinh hoạt của nhân dân… Nho sĩ nông thôn sáng tác
những vở mà lời hát lấy ngay một phần ở tục ngữ, ca dao, còn nội dung thì
dùng hồn tồn sự tích Việt Nam. Và đi đến kết luận rằng: “Hát Chèo từ
hát tuồng mà ra, mà hát tuồng thì du nhập từ Trung Quốc vào”(3). [39, tr.30]
(3), (4):

Dẫn theo Trần Việt Ngữ (1996), Về nghệ thuật Chèo, Nxb Viện Âm nhạc Việt

Nam, Hà Nội.

10


Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ý kiến này được phần lớn
học giả đương thời chấp nhận.
Nhóm ý kiến thứ hai căn cứ vào nội dung và nghệ thuật gây cười,
chiếm phần lớn thời gian diễn xuất Chèo mà cho rằng “Chèo từ chữ trào,
nghĩa là giễu cợt mà ra”.
Người nêu ý kiến này đầu tiên là Nguyễn Thúc Khiêm trong cuốn
Khảo về hát tuồng và Chèo: “Tiếng Chèo là bởi chữ trào nói trệch ra. Trào

nghĩa là cười. Ngồi Bắc kì ta gọi Chèo là giễu cợt cái sự tích bật cười của
người đời cố ra làm vui để xem cho thỏa thích, để dạy người ta răn chừa”(4)
[39, tr.31].
Nhóm ý kiến thứ 3 đề cập đến nguồn gốc dân gian của Chèo nằm
trong bối cảnh văn hóa, xã hội cụ thể của địa bàn nơi sinh, với mối liên
quan và ảnh hưởng qua lại giữa nghệ thuật cung đình, bác học với văn hóa
nghệ thuật dân gian, giữa những hoạt động chuyên nghiệp và những người
là “nghề” tài tử dân dã ở trong vùng, trong nước mà từng người nghiên cứu
có cách phơ diễn lập luận của mình.
Khơng ít soạn giả đã tìm vào kho tàng văn nghệ dân gian để chứng
minh. Chẳng hạn như Hoàng Ngọc Phách và Huỳnh Lý giới thiệu Chèo và
Tuồng: “Chỉ đối chiếu hình thái diễn Chèo cổ truyền và trình độ văn hóa
của dân tộc ta đời Lý Trần, cũng có thể thấy rằng, nghệ thuật diễn Chèo là
thuần túy dân tộc, có từ lâu đời và được xây dựng từ các hình thái diễn trị
thấp nhất đời cổ sơ lên, chứ khơng phải là mơn nhập cảng”. [42].
Nhóm văn học Lê Quý Đôn qua Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam
cũng từ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc phong phú mà nhận định:
“Chèo vẫn có ở xã hội Việt Nam từ trước”(5). [39, tr.37].

(5), (6):

Dẫn theo Trần Việt Ngữ (1996), Về nghệ thuật Chèo, Nxb Viện Âm nhạc Việt

Nam, Hà Nội.

11


Hai tác giả Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều trong cuốn Bước đầu tìm
hiểu sân khấu Chèo thì cho rằng: “Bắt nguồn từ những hình thức cổ sơ có

trước thời Đinh, Lê, Lý, bao gồm những làn dân ca, điệu dân vũ đầy màu
sắc, sức sống và những làn hát nói kể chuyện phong phú, sinh động của
những đội hát rong, Chèo được hình thành với hai tính chất chủ yếu là tính
tích diễn và tính ứng diễn, để trở thành một loại sân khấu độc đáo, tuy cịn
thơ sơ, vào khoảng thế kỉ XIV cuối đời Trần [37, tr.204].
GS.Hà Văn Cầu trong cuốn Quá trình hình thành và phát triển của
nghệ thuật Chèo cũng đã nêu thời kì hình thành Chèo từ thế kỉ X đến thế kỉ
XIV và khẳng định: “Chèo ra đời từ thời Đinh. Chèo là nghệ thuật dân
gian được xây dựng trên cơ sở trò nhại, múa và hát dân gian”. Và 5 năm
sau lại nhắc: “Nghệ thuật Chèo là một hình thức tự sự sân khấu dân gian
lấy trò nhại và ca múa dân gian làm cơ sở. Nó là nghệ thuật của người
nơng dân đồng bằng Bắc bộ Việt Nam”.(6) [39, tr.39].
Các nhà nghiên cứu như Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Trần
Bảng cũng nhìn nhận địa bàn nảy sinh ra Chèo là đồng bằng Bắc Bộ, sau
đó kết hợp với kết quả khai thác văn nghệ dân gian để đưa ra nhận định
rằng: “Chèo vốn nảy sinh và trưởng thành trên vùng nôi của đồng bằng và
trung châu miền Bắc, từng được đông đảo nông dân ở đây rất ưa chuộng,
coi như loại hình nghệ thuật của mình”.[39, tr.39].
Vũ Khắc Khoan trong cuốn Tìm hiểu sân khấu Chèo cũng cho rằng:
“Nguồn gốc của Chèo là một nền ca vũ cổ sơ của dân tộc, thường được
biểu diễn trong những dịp tang lễ thời trước, lời ca than vãn, điệu vũ hình
dung những động tác Chèo thuyền, chiếc thuyền thần thoại chở linh hồn
người chết sang thế giới bên kia” [39, tr.40].

12


Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ sau khi tìm hiểu, nghiên cứu dựa trên
những sử sách và cứ liệu lịch sử đã rút ra những nhận định xác đáng, có cơ
sở và đáng tin cậy như:

- Chèo bắt nguồn từ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, dân tộc
với sự đóng góp quan trọng của giới trí thức bình dân, và quý tộc, từng tồn
tại lâu đời trên đất nước Việt Nam, đúng ra là vùng trung châu và đồng
bằng miền Bắc.
- Danh xưng Chèo xuất phát từ việc cách điệu động tác “gạt mái
Chèo” đẩy thuyền di chuyển trên sơng nước” để vừa mơ phỏng lễ tiết chèo
đị trong tổ chức cầu siêu cho vong hồn người chết bên đạo Thích, vừa lặp
lại và cách điệu cung cách lao động của đông đảo cư dân trong phạm trù
văn hóa thuyền của nền văn minh lúa nước vùng trung châu đồng bằng
miền Bắc Việt Nam.
- Chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc và trò diễn
dân gian, bao gồm những trò nằm trong phạm trù tín ngưỡng, những trị
trình diện, trình nghề ln thấy trong các hội làng, mà nó cấu thành ngơn
ngữ nghệ thuật, để thể hiện một kịch bản với vở diễn mang sắc thái hứa hẹn
tạo dựng được một số hình ảnh có tính cách nói lên mức độ, với nghệ thuật
thể hiện phức tạp, tinh tế hơn.
Như vậy, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề nguồn gốc lịch
sử của Chèo và cho đến nay đây vẫn là vấn đề đang được tiếp tục nghiên
cứu. Tuy nhiên qua tìm hiểu có thể thấy rằng đa số ý kiến, nhận định của
các nhà nghiên cứu Chèo đều cho rằng Chèo là bộ môn nghệ thuật sân khấu
thuần túy dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian
phong phú, lâu đời của Việt Nam.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chèo
Là loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc, một di sản quý báu của nền
văn hóa dân tộc Việt Nam, là quốc hồn, quốc túy, là niềm tự hào của dân

13


tộc Việt Nam. Chèo được hình thành và phát triển đã trải qua hàng nghìn

năm lịch sử cùng với nhiều thăng trầm của dân tộc, trải qua nhiều giai đoạn
khác nhau từ Chèo cổ, đến Chèo văn minh, Chèo cải lương và đến Chèo
hiện đại như ngày nay.
Giai đoạn Chèo cổ (Chèo sân đình)
Thời Lý - Trần: Chèo chịu ảnh hưởng khá đậm của các hình thức ca
hát sân đình và âm nhạc phong tục. Một số động tác múa cơ bản của Chèo
gần giống múa cô đồng, phù thủy… Múa chạy đàn trong vở Quan Âm thị
Kính là mượn của nhà Chùa. Một số làn điệu chèo cổ còn thấy rõ hơi nhạc
tôn giáo (Ba than, Ru-kê, Ngũ phúc chúc thọ, Bình thảo, Vãn ca…). Những
điều đó đã làm nhiều nhà nghiên cứu nhầm lẫn khi xét nguồn gốc các loại
dân ca của ta, kể cả nguồn gốc Chèo.
Cuối thời Trần, qua Hồ sang Hậu Lê: dân tộc ta lại rơi vào thời kỳ
đen tối. Nền văn chương chữ nôm ra đời chưa được bao lâu với Nguyễn
Thuyên, Chu Văn An… đã bị vùi dập. Kỷ cương phong kiến mà các vua
Lý, Trần một phen củng cố vun đắp nay bị vỡ tung. Những gì thuộc về đời
sống tinh thần của nhân dân bấy lâu bị tước đoạt, kìm hãm, nay có điều
kiện vươn lên phát triển. Chèo cũng nhờ đó mà vượt thêm một bước. Nhiều
hình thức biểu diễn ca vũ nhạc có từ đời Lý - Trần được sáng tạo thêm
nhiều nhân vật cùng với những làn điệu mới phù hợp với tính cách nhân vật
và yêu cầu của người xem. Có thể thời kỳ này đã có nhiều vở nói đến sinh
hoạt thường ngày của nhân dân. Những vở diễn dựa vào các thần tích, sự
tích tất cũng mang khơng ít n t của xã hội bấy giờ.
Yêu cầu nghệ thuật của nông dân ngày càng cao mà đơi người hát
khơng cịn đủ đáp ứng, một đôi điệu không thể nào thỏa mãn, đã thúc đẩy
họ tổ chức nhau lại thành từng bọn, từng nhóm, từng phường, để thể hiện
những vở trị có sự tích rắc rối với nhiều nhân vật hát nhiều làn điệu hơn.
Theo chúng tơi, những “bọn hát rong đó, có lẽ là tiền thân của những gánh

14



Chèo, có tổ chức chặt chẽ quy mơ hơn vào thế kỷ XV sau này. Những gánh
hát thuần nhất nông dân về mọi mặt tích diễn, diễn xuất, trang phục….
Thời Lê, ngồi những vở dựa vào các thần tích, sự tích, Chèo đã có
thể có điều kiện để tạo nên những vở mang nội dung đề cập trực tiếp đến
vấn đề đấu tranh giai cấp ở nhiều mức độ nhất định. Về tổ chức Chèo đã
biết tập trung nghệ nhân lại thành từng phường, do Trùm phường đứng đầu.
Khoảng thế kỉ XVI trở đi, chế độ phong kiến bước dần vào con
đường suy vong. Vua chúa xa hoa dâm dật, quan lại tham ô nhũng nhiễu,
gây ra nạn chiến tranh Lê mạc nồi da xáo thịt, nhân dân bị cùng cực đói
khổ. Suốt thế kỉ XVI, nhân dân ta đã phải chịu đựng những cuộc tranh
giành quyền lợi giữa anh em nhà vua, triều thần với ngoại tích, giữa Lê và
Mạc. Tiếp đó, thế kỷ XVII, XVIII nhân dân ta lại càng điêu đứng vì cuộc
chiến tranh Trịnh Nguyễn liên miên, làm khắp nơi ruộng đồng bỏ hoang,
bn bán đình trệ, nạn đói lan tràn.
Khơng chịu được khổ cực, nơng dân các nơi đã nổi lên buộc bọn
thống trị phải nhượng bộ họ một phần. Cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Tây
Sơn cuối thế kỉ XVIII đã chấm dứt tình trạng rối ren đó, đưa lại sự thống
nhất cho Tổ quốc. Nhưng nhà Tây Sơn giữ nghiệp chưa bao lâu, Nguyễn
Ánh đã dựa vào lực lượng ngoại bang kéo quân về cướp lại. Mầm mống
mất nước lần nữa lại bắt đầu từ đấy. Giữa một thời thế hỗn loạn, danh phận
vua tơi, thuận nghịch bị mờ mịt, tình nghĩa thầy trò, cha mẹ, chồng con,
bạn hữu bị đảo lộn. Đồng tiền, cùng với sự xâm nhập của tư bản Phương
Tây vào xã hội ta từ thế kỷ XVI làm lung lay tận gốc lễ giáo phong kiến và
gây mầm cho yếu tố thị dân vào trong văn học nước ta thế kỉ XVIII sau
này.
Thời kì này văn học nơm phát triển phong phú, trở thành “món ăn
tinh thần của quần chúng các thế kỉ XVI, XVII, XVIII. Những truyện nôm
như Phạm Tải, Lý Công, Tống Trân, Nhị Độ mai… đều trước sau ra đời


15


khoảng thời kỳ này. Bên cạnh đó một số tác phẩm lớn cũng tiếp tục ra đời
như Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ, Truyện Kiều…
Ở nông thôn cũng như đô thị, phong trào hát xướng, đặc biệt là hát
chèo lên cao, lôi cuốn được đông đảo tầng lớp quý tộc và nhân dân tham
gia. Những vở trước đây nội dung cịn giản đơn nay có điều kiện bổ sung
thêm cho sát hợp với thời thế và yêu cầu nghệ thuật của quần chúng. Thời
kì này Chèo đã có những vở lớn với nghệ thuật khá sắc bén (cả diễn xuất và
vũ nhạc) như Quan Âm thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình Dương Lễ… và
tập trung được mọi mặt cao độ hơn cả là Kim Nham, đồng thời tạo được
những nhân vật khá sinh động như Thị Màu, Súy Vân, Thị Kính, Thị
Phương, Mẹ Đốp…) và cho đến ngày nay, những khuôn diễn với nhiều bài
hát múa độc đáo, dành riêng cho những nhân vật này vẫn giữ nguyên giá trị
thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật của nó.
Tuy nhiên, sân khấu Chèo hàng mấy thế kỉ vẫn chưa thay đổi. Ở mỗi
làng, sân đình thường là nơi biểu diễn nghệ thuật tốt nhất, vì thế mà có tên
là Chèo sân đình. Đình vừa cao ráo, rộng rãi, ở vị trí trung tâm nhất, vừa là
nơi thường tổ chức hội hè đình đám của làng. Cũng có đơi khi sân khấu
Chèo là cổng làng hoặc sân nhà địa chủ, diễn viên và nhạc công ngồi hai
bên m p chiếu tạo dàn đế. Chèo sân đình diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ
được thể hiện theo ngơn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của
người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.
Trên đường xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt sinh hoạt đời
thường của người dân nông thơn, những người làm Chèo đã nhanh chóng
kịp thời chuyển địa điểm diễn qua sân đình, từ lịng đình hoặc thềm đình
quay ra ba phương sáu hướng, lấy đấy làm khán trường ngồi trời rộng rãi
phóng khống. Cứ thế, dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật linh
hoạt độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môn gọi là sân khấu ba mặt.


16


Q trình tìm cách thể hiện các tích mới, nhân vật mới, tình huống
mới, nghệ nhân đã vay mượn các loại dân ca, dân vũ trò diễn dân gian và
"Chèo hoá" chúng dần cho tới khi thành thủ pháp của vốn nghề nhà. Không
loại trừ những cái mới không thể khơng sáng tạo, ban đầu có thể cịn vụng
về nhưng sau được người này kẻ kia uốn nắn sửa sang mà thành hay dần,
đẹp dần, với sức diễn tả mạnh dần.
Giai đoạn 2: Chèo Văn minh:
Chèo văn minh xuất hiện khi mà xã hội Việt Nam có những biến đổi
sâu sắc từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân phong kiến. Chèo
cổ từ nông thôn bước ra thành thị, nó phải chấp nhận loại bỏ mơi trường
sống của mình để hịa nhập với mơi trường sống ở thành thị và chịu sự tác
động trực tiếp của đối tượng khán giả mới trong nhịp sống công nghiệp đầy
sôi động, phức tạp, mn hình.
Từ cuối thế kỉ XIX, nước ta rơi dần vào tay đế quốc Pháp, giai cấp
phong kiến ngày càng suy tàn. Các giai cấp tư sản, tiểu tư sản thành thị và
vơ sản ngày dần hình thành đông đảo nhất là từ sau Đại chiến lần thứ nhất.
Trong xã hội, đồng tiền trở nên có địa vị đặc biệt, nhân dân lâm vào cảnh
khốn cùng, phố xá đầy rẫy những cảnh lố lăng, chướng tai gai mắt, tầng lớp
tiểu tư sản thành thị không thuần nhất, gồm đủ hạng người từ thông phán,
thầy giáo đến tiểu chủ, tiểu thương, đồng thời cả tầng lớp nghèo khổ như
thợ thuyền… địi hỏi sân khấu phải có những kịch bản mang nội dung và
nghệ thuật sát hợp với trình độ, với thị hiếu của họ mà những vở Chèo cổ
lưu hành rộng rãi ở nông thôn bấy giờ không cịn đủ sức lơi cuốn hay đáp
ứng được u cầu nghệ thuật rất pha tạp ấy nữa. Chèo bước vào cái khung
cảnh ấy khoảng năm 1914 và được gọi là Chèo văn minh.
Chèo giai đoạn này đã phải thay đổi nhiều cả về nội dung, hình thức

lẫn diễn xuất, âm nhạc. Nhiều vở mới ra đời, viết dựa theo các truyện cổ,
truyện nôm như Tô thị vọng phu, Nhị độ mai… Một số vở cũ được viết lại,

17


bỏ đi những đoạn rườm rà, trùng nhau và thay lời cho hợp với cách nói ở
thành thị (Quan Âm Thị Kính, Kim Nham, Tống Trân…). Chẳng hạn như từ
lời cũ của Mụ quán trong Kim Nham:
Bán hàng từ thuở mười ba
Quần mầu trứng sáo, áo the hoa nhuộm bùn
Nay đã thay bằng:
Bán hàng từ thuở mười hai
Thề rằng tôi chẳng yêu ai bằng tiền.
Từ đó, bên cạnh các phường chèo nông thôn, nằm trong phạm vi
hoạt động rộng lớn, căn bản vẫn giữ được phong cách cổ truyền trên kịch
bản, diễn xuất âm nhạc đã có những gánh chèo ở một số đô thị, chủ yếu là
mấy thành phố lớn, hoạt động theo hướng mới.
Giai đoạn 3: Chèo Cải lương
Sang những năm 20, miền Bắc tràn lan nhiều hình thức sân khấu
khác nhau, ngồi tuồng cổ cịn có tuồng Huế và cải lương Nam bộ từ
Trung, Nam tràn ra. Hai loại sân khấu này vừa bước vào đã được nhân dân
các thành thị miền Bắc đổ xô vào thưởng thức, ca tụng.
Trước tình hình đó, Chèo dù đã thay đổi nhiều trong phong trào
Chèo văn minh nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nghệ thuật của công
chúng, chủ yếu là cơng chúng thành thị. Do đó năm 1934, Nguyễn Đình
Nghị đề xướng ra phong trào Chèo cải lương và được nhiều người tán
thưởng.
Đây là một dạng Chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghị khởi xướng và
theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng

Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của Chèo cổ. Chèo cải
lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn
xuất, xử lý những mơ hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca
có sẵn vào bổ sung cho hát Chèo.

18


Phong trào mới này có hẳn một đội ngũ tác giả nổi tiếng một thời
như Nguyễn Thúc Khiêm, Phạm Mỹ Thạch, Nguyễn Đình Nghị… riêng
Nguyễn Đình Nghị lấy việc sáng tác vở làm nghề chính. Dựa vào những vở
Chèo cải lương cịn để lại, đa số do Nguyễn Đình Nghị viết.
Về kịch bản, Nguyễn Đình Nghị đã mạnh bạo viết lại một số vở cổ
như Quan Âm Thị Kính, Súy Vân giả dại, Lưu Bình Dương Lễ…Những
đoạn hề đối đáp, tiểu cãi nhau xin âm dương, hỏi vợ… được cố định sử
dụng vào một vở nhất định nào đấy, không để tùy tiện như trước. Mỗi nhân
vật đều có những câu nói, hát riêng, diễn viên khơng được tự do cương theo
ý mình. Mỗi vở đều chú ý xốy vào một trọng tâm liên quan đến thành thị,
không dàn mỏng ra như trước.
Nguyễn Đình Nghị cũng sáng tác một số vở lấy đề tài ngay trong xã
hội bấy giờ như Mấy trận cười, Cái nhầm to, Tam đại dở hơi, Đáng đời cơ
ả, Khơn có giống… nhằm phê phán, đả kích trực tiếp hoặc gián tiếp, những
hiện tượng “phong hóa suy đồi”, “luân thường đảo ngược” và hô hào mọi
người quay lại “giữ gìn lấy nền đạo đức cổ xưa” để “cùng tiến lên con
đường canh tân”. Ngồi ra, ơng cịn soạn một số vở lấy đề tài tơn giáo, lịch
sử.
So với Chèo cổ và Chèo văn minh, Chèo cải lương đã có những ưu
trội nhất định như do phạm vi đề tài kịch bản mở rộng hơn trước, đề cập
đến một số vấn đề của xã hội đương thời, Chèo cải lương đã thu được một
số kết quả khi thể hiện đề tài mới và do đó đã mang trong mình tính hiện

thực ở mức độ nhất định, phác họa được một số nhân vật thời đại mà trước
đây Chèo chưa có.
Chèo cải lương đã tước bỏ phần lai tuồng đưa nghệ thuật Chèo ra
khỏi tình trạng hỗn tạp, lệch lạc của giai đoạn Chèo văn minh. Nhưng mặt
khác, Chèo cải lương chưa tiếp thu và phát huy được tinh thần dân chủ và
những truyền thống nghệ thuật tốt đẹp của Chèo cổ. Lối diễn ước lệ, sử

19


×